Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Móng nhà dân xây chen cần trợ giúp - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Móng nhà dân xây chen cần trợ giúp

     Nhờ bà con giúp đỡ: Hiện tôi đang thiết kế con nhà dân 4 tầng , 1 tum địa điểm ở Gia Lâm - Hà Nội. Tôi thiết kế móng băng sâu so với cốt mặt đất là 1,0m. Khu đất có 1 cạnh giáp với nhà dân ( 2tầng , 1 tum) mà móng nhà đấy tôi đã đào thăm dò thấy nó khá nông, đáy móng của nó cách mặt đất chỉ được tầm 700mm thôi. Dưới móng có gia cố cọc tre rồi. Vấn đề là bên thi công đào đất thấy thế ghê quá không dám đào nữa. Giờ các bác có giải pháp j giúp tôi với. Bất kể giải phải j ( đổi phương án thiết kế hay có biện pháp thi công nào hợp lý cũng được ) Mong anh tôi giúp đỡ . Thanks
Có 72 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
Stevennefs
Nâng cốt đào móng lên bằng nhà hàng xóm đi. Dầm móng băng cao 600-700 là đủ mà, cần gì phải chôn sâu thế. Cần chú ý độ sâu bể tự hoại và bể nước trong nhà. Cái này phải cẩn thận một chút. Cũng phải để ý xem cốt móng 2 nhà hàng xóm kế bên thế nào đã. Nếu lệch nhau thì phải chọn cái nông nhất cho an toàn. Nếu nền đất yếu đến mức nhà 2 tầng cũng phải đóng cọc tre thì bro nên cẩn thận tính cường độ của đất. Theo tôi nên tư vấn cho chủ nhà làm móng cọc ép neo đất. Sau này cần nâng tầng cũng dễ
Stevennefs
suanhadthouse
Em cũng tính nâng cốt đáy móng lên rồi, nhưng vấn đề là đội thợ họ đào xuống 1,1m rồi ( Phần không giáp nhà ). Phần giáp với nhà người ta thì chừa lại chưa đào. Sau khi đào xuống 1,1m thì hết lớp đất đổ thải bắt đầu đến lớp bùn ao. Lớp bùn ao còn 1,4 m nữa thì mới đến lớp đất liền thổ. Có khi phải chơi quả ép cọc vào đấy vậy.
suanhadthouse
con voi con Như bạn nói trên thì độ sâu đặt đáy móng tối thiểu lên nền đất tự nhiên phải là 1,1m+1,4m= 2,5m ?? Vậy tốt nhất là ịn cho nó vài cọc cho rồi. Đào sâu sụp nhà hàng xóm, móng làm nông sau này xong công trình ngủ chả yên.
con voi con
profillinkmuoihai12
tot nhat la lam mong coc thoi
profillinkmuoihai12
Vimcentcow
theo minh thi lam mong bang voi cos ngang voi nha ben canh va mong cua minh se dat tren mot nen dat tot hon co nghia la chung ta co the dao bo lop bun 1.4 thay the dat tot vao va xu li dam chat.khi dao dat nho gia co mong nha ben canh de tranh sac lo ,lun.do la y kien cua minh mong cac pro cho y kien.please dont hit me
Vimcentcow
Alegowasea Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
Alegowasea
Cở nào cũng chết, làm sâu hơn thì không đào được, làm bằng hoặc nong hơn sau này lên tải lún kéo theo nhà bên cạnh làm hỏng nhà người ta coi chừng đền phát mệt. Giải pháp tốt nhất cho nhà xây chen giữa phố là móng băng giao bấp bênh (băng 2 cót). Giới thiệu với bạn công trình nhà 9 tầng số 172 Nguyễn Đình Chiểu Q.3 TP. HCM xây dựng từ năm 1996 không có cái cọc nào kể cả cọc tràm. 9m*19m, 2 bên là nhà trệt móng+cột gạch (cam kết bồi thường 100% nếu nhà bên cạnh bị lún nền hoặc nứt tường, số 170 ngày đó là Sở VHTT). Nguyên tắc : Móng băng sâu dọc giữa nhà (-3.50) trên đường hợp lực đúng tâm của các băng ngang (hợp tải 3 cột). Dầm kiềng dọc 2 biên (200*400, cót -0.100). 15 năm qua công trình vẫn tốt, nay là 1 trong những trụ sở của Petro Các bạn có đi qua COOP NĐC ghé xem qua kết cấu của dân XD SG xưa. Toàn bộ tải nhà được đưa xuống đáy băng dọc, không ảnh hưởng đến thằng nào liền kề với nó. Vô tư, ăn ngon ngủ yên. Bật mí nhé! : Cất nhà trên móng cầu đấy. Tùy tải trọng nhà, diện tích đất rộng hay hẹp mà chọn cao trình đáy móng, nếu ứng suất đáy móng chưa thỏa và còn ít bùn thì nên vét sạch làm đệm cát rồi cho móng nằm lên đó thì không cần cái cọc nào cả. Tôi đã từng đào ao làm móng hơn chục cái loại này rồi. Điều kiện : đảm bảo ta luy đào (có thể đào theo bậc thang). Các bạn làm rút kinh nghiệm.
Alegowasea
puma12 43 anh có bản vẽ nào không vậy, tôi vẫn chưa hình dung ra phương pháp đó?
puma12 43
con voi con Bạn ui thời đó vẽ và tính bằng tay đâu có máy comp. như bây giờ, xếp xó lâu rồi. Để hôm nào rảnh sơ phác lại MB, MC, PC ... xem qua sẽ hiểu ngay thôi, ngon hơn mì ăn liền, bền như nút giao thông lập thể vậy. Khoảng trong tuần vẽ xì can gởi ngay thôi, nhưng bài toán thì bạn tự làm đấy nhé.
con voi con
delta deus
FREE cả làng cùng làm cho vui, tiền không đấy nhé. Như đã hứa với bạn R&P tui sơ phác lại ý tưởng này cho các bạn còn đang học hoặc đã đi kiếm cơm. Trên chục nhà xây chen trong các khu vực đất yếu đã được xử lý, đến nay trên dưới 10 năm đã ổn định và sử dụng tốt. Không phải ai cũng làm được như vậy, riêng tui làm tư vấn xử lý móng nhà trên đất yếu đã câu cơm được hơn chục năm nay nhờ vào bí quyết này. Các bạn tham khảo file đính kèm. Góp ý, phê bình kể cả chửi rủa.
delta deus
BrandonMr KHông mở được file dwfx. Bác có thể gửi file định dạng khác được không.
BrandonMr
Haroldser Nhà này chưa xây. Mức độ 4 tầng . Nền đất yếu. Nhà bên cạnh móng nông. Với điều kiện này tốt nhất nên chuyển qua móng cọc ngay. Móng băng mà gặp đất yếu rồi lún lệch về sau xử lý sẽ rất tốn công.
Haroldser
dutrieu Tính lại cho chính xác, làm móng bấp bênh 3 băng xuống đến -2.50 thì quá khỏe không lo lún nghiêng bên nào hết, xem file bên trên. Chúc may mắn.
dutrieu
dutrieu Đúng là móng cầu. Nhưng mà này có cho tiền tôi cũng không dám làm. Hóa ra là chùa một cột ah, Lún lệch cho thì vỡ mặt. Làm móng cọc ép hai bên đi. Gì mà phải khổ thế.
dutrieu
Danielpr Xin hỏi bác là cái móng của bác chịu lực ngang như thế nào. Hai móng băng hai bên khả năng chịu lực ngang còn khó rồi. Giờ bác làm một cái ở giữa thế chịu lực thế nào được. Hơn nữa việc làm một móng rồi đua conson ra để đỡ là rất tốn kém
Danielpr
michaelyork
nhưng bài toán thì bạn tự làm đấy nhé. Không phải ai cũng làm được như vậy. Bài toán lớp 5+10+SBVL. Tính được mới làm được. Biết bao nhiêu ứng dụng thực tế về trọng tâm, hạ thấp trọng tâm chống lắc ngang (con quay hồi chuyển cho vật thể bay và nhà siêu cao...). Ngay cả cái bàn cà phê hoặc cái bàn ăn trong nhà hay cái cầu bấp bênh ngoài vườn trẻ, tự nó nói lên 2 cánh tay vươn triệt tiêu moment tại điểm tựa thì đứng vững, có nghiêng bên nào được sao ? Lực xô ngang toàn bộ căn nhà thì bản lề lật của nó là cái băng đối ứng, đối trọng là cái móng sâu, liệu có nhổ nổi nó lên hay không ? cứ tính thử moment của lực đẩy ngang và moment nhổ cái móng giữa đối với điểm bản lề thì có lời giải đáp ngay thôi. Trong trường hợp không có băng 2 bên, thử làm bài toán nếu bản lề lật ở cạnh đáy móng băng sâu (-...) dưới khối đất đè lên móng, thì lực ngang trên toàn nhà là bao nhiêu mới có thể tạo ra ứng suất max, min dưới đáy móng để làm lệch tâm có thể nghiêng được cái nhà. Đây là dạng móng băng cơ bản, thay vì làm băng giao thoa hoặc bè cùng cao trình, không đẩm bảo lún nghiêng. Băng 2 cót chỉ thêm mấy cái cổ cột, an toàn cho nhà xây chen và nhà trên đất yếu. Về kinh tế có thể rẻ hơn cọc, nếu so với các móng băng thì cao hơn 5-10%. Chất lượng kỹ thuật chắc chắn và bền vững thi công dể dàng, không lo mặt bằng hạn hẹp, không ảnh hưởng về cọc kể cả cừ tràm (tre), không động chạm hàng xóm 2 bên...tiết kiệm chi phí bảo hành, sửa chửa. Lợi ích hàng núi tiền cho xã hội. Nếu bạn ở TP.HCM thì đến cái nhà trên bản vẽ. Chủ đầu tư: Cty MINH PHỤNG - KSKC: NHỊ HÀ - Xây dựng năm 1996. Thẩm tra TK: Cty Kiểm định SG. Công trình này là có thật, tui không thuốc các bạn đâu. Cứ tìm hiểu và nghiên cứu thêm, nâng cao tay nghề từ bài tập nhỏ.
michaelyork
rtgreter vret ẻ
To Bác TamNguyen: Tôi cũng rất muốn biết phương án móng của bác nhưng không xem được bởi tôi không biết dùng CAD. Ngượng quá. Nếu được, bác chuyển sang tệp pdf thì hay quá. Cám ơn bác.
rtgreter vret ẻ
BrandonMr File pdf của bác đây!
BrandonMr
Freddievaw
Nó cũng giống như cầu đúc hẫng cân bằng đấy các bác ạ. Đùa tí thôi, nói chung về mặt kỹ thuật là dùng được, nhưng nên dùng khi nền đất tốt nằm nông. Theo tôi nên kết hợp bản nền btct kiểu bè nữa để ổn định lật. Lưu ý thi công phải đảm bảo cân bằng tải trọng tại tâm móng băng mới an toàn.
Freddievaw
inetryconydot
Theo tôi khi đào đất để thi công móng băng dọc sâu thì nó vẫn ảnh hưởng đến nhà bên cạnh phải không a TamNguyen, khi mà chiều sâu đào lớn và chiều ngang nhà hẹp chẳng hạn?
inetryconydot
hoibmtose005
PP hay đấy. Nhưng mà thế thì cái dầm móng phương ngang chắc phải rất lớn vì làm việc kiểu công son. Cái này truyền lực cũng hơi giống cái dầm chuyển (transfer beam) trong nhà.
hoibmtose005
JacimtoCogy Đúng vậy, nhưng nó ít ảnh hưởng hơn so với khi mà bạn đào ngay sát móng nhà người ta tới độ sâu thấp hơn đáy móng 1 m. Dễ bị Rờ âm Râm huyền... lắm.
JacimtoCogy
kiwisoda Phải kiểm tra chống lật rùi.
kiwisoda
viet toan 12 Chào bác, thảo luận với bác một chút cho vui. Có gì không phải mong bác bỏ quá cho. Cái móng của bác cũng hơi lạ chưa gặp bao giờ. Qua nghiên cứu bản vẽ thì tôi hiểu là bác có 3 loại móng . + Trường hợp 1 : Chỉ có một móng băng ở giữa + Trường hợp 2 : Có 2 móng băng hai bên và một móng băng ở giữa sâu hơn. + Trường hợp 3 : Có 1 móng cọc ở giữa. -Bác có nói về hạ thấp trọng tâm. Thực ra cái móng thấp xuống một chút đấy không hạ thấp trọng tâm được căn nhà là bao nhiêu cả. Vì trọng lượng của cái móng đấy chưa đáng bao nhiêu so với toàn bộ căn nhà -Con quay hồi chuyển chắc cái móng này không có con quay nào mà hồi chuyển rồi. Thôi tập trung vào vấn đề chính : Về vấn đề lún lệch. Đối với móng của bác là hoàn toàn có thể xảy ra. Lý đo : Tải trọng căn nhà có thể không cân bằng. Bên nào ứng suất lớn hơn sẽ lún nhiều hơn. Tải trọng xuống căn nhà không phải là cố định để bác có thể xác định trọng tâm của căn nhà để bố trí móng. + Ngay cả tĩnh tải căn nhà có thể thay đổi ( ví du họ cải tạo xây thêm 1 cái bể nước ở trên nóc, xây thêm một góc tầng) + Hoạt tải : cái này thay đổi là đương nhiên + Tải trọng gió và động đất. Nếu tính đầy đủ thì tải trọng này rất lớn. gây ra ứng suất không đều trên móng. Về việc tính bản lề lật thì bác lấy bản lề ở mép cái móng trên là cũng không hoàn toàn đúng. Vì đất dưới đáy móng có phải cứng đâu mà nó lật thế. Khi đó nó sẽ phân phối ứng suất lên nền đất. Chỗ bị ứng suất lớn sẽ bị lún. Ngay cả khi tạo được sự cân bằng thì địa chất của nền đất có đảm bảo là đồng đều ở các vị trí. Xét về vấn đề đào taluy. Bác đào xuống 3.5 mét. Xung quanh lại có tải trọng của các căn nhà liền kề. Hỏi rằng thế có đảm bảo an toàn. Xét về góc độ kinh tế : +Với địa chất có đất tốt ở nông thì việc ép cọc không cần thật sâu. =>chi phí móng cọc không cao. +Với địa chất đất tốt ở sâu thì cái móng của bác chắc cũng không đặt được xuống nền đất tốt. Nói chung cái móng của bác cần xem xét lại. Tôi cũng không hiểu sao bác thuyết phục được chủ đầu tư làm theo phương án này được. Quá mạo hiểm. Hiện nay phổ biến dùng móng cọc ép , nếu sợ ảnh hưởng nhà bên cạnh có thể cho khoan dẫn. Ép thành nhiều chu kỳ. Cọc nhồi mini thì chắc cũng được nhưng kiểm soát chất lượng hơi khó. Cái móng của bác cho về nghỉ hưu được rồi. Đề nghị các thành viên của kết cấu chấm com tuyệt đối không làm loại móng này.
viet toan 12
jinchan Cái này thì có lẽ cần xem xét lại. Không có cái gì là vứt đi cả ngay cả khi tôi tưởng nó là bất hợp lý. Vì vậy khó có thể dùng chữ tuyệt đối ở đây được. Bạn mới chỉ xét một vài trường hợp để chứng minh rằng phương án móng này là bất hợp lý. Bạn có dám chắc được rằng các trường hợp mà bạn đã nêu là tất cả các trường hợp móng của ngành xây dựng không. Trước một cái trông có vẻ lạ thì có lẽ sẽ tốt hơn là suy nghĩ kỹ hơn một chút để tìm cái hay của nó. Có thể cái việc áp dụng của tác giả vẫn còn có chỗ nào đó chưa hợp lý thì ta cứ thử nghĩ xem, biết đâu nó lại có chỗ đất khác dùng rất tốt thì sao. Nếu coi cái trụ cầu là một loại móng có đáy móng được đặt lên lớp đất rất cứng và được chôn sâu vào không khí thì đây chính là dạng móng được dùng rất phổ biến ở các công trình cầu đường. Với loại móng này, người ta đã chôn vào không khí mà vẫn ổn định và vững chắc dưới tác động của các loại tải trọng trên đó thì khi nó được chôn vào đất thì sẽ hoàn toàn có khả năng OK khi đã được tính toán đầy đủ. Tôi nhớ là, trong tạp chí Nền và Móng (OCHOBAHUE U FUNDAMRNTUU) của Liên xô khoảng những năm 88, 89 người ta có áp dụng giải pháp móng tương tự như thế này cho một công trình có mặt đá ở nông và rất nghiêng. Giải pháp móng như thế này đã là giải pháp hợp lý hơn cả so với các giải pháp móng khác tại đó. Mấy ngày hôm nay tôi đang xem xét giải pháp móng như thế này cho hệ thống băng truyền tải trọng nặng cho 1 nhà máy ở nước ngoài. Có thể, đây cũng sẽ là một giải pháp móng tốt trong trường hợp địa chất ở nơi đó. Còn với nhà xây chen cần đào móng thấp hơn móng nhà lân cận thì quá dễ. Tôi làm nhiều ở Hà nội và Quảng ninh rồi. Không cần cứ hở tý là lôi cọc ra đóng đâu. Với đất ở Quảng ninh mặt đá ở độ sâu rất nông thì có mà đóng cọc vào mắt.
jinchan
jinchan Không hiểu ý bác lắm chôn sâu vào không khí là gì vậy. Trôn vào không khí mà không rơi chắc là trên vũ trụ tình trạng không trọng lượng rồi. Móng của cầu đường và nhà cũng có cái khác nhau. Thường thì những trụ cầu cũng xử dụng móng cọc. Chiều cao của cầu không lớn như nhà. Tải trọng ngang của nhà cũng lớn hơn là cầu.( diện tích đón gió lớn hơn) Ngay cả với cầu mà có một trụ ở giữa khả năng an toàn cũng là không cao rồi. Thường một trụ ở giữa thì trụ cũng có bề ngang tương đối to. Và độ ổn định của móng một trụ giữa là thấp. Ngay cả ở Nhật Bản thì đường trên cao dưới tác động đất thì các đoạn đường móng một trụ này đã bị kéo sập hàng loạt. Nhà xây chen ở Hà nội bác đào móng sâu hơn bên cạnh. Không biết bác đào sâu bao nhiêu mét. Nhưng với nhà ống hẹp như vậy thì độ dốc taluy liệu có đảm bảo. Nhất là bên cạnh lại có đặt tải trọng của tòa nhà bên cạnh. Thường thì khi đào sâu vừa vừa ở hà nội thì thường dùng cừ thép. Nếu dùng đến cừ thép thì phức tạp quá. Biện pháp móng cọc cũng đơn giản. thi công nhanh sạch sẽ. Vậy sao mà phải khổ. Nhất là hiện nay các công trình đang có xu hướng xây cao tầng lên. Trừ trường hợp khó làm cọc thì có thể nghĩ đến làm loại móng khác. Móng nông chỉ là móng cho nhà 2,3 tầng thôi. Từ 4 tầng trở nên, đề nghị anh tôi ưu tiên sử dụng móng cọc. Đừng vị lợi ích nhỏ mà về sau phải xử lý phức tạp.
jinchan
MichaelKet Móng chôn vào không khí nghĩa là quanh cái móng đó nó là không khí còn cái đáy móng thì nó tựa vào đất chắc. Chắc là khó tưởng tượng nhỉ. Ở Hà nội từ xưa người ta làm nhà 5 tầng đâu cần dùng đến cọc. Bạn xem khu Kim liên, Nguyễn Công Trứ và Nghĩa tân đó. Tôi đã đếm số tầng ở đó nhiều lần lắm rồi và thấy nó vẫn 5 tầng trong tất cả các lần đếm. Việc dùng cọc hay không còn tùy thuộc vào điều kiện ĐCCT chứ đâu chỉ vào số tầng ??? Chắc dân XD ngày xưa ngu vì lợi ích nhỏ nên không dùng móng cọc cho các nhà này. Về cái chuyện làm móng nhà xây chen có cốt đáy móng thấp hơn cốt đáy móng nhà lân cận thì tôi đã làm thấp hơn nhiều nhất là 2 m mà chẳng cần đến cừ thép cũng chẳng cần đến cọc và móng nhà mới nằm sát móng nhà cũ cho nó thân mật. Ta luy hố đào có độ dốc thẳng đứng. . Tất nhiên là rất khó tưởng tượng nếu như vẫn còn bám chặt vào cái cách mà người ta vẫn làm thông thường. Hầu hết các nhà này đều mới làm cách đây có mỗi 19 năm. Một số nhà vốn 3 tầng, 1 tum và đã được cải tạo nâng lên 5 tầng và đã bị nứt ở mép ngoài ban công.. Ngày đó mọi người còn nghèo lắm không sẵn tiền để làm cọc như bây giờ.
MichaelKet
AlbertDOB Xin thưa với bác mấy cái nhà 5 tầng ấy gặp động đất cấp 7 thì có sập không nhỉ. Thế bác thấy mấy cái nhà ở hà nội đổ nghiêng rồi sập gần đây không. Làm cái gì thì cũng phải tính đến yếu tố đảm bảo an toàn. Ngày xưa móng cọc khá là hiếm. Mới lại hồi đấy xây thấp tầng hơn. Rồi sau này người ta làm liều cứ cơi nới thêm. Ngày nay móng cọc phổ biến vì sao. vì nó an toàn. Thi công tiện lợi. Bác Ngọc đang cổ súy cho việc làm liều ah. Cẩn thận sập nhà đấy.
AlbertDOB
profiltam Tôi không cổ súy cho làm ăn liều. Bạn mà từng làm việc với tôi thì sẽ biết, có khi sẽ phải kêu giời đấy. Đừng lôi chuyện động đất khi thiết kế móng để nói với tôi vì chuyên môn hẹp của tôi lại chính là mảng này. Tôi dám chắc là bạn không hiểu nhiều về ảnh hưởng của động đất khi thiết kế móng đâu. Móng cọc phọt phẹt như đang làm phổ biến hiện nay chỉ làm tăng thêm tác động bất lợi của động đất đến công trình mà thôi. Phương án móng nào cũng có cái hợp lý riêng của nó. Với cái cách bạn phân tích phương án móng thì có khi sắp đến người ta sẽ làm cọc nhồi đường kính 1 m sâu 60 m cho nhà dân để cho nó an toàn.
profiltam
ewrewrwewe Thế giờ các nhà cao tầng họ làm móng cọc hay móng nông. Móng cọc không không chịu được động đất chắc. Móng nông mà ngon rẻ an toàn thì người ta giờ đâu có chuyển qua làm móng cọc
ewrewrwewe
profil7 Chán. Bạn được cái rất hay là cứ đặt vấn đề thay đổi liên tục. 1. ở đây đang bàn nhà dân cớ khoảng 5 - 7 tầng thì đột nhiên bạn lại hỏi về nhà cao tầng (chắc là 100 tầng) 2. Dựa theo cách trình bày của bạn thì tôi thấy bạn không hiểu móng cọc nó nó chịu động đất theo kiểu gì và chắc bạn cũng không thèm hiểu. Vì vậy tôi đi ngủ đây.
profil7
Alewohabee Bác biết tại sao không. Nhà móng nông ở hà nội đang đổ rào rào. Lún nghiêng ầm ầm đấy chứ sao nữa.
Alewohabee
profillinkmuoihai12
các pac cho e hỏi là ở Nhật Bản, nhà họ làm móng j mà trận động đất vừa wa e ko còn nhận ra đó là nước Nhật, cứ tưởng đống xà bần??
profillinkmuoihai12
Happyspringla2007 Cái này thì lại càng chắc chắn là bạn nói bừa. Hồ sơ sự cố của tất cả các nhà bị sập ở Hà nội nằm trong tay tớ. Nhà nào sập do gì đều đã được nghiên cứu đầy đủ chứ người ta không phán bừa bãi đâu.
Happyspringla2007
fordthudo1 Các nhà đó làm móng cọc nhưng không có giảm chấn. Những nhà có giảm chấn thì được an toàn hơn.
fordthudo1
thanhthanh Hình như phần lớn nhà sập là nhà gỗ mà. Sập do sóng thần. Động đất nhà sập không nhiều vì nhật bản có kinh nghiệm chống động đất.
thanhthanh
Haroldser e hỏi chỉ để mún làm rõ vấn đề mà a ksketcau69 đã nêu: vấn đề an toàn. e ko rõ đâu là ranh giới của an toàn và ko an toàn??? Nếu những cái nhà bị sập -> ko an toàn -> lôi thằng kỹ sư ra cho dựa cột???. Nếu mún an toàn thì ví dụ như Thầy Ngọc nói cái nhà phố cho làm cọc d=1m, sâu 60m. vậy mới an toàn dc. >
Haroldser
inetryconydot Nhà gỗ bị sập là do sóng thần. Nhà gỗ chịu động đất tốt nếu người Nhật không chất thêm vật nặng lên mái nhà để chống bão.
inetryconydot
MichelPurn Đúng rồi. Người Nhật có kinh nghiệm chống động đất rất tốt. Sau trận động đất Kobe (1998 ?) thì họ phát hiện ra cọc truyền chấn động gây sập nhà rất lớn khi có động đất. Sau này họ đã dùng loại cọc khác để chống động đất. Các cọc này có tên là Nodal pile có cấu tạo hoàn toàn khác với cọc ở ta.
MichelPurn
hoahuongduong Thì nhà móng nông đổ ầm ầm , lún ầm ầm đó. giờ mọi người mới phải chuyển qua móng cọc. Nhà 4 tầng trở nên không nên làm móng nông Còn móng cọc mà sập thì chỉ họa lắm có thiên tai vượt quá mức tiêu chuẩn thì mới sập thôi. Ở nhật nhà bê tông không hề sập trong trận động đất sóng thần. Chỉ chết vì bị nước cuốn vỡ nhà gỗ thôi.
hoahuongduong
Vincentpype Việt Nam không có động đất lớn như nhật nên chưa nhất thiết phải dùng các loại cọc khác.
Vincentpype
fordthudo1 Xem trận động đất Kobe (1998?) thì thấy lại phán bậy phán bạ rồi. Bạn có hay thường xuyên như thế này không ???
fordthudo1
inetryconydot Bác đọc có kỹ không chứ. Tôi nói là trận động đất sóng thần vừa rồi đó. Bác xuyên tạc vừa thôi chứ. Có bé sumicute hỏi về trận đọng đất vừa qua ở nhật bản. Thì bác lại cứ huyên thuyên Kobe 1998.
inetryconydot
GeraldKr Bạn có đầy đủ số liệu nhà bị sập trận vừa rồi không. Hôm vừa rồi có mấy GS Nhật đến trường XD trình bày các công trình bị sập do động đất trong đợt rồi bạn có đi không. Hình như có bài giảng đã được đưa lên KC.com đấy. Thử tìm đọc xem. Có khi mấy ông GS ấy nói không đúng bằng bạn.
GeraldKr
duong tang
[QUOTE=NGOC_IBST;185611]Bạn có đầy đủ số liệu nhà bị sập trận vừa rồi không. Hôm vừa rồi có mấy GS Nhật đến trường XD trình bày các công trình bị sập do động đất trong đợt rồi bạn có đi không. Hình như có bài giảng đã được đưa lên KC.com đấy. Thử tìm đọc xem. Có khi mấy ông GS ấy nói không đúng bằng bạn. Dạ thưa bác tôi chỉ coi qua tivi thì không thấy họ quay nhà sập mấy mà chỉ thấy bị nước nó cuốn thôi. Có thể có nhà bị sập nhưng số lượng thiệt hại là không nhiều.
duong tang
240315 Bởi vì TV nó chỉ chiếu cái chỗ nước trôi. Điều đó không có nghĩa là không có nhà bị sập do động đất. Theo các tài liệu thống kế thì các nhà dùng cọc Nodal pile ít bị sâp hơn các nhà dùng cọc thông thường như của tôi.
240315
levantrai Thế nhà tôi ở việt nam đã có cái móng cọc nào sập chưa ?
levantrai
WeksizzySl Có nhiều rồi.
WeksizzySl
profiltam Vô lý. Bác cho dẫn chứng đi.
profiltam
jinchan Đầy. Ở trong Nam tôi biết 3 cái nhà dân. 4 cái cảng. Ở Quảng Ninh : 1 Lớn hơn 2 là nhiều. Lớn hơn 5 là đầy. Muốn biết thì chịu khó đọc đi chứ đừng chỉ có xem TV.
jinchan
Donaldsor Bác nói phải có dẫn chứng chứ. Nói vậy ai tin. Bác bảo đọc vậy đọc ở chỗ nào ? Thế bác biết sập là do đâu không ? Chắc không phải lỗi do cái cọc chứ. Tại sao tại khu vực bác đi qua nó lại sập nhiều vậy nhỉ
Donaldsor
dudung Đang nói đến nhà thấp tầng, bác cứ lôi động đất ra dọa, chủ nhà sợ không dám làm luôn.
dudung
RaymondEr Khục khục, trụ sở công ty tôi có 8 tầng mà tôi làm móng băng, 5 năm rồi nó vẫn chẳng sập cho, mệt thế. Móng cọc ở cảng Kobe bị hỏng vì đất nền hóa lỏng. Khi xây dựng cảng họ bơm cát lấp biển rồi khoan cọc nhồi xuyên qua. Vì vậy không nên nghĩ cọc khoan nhồi là an toàn.
RaymondEr
Robertbura Nhà trụ sở mặt bằng rộng hơn nhà dân xây chen nên ít bị ảnh hưởng bởi móng lệch tâm hơn. Ở đây đang bàn đến cái móng cầu của cái bác gì đó. Mọi người lái lan man đi lung tung quá. Ở việt nam đợi đến lúc nền đất mà bị hóa lỏng thì cũng sập hết cả rồi. Tôi đang ở Việt Nam. Phần lớn các nhà sập ở việt nam gần đây là do làm móng nông, mặt bằng nhỏ nhưng xây cao. Khi lún lệch hoặc nhà bên cạnh xây dựng thì đổ sập xuống. 8 tầng mà làm móng băng thì cũng ác chiến đấy. Bác làm có tính toán không. Chắc hẳn nền đất ở đó khá tốt. Có khảo sát địa chất chứ. Sau khi làm có mất ngủ không ? chênh lệch đầu tư so với phương án móng cọc là bao nhiêu phần trăm so với tổng đầu tư công trình. Công trình đã tồn tại được 5 năm. Có lún nứt gì không. Liệu có bị ảnh hưởng khi nhà bên cạnh xây dựng.
Robertbura
michaelyork Tôi đúng là hơi lan man, ban đầu cũng chỉ nói đến nhà phố 4 tầng xây chen, sau rồi chuyển sang động đất, cuối cùng kết luận nhà trên 4 tầng phải làm móng cọc. Nhà 8 tầng làm móng nông thì tất nhiên là phải đau đầu rồi, nhưng mà từ khi nghe trên diển đàn có người up lên công trình 72 tầng (từ những năm 80, ở Singapore) làm móng nông thì tôi thấy tôi thật nhỏ bé và nông cạn. Nói thêm nhé: với điều kiện địa chất công trình cho phép thì không cần làm móng cọc đâu. Tôi dám cá là với nền cát dày 20m, nhà 4 tầng so sánh PA móng cọc và PA móng nông thì ai cũng chọn móng nông hết. Quay lại đề tài chính. Tôi thấy PA móng băng giữa nhà cũng khả thi, tuy nhiên với yêu cầu thiết kế là móng phải đặt ở tâm hợp lực là khó vì trong quá trình thi công rất khó để đảm bảo điều này. Còn với lo ngại chủ nhà cải tạo thì e là hơi mệt, lúc đó chẳng ks nào dám thiết kế nữa vì biết đâu chủ nhà lại đòi đập cột đi cho đỡ vướng.
michaelyork
thanhthuonghm
Ok Các bác làm móng nông cũng ok. Nhưng cần khảo sát đất nền thật kỹ. Các bác có dám đảm bảo nhà dân nào cũng khảo sát địa chất không. Và khảo sát địa chất để đảm bảo thì không phải một mũi là được. Mong rằng không có thêm nhiều công trình bị đổ và lún nghiêng lún lệch nữa. Cuối cùng tôi vẫn khuyến nghị với nhà dân kiểu hình ống 4 tầng trở nên. Nên áp dụng móng cọc. ( Với một loạt các ưu điểm vượt trội so với móng nông : áp dụng với nhiều điều kiện địa chất khác nhau, chịu được tải trong ngang, chống lật ,lún lệch, áp dụng với công trình với số lượng tầng tùy biến tốt , ít bị ảnh hưởng khi công trình bên cạnh thi công hơn, thi công không cần đào móng sâu sạch sẽ) Tranh luận xin dừng ở đây. Chào các bác.
thanhthuonghm
AlbertgeK
Thử nhìn 1 cái trụ giữa cầu, khi thiết kế trên bản vẽ có ghi điểm trọng tâm, trong thuyết minh có ghi độ sai tâm cho phép e=? (bình sai các hợp lực móng ngang nong vào đường tâm móng sâu). Khi thi công đâu có đổ BT từ ở giưa ra bao giờ ? mà gọi là phải đúng tâm hoàn toàn. Khi sử dụng xe chạy 1 chiều ở 1 bên cầu thì cầu có bị chõng gọng đâu. Nếu tính đúng và đủ thì ăn ngon ngủ yên, đừng tính như cầu chui VT mà phải tính như cầu La Ngà (khối BT móng trùm lên đá gốc), thì trăm năm có là gì ( chịu được gió luồn thung lũng, xả tràn thủy điện...). Mục này thảo luận về móng nhà xây chen, ai thấy làm không được thì chớ có liều. Chủ đầu tư có dại dột ?? Thì mới có mấy cái móng tổng hợp quái đản như vậy. (Còn nhiều nhưng không phải chuyên mục này). Hẹn ngày gặp lại.
AlbertgeK
Freddievaw
Tôi thấy phương án móng băng của bác TamNguyen là đáng để học hỏi đấy chứ. Về khả năng chịu lực có thể giải quyết được, về kinh tế thì tùy vào từng công trình mà có so sánh cụ thể. Chỉ có cái khó là thuyết phục chủ đầu tư và thẩm tra thôi.
Freddievaw
tandc128 Hồi trước bọn tôi tư vấn cho một trung tâm thương mại ở miền Trung làm phương án cọc khoan nhồi. Sau đó tư vấn Nhật nhảy vào tư vấn phương án ion hóa nền đất, rồi sử dụng móng bè. Chi phí giảm đi hơn một nửa và đương nhiên bọn tôi được mời "phắn". Còn bác này là bị ngộ độc "cọc" mất rồi. P/S: Bác Ngọc có thể minh họa cấu tạo cọc Nodal bên Nhật họ dùng cho cháu được mở rộng tầm mắt không?
tandc128
xac suat các mấu đó có j khác ko mà sao làm giảm dc tác động lên công trình vậy Pac? vì nếu có nhìu mấu thì nó phải tiếp xúc nhìu hơn với nền đất chứ ah? Pac tìm giúp e cái hình của e nó cho e xem với thanks pac!
xac suat
Robertplus Xem lại bài trước, tôi đã sửa chính xác đường link rồi đó. Còn chuyện có mấu dẫn đến giảm chấn thì dài lắm. Nó ít phụ thuộc vào tiếp xúc với đất nhiều và ít đâu.
Robertplus
truongtiengka
Một cách dể hiểu nhất ai cũng biết tại sao rạp hát người ta chống nhiễu âm bằng quay vữa cục lên tường. Mấu cọc có tác dụng phá (giãm) sóng lan truyền. Còn những thứ khác thì chưa biết. cũng mong được biết nhiều hơn.
truongtiengka
taolaai
Phương án móng này quá hay, tuy nhiên tôi có một số chỗ chưa hiểu lắm, mong bác TamNguyen chỉ giáo: Cái băng nhỏ ở phía trên tại sao lại làm băng ngược? phải chăng làm tăng diện tích tiếp xúc với đất nền, nhưng như vậy thì tôi nghĩ sẽ tốn kém về phần bê tông và thép hơn so với băng bình thường. PHần đất ở trong phạm vi của băng dọc sau khi đào đi, thì công rồi lấp lại bác có dùng cái đất đó để tính toán không ạ?
taolaai
anhtuannguyen0904
1- Làm băng ngược ngoài diện tích tiếp xúc lớn còn giải quyết kết hợp với dầm công son (đòn gánh) chuyển tải vào cột xuống băng dọc (2 cánh băng như dầm T)KL. BT không tăng thép tăng không đáng kể 2% các băng nầy không bằng 0.1% tổng khối cả nhà. Mặt phẳng trên cùng cao trình với dầm kiềng dể kiểm tra hơn vuốt ú, thuận lợi cho thi công. 2- Cái đất yếu đào đi chỉ có bỏ đâu có dùng lại được, thi công xong lấp lại hố móng bằng cát hay đất tốt, (có khi bằng vữa M50 vì hố móng bị ngập nước và có lỗ mội), tùy vật liệu lấp lại mà tính tải đè lên móng. Chính vì thế nên nếu móng dọc chỉ chịu tải đạt 75-80% thì phần còn lại do các băng nhỏ bên trên chia gánh vác. Các băng nhỏ này còn có nhiệm vụ chống chuyển vị ngang của công trình cả 2 phương. Công trình chỉ còn lại lún đứng do cố kết đất nền dưới đáy móng sâu, ảnh hưởng đối với các nhà liền kề khó mà thấy được. Nhà xây chen trong hẻm nhỏ ngày càng nhiều, có dịp nào đó thực hiện tính toán làm được 1 lần sẽ quen ngay. Cần tư vấn cụ thể gởi mail theo địa chỉ bản vẽ, cần thuyết phục CĐT thì mở cái này ra cho họ đọc, cần liên hệ qua điện thoại thì tìm đọc file RBS.lisp bên mấy cái topic thống kê thép trong ACAD. Chúc bạn thành công.
anhtuannguyen0904
Happyspringla2007 Cảm ơn anh . Nhưng khi tính cái băng phụ đó mà tính dầm chữ T thì không đc hay lắm. Vì cái cánh đó đang chịu kéo anh ạ. Có gì nhờ anh chỉ giáo tôi với.
Happyspringla2007
williamcuong
Ồ nếu vậy khi tính bè sàn có dầm xương mà dầm nằm dưới, sàn trên dầm thì pó tay à ? Thép chịu kéo theo dạ dưới cánh băng chớ đâu có lật ngược lên trên. Hình dạng như cánh máy bay. Trong băng này có 2 dạng thép chịu lực, ngang cánh theo dàn dưới và dọc cánh băng theo dàn trên, vì vậy hàm lượng thép cao hơn băng thường. Trong trường hợp tránh sụt nền trong các khu đô thị mới san lấp CĐT còn yêu cầu làm cả nền bằng BTCT thì nối các băng nầy lại bằng các ô sàn 120-150. Tùy mục đích sử dụng và yêu cầu của CĐT mà thuyết phục làm sao để họ thấy chất lượng cao mà giá thành không cao. Trước đây khi thiết kế móng nầy cũng đã so sánh với móng cọc ép. Rẻ hơn khoảng 10%, ưu điểm hơn do tập trung khối BT nặng vào trọng tâm nhà và sâu dưới nền đất, ổn định hơn, không gây lún các công trình liền kề. ** Nếu móng dưới đủ sức chịu tải toàn bộ, thì đâu có cần các móng trên.
williamcuong

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Hệ số cố kết Cv    (có 11 câu trả lời)
       giải thích công thức tính lún    (có 10 câu trả lời)
       Móng băng cho nhà cao tầng?    (có 43 câu trả lời)
       Tham khảo ý kiến về thiết kế móng    (có 5 câu trả lời)
       Cách in biểu đồ bằng phần mềm tính móng Kricom?    (có 18 câu trả lời)
       Móng băng + rdsuit    (có 10 câu trả lời)
       hỏi gấp    (có 5 câu trả lời)
       Chọn phương án móng?    (có 28 câu trả lời)
       Nhức đầu khi tính lún cho móng đơn .    (có 82 câu trả lời)
       Cách tính toán móng hợp khối    (có 5 câu trả lời)
       Móng cho nhà CN khung Zamil    (có 33 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Tl Tham Khảo : đa Nền Móng & Btct1    (có 17 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng nhà phố    (có 83 câu trả lời)
       cọc cừ tràm    (có 22 câu trả lời)
       Móng dưới thang máy?    (có 14 câu trả lời)
       Cách tính toán lún tức thời trên nền đất yếu?    (có 7 câu trả lời)
       Nền móng?    (có 13 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng nông?    (có 13 câu trả lời)
       Cách tính toán moment Mónng?    (có 43 câu trả lời)
       File CAD các móng bê tông cốt thép?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top