Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
  • Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
ULS (Ultimate Limit State) hay SLS(Service Limit State) cho tính toán nền móng!!!HOT - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  ULS (Ultimate Limit State) hay SLS(Service Limit State) cho tính toán nền móng!!!HOT

     Chào các cụ Chiều nay tình cờ ngồi nói chuyện với các chiến hữu tự nhiện lại xuất hiện việc dùng ULS (Ultimate Limit State) hay SLS(Service Limit State) cho tính toán nền móng công trình. Thì xảy ra một cuộc tranh cãi khá nảy lửa. Mời các cụ trả lời giúp cái
Có 47 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
moaza12vs
Theo định nghĩa thì ULS dùng khi safety là hàng đầu, biến dạng cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng --> khả năng chịu lực của công trình > lực tác động ---> dùng Factor of Safety (thường khoảng 1.2 tới 1.5) SLS dùng khi safety không quan trọng bằng biến dạng --> biến dạng công trình < biến dạng cho phép ---> dùng Load Factor (thường khoảng 2.5 tới 3.5) Safety quan trọng ở những công trình lớn như là đập thủy điện vì thế người ta dùng FS trong làm việc. Biến dạng như là lún chẳng hạn thì quan trọng trong những công trình như là móng nhà, tường vây, etc vì thế người ta dùng LF. Load factor =ultimate load(cause failure)/working load. Khi mấy ngày kĩ sư chỉ đạo nhân viêc trên công trường mấy ông thường đề cập tới working load. Còn mấy nhân viên thi công thì chẳng hiểu sự khác nhau giữa ultimate load và working load.
moaza12vs
opera
TCVN không nói rõ nhưng càc tiêu chuẩn khác nói rất rõ, khi tính toán mền móng thì chỉ tính tổ hợp của tại trong tiêu chuần, không bao giờ có kiểu như VN
opera
fordthudo1 Quan điểm 1: Khi tín toán nền móng, liên quan đến số lượng cọc, móng,...thì dùng SLS combination để tính. Tức là tổ hợp không nhân hệ số (unfactored). Quan điểm 2: Khi tính nền móng liên quan đến số lượng cọc, móng... thì dùng ULS combination để tính. Tức là tổ hợp có nhận hệ số (factored). Mời các bác bàn tiếp vì tình hình có vẻ nghiêm trọng khi các công ty lớn đang làm theo cách sai (rất rất rất an toàn) nhưng lại lãng phí. Mà các bác biết rồi đó, lãng phí tội còn nặng hơn là tham nhũng. Vì khi lãng phí thế thì tiền lãng phí không ai có thể dùng được (chôn hết xuông đất), trong khi tham nhũng thì tiền vẫn được lưu thông
fordthudo1
GeraldKr
Quan điểm 1: Khi tín toán nền móng, liên quan đến số lượng cọc, móng,...thì dùng SLS combination để tính. Tức là tổ hợp không nhân hệ số (unfactored). [Dovi]: cái này thế giới làm, nên tôi cũng làm theo như vậy Quan điểm 2: Khi tính nền móng liên quan đến số lượng cọc, móng... thì dùng ULS combination để tính. Tức là tổ hợp có nhận hệ số (factored). [Dovi]: Sai hoàn toàn, vì không lẽ hệ số an toàn được tính 2 lần Mời các bác bàn tiếp vì tình hình có vẻ nghiêm trọng khi các công ty lớn đang làm theo cách sai (rất rất rất an toàn) nhưng lại lãng phí. Mà các bác biết rồi đó, lãng phí tội còn nặng hơn là tham nhũng. Vì khi lãng phí thế thì tiền lãng phí không ai có thể dùng được (chôn hết xuông đất), trong khi tham nhũng thì tiền vẫn được lưu thông: [Dovi]: chuyện này chắc bạn lấy từ câu nói của sách "mấy quan điểm...NM" xin nhắc bạn là quan điểm của 1 cá nhân, mà cá nhân này rất "yêu" móng nông, nên có ngày cũng mang họa. /QUOTE]
GeraldKr
MichelPurn
theo như tôi biết thì khi đã combo các tải trọng thành các trường hợp tổ hợp tải đã có xét đến hệ số vượt tải ---- Sau đó tính toán móng với tất cả trường hợp tổ hợp tải cho ra kết quả đã có hệ số an toàn rồi . Nhưng có lẽ vì thiếu tự tin và nghi ngờ kế quả của tôi đã nhân thêm hệ số an toàn nữa . Tất nhiên lãng phí .Chưa hẳn trình độ thấp nếu quy trình tính toán như thế . Mà là không tự tin vào những gì khoa học đã cho sẳn cách tính . Nếu như ko làm đúng quy trình . Ví dụ như tính móng với combo là BAO rồi lại nhân hệ số ngu vào => Như thế lãng phí hay không cũng chưa hẳn . Có thể tính sai mà thêm hệ số vào té ra là đúng trong khi tính đúng lại thêm hệ số vào té ra là lãng phí ---- Như thế các bác cho tôi hỏi nên Chém ai ah HIHII
MichelPurn
MichaelKl Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
MichaelKl Màu đỏ: Cái quyển sách bác giới thiệu tôi chưa có cơ hội đọc, và cũng không có ý định tạo ra cơ hội để đọc>>>. Màu xanh: Biến họa thành lúa mới hay chứ bác
MichaelKl
levantrai
Vấn đề đặt ra là tại sao TCVN lại chọn ULS để tính số lượng cọc, trong khi BS hay các tiêu chuẩn khác lại chọn SLS để tính. Chắc hẳn phải có lý do nào đó hợp lý chứ tiêu chuẩn đâu có sai đâu bao giờ. Các bác cho ý kiến tiếp.>.
levantrai
tandc128 Cái ULS của TCVN không giống cái ULS của tiêu chuẩn nước ngoài.>>>. Hình như cái ULS của VN cũng không có cái hệ số nào đến 1.25, 1.4, 1.7 hay 1.75 thì phải. Mà theo TCVN khi tính móng cũng tính với tổ hợp tiêu chuẩn (giống SLS) thì phải>>>, lâu quá không tính hình như không nhớ
tandc128
noithatchangson Vote cho bác 1 phiếu theo quan điểm này hơn nữa khi tính còn phải tính đến hệ số giảm hoạt tải khi tổ hợp. Cho nên khi thiết kế móng dùng một loại tổ hợp, cột 1 loại tổ hợp và dầm, sàn lại một loại tổ hợp khác
noithatchangson
Marcunst Tôi xin có ý kiến (đã giơ tay xin phát biểu): 1. Đề nghị đ/c Oanh không nên tiết lộ cái bí mật đo đỏ ở trên. Nếu lộ ra, các đơn vị thi công biết, họ sẽ bớt đi để khỏi lãng phí. Cái nguy hiểm ở đây là họ sẽ bớt tất cả, kể cả những nơi mà đã không lãng phí. 2. Vấn đề này ở ta không mới, đã được bàn luận nhiều từ cách đây hơn 10 năm khi mà chúng ta bắt đầu hội nhập, trộn các kiểu trường phái Nga (cũ) và phương Tây trong cái nồi lẩu thập cẩm này. Với các nước đại diện cho các trường phái khác nhau thì họ chẳng băn khoăn gì nhiều về việc chọn loại tổ hợp tải trọng nào để tính, bởi ở họ không có món trộn. Các tiêu chuẩn của họ có vẻ nhất quán từ kết cấu bên trên đến nền móng. Ở ta hiện nay, do du nhập từ nhiều nguồn nên việc lập ra các tiêu chuẩn vẫn còn một số mâu thuẫn giữa kết cấu bên trên và bên dưới. Gần giống như kiểu trên bảo dưới không nghe. Chính vì lẽ đó, gần đây, Bộ Xây dựng cho tiến hành chuyển dịch có hệ thống EUROCODE và dự định lấy nó làm tiêu chuẩn chính thức. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều vấn đề, từ đào tạo đến áp dụng (kiểu như đột nhiên chuyển việc sử dụng hệ thứ nguyên SI, m cm.. sang hệ Anh inch, foot fit thì sẽ dễ gây loạn) nên hệ tiêu chuẩn này cho phép tồn tại chính thức song song với hệ tiêu chuẩn cũ và cho phép sử dụng các tiêu chuẩn khác trong các công trình phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu. Kèm theo việc cho phép sử dụng đó, có khuyến nghị nên sử dụng đồng bộ một loại tiêu chuẩn cho toàn bộ một công trình xây dựng. Việc lấy râu bà này cắm vào ông kia sẽ gây ra nhiều bất hợp lý không chỉ trong các vấn đề mà đ/c Oanh đã nêu. Trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề mà không được nêu trong tiêu chuẩn đã chọn, có thể tham khảo các tiêu chuẩn khác với sự chú ý đến sự "lệch" để hiệu chỉnh. 3. Với những điều đã trình bày ở điểm 2 trên, việc chọn theo quan điểm 1 hay 2 như bạn Oanh đã nêu đều có thể thực hiện cẩn trọng được mà không sai. Với quan điểm 1, khi tải không nhân hệ số an toàn, sức chịu tải của móng, trong đó có móng cọc được lấy theo hệ số an toàn toàn phần. Hệ số này thường lớn. Đây chính là tư tưởng của các tiêu chuẩn hệ châu Âu cũ. Với quan điểm 2, khi tải có nhân hệ số an toàn riêng phần, sức chịu tải của móng, trong đó có móng cọc được lấy theo hệ số an toàn riêng phần. Các hệ số an toàn riêng phần được xác định theo lý thuyết độ tin cậy và thường nhỏ hơn hệ số an toàn toàn phần. Đây chính là tư tưởng của EUROCODE và ná ná với tư tưởng của đồng chí Liên xô, Pháp và CHLB Đức cũ và mới. Có lẽ việc chọn tải trọng với hệ số an toàn riêng phần trong quá trình tính kết cấu bên trên kết hợp với chọn hệ số an toàn toàn phần khi tính toán nền móng là sự "sáng tạo" của ta trong đó có lỗi của việc áp dụng không đồng bộ các tiêu chuẩn cũng như đã áp dụng đông bộ tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn đó lại chưa đồng bộ. > Kiểu này giống như chân đã bước đến chùa mà đầu vẫn còn ở chợ. Đã có những nghiên cứu tính toán so sánh 2 quan điểm này và đã có những kết luận rằng nói chung kết quả chẳng khác nhau là bao. Quan điểm 2 có vẻ chính xác hơn, KHÓA HÓC hơn và trong một số trường hợp lại tiết kệm hơn do đánh giá sát với thực tế hơn, Tuy nhiên, tính toán rất phức tạp dẫn đến dễ mắc sai lầm hơn và khó cảm nhận vật lý hơn. May quá tôi già rồi nên chắc sẽ không phải làm quen với cách tính đó. Không biết ở TP Hồ chí Minh có bão chưa.
Marcunst
levantrai Chính xác là ULS của TCVN là không giống của nước ngoài. TCVN tính theo theo độ bền là trạng thái giới hạn thứ 1 và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường là trạng thái giới hạn thứ 2. Hệ số vượt tải cho ULS(tạm mượn của nước ngoài vậy>) của VN thì lại tùy thuộc vào loại tải trọng, i.e Selfweigh là 1.1, bê tông, gạch đá... có khối lượng thể tích > 1600kg/m3 thì là 1.1, còn <1600 thì là 1.2 hay 1.3 tùy thuộc vào VL sản xuất tại công trường hay nhà máy(TCVN 2737). Tương tự cho hoạt tải thì 1,3 khi tải tiêu chuẩn < 200daN/m2, 1,2 khi tải tiêu chuẩn>= 200daN/m2. Còn gió má thì hệ số là 1.2. Theo TCVN 2005 mục 3.1.1 thì tôi thấy nó tính theo THGH1 bác ơi, nghĩa là có factor đúng không bác>.
levantrai
PrikoliSsSSdda
tôi rón rén xin phát biểu cái: 1. về lý thuyết: - USL là thiết kế xét tới ổn định về mặt cường độ, sức chịu tải. Khi tính, đối với đất thì quan tâm tới chỉ tiêu cường độ: phi, c - SLS là thiết kế xét tới điều kiện đảm bảo công trình làm việc bình thường như biến dạng, nghiêng, nứt... trong giới hạn cho phép (tất nhiên là phải ổn định về cường độ rồi phỏng ạ). Đối với đất quan tâm tới chỉ tiêu nén lún. + như vậy, không phải vì mức độ quan trọng hay mức độ lớn nhỏ mà thiết kết theo cái này mà bỏ cái kia. Cả hai cái này đều liên quan tới hệ số an toàn cả. Có điều là cách xét hệ số an toàn ở hai cách khác nhau. + bản thân riêng USL cũng có thể làm theo hệ số an toàn từng phần và an toàn riêng phần, thậm chí việc lấy hệ số an toàn riêng phần còn có thể phân chia theo mức độ chi tiết khác nhau theo nhiều cách/từng tiêu chuẩn cũng khác nhau. Tuy nhiên, chốt lại thì các cách lấy hệ số này đều đưa đến kết quả sát nhau như bác Ngọc nói. Việc lấy hệ số vượt tải chẳng qua cũng là hệ số an toàn riêng xét cho tải trọng mà thôi. + Việc lấy hệ số an toàn xét tới nhiều yếu tố: mức độ nguy hại nếu sự cố, quy mô công trình (cả kích thước và tiền bạc), xác suất xảy ra sự cố, khả năng thay đổi của điều kiện công trình làm việc trong tương lai, mức độ tin cậy của thông số tính và cả cách tính... những thứ này được coi là ko lường được hay còn gọi là những yếu tố ngu. Việc xét tổng thể là ngu một lần, còn xét riêng phần thì coi như chia ngu ra rồi cộng lại. + Nhất trí tuyệt đối với ý của bác Ngọc nên sử dụng đồng bộ một loại tiêu chuẩn cho toàn bộ một công trình xây dựng nếu trộn tiêu chuẩn thì sẽ thêm một yếu tố ngu nữa và hệ số an toàn phải tăng lên. + cái hệ số an toàn riêng phần, hay toàn phần hình như ko liên quan gì tới ULS và SLS của bác Oanh đề cập thì phải.>>> 2. Về thực tế: - tôi làm ĐCCT nên biết, trong bộ tiêu chuẩn khảo sát có tiêu chuẩn chỉnh lý số liệu thí nghiệm, ở đó có xác định các chỉ tiêu lún và cường độ theo độ tin cậy và theo trạng thái giới hạn này kia. Điều đó có nghĩa các chỉ tiêu đã được nhân với hệ số an toàn riêng phần, vd: c, phi là giảm đi tùy vào mức độ tin cậy. Và như vậy, khi các bác thiết kế ngoài lấy các hệ số vượt tải này nọ, sau đó mà tính lại thêm một phát hệ số an toàn tổng thể vào nữa thì có nghĩa là nó double stupid (ăn theo double undrained của bác Oanh)>. Đấy là tôi chưa kể trước khi ra các chỉ tiêu, ông thí nghiệm đã đưa một hệ số kinh nghiệm vào kết quả thí nghiệm đất (tất nhiên là ông ấy ko báo cáo các bác thiết kế>), và nếu vậy sẽ thành tri-multiple stupid các bác nhỉ>> - có điều tôi cũng băn khoăn chưa rõ, trường hợp mà lớp đất ít hơn 6 mẫu, chỉ có giá trị tiêu chuẩn của chỉ tiêu, lúc đó các bác có nhân nó với hệ số khi thiết kế không??? cái này phải hỏi thật vì ko biết. PS: hình như cái sau tôi trình bày cũng ko liên quan gì đến tranh luận của bác Oanh đề cập thì phải. khiếp, rón rén mà dài nhỉ. Tôi lại mắc bệnh dài dòng rồi (có khi ảnh hưởng của cụ Ngọc)
PrikoliSsSSdda
thuymo (cái hệ số an toàn riêng phần, hay toàn phần) (PS: hình như cái sau tôi trình bày cũng ko liên quan gì đến tranh luận của bác Oanh đề cập thì phải.) Xét đến cùng thì cả hai cái này có liên quan, thậm chí mật thiết với vấn đề của topic này đấy. Khiếp, người đời khó chiều quá. . Bên Hội ĐKT, nói ngắn thì lại bảo cụt lủn . Sang đây, sửa chữa bằng cách nói có đầu, có đuôi và có cả bụng thì lại bảo dài dòng. Hê hê> Vậy thì bây giờ đây nói kiểu gì đây hả trời >>>>>>>
thuymo
xac suat
cho tôi nói leo tí , theo định nghĩa trong t/c Eurocode thì ULS: là tính toán trong trạng thái tới hạn chịu lực, tức là cấu kiện bị phá hủy, hệ số vượt tải từ 1,35-1,5 SLS: là tính toán trong trạng thái tới hạn sử dụng, tức là về độ võng, lún, độ rộng vết nứt,... của cấu kiện để đảm bảo cho nó làm việc bình thường, lúc này hệ số vượt tải lấy = 1,0. (Sở dĩ hệ số này lấy nhỏ hơn là vì các quá trình này là các quá trình biến dạng lâu dài, cần có thời gian để diễn ra đến cùng) Đấy là với cấu kiện, còn với đất thì sao nhỉ? > Đất cũng bị phá hủy, cũng biến dạng Nói thêm, trong Eurocode thì người ta tính toán theo phương pháp nửa xác xuất. Bên tải trọng tác dụng thì * với hệ số vượt tải, bên sức chịu đựng của cấu kiện thì / hệ số an toàn, như vậy tức là cũng "double stupid" rồi các bác nhỉ? >
xac suat
hoangphunhan mới chỉ là lấy hệ số an toàn riêng phần, có thể gọi là shared stupid
hoangphunhan
Renatosymn
tôi thấy thế này : tải trọng truyền vào kết cấu là A thì tính là A.n1 từ đó A.n1 -> phản lực là B và tính toán móng . Như thế B đã có hệ số an toàn . Tính toán SCT của cọc là C => SCT tính toán là C.n2 ( chú ý n1 và n2 --- có thể > hay < 1 các bác tự hiểu ) Như thế là an toàn tới 2 lần . Mà thiên hạ vẫn làm . Như vậy tính toán kết cấu bên triên dùng A.n1 . Nhưng tính toán kết cấu móng thì từ A không nhân với n1 cho ra B -> tài xuống móng là tải tiêu chuẩn -> SCT cọc phải nhân n2 . tức là dùng 1 lần hệ số an toàn . -> Tôi thấy thiên hạ không ai làm theo TCVN còn tiêu chuẩn ngoại thì không rõ . NHư thế lại sinh ra hệ số an toàn riêng phần và toàn phần . Như vậy xét góc độ nào đó với trình độ đưa tải A vào chưa hẳng đã chính xác 100 % vì nhiều yếu tố và hạn chế trong khoa học -> phải nhân thêm n1 để nói lên là độ tin cậy của A không cao . Rôi SCT cọc là C phải nhân với n2 lý do chắc gì thi công cọc và cọc làm việc đúng 100% sức chịu tải đã tính toán và thử tĩnh -> nhân n2 là an tâm . Như vậy ko thể hiểu "double NGU " mà là khoa học cho những con số tính toán đã là " NGU " rồi thì làm sao tin tưởng . Để khôn lên cần phải thêm năng lượng là n1 và n2 mà các bác cứ trăn trở hoài .
Renatosymn
dutrieu
cái mà mọi người gọi là hệ số ngu thực ra là từ khoa học thống kê và phân tích rủi ro mà có được đấy bác SƯ ạ. hê hê
dutrieu
inetryconydot
tất nhiên là hệ số an toàn riêng . CHứ chẳng phải là double NGu gì đâu mà các bác cứ băng khoăng . TCVN cũng là tiêu chuẩn thôi . Nếu là đúng rồi mà thêm hệ số vào nữa thì mới gọi là NGU
inetryconydot
RobbertooWig quan trọng là cái bụng bác nhỉ> sì pam bác Ngọc thôi, các bác thông cảm>
RobbertooWig
williamcuong Những gì bác nói đúng là rồi > Mặc dù thế các con số n1, n2 ko hẳn chỉ là do độ tin cậy ko cao mà nhân vào... mà đó là các kết quả nghiên cứu của bên xác xuất thống kê. Các hệ số này ko phải là hằng số mãi mãi, nó chỉ đúng trong 1 khoảng thời gian nào đó (vd 50 năm), và nó tăng lên theo từng thời kỳ. Tự nhiên hứng lên lan man quá Hihi
williamcuong
Stephenon Tôi lại xin có ý kiến. để giải thích rõ hơn cái riêng phần và cái toàn phần. Nếu như hệ thống TCVN đã đúng rồi hoặc sai rồi thì đã không có cái sắc mắc mà đ/c Oanh đã nêu. Vấn đề là nó chưa rõ ràng dẫn đến dễ hiểu nhầm (lầm). Khi tính kết cấu bên trên người ta đã tính tải trọng cho nhiều tổ hợp bao gồm các tổ hợp tính toán có hệ số an toàn cho các trường hợp hoạt tải và tĩnh tải (phân chia theo kiểu thời xưa của các cụ chúng nó) và các tổ hợp chẳng có hệ số nào mà hình như gọi là tổ hợp tiêu chuẩn. Khi tính toán bên dưới, sức chịu tải của cọc, nền được chia cho hệ số an toàn Fs. Vấn đề gây mâu thuẫn mất đoàn kết chính là anh Fs này đây. Chả là, trong một số tiêu chuẩn nền móng (thiết kế cọc trong TCVN .. không nhớ) hệ số Fs này lấy là 1,2 hoặc 1,4 gì đó. Trong các tiêu chuẩn khác, khi tính toán sức chịu tải cọc lại lấy Fs bằng 2 cho ma sát và 3 cho mũi... và trong xác định sức chịu tải theo thí nghiệm nén tĩnh thì lúc thì lấy 1,25, lúc thì lấy bằng 2, 3... Túm lại có rất nhiều Fs khi tính sức chịu tải cọc gây cho người sử dụng được phép thoải mái chọn sai nếu hiểu nhầm.(cho chúng mày chết). Nhà cháu cũng rất lúng túng khi phải tính toán cái này và khi có người hỏi về cái này. Oái ăm là họ chẳng chịu hỏi trực tiếp mấy ông gây ra chuyện này mặc dù họ ở rất gần. Thôi thì nhà cháu đành phải tìm ra cách riêng để tồn tại , xin chia sẻ: 1. Nếu không phải buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt nam TCVN, khi tính nền móng, nhà cháu theo luôn cái tiêu chuẩn mà các ông bên trên đã áp dụng để tính toán thiết kế. (đã đông bộ). Cách này sứong lắm, chẳng phải nghĩ ngợi gì cả. Không tin cứ thử đi rồi biết. 2. Khi phải áp dụng TCVN, nhà cháu dùng các Fs hơi to to cho tải trọng tiêu chuẩn (không nhân hệ số an toàn) và dùng Fs hơi nho nhỏ khi tải trọng có nhân các hệ số an toàn. Khi tính lún, nhà cháu chỉ dùng tải trọng tiêu chuẩn. Cái cách này, thực ra nhà cháu biết chưa chuẩn lắm đâu nhưng dù sao cũng sống được qua ngày chờ cái tiêu chuẩn của thầy Dũng ở trường DHXD được ban hành (tiêu chuẩn này rất tốt, nhưng khó được ban hành vì bị phản đối hơi nhiều bởi các ông già răng yếu thấy khó nhai quá). Xin các bạn cứ ném đá về phía tôi nhưng trúng thằng ngồi bên cạnh. (hơi sợ nhưng sướng). PS. Về chuyện các bạn nói chữ ngu:1 lần ngu hay 2 lần ngu hay 3 lần ngu thì vẫn là ngu. kiểu gì rồi vẫn cứ ngu. Quan trọng là biết tôi ngu ở chỗ nào để lần sau ... cứ thế.
Stephenon
RobertDum Màu đỏ: Có vẻ cụ này làm quả kết rồi đây. Mời các bác ném đá tiếp.>>> Màu xanh: Bẩm cụ, thế thằng nào mà dám ngồi cạnh cụ thế. Thằng này đúng là liều thật Bật mí phát: Rất nhiều cầu lớn do một đơn vị chuyên thiết kế về giao thông (có thằng tôi nó thông tin) đang dùng ULS để thiết kế cọc và nền (ASSHTO nhé), và vừa rồi tôi lại cũng gặp một chú thẩm tra (chả là tôi có liên quan thiết kế tí, dùng cái ACI) lại cùng quan diểm ULS cho thiết kế cọc, nền>>>. Có chú nào trên kia vote cho quả SLS chắc, không bị xử vì không có double safety factor (FS + Load Factor), tạm thời thế làm rõ cái bác Va Xà Bị.
RobertDum
MichelPurn
Ngay cả TCVN mà cũng bị pha trộn cơ à, tôi tưởng chỉ có sách giáo khoa thôi chứ. Đọc mà cứ thấy lẫn lộn các trường phái, chẳng thấy đâu ra đâu cả. Theo tôi được học ở đại học thì như thế này Thiết kế theo Ultimate Limit State psi*S <= phi*Rug psi*S = S* phi*Rug=Rug* S là kí hiệu của Load Strength (Lực lên đất) R là kí hiệu của Resitance (Sức của đất) psi là Load Factor (kết cấu sư công trình tính khoản này), psi > 1 phi là Resistance Strength Factor (các bác địa kĩ thuật tính khoản này), phi<1 Vì thế khi mấy bác kết cấu sư đưa lực cho mấy bác địa kĩ thuật phải nói rõ là lực ấy đã nhân với psi hay chưa. Còn nếu mấy bác địa kĩ thuật tính sức của đất phải nói rõ là Rug hay là phi*Rug. Một cái là ultimate capacity còn một cái là allowable load. Cách tính Rug* có 2 trường phái: Bắc Mỹ và Châu Âu Bắc Mỹ thì giống như đã trình bày ở trên Rug*=phi*Rug, trong đó sức của đất không bị factored. Châu Âu thì Rug*=f(factored strength parameters). Tính theo kiểu châu Âu có vẻ phức tạp, đặc biệt là khi khả năng chịu lực lại là hàm số của cả góc kháng cắt và sức dính như ở đất cát chẳng hạn. Mà nếu hàm số lại là bậc 2 trở lên thì kiểu tính toán này có vẻ không ổn. Đơn giản chỉ có thế, nếu dùng Service Limit State để kiểm soát biến dạng thì phi~0.333, còn thông thường nếu dùng Ultimate Limit State thì phi~0.7 hoặc 0.75. Khi thiết kế cho cọc khoan nhồi, tôi dựa vào độ tin cậy của thông tin được cung cấp mà tính phi. Có khi tôi chỉ dùng phi=0.4 vì thông tin kháo sát rất mù mờ.
MichelPurn
WeksizzySl Hê hê, thế mới là đa dạng sinh học. Sách giáo khoa hay TC đều là con đẻ của con người, nên nó cũng na ná giống nhau khi ở trong cùng một môi trường, hoàn cảnh. Đọc mà thấy lẫn lộn mới hay. Đọc một phát mà hiểu ngay thì chẳng còn gì để ngâm .... cứu cả.
WeksizzySl
EfrainKl Còn lâu họ mới nói rõ nếu không hỏi. Điều này không tin thì cứ xem các ông ấy trao đổi nhau ngay trên ketcau. com này và cả bên Hội Địa kỹ thuật Việt nam thì biết. Các ông ấy chỉ cấp thông tin 01 (một) tải trọng truyền xuống để tính cho tất cả các bài toán địa kỹ thuật mà chẳng nói rõ tải trọng đó có nhân hệ số vượt tải hay chưa. Còn mấy ông ĐKT lại không dám hỏi vì bản thân còn rất mù mờ về cái này. Hỏi nhỡ ra lộ bí mật là tôi không biết thì chết. Thế là cả làng toàn giải bài toán theo lý thuyết "tập mờ" và tranh luận inh ỏi lên, ai cũng giữ quan điểm của tôi một cách rất chi là ...
EfrainKl
WeksizzySl Bản thân riêng mỗi một tiêu chuẩn thì khó mà sai được bởi đa số là dịch và khi lập theo đơn đặt hàng của trên (nhà cháu không biết ai đâu nhé). Nhưng hệ thống tiêu chuẩn (bao gồm nhiều tiêu chuẩn) lại là các tiêu chuẩn được lập dựa theo các tiêu chuẩn nước ngoài có trường phái khác nhau. Khi ghép lại, nó cứ vênh vênh thế nào ấy. Thế mới chết. Thế mới có cái để bàn. Thế mới phải ban hành chính thức bản dịch EURCODE tồn tại song song. Chứ đồng bộ rồi thì làm thế để làm gì. Còn nhiều việc mà các bạn phải làm lắm. Cố lên.
WeksizzySl
inetryconydot
Tui chẳng hiểu tại sao Việt Nam cứ thích theo trường phải Liên Xô. Còn khi muốn theo trường phái khác thì không theo hẳn mà phải pha trộn giữa cái cũ lẫn cái mới. Kiểu này chắc vừa khó cho người học lẫn người làm. Kĩ sư làm việc thì chắc bận tối mặt tối mũi moi đâu ra thời gian nghiên cứu, vì thế nếu phát hành tiêu chuẩn dễ hiểu bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu cho họ. Còn mấy ông nghiên cứu trong trường đại học thì cũng nên tập trung mà nghiên cứu để đăng bài báo khoa học. Kiểu gì mà tôi thấy Việt Nam loạn giáo sư tiến sĩ mà chả mấy bài báo khoa học được đăng cả. Kiểu này thì đất nước ta toàn những cao thủ mà vẫn "nghèo" nhất thế giới (cả về khoa học lẫn kinh tế).
inetryconydot
DonaldMi
Trước đây tôi thiết kế 1 công trình tính móng cọc ép, để tính số lượng cọc tại chân móng tôi dủng THi= DL+LL+WLimax (i=1-4: là số thứ tự của tổ hợp có gió làm cho chân cột có lực dọc lớn nhấn (Chia sẽ thêm là liên kết chân cột với móng là "khớp" chứ ko phải "ngàm" - nhiều sinh viên và cà KS 5-6 năm kinh nghiệm cũng cứ chọn liên kết ngàm - chuyện này nước ngoài nó ko làm vậy, nhiều cuộc tranh cải rồi... sau khi lấy lực dọc tổ hợp tôi chia cho Ptk (tai trọng thiết kế của cọc -> được số lựoc cọc sơ bộ) sau khi tôi làm việc với thằng thẩm tra conico (học dân lập mới ra trường) nó bảo sai rồi, lấy THi = 1.1 DL+0.9 (1.2LL+1.2 WLimax), tôi không cài làm gì mà cho lính làm lại, và kết quả là hắn tự hào mới ra trường giỏi quá!!!!
DonaldMi
profillink10 Cái màu đỏ : CONINCO thì họ không chuyên về thiết kế, nhưng cũng hay thẩm tra người khác, ở đâu cũng có người nọ người kia mà bác, không có nghĩa là CONINCO không có người làm tốt đâu bác ơi Bên tôi thì chủ yếu làm thiết kế nhưng nói thật rất ngại thẩm tra, vừa tiền ít vừa mất thời gian
profillink10
hoangthienthu Dại thế, thẩm tra là đi học không mất tiền. Vừa được tiền vừa Oách. Ít là ít thế nào. Khi không thể thiết kế thì đi thẩm tra. Khi thất nghiệp thì lập công ty tư vấn tìm việc cho người khác. và còn nhiều cái KHI lắm. )
hoangthienthu
hoang tuan Câu này bác nói rất chính xác,thẩm tra nhiều thì biết được nhiều cái rất hay.E lại rất thích thẩm tra.
hoang tuan
phuonganh12 Dạ, vừa được tiền vừa oách thì là công việc của "chuyên gia" chứ không phải "thẩm tra" bác ơi. tôi đành mang tiếng dại vậy 4 năm rồi giờ mới nhận đúng 1 công trình thẩm tra>>> @all : sorry, các bác quay lại chủ đề đi ạ
phuonganh12
Robertplus
Mời các bác bình loạn cái bảng tính này của từ một chuyên gia của công ty lớn và có kiểm tra của người nước ngoài nè (tính theo AASHTO nhé): 1. Tính sức chịu tải cọc: > > Xin lỗi các bác là cái số liệu nó ko in đc mà cũng chả quan trọng. Quan trọng là cái công thức mà các bác đang bàn. 2. Nội lực cọc tính ra: > >
Robertplus
dudung
Khủng bố à, đ/chí Hậu ơi
dudung
Arshes nhìn cái bảng này quen quá tôi có trong tay khá nhiều phầm mềm inhouse tính cọc,raft, etc do thầy Poulos và một số đồng nghiệp viết, tuy nhiên không thể distribute được. nói cho mọi người thèm khakha
Arshes
53caugiay Em đang nhờ các bác bình loạn xem có đúng không? Lâu giờ thấy thiên hạ làm thế này. Tôi thì không có thời gian nhiều mà nghiên cứu nên chép lên nhờ các bác bình loạn xem.
53caugiay
GeorgeEr Đừng có nói là bác lập nên đấy nhé!
GeorgeEr
hoibmtose005 Lập bảng tính này dễ thôi mà. Chỉ có điều lập đúng hay sai thôi.>>>
hoibmtose005
greent
Đấy không phải là bảng tôi lập, nhưng nhìn qua là hiểu. Nó rõ ràng là tính cả ULS và SLS, cái factor phi hình như hơi thấp thì phải toàn là 0.4 với 0.5 cả. Cái photo ông upload hơi nhỏ nên tôi nhìn không rõ lắm, nhưng hình như để điều chỉnh giữa ULS và SLS thì phải đưa thông tin vào ô "Extreme Event Limit State..." . Nếu nhập vào là 1 thì có nghĩa là ULS vì nó đã dùng phi ở trên rồi. Còn nếu nhập vào là 0.333 hay tương tự thì nó là SLS. Phóng hình to ra rui nhìn rõ hơn thì sẽ bình luận thêm.
greent
rtgreter vret ẻ Đã theo ý của bác. Nếu cần tôi phóng thêm gấp đôi nhé .
rtgreter vret ẻ
mtv_0201
Thực ra khi tính toán theo TCVN nếu dùng ULS thì cũng chỉ hơn SLS khoảng 1.1 lần, ăn thua với nhau làm gì con số cỏn con này cho mệt óc>. Tôi nghĩ TCVN dùng ULS là vì khi xác định Ptk từ thí nghiệm nén tĩnh cọc, TCVN cho phép lấy hệ số an toàn Fs<2 nếu kết quả thí nghiệm đáng tin cậy, trong khi BS thì Fs phải lấy từ 2-3. Như vậy, mặc dù BS dùng SLS để tính số lượng cọc nhưng kết quả cuối cùng sau khi thí nghiệm tải tĩnh thì số lượng cọc vẫn nhiều hơn do phải lấy Fs>=2.>>. @bác Oanh, AAshto thì tôi không rõ, chứ theo ACI cho building thì nó cũng dùng SLS bác ơi, ACI 318, Chapter 15,mục 15.2.2 nó nói là dùng unfactor. Đi pha ly cà fé rồi ngồi hóng tiếp.
mtv_0201
Amen1402 Thì tôi cũng dùng unfactored mà>>>.AASHTO chắc giống ACI>>>
Amen1402

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Các bác Pro Giúp em cái móng thang máy này với!    (có 13 câu trả lời)
       Thấu kính xuất hiện trong hố khoan! :cool:    (có 16 câu trả lời)
       Cọc đã TN nén tĩnh "phá hoại" có được sử dụng lại làm móng công trình được không ?    (có 102 câu trả lời)
       Đài móng cọc nhồi 5 cọc    (có 51 câu trả lời)
       Giá thành cọc khoan nhồi    (có 8 câu trả lời)
       TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ??    (có 51 câu trả lời)
       cọc khoan nhồi cách tường nhà kế bên bao nhiêu?    (có 6 câu trả lời)
       Kiểm tra khả năng chọc thủng của đài cọc?    (có 10 câu trả lời)
       Cọc 200x200 ép vào sét cứng !    (có 10 câu trả lời)
       tổ hợp tải trọng    (có 6 câu trả lời)
       Các anh giúp em về cọc khoan nhồi!    (có 8 câu trả lời)
       Cọc khoan nhồi btct    (có 12 câu trả lời)
       Thay đổi thông số cọc thí nghiệm thăm dò    (có 8 câu trả lời)
       "Cọc chống" có sức kháng ma sát thành bên không ?    (có 180 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK "một rừng cọc"?    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý cọc khoan nhồi dưới biển    (có 34 câu trả lời)
       Sức chịu tải cọc bị nghiêng?    (có 29 câu trả lời)
       nên chọn phương án móng như thế nào!    (có 19 câu trả lời)
       số liệu địa chât!    (có 5 câu trả lời)
       Nên sử dụng móng cọc khoan nhồi hay cọc ép    (có 12 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top