Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

     Khi Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát Trong Sách Nền Móng Chỉ Bảo Sẽ Tăng E0 Lên 2 đến 3 Lần.nhưng Khi Tính Móng Nông Thì Nền được Gia Cố Này Các Yếu Tố: Góc Ma Sat Trong, Lực Dính, Trọng Lượng Riêng...sẽ Thay đổi Như Thế Nào?tôi Thấy Thắc Mắc Khi đưa Các Thông Số Này Vào Phần Mềm Tính Toán Móng?
Có 35 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
kukuca
Nói chung khi thiết kế gia cố nền yếu cần luôn luôn làm thí nghiệm sau môi giai đoặn gia cố chờ đất cố kết. Không có công thúc nào đúng tuyệt đối cho điều kiện đất cụ thể ở nước ta đâu. Bạn nên rất thận trọng dụa vào các kết quả đo áp lục nước lỗ rỗng, đo độ lún và chuyển vị ngang sau môi thời gian dụ kiến để có số liệu tính toắn lại, sau đó mới quyết định cho đắp đất tiếp. Đã có nhiều sụ cố về chuyện này rồi đấy. chúc thành công
kukuca
suanhadthouse
Gửi luongthang, Theo như tôi hiểu thì bạn đề cập đến dùng cọc cát để làm chặt nền chứ không phải là giếng cát. Trong trường hợp làm chặt nền cần thận trọng vì những giả thiết để tính toán là không phù hợp với đất sét yếu bão hoà nước. Giả thiết đưa ra là thể tích vùng gia cố là không thay đổi (không có dịch chuyển ngang và đất không trồi lên), như vậy nền sẽ được làm chặt dung trọng của đất được tăng lên. Giả thiết này chỉ phù hợp với đất thuộc loại hoàng thổ (loss) rời rạc, có mực nước ngầm nằm sâu. Khi đóng tạo lỗ để thi công cọc cát với hiệu ứng rung đất sẽ được đầm chặt. Còn đối với đất sét yếu bão hoà nước hiệu ứng nén chặt trong quá trình thi công cọc cát là không đáng kể vì sự nén chặt của nền đất là quá trình cố kết và đòi hỏi phải có thời gian. Trước đây một phương pháp gia cố nền được áp dụng sau đó bị lãng quyên đó là phương pháp cọc tháp, nguyên lý cũng tương tự như cọc cát làm chặt nền. Nó đã được áp dụng cho nền đất yếu bão hoà nứơc ở Hà nội và đã thất bại. Có lẽ bạn nên quyên khái niệm này đi khi sử dụng làm một phuowng pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước. Tất nhiên khi tính toán cho nền gia cố người ta cần các giá trị c và phi , những giá trị này có thể xác định bằng thí nghiệm sau khi gia cố hợc mô hình.
suanhadthouse
GeraldKr
To NGuyen Anh Dung: Theo anh khi gia cố mái kênh dẫn nước có lớp đất sét yếu cục bộ thì dùng cọc cát có những ưu và nhược điểm thế nào?
GeraldKr
dudung
Thiệt ra theo tôi thì chỉ từ chỉ giếng cát mới đúng chứ cọc cát là kô đúng, Từ tiếng Anh gọi là Sand Drain , chỉ nhằm 1 mục đích là thoát nước theo phương thẳng đứng ở những vùng lớp đất yếu. (Vertical sand drain). Sau đó ta dùng counterweight và 1 thời gian cho nước sẽ thoát theo phương thẳng đứng, xử lý nền. Chứ khái niệm cọc cát là kô đúng. Cát dùng cho sand drain là cát hạt trung vàng và giá thành rất mắc.
dudung
rtgreter vret ẻ
Theo tôi được biết thì cọc cát xi măng và giếng cát là hai phương pháp gia cố nền hoàn toàn khác nhau. Cọc cát xi măng có khả năng chịu lực và là biện pháp thay thế nền. Còn giếng cát là biện pháp thoát nước.
rtgreter vret ẻ
noithatap Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
noithatap
Ông Hoàng hải làm ở IBSL à Không biết ông làm ở trong Nam hay ngòai bắc Tui có biết IBSL trong nam có 1 tôi tên Hùynh Thị Mỹ Điệp dễ thương hehhee Hi vọng có ngày rủ được tôi đó đi chơi
noithatap
tungch46 Qua một công trình đã thi công, cọc cát dài 5 m đóng qua nền yếu 2 lớp bao gồm lớp đất loại sét có W>Wnhảo dày 2 m, lớp dưới cát hạt mịn bảo hòa nước ( cả hai lớp đều có hệ số rổng tuần tự là 0.9 và 1.1) , cọc cát Fi 400 gia cố trong phạm vi rộng khoảng cách giữa D=800. Mực nước ngầm nằm lưng chừng ở lớp sét. Quá trình thi công nảy sinh ra tình huống: khi rung để đóng cọc cát, ma sát nên cát bám lại ống vách và quá trình nén chặt cọc cát khó khăn, do đó nhà thầu dùng ống nước phun thẳng vào cát đang rung trong ống vách. Kết quả: 1. Cọc cát dể thi công hơn nên thi công nhanh hơn 2. Tại quanh vị trí thi công cọc cát có hiện tượng nước trồi lên và sủi bọt 3. Sau khi thi công xong thí nghiệm tại cọc cát thì đạt được độ chặt yêu cầu, tại vị trí đất nén do ảnh hưởng cọc cát thì không đạt theo yêu cầu thiết kế Vấn đề đặt ra: 1. Độ ẩm cát khi thi công cọc cát thế nào là phù hợp? 2. Với nền gia cố băng qua nhiều lớp có hệ số rổng khác nhau lớn, chọn hệ số rổng nén chặt theo quan điểm nào thì thiết kế sẽ cho kết quả gần sát với kết quả thí nghiệm sau thi công. 3. Hay là như Anh Dũng : quên khái niệm này đi vì đã nhiều công trình đã không đạt yêu cầu mong muốn Do có khá nhiều công trình sử dụng biện pháp này để cải tạo nền yếu đã thi công ( không nói tới giếng cát), nên thành viên nào đã có kinh nghiệm về thiết kế hay thi công cọc cát đề nghị sáng tỏ các vấn đề trên.
tungch46
Donaldsor Sao không thấy thành viên nào cùng thảo luận. Cọc cát theo tôi biết đã được thiết kế ở một số công trình XDDD và giao thông ( khi cần nhanh tiến độ thi công), nếu cùng trao đổi thêm về địa chất nền lúc ban đầu thế nào thì thích hợp cho biện pháp này và kết quả sau khi thi công có lẻ sẽ tự tin hơn khi sử dụng giải pháp này. Theo tôi: - trước tiên đây là nền yếu có chiều dày > 3m - Mức nước ngầm (tại thời điểm thi công) phải ở sâu ( nếu lớn hơn độ sâu đỉnh cọc cát thì tốt nhất) - Các lớp đất trong phạm vi gia cố bị ép chặt khi đóng lổ tạo cọc cát ( không xuất hiện tình huống gia tăng áp lực nước lổ rổng khi tạo lổ , và giảm áp lực này khi kéo ống vách lên , đầm cát tạo cọc cát.). Do đó nếu nước trồi lên mặt đất thì đây là quá trình tiêu tán áp lực nước lổ rổng và hiệu quả nén chặt đất không cao. Khi đó Đất đang cố kết, mà với đất dính thì cần thời gian, không thể có hiệu quả tức thời. - Không phá hoại đất xung quanh ống vách khi tạo lổ cho cọc cát Tóm lại theo tôi : nền đất yếu ( đất sét hoặc á sét có W lớn hoặc cát mịn bão hòa nước, hay mực nước ngầm cao là không dùng được biện pháp này. Tôi vẫn băn khoăn trường hợp đóng cọc cát nếu nền gia cố có >=2 lớp đất, thì bài toàn thiết kế khi chọn hệ số rổng nén chặt theo nguyên tắc nào là hợp lý (lý thuyết trong các sách không đề cập tới nội dung này) Mong các thành viên trao đổi thêm. Thanks.
Donaldsor
viet toan 12
Chào diễn đàn, tôi là thành viên mới xin mọi người chỉ giạo Hiện tại công ty tôi đang xây dựng một văn phòng làm việc chiều cao là 9 tầng diện tích mặt bằng là 200 mét tại hải phọng tuy nhiên đơn vị tư vấn lại đưa phương án móng là cọc khoan nhồi, Tôi ko phải là dân kết cấu nên mong các bạn chỉ giáo thanks. địa chỉ liên hệ Nguyen_huu_giangopt@yahoo.com
viet toan 12
profilmuoibon14 Làm cọc khoan nhồi thì quá tốt rồi còn gì, đảm bảo ổn định vĩnh cửu. Bác có thể cho xem hình trụ địa chất ở đây như thế nào và tải trọng công trình la bao nhiêu để xem giá thành có đắt hơn nhiều so với cọc ma sat hay không? O HP thì ở cùng nào vậy, nhiều chỗ đất yếu rất dày thì chắc chắn phải làm cọc khoan nhối rồi, hay có thế làm cọc đất + ximăng+ cát .
profilmuoibon14
Vimcentcow
Xin chào mọi người diễn đàn. Tôi là thành viên mới, có vấn đề cần mọi người giúp đỡ Tôi đang viết về đề tài: nghiên cứu bài toán gia cố nền đất yếu bằng cọc, chủ yếu là cọc cát và xi măng (thiên về tính toán), mong mọi người chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm. - đặc biệt là thành viên ấn tượng: tahoang307 Thanks!
Vimcentcow
profillinkmuoimot11
Chào các bác Tôi đang cần phiên bản Tiếng Anh của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 385: 2006 về Gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng Bác nào có cho tôi xin với Cảm ơn nhiều
profillinkmuoimot11
Danielpr
cho tôi hỏi khi nước bị hút vào cọc cát thì vẫn nằm trong cọc như vậy thì ko thể nói cọc các xử lí thoát nước cho nền đất yếu được. em còn íu lém mong được học hỏi nhìu!
Danielpr
trannguyen1602 Bạn chưa hiểu nguyên lý làm việc của cọc cát rùi.cát là vật liệu khá tốt trong việc gia cố nền đất yếu ,khi cát ở trong nước chúng có dao động thì tạo nên một khối vững chắc do cát chiếm chổ các lổ hổng cạnh chúng tạo nên khối. ngoài ra khi cát đã xếp theo trật tự khối thì chúng có độ dính kết rất cao khác với nghĩa (kết dính ).càng nhiều cọc cát chúng ta tạo nên một khối đất có độ cứng cao.
trannguyen1602
Arshes
dao động trong nước là sao anh . khi đóng cọc cát fải dóng xuống một ống vách , đầm chặc cát rồi mới rút ống vách ra .vậy thì cát dao đọng trong nước là sao anh .
Arshes
tieu sao 1. Bạn mô tả thêm quá trình thi công cọc cát (lưu ý cọc cát khác giếng cát) mà bạn thi công. VD: biện pháp để cát không bám dính vào ống vách.... 2. Về nội dung thắc mắc của bạn: khi cọc cát hình thành thì ở cọc đó chỉ có quá trình nén chặt của cát trong ống vách do tác động rung, lắc( nếu cát lơ lửng trong nước (dao động trong nước) như bạn DavidGiang mô tả thì độ chặt của cọc cát sẽ không đạt độ chặt thiết kế). Tuy nhiên do cát là vật liệu rời (K thấm lớn) nên khi đóng tiếp các cọc bên cạnh nước trong nền đất bị tác động của ống vách sẽ trồi lên mặt đất theo cát cọc cát đã có và quá trình nén nền yếu xảy ra.
tieu sao
DonaldMi
em đang hỏi về cọc cát. Như vậy là khi xử lí nền yếu bằng cọc cát thì nước sẽ thoát thoát lên theo ống vách và 1 phần nước bị hút vào cọc cát do như anh(thầy) nói là k thấm lớn và cọc các bị nén chặc nên các khe rỗng nhỏ tạo các ống mao dẫn hút nước . Vậy thì xử lí nước tự do trên mặt bằng cách nào, có cần fải tạo mái dốc ,rãnh thoát nước để thu nứoc lại hay không ? tôi chưa đi làm
DonaldMi
Robertvove Thong thuong nguoi ta co the lam gieng thu nuoc de bom nouc ra va co the co them ranh thoat nuoc ngang. Than chao
Robertvove
Bernardmt Ban old-student noi cung dung. Tuy nhien ban co the uoc tinh suc chong cat theo cai nay Su = 0.22-:-0.25sigmav0. Kha dung voi nen dat Vietnam. Neu ban muon dung deltaCu = deltasigmav x phi ( thi goc nay phai la goc tu thi nghiem CU). Tuy nhien trong mot du an thi nguoi ta co quan trac cac thong so ap luc nuoc lo rong (piezometer), chuyen vi ngang (inclinometer), do lun (settlement plate hay extensometer_cai nay de do lun sau), tu do ban co the danh gia on dinh cua nen dap de thi cong giai doan tiep theo. Mot lưu y la do lun 1cm/ngay dem theo trong tieu chuan 22 TCN 262-2000, va toc do dap 25cm/ngay dem (neu toi nho khong lam) la chua thoa dang. Va mot viec nua la ban kiem tra su gia tang suc chiu tai trong nen bang CPTu hay FVT de co co so. Thuong dung do thi cua Matsuo-kawamura (stage construction control of embankment on soft ground) de theo doi do on dinh cua nen dap trong luc thi cong. He so an toan yeu cau la 1.10 cho nen dang dap. Than P/S Nhan tien post hinh nay de cac ban tham khạo
Bernardmt
hoang tuan thầy giáo dạy nền móng của tôi có đưa ra 1 công thức để xác định c, phi mà sau khi gia cố bằng cọc cát. Nhân tiện tôi đưa ra cho các bạn tham khảo. phi < tương đương> = (phi< đất cũ>*F<đất cũ> + phi *F< cát>)/(F đất cũ + F cát) Trong đó F cát là diện tích của cọc cát xét trong 1 phân tố tam giác ( ở đây ta bố trí cọc cát theo sơ đồ tam giác). Về cách tính các phần diện tích trên các bạn có thể tham khảo trang 28 sách HD DANM của thầy Tiến. Còn c và E áp dụng hoàn toàn giống công thức trên.
hoang tuan
controlledpills
Hiện nay, để xử lý đất yếu người ta có thể dùng công nghệ cọc cát đầm hay viết tắt là cọc cát (Sand Compaction Pile-SCP). Phương pháp cọc cát đầm là một phương pháp để làm ổn định nền đất yếu bằng cách thi công các cọc cát được đầm kĩ với đường kính lớn bằng quá trình lặp đi lặp lại rút hạ cọc ống thép được rung. Phương pháp này tạo ra các ống mao dẫn (là cọc cát) làm giảm mực nước ngầm trong đất, làm chặt đất và cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất nền. Phương pháp này thường được dùng gia cố nền các khu vực đất yếu (Đầm lầy, khu vực nền ẩm ứơt......). Khu vực đất nền được xác định mật độ cọc, chiều sâu cọc (giống với cọc tre của Việt Nam). Một vài dạng của phương pháp này đã có từ đầu thế kỷ 19 do các kỹ sư trong quân đội Pháp dùng đầu tiên, nhưng phải tới 50 năm sau thì người Đức mới áp dụng các công nghệ hiện đại cho phương pháp này.[1]. Cọc cát đã được thiết kế ở một số công trình xây dựng dân dụng và giao thông ở Việt Nam khi cần nhanh tiến độ thi công. [sửa] Ứng dụng Nền yếu có chiều dày > 3m Mức nước ngầm (tại thời điểm thi công) phải ở sâu ( nếu lớn hơn độ sâu đỉnh cọc cát thì tốt nhất) Các lớp đất trong phạm vi gia cố bị ép chặt khi đóng lổ tạo cọc cát ( không xuất hiện tình huống gia tăng áp lực nước lổ rổng khi tạo lổ , và giảm áp lực này khi kéo ống vách lên , đầm cát tạo cọc cát.). Do đó nếu nước trồi lên mặt đất thì đây là quá trình tiêu tán áp lực nước lổ rổng và hiệu quả nén chặt đất không cao. Khi đó Đất đang cố kết, mà với đất dính thì cần thời gian, không thể có hiệu quả tức thời. Không phá hoại đất xung quanh ống vách khi tạo lổ cho cọc cát Trong trường hợp làm chặt nền cần thận trọng vì những giả thiết để tính toán là không phù hợp với đất sét yếu bão hoà nước. Giả thiết đưa ra là thể tích vùng gia cố là không thay đổi (không có dịch chuyển ngang và đất không trồi lên), như vậy nền sẽ được làm chặt dung trọng của đất được tăng lên. Giả thiết này chỉ phù hợp với đất thuộc loại hoàng thổ (loss) rời rạc, có mực nước ngầm nằm sâu. Khi đóng tạo lỗ để thi công cọc cát với hiệu ứng rung đất sẽ được đầm chặt. Còn đối với đất sét yếu bão hoà nước hiệu ứng nén chặt trong quá trình thi công cọc cát là không đáng kể vì sự nén chặt của nền đất là quá trình cố kết và đòi hỏi phải có thời gian. Trước đây một phương pháp gia cố nền được áp dụng sau đó bị lãng quyên đó là phương pháp cọc tháp, nguyên lý cũng tương tự như cọc cát làm chặt nền. Nó đã được áp dụng cho nền đất yếu bão hoà nứơc ở Hà nội và đã thất bại.[2] Tóm lại:Nền đất yếu (đất sét hoặc á sét có W lớn hoặc cát mịn bão hòa nước, hay mực nước ngầm cao là không dùng được biện pháp này.
controlledpills
duancuacuon
Cho tôi hỏi khi đóng cọc xuống rồi đổ cát vào ,thời gian bao lâu thì rút cọc lên
duancuacuon
Amen1402
Tôi có khoảng thời gian 2 năm giám sát theo dõi lún cho xây dựng nhà máy cấp nước ở Nam Định. Xin nêu ra đây một vài ý kiến để anh tôi tham khảo. Cọc xi măng đất dùng để gia cố cho nền đất yếu bão hòa nước với mục đích : - Xi măng và nước trong đất gặp nhau trong quà trình khoan phun xi măng vào đất, xi măng chèn vào lỗ rỗng và lỗ rỗng sau khi nước hòa nhập trong xi măng. - Xi măng sau khi cố kết sẽ làm tăng cường độ nền đất - Sau khi nền đất được gia cố phải có thời gian cố kết - Mật độ và đường kính cọc phù hợp với loại nền đất để đạt được khả năng gia cố là cao nhất. Sau một thời gian cố kết, người ta tiến hành xây dựng công trình phía trên và tiến hành theo dõi lún và lún ảnh hưởng của công trình và giữa các công trình. Phạm vi công trình chúng tôi dã xây dựng khoảng 2000m2, mật độ công trình cũng tương đối sát cạnh nhau. Sau khoảng 3 đến 6 tháng tiến hành xây dựng công trình phía trên. Tiến hành theo dõi lún theo thời gian thấy độ lún đảm bảo trong giới hạn cho phép theo tính toán về lún tức thời và lún thao thời gian Trong phạm vi xây dựng chúng tôi thiết kế và giám sát cọc xi măng đất đường kính tối đa 800mm và tối thiểu 500mm khoảng cách các cọc tối đa 1200mm và tối thiểu 500mm. Bác nào có hứng thú anh tôi tôi trao đổi! Địa chỉ bangkhanh36opt@yahoo.com
Amen1402
rtgreter vret ẻ
Xin chào các pác ! Hiện nay tôi đang thiết kế đường có đi qua vùng đất yếu phải sử dụng cọc cát.Vậy mọi người ai có tài liệu thiết kế và tính toán cọc cát cho tôi xin với Em xin trân thành cảm ơn! địa chỉ mail của em nguyenkiengiang2116*
rtgreter vret ẻ
profilmuoinam15
Bán thiết bị công nghệ gia cố nền móng, thi công cọc cát. Thiết bị hoàn toàn tự động phù hợp với điều kiện Việt Nam được nhà thầu và tư vấn chấp nhận. Thiết bị có thể in trực tiếp số liệu hoặc biểu đồ. Liên hệ ĐT 043 992 31 91 Công ty cổ phần công nghệ QUACOM Số 6 ngách 56 ngõ 328 Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Mail: Quacom6*
profilmuoinam15
hoibmtose005
tôi muốn tìm tài liệu cọc cát xi măng
hoibmtose005
MichaelKl Cọc cát thi công liên tục thôi, cọc cát đầm khi thi công với chiều sâu 24m với máy tốt thì mất khoảng 15-20ph/cọc
MichaelKl
WeksizzySl
Em đang cần tính sức chịu tải của nền đối với cọc đất xi măng, các bác cho lời khuyên với. sử dụng công thức nào à, tôi mới vào nghề, đây là công trình đâu tay^^cảm ơn các bác nhìu
WeksizzySl
MichaelKet bác oanh cho tôi hỏi là có phần mềm nào về đồ thị kawamura này ko? bác cho anh tôi với. thanks bác nhiều
MichaelKet
kiwisoda Cái này đã có tiêu chuẩn. Tìm mà đọc. Ngoài cái công thức ra thì còn có nhiều cái khác phải quan tâm. Công việc thiết kế không phải chỉ có mỗi việc tính sức chịu tải bằng một công thức nào đó đâu. Chúc công trình đầu tay thành công. Thích lắm đấy. Tôi có biết cảm giác này. Vừa lo mà vừa rất hấp dẫn.
kiwisoda
Haroldser Co. No la excel day, chac cai nay ban co roi nhi
Haroldser
Arshes Nếu là chủ đầu tư: Cứ bảo bọn thi công nó khoan + lấy mẫu (xi măng đất) lên mà nén. Kết quả kiểm tra nén nở hông đấy (qu) quăng qua cho bọn thiết kế tính toán (dĩ nhiên là phải tính theo tiêu chuẩn nhé, ... tiêu chuẩn nào tôi không biết ) hoặc hỏi thêm bác NGOC_IBST hoặc bác nguyencongoanh ấy. Nếu là thiết kế: Quăng yêu cầu (như trên) vào bản vẽ bắt bọn chúng làm theo như thế, nếu không thì khi đi giám sát tác giả không đồng ý nghiệm thu! Thế là ô kê nhất! Chúc công trình đầu tay nhiều may mắn!
Arshes
con voi con Bác đã nói thế rồi sao kô hướng dẫn luôn tài liệu cho tôi nó tham khảo. Bạn có thể tham khảo TCXDVN 385: 2006 mà tính toán nhé.
con voi con
EfrainKl
Gửi thành viên diễn đàn! tôi đang thực hiện công tác quan trắc. tiến độ thi công khác xa với tiến độ thiết kế, vì vậy độ cô kết theo thời gian trong nền đất yếu sẽ tăng lên, và khác với từng giai đoạn đắp của thiết kế, vậy tôi phải tính toán lại như thế nào.nhờ mọi người giúp đỡ ( biện pháp sử lý đất yếu là giếng cát)
EfrainKl

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       tinh t50 và t90 trong thí ngiệm nén lún    (có 27 câu trả lời)
       Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ?    (có 55 câu trả lời)
       Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt?    (có 66 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn?    (có 36 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu?    (có 55 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       Cọc đất xi măng!!!!    (có 32 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang    (có 80 câu trả lời)
       Xử lí đất yếu bằng cọc cát    (có 19 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top