Cách tính toán lún cho đài móng có 2 loại cọc (ép+khoan nhồi)? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán lún cho đài móng có 2 loại cọc (ép+khoan nhồi)?
Chào ace trong diễn đàn.
Công trình của tôi thiết kế trước lúc thi công là đài 2 cọc khoan nhồi đường kính D1000, đài cao 2,2m. Nhưng trong quá trình thi công thì đơn vị thi công làm hỏng mất 1 cọc. Bên tôi xử lí là sẽ dùng phương án cọc ép rồi ép bo xung quanh cái cọc hỏng đấy. Vấn đề là bây giờ phải tính lún cho cả cái đài cọc đấy mà tôi chưa biết tính thế nào. Nhờ anh tôi chỉ giáo giúp.
Thanks!
Có 40 câu trả lời!!
|
|
|
Đây là hình của đài cọc đấy ah.
|
Robertplus |
|
|
Không bác nào cho tôi ý kiến được ah?
|
phuonganh12 |
|
|
Xin hỏi tải của cột (N,M,Q) bao nhiêu vậy ? Chiều dài cọc khoan nhồi và chiều dài cọc ép bao nhiêu ?
Khi thiết kế chắc chắc bạn đã ktra SCT của tổng cọc ép = với SCT của cái cọc khoan nhồi bị hư rồi phải hok ? Nếu chỉ còn vấn đề là ktra lún thì bạn có thể dùng Plaxis ktra.
Sao không thay cái cọc hư bằng 2 cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ hơn (800 chẳng hạn).
|
jinchan |
|
|
thi công cọc nhồi bây giờ mất thời gian, chủ đầu tư đang ép tiến độ. Với lại trong công trình tôi cũng đã sử dụng cọc ép nên muốn dùng cọc ép cho thuận tiện về thời gian thi công.
Thực ra nếu đêt tính tổng SCT của cọc ép = SCT cọc nhồi thì số lượng cọc lớn lắm. tôi tính toán thay thế dựa vào sức chịu tải của cọc ép (Tính toán trong safe) và tổng độ lún tương đương của 11 cọc đấy so với cọc D1000 ( dựa vào thí nghiệm nén tĩnh của 1 cọc khoan nhồi). Plaxis 3D tôi chưa dùng bao giờ. Hix
|
deptrainhatnha |
|
|
Địa chất thế nào bạn? chiều dài các cọc thế nào ?
|
viet toan 12 |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Cọc ép sâu đến bao nhiêu, có bằng cọc khoan nhồi không? Nếu bằng thì theo tôi cứ tính lún theo sách vở thôi. Nếu không ép cùng cao độ thì căng đấy, có thể tính an toàn theo phương án coi cọc khoan nhồi cũng hạ đến cao độ của cọc ép và tính toán như móng cọc bình thường (khối móng tương đương)
|
Rolandpr |
|
|
cũng hơi rắc rối nếu cao độ cọc lệch nhau quá nhiều,mà làm j có chuyện cao độ bằng nhau đúng ko, bạn nêu rõ ràng hơn xem để mọi người cùng nghiên cứu và giải quyết nào
|
greent |
|
|
Cọc khoan nhồi của tôi tận 42m mà bạn.
|
thanhthanh |
|
|
Cọc nhồi là cọc chống, dài 42m. Cọc ép là cọc ma sát 25x25 cm, dài 13m. Tôi nhờ mọi người tư vấn phương pháp tính lún cho đài cọc có sự làm việc của cọc ma sát và cọc chống.
|
GeraldKr |
|
|
Đổi phương án đi, chưa thi công mà, cái này không biết tính kiểu gì!!
|
Stephenon |
|
|
Tôi đề xuất phương án này.
Coi như móng đặt trên 2 lò xo có độ cứng khác nhau. Vấn đề là quy đổi về một cái để tính cho đơn giản.
Phương án chém gió như sau:
1/Giả thiết nền đất dưới cọc ép có modul tổng biến dạng Ee và góc ma sát fe. Tính được diện tích móng khối tương tại mũi cọc ép là Ae
2/Giả thiết nền đất dưới cọc khoan nhồi có modul tổng biến dạng Ek và góc ma sát fk. Tính được diện tích móng khối tương tại mũi cọc khoan nhồi là Ak.
3/Coi E1 là độ cứng chống lún của móng khối tương đương dưới cọc ép:
E1= Ae*Ee
4/Coi E2 là độ cứng chống lún của móng khối tương đương dưới cọc khoan nhồi:
E2= Ak*Ek
Gọi độ cứng chống lún và diện tích của khối móng tương đương quy đổi là E
1/E=1/E1 + 1/E2
-->E=(E1+E2)/(E1*E2)
A=Ak+Ae
tính lại modul tổng biến dạng quy đổi tại đáy khối móng quy ước là
Eqd=E/A
Sau đó tính lún với khối móng quy ước có diện tích A và modul tổng biến dạng Eqd.
Cái này là tôi bịa ra để chém gió cho xôm tụ, anh tôi cứ ném gạch thoải mái
|
RaymondEr |
|
|
>>>>>
|
dutrieu |
|
|
P/a này của bạn theo tôi không hợp lý. Thiết kế theo trình tự:
-SCT: cái này quan trọng hàng đầu.
-Lún
-Ảnh hưởng qua lại
Phía bên cọc ép sau này sẽ bị lún nhiều hơn, rất khó. Hơn nữa, móng cọc nhà mà sâu có 13m, nếu so với cọc 42m thì nó là móng nông.
|
tungch46 |
|
|
2 loại cọc làm việc khác nhau. Tôi có đề xuất thế này:
C1: Sử dụng Plaxis 3D để mô phỏng sự làm việc chung của hệ
C2: Coi cọc ép và cọc khoan nhồi làm việc độc lập. Nhìn hình vẽ thì có lẽ khoảng cách giữa các cọc ép khoảng 80-90cm, coi các cọc làm việc như cọc đơn vậy. Nếu cần thì có thể mở rộng đài ra để khoảng cách cọc ép đạt 6D hoặc hơn.
Tính toán độ cứng lò xo của cọc nhồi và cọc ép. Nếu có kết quả nén tĩnh rồi thì quá tốt.
Mô hình 2 loại lò xo vào trong safe và tính toán, lặp đi lặp lại, tăng tăng giảm giảm đến khi dc thì thôi.
Tăng tiết diện cái dầm móng phía bên cọc ép để giảm nghiêng nếu cần.
|
hoangthienthu |
|
|
|
Số lượng cọc ép này bạn tính toán thế nào nhỉ? Đã kiểm tra bằng cách gán hệ số nền đàn hồi trong Safe chưa, nếu có thí nghiệm nén tĩnh của cọc ép để lấy độ lún để tính K thì càng tốt. Coi chừng cái cọc ép dưới cột nó vượt quá Ptk của cọc ép.
|
muaxanh |
|
|
Okie. Đã có thí nghiệm nén tĩnh, gán okie hết rồi. Vấn đề giờ là tính lún thôi.
|
mucangchai |
|
|
Uhm, bên thi công báo cáo là thối mất 1 cọc bạn ah
|
thatgia |
|
|
Cọc ép 13m là tính từ đáy đài, đài cao 2.2m mà mặt trên của đài là đáy tầng hầm ở cos -6.9m. Tôi có đưa mô hình hoá vào Safe và cũng đã kiểm tra phản lực đầu cọc ( với hệ số K được tính dựa trên thí nghiệm nén tĩnh của cả cọc nhồi và cọc bê tông). Tất cả đều Ok! hết. Tôi cũng đã tính tương quan bằng cách lấy phản lực đầu cọc của cái cọc bị thối kia (trong tính toán ban đầu) và xem nó như là một lực P đè xuống cái móng chỉ có các cọc ép thay thế làm việc. Độ lún tính toán trong trường hợp này của nhóm cọc ép so với độ lún của cọc nhồi dựa vào thí nghiệm nén tĩnh không chênh mấy. Vấn đề là bây giờ tính lún cho cả cái đài này.
|
thatgia |
|
|
Okie. nhưng vẫn được phép vượt quá 20% mà bạn. Về phản lực đầu cọc thì tôi đã kiểm tra rồi.
|
test1212 |
|
|
Có lẽ phải học nhanh Plaxis 3D thôi. Hix
|
ClintomEa |
|
|
Nếu tính lún theo SAP thì cái giá trị độ lún đó chỉ dùng để làm cảnh thôi.
|
Vimcentcow |
|
|
Học cái này dễ lắm. Chỉ cần khoảng 2 h là có thể học xong việc sử dụng cái này. Nhưng học để tính cho hợp lý và có thể ứng dụng vào thực tế thì có khi phải mất cả đời trong đó thời chủ yếu là dành cho việc học Cơ học đất nền móng.
|
RobbertooWig |
|
|
@@@ Pvegeo: Bạn thấy nó vô lí quá ah? Vì thực ra cái cọc D1000 ấy SCT =550t, mà phản lực đầu cọc đấy tôi tính ra có 390t. Vì vậy tôi nghĩ trong trường hợp này không nhất thiết phải thay thế số lượng cọc ép sao cho tổng SCT bằng với SCT của cọc nhồi.
|
Robertbura |
|
|
Thầy nói thế thì tôi làm sao mà nói lại được nữa ah. Hết chỗ để chuẩn rồi. Thanks thầy Ngọc ah.
|
dudung |
|
|
Để tính lún cái móng này thì bạn tính cứ như trường hợp tính lún của đài của nhóm cọc thông thường với móng quy ước. Lúc này thì người ta đâu có quan tâm gì đến cái kích thước của cọc đâu nhỉ.
Nếu cọc có chiều dài khác nhau thì có thể thiên về an toàn thì lấy theo cái cọc có nhiều cọc trong đài mà tính.
|
dutrieu |
|
|
Có phần mềm Plaxis 3D hok. Cài Teamview tôi chỉ cho. Tôi cũng đang dùng mô phỏng móng bè cọc. Cũng có làm thử với nhiều cọc có kích thước khác nhau.
|
Renatosymn |
|
|
chào anh em,tôi mới đk thành viên,nay tôi đang làm đồ án nền móng với 2 phương án là móng cọc đóng BTCT và cọc khoan nhồi,nhưng thiếu tài liệu,rất mong moi người cho ý kiến tham khảo và cung cấp cho tài liệu.Đồng thời, có thể bật mí bí quyết cũng như kinh nghiệm để bài làm được tốt hơn,xin cám ơn mọi người trước,mong hồi âm sớm
|
trannguyen1602 |
|
|
Tôi chưa dùng 3D và cũng chưa cài 3D. Mới dùng 2D để giải quyết cái tường vây và cọc Baret cho cái nhà này. Để Download về đã, có gì không hiểu sẽ nhờ. Cảm ơn bạn rất nhiều.
|
phuonganh12 |
|
|
Tài liệu trong giáo trình và File mẫu rồi mà bạn. Phải nghiên cứu trước rồi mới có vấn đề thắc mắc mà hỏi chứ.
|
nguoixau |
|
|
Mới đầu tôi cũng định đi sâu nghiên cứu, sau đó thấy mấy thông số đầu vào tôi còn chưa nắm kỹ nên phải quay lại mấy cuốn cơ học đất, đến giờ vẫn chưa xong nên Plaxis có vẽ như là xa vời lắm, thấy anh tôi xài Plaxis mà thèm>>>
|
MattieHek |
|
|
Để hiểu mấy thông số đó thì đọc phần Reference của Plaxis.
|
ao anh xa |
|
|
Bác Ngọc có kinh nghiệm nên bác biết dùng hệ số nào trong công thức tính lún.
|
traiyo1 |
|
|
Dạ vâng, tôi chỉ kiểm tra phản lực đầu cọc, tính toán thép trong Safe thôi ah.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Kinh nghiệm của tôi khi chọn hệ số đó là chọn giá trị nào cũng được miễn là kết quả ra phải hợp lý và phù hợp với thực tế quan trắc hiện trường. Nếu cứ lấy đúng theo cái hướng dẫn trong quyển Plaxis cùng với lấy dúng các giá trị trong báo cáo địa chất công trình thì thường sẽ cho kết quả khác xa với thực tế quan trắc hiện trường.
|
Robertvove |
|
|
Việc gì phải thèm. Cứ lôi ra mà tính bừa cho nó oách. Tính toán thì dễ ợt. Cũng sẽ có các kết quả, có hình vẽ, có biểu đồ như người lớn. Nói chung thì thực hiện rất dễ chỉ có đúng hay không thì chẳng mấy ai biết được nên nếu tôi có tính sai thì cũng chẳng mấy ai biết tôi sai nên lúc đó kết quả của tôi sẽ được coi là đúng.
|
hyutars |
|
|
Tôi cũng đồng quan điểm với thầy NGOC_IBST, nhưng theo tôi nếu công trình chưa thi công thì bạn nên xem xét lại phương án móng, vì có vấn đề thế này, khi độ lún của cọc khoan nhồi với độ lún của cọc ép khác nhau, khả năng này xảy ra cao, lúc đó nếu coi đài tuyệt đôi cứng, khi đó đài của bạn sẽ bị xoay đi 1 góc Alpha, lúc đó tại chân cột sẽ xuất hiện 1 Momen khá lớn, ảnh hưởng đến khả năng chịu lưc của cột, lúc này cái cột sẽ phải khác đi rùi!
|
phuonganh12 |
|
|
Okie, tôi cũng đã có tính đến trường hợp lún lệch của 2 loại cọc. Khi đấy không những cột nguy hiểm mà cả cái cọc nhồi cũng gặp nguy hiểm.
|
nguyentrungata |
|
|
Biết vậy rùi sao bạn còn làm ???
Mà nếu có tính lún cho nó thì chỉ có cách theo thầy Ngọc thui (thiên về an toàn), sau đó check thử trên Safe xem sao, tính riêng độ cứng của từng cọc (Spring) bằng cách tính thử dần sao cho chuyển vị của đài trong safe xấp xỉ với chuyển vị của đài khi tính lún (tính tay), nếu lúc đó lún không quá lớn thì cũng OK!
Hiểu biết tôi có hạn, có gì đừng chém gió tôi mà tội nghiệp, hic hic ...
|
Happyspringla2007 |
|