TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ??
Thí nghiệm nén tĩnh cọc thường được hiểu là để xác định sức chịu tải của cọc. Sau khi TN, người ta xác định Ptk bằng Pgh hoặc P cho phép. Điều này có nghĩa là để xác định Ptk, người ta chỉ cần biết Pgh hoặc P cho phép. Vậy mà quy trình thí nghiệm trong các TC lại bắt phải giảm tải rồi lại tăng tải. Rất loằng ngoàng, tốn thời gian. Lại còn giảm đến 0 thì lại phải chờ 6 h. Thật là rách việc. Chỉ tổ để cho chúng nó (những đứa đi thí nghiệm) đánh bài hoặc ngủ dễ dẫn đến tệ nạn xã hội.
Vấn đề là: Cái tăng giảm tải loằng ngoằng kia dùng để làm gì ? Nếu không cần thiết thì bỏ quách nó đi cho nó "tiết kiệm" và "đẩy nhanh tiến độ" và giảm "tệ nạn xã hội" ?
Có 51 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
theo tôi là để:
- để cọc và đất kịp thời ứng xử. cái gì cũng cần phải có thời gian hihi.
- xác định dc nhiều điểm độ lún và sức chịu tải để vẻ biểu đồ quan hệ p-s từ đó xác định các giá trị pgh và Ptk.
em nghĩ ra mới nhiêu đó àh hihi.
|
kiwisoda |
|
|
Bác U>50 lớn hơn tôi nên bác phải làm gương nổ trước , khi đó tôi mới theo được.
1. Vì sao nhiều cấp tải.
2. Vì sao có hồi tải
3. Vì sao có chu kỳ 1. Cái này mới khó? Người kỷ sư nhận xát được điều gì khi có chu kỳ 1.
|
Alvarogime |
|
|
tôi đang hỏi mà tôi lại trả lời luôn thì hóa ra là vô duyên à. Mặc dù rất vô duyên nhưng phải cố gắng dấu không cho người khác biết.
Cho tôi gửi lời hỏi thăm đến KS Minh nhé.
|
Stephenon |
|
|
Thế thì xin tham gia đầu tiên tại mục 1
Thí nghiệm nhiều cấp tải tương tự thí nghiệm bàn nén. Mục đích để phát hiện được điểm trên biểu đồ (P ps S) tại đó nền bị phá hoại.
Còn số gia mổi cấp tải : theo kinh nghiệm hay theo số liệu thống kê người ta chỉ ra như thế là hợp lý cho mục đích thí nghiệm.
|
thanhthanh |
|
|
- xác định dc nhiều điểm độ lún và sức chịu tải để vẻ biểu đồ quan hệ p-s từ đó xác định các giá trị pgh và Ptk.
[dovi:] Hoàn toàn chính xác nhận định này đó
|
lightzar |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Theo tôi trong thí nghiệm NT có thêm quá trình giảm tải xong lại tăng tải lại là để:
thứ nhất: xem đơn vị thí nghiệm lắp đặt thiết bị có chuẩn không (Biểu đồ có khớp không)?
Thứ hai: xem nền gối có lún không (để giám sát lập biên bản)
Thứ ba: xem modun dan hoi co lon khong (đề phòng chu kỳ 2 ma sát bị triệt tiêu.
đó là hiểu biết của tôi mong các sư huynh chỉ giáo
|
greent |
|
|
Cám ơn Trongdai.
Các bạn nên manh dạn trình bày ý kiến 1 cách nghiêm túc như Trongdai. Không nói lên, ai biết tôi sai đâu mà sửa.
Trả lời: cái thứ nhất và cái thứ hai có thể thực hiện bằng cách khác nhanh và rẻ hơn. Tất nhiên nó cũng có thể thực hiện đúng như bạn đã nói.
cái thứ ba: đúng là như vậy. Ngoài việc xem xét mô đun đàn hồi qua độ lún đàn hồi, người ta còn biết được độ lún dư. Mặc dù vây, mục đích không phải là để (đề phòng chu kỳ 2 ma sát bị triệt tiêu).
Hê hê. Trong TN nén tĩnh, không phải muốn triệt tiêu nó là được đâu. Cái thằng này sống dai lắm đấy.
Nếu chỉ có ba cái này thì chưa đủ để cho phép quy trình loằng ngoằng như vậy.
|
fordthudo1 |
|
|
Em biết tí xíu này tôi nói xem có gì thầy sửa và chỉ bảo thêm dùm tôi nha thầy.
Theo tôi biết thì số chu kì thì thường theo yêu cầu của tư vấn thiết kế qui định,
Mục đích của thí nghiệm nén tĩnh là để xác định khả năng chịu tải của đất nền dưới mũi cọc,
- Do đó theo chu kì thứ nhất thường là tăng tải tới 100% Ptk rồi dở tải mục đích kiểm tra thiết bị và mục đích quan trọng hơn là triệt tiu được độ lún đàn hồi của bêtông cọc (nhầm mục đích chỉ quan tâm tới biến dạng của mũi cọc)
- Chu kì 2 thì thường là bước tăng tải đầu tiên là đạt tới tải của chu kì 1 , sau đó sẽ tăng từng cấp tải thường là 10-20%ptk cho tới cấp tải cuối của chu kì 2 sau đó dở tải, tương tự các chu kì sau cũng làm tương tự,.... tùy theo phương pháp nén tĩnh cọc ( sử dụng lại hay tới phá hoại ) mà ta chọn cấp tải và chu kì cuối. Tôi nghĩ việc gia tải từng cấp và dở tải như vậy mục đích là xét đến sự tăng bền của đất ở dưới mũi cọc, sau khi tải vượt qua được Pc ( áp lực tiền cố kết) thì đất bắt đầu làm việc sơ đồ đàn hồi dẻo và mỗi lần tăng tải và giảm tải nó sẽ tạo ra 1 ngưỡng dẻo mới và làm tăng sức chịu tải nền đất, tới lúc đất nền phá hoại thì cọc phá hoại, kết thúc thí nghiệm ạ.
Mong thầy và các anh tôi làm rõ thêm ạ.
|
greent |
|
|
Cái màu đen: Mục đích của chu kỳ 1 không phải như bạn đã viết. Đàn hồi (được "lộ" ra bởi lún đàn hồi) là thuộc tính của mọi vật liệu. Để triệt tiêu tính đàn hồi này bằng cách triệt tiêu độ lún đàn hồi chắc chỉ mỗi cách là delete vạt liệu đó đi thôi.
Cái màu đỏ: Cho đến nay, tôi chưa thấy cái áp lực tiền cố kết Pc được đề cập trong thic nghiệm nén tĩnh cọc. Hình như chưa có.
Mục đích của tăng tải từng cấp là để dò dẫm tìm đến giá trị cần xác định. Cái này giống như anh mù đang dùng chân để dò tìm bậc cửa. Nếu bước dài quá (tiết kiệm thời gian) thì có thể vấp mà chẳng biết mép bậc cửa chính xác chỗ nào. Nếu lò dò từng tí một thì có thể đến Tết Công go mới dò được ra. Vì vậy có thể tham khảo tiêu chuẩn để xác định cấp của tải nhưng không bắt buộc phải theo. Hoàn toàn có quyền thay đổi cấp tải cho dày hơn hoặc thưa hơn để có được kết quả chính xác. Trong giai đoạn cuối của thí nghiệm, nếu càn thiết có thể thay đổi giá trị cấp tải dày hơn (Không nhất thiết mọi cáp tải phải như nhau) để "tóm" được "mép" của gia trị cần xác định và cũng có thể cho cấp tải thưa đi để chóng về nhà đi ngủ.
Thời gian thí nghiệm cũng cần được dài ra cho đất có thời gian suy ngẫm mà ứng xử thích hợp (đúng như bạn Nguyễn Qiốc Ái đã "bịa" ra như vậy. _thằng cha ấy bịa giỏi phết) và để chủ đầu tư đỡ đau khổ khi thấy tiền chi nhiều xứng đáng với vất vả của chúng nó.
|
GordonEt |
|
|
Màu đỏ: Cái đó người ta gọi là Pyield (không biết dịch thế nào cho nó chuẩn ). Nó có khái niệm gần giống như cái thằng cha Pc trong cái oedometer test bác nhỉ, chỉ có điều lúc này thứ nguyên của nó là lực. Lại đoán thế không biết có đúng không. Mời các bác ném đá tiếp vậy.
Màu xanh: Có thể làm cái dP/P<=0.50 chẳng hạn, hay nhỏ hơn nếu thấy thích (nếu lừa được thằng CDT).
|
Stevennefs |
|
|
Bác bảo chúng nó làm cái ghi dữ liệu tự động bằng các load cell và strain gauge hay LVDT, nối vào máy tính, lập trình tự động tăng tải.....Tự động phát tín hiệu về thiết bị thu đặt tại nhà bác chẳng hạn, thì cho bọn chúng nó ngủ thả cửa rồi.>>>. Mà công nghệ càng cao thì thất nghiệp càng nhiều mà nhỉ.>>>. Còn cần thiết hay không thì tôi thấy cần mà không biết là tại sao. Mà không biết mà dùng mới hay chứ biết mà dùng thì là chuyện thường ở huyện rồi bác>>>
|
nongdan |
|
|
Cái Pyield chẳng giống cái tiền cố kết về nội dung, chỉ giống nhau bơỉ cái quần bò và áo thun mặc bên ngoài thôi. Có nhiều chú định dịch cái này nhưng chưa được. Nếu biết có ai dịch, báo cho tôi để tôi đến ném đá cho nó vui (à nhầm, nó không vui nhưng chúng tôi vui).
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Đồng ý với bác nội dung trên, nhưng màu xanh bác để lại ổ gà ( có lẻ bác kiểm tra lại khi phát biểu ngược chăng).
Các nội dung các bạn tham gia hoàn toàn kiểm soát tại:
* Để dàn ép ổn định: TC có yêu cầu trước khi thí nghiệm ép trước lực hình như 10% Ptk, thả tải. Bắt đầu thí nghiệm.
* Độ lún dàn phải được kiểm soát qua mốc cao độ độc lập
* Độ nghiêng dàn hoàn toàn có thể phát hiện qua số đọc của các đồng hồ đo
Lưu ý: Tại sao chu kỳ 1 phải ở cấp tải 100%
|
RobertDum |
|
|
Thực ra chẳng phải lỗi của bạn. Cái này nó hơi hơi gẫy. Mấy bậc cao thủ nhà bạn chẳng biết gọi nó là gì, bí quá nói bừa cho bạn bởi họ nghĩ bạn sẽ không đi nói với người khác. Tôi bói thế ko biết có đúng ko nhưng ở chỗ tôi thì đúng là vậy nhưng ko xong với tớ.
|
profiltam |
|
|
Thì để nhanh về nhà đi ngủ thì phải làm thế chẳng nhẽ lại làm dày lên thì đến bao giờ mới đi ngủ được.
Tôi biết có đứa đã làm cấp tải rất thưa, đó là không làm cấp nào nữa, dọn đồ về nhà ngủ, sáng mai ngồi sáng tác số liệu. Chắc thưa thế này thì không thể thưa hơn được nữa.
|
hoangphunhan |
|
|
Có rồi nhưng số nhân công cũ thì vẫn thế, chúng nó không chịu từ chức mà lại còn phải nuôi thêm thằng tin học và thằng điều khiển thiết bị đo.
Túm lại: ko thất nghiệp mà lại là cửu nghiêp (7+2)
|
CharlesEn |
|
|
Hê hê, tôi thừa sức sáng tác số liệu nhưng tôi chưa khổ đến mức phải làm như thế. Đấy là chúng nó, nghĩa là không có tớ. Ngay cả khi có tôi thì tôi cũng chẳng dại gì nhận.
Vấn đề này không khó nếu đã biết hoặc sắp biết.. Để tôi thu thập các ý kiến rồi sẽ tổng kết lại. Thế nhưng, chắc sẽ còn nhiều ý kiến nữa, vì thế phải đợi. Thằng cha Oanh sắp có bài trả lời rất dài đó. Chờ nhé.
Người lúc nào cũng nghiêm túc là ông cụ già hết hơi. Người lúc nào cũng không nghiêm túc là thằng nhí nhố. Người lúc nghiêm túc lúc không thì ... không phải là hai loại người trên. hoặc là cả hai loại người trên. >>>
|
Renatosymn |
|
|
hihi,lúc trước tôi đọc thì thấy trong trường hợp này thì nó lại xác định theo nhiều phương pháp của nhiều tác giả khác nhau , dựa vào tốc độ gia tải và xác định theo chuyển vị giới hạn ( cái này tùy vào từng tiêu chuẩn, tác giả đề nghị và tùy loại cọc)
Theo tôi nghĩ xác định cái Py này để đảm bảo đất nền làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Mong thầy sửa dùm em.
|
RobertDum |
|
|
Những cái đó chỉ là để làm luận án tiến sĩ.
Thực tế với các cấp gia tải như chúng ta đang làm hiện nay thì cho được kết quả tính Py mà ai tính thì người đó thấy đúng.
muốn tìm thì phải làm dày hơn và hình như có thể sử dụng PP tốc độ lún không đổi.
Py này là để phân ra hai giai đoạn : có vẻ là đàn hồi và dẻo.
|
trannguyen1602 |
|
|
Chào các bác, tôi xin mạn phép làm quả giải để các bác thích. Nếu như các bác chưa thích thì tôi lại giải đến khi nào các bác thích thì thôi nhé.
Mục đích duy nhất của cái TN nén tĩnh ở đây là gì nhỉ? Chắc là để xác định cái ứng xử load-settlement của cái cọc đấy. Nếu như không làm giống qui trình thì làm sao ta có thể xác định được những cái sau đây nhỉ
1. Biến dạng đàn hồi của cọc so với tải trọng nén. Cái loại biến dạng này nhanh cực kỳ đối với vật liệu có vẻ có tính chất đàn hồi chi phối như là BTCT, mặc dù người ta đã nghiên cứu rằng thằng này nó có đàn hồi, dẻo và thậm chí từ biến nữa. Nhưng trong trường hợp tải trọng TN thì chưa đủ để ta xét đến cái từ biến này, mà cái dẻo lại bé nữa nên tạm thời xem như vật liệu này đàn hồi.
2. Trong quá trình gia tải nếu không có giai đoạn lưu tải thì làm sao xác định được độ lún của nền một cách hơi chính xác (hiểu nôm na là cố kết hay gì gì đó), khi mà cái behavior này lại là time dependent, thì giá trị độ lún nào là được dùng, thế nên mới có khái niệm độ lún ổn định qui ước tương ứng với từng cấp tải (xem như tắt lún chẳng hạn).
3. Trong quá trình dỡ tải, tự nhiên thằng đàn hồi của cọc nó phục hồi gần như tức thì, còn độ hồi phục của nền hình như cần chút thời gian, nên lại phải chờ để xác định cái phần đàn hồi bé bé xinh xinh này (tạm gọi đàn hồi chứ nó chẳng phải thuần túy đàn hồi, hình như nó có cái hysterysis (cái này sẽ thấy rõ khi chu trình 2, 3, 4 hay nhiều hơn nữa được thực hiện) thì phải khi gia tải lại, đoán thế không biết có đúng không nữa>>>.
4. Trong trường hợp này bài TN của ta là load controlled testing do đó làm sao để xác định được cái nghiệm nếu ta không dùng cái IL (increment loading) để tìm ra cái mối quan hệ tải trọng so với độ lún. Nguyên nhân là sẽ có hơn hai nghiệm về độ lún với cùng một tải trọng (vì có quá trình yielding mà bên trên tôi có mạo muội đề cập phát). Cái này có thể giải quyết bằng cái strain controlled testing tạm gọi là thử nghiệm bằng cách điều khiển biến dạng (chuyển vị), hình như ở đâu đó có dùng, tuy nhiên tốc độ chuyển vị có ảnh hưởng lớn đến kết quả, còn ảnh hưởng thế nào thì tôi không biết>>>
Kết luận: Cần thiết làm theo những gì người ta đã nghiên cứu và đề xuất, có thể có cải tiến nhưng phải được sự đồng ý của thằng cha tư vấn ấy nhé, để xác định những gì nêu bên trên>>>
|
thatgia |
|
|
Chờ mãi chẳng thấy ai chém nữa nên tôi đành chém vậy (soạt soạt soạt):
Ngoài mục đích chính là để xác định sức chịu tải của cọc, việc thí nghiệm nén tĩnh còn phục vụ cho nhiều công việc khác nhau, trong đó có:
1. Xác định độ cứng "nò xo" của cọc do cọc nền thực sự đàn hồi:
Tính đàn hồi của cọc khó được xác định khi tăng tải bởi nhiều trường hợp nó cứ cong cong do trộn lẫn cái anh lún dẻo của đất. Đặc tính của biến dạng dẻo là khó phục hồi, không tin cứ thử kiểm tra mấy anh dẻo dẻo là thấy ngay, dí 1 cái là lõm mà không phồng trở lại. . Còn đặc tính của anh đàn hồi thì ngược lại, thả ra là bật lên tanh tách. Vì thế ngừoi ta dỡ tải để có độ lún gây bởi biến dạng đàn hồi có sự so sánh với cái đoạn nén ban đầu. Khi xác định được độ lún đàn hồi của cọc thì sẽ xác định được hệ số "nò xo" của cọc: k =P/Sdh.
2. đánh giá trạng thái làm việc của cọc trong chu kỳ 1 (P = Ptk).
Sau khi dỡ tải, xác định được độ lún đàn hồi rồi xác định được độ lún dư. Dư là cái thừa ra của lún tổng đã bỏ đi lún đàn hồi.
Với độ lún dư và độ lún đàn hồi người ta có thể phán như ông cụ về trạng thái làm việc của cọc. Hình như trong tiêu chuẩn có nói tỷ lệ hợp lý của hai loại độ lún này mà không giải thích tại sao (phải xem ở nơi không phải là tiêu chuẩn , nếu có đố, có khi tiêu chuẩn cũng sẽ trả lời là vấn đề này phức tạp lắm, nên ...thôi). Có thể tưởng tượng như sau:
_ Nếu Sđh = Stổng_ Cọc quá OK, đây chính là các cọc ở trong phòng thí nghiệm không phải của ngành Cơ học đất nền móng mà trong thí nghiệm nén thanh thep với tải trọng bé đwocj gối lên nền thép cứng.
_ Nếu Sđh quá bé và Sdư quá lớn chứng tỏ cọc toi đâu đó, có khi đã gẫy hoặc chúng nó đóng thiếu chiều dài cọc.
_ Còn cái ở giữa hai cái này thì OK,
3. Giảm tải các chu kỳ sau: tương tự như chu kỳ 1, người ta cũng có các tỷ lệ tương ứng để xác định hệ số "nò xo" và trạng thái của cọc. mặc dù các giá trị Sđh và Sdư thay đổi nhưng hệ số "nò xo" vẫn xấp xỉ như trước đối với cọc bình thường. Nếu thấy hệ số nò xo nhỏ đi so với giảm tải chu kỳ 1 thì có thể cọc đã ngắn đi do gẫy sụn ở đâu đó rồi.
4. Lý do của việc hạ tải đến cấp tải trọng bằng "0" rồi để cho chúng nó (mấy đứa thì nghiệm, có khi là thằng, có khi là con) đi ngủ hoặc đánh bài là có lý do chính đáng của nó. Mặc dù cọc đàn hồi trở lại rất mạnh mẽ nhưng mấy tôi đất bám xung quanh vẫn cứ đỉa bám theo ghìm không cho anh cọc bật lại được hết khả năng của tôi. Với thời gian là 6h, người ta thấy rằng, mấy tôi đất xung quanh gần như là nản chí gần hết, buông tay. Thế là người ta có thể thu được kết quả độ lún đàn hồi có vẻ là ít nhiễu của mấy tôi ấy nhất.
5. Việc chọn giá trị dỡ tải tại các điểm là bội số của P = Ptk là có âm mưu to lớn chứ không phải chọn bừa. Với chu kỳ 1, nếu chọn nhỏ hơn thì khó cho giá trị đủ lớn để xác định biến dạng dư. Nếu chọn lớn quá mà nhỡ cọc nó chảy rồi thì toi mà có khi nó lại sập thì chẳng có thời gian để đánh bài. . Mộy lý do không kém phần quan trọng là nó chẵn, dễ nhớ, ít phải dở sách ra mà vẫn chứng tỏ tôi thuộc tiêu chuẩn như cháo chảy.
6. Với việc so sánh mấy lần bật đi bật lại của anh cọc do bị nén rồi nhả người ta có thể biết được trình độ ma số liệu của mấy ông thí nghiệm nén tĩnh. Nếu thấy vô lý so với những cái đã nói bên trên và so với những cái chưa nói bởi chưa nhớ hoặc chưa biết thì có thể đi báo công an hoặc thỏa thuận để chúng nó chi. Còn thấy hợp lý thì có nghĩa là chúng nó đã làm thí nghiệm trung thực hoặc chúng nó ma số liệu vào loại bậc tổ sư rồi.
Khiếp chưa, hóa ra việc TN nén tĩnh cũng lắm chuyện ra phết nhỉ
Một vài chia sẻ, mong anh tôi cứ chém về phía tôi nhưng trúng vào thằng bên cạnh.
|
profilmuoinam15 |
|
|
O! Hay quá, thế mà lâu nay cứ mò mẫm suy nghỉ mãi tại sao phải thí nghiệm 2 chu kỳ. Thế các bác cho hỏi khi nào thì cho phép thí nghiệm 1 chu kỳ, khi nào thì phải thí nghiệm 2 chu kỳ.
Tôi có đọc 1 tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt, ông ấy nói rằng để xác định Pgh nên dựa vào tốc độ lún/h (Nếu DS/h>0.25mm thì có thể xem cọc bị phá hoại). Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn 269:2002 thì phải đo lún 1 cấp tải đến khi cọc lún ổn định (sau đó mới tăng tải), từ đó vẽ P-S, dựa vào P-S để xđ Pgh theo điểm gảy hoặc Sgh=10%D cọc. Nghiên cứu này khác nhau ở chổ mà ra công trường, một số đv thí nghiệm hay cải nhau với đv thiết kế:
+ Trong 1 cấp tải nào đó, đv thí nghiệm thấy độ lún nhanh quá (hơn cấp trước tức là chênh lún/h >0.25mm) liền cho dừng t.nghiệm trong khi tc 269-2002 bảo là phải gia tăng tg theo dõi đến khi độ lún trong cấp tải ổn định và nếu tổng độ lún <10%D cọc thì phải tăng tải tiếp để thí nghiệm.
Các bác thấy sao về ý tưởng của bác Nguyễn Văn Đạt (Chắc thầy này dạy ở SG, các bác quá biết rồi)
|
fordthudo1 |
|
|
Phía trên mục 1: trong báo cáo nén tĩnh yêu cầu có các biểu đồ quan hệ khác. Tuy nhiên cũng như các bác tôi chỉ đọc được quan hê Q-s. Vậy các biểu đồ còn lại muốn thể hiện cái gig nhỉ?
Mục 1, mục 3: Liên quan biến dạng đàn hồi và chu kỳ 1. Các độ lún ta có đo tại đỉnh cọc, độ lún cần quan tâm là tại mủi cọc. Thời gian lưu tải để khẳng định lún ổn định. Thời gian giảm tải để triệt tiêu hết các ảnh hưởng ( ví dụ ma sát thân cọc) để có biến dạng dư cuối cùng.
Do đó:
1. Để kiểm soát được độ lún mủi cọc thì nhờ công thức Sdh=K*(P*L/E*A) . Hệ số K ở đây được chọn = 0.5-1.0 phụ thuộc vào Sdư và sdh của từng chu kỳ. Hệ số K này và độ cứng đàn hồi của cọc mà bác Ngọc đã nêu ở bài tiếp theo là không đổi. Do đó nếu bất thường thì số liệu thí nghiệm không đáng tin cậy.
2. Chu kỳ 1 là điều kiện làm việc thực tế của công trình nên số liệu của chu kỳ 1 được xem xét cẩn thận. Với chu kỳ 2, 3, ... sẽ chọn được Ptk.
Để có thể tăng giảm Ptk tùy theo tầm quan trọng của công trình thì dùng số liệu của chu kỳ 1. Tuy nhiên quan điểm độ lún của chu kỳ hai có được cộng dồn thêm độ lún dư của chu kỳ 1 không thì tôi không lý giải được ( theo tôi là không), có lẽ nhờ các bác.
3. Mục 4 phần đậm không hiểu được ,nhờ bác giải thích chi tiết và dễ hiểu hơn mới tham gia thêm được.
|
Renatosymn |
|
|
Hình như bác lộn tại mục 2. Quan hệ của sdh và sdư tại chu kỳ sau cùng để xét đến khả năng chịu tải của cọc và nền tại mủi cọc. Như vậy tại các chu kỳ trước quan hệ này chỉ được xem xét ở stổng và nội dung mà tôi viết ở bài phía trên.
Mục 5: Chu kỳ 1 dứt khoát phải là 1*Ptk. Lý do: xem bài trên.
Bác Ngoc giúp em: vậy thí nghiệm 3 chu kỳ để làm gì ( ngoài các nội dung trên)
|
JacimtoCogy |
|
|
[QUOTE=CongCuong;126234]O! Hay quá, thế mà lâu nay cứ mò mẫm suy nghỉ mãi tại sao phải thí nghiệm 2 chu kỳ. Thế các bác cho hỏi khi nào thì cho phép thí nghiệm 1 chu kỳ, khi nào thì phải thí nghiệm 2 chu kỳ.
+ Trong 1 cấp tải nào đó, đv thí nghiệm thấy độ lún nhanh quá (hơn cấp trước tức là chênh lún/h >0.25mm) liền cho dừng t.nghiệm trong khi tc 269-2002 bảo là phải gia tăng tg theo dõi đến khi độ lún trong cấp tải ổn định và nếu tổng độ lún <10%D cọc thì phải tăng tải tiếp để thí nghiệm.
xem thêm hướng đẫn tại thí nghiệm bàn nén sẽ hiểu được vì sao phải quan tâm tốc độ lún.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Cái tô đen: Không nhầm đâu, đọc kỹ lại đi. KS minh ạ.
Chán chẳng muốn giúp nữa.
Đọc thì không kỹ. Nếu có đọc kỹ thì chưa hiểu. Nếu có hiểu thì lại hiểu sai. Thôi, phắn đây.
|
sieunhangiambeo |
|
|
thực ra nén tĩnh cọc là một phương pháp thử để thử cọc trước khi đưa cọc vào đúc và đóng đại trà.Thằng nén tĩnh này là một phưong pháp truyền thống và xưa như trái đất..Nó có nhược điểm cần một diện tích rộng rãi để chất tải tĩnh.Không chơi được khi công trình hẹp làm giảm diện tích thi công việc khác.Lúc đấy phải thử động cọc???có vẻ thử động cũng là một đề tài hay để a e kỹ sư và các cao thủ tranh luận nhỉ
|
thanhtruc |
|
|
Em xin không bàn về những vấn đề các bác đã giải thích, chỉ xin nói thêm về phần đỏ đỏ ở trên. Thực tế thì đúng là họ đã thấy cách tăng giảm loằng ngoằng kia nhiều khi không thật cần thiết, nên mới sinh ra cái quy trình nén nhanh (ASTM D1143). Nói chung nếu không quan tâm nhiều đến tính lún thì thí nghiệm nén nhanh là khả thi để xác định SCT của cọc. Thời gian thí nghiệm nén nhanh bằng khoảng 1/10 thời gian thí nghiệm theo phương pháp truyền thống, bực cái là cứ xong 1 ván tá lả lại phải chạy ra ghi số liệu ngay..
|
Robertgomo |
|
|
Tôi xin đóng góp chút ý kiến :
- Trước khi tn chính thức thì tôi phải gia tải thử xem thiết bị hoạt động như thế nào ? nền có ổn định hay không ? Lúc đó công tác thu thập số liệu mới đủ độ tin cậy, vấn đề này người thí nghiệm khắc phục được.
- Gia tải 2 chu kỳ : mỗi cấp gia tải <=25 %Ptk theo TCXDVN 269:2002
* Chu kỳ 1 : Gia tải đến 100% Ptk, chắc có lẽ theo dõi S=f(t), của cấp tải này, xem nó hoạt động như thế nào, lún từ biến. trong tc qui định >=6h.
* Chu kỳ 2 : gia tải đến Pmax thí nghiệm ở đây thì cũng có vấn đề nảy sinh :
Pmax = 200%Ptk, thì Pgh có khi chưa xuất hiện đành kết luận Pgh = Pmax, nhưng thực ra Pgh > Pmax.
Pmax = (250-300)%, Pmax < Pvl cọc, lúc đó mới hi vọng tìm được Pgh của nền đất.
- Thời gian lưu tải xem diễn biến S=f(t) như thế nào, làm căn cứ cho việc giải đoán Pgh trên đồ thi (P,S).
Xin mọi người cho ý kiến nha.
|
viet toan 12 |
|
|
Chu kỳ 1 : Gia tải đến 100% Ptk, chắc có lẽ theo dõi S=f(t), của cấp tải này, xem nó hoạt động như thế nào, lún từ biến. trong tc qui định >=6h.
Tốc độ lún thì theo TC quy định để kiểm soát. Nhưng từ biến bạn đề cập ở đây theo dỏi thế nào và nó dẫn tới quyết định gì.
Có trường hợp hay xảy ra là : cọc ép được hạ vào đất với P ép > P max thử tỉnh, Nếu thí nghiệm trên cọc này thì kết quả sẽ thế nào so với Pmax thử tỉnh = P ép
Bác Ngọc ơi : bác lẫn lộn tôi với KS Minh, không khéo bác Minh lại phần nàn bác không đọc kỹ gì cả. Tôi có góp ý với bác: các gì tôi chưa hiểu thì tôi hỏi , bác chán tôi thì tôi hết cơ hội. Diễn đàn tham gia để học hỏi và củng là niềm vui thôi. Vấn đề bác Ninh tôi không được biết. Tuy nhiên tôi tôn trọng sự đóng góp hữu ích của các thành viên trong diễn đàn ( không kể các bác đóng góp tùy tiện phi kỹ thuật)
|
casinomkw |
|
|
Xác định Pgh phải dựa vào phương pháp đồ thị theo phụ lục E,E2 TCVN269. Trường hợp điểm uốn rõ ràng thì dễ dàng xác định được Pgh, trường hợp điểm uốn không rõ ràng thì dùng các phương pháp như Chin Method, DeBeer, Brinch Hansen, Vander Veen hay Mazurkiewicz. Mỗi phương pháp sẽ cho kết quả khác nhau nên quyết định cuối cùng sẽ thuộc về kỹ sư thiết kế.
Qua nhiều số liệu thống kê về thí nghiệm thử tải tĩnh tại TPHCM cũng như ĐBSCL, GSTS Nguyễn Văn Đạt đã chỉ ra một đặc trưng quan trọng để xác định Pgh xuất hiện hay chưa đó là Delta(S)/h, đặc trưng chênh lêch lún trong 1h(mm/h), giá trị đó vào khoảng 0.33 trở đi. Tôi đã kiểm tra đặc trưng này cho nhiều số liệu và thấy rằng hầu như là đúng, có một vài hồ sơ thì không đúng chẳng hạn ở cấp tải 200% thì Delta(S)/h = 0.4, nhưng ở cấp tải cao hơn 220% thì Delta(S)/h = 0.1, cái này không biết các bác đo số liệu có bùa không nữa. Hơn nữa việc thí nghiệm phải theo đúng quy trình đề cương đã đề ra, đơn vị thí nghiệm không có quyền dừng tải khi chưa thực hiện xong đầy đủ quy trình tải cho dù Delta(S)/h có lớn hơn 10.
|
Marcunst |
|
|
Có 1 số thí nghiệm mới đạt 150%Ptk thì delta(S)/h trong 1 cấp chất tải nó tăng >0.4 mm/s nhưng sau đó nó chậm lại. Lẽ ra phải xét tốc độ lún/h phải tính trong cả 1 cấp chất tải (tổng lún đến ổn định trong 1 cấp tải / tgian đo lún trong cấp tải đó) chứ đâu phải tính trong mỗi đoạn ghi số liệu lún của thí nghiệm (TS Nguyễn Văn Đạt thì thể hiện như vậy).
|
profillink10 |
|
|
Chào bác. Lâu ngày có khỏe không bác>? Đến cái vấn đề bác nêu, tôi không rõ là bác có nhầm giữa cái kiểm soát độ lún dàn với cái dầm chuẩn (reference beam) hay không? Vì có kiểm soát nó rồi thì tôi cũng chỉ biết vậy chứ không bít làm gì nữa>, còn kiểm soát cái dầm chuẩn kia thì nếu nó mà bị lún thì coi như đo cái chuyển vị là toi . Mà cái kiểm soát này không biết có bác nào làm chưa và làm thía nào khi đo đến độ chính xác mm, nhất là cái đoạn chu kỳ 1 khi mà chuyển vị không lớn lắm. Tôi thì võ đoán chắc nên làm cái tờ giấy kẻ ly như bắn độ chối rồi dán vào đó, may ra được nhỉ >>.
|
Philipboxy |
|
|
Cái màu đen: Khi nén xuống thì P/S đúng là hệ số đàn hồi của cọc + nền, vì thế người ta ko thể tách riêng xác định được hệ số đàn hồi của cọc. Vì vậy người ta dùng đường giảm tải để xác định hệ số này (đọc kỹ lại đi).
Cái màu đỏ: Chẳng có AE nào ở đây cả, lẫn lộn lung tung rồi. . Hệ số đàn hồi K của cọc gần như hằng số. Vì vậy ở các chu kỳ sau, khi giá trị cấp tải trọng tăng lên sẽ có biến dạng đàn hồi nhận được khi giảm tải tỷ lệ thuận với tải trọng đó. Bởi vậy, đường cát tuyến của đường giảm tải sẽ hơi song song với nhau.
Cái màu xanh: Như đã nói, hệ số đàn hồi K của cọc gần như là hằng số với mọi cấp tải. Khi K bị giảm nghia là: tiết diện giảm hoặc chiều dài giảm. Tiết diện cọc thì chẳng mất đi đâu được, vậy thì chiều dài cọc đã giảm. Nếu không phải gãy sụn cọc ở đâu đó thì chiều dài cọc giảm là do cái gì.
Để gọi nó là tính toán hay dự báo thì trước hết ta phải hiểu tính toán là gì và dự báo nghĩa là gì. Hình như trong các trường hợp này phải dùng từ điển tiếng Việt. Bạn có thể xem Topic "Tính lún/dự báo lún" tôi đã dọn sẵn mâm cho rồi đấy.
Ngoài mục đích xác định sức chịu tải của cọc, công việc thí nghiệm nén tĩnh còn dùng được vào nhiều việc khác trong đó có kiểm tra chất lượng cọc. Bạn chẳng phải nghĩ, người ta đã viết điều đó ra từ lâu lắm rồi.
Có vẻ chú mày đọc nhanh quá. nên hiểu cũng nhanh mà ko có trúng.
|
Haroldser |
|
|
cái màu đen: Đúng vậy. Phải nói lại là khi nén xuống, biến dạng bao gồm đang hồi +dẻo. Khi dỡ tải, chỉ có BD đàn hồi là bật lên còn dẻo thi ko. Như vậy hệ số đàn hồi của cọc xác định được bằng đường dỡ tải bao gồm của cọc và nền.
Cái màu đỏ: Nếu như lúc nào nó cũng song song nghĩa là cọc tốt, còn nó không song song là có vấn đề, vì vậy người ta mới phải đề ra quy trình giảm tải như vậy.
Nếu cọc có chiều dài khác nhau thì sẽ có Sdh khác nhau dẫn đến sẽ có K khác nhau. Cọc càng dài, Sdh càng bé => K càng lớn. Nếu cọc bị phá hut vật liệu ở độ sâu nào đó, chiều dài cọc đột niên giảm đi. Lúc này "mũi" cọc chính là ở chỗ bị bị phá hủy đó => K giảm. Có liên quan đấy.
Thực ra còn có 1 chuyện phức tạp có thể biết được qua các lần dỡ tải. Nhờ vào đó, người ta có thể "đoán" lực của cọc truyền xuống mũi là khoảng bao nhiêu, và ma sát thành bên của cọc dã được huy động như thế nào. Cái này đừng hỏi, dài lắm, khi nào gặp sẽ giải thích.
|
levantrai |
|