Hỏi đáp / Gia cố nền đất
|
|
|
Gia cố móng trên đất đắp - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Gia cố móng trên đất đắp
Xin nhờ các bậc tiền bối và các sư huynh đệ đồng môn cho ý kiến chỉ giáo :
Hiện tôi đang giám sát một công trình có móng trên nền đất đắp bị sự cố lún không đều làm nứt tường bao mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục sự cố.
Sơ bộ công trình như sau : Nhà công nghiệp 1 tầng - 1 nhịp - Toàn bộ gồm 6 gian (Khung thép tiền chế - bước cột 6m - nhịp 18m - chiều cao đầu cột 7,5 m, chiều cao đỉnh mái 9,5m, có cửa trời, có cầu trục 3 tấn) xung quanh bao che bằng tường gạch đặc dày 220 cao 6m, đầu hồi tường gạch đặc dày 220 cao đến đỉnh mái - 9,5m (Không bổ trụ gạch mà chỉ có hai cột BTCT 220x220 nằm trong tường)
Phần móng khung - Móng độc lập (BTCT 250#- diện tích đáy móng 2000 x 2800) - tường bao xây trên dầm móng (Tất nhiên là dầm móng truyền tải vào móng cột rồi) - Độ sâu chôn móng 1,5m (So với cốt san gạt) - Toàn bộ khu vực là nền đất đắp - chiều sâu lớp đất đắp 4m (Lớp đất đắp là đất đồi - không có số liệu khảo sát)
Ngay sau khi xây tường bao gặp ngày mưa to gây ra hiện tượng nứt tường do móng cột lún không đều (vết nứt chủ yếu ở tường hồi và tường dọc cạnh đầu hồi nhà - vết nứt có chiều thẳng đứng và to dần lên phía trên)
Theo tôi lỗi là do thiết kế (Thiết kế móng không có số liệu lớp đất đắp và thiết kế tường bao không theo tuân thủ TCVN 5573 - 1991 - kết cấu gạch đá)
Nhưng vấn đề cần ngay ở đây là phải tìm được phương án sử lý hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất - Do vậy mong mọi người hãy giúp tôi.
Kính mong các bậc tiền bối và các sư huynh đệ đồng môn chỉ giáo sớm vì công trình sắp phải đưa vào sử dụng !!!!!
Xin chân thành cám ơn trước.
Có 17 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
Mọi người không có ý kiến gì sao ?
|
Alegowasea |
|
|
Công trình bạn đang nói là ở đâu vậy.
Nếu đã là đất đắp đồi thì chẳng bao giờ người ta xây trên móng ngay tại lớp đất đó cả. Bởi vì đất đắp đâu đã kịp tái sinh sức chống cắt của nó.Hiện tượng nứt trên có thể là do lớp đất đắp khi mưa đên bị trương nở không đều vì vậy làm công trình bị nứt.
Vấn đề này phải nhờ các thầy bên trường xây dựng chuyên gia xử lý cái món này mới được. Mặt khác giá xử lý cũng rất cao đó. Hoặc là xây lại chăng?
|
con voi con |
|
|
Cám ơn bạn TRANLY. Bọn tôi cũng đã mời các thầy ở ĐHXD và đang được tư vấn chọn một trong hai cách sau : Bơm phun vữa XM áp suất cao để gia cố nền - Hoặc dùng phương pháp cọc XM + Đất xung quanh móng cột.(Xem ra có vẻ thiên về lý thuyết quá !!!)
Cả hai phương pháp này mất nhiều thời gian và chi phí (Để khảo sát lại lớp đất nền, tính toán, lập bản vẽ và dự toán, thuê đơn vị chuyên ngành thực hiện gia cố nền xong mới hoàn thiện phần còn lại của công trình thì đến tết tây đen mới đưa công trình vào sử dụng được).
Có lẽ theo cách của Bạn (Tuy là nói đùa) - Tháo khung, mái , thi công lại móng cột trên cọc BTCT lại nhanh và hiệu quả hơn (Tất nhiên là phải tịch tiến công trình đi một khoảng cách nào đó để khỏi phải phá dỡ móng cũ)
Còn nữa. Qua đây mới biết trình độ của tư vấn thiết kế trong thời đại hiện nay vẫn còn nhiều người làm ăn theo kiểu : Điếc không sợ súng. Cơ quan thẩm định thì : Đóng dấu ăn tiền, sống chết mặc bay.
Than ôi : Xem ra chỉ tại Vua Hùng !!!
|
hyutars |
|
|
Công trình hư hỏng ngay trong giai đoạn thi công, hay ngay sau bàn giao sử dụng xảy ra cũng nhiêu. Theo các công trình (vốn ngân sách)tôi đã gặp thì hầu như thiết kế , thẩm tra cũng chẳng băn khoăn gì vì cuối cùng chủ đầu tư phải thêm tiền để giải quyêt. Còn mổ xẻ ra lổi tại ai thì họp tới tết Cônggô cũng không có kết quả.
Về công trình của bạn: đất san nền mới thi công xong mà đã xây dựng công trình thì chỉ có kỷ sư liều mới triển khai. Vì thời gian > 5 năm đất mới ổn định ( đất cấp phối), do đó dù tính toán cẩn thận công trình của bạn vẫn tự lún không kiểm soát đươc. Do đó nếu có cải tạo thì đất sau cải tạo đã ổn định chưa, theo tôi là chưa. Vậy tức là công trình vẫn lún.
Do đó giải pháp cho vấn đề này thế nào. Có lẽ phải giảm tải cho nền bằng cách tăng thêm diện tích móng , tăng cường các giằng để chống lún lêch.
Lưu ý nếu nhà xưởng này có móng máy thì bạn phải cẩn thân.
Nếu bạn đã có giải pháp hay thì cũng đề nghị post lên để anh tôi tham khảo.
|
mtv_0201 |
|
|
Bác không đưa số liệu về chiều cao móng nên giả sử tạm nó cao chừng 1 m ! Tức là nó còn 0.5 m đất lấp ta có thế ép cọc bổ xung quanh móng (Số lượng cọc ép bổ xung thì tuỳ theo) và đặt một dầm gánh kích thước đủ lớn để liên kết với móng lại có thế phải phá móng ra một chút để lấy thép chủ ! Như vậy nội lực sẽ được truyền bớt sang cọc. Trước tôi cũng gặp một con tương tự đến bây gời vẫn ổn cả !
|
Robertgomo |
|
|
|
Tôi cũng nghĩ như bạn THANGCOI nhưng mấy ông thầy giáo ở trường DHXD tư vấn nên dùng PP Trụ Đất+XM (Hiện đang ngâm cứu).
Tôi đã xem phương pháp gia cố trụ (cọc) đất+XM trong KETCAU.COM và Nhận thấy PP này không phù hợp.
Cám ơn các bạn Đồng môn đã chỉ giáo.
|
thanhvu |
|
|
Câu này nghe hay hay.
Cách của thangcoi không phải là ko được đâu. Cấu tạo móng đơn dưới cột của nhà CN thường có một cái trụ cao đến cốt 0.00 và chân cột thì đặt trên trụ. Bác thử nghiên cứu xem có thể đục xuyên qua cái trụ ấy để thiết kế một cái "đòn gánh" được không, 2 đầu đòn gánh là các cụm cọc ( số lượng tùy theo tải trọng truyền xuống ). Đấy cũng là một hướng khả thi đấy bác ạ.
|
DanielEi |
|
|
vẫn xây móng trên nền đất đắp được, đất đồi cũng có nhiều loại khác nhau, có loại khi gặp nước trương nở gây lún, cái này tôi nghĩ lo lỗi khảo sát và thiết kế chưa kỹ
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Khi thiết kế, điều kiện bắt buộc phải có là khảo sát địa chất, thì mới có phương án kinh tế và an toàn. Các bác đang bốc thuốc từ xa , không cần triệu chứng lâm sàn thì làm sao khả thi được. Phương án gì củng phải tinh toán, nếu không có số liệu địa chất thì tính thế nào.
Do đó điều đầu tiên: phải có khảo sát địa chất
Nếu không chấp nhận lún thì móng phải dùng cọc để truyền tải xuống lớp cứng ( có lẻ không kinh tế vì cọc sẽ sâu do các khu san lấp thường là nền yếu)
Nếu chấp nhận lún (<8cm) thì giảm tải cho móng chính ( đã thi công) bằng các móng phụ ( móng bổ sung) hay dùng các biện pháp cải tạo nền.
Do đó cần nghiên cứu nền trước để có biện pháp khả thi.
Bac TVD nên post tiến trình xử lý dự án để anh tôi học hỏi , rút kinh nghiêm.
|
Renatosymn |
|
|
Thiết kế không có khảo sát địa chất là rất nguy hiểm. Bây giờ mà gia cốt đất nền hay dùng biện pháp gì mà không có thông số địa chất thì các phương pháp đó có an toang không.
Tầng đất đấp là 4m, bạn đào móng xuống 1,5m và dưới tầng đất đắp đó là một lớp bùn dày >5m thì thì hiện tượng lún như bạn nói là điều phải xảy ra. chiều dày lớp đất đắp dưới móng công trình là 3,5m thì có chịu được tải trọng không.
Theo tôi ban nên khảo sát địa chất rồi mới tìm cách xử lý. Vì trước đây tôi đã gặp trường hợp này rồi. Sau một trận mưu thì tất cả các tường đều bị nứt.
Ban nên xem xet.
|
Robertbura |
|
|
Bạn có thể nói rỏ hơn về trường hợp CT của bạn và cách xử lý không?
|
Happyspringla2007 |
|
|
Theo ý kiến của tôi thi tôi không nên dục cái trụ cao (em hay gọi là cổ ngỗng) ấy ra đâu anh Hải ạ. Vì bản thân móng khi tôi gia cố đã phải mang tải trọng của bản thân khối lưưọng thép bên trên rồi ! Khi tôi đục cái cổ ngỗng ấy có thể làm cho kết cấu bên trên sụp xuống không an toàn ! Nếu tôi chì khoan mấy lỗ nhỏ để đưa thép qua thì không đủ chịu lực ! Nên theo ý kiến của tôi tôi phá phần hai bên trên móng vị trí khi thiết kế là không có lực tác dụng để lấy thép chủ lớp trên, phi thêm thép của "đòn gánh" vào để chịu bớt lực của móng đơn đi !
Đối với các bác thi công thì công trình mà càng dây dưa mất thời gian thì càng tốn kém !
Ý kiến của bác thế nào ạ !
|
Vimcentcow |
|
|
Cũng được, nhưng theo anh đã dùng cọc thì nên coi như bỏ cái móng đơn đi thôi. Lực dọc chân cột của loại này có đáng bao nhiêu đâu. Hơn nữa nhà lại có cầu trục, lún lệch phải được khống chế kỹ hơn.
|
profil7 |
|
|
Cám ơn các Bạn đã quan tâm !
Mấy ông Thầy ở ĐHXD đã tư vấn cho bịn tôi nên dùng Phương pháp khoan thủng đáy móng đơn (Phi 180) và dùng cọc XM+ đất để gia cố. Theo tôi cọc XM+đất sẽ không phù hợp với móng chịu tải trọng lệch tâm (Khung có cầu trục và chịu tải trọng gió) Mặt khác phần đầu cọc XM+đất có chọc thủng đáy móng khi chịu tải hay không (Nếu có thì cọc chẳng có tác dụng gì)
Nhờ các bạn xem xét và cho ý kiến hộ nhé. Cám ơn.
|
tieu sao |
|
|
Cọc XM - đất chỉ có tác dụng gia cố nền thôi bác ơi, nó không giống cọc BTCT đâu mà bác lo nó chọc thủng hay chịu tải lệch tâm. Bác cứ tưởng tượng rằng cọc XM - đất cũng là một loại "đất" mà thôi.
|
RaymondEr |
|
|
Bác có thể đến Trung tâm Nghiên cứu Địa kỹ thuật, phòng 205-C5 Đại học Bách khoa Hà nội, nhờ phó giám đốc trung tâm chuyên gia về nền móng và địa chất nhờ tư vấn giúp, tôi nghĩ sẽ là được.
Bác có thể nói rõ nền đất đắp của công trình xây dựng là đất loại gì, ở đâu cụ thể như thế nào thì mới biết chắc hiệu quả của phương pháp trụ Xm+Đất.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang
(có 22 câu trả lời)
|
giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên
(có 5 câu trả lời)
|
Khái niệm peak angle of friction
(có 9 câu trả lời)
|
độ cố kết
(có 6 câu trả lời)
|
Đắp nền đất yếu theo giai đoạn
(có 27 câu trả lời)
|
Cọc xiên?
(có 8 câu trả lời)
|
Kết cấu của đất
(có 13 câu trả lời)
|
gia cố nền bị đẩy nổi
(có 7 câu trả lời)
|
Gia cố nền bằng cột xi măng đất tại Việt nam
(có 20 câu trả lời)
|
Em cần một số giáo trình tham khảo một số giáo trình tham khảo về cơ đất bao gồm cả ĐA nền móng
(có 17 câu trả lời)
|
Phụ gia Sikafume dùng cho Cọc xi măng đất
(có 5 câu trả lời)
|
Sự khác nhau giữa cọc cát và giếng cát
(có 11 câu trả lời)
|
Địa chất
(có 12 câu trả lời)
|
Công nghệ Neoweb xử lý nền đất yếu!
(có 5 câu trả lời)
|
xử lý lún của nhà
(có 32 câu trả lời)
|
xỷ lý nền đất băn phương pháp gia tải trước
(có 6 câu trả lời)
|
Hiện tượng hóa lỏng do động đất của đập vật liệu địa phương.
(có 7 câu trả lời)
|
Tinh lun nen dat yeu
(có 5 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán hệ số cố kết ngang Ch bằng CPTU !!!
(có 32 câu trả lời)
|
Công thức Debeer tính lún tức thời cho đất loại cát.
(có 5 câu trả lời)
|
Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?
(có 374 câu trả lời)
|
Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất
(có 9 câu trả lời)
|
lún từ biến nền đất yếu
(có 91 câu trả lời)
|
Cọc giảm lún?
(có 12 câu trả lời)
|
Cọc Xi Măng đất Dsmc?
(có 20 câu trả lời)
|
Biểu đồ đường cong thành phần hạt.
(có 21 câu trả lời)
|
Cát ở đệm cát bị xói ngầm
(có 5 câu trả lời)
|
[Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.
(có 16 câu trả lời)
|
Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?
(có 29 câu trả lời)
|
Ý nghĩa phân tích drain và undrained?
(có 129 câu trả lời)
|
Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?
(có 6 câu trả lời)
|
Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp
(có 24 câu trả lời)
|
Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!
(có 10 câu trả lời)
|
Khi nào dùng giếng cát, cọc cát
(có 11 câu trả lời)
|
Xử lý nền bằng bao đất
(có 24 câu trả lời)
|
Xử lí đất yếu bằng cọc cát
(có 19 câu trả lời)
|
Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang
(có 80 câu trả lời)
|
Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".
(có 22 câu trả lời)
|
Làm móng thủy đình
(có 7 câu trả lời)
|
Đánh giá độ bền của nền đất yếu?
(có 9 câu trả lời)
|
giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên
(có 10 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp
(có 5 câu trả lời)
|
Gia cố móng trên đất đắp
(có 17 câu trả lời)
|
SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang
(có 22 câu trả lời)
|
giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên
(có 5 câu trả lời)
|
Khái niệm peak angle of friction
(có 9 câu trả lời)
|
độ cố kết
(có 6 câu trả lời)
|
Đắp nền đất yếu theo giai đoạn
(có 27 câu trả lời)
|
Cọc xiên?
(có 8 câu trả lời)
|
Kết cấu của đất
(có 13 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|