Văn bản qui định thí nghiệm nén tĩnh -> quyết định chiều dài cọc đại trà?
|
Em đang gặp vấn đề: Cọc tính toán theo khảo sát địa chất là 20m trong khi ép thực tế là 12m. Thí nghiệm nén tĩnh cho chiều dài như đã thi công là 9 -> 12m. Vậy từ kết quả nén tĩnh này -> cho ép cọc thi công đại trà là 9->12m thì có ổn ko ạ?
Bác nào biết có văn bản hay tiêu chuẩn nào qui định là chiều dài cọc so với tính toán và nén tĩnh sai lệch bao nhiêu hay ko?
Có văn bản nào qui định từ kết quả nén tĩnh thì chiều dài cọc ép đại trà phải theo kết quả thí nghiệm nén tĩnh ko?
Em xin chân thành cảm ơn!
|
|
Có 24 câu trả lời!!
|
Trả lời
|
|
Không có văn bản nào lại chi tiết đến như vậy cả.
Tuy nhiên, việc quyết định chiều dài cọc đại trà là do tư vấn thiết kế quyết định dựa trên các kết quả:
- Tính toán dự báo,
- Kiểm chứng bằng thí nghiệm nén tĩnh
- Các thí nghiệm và quan trắc đo đạc khác khi cần thiết.
|
StephenDAK
|
|
|
Tân có một thắc mắc khá là buồn cười. Nếu có loại văn bản đó thì cần quái gì ... nén tĩnh nữa.
Kết quả nén tĩnh là kết quả trung thực và phản ánh đúng nhất (tương đối) so với giấy tờ/lý thuyết/văn bản.
Xem lại báo cáo khảo sát địa chất. Nghi là thằng này ngồi văn phòng vẫn có số liệu.
|
thietkelogo
|
|
|
Cám ơn bác cmengenie nhiều! Nó có modify 4 lỗ khoan!
Nhưng bên tôi cần có giấy tờ nào nói rõ nén tĩnh là nó có quyền quyết định tất cả!
|
levantrai
|
|
|
Vì sai lệch chiều dài cọc quá lớn so với thiết kế thì xem ra không ổn -> giải thích vấn đề này thế nào?
|
Robertvove
|
|
|
|
Em thuộc bên nào?
|
AlbertDOB
|
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Giải thích rất dễ. Như thế này có nghĩa nó rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Khảo sát sai =>Sai thông tin để thiết kế
2. Thiết kế tính sai
3. Thí nghiệm nén tĩnh sai
Hoặc là cả khảo sát, thiết kế và thí nghiệm nén tĩnh đều sai.
|
thanhthanh
|
|
|
Em bên thiết kế! mà bên chủ đầu tư muốn tôi chứng minh là nén tĩnh -> cho kết quả chiều dài cọc đại trà đó anh!
|
profillinkmuoihai12
|
|
|
Cám ơn thầy đã góp ý! Thiết kế sai thì qua thẩm định nó cũng tính ra xấp xỉ sức chịu tải giống thế mà! Vấn đề của tôi ở đây là có thí nghiệm nén tĩnh thì xem như đúng pháp lý ko? Chênh lệch thế có bị nói gì ko?
|
Roberter
|
|
|
Chịu.
Loại văn bản này là không có thực.
Theo tớ:
- Bên bạn đã làm Hợp đồng với Chủ đầu tư để ra được một sản phẩm là hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công thì phải có trách nhiệm để nó thi công được. Chắc chắn hợp đồng nào cũng phải như thế.
- Sau khi có HĐ, đầu vào các bạn thu được sẽ là các số liệu mà CĐT cung cấp gồm: số liệu địa chất địa hình, quy mô... trong đó có cả "số liệu thí nghiệm nén tĩnh".
- Từ các số liệu đó bên TVTK sẽ cho ra sản phẩm bằng câu trả lời bằng hồ sơ thiết kế và đảm bảo thi công đúng, đủ, tiết kiệm.
- Văn bản đó thực chất chính là hợp đồng.
|
xac suat
|
|
|
Bạn xem mục 4.1.1 tiêu chuẩn TCVN 205-98 nhé.
|
profilmuoinam15
|
|
|
|
Uhm, thì căn cứ kết quả nén tĩnh thiết kế lại thôi. Khả năng là do khảo sát không đủ hố khoan.
|
ewrewrwewe
|
|
|
Vụ này phải rất cẩn thẩn đấy, vì chưa chắc kết quả khảo sát đã sai đâu.
Có thể tại độ sâu 12m có lớp cát trạng thái chặt (SPT >30) nhưng chiều dày không lớn và bên dưới là lớp đất yếu. Khi ép cọc thì không thể ép qua lớp này nhưng tựa nhóm cọc vào thì lại rất nguy hiểm vì độ lún của móng lớn, hơn nữa ứng suất tập trung của nhóm cọc có thể "chọc thủng" lớp này.
|
mucangchai
|
|
|
Cám ơn bác góp ý! Theo bác nói như vậy -> phải ép đến độ sâu thiết kế ko?
|
trannguyen1602
|
|
|
Có thể cần khảo sát bổ sung nếu thấy cần thiết để xác nhận đúng đắn của khảo sát trước đó và để xem thử nó có lớp xen kẹp gì không
|
levantrai
|
|
|
Công trình thi công rồi bác! có lẽ khoan khảo sát ở bên ngoài có đựoc ko ạ?
|
moaza12vs
|
|
|
Nếu địa chất đúng như vậy thì chắc chắn phải ép đến chiều sâu thiết kế (tăng tải ép, khoan dẫn). Tuy nhiên, cũng còn tùy tình hình cụ thể và độ liều của TVTK. Tôi đã gặp trường hợp y như vậy và khi ép có khoảng 15% cọc không ép qua lớp cát chặt vừa dày 3m, sau 1 ngày suy nghĩ tôi đồng ý cho cắt cọc. May quá là đến giờ vẫn không việc gì
|
Stevennefs
|
|
|
|
Gặp vấn đề này thì tôi nghĩ là bác phải tự tin 1 điều là ... thiết kế không bao giờ sai, có sai chỉ là bên KSĐC cung cấp số liệu sai, hay là do bên thi công không đạt kỹ thuật thi công tốt như ... thiết kế
Đợt trước tôi đi dạo 1 vòng các công ty thiết kế ở TPHCM và được họ chỉ dạy như thế đấy bác. ^-^
|
Williamon
|
|
|
Cái đó thì còn chưa chắc. Thế nên thiết kế của ta nó thường bị lãng phí là thế.
Điều đó chỉ có thể có nghĩa rằng không cần xuyên qua lớp cát dày 3m thì cọc vẫn đã có thể làm việc tốt với working load rồi, mà độ lún vẫn nhỏ. Chứng tỏ công thức tính toán nhầm rồi
|
dacbiet
|
|
|
Công thức tính toán ko nhầm đâu bác! Tôi kiểm tra rồi! Cũng thẩm định rồi!
|
AnthonyGape
|
|
|
Nếu 2 chả kia sai thì có sự cố gì thì hỏi chả nào đây?
|
duong tang
|
|
|
Công thức Tây, nhầm là nhầm thế nào?
Chỉ là 15% cọc không ép qua thôi, nghĩa là hệ số an toàn dù có giảm vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Chứ > 50% thì Chí Phèo cũng không dám đâu >
|
Philipboxy
|
|
|
Công thức tính toán thì có thể không nhầm nhưng áp dụng công thức thì vẫn có thể nhầm. Theo thực tế hiện nay thì độ tin cậy của Thẩm định, thẩm tra nhiều trường hợp là quá thấp.
Trong thực tế, có trường hợp khi tính sức chịu tải cho cọc cho chọc thủng vượt qua lớp cát mỏng nào đó thì sức chịu tải ma sát do cái lớp cát đó rất nhỏ trong khi nếu cho tựa mũi lên lớp cát đó thì sức chịu tải tính toán sẽ tăng lên dẫn đến có khi cọc ngắn lại có sức chịu tải tính toán lớn hơn cọc dài. Nếu cứ đê cọc ngắn tựa lên lớp cát mỏng thì lúc này thì có thể xảy ra hiện tượng "chọc thủng" cái lớp cát mỏng này khi cả lũ đó hùa nhau hò dô ta cùng chọc. Cũng có khi cái lũ cọc nó thua không chọc thủng được thì sau này nó sẽ thù dai gây nên lún bởi lớp đất yếu dưới cát.
Tốt nhất là nên khảo sát lại để lấy thêm thông tin chứ cứ ngồi suy đoán thì kiểu gì mấy ông chủ đầu tư cũng sẽ bảo không sao với lý do rất "chính đáng" là thi công béng mất rồi. Tuy nhiên các ông ấy rất khôn là muốn xơi nhưng không muốn chịu trách nhiệm nên đang đẩy quả bóng sang chỗ bạn.
Với trường hợp này thì bạn nên gọi một cái thằng nào ở gần nó vững cái khoản này đến xem cụ thể để đề ra cách giải quyết. Cũng có thể giải quyết bằng cách khác là kệ nó, sau này nếu có bị sao thì cứ đổ trách nhiệm cho cái thằng có tên là Số Phận.
|
Renatosymn
|
|
|
|
Nhỡ Tây nó cũng nhầm thì sao! Tôi nói ví dụ cái công thức của Tây nó dùng SPT do Tây nó làm, còn SPT do ta làm thì có thể đã khác với Tây, thế thì khi áp vào cái công thức của Tây thì thành ra nó nhầm rồi còn gì. Nói chung trường hợp cụ thể này của bạn kia nên khảo sát thêm, hoặc thử thêm.....nói chung nghê chơi cũng lắm công phu, nó không phù hợp cho các dự án muốn làm nhanh để lấy tiền gấp đâu
|
Haroldser
|
|