Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Sức chịu tải của CỌC KHOAN NHỒI CỌC - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Sức chịu tải của CỌC KHOAN NHỒI CỌC

     Lâu nay, CỌC KHOAN NHỒI được hiểu là loại cọc được thi công bằng phương pháp khoan xong rồi nhồi vữa bê tông. Thực ra tên đầy đủ của loại cọc này bằng tiếng Anh là: Bored cast-in-situ Pile, cho nên tên đầy đủ tiếng Việt có lẽ nên là CỌC KHOAN NHỒI ĐỔ BT TẠI CHỖ. Vấn đề này sẽ không thành vấn đề khi mà tự nhiên lại có nơi họ không thèm nhồi BT tươi mà lại đi nhồi cọc. Có thể gọi loại cọc này là CỌC KHOAN NHỒI CỌC. Biện pháp thi công này túm lại như sau: khoan xong-cho vữa vào hố rồi nhồi cọc vào. (Xin chớ nhầm với loại cọc đóng có khoan mồi_Khác rất nhiều). Biện pháp này có nhiều tên trong tiếng Anh và một trong các tên ấy là DOWN TO HOLE (DTH) dịch ra là loại cọc HẠ VÀO LỖ. Loại cọc này mới được áp dụng trên thế giới ít nhất là 87 năm, còn ở ta mới được áp dụng được ít nhất là gần 1 năm. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với cọc đóng là không gây chấn động và so với cọc ép là không làm dịch chuyển nền đất bởi trọng lượng máy thi công nhỏ. Ta Chưa có tiêu chuẩn thiết kế thi công loại cọc này. Vấn đề đặt ra để thảo luận là: 1. Có cần có tiêu chuẩn thiết kế thi công cho riêng loại cọc này không ? 2. Trong trường không cần hoặc cần mà chưa có thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn nào để thiết kế ? 3. Cách tính sức chịu tải của loại cọc này giống và khác các loại vốn có ở Việt nam ở những điểm nào? (Hoặc Tính sức chịu tải của cọc này như thế nào ?). Xin mời nhào vô. Mọi ý kiến xin gửi về tại đây. Gia đình xin cảm tạ.
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cập nhật báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng mới nhất!!
thuymo
tôi nghĩ rằng nếu đưa cái này vào tính toán thì: 1. đôis với tiêu chuẩn thì ta vẫn áp dụng tiêu chuẩn cho móng cọc 2. đối vói súc chịu tải thì áp dụng theo cọc khoan nhồi vì ta sẽ phải bỏ qua phâà ma sát cho cọc nhưng cuờng độ chìu tải của cọc thì lại áp dụng theo cường độ của cọc đóng or ép cả nhà thấy sao?????
thuymo
profilmuoisau16
Xin nói rõ thêm: Trước khi nhồi cọc vào lỗ, người ta nhồi vữa để lấp đầy phần trống quanh cọc. Vì vậy, nếu bỏ qua ma sát bên của cọc như loại cọc đóng có khoan mồi thì có thể là an toàn quá chăng ??
profilmuoisau16
inetryconydot
phương pháp này rất ít dùng tại Việt Nam. vừa tốn thời gian thi công mà sức chịu tải cũng chẳng hơn cọc đóng, ép là mấy. phương pháp này chỉ hay được dùng khi ép coc gặp phải địa chất có lớp đất cứng cục bộ mà ép cọc không qua(phải khoan dẫn). sức chịu tải của cọc có thể lấy theo cọc đóng, ép
inetryconydot
levantrai
tôi cũng chưa hiểu cọc này lắm nhưng tôi đoán mò là cọc khoan khô,đổ vữa xuống rồi thả cọc vào chứ không thì khi hạ cọc vào mặc dù vữa từ dưới chồi lên nhưng chắc không kiểm soát được vữa hòa vào "nước".năm 2007 tôi làm ở nhà máy loc dầu DQ thì loại cọc tương tự như vậy.họ khoan xuống đấy biển rồi thả cọc thép vào sau đó bơm vữa xi măng vào đáy cọc để gắn kết cọc với đá dưới đáy cọc.cái này được làm ở bến xuất Sp nhà máy lọc dầu DQ
levantrai
ao anh xa
Xin gửi bài "Lãng phí tại Ký Túc Xá Đại học Quốc Gia Tp.HCM và một số công trình vốn ngân sách)" Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 1 năm 2011 Kính gởi: Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ban Chỉ Đạo Trung Ương về nhà ở Bộ Xây Dựng Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM Cục QL Nhà Và Thị Trường BĐS (Bộ XD) Sở Xây Dựng Tp.HCM Đại học Quốc Gia Tp.HCM Ban Quản Lý Dự Án Đại Học Quốc Gia Tp.HCM Hiệp Hội BĐS Việt Nam và Hiệp Hội BĐS Tp.HCM Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam Hội Xây Dựng Việt Nam Và Hội Xây Dựng Tp.HCM Hội Cơ Học Đất Và Địa Kỹ Thuật Công Trình Việt Nam Và Chi Hội Tp.HCM Các Báo Đài Ký túc xá Đại học Quốc Gia Tp.HCM tại khu đất đồi quá tốt ở Thủ Đức. Với quy mô 12 tầng thì hoàn toàn có thể dùng giải pháp móng bè (không cần cọc), tiết kiệm toàn bộ số cọc và thời gian thi công cọc. Nhưng thật đau xót tại đây mỗi lô đóng 898 cọc, cọc vuông cạnh 350mm, cọc tròn đường kính 400mm, 500mm dài 27m, sức chịu tải 280 tấn/cọc. Đau xót hơn là hầu hết các cọc này đều phải cắt bỏ từ 4m đến 9m. Người ta đã quá vô tâm đóng ép vài cọc đầu không hết chiều dài cọc, là phải giảm chiều dài các cọc còn lại ngay lập tức, hay kém hơn thì khi xong 1 lô đã rút kinh nghiệm để giảm chiều dài, tiết diện và số lượng cọc cho các lô còn lại để giảm chi phí. Đằng này người ta đã nhẫn tâm hoang phí chôn vùi rồi chặt bỏ hàng ngàn cọc trên hàng chục lô như để dễ dàng thanh toán cho hết số tiền trúng thầu, hay là người ta sẽ hưởng lợi riêng nhiều hơn từ việc hoang phí này chăng ?. Trong khi đó thì thiếu tiền trong những công trình nhà ở xã hội khác. Không riêng chuyện cọc của Ký túc xá Đại Học Quốc Gia Thủ Đức, khá nhiều công trình vốn ngân sách đều bị lãng phí lớn, nhất là tại nền móng. Thí dụ Dự án cải tạo môi trường nước tại Tp.HCM có 7474 cọc cắt bỏ khoảng 10m/cọc lãng phí 74.740m cọc, Hội trường Thành Ủy TPHCM năm 1997 thiết kế cọc ép giá 4 tỷ đồng được đổi thành móng đơn giá 1 tỷ đồng (tiết giảm 75%), nhưng đến năm 2009 phần tiếp nối phía sau có quy mô tương tự được dùng cọc nhồi còn lãng phí hơn cọc ép!! Việc lãng phí trong định hướng xây dựng, trong thực hiện xây dựng làm hoang phí đầu tư công làm bội chi ngân sách tăng nợ công, tăng lạm phát và tăng chỉ số tiêu dùng. Vì thế nhất thiết phải có chiến lược tiết kiệm 10-20% đầu tư công bằng cách tuyển chọn thiết kế tốt và kinh tế, thẩm định kỹ (chứ không hình thức) các công trình này, kể cả đấu thầu kiểu chìa khóa trao tay. Hội Cơ Học Đất và Địa Kỹ Thuật Công Trình Việt Nam có thể là nhà tư vấn hữu hiệu cho Chính phủ và các địa phương trong việc thẩm định nền móng, mà theo tôi việc hoang phí nền móng không phải 10-30% mà có thể 70-80%, chưa kể tiết kiệm thời gian thi công khoảng 3 đến 9 tháng. NGUYỄN VĂN ĐỰC (Ủy Viên Thường vụ Hội Cơ Học Đất Và Địa Kỹ Thuật Công Trình Việt Nam) GĐ CTY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG TÂN 07 Phổ quang, P.2, Q. Tân Bình, Tp. HCM 08. 399 76836/37 Fax: 08. 39979 747 Đính kèm: - Một số hình ảnh cọc tại Ký túc xá ĐHQG và Dự án môi trường nước. - Móng Chung Cư hiệu quả - Một trường hợp cọc ép hiệu quả Link tải file 18.4MB: http://www.mediafire.com/?aa2y8h70lx86xoo hoặc http://www.mediafire.com/download.php?aa2y8h70lx86xoo
ao anh xa
Stevennefs Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
Stevennefs Em chào thầy Ngọc! -Hichic...lại có cả loại cọc này nữa sao ạ, không biết người ta dùng vữa gì cho vào hố khoan, chất lượng thế nào so với chất lượng vật liệu làm cọc, với các loại đất đá... 1)Theo tôi nếu mà cái vữa đó yếu quá , yếu hơn cả đất nền và vật liệu cọc thì cái thằng sức kháng bên ta nên tính cho giữa cọc và lớp vữa 2) nếu cái vữa đó cứng quá, chẳng hạn như keo 502 thì ta nên tính sức kháng bên giữa thằng vữa đó với đất nền(coi như thằng cọc đó khi có thêm lớp vữa bao bọc bên ngoài thì thành thằng cọc có chu vi to hơn..hichic) 3)Nhưng có lẽ hai trường hợp trên chắc ít sảy ra, tôi nghĩ lớp đất đó sẽ yếu hơn vật liệu cọc nhưng tốt hơn nền đất. Lúc này cái thằng sức kháng bên có vẻ phức tạp hơn rồi, có thể tính sức kháng bên theo cách 2(nhưng chắc không chính xác cho lắm). Tính từ tâm cọc ra thành hố khoan thì vật liệu có chất lượng giảm dần và đất ở thành hố khoan là chất lượng nhỏ nhất , vậy có thể coi là một dạng vật liệu có tính chất giảm dần về cường độ---> vậy có khi nào tính chất này để thích ứng với kiểu thằng nào khỏe thì chịu nhiều lực còn thằng nào yếu thì chịu ít lực không ạ(giống như kiểu kết cấu mặt đường thì thằng lớp trên bao giờ cũng cứng hơn lớp dưới vì lớp dưới chịu tác dụng của tải trọng ít hơn)....hichic...chỗ này tôi nói lan man quá...hichic 4) hay cái loại cọc này người ta cho thêm vữa vào chỉ có thêm mục đích để cho việc thi công nhanh hơn...và các ưu điểm như thầy nói bên trên (chữ xanh) chứ không có tác dụng khác thằng cọc khoan nhồi bình thường về khả năng chịu lực ...hichic... Cái món này mới mẻ quả thầy ơi !!
Stevennefs
phuonganh12
đây là đề tài nguyên cứu của bác NGọc mà . Thực tế thì chắc đã thi công rồi . Nhưng ít dùng vì chưa phổ biến . SCT của cọc này hội tụ từ ưu điểm cọc nhồi và cọc ép hay đóng . Khắc phục những nhược điểm của cả 2 loại cọc này . Nhưng cọc nào cũng có nhược điểm tất . Có thể thi công hơi lâu và giá thành cho công nghệ hơi đặc biệt 1 chút . Chưa so sánh nên ko biết . Tôi nghĩ nó mắc hơn .
phuonganh12
kukuca
Giá thành cọc này thấp hơn cọc nhồi tương đương. Sức chịu tải của cọc này cao hơn cọc nhồi do: - Vật liệu cọc được kiểm soát tại nhà máy nên có cường độ tính toán sẽ cao hơn. - Ma sát bên tốt hơn khoảng 1,3 với sét và 2,0 với cát. Thời gian thi công ngắn hơn so với thi công cọc nhồi. Môt ca 8 h làm được 2 cọc. Nhược điểm là: Vốn đầu tư ban đầu lớn, nếu ko biết thì không thi công được, nếu biết thì rất dễ thi công.
kukuca
Philipboxy Thưa thầy ! - vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng tổng mức đầu tư có lớn hơn cọc khoan nhồi bình thường không ạ - ma sát thành bên tốt hơn , nguyên nhân là nhân có phải do tiếp xúc giữa cọc với đất tốt hơn không ạ(do có thêm lớp vữa) - cái cọc dùng để nhồi vào bên trong có khác các loại cọc đóng thông thường không ạ - Tiết diện thành hố khoan lớn hơn tiết diện cái cọc nhồi vào thường là bao nhiêu ạ - Cái loại cọc này chắc pp thi công cũng lạ như chính tên cọc của nó hichic...
Philipboxy
cameralenguyen
Em xin phép chen ngang 1 nhá ^^! Hôm nay tôi có đọc cuốn hướng dẫn làm đồ án nền móng thì có thấy phần chú ý: KHÔNG SỬ DỤNG MÓNG CỌC CHO NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ TẦNG HẦM Các pro giải thích giúp tôi với. Cảm ơn bác chủ thớt ( thầy Ngọc )
cameralenguyen
Edwandhext
chắc là đồ án nhà dân ? 3 tầng nổi 1 tầng hầm, áp lực tiền cố kết bằng tải trọng chân côt ?
Edwandhext
ngoduong89 1 - Giá thành cọc khoan nhồi cọc thấp hơn => có thể tự suy ra tổng mức đầu tư không lớn hơn cọc khoan nhồi vữa BT. 2 - đúng vậy 3 - chính là cọc đóng nhưng thép ít hơn do không phải chịu lực đóng và lực ép. 4 - Đường kính lớn hơn khoảng 20 cm - 30 cm 5 - Trước lạ sau quen.
ngoduong89
Philipboxy
Thưa thầy !! thầy có thể nói rõ hơn các tính toán thi công không ạ, ta có thể tính loại cọc này gần như coc bê tông cốt cứng không ạ! hichic
Philipboxy
nongdan Cọc này gần giống loại cọc "que kem" vì thế phương pháp tính theo lý thuyết que kem. Tính toán thì như cọc thường thôi nhưng sức chịu tải mũi và ma sát bên cao hơn một ít. Thi công thì giống như cọc khoan nhồi vữa BT, chỉ có khác là nhét cọc vào thôi.
nongdan
profilmuoibay17 Thư thầy -cái thằng sức kháng bên là giữa lớp vữa và đất nền ạ, còn cái thằng sức kháng mũi thì tôi vẫn chưa hiểu lý do nó cao hơn cọc nhồi thường (hay là do ta có thể kiểm soát tốt chất lượng cọc trong nhà máy) - Thầy có bài nào nghiên cứu về món này không ạ liệu cách thi công có theo lý thuyết que kem không ạ sau khi ta nhồi cọc vào rồi có làm gì thêm để vữa đạt cường độ không ạ( như làm lạnh để kem đông cứng)
profilmuoibay17
cameralenguyen Ở mũi, tiện thể người ta ngoáy rộng hơn và mở rộng mũi cho nó đỡ buồn => biết rồi đấy. khi nhồi cọc vào người ta cho một số phụ gia đặc biệt.
cameralenguyen
mucangchai Cái này thì tôi biết mặc dù chưa có V.... Nhưng cọc nhồi thường cũng có loại mở đáy mà thầy --> đây cũng chưa phải nguyên nhân làm tăng sức kháng mũi cho loại cọc này so với cọc nhồi kia
mucangchai
hoang tuan
@ bác Ngọc 1. Lỗ to hơn cọc, ko tiếp xúc bên, chỉ tính sức kháng mũi, ko tính sức kháng bên. Nhưng cơ mà chả ai lại đi làm như thế vì như thế thì chịu làm sao được lực ngang. 2. Cọc to hơn lỗ: a. to hơn ngay từ đầu: cọc khoan nhồi trở thành cọc ép (vì ko ép thì xuống làm sao được) b. nhồi vữa vào chỗ trống sau khi hạ cọc xuống: tính như cọc khoan nhồi vữa bình thường. Nhưng mà ko hay lắm vì cốt thép có lớp bảo vệ hơi bị dày quá, kém phát huy tác dụng trong khi chịu mô men uốn dưới tác dụng của lực ngang (ở nhà thường ko quan tâm tới cọc khoan nhồi chịu tải trọng ngang vì nhà có tầng hầm và giằng móng nhưng cầu thì cái này quan trọng lắm vì móng cầu là loại cọc đài cao trơ trụi, ko giằng ko néo gì cả).
hoang tuan
anhtuannguyen0904 Cọc này làm cho cầu thì toi Đặc điểm khác nhau, ko tính như cọc khoan nhồi vữa đwocj mà tính sức chịu tải cao hơn nhiều.
anhtuannguyen0904
daohiepukb Ở trang 10 phần nghiên cứu móng dọc cuốn hướng dẫn đồ án nền và móng của trường dhkt Hà Nội do GS,TS Nguyễn Văn Quảng ft Nguyễn Hữu Kháng viết mà.Em thấy móng cọc dùng cho những công trình có tầng hầm là bình rất thông dụng bên ngoài mà tại sao trong sách lại có chú ý như thế nên mới hỏi?
daohiepukb
test1212 Cái này chắc phải hỏi GS.TS Nguyễn văn Quảng tại sao lại viết như thế khi thực tế lại không phải như vậy. Chắc là hồi trước các thầy chưa thấy cọc ở CT có tầng hầm nên các thầy cứ chém gió như vậy. Đến tầng hầm còn chưa có huống hồ cọc ở tầng hầm.
test1212
RobbertooWig
Em nghĩ nếu ko làm móng cọc thì làm móng băng + đổ bt sàn tầng hầm ==> thành móng bè nên mới có chú ý đó.Hihi
RobbertooWig
StevenKl Với nhà thấp tầng + đất tốt may ra mới làm móng bè, chứ nhà 15 or 16 tầng trở lên + đất yếu như ở Q7 thì ai dám làm móng bè, nó lún chịu sao thấu!
StevenKl
Haroldser
Lún thì mời thầy Quảng đến giải quyết chứ sao nữa
Haroldser
profillink10
Theo tôi loại cọc này sẽ có sức chịu tải lớn hơn cọc khoan nhồi và nhỏ hơn cọc ép cùng đường kính và chiều sâu. Về phương pháp tính thì áp dụng TCVN 205-1998 là được rồi, có điều tăng hệ số an toàn lên một chút khi tính sức chịu tải theo cọc ép. Trước khi thi công đại trà còn thí nghiệm nén tĩnh nữa mà. Qua vài công trình là anh tôi thiết kế tự rút ra hệ số kinh nghiệm ngay thôi. Còn tiêu chuẩn riêng cho loại cọc này thì nếu bác Ngọc có soạn thảo chắc BXD cũng không dám ký ban hành đâu. TCVN từ xưa đến nay đều phải "tham khảo có chọn lọc" từ tiêu chuẩn nước ngoài mà.>
profillink10
truongtiengka
Một số vấn đề : 1- PP tạo lỗ, pp giữ thành cái lỗ khi vừa khoan xong bằng gì bác? Có khi chưa kịp đổ vữa nó sập rồi? 2- Nếu thả cái cọc to xấp xỉ cái lỗ vữa thoát đi đâu, nếu cọc bé hơn lỗ "thấy rõ" thì cái cọc với cái vữa bám nhau kiểu gì hay ta tạo nhám cọc? 3- Đang thả cọc, sập thành, xử lí kiểu gì ? 4- Ngon lành cành đào rồi, cọc với vữa thử tải ko bám vào nhau cọc đi vữa ở lại, xử lí kiểu gì? Bác trao đổi thêm!
truongtiengka
hiepsitayto Tất cả những thắc mắc này đã giải quyết xong. Không có chuyện sập thành. Một ngày 1 máy làm được 10 cọcdài 35 m trong 8 tiếng, vừa làm xong ở Quảng ninh.
hiepsitayto
Rolandpr
Bác cho biết dự án tên, chủ đầu tư được ko? Topix của tôi đang cần, bác sang bên kia đi!
Rolandpr
test1212 Em xin phép có ý kiến: Sức chịu tải thì tôi chưa xét tới nhưng biện pháp thi công đổ vữa xong mới thả cọc thì khó quá! tôi không làm được, Bác nào đã làm chưa cho tôi đến tôi ngó tý. tôi ngó xong tôi mới về mở sách ra xem tải trọng có lớn hơn không?
test1212
MichelPurn cái này người ta đã làm nhiều ở VN rồi và rất nhiều ở Nhật và Hàn Quốc. Tất nhiên là khó. Hì hì.
MichelPurn
taolaai
Theo tôi nghĩ thế này. Khi ép cọc với những điều kiện thi công không thuận lợi thì bắt buộc người ta khoan mồi trước, sau đó thả cọc vào lỗ khoan mồi ép luôn. Nhưng khi đó đất đã bị lấy ra nên sức chịu tải của cọc bị giảm xuống, do ma sát thành bị giảm. Để khắc phục hiện tượng này người ta dùng phương pháp này, đảm bảo cọc vừa chống được xuống lớp đất tốt, và lực ma sát thành vẫn ngon lành.
taolaai
MichelPurn
Không biết là phương pháp ép cọc DOWN TO HOLE của Bác Ngọc đã được áp dụng rộng rãi vào thời điểm này chưa nhỉ. Cháu tìm trên gu gồ mà cũng không thấy nhiều thông tin cho lắm. Cháu đang có dự án tính thiết kế cái móng cọc cho qua lớp sét cứng và cát mà chưa tìm hiểu được gì nhiều về phương án ép cọc này.
MichelPurn
thanhtinh Mới tập post ah mà vào nói linh tinh thế.
thanhtinh

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính toán toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản    (có 77 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Ép cọc ly tâm D400-600 vào lớp cát chặt vừa!    (có 11 câu trả lời)
       Hướng dẫn chi tiết tính toán móng cọc bằng safe    (có 32 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
       Cọc bị nứt khi chưa đạt 2pmax và Pvl- nguyên nhân    (có 11 câu trả lời)
       Móng cọc nhà xây chen?    (có 40 câu trả lời)
       Thắc mắc về cách bố trí thép móng cọc lệch tâm?    (có 18 câu trả lời)
       Chương trình tính nội lực đầu cọc PILING.    (có 43 câu trả lời)
       Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen    (có 14 câu trả lời)
       xin í kiến các anh chị về giải pháp móng cọc lệch tâm    (có 20 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi móng cọc (sức chịu tải)    (có 13 câu trả lời)
       Thí nghiệm nào cho cọc chịu nhổ?    (có 11 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén tĩnh cọc?    (có 64 câu trả lời)
       ứng suất cho phép trong cọc    (có 13 câu trả lời)
       móng dưới 1 cột    (có 21 câu trả lời)
       Sức kháng mũi cọc ma sát?    (có 30 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao cọc ép bê tông cốt thép thường có tiết diện vuông ?    (có 16 câu trả lời)
       Lún ... lún... và... khe lún!    (có 41 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top