Hỏi đáp / Gia cố nền đất
** Xử lý nền đất yếu? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý nền đất yếu?

     Có anh nào có tài liệu nói về xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bơm hút chân không, tôi đang tìm hiểu về vấn đề này
Có 55 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
checkerso1
Các huynh ơi !! tôi có 1 vấn đề không giải quyết đươc!! mong các huynh góp ý cho đệ với ạ : Em có cái nền đất : lớp 1 đất lấp sâu 2,2 m lớp 2 bùn sét lẫn hữu cơ 4,9m lớp 3 sét trạng thái chảy sâu :13,9m lớp 4 sét trạng thái dẻo mềm sâu 15m lớp đất 5 sét trạng thái dẻo cứng công trinh khoang 3 tầng 1 tum , chân cột max khoang 130T, nếu tôi dùng phương án cọc thì cọc 30 cám sâu 36m đến tận lớp 5 mà SCT mới đạt 24T, liệu như vậy có hợp lý không , mong các huynh góp ý giúp đệ ạ __________________
checkerso1
JacimtoCogy Như vậy là quá không hợp lý rồi còn gì nữa, nếu như thế sẽ cần 1 số lượng lớn cọc trong một móng, sẽ pahi3 tốn thêm đài móng phải to nữa, đâu bạn thử tính cọc khoan nhồi hoặc móng băng trên đầu cừ đá loại 2.7m nhe, giữa 2 cái, cái nào kinh tế thì chọn thôi. chúc thành công!
JacimtoCogy
dacbiet
Lớp 5 số liệu SPT là bao nhiêu? Nếu SPT 28-30 thì cọc 30x30cm Ptt có thể đạt 60T, còn cọc 25x25cm Ptt=45T
dacbiet
KennethOt địa chất kiểu này thì dùng cọc ép là ok nhất . Nhà phố tải 130 tấn chắc là cột giữa . Nên dùng cọc 250x250 , SCT khoảng 30~35 tấn , Cột này có thể dùng 5 cọc . Chiều dài thì khoảng 24 mét là ok rồi , Có thể dài hơn cũng chẳng sao . Nhà bé tí , dùng móng cọc thì yên tâm.
KennethOt
michaelyork
Em có cái nền đất : lớp 1 đất lấp sâu 2,2 m lớp 2 bùn sét lẫn hữu cơ 4,9m lớp 2 spt = 1 lớp 3 sét trạng thái chảy sâu :13,9m spt = 2 lớp 4 sét trạng thái dẻo mềm sâu 15m spt = 3-4 lớp đất 5 sét trạng thái dẻo cứng spt 6 -7 đất yếu lắm các bác ơi , Đất ninh bình đấy ạ
michaelyork
trangyu lan Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
trangyu lan
bạn hỏi xem có đóng cọc thử được không? chứ nếu bạn chỉ tính đóng cọc đến đỉnh lớp 5 (sét dẻo cứng) như thế thì độ an toàn không cao lắm.
trangyu lan
Stevennefs
vâng,cọc dài lêu nghêu đi qua chục mét lớp đất yếu thì cũng run , mà dự toán đống cọc ấy cũng chả rẻ , hiện tại bọn tôi đưa ra được 3 phương án ( đêm cát , cọc cát , cọc BTCT ) nhưng nhìn chugn là chả có phương án nào khả quan hơn hẳn cả
Stevennefs
moaza12vs
trong 3 phương án đó tôi thấy p/án cọc cát nghe được đấy chứ. thứ nhất là ko lo cọc gẫy khúc như cọc BTCT, thứ hai là cọc cát còn tác dụng hút nước (mặc dù ít hơn giếng cát) và làm chặt đất rất tốt.
moaza12vs
Stevennefs Bác ksquang có thể giài thích cho tôi biết "sct của cọc sựa vào chỉ số SPT" được kô? , hìhì (hay là tôi dựa vào kinh nghiệm tt hả bác) Thanks!
Stevennefs
puma12 43
căn cứ vào spt cũng tính được, trong sách cũng có nói ma`. Tất nhiên tất cả đều phải dựa vào cọc thử nữa
puma12 43
Bernardmt
đất ninh bình ở chỗ nào mà yếu thế nhỉ. Tôi thấy đất NB thường có cấu tạo địa tầng khá chắc đấy chứ. mà sao ko thử nghía qua mấy nhà xung quanh để hỏi xem trước họ làm ntn mà tham khảo thêm. Dân thiết kế làm nhà dân hay làm thế mà. Cứ nhìn nhà xung quanh xây lên vẫn ko đổ thế là yên tâm mà học theo rồi.
Bernardmt
Robertvove
Đất yếu thì ở đâu chẳng có, cớ gì Ninh Bình hay ở đâu. Chỉ là địa chất ở Ninh Bình thì thường là chắc hơn vì đất Ninh Bình nhiều núi, nên địa tầng nhiều chỗ rất rắn chắc, còn xác suất đất yếu sẽ ít hơn thôi chứ không có nghĩa là không có. Thiết kế có thể xem công trình tương tự để làm cũng được, tuy nhiên cũng nên kiểm tra công trình của chính tôi kỹ là hơn, nhỡ đâu...
Robertvove
Robertbura
>arnold nóng tính thế. tôi chỉ thắc mắc thế thôi mà. tại ngày xưa học địa chất về NB kiến tập trèo núi muốn xỉu, thấy cột địa tầng lạ lạ nên hỏi thôi. Còn việc dân th.kê đi làm nhà dân hay ngó qua hoi thăm các nhà xung quanh là chuyện btg rồi. Xem rồi về tham khảo, chứ tất nhiên bê nguyên xi để lỡ gặp phải vỉa sét yếu mềm xen kẹp thì >oop.
Robertbura
WeksizzySl Bàn tới bàn lui chi mệt nếu bạn đã tính rồi thì cũng đã quyết định phương án móng rồi chứ ép 36m đi rồi sau đó thử tĩnh lại là quyết định luôn.
WeksizzySl
MaroldPl tôi đã làm trình với chiều dài cọc 40 mét , nối làm 5 đoạn vì cọc mỗi đoạn có 8 mét; gồm 4 mối nối . địa chất cũng tương tự . Vì cọc thiết kế dài 11.7 mét , nhưgn tận dụng cọc cũ nên ép luôn . Chẳng có gì là lo lắng như thế . Tất nhiên khi hàn và nối cọc phải cấu tạo chắc chắn . Và sct cọc tôi lấy 30 T . ctrinh 5 tầng đấy bác . Còn các PP khác bác đưa ra đều không khả thi và nguy hiểm hơn PA này. CÒn nếu được thì bác dùng cọc ly tâm dài 10 mét , đường kích 300 vẫn rẽ và an toàn rất nhiều . SCT có thể huy động lên 50 T hay cao hơn . để giảm bớt số lượng cọc . CỌC ly tâm có thể dài 12 mét D 300 hay D400 , sct có thể hy động 60~80 Tấn . còn làm kiểm giếng cát ; đệm cát có ngày tiêu móng luôn . Vì địa chất của bác mấy lớp đất đó quá yếu và không có độ bền cắt ... SPT quá bé mà làm đệm cát hay giống cát . quá không khả thi . CÒn không thì gia cố nền bác phải thí nghiệm nén thử tĩnh bằng bàn nén và điều này cũng tin tưởng 1 phần vì thực tế bác chỉ gia cố giống cát không thể quá sâu được . Hoặc phương án hay dùng cho nhà xây chen mà đất còn yếu ác chiến , bùn 36 mét tại đất BÌnh Thạnh TP HCM . vì thế tôi đã dùng CKN D400 dài 45 mét chịu tải 45 tấn .
MaroldPl
Rolandpr
Công trình mà có móng cọc với 5 đoạn cọc thì nhiều rủi ro lắm nếu Nhà thầu làm ẩu. Anh xem có cách nào giảm bớt số mối nối cọc đi không
Rolandpr
EduardoMn
thưa thầy . Thực chất có tới 5 đoạn cọc và tới 4 mối nối là ép liều . Nhưng vì bên thi công nó đảm bảo vì nó tận dụng được các cọc cũ của nó nên trách nhiệm này không thuộc về người tư vấn thiết kế . Nhưng thực tế cọc thiết kế là 300x300 dài 11.7 mét , với 3 đoạn nối là đạt rồi . Tất nhiên cũng không ngại lắm với nhà 5 tầng còn hơn là phương pháp gia cố nền với loại đất nền này . Về giảm bớt mối nối chỉ có CỌC UST có thể giải quyết vấn đề này . Hàn nối bằng oxi . Nếu mà vấn đề này nhiều tiền có thể hàn bằng que hàn và phải có bản táp xugn quanh . SCT đối với loại cọc này khá cao . Nên rất tiện cho các vùng đất yếu . Vấn đề gia cố nền không phải bất cứ nền nào cũng gia cố được mà còn tùy . Trong miền nam có nhiều đơn vị thiết kế cừ tràm ( ngoài bắc hay dùng cừ tre) Nhưng về nguyên tắc khi lớp đất yếu chỉ dày khoảng 3 mét trở lại và tiếp theo sẽ là lớp đất tốt thì cừ tràm mới có tác dụng . Nhưng thực tế đã gia cố cừ tràm một cách mù quáng . cứ thấy nhà ít tầng và đất bùn xấu thì áp dụng móng băng trên nền cừ tràm và hậu quả đã có một số ctrinh nghiêng , nứt và thậm chí sập .
EduardoMn
duancuacuon Nhà 3 tầng mà tải trọng lớn nhỉ? Bạn xem có thể thay đổi kết cấu phần trên để giảm tải chân cột đi được không? Địa chất yếu thế cọc vừa dài mà vẫn chưa chắc đã đảm bảo.
duancuacuon
hoangthienthu
Các bác cho tôi hỏi có quy định nào về lớp đất dưới mũi cọc không. Ví dụ về loại đất, trạng thái, độ dày của đất. Tôi xin cảm ơn.
hoangthienthu
Edwandhext Cái này thì không có đâu vì ta phải theo Đất chứ ko bắt đất theo ta được>. Còn nếu có nhiều lớp đât thì lớp nào có chỉ tiêu cơ lý cao hơn thì nên đặt mũi vào, nhưng cũng cần quan tâm đến kinh tế một chút là chiều dài cọc, khả năng Khoan, ép/ Đóng nữa. Cho Tôi hỏi 1 câu nhé. Hình như Bác không phảil à kỹ sư XD à?
Edwandhext
dolkihote
e chào các anh(chị) ạ!nhờ anh chị phân xử vụ này hộ tôi với ạ hôm nay có đi học môn kĩ thuật thi công phần xử lí nền đất yếu.thầy giáo có ra câu hỏi như sau: -thế nào là nền đất?và đất như thế nào gọi là đất yếu e trả lời như sau: -nền đất là nơi tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống đất. câu hỏi sau đc các bạn khác trả lời như sau:đất yếu là đất có E<=5Mpa. e mới hỏi là" thầy giáo dựa vào đâu để xác nhận E<=5Mpa là đất yếu?theo tôi thì để đánh giá một nền đất là yếu hay không ngoài chỉ tiêu cơ lí của đất thì phải xem công trình chuẩn bị làm là như thế nào". thầy giáo đáp:"cái này anh đã học qua cơ đất và nền móng rồi,tải trọng công trình ko liên quan j đến đất yếu hay tốt.câu hỏi của anh hay đấy.bây giờ chúng ta có nền đât bùn và đặt cuộn giấy vệ sinh lên thì đất không bị lún" và cả lớp cười ồ lên thú thực e vẫn băn khoăn và ấm ức vụ này ạ. các bác cho tôi hỏi có tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào quy định như thế nào là nền đất yếu ko ạ?hay là cái này người ta chỉ lấy theo kinh nghiệm ạ?
dolkihote
GordonEt Em đang là sinh viên thôi. Cảm ơn anh nhiều. Nếu phải theo đất thì anh giải thích sao nếu như lớp đất dưới mũi cọc là...bùn, trong khi các lớp trên chỉ tiêu cơ lý tốt tôi cho là lý tưởng khi tính ra sức chịu tải vẫn cao. Cứ cho là không đảm bảo về kinh tế đi, nhưng sức chịu tải vẫn được như ý muốn?
GordonEt
EfrainKl Cái mô đun đàn hồi E<= 5 Mpa nó qui định là yếu, cái này viết đầy trong sách- qui chuẩn của Nga từ rất lâu rồi. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, nhưng cái giá trị mô đun đàn hồi/biến dạng này có ảnh hưởng phần lớn đến tính biến dạng của đất. Nếu giải thích về nguồn gốc thì chỉ có vậy thôi.
EfrainKl
terrydoa Đất dưới mũi cọc là bùn.... bùn vô hạn à? nếu lớp đất trên tốt thì làm ở lớp đó thôi, ko thì Bảo Thầy cho thêm một PA đất mới (Chắc Bạn đang làm đồ án). Chứ nếu cứ Bắt buộc vậy thì sức chịu tải đảm bảo, nhưng còn lún.... Còn ko thì làm PA móng khác vậy. Bạn làm đồ án nên tham khảo tiêu chuẩn XD 198-2005 về TK Móng cọc nhé. Lây mấy cái dẫn chứng trong đo ra nói với Thầy dễ hơn
terrydoa
MaroldPl Màu đỏ: Cái này chuẩn Men>
MaroldPl
profilmuoibay17 Đất dưới mũi cọc đương nhiên là người ta sẽ chọn đất tốt rồi ít nhất là sét dẻo cứng trở lên để đảm bảo sức chống mũi cọc phải không ạ (cái này cũng theo kinh nghiệm thôi). Tôi đưa ra ví dụ như vậy để làm sáng tỏ vấn đề "đất dưới mũi cọc có nhất định cứ phải là đất tốt hay không hay là đất gì cũng được miễn là sức chịu tải của cọc đạt được độ lớn theo ý đồ thiết kế?"
profilmuoibay17
profillinkmuoihai12 Thì ngay đầu tiên tôi đã bảo là ta phải theo đất chứ đất làm sao theo ta>. Nếu Bạn tính toán các giá trị theo TC 198 mà ổn cả thì có ai dám nói gì. Thầy nói thì Bạn dẫn Tiêu chuẩn ra mà. Tôi nói rõ thế cơ mà>. Còn gì théc méc hông >
profillinkmuoihai12
ngoctrinh việc gì phải ấm ức, tôi thấy bạn thắc mắc đúng rồi. Tôi chỉ không hiểu ý thầy bạn thôi, bản thân cái ví dụ của thầy lại ko minh chứng cho điều màu đỏ thầy nói. Nghĩa là đất yếu hay tốt chỉ là tương đối và nó tùy thuộc vào cả công trình nằm trên đó. Cái bọn cười ồ có thể nó thích chí với ví dụ của thầy thôi, còn nếu họ cười bạn thì bọn đấy mới là nực cười. Có thể thầy máy móc theo sách vở (cũ), gặp thầy này phải lý luận, ví dụ hỏi thầy xem cái nhà xây 20 tầng, nền đất có E là 5,000001 Mpa, lúc này theo thầy đất yếu hay tốt. nếu thầy bảo thủ thì thôi, ko chấp, thiệt thân, hihi.
ngoctrinh
profillinkmuoihai12 Em đang hỏi là cứ cho là như thế đi thì có được không.??? Bác công nhận với tôi là đất gì thì đất mục đích vẫn là sức chịu tải của cọc phải không? Cái tôi đang hỏi là sức chịu tải đã được như ý, nhưng mũi cọc cắm vào bùn....bỏ quả tất cả về kinh tế đi, thì có thể chấp nhận được không (coi như cọc chỉ có ma sát thành, tải trọng công trình truyền vào đất nhờ ma sát xung quanh cọc)
profillinkmuoihai12
michaelyork Đấy thì tôi đã Bảo Bạn làm theo tiêu chuẩn mà Ok thì Ok thôi, chứ sức chịu tải được nhưng mà lún... ko được thì làm sao mà được>. Chứ cọc cắm vào đâu mà chằng được, vấn đề là nó dùng để làm gì thôi>
michaelyork
SpencerJalf
Vậy thì quan niệm mũi cọc chỉ là nên cắm vào lớp đất tốt thôi chứ không phải bắt buộc phải không các bác ??? . Còn khi đã cắm vào lớp đất tốt rồi thì ...bắt buộc phải cắm ít nhất 1D-2D và chiều dày lớp đất dưới mũi phải dày tối thiểu là 5m như một dạo bác Ngoc_IBST đã khuyến cáo, nhưng tôi tìm mãi trong tiêu chuẩn mà chưa thấy có dòng nào như vậy. Có tài liệu thì chỉ khuyến cáo nên cắm từ 3-5D cọc vào lớp đất tốt nhưng cũng không để cập đến chiều dày lớp đó dưới mũi cọc tối thiểu là bao nhiêu
SpencerJalf
StephenDAK thế nào là chuẩn men??? men chuẩn là men yêu vợ/bạn gái 1 lần/1 ngày, hay 2 lần/ngày??? Lúc này phải đánh giá tùy thuộc vào nhu cầu của vợ hoặc bạn gái
StephenDAK
tandc128 Cái này thì Chuẩn Bác Wasabi
tandc128
trangyu lan Đúng rồi, nên thôi chứ ko bắt buộc>>
trangyu lan
noithatchangson Em cũng đang băn khoăn cái ví dụ cuộn giấy vệ sinh mà cũng không hiểu ý của thầy giáo bạn ấy. Tôi mới đầu nghĩ chắc thấy bạn ấy đang nhận định về trạng thái của đất nói chung. Quả thật cái ví dụ bác đưa ra 5,0000001 đã nói lên tất cả. Quả thật không hay vì quá hay
noithatchangson
suanhadthouse Có bao giờ móng cọc không thỏa mãn độ lún không các bác
suanhadthouse
thietkelogo Có chứ, nhiều là đằng khác>
thietkelogo
Roberter Khi cọc cắm sâu vào lới đất yếu ( bùn) nó còn xuất hiện thêm thành phần ma sát âm ( bất lợi) kéo cọc xuống làm giảm sức chịu tải của cọc. Sức chịu tải của móng cọc tính theo 2 trạng thái: vật liệu làm cọc, và sức chịu tải của nền đất. Về trường hợp tính theo sức chịu tải của nền đất thì có 2 thành phần là ma sát và sức kháng ở mũi cọc. Người thiết kế thì luôn luôn tận dụng 2 thành phần này. Để tăng lực ma sát thì tăng diện tích tiếp xúc -> tăng đường kính cọc. Để tận dụng sức kháng mũi coc -> tăng đoạn cắm sâu vào đất tốt -> tăng chiều dài cọc. Tóm lại, yếu tố chất lương của cọc là 2 yếu tố to và dài , dẫn đến bài toán to và dài hợp lý. P/s: to mà đủ chất lượng thì thôi không cần cắm sâu vào đất tốt . Dài mà khỏe thì cũng chả cần to.
Roberter
dutrieu Bác Huyhiep lại chọc "tiếng miền trung- MB là chêu" Bạn Thaiduynam rồi
dutrieu
AnthonyGape Em tưởng ma sát âm chỉ xuất hiện ở những lớp đât cọc xuyên qua là đất mới đắp chưa được lu len hoặc các lớp đất chưa cố kết xong chứ bác Còn về tăng chiều dài cọc tôi nghĩ rằng cũng là tăng thêm ma sát hông thôi. Sức chống mũi cọc phụ thuộc vào lớp đất tốt bên dưới thôi cụ thể ở đây là trị số R cường độ tính toán của đất dưới mũi cọc được tra theo tiêu chuẩn, hoặc trị số SPT của lớp đất này (càng lớn càng tốt). Tóm lại là vẫn phải đợi vào kết quả nén tĩnh. Cứ cho là kết quả nén tĩnh đạt được sức chịu tải theo ý đồ đi, nhưng mũi cọc vẫn cắm xuống bùn ý tôi là đang hỏi chỗ đó. Nhưng bác Badinhtan bảo là chưa chắc thỏa mãn lún thì tôi biết vậy. Cảm ơn các bác nhiều.
AnthonyGape
AnthonyGape Em đâu có biết tiếng miền trung. Ghi nhớ theo kiểu trên thì chắc dễ hơn phải không ạ. Nói chung, đã là cọc thì tính toán như nhau, các bác tự tính ra sức chịu tải cọc... của tôi đi để lấy vợ có cân nặng hợp lý >
AnthonyGape
opera
Bác huyhiep có thể nói rõ cho tôi biết vì sao cọc cắm vào bùn lại gây ra ma sát âm không ạ. Tôi xin cảm ơn.
opera
DanielEi Cái này bạn tham khảo cuốn cẩm nang địa kỹ thuật: Bài số 8, có tài liệu: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=40403 P/s: mấy bài trên chỉ viết chơi chơi thôi. Còn cụ thể từng trường hợp phải đọc sách và tính toán mới kết luận được.
DanielEi
ao anh xa Câu này của bạn rơi vào trường hợp cuộn giấy vệ sinh đứng trên lớp bùn rồi Vì ứng suất tại mũi cọc là có (sau khi đã bị giảm bớt bởi lực ma sát thành cọc trên các lớp ở trên), do đó tính lún cho móng cọc thường qui về tính cho móng nông; bằng cách tính ứng suất ở mũi cọc và giải bài toán lún với tải trọng là cái ứng suất đầu cọc và tính chất của lớp đất ở dưới đầu cọc. Nếu mà cái cọc cắm vào lớp bùn vẫn thỏa mãn đk chịu tải- biến dạng, có nghĩa là ứng suất trên đầu cọc xấp xỉ =0 , có nghĩa là cọc không cần dài đến lớp bùn, lãng phí. P/s: móng cọc vẫn phải tính theo 2 điều kiện: sức chịu tải và biến dạng cho phép như móng nông.
ao anh xa
lightzar Bạn gặp thầy củ chuối rồi. Chẳng có gì phải băn khoăn cả! Đất yếu là đất mà dưới tải trọng muốn thiết kế người ta không thể làm móng mà không dùng các giải pháp xử lý. Nếu thiết kế để chỉ cho cuộn giấy vệ sinh nó đứng thì đất đó chả có gì là yếu cả
lightzar
Robertol từ hôm ấy tôi bỏ hẳn cái lớp đấy,đơn giản e chỉ là thằng đi học ké để lấy thêm kiến thức,nhưng kiến thức không thêm được nên đơn giản là chạy kiếm thầy khác thôi
Robertol
Stephenon Em thì thấy ông thầy này cũng ko đến nổi củ chuối. Khi tôi là một người khảo sát, tôi ko biết công trình bác định làm có tải thế nào nhưng khi kết quả thí nghiệm cho E<= 5Mpa thì tôi gọi nó là đất yếu. Cơ sở nào để lấy 5Mpa thì tôi chịu, mong các bác giải thích với. Còn khi bác thiết kế cho nhà 10 tầng trên nền đất yếu này thì bác phải xử lý cái "yếu" đó vì nó ko chịu được tải của nhà. Còn khi bác đặt tải là cuộn giấy vệ sinh thì bác chẳng cần phải xử lý cái "yếu" vì so với cái cuộn giấy này thì nền đất yếu lại khỏe hơn. Ko biết ý kiến của các bác thế nào ạ>>>
Stephenon
thanhthanh
Sách hay tiêu chuẩn nào đưa ra các chỉ tiêu của đất yếu vậy mọi người. Tôi thấy mấy diễn đàn nói đất yếu là : độ sệt B > 1, rồi là ĐỘ bão hòa G >0.8. Rồi là Cường độ chịu tải 0.5 -1 kG/cm2. Rồi mà hệ số nén lún a>0.1 cm2/ kG.......... Trong tiêu chuẩn về nền móng cơ đất có không mọi người.
thanhthanh
KennethOt Đất yếu là yếu so với tổng thể bài toán. Tính lún tức thời,lún cố kết, hay thêm từ biến cho nó oách; cái nền nó không chịu được, dẫn đến phá hoại công trình thì phải xử lý. Các thông số nêu chỉ có tính tương đối. Ví dụ cũng cái đất yếu đó nếu xây công trình 5-7 tầng bên trên thì khác- phải xử lý nền, nhưng cũng cái đất ấy mấy bác nông dân quật đất lên chờ khô đất, dựng mấy cái phên thành nhà thì chả phải xử lý cái mô gì . Thế nên tiêu chuẩn thì cũng chỉ nêu ra đó thôi để mà áng chừng. Mọi việc làm đều do kỹ sư thiết kế quyết định tương ứng với cái sơ đồ cụ thể, trường hợp cụ thể. Có chỉ dẫn cụ thể rồi, rành rọt rồi thì chắc chả cần ông thiết kế làm cái gì.
KennethOt
thanhvu
Lượn mấy vòng diễn đàn về chủ đề này, Tôi mới thấy vỡ ra nhiều điều. Nhưng một phần mới là sinh viên đang làm đồ án. Chỉ biết vin vô mấy con số đó, và sách đang dùng thôi. Điều anh HuyHiep nói tôi thấy rất thực tế. hê hê
thanhvu
terrydoa Bạn lượn chưa kỹ rồi, điều này rất nhiều người trong diễn đàn này nói, nói từ rất lâu rồi .
terrydoa
JacimtoCogy Các sách về nền móng đều có định nghĩa về đất yếu và các đặc điểm của đất yếu. Ý của thầy là đất thật sự yếu (bùn, sét chảy...) tức là với tải trọng bé vẫn phải xử lý nền. (bé ở đây ko đến mức như cái nhà tranh, cái lều hay cuộn giấy vệ sinh...). Ý của bạn cũng đúng: tải trọng công trình có liên quan đến đất yếu hay tốt, đất có thể yếu với công trình này nhưng có thể tốt với công trình khác. Nhưng câu này thường được áp dụng cho đất trung bình hơn. Có thể đôi lúc thầy nói chưa chuẩn lắm, nhưng thầy dạy thì bạn cứ nên học, cứ học những cái mà bạn cho là đúng.
JacimtoCogy
hyutars
Em chào các anh(chị) làm ơn trả lời giúp e câu này với. " dựa vào đâu để đánh giá đất tốt hay không tốt?" e cảm ơn!
hyutars
thanhthuonghm Dựa vào chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu cơ lý, cường độ, tải trọng công trình...
thanhthuonghm

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       Cọc đất xi măng!!!!    (có 32 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang    (có 80 câu trả lời)
       Xử lí đất yếu bằng cọc cát    (có 19 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top