Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Chia tải lên cọc ?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Chia tải lên cọc ??

     Có một quả công trình đã đóng một số cọc tiết diện nhỏ trước đó rồi. Do khủng hoảng kinh tế trước đây nên đang đóng dở thì dừng lại. Bây giờ người ta lại muốn xây dựng công trình khác to hơn cao hơn nên đã bổ sung thêm cọc. Do trên thị trường không có bán các loại cọc nhỏ đó nữa nên người ta phải dùng các cọc có tiết diện to hơn để đóng bổ sung. Cả cọc to và cọc nhỏ đều đóng vào tầng đá cứng sâu 20 m. Sau khi thiết kế thì có các vị trí cọc được bố trí như hình vẽ dưới đây. Việc phân tải vào các cọc được thực hiện bình thường theo công thức chia đều Pc = N/n vơi Pc là tải tác dụng lên đầu cọc, N là tải cột tác dụng vào đài và n là số lượng cọc. Khi đưa cho thẩm tra gặp phải cái thằng cha đồng bóng, lúc thích thì hăn OK cách tính này, lúc không thích thì hắn lại không đồng ý. Cụ thể là hắn đồng ý cách tính này cho các dạng móng 1a và 1b (bên trái) nhưng lại không đồng ý cách tính phân đều này cho dạng móng số 2 (bên phải) trong khi đó tôi đã tính toán và nói với nó là tâm hình học của các vị trí cọc trùng với tâm tải trọng tác dụng. Nhờ các bạn giúp đỡ cách ný nuận để phang lại hắn nếu hắn sai và khi hắn không sai thì ný nuận cho tôi hiểu vì sao hắn lại đúng. Nếu hắn đúng thì tính phân chia tải lên cọc cho dạng móng số 2 bên phải như thế nào ??? Gấp lắm rồi. >
Có 53 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
Arthumters
Em nghĩ là phương án đài cọc số 2 thì không dùng cách chia tải đều nên các đầu cọc, vì đài này có thể khá rộng(và không dày lắm) nên chưa coi là tuyệt đối cứng. Tôi nghĩ nên dùng pp pthh (safe) để tính lực nên đầu cọc. Tôi có gì sai mong thầy bỏ quá, hi
Arthumters
fordthudo1 Đài cọc ở đây dày lắm, dày gần 5 m cơ, trong khi bề rộng móng lớn nhất chỉ là 6 m nên có thể coi là tuyệt đối cứng được Vả lại cái thằng cha thẩm tra này oái ăm lắm, hắn không tin kết quả tính bằng các phần mềm, hắn bắt phải tính tay. Thế mới khổ. May mà hắn chỉ thẩm tra phần móng. Hắn mà thẩm tra cả phần kết cấu bên trên mà bắt tính tay thì toi.
fordthudo1
fordthudo1
hệ thống cọc có hai loại cọc tiết diện khác nhau vậy nếu tôi dùng công thức chia điều vậy có hợp lý không vậy thầy?
fordthudo1
Freddievaw Nếu không hợp lý thì vì sao không hợp lý và chia như thế nào thì sẽ hợp lý ??? Giúp đỡ hộ cái.
Freddievaw
sukem13579
giả sử ta có loại cọc nhỏ giống như ban đầu và thay vào vị trí các cọc lớn thì kết quả cũng tương tự như tình trạng hiện tại, có chăng ta dùng cọc lớn thì dư thôi, theo e nghĩ hắn muốn giảm số lượng cọc lớn lại vì hắn nghĩ dùng cọc lớn sẽ dư nên muốn tận dụng tối đa khả năng chịu tải của cọc lớn, thầy có thể bố trí lại vị trí các cọc lớn và giảm số lượng cọc được không ạ?
sukem13579
CharlesEn Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
CharlesEn
Công nhận là bác NGOC_IBST ra câu hỏi rõ ràng, vẽ hình công phu.. Em có biết một chút về cái thằng cha mà bác định nhờ mọi người phang lại đó. Nó có lý lắm chứ. Thằng này vốn nó chả biết tẹo nào về đất đá đâu, nhưng nó hiểu vài thứ liên quan đến mấy môn học cực kỳ cơ bản như SBVL, mà nó cũng chỉ biết đến cái gọi là giả thiết mặt cắt biến dạng phẳng, dùng để giải mấy bài toán có nhiều vật liệu bằng cách đồng biến dạng. Cái hình 1a hay 1b thì tải phân bố tương đối đều sang 2 hàng cọc, vì thằng cha này nó nghĩ là cái này nhìn theo 1 phương ngang, hệ kết cấu giống như cái dầm giản đơn chịu tải trọng tập trung ở giữa dầm (cái bệ cọc ấy). Và vì vậy tải sẽ chia đều cho 2 gối, nghĩa là 2 hàng cọc lớn bé, hoặc các cọc xem như nhận được một lực thẳng đứng tương đối đều. Cái hình 2 thì lại khác. Đây là bài toán siêu tĩnh. Nó tương tự như cái dây điện chịu kéo. Nếu cái vỏ dây diện và cái lõi kim loại có biến dạng bằng nhau, thì thằng nào cứng hơn sẽ nhận phần lực nhiều hơn. Nghĩa là theo tỷ lệ độ cứng của thành phần cấu kiện. Thằng cha đó có bật mí với tôi một tý như vậy lúc nó đang ngà ngà say. Cũng chẳng biết nó nói thật bao nhiêu %. Nhờ các bạn tính giúp. Nó còn cao hứng bảo rằng, ngay kể cả với tải đặt không trùng vào tâm hình học nó cũng tính được bằng tay sự phân tải, kể cả trường hợp có cọc bị "nhấc" rời khỏi đáy móng đá (không tiếp xúc với đáy móng). Ngay cả khi chân cọc bị ngàm vào nền đá, thì với cọc là bê tông sẽ có chuyện là cọc chịu nén và cọc chịu kéo. Nếu tính chi li thì bản thân vật liệu bê tông đã là phi tuyến (riêng phần kéo và phần nén là khác nhau, bản thân nén đã là đường cong giữa ứng suất-biến dạng). Nó thách tôi là nếu tính được bằng tay mà xét được tính chất của vật liệu như vậy, nó đãi tôi một bữa bia tẹt ga. Bác nào cao thủ giúp cái, tôi sẻ bia tôi uống chung. Liên kết làm ăn nào. Hê hê.
CharlesEn
AlbertDOB
Xem xét sự làm việc của cọc chống lên nền đá cháu thấy rằng: - Về cường độ: Cọc chịu tải trọng mũi là chủ yếu. - Về biến dạng: biến dạng đàn hồi của BTCT. Bài toán này của chú cháu đã từng áp dụng để tính cấu kiện khác như hệ vách - lõi BTCT như sau: căn cứ vào tải trọng và biến dạng tính ra độ cứng của cọc - phân tải theo độ cứng và khoảng cách cọc theo sơ đồ đài tuyệt đối cứng, liên kết đài cọc là liên kết khớp. Có lẽ thằng thẩm tra của chú nó làm thế nhưng không nắm chắc nên nay thế này mai thế kia, khổ cho chú quá
AlbertDOB
test0032
Cái này thì tôi còn phân vân nên đi hỏi ông anh chuyên nghề khuân vác thì ông anh đáp như thế này anh tôi nghe được không? "Nếu 5 thằng ngang sức, đồng đều bê 1 tấm gỗ nặng thì đi rất dễ dàng, qua địa hình nào cũng được, nền cứng hay nền mềm thì cũng ok và bớt mệt. Nếu 5 thằng đồng đều nhưng 3 thằng mạnh 2 thằng yếu đi trên nền đường cứng thì 3 thằng mệt le lưỡi còn 2 thằng cười khà khà Nếu 5 thằng đồng đều nhưng 3 thằng mạnh 2 thằng yếu đi trên nền đường mềm thì cả 5 thằng đều nhăn mặt nhưng không có thằng nào mệt Còn nếu 5 thằng không đồng đều thằng cao thằng thấp thì không bê được tấm ván đó" Ông anh này nói vậy đã ra vấn đề chưa các bác?
test0032
RobbertooWig
Nếu những ai khỏe hơn,rắn chắt hơn, cứng cáp hơn... thì sẻ xung phong lam việc trước và làm việt tích cực đằng khác, đến lúc thằng manh khỏe ấy yếu sức = thằng còi (lam biếng ma còn nhát nữa). thì lúc bấy giờ,thằng còi đó sẻ phụ giúp. vậy khi làm việc cùng một nhóm thì phải "đồng tính" tối thiểu về khả năng làm việc thì sẻ làm việc tốt hơn. vậy là khi tính toán mướn thợ khuân vác phải lấy thằng yếu để tính là ok! Tôi "Đồng tình" với ý yến của bác. nhung chon 1 trong 2 thì truong hop 2 la tôt hơn.
RobbertooWig
hoang tuan bác nói thế nếu ta lấy thằng yếu để tính toán với cái tk cũ thì ok nhưng đây lại thêm tải trọng cho nó thì làm sao nó chịu được giống như trong truyện ngụ ngôn con lừa thì chỉ cần vắt cái áo lên là nó cũng gục roài.
hoang tuan
profil7 ý minh nói là khi tôi sẻ bố trí thằng mạnh khỏe thêm vào nhóm và xem nó như là thằng yếu. giống như khi bố trí thép cho một tiết diện tại sao ta không được bố trí thép qua sai lệch về tiết diện giữa các thanh thép ấy.
profil7
Edwandhext Thế thì chết tiền cọc, giả sử trước đây là cọc 200x200, bây giờ máy ép lớn chơi hẳn cọc D600, vậy thà bỏ không tính cọc nhỏ còn kinh tế hơn
Edwandhext
con voi con Quá dễ : Bác giả định thế này: khả năng chịu lực của cọc nhỏ là Xn , khẳ năng chịu lực của cọc to là Xt Ta có n là tỷ lệ của Xt/Xn Vì ảnh hưởng theo nguyên tác : thằng to thằng làm khỏe , thằng yếu thì lam ít . Vậy ta có phương trình : n.Xt1 + n.Xt1 ...+n.Xt1 + n.Xn1 + n.Xn2 ...+n.Xn3 = P P là tổng lực lên đài Ta đạo hàm , vi phân , tích phân tạp phế lù lên ta sẽ được kết quả như sau : n = 1 : Kết quả cứ lấy cái sức chịu tải nhỏ để tính, thằng to cũng cho nó làm như thế thôi , đỡ lăn tăn , đỡ nhức đầu : Còn nếu cọc to chịu tải quá lớn thì vứt hết cọc nhỏ đi , chỉ tình cọc to
con voi con
suanhadthouse Cọc nhỏ không có thì lấy đâu ra ma mua.lúc đầu bác Ngoc cũng nói rồi rui mà.mà nếu cọc 200x200 bố trí thêm cọc 600x600. thì lúc bấy giờ cọc 200 đó có lam việc tích cực không hây hầu như coc 600 chỉ làm việc tôi nên! Cái nầy giống như cừ tram với coc btct cùng lam chung một "mong" thì phải. xin loi ban, minh cung dang hoc hoi đây.
suanhadthouse
Alvarogime
Nếu được bầu chọn câu hỏi hay nhất trong diễn đàn kết cấu thì tôi chọn câu trong topic này! Để làm sáng tỏ hơn vấn đề tôi xin bồi thêm 1 câu hỏi nữa không kém phần hóc búa, các bác xem hình bên dưới: > Vì lý do địa chất thay đổi ( gặp đá mồ côi ) hàng cọc cuối cùng không đóng đến cao độ thiết kế, coi như thằng còi bị hỏng chân. Để thay thế bổ sung thêm 2 thằng khỏe ( 2 cọc khoan nhồi ) và phải mở rộng bệ móng để bố trí, bây giờ không còn đúng tâm nữa. Vậy chia tải lên cọc như thế nào đây các bác ?
Alvarogime
lightzar trường hợp này e nghĩ sẽ rõ rằng hơn th trên bác ngọc đưa ra. Khi đó vẫn tính toán sức chịu tải của các cọc ép bình thường coi như chúng chịu lực tối đa như thiết kế đã tính sau đó tất cả các tại trọng đó dồn về chịu tải cho cọc khoan nhồi khi đó coi như móng chịu tải lệch tâm lấy đầu ngàm của 2 cọc khoan nhồi còn lại là phần cong sôn, lúc đó bác coi như móng chân vịt chẳng hạn coi các cọc ép ở trong đài kia như cọc tre gia cố nền cho đài móng và chịu 1 phần tải trọng cho cọc khoan nhồi.e nghĩ như thế nếu k đúng bác bổ sung cho e nha..
lightzar
DanielEi lúc nầy thì 2 thằng bổ sung vào sẽ làm việc ít nhất b/v đã xay ra lệch tâm nhiều hơn lúc đầu. Vậy khi tính toán theo tôi hàng coc còi tính lai sức chịu tải tại cao trình ép và thêm 2 thằng bo sung là bao nhiêu nữa là đủ.chứ bổ sung 2 cọc lớn như zậy thì sẻ dư nhiều lấm.
DanielEi
thanhtinh Không phải thế đâu, bài toán nền đất khác với nền đá xa lắm đừng nhầm, nền đất thì anh nào yếu anh ấy lún nhiều và chủ yếu là lún cố kết còn nền đá đâu có như thế, vì vậy bài toán này không giống bài toán của chú Ngoc
thanhtinh
sieunhangiambeo Cái màu đỏ này làm cho tôi hơi bị sợ. Trong các phương án 1a và 1 b mà vứt thằng cọc nhỏ đi thì tèo. Cái công thức màu xanh này hay phết nhưng nó được lập theo nguyên tắc nào vậy nhỉ ????
sieunhangiambeo
thuymo e có nói giống trc hợp của bác ngọc đâu mà e bảo trường hợp này rõ ràng hơn th của bác ngọc ý.hjhj
thuymo
mucangchai Tèo sao được ? tính số lượng cọc to đủ chứ ! ví dụ có 10 cái cọc nhỏ chịu được 100 T , cọc to chịu được 20 T/ 1 cọc ,nếu có 100 tấn phát sinh nữa thì bổ xung thêm.....10 cọc to Công thức xanh nếu giải thích ra thì khó lắm, nó dự trên thuyết tương đối và tuyệt đối . LKieen quan tới không gian và thời gian
mucangchai
MrAn12345
Các ý kiến của các bạn rất thú vị, có ích những tôi vẫn chẳng rõ được là sử dụng nó như thế nào để phang nhau với thằng cha thẩm tra thiết kế. Vì vậy tôi đã dùng cách khác để chiến đấu. Tối hôm qua tôi đã trình bày cho bên thẩm tra thiết kế công thức phân chia tải lên cọc được lấy từ các sách của tất cả các thầy từ trước đến nay và cả từ tiêu chuẩn quy phạm. Không cần biết việc áp dụng có hợp lý hay không nhưng tôi cứ theo tiêu chuẩn quy phạm mà làm. Công thức đó là: pc = N/n +/- x Mx/(....) +/- y My/(....). Khi không có mô men thì công thức này còn lại là pc = N/n. Thế thôi. Cứ tiêu chuẩn quy phạm mà làm. Và thế là thằng cha thẩm tra phải thua tớ. Hì hì. Thích thật, rất hiệu nghiệm. Dưng mà, hình như vẫn có cái gì đó chưa ổn. Còn vì sao chưa ổn thì vẫn chưa biết. Ai biết chỉ dùm.
MrAn12345
DonaldMi e nghĩ cái công thức theo quy chuẩn đó thì k thể sai đc.trong sách giáo khoa và trong tất cả tài liệu chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng công thức đó mà tiết diện của các cọc là k như nhau.bác dùng cái đó thì cũng chẳng có ai vặn lại bác đc.nếu cứ theo quy chuẩn quy phạm thì họ bó tay rồi.chắc có lẽ các tài liệu chưa đề cập hay chưa nghĩ đến cái th này chăng.hjhj.
DonaldMi
Winmordbet Giả thiết đài tuyệt đối cứng. Kiểm tra vị trí tải trọng trùng với trọng tâm diện tích các cọc trong móng (đầu bài đã cho) Do đó đài lún đều, các cọc đều có cùng chuyển vị d xuống dưới. Lực tác dụng vào các cọc sẽ là Ni = Nx(EiFi)/xichma(Ei.Fi).
Winmordbet
Amen1402 Hì hì, cái này là dựa trên một giả thiết rất quan trọng đó là: Tiêu chuẩn luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Hì hì. Khi cái giả thiết này không đúng thì sao nhỉ ????
Amen1402
puma12 43 Cái màu đỏ: Đầu bài đâu có cho điều kiện này. Xem lại bài 1 đi. Đầu bài chỉ cho là vị trí tải trọng trùng với tâm hình học của vị trí các cọc. Trên hình 1a và 1b cho thấy khoảng cách của các cọc to và cọc nhỏ cách đều 1 khoảng là a so với vị trí tải trọng. Nếu áp dụng cái công thức màu xanh vào trường hợp 1a và 1b thì có vẻ không được ổn lắm. Chắc là cái móng này nó sẽ bị xoay tròn.
puma12 43
Marcunst cái giả thiết ấy mà k đúng thì 1. là công trình chắc chắn có sự cố xảy ra lúc đó chả ai chịu trách nhiệm hết các ông nghiên cứu ra cái giả thiết đó đều ở dưới hết rồi 2.là các cuộc trao đổi giữa bên thiết kế và chủ đầu tư thành phiên họp chợ vì chả bên nào chịu nhường bên nào...
Marcunst
traiyo1 Cháu tính thế này được không Ni = N*Ki/xicma(Ki)+Mx*Yi*Ki/xicma(Yi^2*Ki)+ My*x/xicma(Xi^2*Ki) Trong đó Ki là hệ số độ cứng trong trường hợp mũi cọc chống lên đá không bị biến dạng có thể thay thế Ki bằng tích Ei*Fi nó khác công thức chú đưa ra ở chỗ có thể tính tới tiết diện cọc không đều và vật liệu làm cọc khác nhau.
traiyo1
mtv_0201 Bác Ngọc ơi, thế nếu trong đám n cọc đấy có một nửa chỉ còi như cái tăm, một nửa lại to như cái giếng thì sao ạ? Ví dụ như nếu đài cọc lún đều, tức là chuyển vị đầu cọc của tất cả các cọc bằng nhau. Thế thì thằng nào to tôi cũng phải cho nó thêm tí tải trọng để nó chuyển vị bằng được như mấy thằng bé chứ?
mtv_0201
profillinkmuoihai12 Nói nhỏ thôi, tôi cũng biết là như thế nhưng tôi phải bám (chầy cối) vào tiêu chuẩn để phang thằng thẩm tra thiết kế nhằm giành chiến thắng đểu mà thôi. Tôi thắng thằng cha thẩm tra thiết kế không có nghĩa là tôi đúng. Chiến thắng và sự đúng đắn không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau vì chiến thắng có thể chỉ là tạm thời còn sự đúng đắn thì sẽ chiến thắng mãi mãi có thể hơi bị muộn mà thôi. Khà khà
profillinkmuoihai12
ArthurGip Cái công thức màu đỏ này có tọa độ x,y lấy theo gốc tọa độ nào. Có phải gốc tọa độ là điểm đặt tải không ????
ArthurGip
anhtuannguyen0904
Điểm nào cũng được chú ạ vì trong các đại lượng Mx và My đã có kể tới gốc tọa độ rồi (mỗi gốc tọa độ sẽ có một cặp Mx, My)
anhtuannguyen0904
arthomeviet Cái này thì sai bét sai be rồi. Tôi thì tôi không biết nhưng tôi nghe thấy mấy người bảo như thế. Mấy người đấy học cao lắm, họ đang học Đại học XD năm thứ 3 cơ chứ chẳng phải là vừa. Họ còn bảo là, cứ tính chia tải lên cọc tuân theo răm rắp cái tiêu chuẩn của ta hiện nay thì yên tâm đi, chắc chắn là sai trong nhiều trường hợp và chỉ đúng cho mỗi một trường hợp mà thôi.
arthomeviet
MichelPurn Cháu lại thấy tiêu chuẩn giả thiết móng là tuyệt đối cứng rất vô lý,khi tuyệt đối cứng đó phụ thuộc nhiều yếu tố.
MichelPurn
chongthambamien.vn Khi không đủ cứng thì phải tính theo móng mềm. Ở đây đang xét chia tải theo kiểu cứ cho là đã đủ cứng để có thể coi là cứng tuyệt đối.
chongthambamien.vn
profilmuoinam15
Thưa bác , bài toán này tôi nghĩ có thể giải quyết được nếu như ta dùng giả thiết và dùng vòng lặp trong tính toán chuyển vị kết hợp ứng suất , tính lún...nói chung tùy vào địa chất cụ thể chứ không tuân theo quy luật phân tải giống tiêu chuẩn Các bác có cao kiến gì xin chỉ giáo cho bọn đàn tôi !
profilmuoinam15
suanhadthouse Không phức tạp đến như thế đâu. Đơn giản thôi.
suanhadthouse
profilmuoibay17
đấy là tôi nghĩ tính cho chi tiết, còn nếu không thì ta chia khả năng chịu tải theo tỉ lệ độ cứng ( nếu xem đài cọc là tuyệt đối cứng ), vì cái này liên quan đến chuyển vị tổng thể , khi cho chịu tải nếu cọc bé bị phá hoại thì phải tăng lên để chịu được và toàn hệ chuyển vị đồng bộ
profilmuoibay17
rtgreter vret ẻ
Vụ móng này rất phức tạp, nhưng là phức tạp trong việc thuyết phục thằng cha thẩm tra chứ không phải trong tính toán. Theo truyền thống Việt Nam, tính toán thiết kế là cứ phải theo tiêu chuẩn quy phạm cho nó an toàn về mặt pháp lý. Tính toán theo công thức trong sách của các "đại sư" cũng đã thấy khó nói chuyện rồi. Tính toán theo công thức mà thiết kế tự xây dựng (dù logic về mặt khoa học) thì bảo vệ với thẩm tra là việc khó như lên Trời. Tất nhiên, lên Trời cũng không phải là việc không thể làm được, vì rằng cụ Cuội nhà ta đã lên đó chơi từ đời tám hoánh rồi. Trong vụ này, nếu số lượng cọc lớn đóng bổ sung là không nhiều thì tốt nhất là cứ tính toán theo cái công thức truyền thống cho nó lành. Vừa dễ bảo vệ với thẩm tra lại thiên về an toàn, thiết kế phí cũng tăng thêm được tý. >>> Trong trường hợp số cọc đóng thêm là đáng kể và gặp ông thẩm tra cũng máu mê cơ học đất và thuộc type người dám làm dám chịu, thì sẽ tính toán theo sự phân tải thực tế cho các cọc. Do đài cọc tuyệt đối cứng và các cọc bố trí trong đài theo sơ đồ không gian nên khi chịu tải các cọc sẽ có cùng độ lún S (ở đây chính là biến dạng đàn hồi của vật liệu cọc do cọc chống vào đá). Và vì các cọc có độ cứng (E.F) khác nhau nên khi có cùng biến dạng thì tải trọng phân bố lên các đầu cọc sẽ khác nhau, tỷ lệ thuận với độ cứng cọc. Khi các cọc bố trí trong đài có thể xem như sơ đồ phẳng (hình 1a, 1b) thì các cọc có thể có hai độ lún S1 và S2 khác nhau. Do đó tải trọng đầu cọc sẽ được tính toán theo công thức truyền thống. Nghĩa là khi chỉ có tải trọng đứng và điểm đặt tải trùng với tâm hình học móng thì các cọc (to và nhỏ) sẽ chịu cùng tải trọng. Công thức tính tải trọng phân bố lên đầu cọc trong sơ đồ không gian giống như của bạn manhdungxf đã trình bày trong comment 29 của topic này. Điểm gốc tọa độ có thể lấy bất kỳ mà kết quả không khác nhau do ứng với mỗi gốc tọa độ sẽ có Xi, Yi, Mx và My tương ứng, thông thường người ta lấy gốc tọa độ là tâm móng hoặc điểm đặt tải để thuận tiện trong tính toán.
rtgreter vret ẻ
thatgia Chào Bác Ngọc và ACE ketcau.com Theo tôi việc truyền tải cọc phải đảm bảo nguyên tắc " tổng ngoại lực = tổng nội lực" cái này giống phương pháp mặt cắt thường dùng để xác định nội lực tại tiết diện của môn SBVL hoặc xác định ứng suất tại các điểm trên mặt cắt ngang. Ở đây ta xem phản lực tại chân cột ( vách) là ngoại lực và phản lực tại đầu cọc là nội lực ( không đúng lắm - gọi là hệ quả thì đúng hơn) đài cọc cân bằng được khi tác dụng của 2 thành phần này triệt tiêu lẫn nhau. Gọi XOY là hệ quán tính chính trung tâm của đài cọc ( cái mặt bằng trên hình vẽ) trục Z hướng vuông góc với XOY chiếu tất cả lực lên trục Z : tổng Ni +P = 0 (1) Lấy mô men với trục X : tổng Ni.yi = 0 (2) Lấy mô men với trục Y : tổng Ni.xi = 0 (3) Trên đây là 3 pt cân bằng ( để đài không bị trồi lên xuống hoặc bị xoay đi ) Giả thiết (1) đúng theo sơ đồ các cọc như hình vẽ => để đúng (2) và (3) thì tất cả các cọc phải đối xứng qua 2 trục X và Y điều này không đúng ( hình vẽ) Vậy được chưa Bác...
thatgia
CharlesEn Có lẽ bạn Dũng đánh máy nhầm, công thức nên chỉnh lại thế này: Ni = N*Ki/xicma(Ki)+Mx*Yi*Ki/xicma(Yi^2*Ki)+ My*Xi*Ki/xicma(Xi^2*Ki)
CharlesEn
hoangphunhan Thử tính theo cái ý này xem có được kết quả không khác nhau không.
hoangphunhan
CharlesEn ý kiến của bác rất hay tôi cũng suy nghĩ theo hướng này.Nhưng mà tôi góp ý thế này đây là hệ siêu tĩnh nên 3 phương trình cân bằng trên là chưa đủ mà cần phải cần thêm n-3 phương trình tương thích biến dạng mô tả quan hệ biến dạng giữa các cọc với nhau(n là bâc siêu tĩnh).nếu hệ đối xứng thì số pt hình học có thể giảm đi.Mà bác nói để đúng (2) và (3) thì các cọc phải đối xứng qua 2 trục X và Y tôi thấy không đúng lắm vì nó phụ thuôc tích Ni.Xi nên Xi giảm thì Ni tăng vẫn cân bằng bình thường và ngược lại.
CharlesEn
Vimcentcow Cái này thấy có vẻ rất hợp lý theo quan điểm sức bền vật liệu. Dưng mà, hình như với cọc thì nó lại chưa ổn vì cọc to hay nhỏ thì các đặc trưng gì gì đó của nó lại không tỷ lệ thuận với diện tích mặt cắt ngang của cọc. Dù sao thì cách này đã ổn hơn nhiều so với các cách đã được trình bày trong topic này. Tôi thấy nhiều người cứ quan tâm đến những vấn đề rất cao siêu, rất khoa học ... trong khi vấn đề đơn giản như cái vấn đề này thì lại lúng túng và chưa chắc đã biết cách tính thế nào là hợp lý cả. Có khi đưa cái này cho mấy ông GS. TS. Địa kỹ thuật, Nền móng thì các ông ấy sẽ chuyển sang nói chuyện thời tiết hoặc nói về Đạo Đức.
Vimcentcow
MichaelKl
Bác Ngọc có vẻ bất mãn với các GS TS quá @phandinh04x5: khi bạn thiết lập 1 cái phương trình để biểu diễn sự làm việc 1 hệ nào đó thì nên kiểm tra lại xem trong trong cái phương trình đấy nó đã chứa hết các thông tin của cái hệ đó chưa. Ví dụ như nhìn cái hệ phương trình của bạn thì không thấy cái giả thiết về đài móng tuyệt đối cứng đâu cả. Thế thì nếu độ cứng của đài móng có ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ thì cái hệ phương trình bạn lập ra đấy sẽ chẳng thể nào mà dùng được. Hơn nữa, về mặt toán học thì như bạn chungutc nói, có 3 phương trình thì làm sao mà tìm được đến tận n ẩn số?
MichaelKl
sukem13579 Cái màu đỏ: không phải là cảm thấy như vậy mà thực tế nó như vậy. Phần còn lại: Để đơn giản thì cả trong tiêu chuẩn cũng như topic này chỉ xét cho trường hợp đài có độ cứng được coi là rất lớn. Bài toán ở đây đơn giản thôi không cần giải đến hệ phương trình có nhiều ẩn số đâu. Nó gần giống với bài toán móng trên nền Vin cờ le đó. Cái việc đưa ra bàn luận ở đây là nhằm chỉ ra cái điều trong tiêu chuẩn đã nêu về vấn đề này chưa rõ ràng dẫn đến dễ áp dụng sai cho nhiều trường hợp.
sukem13579
Danielpr
Em chỉ góp ý với cách đặt vấn đề của bạn phandinh04x5 thôi chứ tôi có ý nói bài toán này nó phức tạp với lại nó có n ẩn số đâu cái mô hình có 6 bậc tự do (nếu kế cả tải trong theo phương ngang) thì lập phương trình n ẩn số làm gì cho nó khổ ra ạ
Danielpr
BrandonMr Đúng là 3 phương trình về lực thì chưa đủ để giải bài toán siêu tĩnh, tôi cần thêm các phương trình về chuyển vị ( tương thích chuyển vị) cái này giống như phương pháp lực trong cơ học kết cấu, đầu tiên giải phóng liên kết thay nó bằng phản lực Xi rồi sau đó bắt chuyển vị ( góc xoay....) = 0. Nhưng ở đây tôi đang giải thích là tại sao Ni = P/n ( tất cả các cọc chịu tải như nhau) là sai ( như Bác Ngọc đã nêu) vì giả sử nó đúng thì chỉ cần lấy mômen tất cả các phản lực đầu cọc với 2 trục X và Y => nếu = 0 thì đúng ( cái này chưa kiểm tra vì không rõ vị trí chính xác các cọc nhưng có vẻ là sai). Còn việc đối xứng các cọc theo 2 phương X và Y theo tôi chỉ là 1 trường hợp riêng thôi ( không nhất thiết phải có điều này). Còn Bác Ngọc nói cọc to hay cọc nhỏ ảnh hưởng đến cái đặc trưng hình học ( đoán là độ cứng EF - chống nén -kéo) thì tôi nghĩ không phải vì ở đây có thể thay cọc bằng 1 phản lực tương đương tại tâm cọc, qui áp lực trên tiết diện cọc về 1 điểm tại tâm, nếu áp lực phân bố đều trên tiết diện cọc thì việc qui đổi này cho ta 1 lực duy nhất tại tâm cọc ( không có thêm mômen). Thử tìm lời giải cho bài toán: Ở đây giả thiết đài tuyệt đối cứng cho ta phương trình biểu diễn mối quan hệ tuyến tính của chuyển vị các cọc theo tọa độ của nó. Cọc cắm vào đá cứng => loại bỏ chuyển vị do nền đất chỉ xét chuyển vị của cọc do độ cứng chống nén -kéo ( EF).chuyển vị của cọc thứ i là : Ni/EFi ( bỏ qua hiệu ứng uốn - nén) Giả sử đài bị nghiêng đi góc anpha và beta theo hai phương dưới tác dụng của lực dọc đúng tâm đài ( chỉ có lực dọc như gt bài toán) do sự bố trí cọc không đều theo hai phuơng. Vẽ sơ đồ chuyển vị của đài cọc ở vị trí ban đầu và sau khi bị nghiêng xác định chuyển vị của mỗi cọc. Chuyển vị của cọc thứ k+1 tính theo chuyển vị của cọc thứ k là: z(k) = z(k+1) +/- xk.tang(anpha) +/- yk.tang(beta) với xk và yk là khoảng cách 2 cọc theo hai phương Vậy từ hệ phương trình gồm n ẩm chuyển vị sau khi áp dụng điều kiện đài tuyệt đối cứng ta rút lại thành 1 phương trình Phản lực tại cọc thứ i sẽ là : Ni = EFi*zi Lần lượt thay Ni vào phương trình (1) ta được phương trình mới biểu diễn mối quan hệ P= f( EFi,zi) giải phương trình tìm zi => Ni => bài toán được giải quyêt ( không biết đúng không...)
BrandonMr
kiwisoda
Nếu cọc không cắm vào đá cứng hoặc cắm vào đá cứng ở độ sâu khác nhau thì không biết làm sao mà ??? Nhiều đặc trưng cơ học của cọc không tỷ lệ với diện tich mặt cắt ngang của cọc đâu.
kiwisoda
profillink10 Nào thì làm cho xong nợ. Mốc hết cả rồi mà vẫn chưa kết thúc. Khi đài cọc được coi là rất cứng thì cái việc chia tải lên cọc nó giống như phân chia ứng suất trong mặt cắt có vật liệu hỗn hợp khi chịu nén uốn mà thôi. Lúc này, công thức xác định tải lên cọc sẽ là: như tên manhdungxf đã nêu trong bài số 29: Ni = N*Ki/xicma(Ki)+Mx*Yi*Ki/xicma(Yi^2*Ki)+ My*x/xicma(Xi^2*Ki) Trong đó Ki là hệ số độ cứng của cọc có thể được xác định từ biểu đồ thí nghiệm nén tĩnh và đã được bàn ở topic khác. Khi mũi cọc chống lên đá và chiều dài các cọc bằng nhau thì thay Ki bằng tích Ei*Fi. Các giá trị xi và yi được xác định từ hệ trục có tâm là "trọng tâm" của các "tiết diện" có giá trị là ki. Không phải là tại hệ trục bất kỳ được đâu Tồng chí manhdungxf nhá. Khi các cọc có ki như nhau (tiết diện và chiều dài như nhau) thì trở lại có công thức như trong sách: Ni = N/n +Mx*Yi/xicma(Yi^2)+ My*x/xicma(Xi^2) Với cách này thì giải được cái trường hợp 2 Cái trường hợp 1a và 1b thì có 2 cách chia tải. Cách 1 là áp dụng cách tính nêu trên cho nó phức tạp và có vẻ có khoa học. Cách 2 thì coi như là hệ có tải đặt đúng giữa dầm tựa trên 2 gối tựa ở 2 đầu. Với cách này thì thấy các cọc bên trái cũng như bên phải sẽ chịu tải như nhau dù cho chúng có kích thước khác nhau. Thử tính theo 2 cách xem kết quả của chúng như nhau không.
profillink10
sieunhangiambeo
Một vấn đề thầy quên đề cập đó chính là cái hệ trục này là hệ trục quán tính chính trung tâm(Chỉ là trục vuông goc gi nó đối xứng mà thôi), ngoài việc xác định tâm các cọc ra còn phải xác định trục quán tính chính trung tâm ở đâu nữa>2 trục mà có Jxy=0).từ đó áp công thức như thầy nêu trên @ Các bạn phân tích theo quan điểm sức bền có biết thiếu các phương trình nào để giải không? Chính là cái giả thiết mặt cắt phẳng đó( giả thiết Bernuli) sau khi tác dụng lực, do ở bệ cứng tuyệt đối, sau khi biết dạng ỏ đầu cọc, bệ vẫn phẳng.Từ đó chuyển sang vấn đề liên quan tới góc. Ví dụ như Momen My( quay xung quanh trục quán tính chính trung tâm y) thì ta có góc quay tại dầu cọc thứ i là tag(alphai)=(deltaLi)/xi, và phương trình cân bằng mômen nữa My= (sigma)Ni.xi .Thêm một "mẹo" dùng nữa là dùng tinh chất dãy tỷ số bằng nhau. (N1L/E1F1)x1=(N2L/EF2)x2=......=MyL/Sigma xi^2. Từ đó suy ra nội lực đầu cọc gây ra bởi My. Tương tự cho Mx. Còn N thì chia đều ra tất cả các coc. Cộng lại.. Tôi "chém" thế có đúng không thầy.hihi
sieunhangiambeo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Đọc độ chối cọc?    (có 5 câu trả lời)
       Chiều sâu cắm cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Xử lý nền móng nhà xây chen?    (có 38 câu trả lời)
       Sức kháng cắt của cọc?    (có 20 câu trả lời)
       Cấu tạo cọc nén tĩnh?    (có 16 câu trả lời)
       Móng cọc,cọc chịu tải?    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán đài móng?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán lún cho đài móng có 2 loại cọc (ép+khoan nhồi)?    (có 40 câu trả lời)
       Cách tính toán toán độ lún móng?    (có 5 câu trả lời)
       Kích thước đài và chiều dài cọc bê tông cốt thép?    (có 9 câu trả lời)
       Phương pháp thử động biến dạng nhỏ?    (có 31 câu trả lời)
       Bảng tra chỉ số độ sệt của nền đất?    (có 13 câu trả lời)
       Độ chối khi đóng cọc?    (có 41 câu trả lời)
       Bố trí cốt thép đài móng cọc?    (có 8 câu trả lời)
       Sức chịu tải thực của cọc khoan nhồi?    (có 34 câu trả lời)
       Cọc thí nghiệm nén tĩnh cọc chống khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Chiều dài cọc đóng?    (có 37 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc - bài nói chuyện của TS Cường IBST!    (có 20 câu trả lời)
       Khoảng cách cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Móng nhà liền kề?    (có 12 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top