Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Rms của cọc ống thép - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Rms của cọc ống thép

     Trong thực tế, do một số yêu cầu riêng, cọc ống thép nói riêng và cọc ống có thành mỏng nói chung đã được đóng hoặc ép xuống làm móng công trình mà không được bịt mũi cọc. Đất sẽ lọt vào trong lòng cọc đáng kể trong quá trình hạ cọc. Trong nhiều trường hợp, cao độ đất bên ngoài bằng đúng với cao độ đất bên trong. Với loại cọc này, việc tính toán sức chịu tải của cọc sẽ tính như thế nào. Thành phần sức kháng ma sát bên của cọc đương nhiên sẽ phải xét đến phía mặt bên ngoài của cọc (Fms ngoài). Rõ ràng là có tồn tại thành phần ma sát bên phía bên trong lòng cọc (Fms trong) như hình vẽ dưới đây. Cái thành phần Fms trong này sẽ được kể đến như thế nào khi tính sức chịu tải của cọc ? > Cái vấn đề này đã được trao đổi vơí một bạn Sv trường DHXD Hà nội và tôi đề nghị bạn đó viết lại lên Ketcau để mọi người tham khảo. Do chờ quá lâu (1 tháng) mà vẫn chưa thấy bạn đó viết lên đây nên tôi đành phải làm vậy. Không bảo được người khác làm thì đành phải tự làm thôi.
Có 37 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất
tontai Khi cọc ống có đường kính là 9,7621 km và bề dày của thành cọc là 5,126 cm thì thành phần Fms trong có đáng kể không ? Nếu có thì cái nhận xét trên của bạn sẽ là như thế nào nhỉ ?
tontai
SpencerJalf Bác vị dụ đến 9.7621m thôi, làm gì ví dụ đến trường hợp tổng quát thế. Mà với cọc này thì nếu thu nhỏ kích thước lại thì với đường kích 976.21mm thì chiều dày thành của nó là 0.005126mm. Đây là phép chuyển analogy tôi áp dụng cho cái cọc khủng long của bác, để tiện làm thí nghiệm kiểm tra. Cọc này không thể hạ, và sẽ mất ổn định thành khi chịu tải thì nói gì đến chứng minh nó có ma sát hay không bác nhẩy.
SpencerJalf
michaelyork vật liệu làm cọc được lấy từ sao "Tinh tướng" có đặc tính siêu cứng không mất ổn định được. Khi ép cọc vào đất, nó đi thun thút sâu đến 20 km.
michaelyork
con voi con ..Lần đầu chui xuống đất, nếu không phải, mong các bác chỉ bảo cho. Nếu đất hai bên là như nhau, sau khi thi công xong cọc thì đổ bệ cọc, thành ra cái cọc nó có mũ chụp kiểu ống bơ. Nếu đúng là như vậy thì sức chịu tải của cọc dựa vào ít nhất 2 phần, 1 là thân cọc, 2 là phần đất bên trong. Khi có tác dụng tải trọng từ trên xuống, cọc bị lún (nếu cọc không lún thì có nghĩa là chân cọc chạm vào đá cứng và trong trường hợp thành cọc đủ dày). Việc lún này kéo theo phần đất bên trong thân cọc bị lún (kiểu như ép không cho nở hông, mà trước hết là phần trên đỉnh cọc. Nếu cọc lún càng nhiều, đất trong lòng cọc càng đặc, ma sát giữa đất và thân cọc càng lớn, và có thể còn lớn hơn so với ma sát thân cọc bên ngoài. Phần đất bên trong cũng góp phần chịu gánh đỡ tải trọng một cách tương đói trực tiếp từ trên xuống, thông qua sự truyền tải trọng của bệ trụ (nắp chụp đầu cọc). Còn việc tính toán như thế nào thì các bác am hiểu thông số của đất tính tiếp.. Tôi mời các bác chém ạ.
con voi con
ewrewrwewe Hôm nào bác có dịp vào HCM, anh tôi ngồi làm ít bia, rồi tranh luận tiếp nhé. Bác còn xem sao, tức hơi bị cổ. Tôi đây dùng đến "Vi Tính" nên hiện đại hơn chút. @tnlinh: bác mới chui xuống đất mà phát quả chính xác thế không biết.
ewrewrwewe
xac suat Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
xac suat Nhiều người cứ ngại chui xuống đất. Thực ra nhiều khi chui xuống đất còn dễ thở hơn ở trên mặt đất ít nhất là đối với tớ. Tôi thấy tnlinh thở ở dưới đất rất tốt đấy. Suy luận của tnlinh hoàn toàn đúng. Đây cũng chính là suy luận để kể thêm phần sưc chịu tải của nền đất dưới móng bè trong hệ móng bè cọc. Chỉ có điều, để tính toán cái này thì không đơn giản, có khi còn liên quan đến cái nền đất ở mũi cọc cơ đấy.
xac suat
viet toan 12 Em rất thích bác Ngọc hay đẩy mọi thứ gần đến hoặc đến cực hạn của giá trị để mà xét trường hợp tổng quát; Tôi thấy Fms cái cọc của bác trên đây chỉ đáng bàn khi lấy cọc đó làm móng đỡ các vì sao trong thiên hà ("trên giời") thôi, còn công trình "dưới mặt đất" thì tôi chưa thấy bao giờ :d;. Liệu nhằm nhò gì với loại cọc tôi tượng làm từ các "hạt cơ bản" của hạt nhân đóng vào "nền đất nguyên tử", lúc đó Fms "xét" như thế nào hả bác?
viet toan 12
CharlesEn Các bạn hay bị các con số làm nhiễu. Thực chất, cái cọc có đường kính hơn 9 km và bề dày hơn 5 cm chính là 1 bức tường thép thẳng băng có bề dày hơn 5 cm đóng xuống đất mà thôi. Lúc này việc tính toán cái bức tường này sẽ được chia đều trên 1 m dài và sức chịu tải ma sát của nó sẽ buộc phải tính cả ở bên ngoài "cọc" lẫn bên trong "cọc" tức là cả hai bên bức tường. Cái ví dụ này chỉ để muốn nói là cái kết luận bỏ qua ma sát bên trong của cọc là cần phải xem lại. Lý do của việc xem lại đơn giản là ta đã có một cực hạn ở đầu này là không bỏ qua ma sát bên trong và ở đầu kia có bỏ qua ma sts bên trong thì sẽ tồn tại một điểm đâu đó ở giữa phân định giữa cái có đáng kể và cái không đáng kể đó. Cái điểm này ở đâu chính là để phân định phạm vi áp dụng của các phương pháp tính. Đây là một trong các phép suy luận biện chứng và không thể vội vàng cứ kết luận bừa được đâu.
CharlesEn
puma12 43
Xin chào tất cả mọi người! Tui là thành viên rất mới, hâm mộ ketcau.com đã lâu, chỉ xì xụp đứng ngoài đọc thôi, nhờ mãi mới có người đăng ký giúp để làm thành viên mới. Gửi lời chào tới tất cả mọi người, mong được tham gia cùng các đại ca não luyện nhé. Tui hok phải dân kỹ thuật, hok phải kỹ sư mà là kinh doanh. Bên tui sản xuất cọc ống thép tại Việt Nam, đọc bài viết về cọc cũng hiểu chút mà tui thấy thực tế nó hok quá khó (hay tại tui biết ít quá nên chưa hiểu được hết, cái này người ta gọi là "điếc không sợ súng" á). Hoặc cũng tại vì bất kể dự án nào, bên tui cũng có kỹ sư Nhật tư vấn nên tui hok thấy nó khó. Vài câu intruduce bản thân. Rất mong được cùng các bác, anh chị tìm hiểu thêm về cọc ống thép nhé.
puma12 43
MichelPurn Bên bác chắc là J-Pipe. Nếu đúng thì thằng này từ Hyundai Huy Hoang ----->Jeon An Vina---->J-Pipe (một loạt chú Nhật nằm trong này). Bên bán thì hiểu làm gì cho nhiều, nhức đầu bác. Để bọn mua nó thiết kế, rồi nó chọn. Thằng bán mà ý kiến lằng nhằng là chúng nó đuổi thẳng cổ đấy!!!
MichelPurn
bachtuu Vấn đề ở chỗ cái ví dụ của bác trở thành bài toán phẳng (plain strain) còn bài toán cọc nó lại là bài toán đối xứng trục (axisymetric). Giống như cái cọc PHC đường kính 1000, chiều dày thành là 150mm so sánh với cái tường có chiều dài 3141.6mm có chiều dày là 150mm. Hai thằng này tôi nghĩ cái ứng xử của chúng nó hoàn toàn khác nhau, kể cả ma sát và mũi đấy nhỉ.>
bachtuu
hoang tuan Bạn vẫn chưa hiểu cách lập luận. Hay đi nhanh ngay vào chi tiết. Chính vì nó có khác nhau nên người ta mới phải tìm điểm phân giới hạn khác nhau đó.
hoang tuan
Alegowasea Đúng là tôi chưa hiểu thật. Tôi vẫn chỉ hiểu không phải lúc nào cũng có cái ma sát này. Cần phải đánh giá tùy trường hợp cụ thể thôi à!!! Cái này mới chính là cái để anh tôi ta làm ăn chứ bác nhỉ. Chứ cái nào bác cũng muốn tổng quát, rồi viết vào tiêu chuẩn thì chít cả nút à>
Alegowasea
thuymo Em đồng ý với bác à Cho tôi hỏi thêm: Theo em, việc xét ma sát thành trong của cọc ống thép khi tính toán thiết kế là cần thiết. Câu hỏi đặt ra: 1. Làm sao khi thiết kế có thể giả định (hay xác định) được chiều dày đất chui vào lòng ống và hệ số ma sát giữa thành cọc và đất bên trong để tính sức kháng ma sát của đất đối với cọc? 2. Trong trường hợp cọc chịu tải trọng rung, tính Fms như thế nào ạ?
thuymo
profilmuoibay17 Người ta vẫn tính được ảnh hưởng của ma sát thành trong mà không thèm quan tâm nhièu lắm đến chính bản thân nó. Vì vậy hai cái vấn đề mà bạn vừa nêu sẽ không phải là quyết định. Nghĩ thử xem sao Hê hê.
profilmuoibay17
RobertDum Hồi ở SPCT bọn tôi có làm một động tác (để giải quyết một sự cố), làm thế này. Đóng một cái ống thép đường kính 300mm vào nền, rồi sau đó rút cái ống này lên. Kết quả là thấy toàn đất trong cái ống này. Vậy thì đất trong cái ống có tạo ra lực ma sát để giữ cái ống này không nhỉ
RobertDum
sieunhangiambeo Khi kéo lên thì : Không Khi ấn xuống thì có nhưng phụ thuộc chủ yếu vào đất tại mũi cọc. Với cái ống càng nhỏ thì cái ma sát bên trong ống càng chẳng có ý nghĩa quái gì hết cả khi xét đến sức chịu tải của cọc
sieunhangiambeo
suanhadthouse Liệu có phải xét đến ảnh hưởng ma sát đất với thành trong cọc quyết định đến phương án thi công không ạ? Vì nếu ma sát lớn sẽ dẫn đến chối giả trong quá trình thi công và cọc khó hạ đến cao độ mong muốn. Do đó, thông thường người ta dùng vòi xói áp lực cao để hạ cọc hoặc đào đất trong lòng cọc ống khi hạ cọc. Em hiểu rằng cái quyết định tính ma sát thành trong do tính chất đất tại mũi cọc (trong khoảng 2D hoặc 2t) như bác Ngọc nêu ở trên có phải ko ạ? Vì rằng nếu đất dưới mũi cọc nhão nhoét như bùn thì ma sát thành trong phía bên trên có cao đến giá trị vô cùng cũng chẳng còn ý nghĩa một tý tẹo tèo teo nào trong việc tăng cường thêm sức chịu tải cho cọc . Còn trong tính toán thiết kế sức chịu tải cọc trong giai đoạn sử dụng tôi đoán ít có người xét đến thành phần ma sát trong lòng cọc nhằm đơn giản hóa tính toán cũng như an toàn hơn Có tính toán phân tích đến đâu, cuối cùng thì vẫn phải Static Compression Test cho đến tải trọng phá hủy (ultimate) hoặc đến 2 - 2,5 lần tải trọng khai thác phải ko à? Em đoán đại như vậy có trúng chỗ nào không các bác?
suanhadthouse
daohiepukb Cái màu xanh. Trường hợp ma sát bên trong lòng cọc lớn rất nhiều so với khi có đất bên trong đó chính là cọc đặc. Lúc này nó có "chối giả" nữa không ?
daohiepukb
thuymo Lực do ma sát phụ thuộc vào chuyển vị tương đối của 2 vật tiếp xúc nhau. Khi cọc bị lún, đất bên trọng cọc phần đầu cọc cũng lún theo. Chuyển vị tương đối lớn nhất sẽ là từ đáy cọc, bởi chính chỗ này là cửa để đất đùn vào thân cọc. Do đó, nếu có lập công thức tính thì (chăc) cần lưu ý ở đáy cọc, nó có thể xem là điều kiện biên để tính toán lực ma sát phân bố dọc theo thân cọc. Lực ma sát không những phụ thuộc vào áp lực ngang với mặt tiếp xúc (trường hợp này là độ chặt của đất nén theo phương ngang) mà còn phụ thuộc vào chuyển vị tương đối của đất trong thân cọc và cọc tại vị trí xem xét. Theo logic, càng lên cao độ chặt của đất trong thân cọc càng nhỏ -> hệ số ma sát trượt nhỏ, đồng thời chuyển vị tương đối của đất cũng nhỏ hơn phía dưới, nên lực ma sát là nhỏ. Ở vị trí nào đó chuyển vị tương đối bằng không, nên lực do ma sát là bằng không, tính từ điểm này lên trên, lực ma sát này đều bằng không. Khi mà đất trong lòng cọc rất đặc, đặc biệt là ở đoạn đầu dưới của cọc, nó có thể bị kẹt cứng và tạo thành thân cọc. Lúc này nó lại là cái khóa không cho đất chui xuống (nếu nhấc cọc lên như trường hợp bác nguyencongoanh nói). Khi đó, cọc chịu lực ở đây được hiểu là cọc vỏ thép/bê tông cốt thép + đất trong lòng cọc. Với vài đặc điểm như vậy, ngồi tịnh tâm thì có thể lập ra công thức để tính lực ma sát giữa cọc và đất trong lòng cọc dọc theo chiều dài của cọc. Nhờ bác NGOC_IBST chỉ giáo cho.
thuymo
nguyentrungata
Theo nhà cháu đọc và hiểu thì hẳn có xét đến ma sát bên trong thành cọc, còn xét như thế nào thì cũng có công thức rồi. Về cơ bản cái ma sát thành trong này nó phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ giữa đường kính trong và chiều dài cọc, cả loại đất nữa. Đường kính trong so với chiều dài cọc càng nhỏ thì tác dụng của ma sát thành trong càng không đáng kể (cái này gần giống với cái silo effect mà nhà cháu đang mần). Vụ này còn liên quan đến cái áp lực chủ động hay bị động gì đó giữa đất và cọc, nhưng nhà cháu ko biết giải thích thế nào Khi đường kính trong quá nhỏ, có thể hình dung là ma sát nó sẽ không huy động được hết suốt chiều dài mà đất nó chèn, một phần tương tự như hiệu ứng nhóm cọc vậy. Lúc này ma sát thành trong so với cái bản thân cột đất trong cọc là lớn, nên khi cọc chuyển vị sẽ ôm luôn cái cột đất trong cọc đó chuyển vị theo, cái ma sát giữa thành trong cọc và đất luôn tồn tại, thậm chí có thể lớn hơn bình thường xong nó lại không có tác dụng với sức chịu tải của cọc, đây là lý do tại sao bác Oanh nhổ cọc lên mà nó ôm đất lên theo. Còn các công thức tính mức ảnh hưởng của ma sát trong như thế nào hẳn phải được dựng lên từ các thí nghiệm. Cuối cùng vẫn phải thí nghiệm như bác dxhoa_hcm nói, tuy nhiên việc test luôn cần thiết với bất kể loại cọc nào
nguyentrungata
Alewohabee Heheheee, chào các bác, tôi thì lâu ngày không đụng đến và cũng không phải là dân học thuật, nên không bít nói ra các bác có nghe không, chứ theo tôi thì làm gì có cái ma sát bên trong ấy, chỉ ngay sau khi đóng và bắt đầu chịu tải thì đất bên trong cọc nó sẽ bị nén lại để thành cái cọc đặc ấy chứ. Số là ở đỉnh cọc thế nào cũng có đài cọc, đài cọc chính là cát nút để "nút" chặt không cho thằng ma sát trong nó tác oai tác quái. Đưa thằng "ma sát trong" này vào đội hình thì chỉ có lợi cho kẻ thù, thêm nguy hiểm hơn thôi. Mấy lời cùng các bác.
Alewohabee
inetryconydot Trường hợp này thì "chối thật" vì cọc và đất trong lòng thành 1 thể tuy 2 là 1, ma sát bên trong rất cao không còn ý nghĩa do cọc đã thành "cọc đặc". Nếu là cọc đặc thì cứ xét theo cọc đặc, có phải không các bác? Nghĩa là chẳng thèm quan tâm đến Fms trong giai đoạn sử dụng nữa, chỉ quan tâm trong giai đoạn thi công thui. Có ý kiến théc méc thêm: Nếu có Fms trong thành cọc ở mức độ nào đó, từ nhỏ đến vô cùng. Theo định luật II New tơn, đất trong lòng cọc chịu 1 phản lực tác dụng, tưởng tượng như chịu lực cắt hay ứng suất cắt. Vậy tổng lực cắt này truyền đi đâu? Chắc chắc xuống phía dưới ạ. Vậy các bạn thử cắt 1 mặt cắt ngang mũi cọc xem biểu đồ ứng suất của đất ở đây thế nào và xét đến sức chịu tải của đất nền tại "khoảng không gian" này xem điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp "đất yếu" hoặc "đất khỏe". Tôi cho rằng ma sát trong thành cọc ngoài khoảng 2D hoặc 2t chẳng còn ý nghĩa nhiều so với sự yếu khỏe của đất dưới mũi cọc "trong quá trình cọc làm việc". Thế nên, tại sao tiêu chuẩn quy định cần hạ cọc đến tầng đất tốt (mặc dù "tốt" ở đây vẫn chưa rõ ràng cho lắm)
inetryconydot
Rolandpr Nếu đất trong lòng cọc không chạm đến đáy đài cọc thì thế nào ạ
Rolandpr
DonaldMi Vậy tại sao khi kéo lên thì không còn khi ép xuống thì lại có? Tôi nghĩ khi đã đạt đến một giới hạn ma sát nào đó thì cái đất trong cái lòng cọc sẽ đi cùng với cọc chứ lị. Không biết tôi nghĩ thế có đúng không nữa.>. Sao lại không có ý nghĩa quái gì bác. Nó chứng minh cái gì đấy chứ bác.
DonaldMi
lightzar Cái màu đỏ là cái tôi muốn thể hiện. Có ma sát giữa cọc và đất trong cọc không có nghĩa là nó sẽ huy động thành sức chịu ma sát cho chọc. Vì, khi đạt được chuyển vị nào đó, đất trong lòng cọc và cọc có cùng chuyển vị đi xuống, khi mà đất chui vào lòng cọc đủ nhiều và thắng được cái đoạn chịu mũi kia. Tôi có nói là đất trong lòng cọc không ma sát với cọc bao giờ đâu? Mà vấn đề ở chỗ có kể đến khi tính toán sức chịu tải không thì cần phải phân tích giống kiểu bác tnlinh bên trên ấy ạ. Đó là phải biết được cái chuyển vị tương đối giữa các đồng chí đất bên ngoài cọc, đất trong cọc, và cọc. Sở dĩ đất ngoài cọc cần kể đến mà sát là có tồn tại chuyển vị tương đối giữa cọc và đất ngoài cọc. Còn đất trong cọc với cọc chưa chắc có chuyển vị tương đối thì lấy đâu ra ma sát mà huy động bác nhỉ.
lightzar
suanhadthouse Em xin phép chém gió tý Khi ta đã thi công xong cọc mà cường độ vỏ ống thép > cường độ nền đất bên ngoài cọc > cường độ đất bên trong cọc (trường hợp các lớp địa chất bên hông cọc yếu hơn các lớp địa chất bên dưới đáy cọc) ----> khi cọc chịu lực --> đất bên ngoài sẽ chiu vào trong -->> có chuyển vị ---> có ma sát bên trong (kể cả trường hợp có đài rồi thì đất cong lòng cọc sẽ bị nén lại --> vẫn có ma sát bên) hichic
suanhadthouse
GordonEt Hehehee, thực ra nói như trên chỉ là một trường hợp, tổng quát hơn, cứ coi là phía trên không có đài cọc, thì cũng không có ma sát thành trong. Ma sát chỉ thụ động xuất hiện khi có sự trượt giữa cọc và đất. Đương nhiên đất ở phía ngoài được "đất mẹ" giữ lại, nên mới có ma sát với thành cọc. Đất phía trong cọc là đất "mất gốc", nó tịnh tiến lên/xuống cùng với thành cọc, vì thế không có ma sát. Trừ phi đường kính trong của cọc ở một mức độ siêu lớn nào đó, chứ trong khoảng 0,3-1,2m trở xuống thì chắc không thể hình thành ma sát bên trong cọc được. Để thấy, ciả dụ, khi ta rút cọc ống thép lên, đất bên trong cũng lên theo, thế thì ma sát ở đâu?
GordonEt
hiepsitayto Thế cái thí nghiệm SPT bác giải thích thế nào? Làm sao lấy được mẫu?
hiepsitayto
tungch46 Hình như bạn nhầm ý của bạn XUANTHUY. Cái ma sát trong lòng cọc mà bạn XUANTHUY nói là khi xét đến sức chịu tải của cọc. Đọc chậm thôi. Đọc nhanh quá đây.
tungch46
tieu sao Cám ơn bác, tôi góp ý cho cái ý bên trên. Ý của tôi là do có ma sát mới rút được mẫu lên đấy ạ. Lực ma sát trong mẫu SPT lớn hơn "sức dính" của đất tại mũi khoan nên nó mới "đứt cái phựt". Nghĩa là dù đóng lên hay xuống vẫn có ma sát giữa đất và thành cọc .
tieu sao
hoibmtose005 Cái màu đỏ là Đúng rồi. Với ý này có thể phát triển để suy luận cho sức chịu tải ma sát thành trong của cọc đấy. Chỉ có khác là theo chiều đi xuống. Cố lên, sắp bắt được Tây rồi.
hoibmtose005
Danielpr Cám ơn anh đã động viên. Nhưng phần nội dung dưới đây chưa có ai trợ giúp, cứu tôi với : Có ý kiến théc méc thêm: Nếu có Fms trong thành cọc ở mức độ nào đó, từ nhỏ đến vô cùng. Theo định luật II New tơn, đất trong lòng cọc chịu 1 phản lực tác dụng, tưởng tượng như chịu lực cắt hay ứng suất cắt. Vậy tổng lực cắt này truyền đi đâu? Chắc chắc xuống phía dưới ạ. Vậy các bạn thử cắt 1 mặt cắt ngang mũi cọc xem biểu đồ ứng suất của đất ở đây thế nào và xét đến sức chịu tải của đất nền tại "khoảng không gian" này xem điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp "đất yếu" hoặc "đất khỏe". Tôi cho rằng ma sát trong thành cọc ngoài khoảng 2D hoặc 2t chẳng còn ý nghĩa nhiều so với sự yếu khỏe của đất dưới mũi cọc "trong quá trình cọc làm việc".
Danielpr
CharlesEn
minh họa cho tác dụng của ma sát bên trong cọc: cái thí nghiệm dao vòng, mẫu đất to hơn dao vòng một tẹo, các bác muốn đất chui vào dao phải ấn một lực nhất định, lực tác dụng để cắt được mẫu đất này lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào ma sát/dính thành trong đấy.
CharlesEn
thietkelogo
Cũng xin minh họa cho trường hợp có ma sát trong lòng cọc lớn đến nỗi đất không phòi thêm được vào trong lòng cọc: Lấy cái ruột bút bi cắm vào đất thấy đất chỉ chui vào trong lòng cọc "ruột bút bi" có một ít rồi thôi.
thietkelogo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       a đi thi công nhiều chỉ dùm e với    (có 35 câu trả lời)
       Móng cọc?    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi cách xác định qp, fs cho trường hợp chỉ số sệt <0    (có 6 câu trả lời)
       Lún trong móng cọc    (có 31 câu trả lời)
       lớp đất không có góc ma sát fi    (có 12 câu trả lời)
       cần giúp đở 1    (có 18 câu trả lời)
       Các bác giúp em móng cọc lệch tâm!    (có 15 câu trả lời)
       Bác QUYHOI KSXD vào giúp em phát    (có 5 câu trả lời)
       Khối móng quy ước????????????    (có 5 câu trả lời)
       Đề suất phương án móng cọc    (có 22 câu trả lời)
       cọc chịu tải ngang    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán chọc thủng cho đài cọc    (có 17 câu trả lời)
       đài cọc có được vát đi không!    (có 36 câu trả lời)
       Vấn đề về đài móng cọc cho cột chữ L    (có 11 câu trả lời)
       chọn số lượng cọc cho đài    (có 10 câu trả lời)
       Cốt đai cọc khoan nhồi, có ai quan tâm ko?    (có 45 câu trả lời)
       Cách tính toán module biến dạng E    (có 14 câu trả lời)
       Liệu em bố trí móng cọc thế này có ổn không    (có 37 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ bản vẽ cọc khoan nhồi...    (có 5 câu trả lời)
       Cọc chịu tải trọng động đất    (có 30 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top