Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp

     Chào các bậc tiền bối, tôi đang thi công xử lý nền đường đắp trên đất yếu có xử lý bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật gia cường 3~4 lớp kết hợp với vải địa kỹ thuật ngăn cách. tìm kiếm trên diễn đàn nhưng thấy ít bàn luận về trình tự thi công, các yêu cầu kỹ thuật thi công xử lý cho loại này. Xin được mở ra chủ đề này mong anh tôi thảo luận thêm. Theo như file đính kèm của dự án e đang làm, thì e đang băn khoăn về cách thức bố trí vải địa kỹ thuật của đơn vị thiết kế như trong bản vẽ có hợp lý không? Cụ thể là tất cả các lớp vải ĐKT được bố trí ở trong lớp cát hạt mịn có hợp lý không? lớp vải ĐKT gia cường dưới cùng lại được lắp đặt cùng với vải ĐKT ngăn cách. Trong khi tiêu chuẩn 22TCN 248-98 lại yêu cầu vật liệu đắp giữa 2 lớp vải đầu tiên phải dùng cát hạt trung. Rất mong các anh tôi đã có kinh nghiệm thi công hay thiết kế loại này cho ý kiến.
Có 24 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
kiwisoda Vị trí của lớp vải địa kỹ thuật phải phù hợp với nhiệm vụ của nó. Bạn thử xem lại nhiệm vụ của lớp vải địa kỹ thuật trong công trình của bạn có giống với nhiệm vụ của nó trong 22TCN 248-98 hay không ???
kiwisoda
Stevennefs
Cảm ơn a Ngoc_IBST đã sớm trả lời, trong bản vẽ đính kèm, là bản vẽ của dự án, có hai loại vải ĐKT có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Một lớp vải ĐKT ngăn cách (12kN/m2) với chức năng ngăn cách lớp đất yếu phía dưới và lớp đất đắp nền đường phía trên, còn tiếp theo 4 lớp vải ĐKT gia cường tham gia với chức năng gia cường cho nền đất đắp, tham gia vào tính ổn định của nền đất đắp. Trong 22TCN 248-98 cũng chỉ nêu là khoảng cách giữa 2 lớp gia cường tối thiểu 0.3m và vật liệu đắp giữa 2 lớp vải đầu tiên là cát hạt trung. Còn phần tính toán trong 22TCN 248-98 cũng chỉ đưa ra cách tính cường độ chịu kéo lớn nhất của vải ĐKT Nmax dựa trên tính ổn định của nền đường. Vì thế việc tôi đang băn khoăn đó là cách bố trí vải địa hiện tại như trong bản vẽ đính kèm có hợp lý không, vì cũng chưa có công trình tương tự để tham khảo. Mặt khác yêu cầu cát đắp trong 22TCN 248-98 là cát hạt trung cũng khác với yêu cầu trong bản vẽ. Mong sự góp ý của anh Ngoc_IBST cũng như các bậc tiền bối.
Stevennefs
ngoduong89
Là vai nhà thầu thi công thì cần tuân thủ đúng quy trình, biện pháp thi công như trong hồ sơ thiết kế. Việc bố trí vải địa loại cát như trong bản vẽ là trách nhiệm của Tư vấn thiết kế dựa trên kết quả tính toán. Tuy nhiên, để có thể triển khai thi công đại trà thì cần phải làm thử đúng quy trình biện pháp rồi quan trắc lấy kết quả xử lý, so sánh với hồ sơ tính toán xem có phù hợp không, số liệu quan trắc chưa phù hợp thì báo TVGS và TVTK để xử lý. Mấy cái này trong hồ sơ mời thầu có chứ nị?
ngoduong89
Enriquecem
Tất các các vấn đề quan trắc, khảo sát thì có hết rồi, giờ là lúc triển khai bản vẽ thi công, biện pháp thi công. Vấn đề e đưa ra ở đây là tính hợp lý trong việc bố trí các lớp vải ĐKT và thi công xử lý đất yếu tổng thể như trong bản vẽ đính kèm. Thực tế liên quan đến bố trí vái ĐKT 1 lớp ngăn cách + 4 lớp gia cường, trong bản vẽ thiết kế cơ sở phía đơn vị thiết kế chỉ nói chung chung là có 4 lớp, trong bản vẽ thì chỉ thể hiện một lớp ở dưới đáy nền đắp nghĩa là 5 lớp vải ĐKT chồng lền nhau. Sau đó bên e thi công hỏi họ cách bố trí thì họ gửi lại bản vẽ như đính kèm ở trên. Bây giờ bên e phải triển khai bản vẽ thi công cũng như biện pháp thi công, chính vì thế nên muốn tham khảo ý kiến của các anh em, những người đã có kinh nghiệm về vấn đề tương tự.
Enriquecem
mucangchai
Bạn nói đã quan trắc là quan trắc cái gì? Tính hợp lý trong việc bố trí là trách nhiệm của Tư vấn thiết kế trên cơ sở tính toán của họ, họ phải cung cấp Bản vẽ và Thuyết minh biện pháp thi công định hướng trong hồ sơ chứ.
mucangchai
AlbertgeK Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
AlbertgeK Đỏ: bạn vừa được thiết kế vừa được thi công à? Tôi chưa hiểu lắm, bạn đang lăn tăn cái vải ngăn cách nó nằm sát mông lớp vải chịu lực dưới cùng có hợp lý hay không, đúng không?
AlbertgeK
hyutars
Đúng vậy cmengenie, bên tôi có đơn vị thiết kế, nhưng bản vẽ thiết kế ban đầu của họ không được rõ ràng cho công tác thi công, nên đơn vị thi công phải triển khai bản vẽ thi công và làm biện pháp thi công và cũng muốn tham khảo xem ở các dự án khác triển khai như thế nào. Cái bản vẽ đính kèm ở trên là bên đơn vị thiết kế hướng dẫn như vậy vì thực sự trong tính toán vải địa cũng không rõ ràng, họ chỉ đưa ra kết quả cường độ vải địa gia cường là 150kN/m, và rồi kết luận dùng loại 200kN. Như trên tôi đã nói rõ, là đang băn khoăn và muốn thảo luận về cách bố trí lớp vải ĐKT gia cường: 1. Lớp vải ĐKT gia cường dưới cùng được bố trí sát với lớp vải ĐKT ngăn cách có hợp lý không? 2. Lớp cát đắp trong phạm vi vải ĐKT gia cường là cát hạt mịn trong khi trong 22TCN 248 - 98 thì nói là sử dụng cát hạt trung. Hoanui: Trong báo cáo xử lý nền đất yếu, chỉ nói là bố trí 3~4 lớp và cường độ 200kN/m. Thế nên bây giờ cần phải làm rõ hơn và muốn xem thực tế thi công ở các công trình khác như thế nào. Nếu báo cáo của bên đơn vị thiết kế rõ ràng rồi thì dễ dàng cho đơn vị thi công quá, và cũng không có cơ hội thảo luận để hỏi các bậc tiền bối ở đây rồi.
hyutars
Williamon 1. Có 2 vấn đề cần xem xét: - Về lớp vải phân cách nằm dưới: nó nằm ở đó là hợp lý rồi, dùng để ngăn chặn lớp vật liệu tốt bên trên chìm vào lớp đất xấu bên dưới, đảm bảo tác dụng thoát nước. - Về lớp vải địa chịu lực đầu tiên (nằm dưới cùng trong số 4 lớp vải chịu lực, nằm trên lớp vải địa ngăn cách): cần xem xét xem nó nằm ở đó thì có thể dùng cường độ 200kN/m trong tính toán gia cường được không? Vật liệu gia cường này chỉ phát huy được hết tác dụng khi nó bám dính được (bond) với 2 lớp vật liệu tiếp xúc với nó: theo thiết kế thì dưới là vải ngăn cách, trên là cát hạt mịn (248 yêu cầu cái này phải là hạt trung). Tôi nghĩ bạn mà xét kỹ quá như thế thì cần có thí nghiệm về góc ma sát tĩnh của 2 loại vật liệu để đưa ra kết luận so sánh như sau: + vải địa gia cường - vải địa ngăn cách (nằm sát nhau) + vải địa gia cường - lớp backfill đáng lẽ ra nằm giữa vải địa ngăn cách và vải gia cường (tách xa ra như bạn đang lăn tăn). 2. Căn cứ đúng 22TCN 248-98: lớp đầu tiên phân cách phải là cát hạt trung có cấp phối nằm trong củ khoai đã nêu ra tại điểm 2.1.2 của 22TCN 248-98.
Williamon
mucangchai
Nói gì thì nói thì cũng phải có tính toán cụ thể theo yêu cầu sử dụng. Việc bố trí lớp vải địa ngăn cách dưới cùng sát ngay với lớp vải địa gia cường là không hợp lý chút nào. Tại vị trí đó chỉ cần sử dụng lớp vải địa ngăn cách. Tư vấn non tay, sợ chết thì dùng luôn vải địa gia cường (nhưng vẫn cứ lún như thường nếu phương án xử lý không phù hợp, quá trình tính toán chưa đúng, chưa đủ)
mucangchai
Alegowasea Chính xác. Muốn gì cũng phải tính toán. Bạn M. Hung nên thử tính lại xem. Biết đâu, sau khi tính xong lại thấy chỉ cần 1 lớp gia cường thì 3 cái lớp được "bổ sung" thêm đó đặt kiểu gì và vật liệu quanh nó là kiểu gì mà chẳng được. Nếu kết quả tính cho thấy chẳng cần lớp nào thì lại càng ....thoải mái.
Alegowasea
JacimtoCogy
Cảm ơn mọi người, đúng là cũng cần phải có các tính toán cụ thế, tuy nhiên cái bản vẽ các lớp vải địa ở trên là do bên tư vấn thiết kế họ gửi để đơn vị thi công cụ thể hóa bản vẽ thi công cũng như chuẩn bị biện pháp thi công, tuy nhiên tính toán họ cũng chỉ nhờ một đơn vị địa chất khảo sát và tính toán, vì khi đọc bản vẽ họ gửi tôi cũng có thắc mắc nhưng tìm mãi mà không thấy các bác thảo luận vấn đề này ở đâu để tìm hiểu cả. Tôi hỏi bảng tính thì đơn vị TK đưa cho file đính kèm ở đây ah.
JacimtoCogy
tandc128
Đây là tính toán ổn định mái của nền đường thôi. Còn tính toán xử lý lún của nền đường như thế nào với phương án cọc cát 40cm, dài 20m, bước lưới 1,8m x 1,8m. Tính toán này mới là quan trọng.
tandc128
lightzar
Em cũng đã xem phần tính toán lún nền đường, nhưng chưa thấy giúp ích gì trong việc bố trí các lớp vải địa cả. vì bản chất băn khoăn của tôi ở trên đó là bố trí vải địa gia cường có hợp lý không và lớp cát đắp khi so sánh với 22TCN248-98. Tất nhiên là tôi muốn tham khảo ý kiến một cách trực quan dựa trên các công trình thực tế có xử lý tương tự, còn đi sâu tính toán thì bên tôi bản chất là đơn vị thi công giờ mới xử lý kiểu này nên còn lơ tơ mơ. Còn nếu bảng tính xử lý lún có giúp ích được gì cho vấn đề tôi nêu trên thì tôi cũng xin đính kèm đây cho Hoanui và mọi người tham khảo.
lightzar
profilmuoisau16 Việc bố trí các lớp vải địa gia cường theo hình phía trên của Bạn mục đích chính là chống cắt, đảm bảo ổn định trượt cung tròn cho phần nền đường đắp bằng cát đó. Bên cạnh đó nó cũng giúp thêm chút cho việc phân bố đều tải trọng, làm giảm lún không đều. Vì sử dụng cát hạt mịn để đắp (giảm chi phí chăng) nên phải bố trí nhiều lớp vải địa gia cường (nhiều lớp vải địa gia cường thế này có giảm chi phí bằng việc thay bằng cát hạt trung hay không) để đảm bảo điều kiện ổn định. Tuy nhiên nói Tư vấn xem lại lớp vải địa gia cường cuối cùng nằm sát với lớp vải địa phân cách đó, nếu lớp vải địa gia cường cuối cùng có liên quan tới ổn định trượt của nền đường thì giữ lại và bỏ lớp vải địa phân cách đi. Về vấn đề tính lún cố kết bằng cọc cát thì chưa nhận xét được. Tuy nhiên tạm thấy là chưa nói đến chiều cao gia tải. U1 sau 100 ngày mà đã đạt 76%. U2 sau 200 ngày mà đạt 99% thì là quá tài tính. Cái này cần xem xét kỹ đấy.
profilmuoisau16
mucangchai
Chú M.Hung nay dung CSAD bên tôi xin hỏi có bản quyền không nhỉ?
mucangchai
hoangthienthu Theo tôi thì nếu bố trí vải địa kt gia cường như vậy thì khi thi công giếng cát sẽ làm thủng hết vải gia cường. Điều này có vẻ không phù hợp
hoangthienthu
nguyentrungata Các bạn cần chú ý đọc thuyết minh xử lý. Khi nào thì thi công giếng cát, khi nào thì thi công vải địa kỹ thuật. Lúc đó mới kết luận được là cái trình tự thi công đó có phù hợp không. Cứ nhìn vào cái hình tính ổn định rồi chém tá lả như thầy bói mù đi xem voi thì nó kỳ lắm. Nếu bên thiết kế bố trí lớp vải ngăn cách bằng vải cường độ cao thì không hợp lý (cần kiểm tra lại thuyết minh - ở đây tôi nghĩ M.Hùng nhầm đấy). Theo như hình vẽ này thì đây là giai đoạn thi công thứ 2, các lớp vải địa kỹ thuật gia cường sẽ được thi công sau khi cắm giếng cát. Trong quy trình 22TCN248-98 vẫn có những điểm bất hợp lý đó là thay đất yếu = cát hạt trung (tốn kém, giờ chẳng có đơn vị nào thiết kế thế cả) trừ trường hợp đó là lớp đệm cát thoát nước.
nguyentrungata
tandc128 Vải địa kỹ thuật không dệt có cường độ chịu kép đặc trưng >12Kn được áp dụng theo bảng IV-1 22 TCN 262 -2000, link:http://khcn.mt.gov.vn/tieuchuannganh...262_2000p4.pdf là sử dụng cho kết cấu đường tạm cho máy thi công cọc cát, bấc thấm vào thi công không bị lún. Người ta trải một lớp và đắp lớp cát khoảng 50cm trước khi tiến hành thi công xử lý nền. Cái này không có liên quan gì đến tiêu chuẩn 22TCN248-98. Hiện nay vải không dệt có thể áp dụng bản tiêu chuẩn 22TCN-248-08 hoặc ASSHTO M288-98, chọn loại vải phân cách nền đường. Vấn đền dùng vải gia cường bạn nên tham khảo BS 8006 hoặc TCXD 245:2000. Theo tôi nhìn bản vẽ thì với một lớp đất đắp 50cm thì chọn vải 200Kn/m là quá dư. Thực tế như bản vẽ trên nếu xử lý phần cọc cát tốt thì chỉ cần dùng 01 lớp đáy là đủ hoặc không cần dùng cũng chẳng sao. tuy nhiên bản vẽ thiết kế như vậy thì cứ yên tâm mà dùng. Nếu cần tư vấn thì có thể contact với tôi:amshanoi6*
tandc128
viet toan 12
Sorry các bạn. Việc lựa chọn vải địa kỹ thuật không dệt tạm thời cho thiết bị thi công di chuyển vào làm việc tại công trường tuân theo hướng dẫn mới tại quyết định 384/QĐ-BGTVT, mục 4.1.3.1. Các giá trị và phương pháp thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 8871. Các văn bản trên hoàn toàn mới và có tham khảo tài liệu vải địa kỹ thuật trong đường giao thông ASSHTO M288-96. Việc xác định cơ lý của vải theo phương pháp kéo giật chứ không dùng chỉ tiêu cường độ chịu kéo đặc trưng nữa, do vậy giá trị 12Kn cho vải không dệt sẽ có thay đổi cả về giá trị chọn lựa và phương pháp thí nghiệm. Bạn nào nếu chưa cập nhật có thể gửi mail cho tôi: amshanoi6*
viet toan 12
GeraldKr
Xin lỗi mọi người vì hôm nay mới vào tham gia thảo luận được. Sau một thời gian trao đổi với các bên đặc biệt là bên thiết kế, việc bố trí vải địa kỹ thuật và trình tự thi công xử lý đất yếu đã được thống nhất. Vì tôi thấy vấn đề này có vẽ cũng khá mơ hồ đối với nhiều kỹ sư thiết kế lẫn thi công nên tôi xin được tóm tắt trình tự thi công đã được phê duyệt ở dự án tôi đang làm như file đính kèm ở đây, hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người và cũng có thể được thảo luận để mọi người hiểu rõ hơn. Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật gia cường: 200kN/m theo phương dọc, 50kN/m theo phương ngang Vải địa KT ngăn cách: 12kN/m
GeraldKr
tandc128
HungGeoPro6: File CSAD là bên TK gửi, ko fai bọn tôi làm đâu bác àh. phía bên TK thì họ phải có bản quyền chứ
tandc128
profillinkmuoimot11 Sao lại thay lớp cát hạt trung bằng cát hạt mịn vậy bác?
profillinkmuoimot11
suanhadthouse Lớp cát hạt trung có tác dụng là lớp đệm thoát nước dẫn từ các cọc cát lên, sau thời gian gia tải và lớp đất yếu ở dưới đạt độ cố kết thì lớp cát này cũng như cọc cát hết tác dụng.
suanhadthouse

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?    (có 374 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?    (có 374 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top