Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Liệu em bố trí móng cọc thế này có ổn không - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Liệu em bố trí móng cọc thế này có ổn không

     các bác cho tôi hỏi , tôi có một con kè biển, xây trên nền địa chất Lớp 1: lớp bùn cát pha dày 5 m Lớp 2: lớp sét pha tôi định làm kè trên móng cọc đài thấp .em chọn cọc 30 x30 cm dài 8m bố trí đài cọc là 11.8m có 11 cọc, khi tính toán tôi tính ALD, ALN tác dụng lên tường kè để cho ra nội lực Mx=82.74 T, Mx= 25.2 T, N= 57 T sau đó tôi đưa về tính toán như móng cọc đài thấp của các bác trường XD, ( tôi học thuỷ lợi) - tôi ra được mỗi cọc chịu Pmax là 29T - liệu hướng làm của tôi có sai không ạ - bác nào đã gặp trường hợp này giúp tôi với - thanks các bác - dưới là file tôi cắt 4.2m ra tính toán ,
Có 37 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng được xây nhiều nhất từ đầu năm đến nay!
tieu sao Cậu này nên Mô hình không gian tính cho nó nhanh, cái kè này cậu khai báo và vẽ sơ đồ tính không khác gì cái cầu tầu cả(làm y như cái cầu chính hoặc cầu dẫn ấy). Nó giống cái cầu dẫn nhất đấy.
tieu sao
thanhthuonghm
Theo tôi bạn cần giải quyết các bài toán sau: - Bài toán trượt, không tính bài toán này là toi đấy, cọc BTCT chưa là gì nếu bị trượt (dùng Plaxic tính có lẽ là ok nhất). - Bài toán lật. - Bài toán sức chịu tải của kết cấu. Bạn mới tính sức chịu tải của kết cấu là không đủ đâu.
thanhthuonghm
rtgreter vret ẻ Kè bờ là kè giống như cái bờ để chắn đất ngăn cho đất không bị trôi ra sông ra biển. Tải trọng tác động lên kè dùng để tính toán phụ thuộc vào mức độ chênh lệch cao độ giữa đất bên trong kè và đất + nước bên ngoài kè. Ở đây, bài toán của bạn không nêu tham số này thì làm sao tính được tải trọng. Khi không có tải trọng thì làm sao biết được cái kè của bạn có được hay không. Bạn nên cấp thêm mặt cắt ngang của kè. Bài toán của kè không thể giống như móng cóc đài thấp cũng như móng cọc đài cao được. Khác nhau hoàn toàn. Nên xem lại sách đi nhé.
rtgreter vret ẻ
arthomeviet bài toán mà B0y313 nói là có thực. đây là loại tường chắn có móng cọc bên dưới, giống như Cầu Cảng vậy. với cầu cảng là loại móng cọc đài cao, còn với loại tường chắn này thì phải kiểm tra ĐK: độ sâu chôn tường > tg(45-phi/2).sqrt(Qmax/B/gama). rồi mới biết được thuộc loại đài cao hay là thấp.
arthomeviet
con voi con Tải trọng tác động vào cái kè này xác định như thế nào. Chán các chú lắm. Cư lơ mơ trên mây thôi.
con voi con
GeraldKr Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
GeraldKr Hì hì, bạn ví dụ day quá, theo tôi thì cái kè của bạn ấy thì cũng giống như loại mố trụ cầu dạng chữ U có sử dụng cọc làm móng, chỉ có điều khác ở chỗ nó chịu thêm tải trọng động của sóng biển đập vào mà không chịu tải trọng ngang do lực thắng của xe. . Thế thì phần tường nó vẫn tính như tường chắn, phần đỡ dưới nó (tường) là bệ móng thì tính như móng cọc chứ bác nhỉ ?
GeraldKr
Philipboxy bác bình tĩnh nào....đây là cơ hội để cập nhật thêm loại bài toán chuyên ngành Công Trình Cảng đó bác....hiii @dxhoa_hcm; đúng...giống mố trụ cầu ấy. còn tính toán áp lực động của sóng biển tác dụng....xin mời chuyên gia ngành động lực học sông biển
Philipboxy
RobbertooWig - tại cái này nó không giống cái kè thông thường tôi được học trong trường, tại vì lớp đất thứ nhất là lớp cát bùn không thể đạt kè lên được , và cũng không thể xúc đi được, lên tôi định bố trí hộ thống tường kè lên trên móng cọc đài thấp , nhưng việc quan niệm truyền lực lên thì tôi lại không rõ cho lắm -em sẽ tính toán ổn định cho móng cọc , còn phần tường kè tôi kiểm tra kết cấu có bị nứt hay gãy không , đó là quan niệm của tôi về bài toán này. - tải trọng tác dụng lên con kè của tôi gồm có ÁP LỰC ĐẤT CHỦ ĐỘNG (P= 0.48Z+ 0.825 ) ÁP LỰC NƯỚC SAU TƯỜNG (P= Y.z ) tường kè tôi cao 4,6m bản đáy rộng 1,6m , bề rộng tường trung bình là 0.45m. - đúng là nó không giống móng cọc đài thấp , nhưng nó phải giống một cái bài toán nào đã được học để tính toan chứ bác. cảm ơn bác đã quan tâm
RobbertooWig
puma12 43 em đã làm ruỳ nhưng khi khai báo tải trọng ALD VÀ ALN thì gặp khó khăn, cái join paten ấy, bình thường khi đáy kè ở cao độ z=0 thì tôi khai báo và kiểm tra thì ổn, nhưng khi cái đáy kè của tôi được đạt trên hàng cột có z=8m thì khai báo hệ số C ,D cho join paten không giống như trước nữa. - với lại bác cho tôi hỏi thêm là khai báo cọc cho kết cấu tường kè tai mũi cọc là liên kết lò xo hay liên kết gối ngàm, - kết qua tính lực lực dọc của cọc đem so sánh với sức chịu tải của nền để kiểm tra xem cọc bố trí thế đã được hay chưa có phải không bác, - tại con cầu tàu tôi tính ra nội lực trong cọc ( N) nó cứ be bé thế nào ấy, thực tình mà nói tôi vẫn chưa tin là tôi tính đúng lên tôi không định tính Sap con này .
puma12 43
williamcuong em cũng quan niệm thế , nhưng việc tính móng cọc đài thấp thì thông số đầu vào cần là M, N ,Q tại tâm móng, nhưng kè của tôi lại đặt ở mép móng, tôi đinh đính sap ra nội lực của kè rồi dịch lực về tâm tính như móng cọc đài thấp -
williamcuong
KennethOt
em định mô hình trong sap thì với việc bố trí thế này thì gồm những tải trọng gì ạ, - khi khai báo ALD ( áp lực đất chủ động ) thì đã bao gồm tải trọng khối đất đắp sau tường chưa , tôi việc khai báo ALD có gồm bản đáy hay không hay chỉ phần tường thôi - tôi bập bẹ tự tìm hiểu lên cái này gà lắm. - cái nộil ực tôi tính ra tại sao chỉ có mỗi cọc ở giữa là bị nhổ vậy các bác, tôi thây biểu đồ lực dọc trong cọc sai sai thế nào ấy Hic
KennethOt
Vincentpype
nội lực M22 của tôi - à cái tải trọng P là khối đất đắp sau tường có Y= 1.45 ( đất cát hút ngoài biển )
Vincentpype
hoangphunhan Theo tôi hiểu, bài toán kè và bài toán móng trong trường hợp của bạn chủ thớt này đưa ra không thể tách rời, vì ý tưởng của bạn í là làm kè trên móng cọc, còn đài cao hay đài thấp thì xét sau theo các điều kiện theo tiêu chuẩn. Nếu đúng vậy, phần đài cọc và cọc (móng cọc) vẫn phải tính toán theo bài toán móng. Ví dụ, dù cho bài toán kè của bạn ấy ổn, đảm bảo ko có trượt và lật, nhưng nếu mà mũi cọc cắm vào tầng đất yếu gây lún quá giới hạn gây nứt gãy công trình phía bên trên thì sao nhỉ? Em hiểu móng là bộ phận công trình nâng đỡ các bộ phận công trình bên trên, nó truyền tải trọng của công trình bên trên vào đất nền và có thể chịu các tải trọng thẳng đứng, tải trọng ngang và mô men và các loại tác động khác (nếu có). Trong trường hợp này, phần móng của công trình sẽ chịu tải trọng ngang và mô men do tường kè truyền vào là chủ yếu, khác với các móng thông thường chỉ chịu tải trọng thẳng đứng là chủ yếu. Không biết tôi suy diễn như trên có đúng không các bác ?
hoangphunhan
thanhtinh
Có mấy điều góp ý với boy313: 1. Bạn đã xét tải trọng tác động bằng các áp lực chủ động. Vậy thì cái anh đất và nước ở phía bên ngoài kè không thấy kể đến trong mặt cắt ngang của kè. Cái anh này gây nên áp lực bị động. 2. Đúng là bài toán này phải giống với bài toán nào đã học. Bài toán này không phải là móng đài thấp cũng chẳng phải móng đài cao mà chính là bài toán .....kè, tường chắn có trình bày trong các giáo trình nền móng đấy. Hì hì 3. Với cái kè đất như của bạn thiết kế hệ cọc như thế này, nếu cái anh đất bên ngoài có cao độ thấp hơn đỉnh kè khoảng 4 m tức là vừa đủ ngập đỉnh cọc thì bạn cứ yên tâm mà ngủ ngon đi, chẳng cần phải lo lắng gì cho nó mệt vì đằng nào thì nó cũng sẽ sập.
thanhtinh
test0032 Tải trọng tác động vào cái hệ móng này không giống với các hệ móng đài thấp và đài cao ở chỗ: ngoài tác dụng vào đài, tải trọng còn tác dụng trực tiếp vào cọc. Vì vậy, không thể tính toán giống như móng cọc đài thấp và đài cao được. Nhiều khi hệ tường chắn ở trên vẫn còn đang đung đưa khe khẽ mà cọc bên dưới đã chặy tít ra sông biển mất rồi. Khi này, cọc có còn đỡ được cho cái đài tường chắn bên trên nữa không khi mà bản thân nó còn chưa tự chống đỡ cho chính nó được.
test0032
CharlesEn SẬP thật ak bác, thế mà bác bảo tôi ngủ yên đi, có mà ngủ trong tù ấy. - trong giáo trình nền móng tính kè thì chỉ có tính kè trên nền đấy tự nhiên thôi mà bác, tính toán các trường hợp ruỳ so sánh với ứng suất tiêu chuẩn của nền , - giờ không biết làm sao mà hả bác - cái đất và nước bên ngoài tôi bỏ qua vì trường hợp này là khi nước phái ngoài tường rút hết và nước sau tường vẫn có, ( trường hợp nguy hiểm nhất )
CharlesEn
Charlesquew Hì hì, thế tôi mới nói bài toán này không thể tách rời giữa kè và móng mà. Dù sao, vẫn phải kiểm định theo bài toán móng và nằm trong một bài toán tổng thể của kè như bác nói ở trên
Charlesquew
michaelyork Màu xanh: Chưa chắc đâu bạn à. Có khi nước dâng cao quá (sóng thần chẳng hạn) thì có khi kè bị gãy gục vào trong í chứ,
michaelyork
Happyspringla2007
Kiếm một tên chuyên làm kè biển và trả tiền, thế thôi
Happyspringla2007
traiyo1 éc, tôi có phải là chủ đầu tư đâu, làm công ăn lương thôi , giờ trình cái này lên co lãnh đạo thì em : anh ak có lẽ phải thuê chuyên gia LĐ: fuck ! thế anh trả lương cho chú làm j - thế con này có đóng cọc được không , hay đóng thêm cọc nhỉ
traiyo1
thuymo
Quên mất là bạn học thủy lợi, sao bạn không thảm khảo ý kiến bên ý xem. Nếu mà cố làm thì sợ rằng có lúc kè đi đường kè bờ đi dường bờ.
thuymo
RobertDum Nếu làm như thế thì đằng nào nó cũng sẽ sập chẳng cứu được thì tội gì phải lo lắng, có ích gì hơn đâu. hì hì. Cái thiết kế của bạn làm cho tôi đoán là bạn học ở Trường Hàng hải ?? Cái thiết kế của bạn hình như là có họ với cái công trình sau đây: Có một cái kè biển được thiết kế tương tư như của bạn, cũng 2 hàng cọc, cũng tường BT, cũng có chân, cũng có đài, cũng được quan niệm là móng cọc đài thấp với chẳng đài cao bởi thiết kế, cũng được cãi chầy cãi cối rằng thì là đấy là quan điểm của thiết kế và thiết kế có quyền có quan điểm riêng. Ấy vậy mà cái thằng thiên nhiên nó lại tự nhiên không theo cái quan điểm của thiết kế. Thế mới tức. Và đây là kết quả của cái quan điểm riêng của thiết kế đây: Hình 1: Kè khi chưa lấp đất phía trong > Hình 2: Cái kè vốn được nối liền từ cận cảnh đến phía xa. Nhưng đoạn kè ở giữa đã ra đi sau khi lấp đất tạo nên một vòng cung trông cũng khá đẹp. > Kết luận: Thực tế tự nhiên không theo quan điểm của con người kể cả là đa số mà con người phải cố hiểu thực tế và ứng xử phù hợp với thực tế.
RobertDum
MichaelKl
dẫn chứng quá thuyết phục , tôi cảm chân thành cảm ơn bác - bác giúp tôi thì giúp cho chót, vậy với trường hợp của tôi thì hình thức kè của tôi lên không biết làm sao mà, quay lại tính kè truyền thống ak bác bỏ cọc đi hay vẫn để cọc. - tôi học trường thuỷ lợi,
MichaelKl
noithatap Trường hợp của bạn là trường hợp cụ thể tương đối nguy hiểm bởi: 1. Các tham số tính toán khó cho được các giá trị thích hợp. 2. Thực tế cho thấy gần đây có quá nhiều sự cố như thế này xảy ra. Để giải quyết vấn đề này phải xem xét kỹ: 1. Địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực. đánh giá độ tin cậy của các kết quả khảo sát. 2. Nhiệm vụ thiết kế 3. Kinh phí thực hiện cho phép. Cả 3 cái này không thể chém gió vớ vẩn được. Đã bao giờ bạn thấy ai bắt mạch kê đơn theo kiểu buộc dây thừng dài 1 km với một đầu vào cổ tay bệnh nhân còn đầu kia thì thầy thuốc nắm lấy để cảm nhận mạch của bệnh nhân ??? Trường hợp này không chém gió linh tinh được bởi vớ vẩn lại xui con nhà người ta đi ăn cơm liên tục không phải trả tiền.
noithatap
anhtuannguyen0904 vâng , không thể bắt mạch kiểu đấy được. nhưng hồi bé tôi hay xem TÂY DU KÍ , trường hợp 1km thì tôi chưa gặp chứ tầm vài trăm mét là tôi có được xem trên tivi ruỳ hehe em cảm ơn bác ( tôi đọc trên 4room thì bác là giảng viên và đáng tuổi cha chú tôi ) nhưng tôi gọi thế này cho nó dân dã nha. - tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo .
anhtuannguyen0904
Bernardmt có mà Gà Thiến Sót ấy chứ GS TS cái nỗi zề
Bernardmt

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Làm ơn cho tớ bản vẽ cọc khoan nhồi...    (có 5 câu trả lời)
       Cọc chịu tải trọng động đất    (có 30 câu trả lời)
       Lý thuyết tính toán top - base    (có 7 câu trả lời)
       Cọc liên kết vào đài được xem là liên kết gì?    (có 5 câu trả lời)
       kich thước cọc ép khả thi    (có 41 câu trả lời)
       Phương pháp xác định kích thước đài móng?    (có 5 câu trả lời)
       Lương kỹ sư mới ra trường?    (có 14 câu trả lời)
       Sức chịu tải của mỗi cọc    (có 63 câu trả lời)
       Pimax + gc < [P]??? ; 1.2[P]???    (có 5 câu trả lời)
       Tính Su trong 22TCN2727-05    (có 21 câu trả lời)
       Cho em hỏi về tính thép trong đài    (có 15 câu trả lời)
       tính đoạn neo của móc cẩu vào cọc ntn?    (có 7 câu trả lời)
       nội lực tính móng    (có 11 câu trả lời)
       Chọn móng nông hay móng cọc???    (có 26 câu trả lời)
       sức chịu tải của cọc    (có 22 câu trả lời)
       Chọn sức chịu tải nhổ bằng bao nhiêu % sức chịu tải nén là hợp lý?    (có 10 câu trả lời)
       cấu tạo cọc    (có 16 câu trả lời)
       Các Bác tư vấn cho em về bố trí mb móng    (có 22 câu trả lời)
       hỏi về cos của nắp bể phốt va bể nước ngầm của nhà dân    (có 10 câu trả lời)
       Cọc ép neo !    (có 8 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top