Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Móng hàng rào - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Móng hàng rào

     Hiện nay, hầu hết các móng hàng rào đa số làm móng lệch tâm vào trong. Bên trong hàng rào còn san lấp cát với chiều cao khá cao (1m-2m). Do chênh lệch chiều sâu chôn móng giữa trong và ngoài hàng rào khá lớn dẫn đến các móng thiết kế thường kiểm tra theo các trạng thái giới hạn đều không thoả. Thực tế có một số hàng rào sau khi thi công đã bị lật ra ngoài mặc dù khi thiết kế cũng đã có bố trí giằng móng vào trong. Xin các Bác góp ý kiến để khắc phục và lực chọn phương pháp tối ưu. Xin chân thành cám ơn!
Có 14 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
thietkelogo
phương pháp móng đá giật cấp, có tiền nhiều thì làm móng bản
thietkelogo
thanhtruc Khi có chênh lệch đất giữa bên trong và bên ngoài hàng rào, thì người ta thường làm tường chắn đất cho phần dưới, hàng rào ngồi lên đỉnh tường chắn đất. Tùy vào độ cao chênh, tường chắn đất có thể là tường trọng lực (chủ yếu là bê tông đá hộc), hoặc tường bê tông cốt thép có sườn (có rất nhiều "cấu hình" cho loại này). Với chiều cao chênh 1-2m, tường chắn trọng lực bằng đá hộc (chịu lật, trượt nhờ vào trọng lượng bản thân của nó) được dùng phổ biến. Việc thiết kế tường chắn cũng không quá phức tạp. Cụ thể là tường phải đảm bảo các điều kiện về lật, trượt (trượt phẳng, trượt sâu), lún nền, SCT nền đất dưới tường và các điều kiển bền của bản thân tường. Một lưu ý quan trọng nữa là cấu tạo thoát nước đất sau tường. Thực tế cho thấy có rất nhiều tường chắn bị nghiêng ra ngoài theo thời gian mặc dù đã được thiết kế đảm bảo. Do vậy, khi thiết kế cần lấy hệ số an toàn cao. Áp lực ngang sau tường nhất thiết phải lấy là áp lực tĩnh của đất (rất nhiều người lấy áp lực chủ động). Áp lực thủy tĩnh sau tường cũng cần phải được đưa vào tính toán. Mong các bác trao đổi thêm!
thanhtruc
Stephenon
Nói chung dùng tường chắn đất, chống đạp, giằng móng, tường,....
Stephenon
profillinkmuoihai12 vậy bạn về nghiên cứu và thiết kế sao cho móng an toàn và không là được chứ gì, có vậy cũng hỏi
profillinkmuoihai12
controlledpills Do thiết kế không đảm bảo, nếu thiết kế đúng thì thi công không đúng thiết kế. Khi tôi xem một số đồ án thiết kế thì thiết kế tính toắn với hai trường hợp : * Bình thường * Ngập nước phía lưng tường và giả định phi cho cả hai trường hợp là 35 độ để tính ( giả định này thiên về an toằn, nhưng như vậy thì các kiến thức cơ đất là không được xem xét--> lãng phí, và không kiểm soắt được hệ số an toằn thật của CT. Các thông số chống cắt Với đất đắp là đất dính thì khác đất rời, đất bão hòa thì khác ở trạng thái không bão hòa.) To Copany: Áp lực ngang sau tường nhất thiết phải lấy là áp lực tĩnh của đất (rất nhiều người lấy áp lực chủ động). Nội dung này có tiêu chuẩn hướng dẫn không??? Nếu có bạn có thể cho biết tiêu chuẩn hay tài liệu nào!!!
controlledpills
mtv_0201 Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
mtv_0201
phi giả thiết càng bé thì càng an toàn chứ nhỉ, chứ 35 độ thì cũng gần max rồi còn gì. Áp lực đất tĩnh lớn hơn áp lực chủ động, có lẽ lấy nó sẽ thiên về an toàn hơn.
mtv_0201
rtgreter vret ẻ "Hướng dẫn thiết kế tường chắn công trình Thủy lợi", ký hiệu: HDTL-C-4-76 do GS. Nguyễn Xuân Bảo và GS. Nguyễn Công Mẫn soạn năm 1977, được Bộ Thủy lợi ban hành theo QĐ số 977/TL/QĐ ngày 8/9/1977. Trong tài liệu này có đề cập khi nào tính với áp lực tĩnh, khi nào tính với áp lực chủ động. Nói chung khi lưng tường cứng, chuyển vị tương đối ở đỉnh tường nhỏ hơn 1/5000 thì tính theo áp lực tĩnh.
rtgreter vret ẻ
trannguyen1602 Nếu tính hệ số áp lực đất tĩnh theo phương ngang theo công thức Jaky thì k = 1-sin(phi) = 1-sin(35) = 0,43. Áp lực như thế là không bé đâu.
trannguyen1602
MrAn12345
Cám ơn bác nhim4mat2006. HDTL-C-4-76 là loại tài liệu quý hiếm nên tôi không có để tham khảo. Tuy nhiên TCVN 45-78 tính nền theo Trạng thái giới hạn nên khi tường chuẩn bị nhúc nhíc là thời điểm TTGH nên khi đó áp lực tác động lên tường là áp lực chủ động và áp lực bị động. Áp lực tỉnh là khi tường ổn định nên chỉ dùng để kiểm tra an toàn cho tường chứ không dùng để TK tường. Nếu bác có HDTL-C-4-76 thì post lên cho tôi xin.
MrAn12345
GeraldKr
Chuyển vị đỉnh tường 10 cm, chuyển vị chân tường 0 cm. Chưa hình thành mặt trượt ở lưng tường nên tường vẫn ổn định. Với quan điểm áp lực tỉnh như trên thì áp lực chủ và bị động dùng để làm gì. Khi TK bằng áp lực tỉnh làm sao để Thuyết minh với Ttra.
GeraldKr
deptrainhatnha
Tôi không rõ các ngành khác như thế nào. Tôi thường gặp 2 trường hợp sau trong công trình thủy: 1. Tường trọng lực trên nền đá. Lưng tường rất cứng, nên thường chỉ sinh áp lực tĩnh. Để chuyển vị được tôii mức tạo áp lực chủ động thì hoặc là lưng tường đã gãy vì không có cốt thép, hoặc là nền bị dịch chuyển do độ bền cắt đỉnh mặt bê tông - đá đã bị vượt quá và chuyển sang trạng thái dư. Cả hai trường hợp này theo quan điểm thiết kế của tôi là không được phép. 2. Trong ví dụ trên, tường cánh tràn chống đỡ phần đất đắp của một đập đất giữ nước. Nếu cho phép sinh áp lực chủ động nghĩa là cho phép đất nền đằng sau được phép chuyển vị (tôii mức độ nào thì còn phải xét thêm). Với ví dụ vừa rồi chuyển vị ngang của tường là 10 cm sẽ kéo theo chuyển vị ngang của đất đắp sau lưng tường. Như vậy nó làm xáo động kết cấu đất đắp, khiến cho nó có khả năng sinh xói ngầm hoặc làm giảm độ bền cắt của đập. Trường hợp này cũng gây rủi ro cho an toàn đập. Có thể các tường chắn thông thường hoặc tường có chiều dày mỏng sẽ cho phép sinh áp lực chủ động. Còn với các công trình có tầm quan trọng như công trình tiếp giáp với các đập loại đập đất hoặc đê quai thì tôi sẽ luôn tính với áp lực chủ động vì việc tiết kiệm ở đây theo tôi là khó đánh đổi được với rủi ro kéo theo.
deptrainhatnha

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Chống lật cho móng hàng rào( Móng chân vịt)!!!    (có 8 câu trả lời)
       đầu thừa móng băng    (có 14 câu trả lời)
       Móng cứng.    (có 5 câu trả lời)
       [help] Móng đơn trên sườn dốc    (có 10 câu trả lời)
       Đập bỏ đầu cọc    (có 23 câu trả lời)
       PA khả thi thiết kế móng?    (có 24 câu trả lời)
       tính toán giằng móng    (có 26 câu trả lời)
       Cấy cột mới vào móng cũ nhà cải tạo?    (có 37 câu trả lời)
       áp lực dưới móng băng    (có 16 câu trả lời)
       Khai báo hệ số nền thế nao?    (có 15 câu trả lời)
       Subgrade modulus trong Safe ???    (có 35 câu trả lời)
       tính xuyên thủng móng băng    (có 7 câu trả lời)
       Cách tính toán móng dưới hai hàng cột?    (có 13 câu trả lời)
       Móng hợp khối.    (có 23 câu trả lời)
       Sử lý móng cho nhà cấp 4    (có 6 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của cát?    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền?    (có 21 câu trả lời)
       Chân cột ngàm hay là khớp?    (có 95 câu trả lời)
       Bố trí thép trong móng băng?    (có 101 câu trả lời)
       Hệ số nền của móng?    (có 108 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top