Lún trong móng cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Lún trong móng cọc
mọi người cho tôi hỏi,khi tính lún cho mngs nông thì tôi vẫn làm theo phương pháp cộng từng lớp.đối với móng cọc thì xác định khối móng quy ước rồi làm tương tụ.khổ nỗi bây giờ cái ứng suất gây lún tại đáy khối quy ước lại nhỏ hơn ứng suất bản thân tại đó.ko lẽ móng ko lún.có cách khác để tính ko mọi người.giúp tôi với,em đang làm đồ án móng
Có 31 câu trả lời!!
|
|
|
Tính lún đến độ sâu mà ứng suất gây lún bằng 0.2 ứng suất bản thân
|
Stevennefs |
|
|
0.2 áp dụng cho giao thông, còn dân dụng áp dụng 0.1 bác ạ. Với lại càng nhỏ thì tính càng chính xác chứ nhỉ. Ơ thế hôm nào xuống tham quan dự án đi nhỉ? Có nhiều cái để học hỏi lắm
|
kukuca |
|
|
hic.bác ko đọc kĩ bài của tôi rồi.vấn đề là ở đáy khối móng quy ước thì ưs bản thân đã lớn hơn ưs gây lún rồi.nghĩa là thỏa đk mà bác nói luôn ấy
|
MichelPurn |
|
|
Lớn hơn thì liên quan gì bác. Bác cứ làm thế này thì sẽ ra cái độ lún đó thôi. Nhớ là đối với khối móng tương đương thì toàn bộ đất và cọc của phần khối này phải được tính vào để tính cái dp bên dưới nhé
p1i=gammaxz------>e1i
p2i=gammaxz+dp------>e2i trong đó dp=k(B,L,z)xP
si =(e1-e2)/(1+e1)----->s=s1+.....+sn
Việc ứng suất gây lún nhỏ hơn ứng suất bản thân ở cái đáy khối qui ước là có thể xảy ra, chuyện này chẳng có gì phải băn khoăn cả.
|
tontai |
|
|
nhưng nếu nó đã thỏa điều kiện lớn hơn 0.1 lần ở ngay tại đáy khối móng nên tôi mới hỏi.tại bác ko đọc kĩ bài của em.ý tôi là có phải nó lún mà rất nhỏ nên coi như thỏa có được ko ấy ạ
|
deptrainhatnha |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Cậu này viết không rõ rồi cứ trách người ta ko đọc kỹ
Nếu ứng suất đã đạt điều kiện trên rồi thì thôi không cần tính lún nữa.
|
hyutars |
|
|
hình như ko hẳn cho giao thông hay xd, nhà cháu nhớ là nó quy định theo nền đất cơ, đất yếu thì 0.1, ko yếu là 0.2.
@màu đỏ: chuẩn về logic>.
Bác Oanh làm thực tế nhiều thử nghiệm lại xem nó có đúng không, áp lực gây lún thường tắt sớm hay muộn hơn tiêu chuẩn quy định, cái này quan trắc nhiều là biết. Nhà cháu đang muốn biết điều này. Thanks!
|
casinomkw |
|
|
Tính đến khi nó =0.01 áp suất bản thân đi. Thế nên việc đưa cọc vào có thể làm giảm độ lún là lý do như thế đấy
|
JacimtoCogy |
|
|
hic,em có nói mà.mà thôi cảm ơn mọi người.em làm bài tiếp.hehe
|
tontai |
|
|
Theo thiển ý của tôi thì bài toán phân bố ứng suất không có xét đến cái gọi là arching effect do đó thực tế thì áp suất sẽ tắt nhanh hơn là lý thuyết đấy. Cái này tôi chưa đo thực tế, nhưng quan sát cái earth pressure cell lắp đặt thì thằng này bị giảm nếu gia tải ---dỡ tải-----gia tải ----dỡ tải. Tức là chu trình lặp đi lặp lại nhiều lần với đất đầm chặt----->có cái arching effect này thì phải>. Vả lại thằng pressure cell này nếu lắp vào nền thì cực kỳ khó nếu không muốn nói là không tưởng nên có vẻ như no way ngoài việc quan sát cái được lắp ở vị trí đáy gia tải.
|
sieunhangiambeo |
|
|
cho tôi hóng một tí để học hỏi nhé.cái màu đỏ nghĩa là gì vậy bác.em có tra từ điển mà ko thấy
|
AlfomzoMl |
|
|
Nó gọi theo lối dân gian (dân thì gian ấy) là hiệu ứng vòm>. Tra từ điển mà ra thì tòi đấy, nó ra cái nghĩa chắc là vui lắm nhỉ. Cái này liên tưởng đến việc ở độ sâu 100m chẳng hạn thì ứng suất có còn là gammax100m hay không. Chắc là không>
|
duancuacuon |
|
|
thế nó là bao nhiêu hả bác.bác chỉ giải nghĩa từ đó,mà tôi mới đang học nền móng thì sao tôi hiểu.bác có tài liệu về nó cho tôi để tôi tự đọc cũng được.tiếng việt thì càng tốt.em cảm ơn trước.ah mà cho tôi hỏi luôn,vậy người ta nghiên cứu về cái ưs ở độ sâu sâu quá như vậy để làm gì.có ứng dụng gì được trong thực tế ko hả bác
|
Alewohabee |
|
|
Cái thuật ngữ này vui đây.
Khi tôi thiết kế lưới ĐKT phủ trên đầu trụ đất xi măng, có bác "có trách nhiệm" hỏi để làm gì? Tôi bảo để tránh lún không đều do "hiệu ứng vòm".
Khi tôi thiết kế bản sàn, giảm thép các ô bản phía trong 20%. Có bác "có trách nhiệm" khác cũng hỏi tại sao? Tôi cũng nói là "hiệu ứng vòm".
Các bác ấy đều ok cả, chả biết có hiểu thật không. Tôi thì quả thật đếch hiểu lắm, chỉ nghe người ta nói thế >>>
|
terrydoa |
|
|
em nghe bác nói thấy thích quácó ai có trách nhiệm vô chỉ cho tôi với.ko cho tôi tài liệu nghiên cứu cũng được
|
53caugiay |
|
|
Cái thiển ý này của Oanh là đúng rồi đấy.
Có thể lý giải cái chuyện ứng suất do tải bề mặt sẽ tắt nhanh hơn so với lý thuyết tính toán hiện nay theo kiểu như sau.
Hiên hay đang tính ứng suất với giả thiết nền đất là đàn hồi trong khi thực tế của nó là đàn dẻo chảy. Các vật liệu có tính đàn hồi sẽ truyền năng lượng tốt hơn vật liệu đàn dẻo và tốt hơn vật liệu dẻo chảy. Cái này đã được người ta làm các thí nghiệm quang cơ để xem mức độ truyền ứng suất đến đâu qua cái mức độ phát sáng của mô hình. Hiện nay, cái lũ Cơ đất khi tính toán phân bố ứng suất trong đất là không thèm quan tâm đến quan hệ ứng suat bién dạng do coi nó là đàn hồi. Trong các bài toán xét đến phi tuyến vật lý thì việc xác định phân bố ứng suất trong đất phải kể đến mối quan hệ ứng suất biến dạng. Lúc này, kết quả cho thấy ứng suất tắt nhanh hơn nhiều. Cái việc xác định phân bố ứng suất trong đất như hiện này là chấp nhận được vì nó thiên về an toàn khi tính lún.
Có thể cảm nhận rõ hơn qua thí dụ sau đây. Tác động một lực vào nước (ví dụ con thuyền) Lực này gần như tắt ngay lập tức.
Đố các bạn, vật liệu nào sẽ cho phân bố ứng suất tắt lâu hơn so với vật liệu đàn hồi.
|
quyetthang122 |
|
|
Chắc là nước rồi>
|
ngoctrinh |
|
|
Không phải. Đó là vật liệu siêu đàn hồi, cao su. Đặc tính của tấm cao su là quan hệ ứng suất biến dạng không cong cong rủ xuống như đất mà càng ép nó càng ngỏng lên. Đường cong của nó lại đi lên làm cho tính đàn hồi của nó càng tăng (E tăng) dẫn đến phân bố ứng suất của nó tắt chậm hơn so với vật liệu đàn hồi thông thường (đàn hồi tuyến tính)
|
KennethOt |
|
|
em hiểu mấy cái bác nói rồi.nhưng vẫn thắc mắc nó liên quan gì đến cái hiệu ứng kia.có phải định nghĩa của cái hiệu ứng kia là như bác nói ko.
còn câu hỏi của bác thì tôi nghĩ là vật liệu có module đàn hồi lớn thì truyền lực tốt
|
Happyspringla2007 |
|
|
Có quái gì mà thắc mắc. Cứ cái gì bí không giải thích được thì cứ chém gió nó là cái gì đấy mà bố giời hiểu được. Cái hiệu ứng vòm hoặc là cái xét đến tính làm việc không gian 3 4 5 chiều là một trong những cái bố giời hiểu được. Lưu ý là trước khi chém gió nên thêm một câu là: Như các đồng chí đã thừa biết, ..... Đố thằng nào dám nhận là minh không biết bởi nếu nhận thì sợ bị lộ bí mật cuốc da.
|
Alegowasea |
|
|
Từ xưa đến nay không ai dám nói "Đức vua cởi truồng" chẳng phải vì sợ gì vua cả, chẳng qua là muốn giữ cái "bí mật cuốc da" này thôi >>>
|
greent |
|
|
Có 2 điểm cần ktra trong TH của bạn:
- R = root(ns/L) < 4 : lúc này thì thay khối móng quy ước bằng khối trụ Ok !
n: số cọc, s: khoảng cách cọc, L: chiều dài cọc.
- FS của bạn có thể quá lớn: cọc ma sát quá dài so với tải yêu cầu.
Bạn có thể post thông tin về đất nền và mô hình cọc bạn bố trí lên đây nhe. Món này là bài tủ của tui rồi !!!
|
levantrai |
|
|
Em lắp 3 cái PPT ở đáy mô hình. Lần đầu gia tải thì thấy áp lực nước (đọc từ PPT) tăng lên max 76kPa. Cũng chính mô hình đó nhưng khi gia tải lần 2 (sau khi dừng lại khoảng 1 ngày) thì áp lực nước chỉ còn max 70kPa. Có phải hiệu ứng vòm ?
Màu đỏ: Trong mô hình thì có thể làm cho nó 1 cái bệ (pressure house) để đở để chống chuyển vị đứng và quay. Bệ này hình chử thập và có 1 chiều sâu nhất định ấn vào đất để giữ. Không biết thực tế bên ngoài họ làm sao để giữ ổn định pressure gauges ?
|
suanhadthouse |
|
|
Đây cũng là một option tuy nhiên cứ lắp thử đi rồi sẽ thấy đánh giá nó không phải là việc đơn giản vì nguyên tắc của mấy thằng EPC này là đo áp suất tổng....Do đó cần phải biết PWP chính xác mà việc này thì hơi khó.
|
thietkelogo |
|
|
PPT: Pore pressure transducer để đo áp lực nước lỗ rổng.
Nghe mọi người bàn tán hiệu ứng vòm, nhưng thật tình tôi cung KBG với nó. Khi thấy áp lực nước giảm ở lần gia tải thứ 2 làm tôi nghĩ không biết có liên quan gì đến hiệu ứng vòm không vì sự giảm áp lực nước thì có liên quan đến phân bố lún. Nếu có liên quan thì thôi bỏ mẹ cái thí nghiệm cho rồi !!
|
Robertol |
|
|
Cái của bác đo PWP chứ không phải đo áp lực đất. Không biết bác lắp cái này trong lỗ khoan phải không? Hay lắp vào prototype? Việc PWP nó giảm chẳng qua là nó tiêu tán đến giá trị ổn định thôi. Nếu bạn lắp trong lỗ khoan thì cái intial reading bạn lấy khi nào? Ngay trước khi đặt thiết bị? Ngay sau khi đặt thiết bị? Hay .....Việc biến đổi PWP này liên hệ mất thiết với loading history đấy nhé? Tốt nhất bác đưa cái mô hình quan trắc của bạn lên đây thì sẽ biết ngay thôi? Cách đây tầm 1 tháng cũng có bác (ngoài HN) hỏi tôi về vụ này có vẻ giống trường hợp của bác lắm lắm>
P/S: Đo PWP thì hiệu ứng vòm quái gì bác>
|
Vincentpype |
|
|
Cứ nói là vòm đi cho nó oách và bí hiểm. Hì hì.
|
plantandzombi |
|
|
ak ak. Cám ơn Bác Oanh nhiều. PWP không liên quan đến hiệu ứng vòm là tôi an tâm rồi. Tôi đang làm lại để tìm nguyên nhân. Đầu tuần sau xong thí nghiệm tôi post luôn thể để xin ý kiến mọi người cho chắc ăn, chứ lầm lũi mò cho đã cuối cùng tèo là chết lun ("bí mật quốc gia" cần phải lộ trước khi nó...thối, hihi).
|
truongtiengka |
|