PA khả thi móng cọc nhà liền kề? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
PA khả thi móng cọc nhà liền kề?
[IMG]>[/IMG]Chào các bác. Tôi đang lên phương án móng cho 1 nhà liền kề 4 tầng, kích thước 7x15m ở HP. Phương án của tôi là móng cọc, cọc 25x25cm sâu 24m. Giằng móng tiết diện 30x80cm, đài móng cao 80cm. Lực dọc tại chân cột và các chi tiết tôi đã ghi trong bản vẽ đính kèm. Các pác cho ý kiến với tôi nhá! Thank you!
Có 80 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Tốt lắm. Giỏi.
|
ClintomEa |
|
|
KO HIỂU Ý BÁC NGỌC LÀ GÌ LUÔN? đã Tốt lại còn Giỏi nữa
|
ngoduong89 |
|
|
Thì làm móng mà không quan tâm đến địa chất công trình thì chỉ có là bậc thánh mà thôi. Mà đã là thánh thì "Tốt" và "Giỏi" là chuyện đương nhiên rồi. Sợ có khi còn hơn ấy chứ
|
profilmuoinam15 |
|
|
SCT của cọc bao nhieu vậy bác ??? Nếu chuyển sang cọc ly tâm thì tiếc kiệm hơn . Và có thể tăng sct cọc lên lớn hơn sct cọc vuông . Vì Pvl của cọc ly tâm khá lớn so với cọc vuông ( cọc ly tâm D300 )
|
Haroldser |
|
|
hình như tính hơi dư thì phải????
|
dolkihote |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Dùng cọc 200x200 thôi. Giằng móng to quá. Cọc bé tí mà sâu những 24 m ư? Theo tôi chỉ khoảng 12m là đủ rồi.
|
Philipboxy |
|
|
chưa thấy âm phủ đâu sao phán hay thế nhỉ ?
|
DonaldMi |
|
|
Cái nhà bé tí mà còn chờ khảo sát tốn khối tiền nữa thì ma nó thuê thiết kế. Trước tôi làm cái nhà 7T ở Quốc Tử Giám ép cọc 25x25 sâu 12m đấy, đề nghị khảo sát chủ nhà không chịu (dự toán sơ bộ khoảng 25 triệu năm 2006), mặc dù họ rất giàu (có lẽ họ giàu là vì họ biết tiêu tiền vào đâu!?). Cuối cùng để cho yên tâm thuê khoan tay 3 triệu thôi. Không có khảo sát mà làm được móng mới tài. Cái này gọi là kinh nghiệm.
|
MaroldPl |
|
|
Cái này tôi hỏi nhà bên cạnh rồi, ngày xưa họ ép cọc 200x200 sâu tận 32m cơ???? Thế có choáng không cơ chứ! Thôi thì tôi đi sau, tăng tiết diện lên để giảm chiều sâu hạ cọc cho ổn hơn. Giằng to vì cột trục A lệch tâm lớn mà lực dọc của cột cũng lớn đấy chứ. Tôi nghĩ giằng móng trục A, C có thể chọn bé hơn nhưng giằng móng ngang nhà vẫn phải to như vậy
|
moaza12vs |
|
|
Cái nhà này hơi lãng phí. Nhưng để lấy tiền an toàn và hợp lý thì tốt nhất là có khảo sát, hoặc là phải có kinh nghiệm làm vài cái ở khu vực này rồi và chịu khó đi hỏi mấy nhà tương tự xung quanh xem.
|
puma12 43 |
|
|
1. Không thấy có sức chịu tải cọc?
2. Hàng cọc trục A có tim cách tim A 80cm? thông số này căn cứ vào cái gì?
3. Hàng cột trục 4 trông hơi lạ
4. Giằng nhận định chủ quan thấy to
Túm lại: Nếu có điều kiện thuê ông khoan giếng làm cho mũi xem đất cát dưới ấy thế nào, còn nếu ép cọc không có khoan thì tham khảo thêm các bác trên này xem kiểm soát giá trị P trong quá trình ép thế nào để đảm bảo Ptk?
etc...
|
BrandonMr |
|
|
- ở HP có địa chất tương đối yếu. do đó bạn phải căn cứ vào cái địa chất cái đã ( có thể hỏi kinh nghiệm của 1 số người làm ở HP, họ sẽ giúp ).
- theo thiết kế của bạn: trên diễn đàn mọi người nói là quá thừa, nhưng tại HP có khi nó lại đủ. do đó bạn nên cân nhắc kỹ, hỏi trên diễn đàn chỉ để tham khảo thôi. ở HP có rất nhiều nhà đang bị nghiêng đó...ko nghiêng thì cũng nứt teo toét.
- theo ý kiến chủ quan của tôi thì: móng cọc như vậy là đc rồi. còn giằng móng thì có chăng giảm 1 chút thì vẫn đc.
- làm cho an toàn chút, chả chết ai. nếu mà có sự cố gì thì...mất nghiệp
|
muaxanh |
|
|
e có thắc mắc chút: nếu ko biết địa chất ở đó như thế nào( trong trường hợp chủ nhà ko có kinh phí khoan ) thì làm sao mà xác định được sức chựi tải ?????
kích thước cái giằng móng phụ thuộc vào đâu ạ.??? ( e mới làm xong đồ án nền móng nên vẫn còn xanh lắm )
|
MrAn12345 |
|
|
Cọc 20X20 mà sâu tận 32 m thì nó mảnh như que tăm.
Về cái giằng: Theo tôi thì nó quá to, có thể dùng cho cọc 35X35 và cho nhà 7T trở lên đấy. Đồng ý rằng móng nó lệch tâm nên giằng to nhưng cũng nên vừa phải. Vì cọc 25X25 thì đài cũng cỡ 80 cm, vậy là đài cao bằng giằng rồi còn gì.
|
hoahuongduong |
|
|
nếu thế thì khi ép giả sử 60 tấn , Theo lý thuyết có thể lấy 30 tấn . Nhưng ở hải phòng theo kinh nghiệm của bạn thì nên lấy bao nhiêu khi ép 60 tấn chẳng hạn . Với N=60 tấn chọn 4 cọc . Vậy sct khoảng chừng 15 tấn . Nếu ép tải là 60 tấn thì quả là vùng đất này thật ghê gớm . Nó đánh lừa kỹ thuật ép ghê vậy sao ????
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
- Theo ý kiến chủ quan của tôi thì mỗi cọc chịu được 18 tấn là ok với số cọc đã chọn.
- Thấy lạ là có 1 cột ở giữa trục 1 và trục 2 đến 80 tấn -> console đỡ cột này có đảm bảo ko? -> mômen 80*1,8=144tm -> giằng đài cao 30x80 -> tính ra thép giằng đài. -> sao lại ko làm móng cọc cho cái cột này (đài 5 cọc).
- Giằng đài cao 80cm bằng với chiều cao đài -> thép giằng kéo qua đài bị cản bởi đầu cọc khi ép xong -> giảm chiều cao giằng đài xuống 10cm thì đài lúc này là 30x70cm
|
StephenDAK |
|
|
hii: thì theo cái cách mà chủ topic này dùng đó:
- hỏi mấy cái nhà xung quanh nó làm ntn? tôi làm như vậy.
- nếu quen biết rộng...xin cái địa chất của khu vực đó, rồi thiết kế theo.
ví dụ: công trình làm ở quận hải an, ngô quyền, kiến an....thì xin cái báo cáo địa chất của các quận này mà dùng.
|
MichaelKl |
|
|
Theo tôi tiết diện giằng 30x70cm với cái cọc 25 cm là đã to rồi. Vụ thép giằng thì không sợ. Neo thẳng không xong thì ta neo gập, càng chắc. Chỉ tốn thêm tí công thôi...
|
terrydoa |
|
|
Có 8T thôi, chú đọc theo kiểu TQ từ trái qua phải à
Từ hồi chú mất nick ko biết chát với chú bằng cái gì
|
muadem116 |
|
|
NHầm rồi, 08T chứ ko phải là 80T.
|
nguoixau |
|
|
Mà 2 cái đài trục C-3 và C-4 sao lại phải hợp khối nhỉ? Vì hoàn toàn có thể làm 2 đài độc lập đỡ tốn bê tông và tốn thép. Vì đài 2 cột thì thông thường phải có lưới thép trên đài.
Về mặt tính toán thì: Cột biên và cột giữa có lực dọc khác nhau. Nếu coi đài là cứng thì việc hợp 2 lực này tại tâm móng có thể làm phát sinh một moment lớn do dời lực. Như vậy là vô tình lại phải thêm cọc, thêm thép để chịu cái moment này.
|
thanhtruc |
|
|
nick ngoctan_q mất rồi, nick trên diễn đàn vẫn giữ được.
Nick mới của tôi là: nnt_ksxd
Do đọc lướt qua thấy lạ đến 80 tấn mà đua console. hehehhehehe. Ai ngờ nhầm 08 tấn (do chủ topic quất thêm số 0 ghi đại 8 tấn cho nó lành)
|
noithatchangson |
|
|
Theo tôi thì tôi đồng ý về phương án, tuy nhiên xin góp ý bạn thế này:
1. có gắng đưa được hàng cọc dưới cột trục A lại gần trục thì tốt, nếu ép lệch tâm được thì bạn hoàn toàn có thể cho cọc gần vào như ở trục C, còn nếu ko thì tôi nghĩ bạn có thể cho gần vào được thêm 200mm ( tức là khoảng cách hàng cọc đầu chỉ cách trục là 600) như thế làm việc tốt hơn.
2. Việc cọc sâu 24 là không phải cụ thể cọc nào bạn cũng cố định 24m, mà khi ép bạn cho ép lực 25T, nên gia tải chậm thôi đề phòng không lường trước được sự cố do tôi không khảo sát mà, khi không xuống được thì chờ 10 phút rồi ép lại 25T, nếu không xuống được thì ok,coi như các cọc chịu được 25T nhưng bạn chỉ nên lấy là 20T trong tính toán.
|
Amen1402 |
|
|
ép 25 tấn mà lấy 20 tấn thì có liều lĩnh không ?
|
arthomeviet |
|
|
sao cọc ly tâm khu vực nào tại tp hcm mà chỉ có 110 tấn thế nhỉ ????
|
plantandzombi |
|
|
Không phải là liều mà cha của liều.
|
profilmuoinam15 |
|
|
mũi khoan đáng giá 1 cái cọc thôi. Cố mà khoan cho chắc
|
plantandzombi |
|
|
Ép 25T và không xuống, đã dừng 10 phút và ép lại 25T nhưng vẫn không xuống, tải ép khác với đối trọng ép.
|
ClintomEa |
|
|
Bạn suy luận từ đâu mà cho rằng khi ép đến 25 T và giữ tải 10 phút mà cọc không xuống thì đó chính là sức chịu tải của cọc?
Nếu thế này thì cần gì thí nghiệm nén tĩnh nhỉ.
|
MaroldPl |
|
|
giữ tải 10 ngày thì may ra, bác nhỉ.
|
Renatosymn |
|
|
Đó là chưa kể trong quy trình nén tĩnh để đảm bảo phản ánh chính xác sức chịu tải của cọc thì phải cho cọc nghỉ vài ngày để đất có thể hồi phục.
|
Roberter |
|
|
Tôi đã giảm xuống lấy có 20T thôi, còn vì sao thì đó là do kinh nghiệm đã từng làm nhưng cũng dựa trên những cơ sở đó là khi bạn ép đến 25T, tôi công nhận là sẽ bị hiện tượng chối giả và tôi đã cho dừng 10 phút để rồi ép lại 25T nhưng vẫn không xuống và tôi chỉ lấy có 20T thôi.
Nếu các bác đã thi công kiểu không có kết quả khảo sát địa chất sẽ biết.
|
Robertvove |
|
|
Thú thực với bác, đây là con nhà dân đầu tiên tôi làm. Đây là phương án sơ bộ của em. Tôi mới chỉ dựa vào mặt bằng kiến trúc, tính sơ bộ ra lực dọc chân cột rồi lên phương án móng. Sở dĩ tôi làm PA móng cọc vì cả khu đô thị ấy người ta đều ép cọc cả, có điều ko móng cọc nhà nào giống móng cọc nhà nào thôi (vì mỗi nhà kiến trúc 1 kiểu , số tầng khác nhau, mục đích khác nhau như nhà liền kề 3-5 tầng, nhà kiểu Vp cho thuê 6-8 tầng...)Bây giờ tôi đang tính toán phân phối lực lên các cọc với giả thiết SCT cọc là 20T để xem có ổn về chịu lực không? Còn về địa chất thì ko có đâu. Cả khu đấy người ta làm có ai khoan đâu. heeeeeee. Biết là tôi làm ko có căn cứ khoa học về địa chất nhưng mĩnh cũng ko thể làm hơn được. Coi như tôi lên phuơng án, kiểm tra lực phân phối lên đầu cọc, từ đó yêu cầu lực ép cho cọc (chỉ là 1 trong các yêu cầu để dừng ép cọc). Còn chiều dài ép cọc thì tùy thực tế vậy....
Các bác cứ góp ý kiến cho tôi nhiệt tình nhé!!
|
Philipboxy |
|
|
người ta làm cọc dài 32m, sao bác lấy là 24m vậy?/? chia 3 đoạn 8m cho dễ hả?
Bác phải cẩn thận đấy nhé, có thể đoạn dưới 28-30m là đất tốt. còn đoạn 24m của bác là bùn đấy nhé.
|
MichaelKl |
|
|
Đấy là sơ bộ lấy chiều dài 24m, còn phải lấy cụ thể theo lực ép, khi thiết kế phải đề đạt được lực ép bao nhiêu mà không xuống thì dừng, đối với các công trình có kết quả khảo sát địa chất cũng phải ghi thế. khi thi công tùy thuộc vào TVGS và GSTG có kết luận cụ thể.
|
Stevennefs |
|
|
Tôi đã giám sát ép cọc nhỏ 20, 25 rất nhiều (hì hì toàn đánh nhà dân ấy mà). Chúng ta thử suy luận nhé.
Cứ giả sử vì không có nén tĩnh nên ta dựa trên việc ép thực tế để suy luận sức chịu tải của cọc.
Bạn thấy đấy, khi nén tĩnh ta xác định được Sức chịu tải giới hạn của cọc (là tải trọng lớn nhất khi dừng thí nghiệm-theo quy định là tải trọng ứng với chuyển vị khoảng 10% đường kính/cạnh cọc). Khi đó Sức chịu tải cho phép của cọc đơn = Sức chịu tải giới hạn/Fs, thông thường Fs = 2, tức là SCT cho phép chỉ lấy khoảng 1/2 SCT giới hạn.
Đấy, bạn thử suy luận xem.
|
muaxanh |
|
|
ai mà chẳng biết thế. Nhưng đây là phương án sơ bộ, đã không có cái gì để mà dựa vào, đanh phải dựa vào nhà bên cạnh thì cũng phải cho nó "thực tế" chút chứ.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Mấy cái nhà liền kề ép cọc 25 hay 20 toàn ép thủ công với giá ép tự chế thôi. "Chúng nó" giỏi lắm ép được cái đoạn cọc 6m thôi. 32 m thì phải ít nhất 6 đoạn với 5 mối nối.
Đó là chưa kể nếu đã có nhà bên cạnh, dùng cọc 25 mà ép sâu như thế kiểu gì cũng nứt nhà bên cạnh, cái này tôi có kinh nghiệm rồi. Cuối cùng phải đền cho nhà người ta mười mấy triệu, nếu không họ đi kiện.
|
Roberter |
|
|
Theo tôi nếu nhà bên cạnh móng nông thì đúng là chắc chắn phải đền, còn nhà bên cạnh móng cọc thì e rằng nứt là do quá trình thi công chứ không phải do chế độ làm việc của cọc.
|
Arshes |
|
|
Cái nhà bị nứt ấy có dùng móng cọc không bác?
|
Winmordbet |
|
|
Không, cái nhà này xây lâu rồi. Nó 5 T mà mặt bằng nhỏ tý, nhưng ở mặt tiền đất đắt xắt ra miếng nên đền mười mấy triệu là do nể nang hàng xóm láng giềng bạn làm ăn đấy....
|
BrandonMr |
|
|
Oh, vậy là tôi có thể yên tâm, ko lo nứt nhà hàng xóm nhỉ?
|
checkerso1 |
|
|
Không dám đâu. Tuy nhiên nếu nhà bên cạnh là móng cọc thì đỡ lo hơn. Tin tôi là bán nhà ra đê đấy>
|
noithatchangson |
|
|
Đất ở đê bây giờ cũng đắt lắm rồi.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
May có bác đây rồi. Bác thử xem có cách gì hay gợi ý gì để ước tính SCT cọc đơn từ việc ép cọc thực tế mà không nén tĩnh không? Cái này thực tế phải làm nhiều, nhất là tụi cò nhỏ hay đánh thêm nhà dân như bọn em?
|
inetryconydot |
|
|
Cái việc ép cọc thực tế chính là thí nghiệm nén tĩnh cọc với tốc độ nhanh hơn mà thôi. Khi làm thí nghiệm nén tĩnh, do tốc độ nén thấp nên người ta lấy hệ số là 1,25. Xưa kia, khi công nghệ ép còn chậm thì người ta lấy hệ số 1,5. Khi tốc độ nén cọc tăng lên thì cái phản lực của nền tương ứng cũng tăng lên nên theo kinh nghiệm thì hiện nay với các máy ép tốt hơn nhanh hơn thì sức chịu tải của cọc theo kinh nghiệm thường lấy bằng lực ép chia cho hệ số 2. Ở đây cần lưu ý cái giá trị đo trên đồng hồ lực khi ép. Cái giá trị này khó có thể chính xác được vì thường là đồng hồ rởm hoặc nếu có tốt thì chỉ cần rung bần bật 3 cọc là đã rão hết rồi. Nó cũng như người ấy. Ép nó làm nhiều quá thì sẽ không còn chuẩn được nữa. Mỏi lắm.
Sau nay, khi công nghệ ép phát triển nhanh hơn. Vừa cho cọc vào chưa kịp chớp mắt thì nó đã làm cái hự cắm xuống đến đáy luôn rồi. Lúc này chắc phải lấy lực ép chia cho hệ số cao hơn, có khi là 1000.
|
viet toan 12 |
|
|
Sau nay, khi công nghệ ép phát triển nhanh hơn. Vừa cho cọc vào chưa kịp chớp mắt thì nó đã làm cái hự cắm xuống đến đáy luôn rồi. Lúc này chắc phải lấy lực ép chia cho hệ số cao hơn, có khi là 1000.[/QUOTE]
bác NGỌC nói cái này nghe ghê quá, cứ như đi với mấy tôi ....vậy
|
sieunhangiambeo |
|
|
Nếu thế thì nếu là ép cọc thực tế thì Fs >2 phải không bác. Liệu có phải là 2<=Fs<=3 không?
|
truongtiengka |
|
|
Cách tốt nhất là làm thí nghiệm nén tĩnh 1 cây bằng chính cái máy ép đó nhưng với đồng hồ mới tinh và xịn. Sau đó thì sẽ biết ngay cái hệ số đó là bao nhiêu. Thường thì ở ngoài Bắc hệ số của nó từ 1,8 đến 2 còn trong Nam thì từ 2 đến 2,5. Lý do của sự khác nhau này là ngoài Bắc bao giờ cũng lởm khởm, chỉ thích thu mà không thích đầu tư thiết bị cho nó tốt hơn.
Ở đây không phải là thiết kế để gọi cái giá trị này là hệ số an toàn Fs.
Việc lấy giá trị là bao nhiêu và như thế nào để tính toán thì còn phụ thuộc vào cách tính tải trọng tác dụng vào cọc và tùy theo tiêu chuẩn. Ở đây đang theo tiêu chuẩn "Nhà dân Việt nam".
|
Winmordbet |
|
|
Nghe bác nói nhớ chuyện xưa mà buồn cười. Người ta bỏ tiền tỷ (cũng mười mấy tỷ chứ chẳng chơi mà cách đâu khá lâu rồi) để làm cái văn phòng cho thuê , đi thang máy hẳn hòi thế mà kén cá chọn canh mãi (để "lựa chọn nhà thầu ép cọc" nào giá bèo nhất) cuối cùng thuê được anh ép cọc đến ép cọc 25X25 mới được hơn 8m đã nhổ hết neo (tối đa được 6 cái neo). Bó tay, sau đó chủ nhà tự chỉ đạo luôn là không ép được nữa thì thôi vì không xuống nữa tức là đạt rồi mà. Hỏi qua mới biết bà này ngày xưa cũng có học qua trung cấp xây dựng.
|
thanhtinh |
|
|
ép neo có ngày vào nhà đá .
|
hoang tuan |
|
|
- File pdf đính kèm của bạn có đúng không vậy.
- Không có sức chịu tải cọc
- Cột trục A 29T, 38T, 64T bạn đều dùng 4 cọc là sao
- Bạn nên đổi qua cọc ống d300 hay hơn
- Muốn có chiều sâu cọc thì phải ép thử tĩnh vài cọc rồi quyết định chiều sâu cọc.
Chúc bạn có quyết định sáng suốt.
|
lightzar |
|
|
- Móng cột trục 3 và trục A nên xếp 4 cọc dọc theo trục A để giảm moment lệch tâm -> giảm được tiết diện cho giắng móng GM11
|
jinchan |
|
|
Xếp 4 cọc ( của các móng trục A) dọc theo trục A để có mà toi ah bác?
Xếp các cọc ấy dọc theo các trục ngang nhà (2,3,4) thì còn có lý ????
|
nongdan |
|
|
màu đỏ : Thực ra thì không đến nỗi . Nếu xếp theo trục 2,3,4 thì mô men lệch tâm còn dữ tợn hơn phương pháp 4 cọc cho 2 hàng như phương án cũ . Nếu xếp theo trục A thì mô men lệch tâm sẽ nhỏ và an toàn hơn , tiếc kiệm hơn cho giằng móng . Đài móng lúc này giống như móng băng qua 4 cọc . Tính toán đủ chịu lực cho đài móng này không có gì khó . Khá an toàn hơn pp ban đầu vừa phí vừa thiếu an toàn .
|
bachtuu |
|
|
Bạn có hiểu mô men trong chân cột ntn không?
|
GeorgeEr |
|
|
ý bác sợ thằng mô men này chứ gì ??? Hay ý gì ???
|
240315 |
|
|
Người ta dựa vào hướng mô men để bố trí hướng cọc
|
Donaldsor |
|
|
éc ! Cái mô men lệch tâm nó còn gấp 100 lần thằng mô men gió với nhà tí xíu thế này . Cái cọc đối với nhà này chỉ giải quyết tài đứng . Lại thêm cái giằng to tổ bố để chịu một đống mô men pháp sinh do sự bố trí cọc thiếu khéo léo hở bác . Cứ nhìn tổng thế nhà mà bố trí cọc không phải lúc nào cũng đúng . Lực mô men ở chân cột mà mô hình đưa ra chỉ bé tí tẹo thôi . Ngoại trừ nhà cao tầng có thể lực gió khá lớn thì mới cần xem xét . Nhưng cũng có thể lực gió sinh ra mô men tại chân cột cũng có khi vẫn nhỏ hơn mô men lệch tâm rất nhiều dù là nhà cao tầng . Bác cứ nhẩm mà xem . M=N*a , N ~ 60 tấn mà a = 1,5 mét thì nó đến mức nào ??? ~ 90 Tm thì cái giằng móng to cở nào . Trong khi dưới chân cột nó đã có giằng 2 hướng vuông góc nhau thì cái anh mô men chân cột chẳng thấm vào đâu với cái nhà như cái lều vịt này .
|
levantrai |
|
|
không hiểu bạn đang nói mô men lệch tâm theo hướng nào? bạn nhìn vào bố trí dầm thì thấy tải trọng truyền theo phuơng nào nhiều hơn phuơng nào.
|
Stevennefs |
|
|
thì mô men lệch tâm xoay xung quanh trục A . Phải giảm mô men này thì giằng trục 2,3,4 gì đó nhỏ lại . Cọc phải đưa gần cột . Có thể mà không hiểu ý nữa seo ?
|
hoang tuan |
|
|
Tóm lại tôi hỏi bạn tổng mô men theo hướng nào lớn hơn hướng nào?
|
nongdan |
|
|
tôi đang nói mô men lệch tâm xoay quanh trục nào hẳn hoi như bài trên. Chủ topic có cho biết mô men của cột đâu mà biết tổng hay không tổng . Cái mô men lệch tâm trình bày ở trên là giằng chịu rồi bố . Đừng nghĩ như cái đồ án tốt nghiệp thì chết con .
|
ao anh xa |
|
|
Nếu mà giằng chịu được hết thì ........ chịu thua
|
Stevennefs |
|
|
Bó tay !
Bạn lấy cơ sở gì mà bố trí vậy
Bạn nên xem Nền Móng Công Trình
- Ảnh hưởng của các công trình khác
- Hệ số cọc với nhau...
Rất nhiều thứ bạn phải xem xét nhé !
Chúc thành công!
|
ArthurGip |
|
|
uhm đúng đấy. Theo tôi thì ta phải
- khảo sát địa chất thật kỹ ( chắc chỉ cần 5 lỗ khoan tầm 50m và 1 hố đào 10m thôi),
- làm các thí nghiệm SPTu, CPT, thí nghiệm phòng,
- ép thử cọc (thí nghiệm nén tĩnh nữa),
- Đánh giá tác động môi trường,
- Đánh giá tác động của các công trình xung quanh,
- thu thập tài liệu các công trình đã xây và chuẩn bị xây.
- Thí nghiệm động,
- lập quan trắc đo lún
...................................
|
thanhthanh |
|
|
Các chú bàn tán xôn xao quá! Chủ đầu tư ko có tiền thì các bác ko làm à?
|
ngoctrinh |
|
|
lúc đó điện thoại của Tân sẽ reo lên . " Alo có phải anh Tân không ? Tôi có con nhà tí tẹo , mấy ks pro đòi hỏi nhiều thí nghiệm , khoan lung tung ben lên . Nhà tôi nhỏ vậy anh Tân có thể làm mà không cần khoan không ah. Có ks bảo quan trắc lún nữa có chết tiền không "
ANh tân trả lời : Dạ thưa bác . Làm tuốt , giá 20k/m2 được không ah ? OK ngay .
|
noithatchangson |
|
|
Các bác hạ nhiệt, bắn đúng chủ đề. Topic này trong tầm ngắm của tôi đấy ạ.
|
Arthumters |
|
|
Đây là nhà dân hả??? Chẳng cần khoan khảo sát, vẫn phải ép cọc bt thôi. Quan trọng lực ép đủ không???
|
noithatchangson |
|
|
nếu tính như đồ án thì với nhà 60 tấn . cọc chịu nén có khi phải chịu tối 50 tấn vì mô men lệch tâm này rồi thêm cọc chịu nhổ cũng khoảng 30 tấn . => Tăng cọc lên chết tiền tiếp
|
test1212 |
|
|
- Tất nhiên là khi xuất phản lực tựa dứoi chân cột thì ngoài lực dọc N còn có mô men, lực cắt theo 2 phương nữa nhưng chũng tương đối nhỏ nên tôi ko đưa vào đây.
- Tôi cũng hiểu là phải đưa cọc lại gần cột nhưng theo thực tế thi công thì khoảng cách tim cọc dến nhà bên cạnh tôi chọn là ok rồi. Vấn đề bây giờ là giải quyết thằng momen lệch tâm do tim cột và tim nhóm cọc (đài cọc) thế nào thôi.
- Ý bác nói là bố trí cọc theo 1 hàng dọc trục A là rất ko ổn đấy! Vì khi đó cọc chịu mô men lệch tâm tại đầu cọc rất lớn. Khi ấy giằng móng sẽ phải to hơn để gánh chịu cái mô men này đấy...
Thiết kế đầu tay nên các pác cứ chém nhiệt tình. Thanks!
|
AlbertDOB |
|
|
Chú cứ đùa anh! tất nhiên làm tuốt! nhưng giá cao hơn! chú cứ tỏ vẻ nguy hiểm. Hehehehehe
|
Robertbura |
|
|
màu đỏ : bạn nói giằng móng chịu mô men nào lớn nếu bố trí 4 cọc dọc theo trục a . Tôi lấy ví dụ nhà của bạn . Lực cột là 60 tấn chẳng hạn . Để ép cọc bằng tải ép . Từ mép nhà đến tim cọc ít nhất 600->700 . Tôi giả sử lấy 700 từ tim cột đến tim cọc . Như thế mô men phát sinh ra là M1=60*0.7=42 Tm . Như thế giằng trục vuông góc với trục A chịu 42 Tm. Nếu bố trí như bạn . Tim nhóm cọc cách xa cột , a= 0.7+0.375=1.075 (m) Như thế M2= 60*1.075=64.5 (Tm) sẽ làm cho mô men tăng lên M2>m1 . 42 tm với 64.5 tm thì khác nhau nhiều đấy . Nhìn trực quan thì bạn bố trí a > 1.075 thì càng chết nữa .
|
Robertbura |
|
|
- hehe, ý tôi là thế này: Khi ấy 2 cọc giáp trục A sẽ chịu nén lớn hơn, 2 cọc bên trong sẽ chịu nhổ, do đó mo men trong giằng móng sẽ pé hơn.
|
AlfomzoMl |
|
|
làm gì có chuyện 2 cọc bên trong chịu nhổ thì giằng sẽ bé . Nếu dời lực thì thằng móng của bạn gồm 4 cọc chịu N= 60 tấn và M= 64.5 TM . Lúc này làm bài toán như đồ án thì phản lực cọc gần cột P= 60/4+64.5/(2*0.75)= 58 (T) . trong khi sct của bác hình như lấy 20 tấn thì phải cho mỗi cọc . Lại phải tăng cọc . Và đồng thời cọc trong chịu nhổ P=-(64.5/(2*0.75)-60/4) =-28 T. Mà bạn có tính đến SCT chịu nhổ của cọc là bao nhiêu không ????? Còn phải kiểm tra đài cọc chịu mô men lệch tâm 60*0.7=42 (T) .( giống kiểu console ngắn) . Trong khi xem giằng móng chịu toàn bộ mô men lệch tâm và cố gắng đưa tâm nhóm cọc gần cột là min nhất có thể . Lúc này Phản lực cọc là P=60/4=15 tấn <20 tấn . Và cọc toàn chịu nén . Chỉ thằng giằng móng phải chịu 42 tấn . Tiếc kiệm và ăn ngũ ngon . Nói thề không hiểu nữa thì tự bạn quyết định . Diễn đàn chỉ là tham khảo , không chịu trách nhiệm bất cứ điều gì cho dự án của bạn .
|
Freddievaw |
|
|
Với các máy ép cọc ta có hiện nay ,o có máy nào ép sát vách nhà kế bên được .tôi có thể ép 4 cọc dọc trục A sát tim cột ,sẻ giảm mo men giầm móng nhiều..
|
Happyspringla2007 |
|
|
xin lỗi đời quá đen.làm ăn chán v.
|
MrAn12345 |
|
|
Cảm giác bạn này chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế cọc phải không.
Tôi thấy cái quan trọng nhất ở đây là biện pháp thi công. Người thiết kế có ý đồ định dùng máy ép cọc , hay là bộ ép cọc neo. Thông thường tôi đoán như trường hợp của bạn là ép cọc neo. Vì nhà dân thì người ta thường sử dụng biện pháp này.
Điều này dẫn đến là chiều dài từng đốt cọc. Nếu ép cọc neo, thì từng đốt cọc chỉ có thể dài nhất là 3m thôi. Nếu 3m mà bạn ép tới chiều sâu 24m thì bạn phải mất 8 đoạn cọc. KHi đó nối cọc chi chít sẽ làm cho cọc nát nhừ. --> Tôi nghĩ bạn nên sử dụng biện pháp dùng máy ép cọc lớn (loại có Giá đối trọng bê tông đó).
Điều thứ 2 là trong quan điểm thiết kế đó. chiều sâu đặt mũi cọc không phụ thuộc vào tiết diện cọc. Nếu nhà bên cạnh dùng cọc 200x200 mà sâu 32m. Thì không có nghĩa là bạn dùng cọc 250x250 sẽ chỉ sâu 24m là đủ. Đây là quan điểm sai lầm về mặt thiết kế.
Còn về kinh nghiệm thực tế. Thì cọc 200x200 mà ép được sâu 32m thì địa chất cái đoạn 32 m của bạn toạn là bùn thì mới ép được. Không thi bạn có tài thánh cũng ko ép sâu nổi như vậy. Mà chiều sâu 32m toàn bùn đó mà bạn lại định ép 1 cọc sâu có 24 m. Thì tôi ngờ rằng là cái cọc đó của bạn. Chẳng chịu được tý lực nào đâu.
Nếu có khảo sát địa chất. Bạn post lên cho anh tôi tham khảo với
Thanks
|
opera |
|