Sức chịu tải của cọc vít AIT? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Sức chịu tải của cọc vít AIT?
Tôi thấy công ty anh kiên giới thiệu cọc vít AIT của nhật: là cọc xi măng đất có nhồi ống thép vào trong .thấy người ta nói là tăng sức chịu tải của cọc và khống chế cao độ đầu cọc tốt. Tôi thấy lăn tăn vấn đề sức chịu tải của nó ko hiểu nó tăng hơn so với cọc đất xi măng thông thường (ko nhồi ống thép) ở chỗ nào .vì có nhồi thêm ống thép vào thì cũng chỉ có phần ma sát bên cũng chỉ giữa đất và cọc xi măng đất chứ thằng ống thép có tác dụng gì đâu.và cái thằng sức kháng mũi thì cũng tương tự. Theo các bác có thêm cái ống thép thì cơ chế nó khác gì ?
Có 29 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Các cọc xi măng đất bình thường thì sức chống cắt kém, tại các công trình cần tăng sức chịu tải cao như tường chắn thì việc nhồi thêm ống thép là có tác dụng.
Nếu dùng 1 hàng không đủ thì có thể thêm nhiều hàng; nếu vẫn không đủ thì thêm thanh giằng- thanh chống...
Mà tiết diện cái cọc xmđ bác nói đến là bao nhiêu ?
|
Donaldsor |
|
|
Đường kính tầm 50 cm. 60 cm. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao sức chịu tải nó lại tăng lên khi có ông thép
|
Robertplus |
|
|
cho tôi xin đoán mò là: SCT= min (theo đất nền, vật liệu....).nếu là cọc xi măng đất khi được đặt trên đất tốt có khi SCT cọc< SCT đất nền. Khi đặt thêm ống thép vào thig SCT cọc > SCT đất nền =>chọn min thì có thể coi là SCT lớn hơn.
kiến thức tôi có hạn mong các bác chỉ thêm
|
MichaelKet |
|
|
SCT tăng lên khi có ống thép là do khi xoáy ống thép vào lòng cọc XMD, phần xi măng đất nó nở ra xung quanh, như kiểu cái vít nở ấy BÁC.
|
Rolandpr |
|
|
Bạn đã nhầm cách tính SCT của cọc xi măng đất giống như các cọc cứng ngàm vào đài nên không thấy nó tăng SCT khi thêm cái ống thép vào. Cọc xi măng đất được coi là cọc gia cường nền cho nên nó tham gia chịu tải cùng với đất chủ yếu bằng chính cái cường độ vật liệu cọc. Khi tính sức chịu tải của nền đất được gia cường thì thông thường người ta tính theo mô hình nền tương đương trong đó có cái anh cọc gia cường (hoàn toàn khác với mô hình cọc cứng được liên kết cứng vào đài cọc_ Xem hình ở dưới đít bài viết này). Nếu cường độ cọc càng lớn thì SCT của cái nền tương đương nó càng lớn. Vì vậy, khi cho thêm cái ống thép vào thì nó tăng. Tuy nhiên, không phải cứ tăng cường độ cọc lên mãi mãi thì sẽ có sức chịu tải của nền cũng tăng lên mãi mãi. Đến một lúc nào đó, SCT của cái anh cọc cứ việc tăng còn SCT của cái nền tương đương nó cứ mặc kệ, ì ra không thèm tăng nữa.
Lại tuy nhiên, nếu cái anh cọc xi măng đất có lõi cứng này mà lại được liên kết cứng với đài cọc thì vấn đề xem xét lại khác. Lúc này, hai mô hình tính toán khi có lõi cứng và khi không có lõi cứng sẽ khác nhau.
>
|
Vincentpype |
|
|
|
Về nguyên lý thì cứ nhét cái nọ vào cái kia thì sẽ có tác dụng .
|
truongtiengka |
|
|
Bác ngọc nhận xét rất hay!
Nếu cái thằng lõi thép liên kết cứng với đài thì lúc đó xuất hiện ma sát giữa lõi thép và đất gia cố xi măng và ma sát giữa đất gia cố xi măng và đất ko gia cố xi măng ,2 thằng ma sát này giảm dần từ trong ra ngoài.nhưng mỗi thằng chiếm bao nhiêu % trong cái ma sát tổng.hihi tôi nông dân đoán mò!
|
duong tang |
|
|
Nếu cái đài ko liên kết cứng với cọc vít AIT thì cái lõi thép và đất gia cố xi măng và đất thường ta quy đổi thành một loại đất mới có sức chịu tải tương đương vởi 3 thằng kia tổ hợp lại theo cách nào đó.vậy ta tính cái nền tương đương đó như thế nào? Nếu ko có lõi thép thì sách nói rồi.
|
dolkihote |
|
|
Xin lỗi các đồng nghiệp vì dạo này ít vào trang ketcau[.]com được. Đợt này tôi đang phải "vật vã" với cái đề tài nghiên cứu ở trường ĐH GTVT. Đến hạn phải có sản phẩm nên không thể không tập trung thời gian cho nó.
Vừa rồi, đã có kết quả nén tĩnh ở công trường Nam An Khánh. Ở công trường này, chúng tôi tiến hành nén tĩnh với cả cọc đất - xi măng (không có lõi ống thép), chỉ có lõi ống thép không, và cọc vít (đất - xi măng + lõi ống thép có cánh). Nhìn vào kết quả nén tĩnh, sẽ thấy được các đặc tính phá hoại của từng loại. Về mặt khả năng chịu lực, có thể hình dung một cách định tính rằng khả năng chịu lực của cọc vít ATT = (khả năng chịu lực của cọc đất - xi măng) + (khả năng chịu lực của lõi ống thép).
Kết quả thí nghiệm là như vậy, nhưng giải thích kết quả thí nghiệm này như thế nào? Cũng có một số cách giải thích đã được đưa ra để giải thích "cơ chế phát huy khả năng chịu lực của cọc vít ATT".
Tuy nhiên, tôi xin được nợ các đồng nghiệp các nội dung trên đến hết tháng 6 này. Cuối tháng 6 tôi phải bảo vệ đề tài nghiên cứu nên sau đó sẽ upload kết quả thí nghiệm cùng các giải thích kết quả thí nghiệm cho mọi người sau (vì có một số nội dung phải dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt).
Kiên
|
trannguyen1602 |
|
|
Xin cho hỏi:
1. Các cọc bao gồm cọc xi măng đất, cọc xi măng đất có lõi thép và cọc chỉ có lõi thép sẽ dự định chịu lực từ trên móng xuống theo mô hình nào, liên kết với đài cọc hoặc móng ra sao ?
2. Mục đích nén tĩnh các cọc này là gì ???
|
chongthambamien.vn |
|
|
Cái mầu đỏ liệu có đúng không hả Hiệp tôi nghĩ không phải sức chống cắt đầu
P/S : mà nó kém so với cái gì nhỉ nếu so với đá,cọc betong cot thép hay thép thì đúng ( xin lỗi nếu hiệp so sánh với những thứ đấy nhé)
|
Happyspringla2007 |
|
|
Em đang so sánh với trường hợp chỉ dùng cọc xmd, không có thanh Thép ở giữa.
|
StevenKl |
|
|
hình như là thí nghiệm nén tĩnh bình thường. mục đích tìm ra khả năng chịu tải của thằng cọc vít AIT so với cọc xi măng đất thông thường thế nào. Chắc ko phải kiểu liên kết cứng với đài móng rồi
|
MichelPurn |
|
|
mọi người đang chờ anh kiên. Bao giờ anh bảo vệ đề tài này ạ
|
michaelyork |
|
|
hình ảnh thí nghiệm cọc vít AIT (chỉ mang tính chất học hỏi, rất mong các tác giả cho phép)
|
Donaldsor |
|
|
> cọc xi măng đất thông thường. hình ảnh thí nghiệm cọc vít của công ty anh kiên
|
controlledpills |
|
|
hình ảnh nén tĩnh cọc vít AIT (có lõi thép) của công ty anh kiên>
|
Renatosymn |
|
|
>
rất tiếc là không có kết quả nén tĩnh 3 loại cọc trên. bác nào có thì xin úp.mời các bác thảo luận!
|
ewrewrwewe |
|
|
Cứ cho là đã có 3 kết quả thí nghiệm nén tĩnh cho 3 loại cọc là A, B và C. Vấn đề đặt ra là dùng các kết quả đó để làm gì ??? và cái gọi là sức chịu tải của 3 loại cọc đó thì sẽ dùng để tính toán trong bài toán thiết kế nào ???
|
JacimtoCogy |
|
|
Em nghĩ cọc đất xi măng chỉ đóng vai trò gia cường cho nền.Em nghĩ truyền lực của cọc vít chủ yếu dựa vào cường độ cọc đất xi măng cường độ cọc xi măng càng cao thì sức chịu tải càng lớn.Vì khi truyền tải trọng vào cọc thì cọc đất xi măng sẽ bị phá hoại trước , lõi thép vít vào sẽ bị tụt xuống chuyển vị đầu cọc sẽ tăng lên rất nhanh.Sức chịu tải của cọc sẽ giảm gần hết do lõi thép không có ma sát vào đất xi măng và đương nhiên k có ma sát với đất nền.
Theo tôi biết nén tĩnh cọc ATT vẫn theo mô hình bình thường nhưng chu trình nén tĩnh theo tiêu chuẩn nhật bản với thời gian các cấp tăng tải và giảm tái rất khác so với TCVN.Cọc được đặt vào nên đất kém có SPT bằng 0,với các loại cọc đất xi măng không lõi thép , cọc đất xi măng có lõi thép và chỉ có lõi thép.
Cọc này được cái ưu điểm thi công gọn nhẹ thi công được trong mặt bằng chỉ 100 m2 , thi công ngay trong nhà xưởng được , khá hay ở thành phố lớn
|
trannguyen1602 |
|
|
chắc có thể đưa ra kết luận là thằng cọc vít có sức chịu tải cao hơn 2 thằng kia. nếu ta đưa ra được phương trình C = xB + yA thì hay quá hihi
|
hyutars |
|
|
Hi bác NGOC_IBST,
Em nghĩ cái ông doitruong đó có câu hỏi hơi bị hay . Với cái mô hình thử nghiêm nén tĩnh cọc đơn như trên (em thấy nó chả khác gì cái việc nén cái cọc BTCT bình thường cả) sẽ xảy ra các trường hợp sau.
1. Sau khi đưa cái lõi thép vào, cường độ vất liệu của cọc (gồm vít và XMD) vẫn nhỏ hơn sức kháng cực hạn huy động được do ma sát và mũi của cọc, thì cơ chế phá hoại cái cọc đơn này vẫn là phá hoại nền.
2. Trường hợp ngược lại thì cọc sẽ phá hoại theo vật liệu (vít và XMD) khi chưa huy động hết sức chịu tải cực hạn của mũi cọc và ma sát hông.
Vậy thì vấn đề đặt ra là tại sao phải cần cái vít này? và nó có lợi ở chỗ nào? và trong trường hợp nào? Trong khi cái việc trộn vật liệu XMD có sự biến động khá lớn về chất lượng. Ngoài ra cần phân biệt rõ sức chịu tải của nền và của vật liệu. Theo tôi thấy cảm quan cá nhân thì mục đích đưa cái lõi thép vào để có thể cover vấn đề rủi ro của phần DXM bên ngoài!
P/S: xin bác kienjapan cho biết cái quả cọc vít này cả thi công và vật liệu thì giá thành bao nhiêu /md, và cái lõi vít này chiều dày là bao nhiêu? tương ứng với sức chịu tải của vật liệu là bao nhiêu? Và so với cọc BTCT có sức chịu tải theo vật liệu tương đương thì thế nào nhỉ? Vì có vài dự án khi chuyển từ cọc XMD (không có vít) sang cọc BTCT thì đã tiết kiệm được nhiều tỷ đồng!
|
Amen1402 |
|
|
Em có hai trường hợp như thế này: cọc vít AIT có phần lõi thép cao hơn cao độ đỉnh phần đất gia cố xi măng khi nén tĩnh ta kê kích vào phần lõi thép.và trường hợp cao độ đỉnh lõi thép và phần đất gia cố xi măng là bằng nhau ,rồi ta đặt lên một tấm thép mỏng cứng rồi đặt kích lên rồi thí nghiệm
.ko biết kết quả khác nhau nhiều ko?
2 trường hợp trên liệu có tương đương như kiểu cọc vít ngàm chặt vào đài móng và trường hợp cọc vít ko ngàm chặt vào đài móng
|
MichelPurn |
|
|
Theo mình thì nhét ống thép vào cọc ĐXM chỉ nhằm tăng sức kháng cắt. Còn muốn tăng khả năng chịu tải thẳng đứng theo mô hình nền tương đương thì nên tăng hàm lượng XM sẽ hiệu quả hơn, tất nhiên cũng chỉ tăng được đến 1 giới hạn nào đó.
|
kiwisoda |
|
|
bác cho tôi hỏi đường kính cọc này nhỏ nhất la bao nhiêu.giá thành bao nhiêu một mét,o vn có đơn vị nào thi công cọc nay hay chưa,ống thép phải nhập từ bên japan về phải ko?
|
Charlesquew |
|
|
250(500) ~700(1000) Lần lượt là đường kính cánh vít và đường kính cọc đất xi măng.Ống thép thì thấy họ ghi là ASTM A53
|
Happyspringla2007 |
|
|
cho tôi hỏi cọc này bao nhiêu tiền một mét?
|
Robertvove |
|
|
Chào các Anh;
Chủ đề liên quan đến cọc vít của Anh Kiên, tôi thấy bàn luận sôi nổi quá. Xin được tham gia.
Thật ra theo tôi tìm kiếm thì ở các nước phát triển họ ít có kết hợp giữa cọc sắt và XMĐ. Chỉ sử dụng cọc sắt khoan thẳng xuống thôi.
Thật ra đây là giải pháp được ứng dụng rất phổ biến ở các nước phát triển vì nó những ưu điểm như sau:
- Thi công nhanh
- Không cần mặt bằng rộng
- Máy thi công ít
- Không ảnh hưởng thời tiết nắng, mưa, tuyết rơi
- Lắp đặt ngay không cần thời gian chết của bê tông.
- Lắp đặt nghiêng cũng được
- Thi công sạch
- Tuổi thọ cọc sắt đạt trên 50 năm ...,
Rất mong nhận được ý kiến.
|
Vimcentcow |
|