Khái niệm & tác dụng của Khối Móng Quy Ước? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Khái niệm & tác dụng của Khối Móng Quy Ước?
Em tìm hoài mà không thấy Khái niệm của Móng Khối Quy Ước.
Có phải tác dụng của Móng Khối QU là dùng để tính lún không ạ> ngoài ra MKQU còn có tác dụng nào nữa không?
E xin cảm ơn.
Có 48 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Tìm ở đâu mà không thấy. Chắc tìm ở quán cà phê thì thấy sao được. Cái vấn đề bạn hỏi nó nằm trong môn học nào thì bạn giở sách của môn học đó ra mà đọc. Chắc chắn có cái bạn cần.
Móng khối quy ước đúng là tính lún nhưng tính lún cho loại móng nào. Loại móng nào thì không cần dùng móng khối quy ước. Ngoài ra, MKQU còn có tác dụng là để đọc cho dễ ngủ.
|
Alegowasea |
|
|
- Dạ e tìm trong sách Nền Móng của thầy Châu Ngọc Ẩn ạ. Thật sự là e đã tìm rồi + có tìm trên diễn đàn nữa nhưng ko thấy nên e mới giám hỏi.
- Dạ e làm móng Cọc đài thấp ạ.em chưa hiểu dòng chữ màu xanh của Pác Ngọc. Mong Pác chỉ thêm giúp em.
e còn gà lắm mong các Anh Chị trong Diễn dàn giúp e.
e xin cảm ơn
|
EduardoMn |
|
|
Móng khối quy ước là để tính lún cho móng cọc đài thấp với mục đích đưa việc tính lún của móng cọc về giống móng nông mà người ta đã biết cách tính rồi. Thế thôi.
Khi đọc đi đọc lại không hiểu thì tác dụng của đọc là cho buồn ngủ dẫn đến dễ ngủ.
|
AlbertgeK |
|
|
Tôi chỉ thấy cái khối móng quy ước chỉ được sử dụng để tính lún thôi. Tôi cũng có biết người ta bịa ra một vài tác dụng khác nhưng hì hì...đấy là họ chỉ chém gió cho nó oách thôi.
|
delta deus |
|
|
tính toán móng khối quy ước là để xác định tổng lực dọc lớn nhất và tổng momăng lớn nhất so sánh với sức chịu tải của đất nền Rtc. Nếu nhỏ hơn Rtc thi đất nền dưới khối móng quy ước là ổn định đảm bảo kha năng chịu áp lực nén N, M. Nếu lớn hơn Rtc ta phải tăng kích thước khối móng quy ước lên sao cho kiểm tra thỏa mới thôi
|
Renatosymn |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Đã bao giờ gặp trường hợp không thỏa chưa ???
|
Philipboxy |
|
|
Cái móng khối quy ước này được sử dụng để tính lún cho nhóm cọc. Độ sâu đặt móng quy ước cũng có khác nhau, ví dụ ông Peck thì bảo là lấy khoảng 2/3 chiều dài cọc, hoặc ông Fellenius thì bảo lấy tại mặt phẳng trung tính.
Chi tiết bạn có thể tìm đọc quyển: Foundation Engineering Handbook, viết bởi ông Fang gì đó, tại Chương 13. Chương này thảo luận khá chi tiết về các bước tính toán.
Ngoài ra bạn có thể tìm down ở đây:
http://www.fellenius.net/papers.html
|
EduardoMn |
|
|
Sai sạch mất rồi.
Thầy của tôi dạy phải lấy từ đáy móng cơ và mở ra với phi/4. Tất cả các cách khác với cách của thầy tôi đều không đáng tin cậy để ...lấy điểm cao.
|
profil7 |
|
|
Thế chắc là cách đó do cháu chưa được học qua ạ . Cũng có thể ông Thầy quên ko dạy cho, hê hê.
|
Robertol |
|
|
Cách đó là của Nga. Theo Xờ Nhíp. Các thầy cũ vẫn dùng.
|
controlledpills |
|
|
Vâng, cháu cũng đoán có thể là cách của Nga. Với hệ số an toàn tầm cỡ 3~4 thì chắc là tính theo cách này thì cọc vẫn sẽ không bị gãy được, kể cả vùng có ma sát âm rất lớn.. Mà đúng là thế, bao nhiêu nhà cao tầng ở HN cháu chưa thấy cái nào bị đổ từ trước đến giờ thì phải (??).
|
BrandonMr |
|
|
Vẫn có trường DH ở ta chỉ dạy theo cái này đấy. Lý do họ chỉ dạy cái này mà không dạy các cái khác là bởi các thầy trường đấy ...thích như thế.
|
williamcuong |
|
|
Hic, nếu mà các Thầy chịu dạy thêm cái khác đi có khi chú cháu tôi lại có thêm tiền đi uống rượu thịt chó với mát xa thường xuyên hơn rồi >>
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Trong tiêu chuẩn 205-1998 có đề cập tới khối móng quy ước dùng để làm gì và cách xác định nó như thế nào.
|
53caugiay |
|
|
Đọc đoạn này mà lại phì cười. Hum trước tôi bị mấy chú trên IBST thẩm cái móng cọc, mà phán như đinh đóng cột rằng: " Điều kiện ứng suất nền đất mũi cọc khi kiểm tra theo móng khối quy ước là không đảm bảo". Không biết nói gì luôn
|
fordthudo1 |
|
|
Hay là tại bác không tính chắc như đinh đóng cột theo tiêu chuẩn ?
|
AlfomzoMl |
|
|
Trừ khi tôi đặt mũi cọc vào bùn thì điều này mới xảy ra
|
MrAn12345 |
|
|
Hở, cháu cứ tưởng là ứng suất gây lún
|
StephenDAK |
|
|
Hi đ/c lchhung, tôi k có cuốn của ông Fang, chỉ có vài cuốn cùng tên như của Robert Day, Manjriker Gunaratne , R.W.Brown...
Vui lòng share cuốn của Fang đi?
Các bạn SV chắc là cũng nên đọc kỹ các sách TV trước, trước khi đọc sách TA, có phải k ạ
Vd, sách của 1 member của KC.com là Nguyễn Thái, viết cùng GS. Vũ Công Ngữ, trích 2 trang đính kèm
P/S: Đ/c Ng.Thái học cùng khóa với tớ, hiện đang làm ở Mỹ cho Gannett Fleming; tôi đang lôi hắn trở lại phố rùm ^^
|
hoahuongduong |
|
|
Điều 10 - Chương 1 - Luật xây dựng
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi gợi ý, đưa và nhận hối lộ phong bì (để làm cho nó nhanh, nói nhanh cho nó vuông), dàn xếp trong đấu thầu nhắm vụ lợi, mua bán thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
8.
9. Cản trở hoạt động xây dựng đúng phát luật
Chú Ngốc_Ít Bộ Sưu Tập vi phạm mục số 7 và mục số 9 - Điều 10 của Luật Xây Dựng Việt Nam
Đề nghị phạt cảnh cáo 500K bỏ vào quỹ bia bọt ketcau.com
|
dutrieu |
|
|
Hehe,có mỗi chữ IBST mà bác Hợi biến hóa khôn lường.
Bác nên ghi rõ mệnh giá tiền.Và tiền Việt hay tiền nước ngoài.Cẩn thận vì thầy Ngọc hay xoáy lắm.Phải rõ ràng minh bạch >
|
MattieHek |
|
|
|
Hi lchhung: Link tôi đưa hình như die rồi? tôi check lại nhé
File sách của Mr. Thái để anh ới qua hắn một tiếng, vì vài năm trước khi cho anh hắn dặn là k đc phổ biến
Nhưng sầu riêng chắc sẽ ok thôi ^^
|
tungch46 |
|
|
|
|
|
>
>
>
Ở trên là hình tôi vẽ MKQU . Mấy anh test giùm tôi với. Có gì chỉ tôi mấy chiêu để tôi làm cái dồ án.hix...
|
terrydoa |
|
|
Lớp đất nền từ đáy đài xuống đồng nhất thì mới kẻ thành đường thẳng được nhé
|
MrAn12345 |
|
|
Bác ơi, trong tính toán tôi có thể lấy góc mở Alpha là trung bình được mà bác, cụ thể :
Alpha = Phi(tb)/4
Phi(tb) = sigma(Phi(i)*hi)/sigma(hi)
|
Robertplus |
|
|
thế chiều cao móng tôi vẽ chạm mép trên đà kiền hay vẽ tới cao độ 0.0m thế mấy huynh!!! vẽ sao cho đúng nhj~
|
thuymo |
|
|
còn tùy thuộc công trình bạn có tầng hầm hay không nữa.Nếu có tầng hầm thì chiều cao đài trùng với mép trên sàn tầng hầm và cũng trùng với mép trên dầm móng.
|
Marcunst |
|
|
công trinh của tôi ko có tầng hầm.
|
kukuca |
|
|
kích thước móng khối quy ước xác định tùy thuộc vào lớp đất bên trên( dọc thân cọc ). bạn tham khảo sách nền móng đhbk đà nẵng. có ghi chi tiết phần này
|
GeraldKr |
|
|
Chính xác, nếu từ đáy đài tới mũi cọc không có lớp đất bùn, sét chảy dẻo thì khối móng quy ước tính theo hình thang, mở rộng từ đấy đài.
|
deptrainhatnha |
|
|
Anh Ngọc nói đúng rồi đó, không cần kiểm tra Rtc cho móng khối quy ước làm gì cả. Thậm chí khi đã dùng móng cọc rồi, hiếm khi phải tính lún lắm (tức là khi đã làm móng cọc rồi, nếu tải trọng P < [P] cọc thì lún thể nào cũng chỉ khoảng vài mm thôi, thành ra chẳng cần dự báo lún làm gì. Nếu công trình nào mà bị lún vài cm thì nhiều khả năng sức chịu tải của cọc bị dự báo sai, dẫn đến P > [P] cọc). Cọc chỉ cần lún vài mm là sức kháng bên Qf đã cực hạn rồi (theo lý thuyết thì là 2.5mm, cùng lắm là 5mm. Cái này bọn PDI gọi là skin quake. Cọc nhồi thì skin quake lớn hơn (do thành nhám), nhưng chắc cũng chỉ khoảng 5 hay 7mm là cùng). Độ lún ở đỉnh cọc = Lún mũi cọc + biến dạng đàn hồi của bản thân vật liệu (bê tông) cọc.
2 cái cuốn sách tôi biên dịch cách đây 10 năm rồi, lúc đó còn ngây ngô nên viết nhiều chỗ còn ngố lắm. Cái phần hình 1-20 nhóm cọc trong đất DÍNH thì không liên quan gì đến Rtc (kiểm tra ứ.s nền đất mũi cọc) đâu nhé (nhỡ có ai hiểu nhầm). Cái này chỉ đơn giản là nếu bố trí nhóm cọc mà khoảng cách cọc nhỏ quá (nhỏ hơn 3B cho phép, có những trường hợp đặc biệt như thế) thì nên xem a) và b) cái nào nhỏ hơn thôi:
a) 2(Lđ+Bđ)*fs + Lđ*Bđ*qp
và b) (4B*fs + B*B*qp) * n (cọc vuông)
Nếu bố trí nhóm mà khoảng cách cọc là >=3D thì đáp án thường là b)
|
Enriquecem |
|
|
[P] ở khoảng Qf/2.5 + Qp/6, vì vậy [P] thường nhỏ hơn Qf. Theo tôi, chỉ cần dự báo lún khi P lớn hơn khoảng 80%Qf
|
profil7 |
|
|
tải trọng của móng được truyền lên cả diện tích đất xung quanh cọc hay tải trọng được truyền lên diện tích rộng hơn diện tích đáy móng thực tế, diện tích đó gọi là diện tích móng khối quy ước!!!
|
thietkelogo |
|
|
một vấn đề khá hay:
tại sao khi kiễm tra cường độ đât nền tại mp mũi cọc, tính theo khối móng quy ước lại sử dụng Tải trọng tiêu chuẩn mà không phải TT tính toán?
|
moaza12vs |
|