Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cọc đã TN nén tĩnh "phá hoại" có được sử dụng lại làm móng công trình được không ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc đã TN nén tĩnh "phá hoại" có được sử dụng lại làm móng công trình được không ?

     Theo dõi trao đổi bên Topic PDA, tôi thấy có một số ý kiến là sẽ bỏ đi các cọc đã thí nghiệm nén tĩnh đến phá hoại. Một vài nơi, để thí nghiệm nén tĩnh đến phá hoại, người ta đã tiến hành với các cọc được đóng ngoài khu vực móng dự kiến của công trình. Các ý kiến này có đúng không hoặc lúc nào đúng, lúc nào sai ?
Có 102 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
duong tang
không biết có công trình nào thí nghiệm nén tĩnh đến phá vỡ BT cọc nhồi chưa.nhưng có nhiều công trình thí nghiệm theo đề cương thí nghiệm đã bị lún quá độ lún cho phép.khi đó cọc cũng bị coi là phá hoại,cọc này vẫn được sử dụng khi nằn trong đài cọc.với cọc thi công ngoài khu vực móng dự kiến của công trình thì sau khi thí nghiệm sẽ có cơ hội được sử dụng khi thay đổi hoặc bổ xung thiết kế thành có đài cọc tại vị trí cọc thí nghiệm
duong tang
BarbaraEr
Hiện tượng cọc tụt(hay phá hoại) chỉ mang tính qui ước khi đạt được độ lún giới hạn. Sau một thời gian ngắn ma sát hông sẽ khôi phục lại đầy đủ nên cọc vẫn có thể sử dụng lại bình thường. Theo tôi đối với những dự án lớn thì nên có vài cọc(50% số lượng cọc cần thí nghiệm) thí nghiệm phá hủy( Ultimate Load Test) ngoài mặt bằng móng, còn 50% còn lại thì thí nghiệm làm việc trong móng(Working Load Test).Với những dự án nhỏ thì thí nghiệm ngay trong móng luôn nhưng tải thí nghiệm chỉ từ 2 đến 2.5Ptk thôi. Sở dĩ tôi nói phải thí nghiệm ngoài móng cho những dự án lớn là vì nhiều chủ đầu tư người ta không tin là cọc sau khi thí nghiệm phá hoại thì vẫn còn khả năng chịu lực. Em nói thế không biết có được không bác Ngọc>>.
BarbaraEr
taolaai
Có 2 loại phá hoại: + Phá hoại vật liệu: bỏ đi, không dùng nữa. + Phá hoại nền đất: có thể dùng được nhưng phải tính khả năng chịu thực tế của nó là bao nhiêu để ktra lại sức chịu tải. Khi thí nghiệm mà chưa biết khả năng có bị phá hoại cọc không (trong thí nghiệm thăm dò để tìm Pgh) thì nên bố trí ở ngoài đài cọc Khi đã tk cọc thăm dò có sct vật liệu rất lớn (=3-5 Ptk) rồi thì có thể đặt cọc thí nghiệm thăm dò vào trong đài!
taolaai
GeraldKr -Thực tế thì tôi cũng chưa biết. Nhưng nếu 50% cọc thí nghiệm phà hủy thì có vẻ nguy hiểm quá. Vấn đề là nếu 50% cọc đó bị phá hủy thì khả năng chụi tải giảm bao nhiêu? -Ở đây tôi đồng ý với bác congcuong là nếu phá hủy theo vật liệu thì bỏ còn phá hoại theo đất nền thì có thể sử dụng lại được bao nhiêu phần trăm còn lại. Vì có thể biết đâu cọc đó di chuyển xuống bên dười lại gặp đất tốt sao...hihi -Bác nào ó bài nghiên cứu về sức chịu tải còn lại của cọc đã thí nghiệm phá hủy.Vui lòng cho tôi xin tham khảo. Xin chân thành cảm ơn
GeraldKr
Rolandpr
Tôi rất buồn là với trình độ của các bạn như thế này thì không thể làm Chủ đầu tư được.. các bạn chỉ có thể làm kỹ thuật được thôi. Nếu nói bỏ các cọc TN nén tĩnh "phá hoại" không thể dùng làm móng công trình được thì chắc chắn là sai. Nếu nói luôn sử dụng lại được thì chắc chắn cũng là sai. . Như bạn Congcuong đã nói, cọc bị phá hoại theo hai loại, đó là phá hoại vật liệu cọc và phá hoại theo đất nền. Đa số các bạn đều nhất trí là khi phá hoại theo vật liệu cọc thì phải bỏ cọc đó đi (đương nhiên rồi) và khi cọc phá hoại theo đất nền thì phải xem lại sức chịu tải của cọc còn lại là bao nhiêu. . (phải xem lại) Với các loại cọc đóng và cọc ép, trong quá trình đóng cọc và ép cọc, hình như các cọc đều đã bị phá hoại đất nền cực kỳ ghê gớm. Vậy mà sau đó chúng vẫn phấn đấu nỗ lực để có được sức chịu tải như bình thường. Vậy thì, việc phá hoại đất nền khi nén tĩnh cọc liệu có là đáng kể so với khi đóng cọc và ép cọc không. Cớ sao lại nỡ bắt nó giảm sức chịu tải khi mà nó vẫn rất muốn và chắc chắn có thể hồi phục lại sức khỏe còn dễ hơn khi bị "phá hoại" tàn bạo bởi đóng và ép cọc. Vấn đề tiếp theo cần xét đến là, không biết làm sao mà để biết được cọc đã bị phá hoại theo vật liệu cọc hay cọc đã bị phá hoại theo đất nền. Những trường hợp nào thường có khả năng phá hoại theo vật liệu cọc và phá hoại theo đất nền.
Rolandpr
checkerso1 Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
checkerso1 Màu đỏ: Không phải tải cực hạn chứ bác>>>. Mà phá hoại là gì nhỉ, tức là mất cân bằng thì phải, mà mất cân bằng thì sẽ đạt trạng thái khác hình như cân bằng hơn (đối với nền)>>>. Đoán thế không biết có đúng không nữa.
checkerso1
greent
về quan cá nhân tôi không muốn tận dụng các cọc thí nghiệm phá hoại do đất nền. Đối với phá hoại do đất nền mặc dù có thể khôi phục lại khả năng chịu tải nhưng thời gian là bao nhiêu?, khôi phục được mấy phần? Nếu cọc bê tông đúc sẵn thì khả năng cọc bị hư hỏng tại mối nối cũng cần được xem xét. Lúc còn sinh viên tôi có nghe ông thầy dạy nền móng nói một câu: "hệ số an toàn là hệ số ngu dốt" đại ý là những cái gì không biết không chắc thì phải có hệ số an toàn vào, bây giờ có một hệ số với tên gọi hay hơn "hệ số tin cậy", nếu làm một bài toán mà các chỉ số đưa vào có độ tin cậy thấp thì kết quả có đáng tin hay không??
greent
sieunhangiambeo hê hê. Phá hoại theo đất nền là khái niệm để chỉ một trạng thái, một quá trình xảy ra khi đất nền chịu tải. Còn tải cực hạn là một giá trị đặc trưng được con người chọn để biểu thị ngưỡng tới hạn sắp chuyển sang trạng thái phá hoại. Với tự nhiên, thường chuyển từ trạng thái cân bằng có thế năng cao sang trạng thái cân bằng có thế năng thấp hơn. Nhưng với tác động của con người thì không phải lúc nào cũng xảy ra như vậy (trong giai đoạn nào đó) nhưng rồi cuối cùng thì vẫn xảy ra như vậy.. Điều này cũng xảy ra với đất nền. (Ví dụ: với tác động hạ cọc bằng búa rung, một số lớp đất không chặt lại mà lại rời ra)
sieunhangiambeo
GeraldKr Màu đỏ: Tiêu chuẩn Quy phạm có nêu: thời gian cho cọc phục hồi (hoàn toàn) phá hoại do đât nền là 5 ngày với cát và 7 ngày với sét. (con số 5 và 7 có thể đã thay đổi nhưng không khác nhiều) Màu xanh: quan điểm này rất nguy hiểm vì nó sẽ không chấp nhận các cọc đóng và ép được sử dụng làm móng công trình bởi các cọc này đã bị phá hoại theo đất nền. Thế này thì chết mất.
GeraldKr
Roberter Thế bác đóng hoặc ép thì không phải là phá hoại à.>>>.
Roberter
traiyo1
Trời, các bác cao thủ quá! Tôi mới nói xem lại là xem Pgh khi nó phá hoại đất nền là bao nhiêu -> chia hsat có được SCT của cọc -> tính toán đài. Sao các bác lại nghỉ là cho nó giảm bao nhiêu phần trăm. Cọc mà ép xuống được là nhờ nền đất bị phá hoại đó mà! Sao lại không dùng được.
traiyo1
Haroldser Bác có thể nêu cụ thể 5-7 ngày trích từ đâu không? Thời gian cho cọc phục hồi (hoàn toàn) : cọc không phục hồi mà đất xung quanh cọc phục hồi. Thời gian này sẽ được quyết định theo phương pháp hạ cọc và lớp đất chịu tải chủ yếu khi tính khả năng chịu tải. VD: sét thì khác cát và khác rất nhiều. Thông thường theo các tài liệu là 7-30 ngày, nhiều khi hơn. Do đó theo yêu cầu về tiến độ chỉ chọn 7 -10 ngày, đất chưa hồi phục nên thí nghiệm không thể hiện đúng bản chất thực tế của khả năng tầng đất.... an toàn hơn... tốn kém hơn. Cọc thí nghiệm theo hai chu kỳ nên vận dùng chu kỳ 1 để phán đoán khả năng chịu tải ( cường độ và biến dạng) khi cọc đã đạt phá hoại quy ước ( đất nền) Khi đã hư mối nối thì cọc sẽ nghiêng ngay lập tức ( theo dỏi tại các đồng hồ đo chuyễn vị) ... cọc này bỏ không sài được.
Haroldser
mucangchai Màu đỏ: theo tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh, (nên trích và đọc cả câu). Xưa kia người ta quy định là 7 ngày cho cát và 14 ngày cho sét. Xưa kia nữa thì còn lâu hơn nữa. Và họ thấy kết quả không khác lắm so với 5 ngày hoặc 7 ngày tương ứng. Nếu cứ đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành thì khó có thể có được những kết quả ứng dụng tốt trong thực tế. Màu xanh: nên trích dẫn và đọc hết câu, đừng trích dẫn nửa chừng. Nửa chừng thấy bồn chồn lắm.. Khi trích dẫn nửa chừng, đôi khi ý của nó hoàn toàn khác với ý ban đầu. Có thể nó rất tốn kém khi chưa xét hết được cái nho nhỏ còn sót lại trong khả năng chịu tải của cọc nhưng nó lại ít tốn kém hơn khi cho rằng các cọc đã phá hoại là phải bỏ đi không dùng được. Khi cọc bị nghiêng biết đựoc nhờ theo dõi đồng hồ đo lún cọc thí nghiệm thì không phải lúc nào cũng do hư hỏng mối nối. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để có chung một kết quả quan trắc như nhau. Tiện thể hỏi luôn, thí nghiệm nén tĩnh 2 chu kỳ mà dùng chu kỳ 1 (Hạ tải khi đạt tải thiết kế) để phán đoán khả năng chịu tải thì chu kỳ 2 dùng để làm gì. Nếu ko cần thiết thì có thể bỏ đi để rút ngắn thời gian thí nghiệm được không ? Thực ra, người ta đánh giá sức chịu tải của cọc từ thí nghiệm nén tĩnh không dựa vào chu kỳ 1 mà thường lại dựa vào chu kỳ 2. Chu kỳ 1 lại được dùng cho việc khác. Một trong các việc đó là để xác định hệ số độ cứng của cọc như 1 "nò xo" dùng để tính toán thiết kế đài cọc.
mucangchai
240315 Em làm quả tiêu tán dissipation thì thấy rằng trong vòng 5 giờ thì áp lực nước lỗ rỗng thặng dư cho quá trình xuyên đạt tiêu tán đến hơn 80%. Nên 5-7 ngày chắc là OK.>>> đoán bừa thế. Còn muốn chính xác nữa thì làm tiêu tán đến 100%. Cái này chắc hơi lâu tí.>>>
240315
tungch46
To NGOC_IBST : Cám ơn bac đã góp ý Trich nguyên văn điều 6.2 TCXDVN 269:2002 " Việc thí nghiệm chỉ được tiến hành cho các cọc đã đủ thời gian phục hồi cấu trúc của đất bị phá hoại trong quá trình thi công .....Thời gian nghỉ từ khi kết thúc thi công đến khi thí nghiệm được quy định như sau: a. Tối thiểu 21 ngày đối với cọc khoan nhồi b. Tối thiểu 7 ngày đối với các loại cọc khác Tôi muốn bàn thêm về nội dung này. 1. Tiêu chuẩn quy định tối thiểu và để mở số liệu này để người thiết kế quyết định. 2. Hầu như không có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể thời gian phục hồi của đất 3. Thí nghiệm để người thiết kế có đủ số liệu thực tế tính toán phương án tối ưu. 4. Nếu không tham khảo thêm tài liệu địa chất hoặc các công trình lân cân tương tự đã thi công thì việc chọn 7 ngày là máy móc không thể hiện sự nghiêm túc của công tác thiết kế. Chính vì vậy mà bác oanh đã theo dỏi sự tiêu tán để chắn chắn cho các quyết định trong công việc. Trích từ bài của bac:"Tiêu chuẩn Quy phạm có nêu: thời gian cho cọc phục hồi (hoàn toàn) phá hoại do đât nền là 5 ngày với cát và 7 ngày với sét. (con số 5 và 7 có thể đã thay đổi nhưng không khác nhiều)" Câu này không có trong TCXDVN 269 5 ngày với cát và 7 ngày với sét: nếu có thí nghiệm thực tế thì điều này không chấp nhận được. Tiêu chuẩn quy định tối thiểu vì tiến độ thi công đôi khi có ý nghĩa lớn đối với CĐT hơn là tiết kiệm trong kết cấu hay phải tranh thủ thời tiết ... con số 5 và 7 có thể đã thay đổi nhưng không khác nhiều : câu này theo tôi mang nặng tính chủ quan. Nếu có cơ sở mong bác chứng minh thêm. Nói thêm một chút về thí nghiệm hai chu kỳ: Điều 7.4 phần ghi chú TCXDVN 269 giải thích ý bác nêu ra Riêng về thí nghiệm đến phá hoại ( xét phá hoại đất nền, không bàn phá hoại vật liệu) hai chu kỳ, cọc có sử dụng được không? Theo tôi là được vì đây là phá hoại quy ước. Vấn đề là chọn Ptk thế nào!!! Giả sử bằng P (phá hoại )/3 thì được không bác. Lúc này trở về chu kỳ 1 xem biến dạng tại 1/3P( phá hoại) và so sánh với độ lún cho phép ( theo TC và tính chất của công trình mà người thiết kế quyết định) để tự tin ký vào đồ án. Khi cọc bị nghiêng biết đựoc nhờ theo dõi đồng hồ đo lún cọc thí nghiệm thì không phải lúc nào cũng do hư hỏng mối nối. : còn do cọc bị uốn trong đất do quá mảnh hay các thiết bị nổi trên mặt đất có vấn đề . Hai vấn đề này dể nhận ra ngay. Vậy còn cái gì nữa hở bác. Ngày giáp tết nếu bác không đồng tình thì vẽ vời thêm, mong bác đung mắng.
tungch46
suanhadthouse Khi ép thí nghiệm với tải trọng lớn thì đất nền có thể chuyển đổi trạng thái lúc đó thì chưa chắc đã cố kết được đâu, đất sét mà chuyển sang bùn là mệt rồi. Có trường hợp đặt mũi cọc ở thấu kính cuội sỏi, nếu dưới đó là túi bùn thì thôi rồi lượm ơi nhé, mũi cọc mà qua hết thấu kính là toi ngay. Bác Oanh biết nhiều về cơ đất tôi không dám qua mặt nhưng mà bảo là ép cọc làm phá hoại đất thì có khi tôi phải xem lại khái niệm phá hoại của đất nền cái đã.
suanhadthouse
tontai Rất vui vì gặp được bạn làm việc có nguyên tắc. Tôi xin bổ sung thêm một số ý để chúng ta có thể chia sẻ: 0. Các tiêu chuẩn đã từng thay đổi, điều đó cho thấy bản thân các tiêu chuẩn không phải là chân lý bất biến mà sẽ thay đổi tùy theo nhận thức của con người. Các trao đổi trên diễn đàn, ngoài việc chia sẻ các thông tin (như tiêu chuẩn) còn có các trao đổi mà đôi khi nảy sinh các vấn đề cho thấy sự chưa hợp lý của các tiêu chuẩn, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi của các tiêu chuẩn cho hợp lý hơn. Trao đổi trong topic này nhằm mục đích để tìm ra sự hợp lý chứ không phải là chấp nhận vô điều kiện các quy định đã đề ra mà tiêu chuẩn là một thí dụ. 1. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi của cát nhanh hơn của sét rất nhiều. Vì vậy, xưa kia đã đưa ra thời gian chờ là 7 ngày cho cát và 14 ngày cho sét, sau này 5 ngày và 7 ngày cho các trường hợp tương ứng (Ngày xưa đó cũng có những người chỉ chấp nhận giá trị 7 ngày cho cát và 14 ngày cho sét của tiêu chuẩn và không chịu chấp nhận các giá trị khác. Nhờ sự không chấp nhận, nhờ nghiên cứu và trao đổi, người ta đã hạ xuống còn 5 ngày và 7 ngày cho các trường hợp tương ứng và rồi, để cho khỏi bị "nẫn nộn" người ta quy chung 1 giá trị là 7 ngày). Thậm chí, trong các nghiên cứu của KS Đực (ở TP HCM) cho thấy trường hợp nền cát, thời gian phục hôi nhỏ hơn 3 ngày. Tuy nhiên, khi áp dụng, khó có trường hợp đất toàn là cát hay sét, nên người ta lấy chung giá trị là 7 ngày. Điều này đã được bàn mãi trong Hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn 269:2002. 2. Bây giờ, tất cả các tiêu chuẩn đều để mở, chỉ có Quy chuẩn là bắt buộc. Về vấn đề phục hồi của đất cho cọc, không có tài liệu hướng dẫn trực tiếp. Tuy nhiên, có thể tham khảo các nghiên cứu khác để có thể biết rõ thời gian phục hồi của đất mà thí nghiệm tiêu tán chỉ là một trong các thí nghiệm để có thể biết sự phục hồi của đất (mục đích chính của nó là việc khác, không phải để xem phục hồi của đất ) 3. Cái màu đỏ: Có rất nhiều tài liệu đề cập đến những vấn đề liên quan đến vấn đề này mà có vẻ rõ ràng và đầy đủ nhất là quyển SOIL DYNAMICS của Shamsher Prakash. Trong đó, với rất nhiều loại thí nghiệm, người ta có thể thấy thời gian phục hồi của đất sét và đất cát ngắn hơn nhiều so với thời gian 7 ngày thường chỉ 2 đến 3 ngày tùy theo trường hợp cụ thể. Khi làm tiêu chuẩn, người ta cũng có hệ số an toàn đấy. Nếu bạn quan tâm và ở gần Hà nội, liên lạc với tôi để có thể tham khảo các tài liệu đó. Tôi chỉ có bản gốc, không có bản mềm. Tel: 0903261365. 4. Cái màu xanh: làm như thế này là rất tốt, cẩn thận. Tuy nhiên, thông thường người ta không quan tâm đế chu kỳ 1 để xác định sức chịu tải khi đã biết tải trọng cực hạn (khi đã phá hoại) 5. Cái màu tím: các nguyên nhân bạn nói là có vẻ là tất cả rồi. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ nhận ra đâu. Tháng trứoc, tôi gặp 1 trường hợp chụp đầu cọc nhồi_cọc nhồi kông có mối nối (chỗ đặt kích) làm không tốt dẫn đến kết quả đo lệch 1 bên, đến phát khổ, loay hoay mãi mới tìm ra nguyên nhân. Lại có trường hợp, áp lực của các gối tựa đỡ dàn chất tải ảnh hưởng đến độ lún của nền đất quanh chỗ con ngựa đỡ đồng hồ đo lún dẫn đến số liệu đo cho thấy cọc bị "nghiêng", Vũng tàu, 1994. Cả hai trường hợp này tôi đều phải tìm nguyên nhân vì tôi là cố vấn cho thiết kế và thi công, trong khi đó lúc thí nghiệm tôi không được biết. Chỉ khi có chuyện mới gọi tôi đến để hót. Cuối cùng: Đời chúng tôi (dân kỹ thuật) là kiếp ca ve. Trao đổi ở đây chỉ để hành nghề ca ve được tốt hơn. Chắc cũng đã đủ khổ, mắng nhau làm gì cho nó khổ thêm. . Vui vì được trao đổi với bạn
tontai
Philipboxy
Bác chân tình nên tôi mới dám tiếp tục. Tôi tham khảo hai tài liệu 1. Thiết kế móng cọc của " Lê Đức Thắng" 2. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc " Sách dịch từ sách Trung Quốc" Cả hai đều như sau Cát: 7 ngày Sét: 15 ngày Trung gian: nằm giữa Đặc biệt cho nền có bùn: > 25 ngày Tôi nghỉ do hành vi của các loại đất khác nhau hoàn toàn nên thí nghiệm xưa hay thí nghiệm ngày nay đều không thay đổi được bản chất loại đất mà chỉ làm cho kết quả đầu ra chính xác hơn mà thôi. Vậy vì sao kết quả có độ vênh lớn như vậy. Theo tôi thì ngày xưa nghèo nên tận dụng hết sức chịu tải Thời đại ngày nay giàu hơn nên không đặc nặng kinh tế mà ưu tiên về thời gian. Tuy nhiên nếu tiêu chuẩn VN quy định 7 ngày cho tất cả loại đất và tất cả hình thức hạ cọc thì chúng ta đã quá đơn giản vấn đề và áp dụng máy móc ... lãng phí không ai biết. Củng như cọc thí nghiệm đến phá hoại (đất nền) là bỏ không tận dụng, lãng phí không bác. Ngoài ra tôi rất kết KS Đực nhưng không biết đề tài bác đã nêu, nên nếu có thể bác post lên để học hỏi. Do tôi ở Huế nên chỉ giao lưu với bác trên diễn đàn. Cám ơn bác đã quan tâm
Philipboxy
Enriquecem Màu đỏ: Việc thay đổi quy định thời gian chờ hồi phục của đất không phải do nghèo hay giàu. Cái này chẳng phải do người Việt tôi nghĩ ra. Khi làm tiêu chuẩn, đa số là Copy _Paste. Thời gian mà đất hồi phục được rút ra từ quan trắc và thí nghiệm của bọn Tây. Xưa kia, khi số lượng thí nghiệm chưa nhiều, độ chính xác của các thiết bị quan trắc chưa cao, hiểu biết về đất còn hạn chế, người ta đã có những kết quả hơi thiên về bi quan. Bây giờ đã khác. Cái hiểu biết về quá trình hồi phục của đất lại được hiểu rõ ràng hơn khi nghiên cứu các bài toán động của đất (SOIL DYNAMICS). Khi đất chịu các tác động phá hoại như nén cọc, đóng cọc, động đất... áp lực nước lỗ rỗng trong đất tăng lên dẫn đến giảm khả năng chịu tải cắt của đất, thậm chí trong một số trường hợp không còn sức chịu tải ma sát bên nữa. Sau một khoảng thời gian "nghỉ", nước lỗ rỗng sẽ "chảy" từ nơi có áp cao sang nơi có áp thấp cho đến khi cân bằng thì thôi. Khi áp lực nước lỗ rỗng đã trở về trạng thái cũ thì sức chịu tải cắt của đất cũng trở về trạng thái cũ nghĩa là đã phục hồi hoàn toàn. Khoảng thời gian để áp lực nước lỗ rỗng trở về trạng thái cũ chính là thời gian phục hồi mà chúng ta bàn ở đây. Thời gian phục hồi này theo các thí nghiệm đất chịu tải trọng động thường khoảng từ 12 h đến 4 ngày. Với đất sét, thời gian phục hồi lâu hơn cát vì tốc độ thấm của đất sét chậm hơn cát dẫn đến áp lực nước lỗ rỗng giảm chậm hơn. Khoảng 20 năm trước, tôi có làm 4 trường hợp thí nghiệm nén tĩnh trên 1 cọc đã được đóng trong đất sét (cọc ma sát, ở Nhà điều hành Hàng không tại sân bay Gia lâm) với các khoảng thời gian "nghỉ" khác nhau (3 ngày, 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày). Kết quả cho thấy sức chịu tải của cọc trong các trường là khác nhau không đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng lại thí nghiệm này. Chính vì hiểu được mối liên quan giữa thời gian hồi phục và áp lực nước lỗ rỗng nên đ/c Oanh đã nêu thời gian tiêu tán trong thí nghiệm CPTU là 80% trong 5 giờ. Và đồng chí ấy đã đồng ý rằng phần còn lại sẽ lâu hơn 1 chút. >>> Không rõ cái một chút ấy là bao nhiêu nhưng theo tôi sẽ khoảng từ 1 ngày cho đến 3 ngày tùy theo loại đất. Với cát bão hòa nước ở mũi cọc thì lại khác. Sức chịu tải nén của đất tại mũi cọc lại tăng lên trong quá trình đóng và ép cọc do áp lực nước lỗ rỗng tăng lên "chống" lại quá trình xuyên của mũi cọc. Thời gian trở lại yếu như cũ của cát dưới mũi cọc rất nhanh (khoảng 12 h, theo kết quả thí nghiệm trong phòng_Sách đã dẫn) Màu xanh: KS Đực có một nghiên cứu về hiện tượng chối giả của cọc khi đóng, ép vào lớp cát. (Tôi không lưu Tài liệu này vì tôi đã có các kết quả nghiên cứu với số lượng lớn trong Soil DYNAMICS). Giải pháp xử lý hiện tượng này đã được KS Đực kiến nghị là cho cọc nghỉ 3 ngày thì có thể tiếp tục đóng. Thực ra thời gian chờ có thể còn ngắn hơn 3 ngày và có thể làm thí nghiệm kiểm chứng. Giá như cuộc tranh luận với betameo xảy ra trước đây 15 ngày thì tôi có thể gặp bạn ở Huế (tôi về thăm quê và thăm mộ ông bà) và bạn có thể đã có một số tài liệu mà tôi đã nêu ở trên. Gốc ngoại của tôi là Huế, có Nhà trong thành nội. Nếu bạn đang nghiên cứu về vấn đề này và cần tài liệu, mail cho tôi địa chỉ, tới sẽ gửi bản copy cho bạn: ngoc_ibstopt@yahoo.com
Enriquecem
SpencerJalf
Khoảng 20 năm trước, tôi có làm 4 trường hợp thí nghiệm nén tĩnh trên 1 cọc đã được đóng trong đất sét (cọc ma sát, ở Nhà điều hành Hàng không tại sân bay Gia lâm) với các khoảng thời gian "nghỉ" khác nhau (3 ngày, 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày). Kết quả cho thấy sức chịu tải của cọc trong các trường là khác nhau không đáng kể. Các nội khác sẽ bàn với bác sau, riêng phần in đậm tôi thấy nó không chứng minh được điều gì cả. Khi bác thí nghiệm 4 lần trên 1 cọc thì mục tiêu thí nghiệm tương tự thí nghiệm tải trùng phục ( 1 tải, lặp đi lặp lại nhiều lần) để xét đến biến dạng dư. Do đó sự hồi phục đất ở đây được xem xét thế nào. Cọc sau khi hạ vào đất , nghĩ 3 ngày, thí nghiệm lần 1, đất quanh cọc nhúc nhích. Nghĩ 2 ngày thí nghiệm lại, đất lại nhúc nhíc ... tóm tại không hiểu được 4 kết quả đó sẽ đem lại kết quả gì. 4 kết quả giống nhau thể hiện đúng hiện tượng đất ở trạng thái chưa hồi phục gần giống nhau. Một lần nữa rất cảm kích sự nhiệt tình của bác, tôi mong muốn cùng bác trao đổi thêm các vấn đề cơ đất. Tôi ra trường năm 91 ( Đà nẵng), chắc là thế hệ sau bác. Chúc bác và gia đình đón tết vui vẽ, hạnh phúc. Email: betameoopt@yahoo.com.vn
SpencerJalf
profilmuoisau16 Thí nghiệm lần 1: 3 ngày sau khi đóng. Thí nghiệm lần 2: 5 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm 1. Coi tiến trình thí nghiệm 1 như là thi công ép cọc. Thí nghiệm lần 3: 10 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm 2. Coi tiến trình thí nghiệm 2 như là thi công ép cọc. Thí nghiệm lần 4: 15 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm 3. Coi tiến trình thí nghiệm 3 như là thi công ép cọc. Mỗi lần thí nghiệm lún gần 2 cm. Nếu coi các đợt thí nghiệm trước là chưa đủ phá hoại (do lún chỉ có khoảng 2 cm) thì thực chất các thí nghiệm sau có mức độ hồi phục lớn hơn mức độ hồi phục tương ứng với thời gian "nghỉ" của từng trường hợp khi cọc bị phá hoại. Thế này mà còn chưa rõ thì tôi chịu chẳng biết phải làm gì nữa.
profilmuoisau16
Danielpr
Nếu là tiền của tôi thì chả tội j tôi vứt đi cả. Cái cọc nén thử làm dài ra một tí, sau khi nén thử phá hoại, đợi một thời gian, nén đến tổ hợp cường độ (hoặc đặc biệt nếu cần) nếu vẫn không xi nhê gì thì cứ thế mà dùng. Tất nhiên đấy là nếu tôi là chủ đầu tư và nhà là của tôi, còn nếu tôi là kỹ sư thiết kế cho người ta thì chả dám dùng lại đâu, ghê chết.
Danielpr
chongthambamien.vn Vấn đề ko phải là tiền của ai mà là đang xét đến việc có phải lúc nào cũng bỏ cọc thí nghiệm nén tĩnh đi ko
chongthambamien.vn
kukuca
Hjx, có lẽ chúng ta cần tìm văn bản pháp luật về điều này. Mà nếu luật ko quy định làm như tôi cũng được đấy chứ. Nén lại đến tổ hợp cường độ rồi đặc biệt mà nó ko xuống nữa, đứng vẫn vững, lại làm thêm quả bản tính về cọc cắm thêm vào tầng đất mới cho yên tâm. Vứt đi quả là phí
kukuca
profilmuoinam15 Chẳng ai dại để ra văn bản về vấn đề này đâu. Có lẽ vấn đề đã rõ là: Có hai loại "phá hoại". 1. Phá hoại thật, đó là phá hoại vật liệu. Loại cọc này thì phải vất đi. 2. Phá hoại đùa, đó là "phá hoại" đất nền. Có thể coi việc phá hoại này như ép cọc trong quá trình TN nén tĩnh. Loại cọc này hoàn toàn sử dụng bình thường được. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào đẻ biết cọc phá hoại thật hay đùa. ???
profilmuoinam15
profillink10
1. Phá hoại thật: quá trình nén thử của bác chắc chắn là ko có lực ngang rồi. Nếu bác nén con cọc ko quá fc của bê tông thì làm sao nó phá hoại thật được. Hơn nữa bê tông của bác là bê tông có cốt đai xoắn kiềm chế nở hông, chả may có đến fc cũng chả thể vỡ được. 2. Phá hoại đùa: cái này mới đáng lo, thôi thì cứ để khoảng 1 tuần cho chắc, kết hợp với tài liệu địa chất xem lớp dưới nó là cái gì.
profillink10
nguyentrungata Màu đỏ: Cái này chắc chưa gặp quan tài chưa đổ lệ. Khối cọc, kể cả cọc nhồi đã bị phá hoại thật như trong phim. Lý do là chất lượng cọc "quá tốt" hoặc mũi cọc cắm vào đá mà chất lượng cọc chưa đủ để phá hoaoị đùa.
nguyentrungata
profilmuoibon14
chất lượng cọc thì bác ký nghiệm thu bê tông từ lúc nó ở trên bờ rồi còn gì. Cọc nén thử ko bao giờ lại đi nén quá giới hạn vật liệu của cọc. Vì vậy, người nào ký nghiệm thu chất lượng bê tông thì người ây chịu. Tôi chỉ bik là cọc đã xuống rồi là bê tông phải đảm bảo fc. Mà quá trình thi công cũng ko báo cáo sự cố tắc ống lên tức là ngon rồi. Lỗi ko phải tại em
profilmuoibon14
con voi con Quả này chưa thấy quan tài mà đã đổ lệ rồi phỏng bác. Cái này phải dân lăn lộn như bác và tôi đây mới hiểu nhỉ>>>
con voi con
phuonganh12 Chú này chắc chưa thấy quan tài chưa đổ lệ thật>>>. Chất lượng là gì? là cái con người tạo ra! Mà đã là con người tạo ra thì đương nhiên có sai sót, mặc dù đã ký>>>. Mà chú ký cái mẫu nén ấy chứ chú có ký cái cọc đâu nhỉ!!!>>>. Rồi lại còn quả lệch tâm---->moment các kiểu nữa chứ. Màu đỏ: Còn lâu chú mới biết>>>
phuonganh12
casinomkw Nhiều quả tức phát khóc>>> đến nỗi lại cười. Các bạn cho ý kiến về việc không biết làm sao mà để biết nó phá hoại đùa hay thật đi.
casinomkw
nongdan
Lệch tâm 1 tí ko sao, cái cọc ý được thiết kế để chịu động đất cơ mà, lắc ngang cứ gọi là thôi rồi. Mà ko thì ***g cốt thép dưới cùng cũng D16. Vấn đề là nếu tôi ký nghiệm thu chất lượng bê tông rồi thì tôi vứt béng cái cọc ý đi luôn, chả tội j mà mua dây buộc tôi.
nongdan
hiepsitayto Vữa rồi tôi gặp quả nổ bùm phát, cọc gãy đôi------>chắc là phá hoại thật rồi, đối với cọc. Tuy nhiên tôi giải quyết bằng cách làm cái PDA để xác định lại xem phần cọc còn lại có còn dùng được không, kiểm tra sức chịu tải và integrity luôn. Đùa hay thật thì sẽ confirm với bác sớm để anh tôi có cái gọi là case study.
hiepsitayto
terrydoa Có loại Nhà chỉ có 1 cái móng. Cái móng đó chỉ có thể hạ được 1 cái cọc. Vứt nó đi thì dùng bằng cái gì .
terrydoa
MichaelKl
Làm j mà ko đủ khoảng đất dài 3D để khoan thêm cái nữa
MichaelKl
Philipboxy Lắm khi cũng hoàn cảnh lắm cơ. nó chỉ co 1 D thôi
Philipboxy
casinomkw Màu đỏ tía: Đúng là hết thuốc chữaMàu xanh: ***g thép của chú mới có d16, mà tôi đoán chắc có 4 que mà chú đã ho mạnh thế. Chú đã thấy cái cọc 400x400 và 12 que 22 bao giờ chưa, mà nó còn gãy đôi ấy chứ. Màu đỏ: Chú được liệt vào quả lãng phí, tội nặng hơn tham nhũng đấy nhé.
casinomkw
Bernardmt
Mà bí quá thì tôi xin chủ đâu tư cho về 1 cục thôi, khoan thêm ko cho mà dùng lại thì tôi trót ký chất lượng bê tông rùi. Thôi, tôi về 1 cục thôi.
Bernardmt
EfrainKl
@congoanh: bác nói thế cũng nói được. Cọc 400x400 của bác là cọc đóng hoặc ép rồi, tiết diện mảnh,chiều dài tự do lớn với phần cọc còn nổi ở trên mặt đất, hiệu ứng P-delta khủng thì gãy chứ sao. Cọc đang thảo luận là cọc nhồi, lúc nén thử thì nó nằm dưới đất rồi, lệch tâm đến độ oằn gãy làm sao được.
EfrainKl
Enriquecem
@congoanh: 12 que 22 của bác mà bác đã dọa à. kể cả bác dùng 12 que 32 mà hàn mối nối cọc ko tốt thì cũng gãy.
Enriquecem
Edwandhext Theo tiêu đề do bác chủ tô píc này đặt ra thì tôi không thấy chữ cọc nhồi hay khoan nhồi (hai cái này hình như khác nhau nhỉ). Và nội dung mở bài của bác chủ tô píc cũng không thấy chữ nào là nhồi cả nên tôi hiểu chung cho cọc các loại. Mà tại sao cứ phải là nhồi nhỉ, sao không bàn luôn về tổng thể cho các loại luôn cho nó dễ nhỉ>>> Ơ bác giải thích hộ cái tôi chưa biết cái thuật ngữ này!!!
Edwandhext
53caugiay Có phải gãy mối hàn đâu>>> Mà bên tôi dùng các đồng chí 6G hàn mối nối đấy>>>
53caugiay
Freddievaw Cọc đang thảo luận là cọc BTCT nói chung. Nhồi cũng đã bị phá hủy thật mà đóng hay ép thì phá hủy thật còn nhiều hơn. còn nó bị phá hủy do cái gì thì có nhiều nguyên nhân lắm
Freddievaw
Alewohabee chắc chơi thí nghiệm P.I.T (hình như bác Oanh nói rồi) và siêu âm thì kiểm tra được bác nhỉ??? món này tôi ngố thật, nên hỏi hơi chã một chút>
Alewohabee
cameralenguyen Chơi PDA thích hơn và sướng nữa bác à. PIT không sướng bằng mà lại còn chán nữa.. Siêu âm thì xác định được độ đồng nhất của BT, nhưng không phải là tất cả>>>. Mà vụ siêu âm này cũng có khi vô thế khóc mà vẫn cứ phải cười đấy nhé.>>>.
cameralenguyen
bachtuu đồng ý với bác là nện nó sướng nhưng nhỡ chính PDA phá vỡ cọc thì sao???
bachtuu
GeorgeEr Với PDA thì có dùng cái hammer, có thể là diesel hay thủy lực (hydraulic). Với búa diesel thì năng lượng bứa biến thiên theo độ cứng của nền (hay sức chịu tải). Mà rằng cọc thường được thiết kế với sức chịu tải lớn hơn nhiều lần của nền------>khi bác đã hạ cọc đến cao độ nào đấy mà chưa thấy gì thì không có vụ làm PDA lại vỡ cọc.>>> Còn với búa thủy lực thì chiều cao rơi được điều chỉnh một cách chính xác nên càng có bị phá vỡ hơn nữa>>>
GeorgeEr
ngoduong89
Các bác đi vào chủ đề chính đi. Người ta hỏi cọc sau khi nén thí nghiệm bị phá hoại, có dùng làm móng công trình hay ko? Các bác toàn cãi nhau chuyện đâu đâu.
ngoduong89
thatgia Câu trả lời của thằng cha Oanh là đúng đó. Bạn nên chịu khó một chút xíu thôi là đọc từ đầu của cái Tọp pịc này. Vấn đề của Tọp pịc này có vẻ như đã được giải quyết. (Xin xem các ý kiến trước, chỉ có điều chẳng biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. ). Tuy nhiên cái làm cho mọi người đang bức xúc ở đây là không biết làm sao mà để biết đâu là ngô, đâu là khoai để có ứng xử thích hợp là luộc hay nướng. Đây chính là vấn đề phát sinh có liên quan chặt chẽ đến nội dung của Tọp pịc này. Vì vậy họ đang tiến hành trao đổi rất khoa học, "nịch sự" không phải đang cãi nhau. Chẳng thấy có ai mặt đỏ tía tai, chửi thề ở đây cả. .
thatgia
ewrewrwewe
Vấn đề xem như đã giải quyết xong. Đọc topic trên tôi thấy các bác có nhắc đến kỹ sư Nguyễn Văn Đực. Tôi có đọc bài viết sau của bác ấy viết tôi thấy bác Đực cũng có ý thức tiết kiệm, nhưng về chuyên môn tôi không đánh giá cao bác ấy. Sau đây là bài viết mong các bác có ý kiến: 1. Tầm quan trọng của móng - Đã qua rồi thời kỳ “mua mù bán mù”, nay đến thời kỳ “mua sáng bán sáng” vì thế chủ đầu tư và tư vấn thiết kế phải tính toán từ kiến trúc kết cấu “chuẩn từng centimet”, chứ không phải tạo sản phẩm hình thức ra sao cũng xong, giá thành thế nào cũng được . Đặc biệt nhà giá thấp phải nghiên cứu kỹ hơn từ kiến trúc, kết cấu, vật liệu và biện pháp thi công làm sao tạo ra sản phẩm rẻ, bền, nhanh, tiện ích. Vì thế xây dựng nhà giá thấp khó gấp 2-3 lần nhà giá cao và hoàn toàn vinh danh cho những ai xây được nhà giá thấp. - Móng là cấu kiện rất quan trọng gây ra chậm trễ 30-70% thời gian thi công, lãng phí 2-6 lần giá thành xây dựng. Vì thế giải pháp móng hiệu quả góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nhà giá thấp. 2. Một số móng chung cư hiệu quả 2.1 Móng đơn chung cư 5-6 tầng - Trên 30 chung cư Tân Bình – Phú Nhuận đã dùng móng đơn (Rtc ( 1.5 kg/cm2) 2.2 Móng cọc nhỏ chung cư 5-6 tầng - Chung cư Gò Vấp dùng móng cọc (250x250)mm dài 17 m, Pa=30 tấn 2.3 Móng bè chung cư trên 15 tầng - Thái An 1 và 2, Quận 12 : 16 tầng - Thái An, Trung Mỹ Tây, Quận 12 : 17 tầng - Bàu Cát lô B và M, Quận Tân Bình : 16 tầng - Kim Hong, Quận Tân Phú : 17 tầng (từ cọc ép chuyển sang móng bè) 2.4 Móng cọc chung cư trên 15 tầng - Phạm Viết Chánh, Quận Bình Thạnh : 16 tầng Cọc (300x300)mm, dài 18m, Pa=60 tấn - Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh : 16 tầng Cọc (300x300)mm, dài 36m, Pa=60 tấn - F14, Quận Gò Vấp (đang thiết kế) : 15 tầng Cọc (250x250)mm, dài 12m, Pa=40 tấn 3. Phân tích và kinh nghiệm móng bè, móng cọc 3.1 Móng bè kết hợp làm tầng hầm 3.1.1. Điều kiện địa chất có SPT ³10, g0³ 1.90g/cm3 và Rtc ~ 1.5 kg/cm2. Khối lượng đất lấy ra làm móng và tầng hầm thường hơn 50% khối lượng chung cư nên độ lún thấp, vì thế nên mở rộng móng bè và tầng hầm so với diện tích xây dựng, để tăng diện tích móng bè giảm độ lún và tăng diện tích tầng hầm. 3.1.2. Độ lún thấp, theo kết quả quan trắc lún tại hai công trình cho thấy: Tên công trình Qui mô Độ lún theo tính toán Độ lún quan trắc thực tế (tại tâm và góc móng như nhau) Tại tâm móng Tại góc móng Độ lún tuyệt đối Độ lún do thi công Độ lún do nền móng Chung cư lô M Bàu Cát 2 (Q.Tân Bình-Tp.HCM) 16 tầng 6.20 cm 1.60 cm 1.38 cm 0.77 cm 1.38-0.77 = 0.61 cm Cao ốc căn hộ Thái An 2 (gần cầu Tham Lương) đường Nguyễn Văn Quá, Q.12, Tp.HCM 16 tầng 6.23 cm 1.05 cm 1.22 cm 0.86 cm 1.22-0.86 = 0.36 cm Độ lún tuyệt đối bao gồm cả độ lún do thi công (nền đất và bê tông không tuyệt đối sát với nhau) là 0.77 và 0.86 cm, vì thế độ lún do nền móng là 0.36 cm và 0.61 cm (gần như không lún). Mặt khác thời gian tắt lún chỉ khoảng 8 tháng khi xong công trình (lún 0.1 mm/tháng). 3.1.3. Thời gian thi công khoảng 4 tháng, nếu làm top-down móng bè có thể giảm hơn 1 tháng (đổ bê tông phần dầm gân, không đổ bê tông đan móng và vách hầm ngay, mà đổ bê tông sàn trệt lầu 1 đến lầu 5, đồng thời đổ bê tông đan móng và vách hầm ). Trong khi đó việc thi công các loại móng cọc phải tốn thời gian thi công cọc thử, thử tĩnh, thi công cọc đại trà phải tốn từ 3-6 tháng, sau đó đào đất đập đầu cọc, đổ bê tông đài cọc và đan sàn cũng mất từ 4-6 tháng (khó hơn và lâu hơn thi công móng bè). 3.1.4. Giá thành chỉ bằng 1/2 -1/6 móng cọc ép, cọc nhồi: khoảng 400,000 đ/m2 sàn xây dựng. Cách đây 3 năm móng bè kết hợp tầng hầm tại Thái An 2, Q.12 có diện tích sàn xây dựng 29,000 m2 là hơn 6 tỷ đồng, trong khi đó tiền cọc nhồi ở Rubyland, Q. Tân Phú có diện tích sàn tương đương là 30 tỷ đồng, chưa kể đài cọc, sàn và vách tầng hầm. 3.2 Móng cọc ép 3.2.1 Không thể dùng móng bè thì dùng cọc đóng hoặc ép. Nên cho mũi cọc tựa vào đất có chỉ tiêu cơ lý như móng bè. Tính toán sức chịu tải Pa và chiều dài cọc cho hợp lý để tránh trường hợp cọc bị dư thừa quá nhiều, do đặt đầu cọc quá sâu vào lớp đất quá tốt (SPT=20-40). Nên chọn cọc 3N: nhỏ, ngắn. nhiều, sẽ rẻ và an toàn hơn. Giá thành khoảng 1triệu đ/m2 sàn xây dựng. Ví dụ 1: Lãng phí do chọn tiết diện và chiều dài cọc quá lớn Nhà máy sản xuất thuốc tân dược và mỹ phẩm, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Chủ đầu tư : Công ty TNHH dược phẩm Đô Thành Đơn vị thiết kế: Vinaconex-R&D Cọc 1 : S1= (0.35x0.35) m2, dài L1 = 32m, Pa1 = 80 tấn Đơn vị thẩm kế: Công ty Tư Vấn Xây Dựng Tân đề nghị: Cọc 2 : S2= (0.30x0.30) m2, dài L2 = 11.7m, Pa2 = 50 tấn Sau khi thử tĩnh cho thấy đơn vị thẩm kế đúng, và thi công cọc 2. So sánh 2 phương án cọc ta thấy: Cọc 1: Cọc 2 : Cọc 2 hiệu quả hơn cọc 1 là: lần 3.2.2. Xác định sức chịu tải cọc Pa bằng phương pháp thử tĩnh : Có 3 điều không: - Không được lấy P giả định bằng các công thức để làm Pa - Không được lấy P max = 2.5 Pa để làm P vật liệu. - Không được lấy Pmin = 1.5Pa để làm chuẩn mực đánh giá cọc đạt hay không. Tất cả con số P giả định, Pmax, Pmin đều giáo điều, duy ý chí không có tính thực tế. Phải tận dụng kết quả thử tĩnh cọc để xác định Pa, Pmax và Pmin (sau khi thử tĩnh chứ không phải trước khi thử tĩnh). Để thực hiện tốt việc sử dụng kết quả thử tĩnh cọc ta phải làm như sau: - ép cọc thử nhiều gấp 2-3 lần số cọc thử tĩnh (thay vì số cọc ép thử bằng số cọc thử tĩnh), số cọc này được dùng lại cho công trình, nên không lãng phí. - Thời gian cọc nghỉ = 28 ngày để phát huy đầy đủ sức chịu ma sát của cọc trên tầng đất bùn (đơn vị thử cọc thường chọn 7 ngày để làm nhanh, lấy tiền nhanh) - Chọn 2 nhóm cọc có lực ép nhiều nhất và lực ép ít nhất để thử tĩnh. Sẽ có kết quả gần giống nhau, từ đó cho thấy lực ép cọc chỉ có giá trị tương đối, không ảnh hưởng đến Pa. Sau khi xác định Pa (thường là khác với P giả định ban đầu) ta phải điều chỉnh lại thiết kế móng cọc. - Lấy lực ép lớn nhất Pmax làm P vật liệu (thường Pmax=1-1.5 Pa chứ không phải 2-2.5 Pa). Vì thế cọc đại trà có sức chịu vật liệu chỉ bằng 60% - 80% cọc thử tĩnh, điều này tiết kiệm rất đáng kể (5-15%) trong sản xuất cọc đại trà. - Lấy lực ép nhỏ nhất làm Pmin (thường Pmin = 0.2-0.5 Pa chứ không phải Pmin = 1.5 Pa) làm “điểm chuẩn” cho cọc đại trà (vì thế rất ít cọc bị “đánh rớt” phải tăng chiều dài cọc hay ép bổ sung cọc khác cũng gây thêm lãng phí) so với Pmin = 1.5 Pa(nếu còn nghi ngờ thì 1 tháng sau có thể quay lại ép nhanh cọc này sẽ cho thấy kết quả phù hợp với Pa). Ví dụ 2: Lãng phí do không sử dụng hiệu quả kết quả thử tĩnh cọc Pmax=Pvật liệu = 2.5 Pa Pmin = 1.5Pa Pgiả định = Pa1 Trường hợp 1 (TH1) Coùc ủửụùc chaỏp nhaọn Theo TCVN 2737-95 150 tấn 90 tấn 60 tấn P thử tĩnh Pmax=P vật liệu Pa2 P giả định Pmin Coùc ủửụùc chaỏp nhaọn Trường hợp 2 (TH2) Theo kết quả thử tĩnh cọc 150 tấn 90 tấn 70 tấn 60 tấn 20 tấn Thử so sánh về kinh tế TH1 và TH2 - Theo Pa: Kp = Pa2 / Pa1 = 70t/60t = 1.17 - Theo vật liệu: Pvật liệu1 = 150 tấn, giá trị 130,000 đ/m - Pvật liệu2 = 90 tấn, giá trị 120,000 đ/m Kvl = Pvl1 ­/ Pvl2 = 130,000/120,000 = 1.08 - Hiệu quả kinh tế TH2 so với TH1 K2 = Kp x Kvl = 1.17x1.08 = 1.26 Mối nối: phải quan tâm đặc biệt đến mối nối. Không nên chỉ có nối đối đầu, cần phải làm khung bao để bảo đảm mối nối an toàn tuyệt đối. 4. kết luận - Móng quyết định lớn đến độ an toàn công trình, điều này ai cũng biết nhưng không phải vì thế mà quá lãng phí. Sự lãng phí trong nền móng rất lớn, từ 2-6 lần trong giải pháp móng khác nhau, ngay cả khi cùng 1 giải pháp cũng có thể lãng phí 2.94 lần (K = K1 x K2 = 2.33x1.26 =2.94 lần) - Móng quyết định rất lớn đến giá thành (khoảng 25-60% giá bê tông cốt thép hay 8-20% giá thành công trình), thời gian thi công (15-40% thời gian thi công công trình). - Nên chọn móng bè 400,000 đ/m2 sàn. Khi móng bè không thỏa mãn mới chọn móng cọc ép 1triệu đ/m2 sàn. Tuyệt đối không dùng móng cọc nhồi 2-3 triệu đ/m2 sàn, khi chưa tính toán móng bè và móng cọc ép. Chung cư 20 tầng tại Q.2, Tp. Hồ Chí Minh thử cọc nhồi (1 m không đạt yêu cầu (giá 26 tỷ đồng) đã chuyển sang cọc đóng (0.5 m (giá 13 tỷ đồng) thì đạt yêu cầu. - Nên chọn giải pháp vừa thi công vừa thiết kế, không mất 8-10 tháng chờ thiết kế. (KS.Nguyễn Văn Đực)
ewrewrwewe
ngoduong89
To CongCuong: Nhân bất thập toàn. Chẳng có ai là hoàn hảo cả. Mỗi người sẽ giỏi ở điểm này và dở ở chỗ khác. Mặc dù vậy, tất cả mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của tôi. (Trừ việc nói xấu tớ, cho dù tôi rất xấu ). Với thời gian và sự cố gắng học hỏi, loài người trong đó có cả KS. Đực sẽ ngày càng tiến bộ để nhận thức những cái chưa đúng của tôi và tiến gần đến cái được coi là đúng. Các ý kiến của KS. Đực là ý kiến riêng của ông đó. Dù có một số điểm không đồng ý với ông ấy nhất là trong các phần kiến nghị và phê phán của ông ấy, tôi vẫn thấy ông ấy có ích hơn khối ông GS. TS ở tôi. Việc nhận xét bài viết của KS. Đực ở đây, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đều là không phù hợp. Thông thường, người ta nhận xét theo 1 trong các cách sau: 1. Trực tiếp cho KS. Đực 2. Tại các hội nghị mà KS. Đực trình bày báo cáo này 3. Gửi đến Tạp chí mà KS Đực đã cho phát hành bài báo hoặc gửi thành bài báo cho tạp chí chuyên ngành nào đó. Về nguyên tắc, nên góp ý theo cùng 1 loại hình thức phát hành thông tin. (phát hành bằng bài báo thì hỏi và trả lời bài báo, phát hành ở hội nghị thì hỏi tại hội nghị, phát hành trên mạng này thì hỏi trên mạng và phát hành ở quán bia, cà phê thi sẽ góp ý kiến cũng ở quán bia.)
ngoduong89
StevenKl
Tôi biết Mr Đực (yêu móng nông) có ngày chết dỡ, cái nhà nào sếp Đ cũng nói là nông được hết, ngày xưa tôi thiết kế công trình 25 tầng có khối đế rộng mà sếp Đ chơi lấy tỗng lực chia cho diện tích < Rtc - > móng bè, suy nghĩ quá nông cạn làm chủ đầu tư hoang mang!!!, tiết kiệm là điều tốt nhưng sếp chưa hiểu hết vấn đề. Có ngày mang họa vào thân
StevenKl
ao anh xa
Em không dám đánh giá kiến thức của KS.Đực (Vì bác ấy đã rất có tiếng tăm trong làng xây dựng). Tôi lấy bài viết này trên trang web ketcau Wiki. Chỉ mong các bác có ý kiến để tôi được khẳng định lại suy nghỉ của tôi về vấn đề mà tôi cho là chưa thỏa đáng. Em thấy đây cũng là vấn đề rất quan trọng mà diễn đàn tôi ít đề cập đến. Nếu như những điều mà KS.Đực nói là hoàn toàn đúng thì quả là tội lỗi cho rất nhiều kỹ sư h.động trong xây dựng hiện nay. Chúng ta đang rất dốt dẫn đến gây lãng phí cho đất nước đang bước ra khỏi ngưỡng nghèo nàn này sao?
ao anh xa
StephenDAK Bạn chẳng việc gì phải sợ những người có tiếng tăm. Chắc gì họ đã đúng. Đúng là bài này có trên ketcau Wiki thật. Bài này đã được ông ta gửi đến Hội Cơ học đất Việt nam và chẳng có ai trả lời trên maillist của Hội cả. Không chỉ chỗ bạn đã tô đỏ mà còn nhiều chỗ khác cũng còn những vấn đề mà thực ra không cần phải bàn tới. Mặc dù bạn chưa viết ra nhưng tôi vẫn đoán là bạn đã nghĩ đúng với các kiến thức chuẩn hiện nay chỉ có khác với KS. Đực mà thôi. TC của ta thực ra là copy từ các TC ngoại bang. Đa số các quy định trong các tiêu chuẩn đều có lý lẽ đầy đủ của nó. Tương ứng với mỗi một TC, người ta thường có quyển Thuyết minh TC, trong đó có giải thích rõ vì sao lại có các quy định như vậy. Đôi khi tôi cứ ước, giá như họ cho in cả những quyển thiuyết minh TC như vậy thì tốt lắm. Nhưng chắc là không được vì đa số chỉ thích mỳ ăn liền mà không cần biết vì sao lại có mỳ ăn liền như vậy. Tôi nghĩ, nếu có ai gửi cho ông Đực cái quyển thuyết minh TC đó, có thể ông ta sẽ nghĩ lại chăng. Để có thể có các quy định trong TC tương tự như cái phần bạn đã tô đỏ, người ta đã phải nghiên cứu nhiều dựa trên các lý thuyết xác suất thống kê, trạng thái giới hạn... Lý luận của ông Đực và hệ thống TC là khác nhau như sư khác nhau về mặt thứ nguyên. Một điều dễ thấy là hình như có ít người (cả những người hiểu và không hiểu) có ý kiến về những điều KS. Đực đã nêu. Nhưng ông ta vẫn có quyền nói. Ai nghe và hiểu như thế nào là quyền của người nghe. Chuyện này có vẻ giống như trường hợp có một ông ở VN dùng các thí nghiệm đo biến dạng của hệ thanh để chứng minh cơ học lý thuyết là sai trong khi ông ta đã không thèm đọc hoặc đã đọc mà không hiểu phần mở đầu của tất cả các giáo trình cơ học lý thuyết. Phần mở đầu này có giả thiết của môn học là biến dạng được coi là nhỏ và chiều dài hình chiếu các thanh không thay đổi trong quá trình biến dạng. Ông ta vẫn miệt mài phê phán cơ lý thuyết suốt gần 20 năm nay mà chẳng có ai phản bác ông ta cả hoặc đã có người đã phản bác mà ông vẫn không nghe. Ngày đó ông Trần Bình Minh ở VTV ủng hộ ông này ghê lắm. Hinhg như ông ta tên là Thường. Các bạn có thể tìm thông tin này trên Youtub để qua đó hiểu thêm một phần những cái đang xảy quanh ta trong đó có trường hợp của KS. Đực. Cần có suy nghĩ của riêng tôi, đừng lo cho các ý kiến có vẻ chưa đúng có thể ảnh hưởng bất lợi đến suy nghĩ của tôi và người khác.
StephenDAK
EduardoMn
Quả này chắc phải hỏi bác Ngọc cái. Vì ra công trường anh tôi cải nhau thấy ức lắm: 1.Theo TCXD 286-2003 thì có nói Pmin lấy từ 1.5-2.0 Ptk, Pmax lấy từ 2-3 Ptk. Tôi thấy chổ này tiêu chuẩn nói qua loa, đài phát... không chuẩn chút nào. Theo bác, sau khi có thí nghiệm nén tĩnh cọc, bác chọn Pmin, Pmax, Pvl cho cọc ép thế nào cho vừa tiết kiệm, vừa an toàn, vừa đảm bảo thi công được. 2. Bác Ngọc có thấy cấu tạo cọc trong tiêu chuẩn TCXD 205-1988tiêu chuẩn tk móng cọc: nếu đem áp dụng vào cọc ép thì không hợp lý (cốt đai đặt quá dày). Và bác có biết t. kế cấu tạo cọc ép hiện nay nên theo tiêu chuẩn nào?
EduardoMn
traiyo1 1. Vừa rồi tôi đề xuất chọn Pmax(theo áp suất dầu)~4.5Ptk (Ptk theo nền). Nếu quả này gặp vao bài của bác Đực thì xem ra là quá lãng phí rồi>>> 2. Cọc là một cấu kiện BTCT bình thường, chỉ cần thiết kế đúng trường hợp tải thì sẽ có lượng cốt thép cần thiết, và so sánh với cái người ta đang gọi là cấu tạo.
traiyo1
BarbaraEr
Cái mà người ta gọi là cấu tạo đó lấy đâu để làm chuẩn hả bác. Nếu đem cái 205-1998 ra thì với cọc ép 35x35 cm, đai giữa cọc phải đặt d10a175, đầu cọc đặt d10a50! Quá lãng phí mà không cần thiết! (Xem thêm điều 3.3.3 của tiêu chuẩn)
BarbaraEr
duancuacuon Hê hê. Hay thật. Các bạn sử dụng tiêu chuẩn như con chiên ngoan đạo đọc kinh thánh ấy. Tiêu chuẩn không phải là kinh thánh.!!! Tiêu chuẩn được lập ra bởi con người nghĩa là nó không mãi đúng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức vào thời điểm đó. Khi kiến thức phát triển với tốc độ lớn thì tiêu chuẩn chóng lạc hậu. Khi kiến thức phát triển quá nhanh thì tốt nhất không nên theo tiêu chuẩn nếu chắc chắn tiêu chuẩn không phù hợp. . có thể hiểu điều này khi xem lại các tiêu chuẩn vốn có trước đây. Về cái 1. Việc lựa chọn Pmin, Pmax thực chất được xác định qua Pgh. Việc ép cọc thực chất là đang làm cho cọc ở trạng thái phá hoại nền đất. Nếu bạn chọn máy và tải để P ép cọc nhỏ hơn Pmin thì cọc không xuống. Nếu bạn chọn máy và tải để P ép cọc lớn hơn Pmax thì là thừa vì cọc đã xuống vù vù khi tải đạt đến Pmax. Nội riêng cái giải giới hạn tù mù như vậy cho thấy cái này khó mà chính xác được. Vì vây, người ta đã có quy định trước khi thi công đại trà cần có cọc thí nghiệm. Mục đích của việc thí nghiệm này không chỉ để làm thí nghiệm nén tĩnh mà còn để xác định tính khả thi và hợp lý của phương pháp dự định thi công trong đó có việc xác định lực ép hợp lý khi thi công đại trà. Tuy nhiên, đa số khi làm cọc thí nghiệm, chẳng mấy ai chịu quan tâm đến vấn đề này. Nếu bằng vào kinh nghiệm mà luôn xác định được tải ép hợp lý vừa kinh tế vừa khả thi thì đã không có quy định này. trong trường hợp "quên" chưa làm điều này thì đành làm theo kiểu thử lại mấy cọc đầu khi thi công đại trà vậy. đ/c Oanh lấy 4,5 Ptk thì chưa to. Tôi đã từng lấy 10 Ptk mà vẫn OK vì thằng thiết kế non tay, sợ chỉ dám lấy sức chịu tải là bé sau khi tính toán. Kiểu như sau khi tính sức chịu tải theo 1 số cách, thấy nó khác nhau nhiều quá, chú ấy sợ chọn có 20 T thay vì chọn 100 T. (Công trình này chủ đầu tư không thèm làm thí nghiệm nén tĩnh vì chỉ có 3 cọc). Về cái 2. Cốt đai cọc ép đặt dầy hay không. Cái này lại phải nói đến chữ cấu tạo. Thực chất chẳng có cái gì gọi là cấu tạo theo cách hiểu là buộc phải làm mà không hiểu vì sao phải làm như thế. Mọi cái đều có cái lý của nó và đều có thể tính toán được. Làm sao bạn biết là nó đặt quá dày khi bạn chưa tính toán đến nó. Nếu bạn đã tính toán đến nó và thấy nó thật sự là dầy thì bạn hoàn toàn có quyền bớt đi. Nếu bạn không tính toán mà chỉ muốn có sẵn thì cứ theo nó mà làm. (Cho chúng mày chết ). Nếu không muốn tính toán mà vẫn muốn bớt thì làm thử thí nghiệm nén mẫu có cốt đai với khoảng cách ít dầy khác nhau để tìm ra cái sự dầy mỏng hợp lý. Đai dầy không chỉ dành cho khi đóng mà vẫn cần khi ép đấy, nhất là ở những nơi đầu các đoạn cọc. Còn có một cách nữa là cứ giảm cốt đai theo suy đoán của tôi. May ra thì cũng có thể được còn không may thì ... biết rồi đấy. Mệt quá, dài ghê
duancuacuon
jinchan
Dùng cái 356-2005 để tk cái cọc ép được không các bác. Chú ý thêm vài cái ép cục bộ là xong. Có lần tôi tk cọc 35x35, 4d22, mác 300: tôi dùng đai d6, ở đầu cọc dày 50 - 100 và giữa cọc dày 200, ép lên đến 220 tấn mà cọc chẳng sao cả. Thế là khi áp dụng cho công trình khác, mặc dù tôi có cho nhểnh lên: d8a50 - 100 - 200, lực ép Pmax chỉ 200 tấn. Thế mà đ.vị thẩm tra không OK, lật tiêu chuẩn 205-1998 ra thì đúng vậy. Nếu đúng theo nó thì tại vị trí 3d đầu cọc phải đặt đến d10a50. Tôi biết là lãng phí quá nhưng biết cải thế nào (cọc ép), thế nên bào chữa là cọc này chỉ chịu lực tĩnh, tk chỉ tuân theo cái 356, nếu gãy cọc tui chịu trách nhiệm, thế mới xong các bác!!! Rõ khổ!
jinchan
profilmuoinam15 Giỏi. may là gặp đv thẩm tra đó. nếu gặp tôi là không qua được đâu. tôi sẽ bắt đặt a = 17 cm cơ.
profilmuoinam15
nguoixau
Dù thế nào đi nữa tôi vẫn không ủng hộ cái cấu tạo đai đầu cọc (đoạn 3d) của TCXD 205-1998. thực tế cho thấy với cọc ép, cấu tạo như vậy là quá lảng phí và không cần thiết (vì chưa thấy cọc nào bị phá hoại do cốt đai). Cấu tạo như các tài liệu kỹ thuật dạy trong trường ĐH là phù hợp hơn. Nếu nói về tính toán thì cọc ép hầu như không chịu tại trọng động. Cấu tạo đai trong TCXD 205-1998 nên chỉ áp dụng cho cọc đóng!
nguoixau
Robertol Vấn đề này, bạn có thể phản ánh đến đơn vị tiếp nhận đóng góp ý kiến cho tiêu chuẩn. Hình như để chống tải trọng động khi đóng, người ta không chỉ dùng đến cốt đai. Cọc khi ép hình như không chỉ chịu lực nén khi cọc còn lơ lửng trên trời. Tại những vị trí mối nối các đoạn cọc, áp lực khó phân đều trên toàn bộ tiết diện cọc và vì thế hình như sẽ gây hiện tượng nở hông lớn và hình như Bt kém chịu được hiện tượng nở hông do đó cần một cái gì đó để giúp nó không bị vỡ đầu các đoạn cọc. Các kinh nghiệm của bạn là đúng chỉ trong số lượng các công trình mà bạn đã trải qua. Tiêu chuẩn buộc phải viết theo kinh nghiệm có số lượng công trình lớn hơn nhiều. Tất nhiên, do phải bao trùm cả những trường hợp xấu nên sẽ có những trường hợp sẽ quá an toàn. Ngày xưa (năm 1981), chúng tôi cũng đã từng nghĩ như bạn và đã được chứng kiến nhiều trừong hợp mà mong không ai phải bị lặp lại như vậy (Cọc ép nhà 51 Quang trung, HN). Thực ra hoàn toàn không buộc phải làm theo tiêu chuẩn nếu bạn có đầy đủ kinh nghiệm để ngăn ngừa các trường hợp bất lợi có thể xảy ra. Nhưng TC thì không được phép viết như vậy. (Chúng tớ, khi thiết kế có llàm theo TC đâu nhưng chúng tôi biết phải làm gì để không vỡ đầu các đoạn cọc chứ không phải chỉ cứ thiết kế xuông mà được đâu)
Robertol
MichelPurn Màu đỏ: Chỉ những ai đã trải qua kinh nghiệm (như tôi đây, xin lỗi hơi khoe khoang tý) xương máu, mới thấy. Và phải xem thực tế nó như thế nào, chứ không phải mỗi thiết kế. Engineering là cái gì đó nó cao hơn thiết kế thuần túy.>>> Vụ truyền lực đầu cọc bị cục bộ (ngay mối nối chẳng hạn) là chuyện thường ngày ở huyện, và đồng chí thiết kế thì chắc chắn không tính toán cho vụ này nên tự nhiên nó trở thành cái case nguy hiểm mà không biết..... P/S: To bác Ngọc: Cái quả 4.5Ptk đó thành ra là 450 tấn bác ạ. Lúc tôi đề xuất cái này thì, nhiều người phản đối, vì cọc đầu tiên do không đủ tải (250% theo tiêu chuẩn) phải cắt ở 36m. Tôi quyết định tăng tải lên 450%, và phát hiện ra tầng hơi cứng tý ở độ sâu này với chiều dày tầm 1m, đến 2m, và cũng đã xác nhận bằng búa đóng 4.5 tấn (đến đây số nhát búa tự nhiên tăng), nhưng sang đó thì tải giảm, và số búa giảm>>>. Và có người còn dọa tôi là đang làm sai tiêu chuẩn nữa chứ, thế mới tài>>>. Mà ác một cái là lớp này lại không thấy thể hiện trong khá nhiều báo cáo địa chất đã làm trước đó bởi thằng cha có chữ F đứng đầu mà bác đã từng bóp d., và mấy thằng khác lại không thấy lớp này, tài thật. Mà tôi may mắn đã làm quả khảo sát ở upstream nên biết có vụ xen kẹp lớp sỏi cuội dmax đến 12mm ấy chứ may thật. Mà cái này bên tôi dùng FS=3 hơi cao, vì yêu cầu hơi đặc biệt về sức chịu tải cũng như độ lún, nên tôi nhất quyết phải xuyên qua cái lớp mỏng mỏng xinh xinh này Mà tôi còn phòng ngừa quả đồng hồ với áp lực dầu với quả nhấn ép nữa bác ạ..... Cứ tin vào mấy cái đồng hồ củ chuối thì chết. Tôi mà làm chủ đầu tư, khi ép thì làm ơn viết cái đoạn code, gắn vào cái máy, gắn cái load cell vào, gắn cái đo chiều sâu xuyên vào (bắt chước cái máy xuyên) thì may ra mới tin được 80% bác ợ. Dạo này bác biết rồi đấy, Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều làm tôi đây hơi mất lòng tin tý
MichelPurn
AlbertgeK
khi lấy tới 4.5Ptk thì chắc phải ép vài cọc hay đã vấp vài cọc mà chiều dài và lực ép thay đổi đột ngột. Việc dò tìm đất thẩu kính là cụi sỏi từ việc ép cũng là sự đoán mò . Nếu như ksdc không tìm thấy thẩu kính này ở các hố khoan . THì quả quyết định pep =4.5ptk thì hầu như CDT khó lòng thuyết phục . Lớp cụi sỏi dày tới 1 mét thì lực ép 4.5 Ptk thì quả là vật liệu chịu được lực này không phải nhỏ . Theo tôi trong trường hợp này phải tính toán hiệu chỉnh lại móng để ép bù cọc . Vấn đề lún ở đây cần xem xét phía dưới lớp cụi sỏi này là đất gì thì mới có thể quyết định 4.5Ptk
AlbertgeK
profil7 8 cọc thử trong gần 1600 tim. Không có đoán mò đâu. KSDC chất không tìm thấy thấu kính không có nghĩa là không có, mà do khảo sát làm láo chẳng hạn.. Vì cái này cũng đã confirm bằng cả 2 phương pháp đóng và ép. Nó không phải thấu kính mà là có luôn một lớp ấy chứ. Hiệu chỉnh chiều sâu cọc thì sẽ có vấn đề về độ lún (đòi hỏi khắt khe). Kết cấu nặng 60,000 tấn mà cho lún chỉ có vài cm. 4.5Ptk hiện nay đã áp dụng cho cọc đại trà và số lượng cọc đã ép gần 1/3 rồi. Khoảng cách tim cọc giờ đã là 4d, không có không gian để ép bù đâu.
profil7
Edwandhext
nếu thế thì việc thiết kế vật liệu cọc có thể lấy đến 4.5 ptk và máy ép có thể dự trữ đối trọng >=4.5ptk . Khi đã xuyên qua lớp cụi sỏi rồi thì vẫn phải ép đến khi nào đạt được 4.5ptk mới stop ah???
Edwandhext
Bernardmt Đến chiều sâu thiết kế. Mục đích của 4.5Ptk là để cọc xuyên qua lớp mỏng này thôi. Vì 8 cọc thử cho kết quả đạt yêu cầu về sức chịu tải và độ lún với cao độ mũi cọc thiết kế. 4.5Ptk là Pmax được áp dụng.
Bernardmt
EduardoMn
nếu khi đã xuyên qua lớp cụi sỏi gì đó . Thì chẳng cần phải ép tiếp đến 4.5ptk làm gì Nếu yêu cầu ép tới 4.5ptk có khi không đạt yêu cầu khi chiều dài đã đạt yêu cầu ???? Vậy thì phải quay lại lấy 2->3 ptk như tiêu chuẩn . cái 4.5ptk chỉ là cách để xuyên qua lớp đất thì nó cugn4 chẳng phải là hệ số an toàn cho việc tính cọc lâu dài . tại sao lấy tới 4D khoảng cách cọc . Nếu đúng là phải lấy 6d thì an toàn hơn
EduardoMn
trangyu lan Dự án này FS=3 rồi, nên không dùng 2.5Ptk. Vả lại không thể dựa vào cái đồng hồ áp lực 100% được đâu. Tất nhiên khi xuyên qua lớp này thì tải giảm xuống nhiều tim không đến 4.5Ptk, thậm chí chỉ đến 2.5Ptk thôi. Nhưng với chiều sâu cọc thử thì đã xác nhận bằng load test là OK, nên fix, cái max, nhưng ưu tiên vẫn là cao độ mũi cọc.
trangyu lan
Stevennefs
khi thí nghiệm tĩnh . Mũi cọc đã xuyên qua lớp cụi sỏi . và tựa vào đất theo yêu cầu . Và độ lún đạt yêu cầu . Khi ép nó có thể tới 2.5ptk mà chiều dài đạt yêu cầu thì cũng chấp nhận nốt . Dựa vào thử tĩnh cọc là cứ tới đúng độ sâu là yên tâm mặc dầu ép chưa tới 4.5ptk => liêu có quá tin vào thử tĩnh cọc không trong khi thử tĩnh cọc chỉ chiếm phần nhỏ của tổng số lượng cọc đại trà ???? Theo tôi nên tin cả hai : ép phải đủ tải và chiều dài phải đạt yêu cầu nếu công trình yêu cầu về độ lún cao ???
Stevennefs
profilmuoibay17 Tin là vì đã được confirm cọc thử trền diện rộng và sẽ có nhiều PDA được thực hiện để confirm tiếp. Về độ lún thì với chiều sâu thiết kế thì đã OK.
profilmuoibay17
xac suat
ok! nhưng cái nào mà <4.5ptk đều thử PDA => công trình của anh có phải thử nhiều PDA ko vậy ??? mỗi lần thử là 10 chai cho 1 cọc hê hê . Nhưng theo KN của anh PDA có tin cậy bao nhiêu % so với thử tĩnh cọc ?
xac suat
nongdan Màu đỏ: Chú còn phải học nhiều. Cái PDA nó có tin cậy hay không thì phải có cái calib. so với thử tĩnh chứ. Mà chú làm PDA ở đâu đến 10 chai thế, chắc là vừa lượt đi và lượt về à tức rà khứ hồi ấy.
nongdan
Haroldser
theo như được biết thử động PDA dành cho cọc ở cầu cảng nhiều khi thử tĩnh cọc không được và SCT của cọc đánh giá khi cọc nghi ngờ có vấn đề về sct sau khi ép xong . 10 chai là cty người ta tính tiền như thế . Nó nói PDA cũng được 80%-> 90% tin tưởng như thử tĩnh . Hề Hề .
Haroldser
plantandzombi
mà cũng tùy .Ở đây thử tới 400 tấn mỗi cọc nên giá từng đó .
plantandzombi
MichaelKet Màu đỏ: Không chính xác, cầu cảng cũng phải thử tĩnh và thử động PDA để còn xác định cái efficiency của búa nữa. Màu xanh: Tin cậy hay không tùy thuộc vào thằng đánh giá chứ không phải thằng làm.
MichaelKet
AnthonyGape
hề hề . Tất nhiên rồi . Nhưng nó đi làm nhiều nên hỏi thử thôi . Vấn đề là xem tiêu chuẩn và pp xác định sct từ kết quả của phần mềm . Mà nó nói cái này là chuyên môn của nó . nó đánh giá SCT của mũi là 100 tấn chẳng hạn và của ma sát là 300 tấn . Như thế theo anh thì có tin cậy ko ? hay là nhảy vào cướp nghề của nó để đọc kết quả của nó chăng ??
AnthonyGape
Alewohabee Như đã nói rất nhiều, phần mềm là cái thằng người tạo ra, thì thằng dùng phải hiểu thì mới dùng được đặc biết là cái input. Vừa rồi thằng Ai Bị Sờ Ty có sao của bác Ngọc vào làm tôi dí cho chạy mất dép vì tôi đi sâu vào cái input parameters vào CAPWAP, thằng này chịu rồi tôi mới bảo nó nhập vào số mà tôi cho nó, để có kết quả như ý.. Mà chuyên môn chó gì, tôi lạ gì mấy thằng làm PDA, nó có hót với người không biết. Cùng một kết quả đưa sang 10 thằng phân tích cho ra 10 giá trị khác nhau đấy, và trong 10 thằng chưa chắc thằng nào đúng nữa kìa. Kết quả phải đọc, hiểu, và phải yêu cầu chỉnh sửa nếu chưa chuẩn chứ không phải cướp nghề.>>>. À mà khi nào bên chú có làm PDA thì giới thiệu anh vào làm được không giá khuyến mãi 9 chai thôi
Alewohabee
traiyo1
ủa . 10 chai là mắc hả ??? tôi chẳng cần biết rẽ hay mắc vì không phải tiền của tôi . Vừa rồi thuê thằng này cty gì đó tôi quyên mất . cogeco gì gì đó trực thuộc IBST . Nó thử 4 cọc lấy 40 chai đó hề hề . Nếu thế thì chắc phải tham gia kỹ kết quả của nó nhỉ ??? giống thử tĩnh phải biết thôi ? Nhưng PDA bí quá mới làm vì công trình dân dụng khi 1 vài cọc nghi ngờ sct không đạt yêu cầu sau khi ép hay cọc bị nghiêng quá mức cho phép . Còn không thì chẳng cần lắm .
traiyo1
phuonganh12 Tôi lấy 5 chai thôi.
phuonganh12
KennethOt
vậy Lính của thầy ăn tiền nhiều thế . Về nó chi lại cho cty 5 chai . Còn 5 chai bỏ túi ah??? Tôi làm cho CDT . kiểu này các bác nhớ chia hoa hồng khi tôi Kêu nhé hê hê
KennethOt
tieu sao Mẹ kiếp bọn này nó xạo thật. Gặp tôi tôi bảo nó 10 chai làm cho 4 cọc đê. Làm chó gì có thằng Cogeco (mấy thằng bên này tôi nhẵn mặt) nào trực thuộc thằng Ai Bị Sờ Ti chứ. Thằng này mà gặp tôi, tôi bóp cho chết. Nó mượn máy của thằng Ai Bị Sờ Ti thì có.>>>
tieu sao
williamcuong
trong thuyết minh của nó có chử IBST đấy . Mấy bác làm sao mà để nó ăn cắp bản quyền mới chết ??? Thế hóa ra tôi đang chi tiền quá nhiều cho nó ah??? Kiểu này phải xem lại . XIn các cụ giới thiệu 1 vài công ty uy tín xem ah??? nhớ là 2.5 chai /cọc nhé . Thầy NGỌC lấy hơi mắc
williamcuong
nguyentrungata
Đơn vị chai của các bác là gì rứa, coi chừng lộn chai trà xanh là đói ah, 1 chai trà xanh =10 nghìn VNĐ, tôi có thằng bạn khoe làm lương tháng 280 chai, nghe mà xanh mặt hỏi kỹ thì biết là chai trà xanh
nguyentrungata
williamcuong
chai X.O napoleon đấy cha!!( loại xịn 1 triệu / chai)
williamcuong
Winmordbet
Cái bọn Phân Viện miền nam của IBST thì tôi lạ gì trình độ của chúng nó. Chỉ ngại nói ra thì bảo vạch áo cho người xem ti thôi>>>
Winmordbet
traiyo1 Bác phá giá tôi quá. Mà 5 chai khứ hồi luôn à bác. Để có gì tôi gọi bác cho bác ốm luôn
traiyo1
thanhvu
ủa . bác Ngọc lấy 5 chai / 1 cọc => bác nào phá giá ??? không lẽ 1 cọc có 2.5 chai thôi ah ?? rẽ thế .
thanhvu
test1212 Giờ này chưa vào với vợ còn chai lọ gì ông>>>. Ông cứ làm thế này miết thì ông có mà liệu
test1212
profil7
to bác NGOC_IBST Tôi có sửa lại một đồ án cọc, riêng việc tăng thép đai cọc đã lên đến 200 triệu chứ có nhỏ đâu (đủ xây con nhà dân rồi ấy). Mà đầu cọc ép thì bố trí các lưới thép để chống nén cục bộ rồi + thêm bản mã ốp quanh nữa chứ. Ngoài tác động đó ra thì còn tác động nào khác nữa đâu. Thực tế thì: + Cọc 25x25 cm tôi chỉ bố trí đai d6a50 - a100 - a200 nhưng theo tc thì phải d6a120. + Cọc 35x35 cm tôi chỉ bố trí đai d6a50 - 100 - 200 thưng theo tc 205 thì phải bố trí đai d10 a50 - 100 - 170. v.v... + Thực ra thì làm theo tc cũng lại khõe chỉ mang tôi chôn vàng xuống đất thôi. Anh tôi thẩm tra thì căn cứ tiêu chuẩn mà làm, chẳng ai dại gì mà biến tấu. Tôi biết bác hd trong viện (nơi đề xuất ra các tcxd) nên tôi mưốn quan điểm của bác thế nào thôi. Chứ ở chổ tôi (Huế), hầu như các công trình không ai tk đai cọc lớn đến vậy. Kể cả các công ty có tiếng ở HN thiết kế cho kv trong này cũng thế. Có cái nữa xin bác bỏ tg giúp tôi tí. Vì hơi dài dòng, lê thê. Thưa các bạn, tôi muốn hỏi có bao giờ bác chọn Pmin = Pa chưa (hoặc thậm chí nhỏ hơn). Tôi thấy hầu hết các kỹ sư (kể cả nhiều người có kn lâu năm) cũng rất tờ mờ về cái này -> tk cọc rất lãng phí. Theo tôi thì với công trình lớn, CDT cần có thí nghiệm nén tĩnh phá hoại để xd Pgh, + ép khống chế để tìm ra giá trị Pmin, Pmax, Pvl cho phù hợp. Có khi chọn Pmin
profil7
thanhtruc
(Tiep ) Pmin< Pa, Pmax(Pmax = 0.85-0.9 Pvl) chỉ cần đến 1.5Pa là đủ. Quan niệm đúng về vấn đề này sẽ đem lại kinh tế cho công trình rất đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta bỏ qua dễ dàng thì chẳng khác gì đem vàng chôn xuống đất!
thanhtruc
test0032
@congcuong : Vấn đề đai tại vị trí đầu cọc . Việc tính toán đai này chịu ép cục bộ hay những tác nhân khác mà bạn có thể tính toán ra một con số thì giá trị tính toán thường nhỏ hơn tiêu chuẩn nhiều . Nhưng bạn không thể gọi là thổ địa hay thần thánh khi biết rằng cọc vào trong lòng đất thì mọi giải thuyết của bạn chỉ là lý thuyết . Thực tế nó có thể sinh ra các tác động khác mà bạn không thể Ngờ . Và điều quan trọng nữa là sai số khi thi công đúc cọc đã không thể đặt thép đai như thiết kế . Và hãy thử ra công trường vài lần . Công nhân nhiều lúc no thì làm đúng mà đói thì làm sai mà cán bộ nghiệm thu cũng có thể lơ là => Nếu có vấn đề gì thì bác thiết kế sẽ khó xử lý và nhiều khi không cứu được . Về chuyện lấy Pmin=pa hay pep =1.5pa thì cái này là bác Đực có đề cập . Nhưng tiêu chuẩn quy định như thế nào thì làm thế đó . hầu như chẳng ai dám lấy Pép <=pa vì như thế còn gì gọi là hệ số an toàn . Và lực ép bằng lực thiết kế thì thi công chẳng bao giờ bác ép đạt yêu cầu như mong muốn . Vấn đề lấy 1.5Pa tức là Fs<2 thì có thể áp dụng cho những dự án nhỏ , thấp tầng và nền đất khá đồng nhất và tốt . Không bị thẩu kính --- . Không phải kiểu sinh viên là tính ra bao nhiêu làm y chang như thế thì có khi lại không đạt được như mong muốn hay nếu có sự cố thì khó xử lý và có khi phá sản Thay vì an toàn ngay từ đầu là lường trước mọi thứ có thể sảy ra .CHớ nghĩ với nền móng không phải tính toán thiết kế như thế nào là làm gần như được như thế .
test0032
EfrainKl
Em thấy cái đất sét có hiện tượng sức kháng thành giả tạo làm cho cọc ép rất dễ xuống. Có khi cọc mới ép với lực ép = Ptk, dừng lại nối cọc khoảng 30 phút thì ép lại đến Pmax >2Ptk nó cũng không xuống. Đem tn nén tĩnh được Pgh>2Ptk (tn = 2Ptk mà cọc chưa đạt Pgh). Đối với loại địa tầng như vậy mà không có thấu kính xen kẹp thì rõ ràng chỉ cần ép đến Pmin=Pa (Pa=Pgh/2), Pmax không cần chọn cao mà hệ số an toàn vẫn cao. Tuy nhiên, do chưa có nghiều kinh nghiệm nên tôi bao giờ cũng cho ép đến Pép = 2 Ptk, đem tn ktra thấy đạt -> thi công đại trà luôn. Tôi biết có lãng phí lớn đấy, các bác có thấy điểm này không? Sao không ai có trùng suy nghỉ với tôi nhỉ!!!
EfrainKl
noithatchangson
Bác ơi, nhưng cái Pmax, Pmin, Pvl tôi thấy chưa thỏa đáng. Trong bụng còn nhiều bức xúc lắm. Ví như bác Ks minh đó cũng chỉ nói vậy thôi, thầy Ngọc IBST thì không thấy có ý kiến. Tôi nghỉ KS Đực phát biểu cũng có lý, chỉ có cái bác ấy nói chưa tổng quát của vấn đề thôi... Thế bác cmengenie có khi nào chọn đến Pmin=Pa chưa?!! Hay bác vẫn ngại nên chọn Pmin>1.5Pa cho chắc ăn!
noithatchangson
thanhthuonghm Đã trả lời hết rồi, đọc kỹ lại đi. Bạn có thể mở Topic khác để bàn vấn đề này. Hình như Topic này có nội dung khác, tiện thì hỏi nhưng không nên quá nhiều khác với chủ đề vốn có.
thanhthuonghm
240315
Có lẻ tôi không hỏi thêm nữa. Cám ơn các bác nhiều. Có lẻ gặp được hs t kế của các bác để học hỏi kinh nghiệm thì hay hơn. Bác Ngọc phân tích vấn đề rất tổng quát, tôi thì hỏi chi li từng tí một! Có lẻ trong tâm mọi người đã nhận thức đúng. Xin lỗi mọi người vì tôi đã từng mở topic này rồi nhưng ít thấy người quan tâm. Tiện đây có các bác cao thủ tham gia chủ đề này hay quá nên tôi hỏi luôn để có ý kiến hay, giúp tôi giả tỏa các vd mà không mấy ai (ở chổ em) hiểu thấu đáo!
240315
BrandonMr nếu như Khi ép cọc pmin = pa . Như thế khi cọc ngậm vào lớp đất sét thì SCT sẽ tăng lên theo thời gian ( vấn đề này đã trao đổi mà thầy NGỌC đã có mở topic rồi) Nhưng bạn phải thực tế một tí . ép 1-2 cọc thì không có gì chứ mà ép tới cả ngàn cọc thì không lẽ 100% đạt yêu cầu như mong muốn . Và chưa kể đến cọc vào trong đất thì đất bị chiếm chổ => bị lèn chặt đất . Ép với pmin =Pa thì không xuống nỗi và yêu cầu chiều dài cọc bằng mọi giá phải ngậm vào lớp đất sét . Như vậy pmin =pa không thực hiện được . Thêm vào đó Quá trình ép có cái dài cái ngắn . Đọc tài liệu của KS Đực bạn cũng nên ngẫm nghĩ một cách thực tế . >
BrandonMr

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Đài móng cọc nhồi 5 cọc    (có 51 câu trả lời)
       Giá thành cọc khoan nhồi    (có 8 câu trả lời)
       TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ??    (có 51 câu trả lời)
       cọc khoan nhồi cách tường nhà kế bên bao nhiêu?    (có 6 câu trả lời)
       Kiểm tra khả năng chọc thủng của đài cọc?    (có 10 câu trả lời)
       Cọc 200x200 ép vào sét cứng !    (có 10 câu trả lời)
       tổ hợp tải trọng    (có 6 câu trả lời)
       Các anh giúp em về cọc khoan nhồi!    (có 8 câu trả lời)
       Cọc khoan nhồi btct    (có 12 câu trả lời)
       Thay đổi thông số cọc thí nghiệm thăm dò    (có 8 câu trả lời)
       "Cọc chống" có sức kháng ma sát thành bên không ?    (có 180 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK "một rừng cọc"?    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý cọc khoan nhồi dưới biển    (có 34 câu trả lời)
       Sức chịu tải cọc bị nghiêng?    (có 29 câu trả lời)
       nên chọn phương án móng như thế nào!    (có 19 câu trả lời)
       số liệu địa chât!    (có 5 câu trả lời)
       Nên sử dụng móng cọc khoan nhồi hay cọc ép    (có 12 câu trả lời)
       Tra số liệu về lớp đất trong lỗ khoan ở đâu?    (có 7 câu trả lời)
       xác định được điểm đặt của hợp lực 2 vách truyền xuống móng    (có 6 câu trả lời)
       bố trí cọc trong đài có 2 cột    (có 5 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top