Cách tính toán xuyên thủng móng cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán xuyên thủng móng cọc
Các cao thủ về móng cọc cho tôi hỏi cách kiểm tra điều kiện xuyên thủng của móng cọc phát. Tôi đang kiểm tra một cái móng cọc về điều kiện này mà ko biết làm cho lắm . Nếu mọi người ai có bảng tính về phần này gửi tôi xin càng tốt, tôi ngâm cứu dần. Trước giờ tôi chưa đụng phần này mấy.
Thanks
Có 60 câu trả lời!!
|
|
|
Nếu đài móng cọc được thiết kế theo điều kiện "Tuyệt đối cứng" thì hoàn toàn đài cọc không chọc thủng, do đó không cần kiểm tra. Khi đài cọc không thỏa mãn điều kiện "Tuyệt đối cứng" thì tiến hành kiểm tra xuyên thủng đài cọc. Việc kiểm tra xuyên thủng đài cọc hoàn toàn giống với kiểm tra chọc thủng của cột.
|
thanhtruc |
|
|
Hỏi : thế nào là tuyệt đối cứng - trả lời :đài được cho là tuyệt đối cứng khi mà đài không bị chọc thủng . Hỏi : Khi nào thì đài không bị chọc thủng ? : trả lời : khi đài là tuyệt đối cứng .
|
cameralenguyen |
|
|
tính chọc thủng : F < Rcắt bê tông X diện tích mặt chọc thủng X k X m Xl.... trong đó k , m , l : là các hệ số lugn tung beng
|
SpencerJalf |
|
|
Bó tay bác, chọc ngoáy tôi hoài nghe! >>>>>>
Đài cọc được chọn kích thước để thiết kế sao cho khi ta mở 1 góc nghiêng 45 độ từ mép cột đi xuống đáy đài thì toàn bộ các đầu cọc nằm trong phạm vi của góc nghiêng 45 độ đó -> đài cọc được xem là tuyệt đối cứng!
|
Stevennefs |
|
|
sao k đọc sách nhỉ?
|
profilmuoibon14 |
|
|
|
Kiểm tra 3 điều kiện:
+ Chọc thủng cột
+ Hàng cọc chọc thủng
+ Cọc góc chọc thủng
tính toán đơn giản lắm, bấm máy tính một lát xong 3 điều kiện, không cần dùng bảng tính đâu.
|
Philipboxy |
|
|
bắt chổ này không có ứng suất kéo vậy thép bố trí là chịu gì?chịu nén hay chịu uốn?
như vậy có thể định nghĩa móng tuyệt đối cứng là móng không có ứng suất kéo (cắt) sinh ra trong móng? như vậy đúng không hihi.
@việt: chúc việt có dc việc làm như ý nha.
Ái, thân.
|
williamcuong |
|
|
Cảm ơn các cao thủ đã giúp đỡ, nhưng tôi phải thú thật là toàn bộ các bài các bác viết ở trên chưa bài nào giúp được em. Nhưng dù sao tôi cũng tìm ra lời giải rồi. Một lần nữa cảm ơn các bác, chúc các bác thành công trong công việc nhé.
Thanks
|
moaza12vs |
|
|
trong sách hướng dẫn đồ án có, vừa thi hôm qua xong, nhưng tiếc là lại làm được bài này. hehe
|
EfrainKl |
|
|
chữ màu đỏ: tại sao là 45 độ mà không phải là con số khác nhỉ???vd 15; 30 hay 60 độ
|
MichaelKl |
|
|
Cái đấy là lấy theo tiêu chuẩn cũ của Nga bạn ạ ^^ Bây giờ chưa đủ 45 độ cũng vẫn phải nhân hệ số kiểm tra chọc thủng như thường
|
EfrainKl |
|
|
Cái này sai nhé, đầy cái nó chọc >45 độ vẫn chết!
|
nguyentrungata |
|
|
Xem lại vật liêu xây dựng & sức bền vật liệu đi nhé
|
ngoduong89 |
|
|
mấy sư huynh cho tôi hỏi?quy trình kiểm tra chọc thủng đài cọc dưới lõi thang máy thì làm như thế nào?mong các sư huynh giúp!!thanks
|
Arshes |
|
|
Tính bình thường
|
test1212 |
|
|
sao trong tính toán không xét sử chống cắt của cốt thép vậy nhỉ?
|
Amen1402 |
|
|
Thép chịu lực nằm ngang vuông góc với phương chịu cắt, chống cắt được mấy tý!
|
WeksizzySl |
|
|
nhưng muốn cắt được (chọc thủng) thì phải cắt được thép ngang đấy, vì dụ móng sử dụng cốt thép pi 16@200 cho cả 2 phương, thậm chí có thép gia cường nữa.... như vậy khả năng chống cắt cũng đâu có nhỏ đâu anh?
|
BarbaraEr |
|
|
Hồi nãy định sửa lại là đạt nhưng loay hoay hồi quên sửa.
Bởi vì hợp lý thì còn có thêm điều kiện kinh tế vào nữa.
Cái mà thầy của bạn nói là khả năng xuyên thủng hạn chế.
P/s: Tôi không có bị mù nên ko cần đánh chữ to vậy đâu.
|
ao anh xa |
|
|
hihi để size 4 mà nhầm sang 6 >
là sv, gv nói sao nghe vậy chứ làm sao đủ trình để đánh giá gv hạn chế hay không đâu anh
|
greent |
|
|
Giáo viên của bạn khá kỹ đó
Ý tôi là bình thường sv chỉ tính trường hợp tháp nén thủng tự do với góc mở 45 độ từ mép cột và khi thấy các cọc nằm trọn trong đáy lớn của tháp xuyên thủng thì kết luận là đạt, đài không bị xuyên thủng.
Nhưng nếu an toàn và cẩn thận hơn thì nên kiểm tra thêm sự nén thủng hạn chế với góc alpha không phải bằng 45 độ.
Mà cái này tôi đọc nhiều sách nền móng không đề cập tới nên sv cũng không biết.
P/s: Tôi cũng chẳng biết
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Sách về nền móng thường do những vị nghiên cứu về nền móng viêt.
Còn phần kiểm tra cấu kiện thuộc về bên kết cấu, sức bền...
Nhiều khi những người chuyên sâu về cơ đất, nền móng thì không chuyên về kết cấu. Và ngược lại.
mà lạ lắm: cả thằng Nga và châu Âu đều bảo chiều dày đày không nhỏ hơn 30 cm >.
Tính toán ổn định và kích thước của đài thì nó dựa vào tiêu chuẩn của cấu kiện bê- tông ( hay gọi là điều kiện chọc thủng ), tính ra chiều cao sơ bộ đài là :30,50,80... cm. Sau đó tính toán cốt thép và kiểm tra các mặt cắt nguy hiểm. Các mặt cắt kiểm tra: dựa theo tỷ số c/h0; trong đó h0: chiều cao tổng cộng của đài; c- khoảng cách từ mép trị tới mép hàng cọc đang xét; như vậy có thể tính nhiều vị trí và tùy vào tỷ số c/h0 được các góc nguy hiểm khác nhau.
Không biết giải thích như vậy có đúng không nữa > ?
Bạn nào biết tiếng Nga có thể tìm các phần mềm miễn phí về tính cọc- đài cọc và các loại kết cấu nền móng khác, chả hiểu sao có 1 bọn tốt bụng thế không biết ( chưa ai xài nên không rõ độ tin cậy ):
>
>
|
arthomeviet |
|
|
1. Kiểm tra chọc thủng
Chỉ có 1 nguyên tắc thôi đó là: KIỂM TRA MẶT CẮT NGUY HIỂM NHẤT
Muốn đánh giá chịu cắt của đài thì có 2 thông số là: lực chọc thủng và sức chống cắt. Lực chọc thủng càng lớn và sức chống cắt càng nhỏ thì càng nguy hiểm
Với đài móng thông thường sức chống cắt nhỏ nhất khi góc nghiêng 45 độ ( cái này thí nghiệm không cần bàn cãi). khi góc nghiêng giảm thì sức chống cắt tăng dần tối đa là hơn 3 lần. (TCVN)
Với trường hợp góc nghiêng từ mép cọc trong cùng đến mép cột thì lực chọc thủng là lớn nhất.
OK! Vậy không biết cái nào NGUY HIỂM thì kiểm tra cả 2.
2. Sức chống cắt của cốt thép
Nếu bạn là kỹ sư thì được phép tính theo phương án đơn giản nhưng thiên về an toàn (bỏ sức chống cắt). Nếu bạn là nghiên cứu thì có thể tính thử nhưng hồi xưa tôi học đã tính thử rồi kết luận là không tính được vì các công thức tính toán chịu cắt được lập ra dựa trên thực nghiệm. Không biết bạn luhanh tính như thế nào?
Nó giống trường hợp cốt dọc trong dầm được bỏ qua khi chịu cắt. Tôi trước có hồi thầy Cống (GS bê tông) thì thầy có bảo do cốt dọc nằm song song với trục dầm thì chịu cắt không đáng kể. Nếu cốt dọc xiên thì có kế đến trong chịu cắt. Câu trả lời cũng không thỏa mãn với tôi lắm.
Hi vọng mọi người thỏa mãn.
|
CharlesEn |
|
|
Cái vị trí mà góc nghiêng bằng 45 độ là lúc c/h0=1; khi sơ đồ cọc mà thấy c/h0 luôn nhỏ hơn 1 thì sao tạo được cái mặt cắt 45 độ nhỉ ?
Phải tùy số lượng cọc, đây là bài toán sơ đồ cọc- đài nên người ta dựa vào cái cột ở trên và cái cọc ở dưới, số lượng cọc- khoảng cách giữa các cọc để xác định mặt cắt, và lực cắt nguy hiểm nhất sinh ra ( cắt từ chân cột đến hàng cọc ngoài cùng; chỉ khi có nhiều hàng cọc vẽ được góc 45 độ thì người ta mới lấy góc 45 độ để tính toán, nhưng vãn phải kiểm tra thêm các mặt cắt khác cho chắc ăn ), từ đó chọn chiều cao đài và bố trí cốt thép cho phù hợp.
|
test0032 |
|
|
Trường hợp c0/h<1, lúc này cái đáy tháp chọc thủng nó đã nằm ra ngoài cái đáy đài, và người ta vẫn tính toán bình thường.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Đây là bài toán xét ổn định tổng thể, thế nên mới có chuyện có đài cao cao có 30 cm; có cái cao tới 1m.
Tôi chỉ theo tài liệu hướng dẫn thôi, vượt ra ngoài thì...chịu .
|
KennethOt |
|
|
Khi tính toán chiều cao làm việc của đài cọc thì thấy mỗi sách viết một kiểu,công thức tính cũng khã nhau không biết sách nào đúng nữa. Nhưng tôi thấy thường tính theo 3 trường hợp sau:
1. cột chọc thủng đài theo mặt phẳng nghiêng từ mép cột đến mép hàng cọc.
2. Hàng cọc chọc thủng đài theo mặt phẳng nghiêng 45 độ
3. Cọc góc chọc thủng đài cọc.
|
Freddievaw |
|
|
Thì tôi đã viết tất cả các trường hợp ra rồi còn gì nữa .
Có tham khảo ít tài liệu, thấy nó viết cũng kỳ kỳ.
Tổng hợp lại thì nó khoảng 30 trang; tầm 32 công thức tính từ lúc sơ đồ đến lúc ra cốt thép.
Mà giờ dùng phần mềm rồi, ai tính tay nữa nhỉ .
|
sukem13579 |
|
|
Bản chất là sức chống xuyên thủng của bê tông.
Tình h0 bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào tải trọng bao nhiêu, sơ đồ tính như thế nào nữa, giờ bạn tính ra 10m tôi cũng chịu.
|
suanhadthouse |
|
|
Cái đài thì nó bị lực dọc của cái cột và lực dọc của cái cọc chọc cùng 1 lúc; 2 cái lực này chính là cặp T tạo ra lực cắt trên cái đài; giống hệt cái mẫu đất khi bị cắt .
Bản chất lực cắt sinh ra là thế. Lực cắt này, phải nhỏ hơn khả năng chống cắt của bê tông, càng tăng chiều cao đài thì khả năng chống cắt của đài càng cao.
Thế nên người ta cứ có cái c/h0.
|
Robertol |
|
|
ý tôi thắc mắc là thế này
- khi tính theo tháp chọc thủng 45 độ thì h=60cm là ok
- khi tính góc từ mép trụ đến mép cọc.... thì lên tới 2.3m??? ý tôi hỏi là sao chênh lệch lớn vậy? liệu tôi có làm sai gì không ạ.
|
Stevennefs |
|
|
Chắc là sai, bố trí nhiều cọc quá . Bỏ hết hàng cọc ngoài cùng đi thế là thỏa mãn .
Nói đùa chút, phải xem lại công thức nào, do thầy nào phán, lấy từ đâu ?
|
MattieHek |
|
|
Bạn up cái hình sơ đồ tính và công thức tính lên đây mọi người xem thử.
|
BarbaraEr |
|
|
tiếc quá, máy tôi không có cad, tôi làm trong giấy thôi ạ.
biểu thức cũng như các trường hợp khác thôi, móng đúng tâm.
khi tính góc chọc thủng 45 độ thì số lượng cọc nằm ngoài đáy tháp chọc thủng ít hơn, so với góc 25 độ (nếu vẽ từ mép trụ tới mép cọc); bên cạnh đấy lực chống chọc thủng khi 45 độ lại lớn hơn so với 25 độ - vì chu vi trung bình giảm.
|
trannguyen1602 |
|
|
Thế này thì lên đây hỏi làm quái gì .
Lượn đi cho nước nó trong.
|
Amen1402 |
|
|
Trường hợp cột chọc thủng đài theo tiết diện nghiêng từ mép cột đến mép đài tờ thấy trong sách Thầy Tiến tính như sau:
>
|
delta deus |
|
|
anh có vẽ kỳ thị quá rồi.
ai cũng có lúc này lúc khác, vì sa cơ nên không có cad để rồi anh xem thường như vậy thì phải chấp nhận thôi! xã hội này là vậy mà... tôi phải biết cười để an ủi tôi thôi.
dù sao cũng cảm ơn anh.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Tôi đâu có kỳ thị gì, chỉ nhắc bạn là bạn phải tìm cách khắc phục khó khăn của tôi.
Không có cad thì có thể vẽ trong word...
|
nongdan |
|
|
Lực chọc thủng phụ thuộc vào P của cọc nằm ngoài tháp chọc thủng bạn ạ.
45 độ: sức chống cắt bé nhất nhưng lực chọc thủng bé hơn so với trường hợp 25 độ.
25 độ ( mép cột - mép cọc ): sức chống cắt lớn hơn trường hợp 45 độ nhưng lực chọc thủng lớn nhất (toàn bộ hàng cọc)
Bạn bây giờ điều cần làm là lấy sách bê tông và nền móng ra. Đọc thật kỹ phần móng cọc trong vòng 1 ngày. Vừa đọc vừa hỏi Tại sao? Tại sao? thì sẽ có ích hơn vì chưa nắm rõ những thứ đã viết rõ ràng trong sách thì không thể bàn luận thêm được.
|
delta deus |
|
|
theo tôi biết thì khi tính xuyên thủng thì theo thực nghiệm vết nứt theo góc 45 độ chứ làm gì có vụ 25 độ ở đây
|
thietkelogo |
|
|
không biết có nhầm lẫn gì đây không nhỉ?
anh thử tính sức chống cắt trong 2 trường hợp nay ntn vây?
|
delta deus |
|
|
nghe nói bản chất tính xuyên thủng tức là tính sức chống cắt tên mặt phẳng nào đấy, mà mắt phẳng đấy thì nghe nói khi đứng khi nghiêng....
càng đọc tôi càng rối cả lên. thôi tôi tính đại 45 độ cho nó qua phần này đã, tới đâu thì tới các anh à.
|
Enriquecem |
|
|
Có một thạc sĩ. Là trưởng khoa của một trường đại học nghiên cứu là góc chọc thủng chính xác ko phải 45 độ.
Em có đi xem bảo vệ đồ án. Thầy nói vậy ahm.
Không biết có đúng ko mấy anh.???
Xin mấy anh giải thích giúp tôi hiểu.
|
hiepsitayto |
|
|
Thì đến hỏi lại thầy cho rõ .
|
nongdan |
|
|
Như tôi đã phân tích bài trước, điều kiện chống thủng lấy từ các tiêu chuẩn bê tông cốt thép; có thể tra thêm các tiêu chuẩn khác, có thể tạo sơ đồ tính toán cho phù hợp.
Có lưu ý rằng đài cọc có rất nhiều loại, xem file đính kèm.
-Loại 1.: cột ( bê tông hoặc bê tông cốt thép) lắp ghép, chôn cột phía trên đài
-loại 2: cột lắp ghép, cột chôn phía dưới (trong) đài
-loại 3: cột bê tông cốt thép đổ tại chỗ
-Loại 4: cột thép
Tùy theo dạng sử dụng- sơ đồ mà phần kiểm toán đài cọc có sai khác 1 chút ( tìm thêm các tài liệu khác ).
|
inetryconydot |
|
|
Ông thạc sĩ trưởng khoa nầy giỏi đấy, nói đúng rồi Chỉ còn thiếu phần giải thích tại sao. >
Thế thì cậu huuvu152_85 tự làm một thử nghiệm nhỏ vào thực tế:
1- Lấy cây bút gổ nén lên móng đất sét ướt, xuyên thủng móng với góc nấy thế nào ?
2- Để móng đất khá khô cứng, bút gổ xuyên bể khối đất khá to ! Góc khoãng 45°
3- Móng đất sét thật khô. Nếu xuyên thủng được thì góc nầy lớn nhỏ ?.
Nếu gẩy bút gổ thì thử dùng ngón tay đánh "nhất dương chỉ" xem sao ?
Như vậy Góc xuyên thủng móng cọc tùy thuộc vào tỷ lệ độ cứng (E-modul) và hình dạng móng cột (Geomtrie), Nếu thích thì sau nầy tính bằng mô hình 2D phi tuyến sẻ thấu hiếu chân lý!
Trong sách vở lý góc nầy khoãng 25 đến 60°, Căn bản là 45° được tất cả TC chấp nhận gần đúng, không tính toán, khỏi lăn tăng.
OK! tạm hiểu rồi chứ ?
|
Haroldser |
|
|
Anh tôi chỉ tôi chỗ này với
Tôi đang làm ĐA đến phần kiểm tra đài cho móng cọc, đã đọc nhiều tài liệu mà vẫn chưa hiểu.
Khi kiểm tra đài cọc thì có phải tôi kiểm tra
1. Cột đâm thủng(ép thủng)
2. Hàng cọc chọc thủng
-Khi tháp chọc thủng bao trùm hết các đầu cọc thì có cần kiểm tra đài theo 2 điều kiện này không?
-Khi kiểm tra với điều kiện cột đâm thủng thì lực đâm thủng lấy bằng tổng phản lực đầu cọc nằm ngoài phạm vi đáy tháp chọc thủng hay lấy bằng lực tại chân cột?
Các công thức để tôi kiểm tra theo 1 và 2 là gì?
|
tandc128 |
|
|
Thật tình là tôi đọc nhiều tài liệu mà mỗi tài liệu là 1 công thức tính khác nhau vì vậy mới khó hiểu có thể là vì kiến thức hạn hẹp nên lâu thấm.
|
thanhvu |
|
|
Nó từ công thức của cấu kiện bê tông cốt thép mà ra. Không liên quan gì đến phần cơ đât- nền- móng.
Khi tra lại các sách về phần chọc thủng này tôi cũng thấy nó biến hóa rất nhiều so với các công thức của Nga.
Có lẽ sau này có dịp tôi sẽ biên soạn lại phần này, dịch thêm vài cái ví dụ của nó nữa.
P/s: có 1 số chỗ vẫn chưa hiểu lắm, từ chuyên ngành bằng tiếng Nga mà.
Nếu bạn nào biết tiếng Nga thì có thể tìm và dịch được . Hay học tiếng Nga đi .
|
tieu sao |
|
|
Có vấn đề này e không hiểu lắm
Em xác định kích thước tháp chọc thủng thì tháp bao trùm hết các đầu cọc trong móng nên kết luận là k cần kiểm tra chọc thủng. Đi sửa bài thầy kết luận TẦM BẬY. Về suy nghĩ hoài vẫn k biết kiểm tra chọc thủng sao nữa hichic
|
GordonEt |
|
|
Đơn giản thì xét điều kiện chọc thủng là:
1. Lực chọc thủng là bao nhiêu.
2. Lực chống chọc thủng hay khả năng chịu lực đâm của đài là bao nhiêu ( cái này nó phụ thuộc vào chiều cao đài- mác bê tông).
Tính chiều cao đài sao cho 2 >=1.
Khi tính xong thì cần kiểm tra thêm điều kiện bố trí thép theo điều kiện mở rộng khe nứt.
Đấy cứ tra phần kết cấu bê tông là xong .
Bao hay không bao thì chả liên quan đến việc sinh đẻ , vì tôi có đẻ đâu.
Tôi thì dốt về kết cấu lắm .
|
GordonEt |
|
|
Khi tháp chọc thủng bao trùm hết các cọc thì lực chọc thủng xác định như thế nào bác có phải là lực tại chân cột k?
|
suanhadthouse |
|