Cách tính toán toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản
Lâu nay chúng ta thường sử dụng công thức của tiêu chuẩn Nhật Bản để tính SCT theo SPT như sau:
Qu = 1/3[α*Na*Fp + (0.2*Ns*Ls + C*Lc)*U]
Có ý kiến cho rằng hệ số 0.2 phải thay bằng 1/3 tức là 0.33
Còn công thức trên chỉ áp dụng khi mũi cọc nằm ở đất rời. Nếu mũi cọc nằm trong đất dính thì phải thay α*Na bằng số 6*Cu.
Bà con ai có bộ TC gốc của Nhật Bản xin kiểm tra giúp công thức trên. Nếu đúng thì nguy hiểm quá, trước đến nay toàn tính sai à???
Có 77 câu trả lời!!
|
|
|
Tôi đã tính SCT của cọc theo công thức Nhật Bản và công thức của Mayerhof nhưng kết quả khác nhau rất nhiều. Trong tiêu chuẩn của Việt Nam thì không ghi rõ đơn vị của hai công thức này, nên tôi cho rằng sự khác nhau chủ yếu do đơn vị. Ở công thức của Nhật Bản thì SCT của cọc được tính theo đơn vị của C (lực dính), còn trong công thức Mayerhof thì toàn hệ số K, chỉ số SPT và diện tích thì biết đơn vị của nó là gì???
|
fordthudo1 |
|
|
Mayerhof thì chỉ dùng cho đất rời nên không thích hợp lắm và kết quả ra thường rất nhỏ.
Bác huycdc và các bác xin lưu tâm đến vấn đề tôi hỏi một chút nhé!!!
|
Donaldsor |
|
|
Thường thì công thức của Meyerhof có đơn vị la kN/m^(-2) (hoặc kN nếu đã nhân với diện tích). Nếu bác muôn chắc chắn thì gõ lại công thức được viết trong tiêu chuẩn ra rồi tôi kiểm tra lại cho.
to haivnkcc : tôi không chắc chắn lắm, nên vừa ngó lại thì thấy công thức Meyerhof vẫn có thể dùng cho đất sét với các hệ số thích hợp đấy chứ nhỉ ?
|
Freddievaw |
|
|
Trước đây tôi có bản phô tô trích tiêu chuẩn Nhật (tiếng Anh) về tính sức chịu tải của cọc, nay tìm mãi chưa ra nên chưa trả lời chú Hải được.
Tôi thấy tính SCT theo TC Nhật bản theo phụ lục của TCXD226:1999 (trang 15) hoặc công thức ở phụ lục TCXD205:1998 (trang 439, tập3) là được đấy, ý kiến của Hải về việc thay hệ số 0,2 thành 0,33 thì không hiểu lấy ở đâu ra hoặc ý kiến của ai . Theo tôi thì các hệ số trong công thức ta phải giữ nguyên, còn ta có thể điều chỉnh bẳngcác hệ số an toàn . Mỗi người tính sẽ cho một kết quả vì hộ lấy hệ số an toàn (FS) khác nhau, biên của nó rất rộng, chẳng hạn từ 2 đến 4.
Chỉ có điều hệ số an toàn (1/3) quy định hơi cứng nhắc vì nó chung cho cả mũi cọc và ma sát . Trong thực tế (theo nhiều cách tính khác nữa) ta nên tách hệ số ma sát riêng phần cho yếu tố mũi và yếu tố ma sát bên, chẳng hạn FS cho mũi cọc là 3 thì FS cho ma sát chỉ từ 2 đến 2,5 thôi (có thể là phù hợp với điều kiện nền đất Việt Nam hơn). Các hệ số an toàn này gần sát với các kết quả thí nghiệm nén tĩnh hơn .
Điều tôi muốn mọi người tranh luận thêm lại là Công thức số 12, trang 301 (Tuyển tập TCXD tập 4) của TCXD195:1997 (dành riêng cho cọc nhồi)
Trích nguyên gốc:
"Sức chịu tải CHO PHÉP của cọc Qa (tấn) trong nền đất dính và đất rời tính theo công thức:
Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
Trong đó:
N ...........
Ntb (trong TC la N có dấu ngang ở trên đỉnh) là chỉ số xuyên TCTB của đất trong khoảng 1 d DƯỚI mũi cọc và 4d DƯỚI mũi cọc.......
......
Nếu tuân thủ đúng công thức này mà tính thì ra kết quả cực kỳ buồn cười và không chấp nhận được .
Trong câu giải thích thì Ntb chẳng hiểu được là 1D hay 4D ở TRÊN mũi cọc chỗ nào vì cả hai đều ghi là dưới
Mọi người tính thử xem, sau đó chúng ta thảo luận tiếp !
Ngoài ra tôi muuốn nói thêm về công thức Meyerhof (1976). Khá ít sách hoặc tài liệu nói về công thức này. Theo bản "Foundation Engineering Manual" xuaats bản lần thứ 2 (1985) của Hội địa kỹ thuật Canada trang 283 thì công thức tính SCT TỚI HẠN trong ĐẤT RỜI này là:
R = m *N * At + n*Ntb*D*As
Hệ số an toàn theo bản gốc này TỐI THIỂU là 4.
Trang 439 của TCXD205:1998 cũng nêu công thức này, nhưng lại ghi là công thức năm 1956 (chứ không phải 1976), không biết năm 1956 ông Meyerhof đã trở thành Nhà địa kỹ thuật chưa (chắc là do công tác in ấn
nhầm).
Các hệ số trong công thức thì giống công thức gốc . Riêng hệ số an toàn thì đã được điều chỉnh từ (4) xuống thành (từ 2,5 đến 3). Qua các tính toán và so sánh với TN nén tĩnh, tôi thấy hệ số an toàn được điều chỉnh nhỏ như vậy là phù hợp với VN. Nếu giữ hệ số an toàn bằng 4 thì tính ra SCT rất nhỏ, chanưg hạn cọc D1200 đưa vào cuội sỏi chỉ có sức chịu tải khoảng 400 tấn, chắc không ai lấy như thế ...
Mong mọi người sẽ tiếp tục thảo luận !
|
Donaldsor |
|
|
"Tôi thấy tính SCT theo TC Nhật bản theo phụ lục của TCXD226:1999 (trang 15) hoặc công thức ở phụ lục TCXD205:1998 (trang 439, tập3) là được đấy, ý kiến của Hải về việc thay hệ số 0,2 thành 0,33 thì không hiểu lấy ở đâu ra hoặc ý kiến của ai . Theo tôi thì các hệ số trong công thức ta phải giữ nguyên, còn ta có thể điều chỉnh bẳngcác hệ số an toàn . Mỗi người tính sẽ cho một kết quả vì hộ lấy hệ số an toàn (FS) khác nhau, biên của nó rất rộng, chẳng hạn từ 2 đến 4.
Chỉ có điều hệ số an toàn (1/3) quy định hơi cứng nhắc vì nó chung cho cả mũi cọc và ma sát . Trong thực tế (theo nhiều cách tính khác nữa) ta nên tách hệ số ma sát riêng phần cho yếu tố mũi và yếu tố ma sát bên, chẳng hạn FS cho mũi cọc là 3 thì FS cho ma sát chỉ từ 2 đến 2,5 thôi (có thể là phù hợp với điều kiện nền đất Việt Nam hơn). Các hệ số an toàn này gần sát với các kết quả thí nghiệm nén tĩnh hơn ".
Những điều bác nói tôi cũng nghĩ tới, nhưng ý kiến trên là của PGS.TS Nguyễn Văn Dũng bộ môn cơ đất - Nền móng trường DHXD mới ác chứ. Vì vậy mới thấy rất băn khoăn.
"Nếu tuân thủ đúng công thức này mà tính thì ra kết quả cực kỳ buồn cười và không chấp nhận được .
Trong câu giải thích thì Ntb chẳng hiểu được là 1D hay 4D ở TRÊN mũi cọc chỗ nào vì cả hai đều ghi là dưới
Mọi người tính thử xem, sau đó chúng ta thảo luận tiếp !"
Cái việc xác định Ntb này tôi thấy nó chẳng có chút chính xác nào cả(vì chẳng biết xác định thế nào). Mà ngay cả CT meyerhof cũng ít sử dụng. Hơn nữa hình như các giá trị Nspt không phải là N30 đâu mà là N50 hay 60 gì đó?
|
bachtuu |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
Theo anh nghĩ thì Huycdc viết là tương đối đúng, Anh cũng đang thắc mắc là không biết tôi lấy thông tin POST lên mạng ở chỗ nào?, Hiện nay công thức trên của Nhật bản là có thể áp dụng để tính toán cho cả đất dính được.
Hiện nay để tính toán SCT của cọc nhất là cọc khoan nhồi thì anh cũng đang áp dụng công thức trên. Nhưng có một thực tế là khi thiết kế sức chịu tải của cọc đơn mà hệ số FS=3 thì quá cứng nhắc. Ví dụ khi tính cọc D1200 nếu để Fs=3 thì để đạt SCT của cọc 650 tấn là không thể , nên anh toàn phải điều chỉnh lại hệ số này cho mềm hơn tuỳ thuộc vào địa chất công trình mà lựa chọn Fs trong khoảng 2->3. Tuy nhiên kết lại vẫn là phải thí nghiệm nén tĩnh rồi mới quyết định được nên tôi cũng đừng lo lắng quá mà bạc tóc.
Hiện nay anh có một điều muốn nói là nhiều khi thẩm định nhà cao tầng có sử dụng cọc khoan nhồi , anh tôi thiết kế tính toán SCT của cọc đơn vẫn đưa giá trị N30=100 và công thức trên để tính dẫn đến giá trị SCT của cọc tăng vọt lên, Nhưng thực tế N30 ở đây theo tiêu chuẩn qui phạm chỉ được lấy tối đa N= 60. Mọi người nên lưu ý đến điều này.
|
Robertbura |
|
|
Đương nhiên là công thức của nhật bản tính được cho cả đất dính có ai cãi điều đó đâu. Nhưng vấn đề thắc mắc ở đây là liệu ý kiến trên có đúng không thôi. Bởi vì chúng ta hiện nay vẫn chỉ đang áp dụng cái ngọn (TCVN nêu ra) mà chưa biết cái gốc (tiêu chuẩn Nhật Bản) thực chất nó ra làm sao? Vì vậy biết đâu trong chuyện này còn có những điều mà chúng ta chưa biết. Hơn nữa hiện nay PGS.TS Nguyễn Văn Dũng cũng là 1 trong những người tham gia vào biên soạn bộ TC về nền móng sửa đổi nên thật ra tôi cũng rất băn khoăn. Vì vậy nếu bác huycdc tìm được tài liệu về TC Nhật Bản thì tốt quá.
|
Vincentpype |
|
|
Thông thường khi chuyển dịch thành TCVN, các bác có điều chỉnh đôi chút từ TC gốc cho phù hợp với điều kiện VN.
Hải cũng không phải lo vì sau khi tính còn có thí nghiệm nén tĩnh mà
Tất cả các tính táon chỉ là "dự báo"
|
opera |
|
|
Đúng là công thức Meyerhof được đưa ra năm 1956 đấy bác Huy ạ. Để ref là năm 1976 cũng đúng vì năm 1976 thì ông này có viết một bài review về vấn đề này (The eleventh Terzaghi lecture). Mà cái ông Meyerhof này là kỹ sư từ năm 1938 cơ
Mà tôi thấy trong công thức này người ta dùng (N1)60 đấy chứ các bác ?
|
profilmuoinam15 |
|
|
Nhiều khi kết quả nén tĩnh cọc cũng cần phải nghi ngờ nữa đấy anh Hải ạ.Đừng có quá tin vào nén tĩnh.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Đúng rồi, tôi cũng thấy thầy tôi nói thế. giá trị N60 này được hiệu chỉnh từ N30 có xét đến rất nhiều các yếu tố tác động(trong đó có cả yếu tố thiết bị) Việt Nam tôi rất khó có thể thực hiện được
Đương nhiên như bác huy nói, câu"...căn cứ vào kết quả nén tĩnh" thì bao giờ cũng là "bảo bối" của các nhà TK rồi. Nhưng gần đây luật mới yêu cầu có bước thiết kế cơ sở và phải bảo vệ trên sở XD mới chán. bọn họ lý luận phải chốt số lượng cọc này nọ cãi mãi cũng không xong. Chuối ở chỗ tôi tính theo SPT ra 130T bọn nó nhất định đòi phải lấy số liệu trên làm sức chịu tải. Đúng là trời cao phận thấp chí khí uất >
|
hoangphunhan |
|
|
Tôi có tài liệu năm 1956, ông Meyerhof có đưa ra công thức tính sức chịu tải nhưng dùng cho móng nông
qa = 12000 N*Kd )(B<1,2 m)
qa=8000 N.Kd ((B+0,3)/B)^2 cho B>=1,2
Ngoài ra, khi tính toán sức chịu tải theo SPT theo một số tài liệu khác còn cần phải hiệu chỉnh N30 ->Ncor. Các công thức của ta chưa thấy ai hiệu chỉnh nhỉ !!!
|
RobertDum |
|
|
Tôi thấy KCS 43 nói đúng đấy. Chỉ cần dầm kê dụng cụ đo lún chịu tác động bên ngoằi như : ông nào không biết vào xem ngồi lên, hoặc thợ đo nửa đêm buồn ngủ đá vào hoặc dầm lún theo cọc là kết quả đo sai số đến km ngay. Nói chung SCT của cọc ở VN đều lấy theo kinh nghiệm. Ví dụ cọc 1200 ở CT Hanoi Tơwer do nc ngoằi thiết kế lấy bằng 700 tấn, ta chỉ lấy 600-650 tấn thôi vì trình độ và chất lượng thi công của ta hết sức "đa dạng". Còn công thức Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp. tôi nhớ có lần anh Huycdc có nói là hệ số 15 chứ không phải 1,5 và Qu chứ không phải Qa thì có lý hơn. Trong TCVN một loặt công thức tính SCT của cọc đều không có thứ nguyên mà đến 10 năm nay chẳng thấy chỉnh sửa bổ sung gì. Các công trình thì vẫn mọc lên như nấm, VN ta tài thật. Nhân đây có ai có kinh nghiệm gì về tính SCT cọc khoan nhồi mở rộng mũi thì chia sẻ cho anh tôi với. Không hiểu độ tin cậy của lại cọc này có cao không nhỉ và cách giám sát kiểm tra bằng cách nào?
|
sukem13579 |
|
|
Ngay cả trong tiêu chuẩn của tôi thì xác định SCT cọc thì còn nhiều cách, mỗi bác lấy theo một kiểu khác nhau. Các bác nén tĩnh nhà tôi thì ghi chua một câu " sức chịu tải do thiết kế chọn là có cơ sở " sau đó bắt anh tôi thiết kế nhà ta lại mầy mò tính toán SCT thực của cọc, nhiều khi căn cứ trên các điều khoản của tiêu chuẩn thì càng khiếp. Do vậy kể cả ghi là căn cứ theo nén tĩnh thì cũng chỉ là biểu lộ tình hình là anh tôi tôi thiếu kinh nghiệm về nén tĩnh, về nền đất tại công trình tôi đang nghiên cứu. Nhiều khi tôi vừa tính toán SCT của 1 cọc tiết diện nhỏ chẳng hạn theo chỉ tiêu cơ lý của đất nền thì nó rõ lớn, mà tính theo mấy bác Nhật Bản và Meyerhof (1976, mục 20.2.2.1) thì phải cho số lượng cọc lớn thấy không kinh tế cho lắm. Đến khi đem duyệt các lão làng lại chua cho câu cọc này chỉ cần như thế này là đủ thì thôi rồi lượm ơi, lại thiết kế bố trí lại. Mà sao họ nói đúng thế khi thí nghiệm nén tĩnh lại đúng như họ phán mới chết chứ. Tài thật , hy vọng anh tôi được anh tôi chỉ giáo thêm về tình hình ngoài công trường với chứ cứ ngồi phòng mà phán thì chết mất.
|
JacimtoCogy |
|
|
Theo quy định thì Người thí nghiệm họ chỉ đưa ra kết quả thí nghiệm theo quy trình quy định trong TCXD (thường thì được thông qua thiết kế), đọc kết quả và diễn dịch kết quả như thế nào là quyền của mấy bác thiết kế . các bác thí nghiệm nhiều khi là kỹ sư địa chất, họ mà phán nhỡ không đúng "ý đồ thiết kế" lắm kkhi cũng rối tung rối mù, nên theo tôi để thiết kế đọc va diễn dịch là hay hơn .
Việc diễn dịch kết qủa cũng có lắm chuyện phải bàn, mỗi KS kết cấu làm một kiểu ....
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào phụ lục E của TCXD269:2002.
|
profillink10 |
|
|
Bác Huy ơi thế N trong TCVN nó có đơn vị là gì thế ạ ?
|
test0032 |
|
|
N30 hay Nvalue làm gì có đơn vị, đó là Tổng số nhát búa để đóng đầu xuyên nặng 63,5+-1 kG rơi tự do 76+-2,5 cm đi được 30 cm trong đất thôi.
Thí nghiệm thì khá "thô thiển" vậy nhưng từ số nhát búa này có thể diễn dịch được khối thứ như E, Phi, Sức chịu tải của nền (dùng móng nông)...
|
BrandonMr |
|
|
60% energy efficiency cụm từ này tôi có thể hiểu là 60% năng lượng hữu ích được không. Bởi vì nếu thực tế bạn đã từng đi xem khoan thí nghiệm trọn bộ 1 hố khoan bạn mới thấy là việc thả quả rơi không như lý thuyết anh tôi tôi vẫn thường dùng khi đó ta chỉ nên lấy 60% kết quả thí nghiệm có được. Nguyên nhân mà ta trừ đi có thể nêu ra một vài yếu tố như: thành ống dẫn của quả rơi gỉ gây ma sát nhiều giảm năng lượng quả rơi trên đường vận chuyển xuống, ngạnh kẹp của cần kéo không nhả ra khi kéo hết quả nặng lên hết hành trình đi kết quả là khối lượng rơi sẽ là 63,5+-1 kG + trọng lượng của cần kẹp, do trong quá trình thí nghiệm các ống khoan lỏng ra gây mất năng lượng trong quá trình quả rơi tác dụng xuống đất, do ống khoan bị cong, do ống xuyên SPT bị móp đầu không còn như thủa ban đầu,... và còn nhiều nguyên nhân nữa. Có điều là tôi cũng chưa rõ tại sao trong tcxd của tôi lại chỉ giới hạn có 50 đến 60 blows/30cm (Tuananhcdc-"Nhưng thực tế N30 ở đây theo tiêu chuẩn qui phạm chỉ được lấy tối đa N= 60. Mọi người nên lưu ý đến điều này."; Huycdc-"If N value exceeds 60., N shall be 60; If Ntb value exceeds 50, Ntb shall be 50") Thực tế nhiều bác thí nghiệm lại căn cứ vào đây là dừng thí nghiệm luôn Thế là mấy anh Nhật Bản và Meyerhof (1976, mục 20.2.2.1) lại bị non đi.
|
Vincentpype |
|
|
Bác huycdc thấy không? thầy Dũng nói có cơ sở đấy chứ. Bác có sang chỗ chú Hiên bên vụ khảo sát thử trao đổi về vấn đề này xem thế nào nhé.
|
dudung |
|
|
Đúng là như thế, nhưng chú ý không phải lúc nào energy efficiency cũng bằng 60%. Đơn giản là người ta coi quy trình SPT có energy efficiency = 60% là giá trị tham khảo, nên với các quy trình có energy efficiency khác thì phải có một hệ số hiệu chỉnh thôi. Thế nên gọi là normalized value.
|
AlbertDOB |
|
|
Tôi và nhiều bạn đều thấy là tính toán SCT của cọc theo các tiêu chuẩn khác nhau cho kết quả rất khác nhau. Đôi khi cũng rất đau đầu. Do đó hiện nay tôi đưa ra SCT dự đoán của cọc là SCT trung bình của các phương pháp hiện có. Sau khi có thử nén tĩnh hoặc thử động PDA thì ta có thể điều chỉnh sau.
|
profilmuoisau16 |
|
|
N30 (hay N60) được hiểu theo nghĩa: là số lượng nhát búa cần để xuyên mũi xuyên đi 30cm ứng với mức năng lượng hữu hiệu tại mũi xuyên là 30% (hay 60%) của năng lượng được gây nên do sự rơi của búa thí nghiệm (quả tạ).
Ở một số nước Châu Âu và khu vự Bắc Mỹ, mức năng lượng hữu hiệu trong thí nghiệm SPT thường là 60%. Vì vậy nếu công thức tính sức chịu tải được viết cho N60 thì có thể sử dụng ngay kết quả thí nghiệm SPT mà hầu như ko cần hiệu chỉnh nữa. (ko biết có đúng không nhỉ !? ).
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau (như tình trạng kỹ thuật của thiết bị, trình độ hay nhận thức chủ quan của người thực hiện thí nghiệm) nên mức năng lượng hữu hiệu của thí nghiệm SPT thường chỉ đạt ở mức 30%~40%. Do đó cần phài hiệu chình kết quả thí nghiệm khi dùng nó vào thiết kế.
Vì thí nghiệm đất và nền móng là ngành khoa học thực nghiệm nên có nhiều quan điểm khác nhau và do vậy có nhiều công thức hiệu chỉnh khác nhau. Việc sử dụng công thức nào tùy thuộc vào các bác theo trường phái nào và nếu theo nhiều phái cùng một lúc tì coi chừng...tẩu hỏa nhập má đó.
>
|
StephenDAK |
|
|
Điều tôi muốn mọi người tranh luận thêm lại là Công thức số 12, trang 301 (Tuyển tập TCXD tập 4) của TCXD195:1997 (dành riêng cho cọc nhồi)
Trích nguyên gốc:
"Sức chịu tải CHO PHÉP của cọc Qa (tấn) trong nền đất dính và đất rời tính theo công thức:
Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
Công thức này sai nó phải là:
Qa = 15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
Trích dự thảo " các vấn đề tồn tại về tiêu chuẩn VN"
Các đồng chí dùng công thức này mà tính toán chuẩn đấy
|
MichelPurn |
|
|
Anh Huy ơi có thể post phần TC Nhật mà anh được chú Hiên cung cấp để anh tôi đỡ mông lung không.
|
Enriquecem |
|
|
Công thức của Vip289 viết phải là Pu (Ultmate - Tôii hạn) chứ không phải Pa (allowable - cho phép).
|
opera |
|
|
Qa = 15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
Công thức của Vip289 viết phải là Pu (Ultmate - Tôii hạn) chứ không phải Pa (allowable - cho phép).
Theo tôi nếu đã sửa phải là: Qa = (15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U)/fs-Wp. fs là hệ số an tòan thì mới logic
|
GeraldKr |
|
|
đ/c Nakatomi Viết thế cũng được, nhưng nên tách Hệ số an toàn cho phần ma sát (FSS) riêng va phần mũi (FSP) riêng. (Thông thường lấy FSS = 2,0 đến 2,5; FSP lấy bằng 3)
|
profilmuoinam15 |
|
|
Hôm nay tôi mới nghiền ngẫm đọc hết cuốn Móng Cọc - Phân tích & TK của GS Vũ Công Ngữ - Nguyễn Thái thấy cuốn đấy có hầu hết những trả lời cho các tranh luận ở trên. Trừ tranh luận về Nhật bản. Sách này trả thấy đề cập gì đến Nhật cả. Chắc các tác giả này không thạo về Nhật lắm. Tuy nhiên, thấy sách rất hay và bổ ích.
|
thanhvu |
|
|
Có thể có 2 cách là sử dụng hệ số an toàn tổng thể hoặc hệ số an toàn riêng mà bác huy. Có lẽ tiêu chuẩn mới sắp ban hành của chúng ta sẽ sử dụng hệ số an toàn tổng thể đấy
|
AlbertgeK |
|
|
SPT:
Tôi nhớ không rõ ở VN người ta thí nghiệm SPT thế nào, hình như là đóng 30cm thôi, số nhát búa của 15cm đầu gọi là N1, 15cm tiếp gọi là N2. NSPT là tổng của N1 và N2.
Còn ở Mỹ, người ta đóng 45cm. 15cm đầu gọi là N0, 15cm tiếp-N1, 15cm tiếp-N2. Tổng của N1 và N2 là NSPT.
Nhiều công ty ở Mỹ còn cẩn thận hơn, đóng 60cm. 15cm đầu-N0, tiếp N1, tiếp N2, 15cm cuối là N3. Tổng N1 & N2 vẫn là NSPT.
Tóm lại, ở đâu thì ở, N vẫn là N của 30 cm. Nhưng tại sao lại phải đóng 45cm hay 60cm?
Vì: 15cm đầu, đất bị xáo động (disturbed) do khoan (hoặc SPT trước), vì vậy N0 không có nghĩa lý gì.
Thế còn 15cm cuối?
Vì: nếu N3 thay đổi đột ngột so với N2, người ta biết là có sự thay đổi về lớp đất ở chỗ này.
Ở Mỹ, SPT thường làm như sau:
1a. Đóng 60cm (chỉ tính N1+N2, bỏ qua N0, N3)
1b. Lấy mẫu lên
2a. Tương tự bước 1a (từ 60cm-120cm), cũng chỉ tính N1+N2
2b. Lấy mẫu lên
3. Khoan từ 0 xuống 120cm
4a. 4b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 120cm-180cm
5a, 5b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 180cm-240cm
6. Khoan lại, tiếp đến 240cm
7a, 7b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 240cm-300cm
Như vậy, từ 0 đến 300cm, người ta lấy mẫu liên tục (như trên thì có 5 mẫu --- 1 mẫu cho mỗi 0.6m) (Chú ý, có khoan (có thể bằng khoan guồng xoắn) chứ không phải cứ hùng hục đóng SPT suốt)
Từ 3m trở xuống, thì chỉ lấy 1 mẫu mỗi 1.5m (trong đoạn 1.5m này thì khoan 0.9m, còn đóng SPT 0.6m)
Ở nước ta, tn SPT thì cẩu thả hơn, có khi 3m (tệ hơn, có khi 5-10m) mới lấy 1 mẫu SPT, xong thì vẫn bịa kết quả NSPT mỗi 1.5m một.
Gửi bác HuyCDC: Chưa đến 6 tháng nhé đã viết bài rồi nhé.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Tôi là tvien mới, mong được chỉ giáo. Tôi thấy ở VN tôi tính sức chịu tải mũi cọc rất ít, đó là do địa chất hay do trình độ nhà thầu thổi rửa không tốt phần mũi cọc để lại lớp bùn, nên sct mũi kém, thiết kế phải trừ hao giúp họ. Tôi thấy bên Nhật họ thường tính ra tỉ lệ sct mũi cũng xấp xỉ sct thân cọc. Bên cạnh đó, tôi thấy đa phần họ dùng loại mở rộng mũi (theo như mấy ông kĩ sư bên bển nới là tiết kiệm chi phí khoảng 20% so với cọc thẳng). Tôi cũng có cho họ xem địa chất 1 công trình ở ta dùng cọc khoan nhồi thông thường, họ bảo vẫn có thể áp dụng ngon lành. Vậy không biết VN tôi đã áp dụng chưa nhỉ? Tôi là dân amateur thôi, không rành, mong các anh chỉ giáo
|
hiepsitayto |
|
|
không bác ơi việt nam minh cũng đóng 15cm đầu không tính mà tính 30 cm sau
|
ClintomEa |
|
|
Việt Nam tôi thí nghiệm SPT 45cm, 15cm đầu không tính đến do đất xáo động, N=N1+N2 của 30cm sau cùng. Còn thí nghiệm SPT 5-10 mét 1 điểm thì bác đừng vội trách khảo sát nhé. Có lẻ 1 ngày nào bác đọc được 1 QĐ phê duyệt đề cương của 1 vài Chủ đầu tư (em đã từng làm theo yêu cầu của 1 cđt là 1 Ban QLDA của tỉnh đó bác ạ) là thí nghiệm spt 5 met 1 điểm để giảm chi phí khảo sát. Mà làm đến đâu thì báo cáo đến đó, số liệu này các ks thiết kế không chịu đòi phải 2m/1 điểm kia. Các bác ạ, cuối cùng CĐT bảo bổ sung vào để hoàn tất thủ tục thanh toán cho đúng luật. Hết biết.
|
profilmuoibay17 |
|
|
mấy Anh cho tôi hỏi ý nghĩa trong công thức tính SCT cọc theo công thức Nhật Bản: Q=1/3*(a*Na*Ap+(0.2*Ns*Ls+C*Lc)*pi*d)-Wp
trong cống thức trên.
1. c: trong tiêu chuẩn không giải thích
2. hệ số c này 1 số tài liệu có giải thích (lực dính của lớp đất dính)
nhưng áp dụng cái này thì ra kết quả rất trời ơi!
mong mấy bác đi trước giúp đỡ tôi vơi!
|
dacbiet |
|
|
bạn search tc nhật bản_Archietectural Institution Japan (AIJ) - Tính đất theo chỉ tiu SPT. đây là công thức gốc. đọc sẽ hiểu c là gì
|
puma12 43 |
|
|
Bạn nào có tiêu chuẩn tính móng cọc của Japan file gốc có thể chia sẻ anh tôi ở đây đc ko?! Thanks!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
cho tôi hỏi cái C(lực dính ) trong công thức Nhật bản, tiêu chuẩn 205_1998, tôi lấy trung bình lực dính của các lớp đất hay của lớp đất dưới mũi cọc vậy ạ??
|
RobertDum |
|
|
CT C.2.2 trong TCXD 205-98 là công thức tính sức chịu tải của cọc đóng có mũi cọc nằm trong cát.
Giá trị c (lực dính)=qu/2 là giá trị của các lớp đất dính thân cọc.
|
hoahuongduong |
|
|
|
Ko hiểu sao tính SCT của cọc theo CT Nhật Bản thì kết quả nhỏ hơn khá nhiều so với việc tính theo TN trong phòng và Meyerhof.
Có phải là hệ số an toàn ở Nhật Bản cao hơn các nước khác để phòng chống động đất?
|
opera |
|
|
tiêu chuẩn 205-1995 không luận giải rõ giá trị C trong công thức nhật bản. Còn theo giải thích ký hiệu ở đầu cảu tiêu chuẩn này thì C là lực dính của đất. Vậy cơ sở nào để tính toán và bảo vệ cách tính C=0.714xNspt hả các bác.Vì nói gì thì nói là khi bảo vệ kết quả tính toán vẫn phải dựa trên tiêu chuẩn
|
Freddievaw |
|
|
C là lực dính của đất. Tuy nhiên phải dựa trên cùng một loại thí nghiệm. Vì Công thức nhật bản tính theo Nspt, nếu lấy C từ thí nghiệm khác thì lại là râu ông nọ cắm cằm bà kia, do đó phải quy đổi từ Nspt sang C (công thức bạn nêu cũng chỉ là một trong những cách quy đổi thôi)
|
mtv_0201 |
|
|
Thế bây giờ tôi có lực dính không thoát nước Cu của đất dính từ các thí nghiệm cắt nhanh, 3 trục không thoát nước, cắt cánh hiện trường, cắt cánh trong phòng tôi dùng thì có tốt hơn tính Cu từ tương quan N indices ? Tương quan thì nó cũng chỉ đúng cho loại đất tương tự. Mà cái tương tự này thì ai mà kiểm chứng nổi.
|
michaelyork |
|
|
Hehe, mà có mấy cái đấy thì cần gì tính sct theo Nspt.
Tính sct theo Nspt là đang tính bằng các tuơng quan rồi còn gì nữa.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Bạn có đọc cái AIJ-88 chưa mà phát biểu như trên thế ? SPT chỉ dùng cho đất rời, còn đất dính thì người ta (cụ thể là Nhật ở đây) đâu có dùng SPT để mà bạn qui đổi.
|
53caugiay |
|
|
Hì hì. Cái c trong công thức Nhật Bản có phải là cái Cu không ạ? thông thường thì trong báo cáo địa chất là cái C từ thí nghiệm cắt trực tiếp, nhập vào có phải là râu ông nọ cắm cằm bà kia không ạ?
Cho nên mới sinh ra mấy cái quy đổi từ Nspt sang Cu để mà thảo luận.
Còn nếu mà có được mấy cái CU của bác linhwru ở trên ko nói làm gì
|
BarbaraEr |
|
|
Chẳng hẳn thế!
Theo tôi thì nếu quy đổi nó lại còn sai toét nữa, vì hầu hết đều là công thức kinh nghiệm.
Theo tôi hiểu rằng, trong AIJ, phần sức kháng bề mặt trong đất sét được đặc trưng và ký hiệu bởi chữ t (tô) và được tính bằng 1/2*qu (với qu là cường độ kháng nén nở hông) hoặc bằng lực dính trong thí nghiệm cắt trực tiếp.
Thế nên tôi cứ thế mà làm vào, cẩn thận hơn thì bảo ông thí nghiệm làm cho cái thí nghiệm (cắt trực tiếp) cắt sau cố kết ý thì số liệu có vẻ đáng tin hơn là tính toán quy đổi từ SPT, vì cái số SPT ở trong sét bản thân nó đã ẩn dật rất nhiều rủi ro nên người Nhật họ ít tin vào nó! Theo tôi là thế!
|
jinchan |
|
|
Thôi đọc cái AIJ-88 để biết trong đấy viết gì cái đã. Cái cu được ký hiệu trong đó người ta luôn định nghĩa là undrained shear strength, làm gì có vụ nhập c từ cắt trực tiếp. Nếu muốn dùng cắt trực tiếp thì phải nhập cái su = c + sigma*tan(phi) ấy. Chết thật.
P/S: Cái tiêu chuẩn Nhật nó chả khác gì các tiêu chuẩn khác hoặc 205 đâu, người ta đều phân biệt tính sức khác cho đất dính và rời cả đấy, và hẳn nhiên là khác nhau.
|
puma12 43 |
|
|
em ngu dốt chẳng dám tham gia, chi mong được xem các đại sư đàm đạo mở rộng đầu óc.Vì trong trường đã được thầy giáo dạy Cu=0.714xNspt và cứ ngây thơ thầy dạy là đúng mà chẳng thèm hiểu tại sao. Mong các bác tiếp tục chỉ giáo
|
thanhthuonghm |
|
|
Anh Oanh có AIJ88 ko, có thể gửi lên cho mọi người cùng đọc.
Thank anh.
|
ngoduong89 |
|
|
0.714=1/1.4 nhỉ?
Mà công thức này viện dẫn từ đâu ra thế?
|
thanhvu |
|
|
Vì tôi không còn cơ hội để hỏi thầy giáo câu này nên mới lên đây hỏi các bác mà>
|
Arshes |
|
|
Theo tcvn 10304 quy đổi với đất dính Cu=6.25 N tính bằng kPa, còn theo một số công thức khác ví dụ như của Sower thì Cu = (1/10,1/15,1/20)N = (0.1-0.05)N kg/cm2=(1-0.5)N T/m2 tùy thuộc vào độ dẻo của đất , vì vậy con số mà bạn đang quy đổi = 0.714xN T/m2 thì vẫn nằm trong khoảng từ (0.5-1).tuy nhiên việc quy đổi cần có tc, hiện tại đã có tcvn10304 thì cần tuân theo.
|
cameralenguyen |
|
|
Ac, thì từ trước giờ e biết nó là Cu, do đó mới khuyên các bác trên kia là dùng quy đổi từ Nspt sang chứ ko nhập C từ báo cáo địa chất (thông thường là cắt trực tiếp) chứ e có dùng cái C đó nhập vào đâu.
Và e cũng biết rằng ngày ngày đang có rất nhiều đơn vị dùng cái C trong báo cáo địa chất để nhập vào công thức tính sct của Nhật đấy ạ
|
controlledpills |
|
|
Không dùng cái qui đổi cho đất dính được đâu.
|
ao anh xa |
|
|
Cu = 0.714 N là công thức của Stroud
Có thể tìm thấy trong sách cơ học đất của thầy Võ Phán ( ĐH BKTPHCM)
hoặc thầy Quảng
|
JacimtoCogy |
|
|
Trong tc 10304 thì đúng là có quy định như bác nói nhưng công thức nhật bản lại được viết hơi khác với TC 205. tôi cũng đang đọc xem cái ứng suất hữu hiệu của đất theo phương thẳng đứng của tiêu chuẩn để áp dụng công thức này phải tính toán hay tra bảng nào.Mong tiếp tục được chỉ giáo
|
xac suat |
|
|
Vậy thì phải lấy Cu như thế nào vậy anh @ nguyencongoanh .Mong được chỉ giáo ạ
|
tontai |
|
|
Thì trong cái file anh Oanh đã nhờ đồng chí gì up lên ấy. Ở trang 14 nó có nói cụ thể rồi. Tuy nhiên theo cách hiểu của tôi ở bài #53 không biết có đúng ý của tiêu chuẩn không nhỉ?
Anh Oanh cho bọn tôi biết với để còn liệu bề mà sử dụng chứ không thì
|
MattieHek |
|
|
|
Vấn đề là tiêu chuẩn việt nam cũng đâu hoàn toàn theo tiêu chuẩn gốc đâu các bác
|
thanhvu |
|
|
Nói như trungql thì cũng xác định sức kháng cắt không thoát nước thì tại sao người ta phải tiến hành nhiều loại thí nghiệm vậy.
|
jinchan |
|
|
Bạn có thể cung cấp lại đường link được không, tôi vô không có được
|
Rolandpr |
|
|
Vẫn vào xem bình thường mà bạn
|
BrandonMr |
|
|
vậy tại sao tiêu chuẩn 10304 lại có cái Cu=6,25.Nc,i với chú thích Cu,i là SPT của đất dỉnh hả anh Oanh
|
Robertol |
|
|
Cái này phải hỏi ông soạn cái Tiêu chuẩn ấy!
|
ao anh xa |
|
|
Chắc cái ông xoạn tiêu chuẩn sáng tạo ra mà quên ghi nguồn chăng ? Ngoài ra các công thức liên quan đến G11 nó còn không giống công thức gốc.
|
ewrewrwewe |
|
|
thế này thì khó cho anh tôi kết cấu quá.
|
kiwisoda |
|
|
Hơi đại tiện chút nhưng mà e thấy cái AIJ 1988 này nó nói về sức chịu tải của Bearing pile không rõ nét lắm. E thấy trình bảy rất sâu về Friction Pile. Âu cũng là hợp lý bác nhỉ?
|
cameralenguyen |
|