Hỏi đáp / Gia cố nền đất

Hỏi & đáp trong chuyên mục "Gia cố nền đất"


  giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên

     tôi đang nghiên cứu biện pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi nhằm đảm bảo cảnh quan và môi trường sinh thái , mọi người ai có kinh nghiệm thì giúp với, hiện nay tôi đang nghiên cứu về giải pháp, chưa nghiên cứu sâu về tính toán, mọi người ai có các giải pháp thì đưa lên để tôi tham khảo, càng phong phú càng tốt. Xin cảm ơn
Có 10 câu trả lời. Mời xem!

  Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp

     chào các bác. Tôi là 1 thành viên mới của diễn đàn. hiện nay tôi đang làm 1 đề tài rất cần phần mềm SASPRO ( tính toán xử lý nền đất yếu ) , mong các bác giúp đỡ ,chỉ giùm tôi nơi cung cấp phần mếm ấy. hoặc mọi người ai có thi share hoăc sell cho tôi cũng được. Tôi đang cần rất gấp, mong các bác giúp đỡ Email:     Luyennvopt@yahoo.com[/email] Tel : 0914389123
Có 5 câu trả lời. Mời xem!

  Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?

    Em sắp xây nhà. Nhưng em đi làm cả ngày nên không có thời gian trông coi, giám sát. Vì thế em định thuê trọn gói. Bác nào ở Hải Phòng biết công ty nào xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ thì giới thiệu em. Mà thiết kế nhờ họ làm luôn ạ? Em cám ơn rất nhiều.
Có 32 câu trả lời. Mời xem!

  Gia cố móng trên đất đắp

     Xin nhờ các bậc tiền bối và các sư huynh đệ đồng môn cho ý kiến chỉ giáo : Hiện tôi đang giám sát một công trình có móng trên nền đất đắp bị sự cố lún không đều làm nứt tường bao mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục sự cố. Sơ bộ công trình như sau : Nhà công nghiệp 1 tầng - 1 nhịp - Toàn bộ gồm 6 gian (Khung thép tiền chế - bước cột 6m - nhịp 18m - chiều cao đầu cột 7,5 m, chiều cao đỉnh mái 9,5m, có cửa trời, có cầu trục 3 tấn) xung quanh bao che bằng tường gạch đặc dày 220 cao 6m, đầu hồi tường gạch đặc dày 220 cao đến đỉnh mái - 9,5m (Không bổ trụ gạch mà chỉ có hai cột BTCT 220x220 nằm trong tường) Phần móng khung - Móng độc lập (BTCT 250#- diện tích đáy móng 2000 x 2800) - tường bao xây trên dầm móng (Tất nhiên là dầm móng truyền tải vào móng cột rồi) - Độ sâu chôn móng 1,5m (So với cốt san gạt) - Toàn bộ khu vực là nền đất đắp - chiều sâu lớp đất đắp 4m (Lớp đất đắp là đất đồi - không có số liệu khảo sát) Ngay sau khi xây tường bao gặp ngày mưa to gây ra hiện tượng nứt tường do móng cột lún không đều (vết nứt chủ yếu ở tường hồi và tường dọc cạnh đầu hồi nhà - vết nứt có chiều thẳng đứng và to dần lên phía trên) Theo tôi lỗi là do thiết kế (Thiết kế móng không có số liệu lớp đất đắp và thiết kế tường bao không theo tuân thủ TCVN 5573 - 1991 - kết cấu gạch đá) Nhưng vấn đề cần ngay ở đây là phải tìm được phương án sử lý hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất - Do vậy mong mọi người hãy giúp tôi. Kính mong các bậc tiền bối và các sư huynh đệ đồng môn chỉ giáo sớm vì công trình sắp phải đưa vào sử dụng !!!!! Xin chân thành cám ơn trước.
Có 17 câu trả lời. Mời xem!

  SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang

     Chao cac ban! Toi thay day cung la mot pp hay trong xu ly dat yeu vi pp nay co mot so loi diem la thi cong nhanh, gia thanh re ma van dat yeu cau ve chat luong. Nguyen ly cua pp nay la dung dai bang nam ngang (tam goi the) de dan nuoc ra khoi pham vi nen duong. Ai co tai lieu ve tinh toan thi post len de moi nguoi cung thao luan.
Có 22 câu trả lời. Mời xem!

  giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên

     Chào bạn yenhoangminh, Tôi xin giới thiệu với bạn và các bạn ở diễn đàn tường chắn có cốt công nghệ Tensar, đây là công nghệ sử dụng lưới địa kỹ thuật một chiều (uniaxial geogrid) neo trong đất, với nhiều ứng dụng bề mặt rất đa dạng: 1. Từ dạng dùng ngay chính lưới bó uốn bề mặt ngoài mái ta-luy để cho cỏ mọc tự nhiên che phủ bề mặt, độ dốc ta-luy có thể đạt đến 70 độ theo tôi, đây là giải pháp rất phù hợp mà bạn yenhoangminh đang tìm. 2. Hơn nữa, lưới địa một chiều (uniaxial geogrid) này còn có khả năng kết hợp với các bề mặt khác như panel bê tông, lưới thép, rọ đá, gạch block module... phù hợp với các công trình yêu cầu như gia cố mái dốc, làm bờ kè, đê biển, tường bậc... Ngoài lưới địa kỹ thuật một chiều, còn có lưới kỹ thuật hai chiều (biaxial geogrid) ứng dụng rộng rãi cho ổn định nền móng những nơi đất yếu, móng đường, tăng khả năng chịu tải, kiểm soát lún cục bộ, giải quyết các khó khăn trong thi công công trình đắp trên nền đất yếu. Vải địa kỹ thuật hiện nay rất phổ biến tại Việt nam, và đã có quy trình cụ thể khá lâu. Lưới địa kỹ thuật, tuy đã được các nước khác trên thế giới sử dụng trên 20 năm, nhưng đối với Việt nam, vì vướng chưa có quy trình nên chưa được ứng dụng nhiều và còn tương đối mới mẻ tại Việt nam mặc dù về bề mặt hoặt động (performance), tính năng, độ bền của lưới địa kỹ thuật có nhiều điểm hơn hẳn vải địa kỹ thuật, và trong vài trường hợp, lưới địa kỹ thuật có giá thành rẻ hơn vải địa Gửi kèm là một số hình ảnh để bạn tham khảo, nếu bạn quan tâm, vui lòng liên hệ qua email:     tensarvn@mellian.com hoặc     geogrid@vnn.vn hoặc trên diễn đàn, tôi sẽ gửi brochure tiếng Việt để bạn và các bạn có nhu cầu nghiên cứu thêm. Về tính toán, Tensar sẽ hỗ trợ thiết kế miễn phí cho từng công trình cụ thể tại Việtnam cũng như tại các nước khác. Giải pháp Tensar gia cố tường chắn đất có cốt và xử lý gia cố nền đất yếu hiện nay đang chuẩn bị triển khai ở Việt nam, tôi sẽ cập nhật hình ảnh để các bạn tham khảo khi các công trình khởi công.
Có 5 câu trả lời. Mời xem!

  Khái niệm peak angle of friction

     Xin chào các bác. tôi đọc tài liệu tiếng Anh thấy có 1 khái niệm mà không bít hiểu như thế nào cho đụng. Xin các bác giúp tôi với Chẳng là thế này, khái niệm nó là "PEAK ANGLE OF FricTion". Trong sách không có dđịnh nghĩa.Chứ còn EFFECTIVE thì dễ hiểu rồi. Thông thường thì chúng ta có khái niệm internal of friction là góc ma sát trong. Còn khái niệm "PEAK" thì hơi lạ. Như vậy trong thí nghiệm như cắt phẳng, 3 trục...thì làm sao xác định được góc PEAK ANGLE OF FricTion này. Xin các bác giảng giải giúp tôi với, càng chi tiết càng tốt Còn 1 khái niệm nữa, xin các bác chỉ giúp luôn đó là creep strength. Xin các bác chỉ giáo giúp.
Có 9 câu trả lời. Mời xem!

  độ cố kết

     Em có vấn đề muốn hỏi các anh như sau: khi đắp đất theo giai đoạn, không biết làm sao mà để biết được đất yếu đã cố kết để đắp lớp đất tiếp theo,có phải dựa vào lượng nước cố kết thoát ra hay không? Nếu đúng thì làm sao để xác định lượng nước cố kết thoát ra? Tôi thấy trên diễn đàn đã nhiều lần đăng bài viết về độ cố kết nhưng lần nào tôi load về file cũng bị hỏng( file pdf), anh chị nào có thể up lên file nào tốt hơn không ạ? Cám ơn các anh nhiều!!
Có 6 câu trả lời. Mời xem!

  Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

     Khi sử dụng giải pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thường kết hợp gia tải trước cũng như tính toán nền đất yếu theo giai đoạn. Việc tính toán nền đất yếu theo giai đoạn trên cơ sở lý thuyết tăng sức kháng cắt của đất. Mỗi khi tính toán chiều cao đắp cho giai đoạn sau người ta thường cho tăng góc ma sát trong của đất tăng lên đến 2-3độ từ đó sẽ xác định được độ tăng của lực dính kết C. Cũng có phương pháp tính thì chỉ dựa trên độ tăng của lực dính kết. Tôi cũng đã được nghe rất nhiều người nói về vấn đề này, nhưng cũng không hiểu rõ lắm và tìm sách đọc thì cũng rất khó. Anh chị nào biết rất mong được sự chỉ giáo, đặc biệt là có thể cho biết cơ sở lý luận này xuất phát từ đâu. Thanks.
Có 27 câu trả lời. Mời xem!

  Cọc xiên?

     Hi all! Tui có bài toán khó quá, nhờ các bác có kinh nghiệm giải dùm tui với cảm ơn các bác nhiều ! Nền đường đầu cầu đang khai thác và đang bị lún. Theo số liệu quan trắc lún , mỗi năm lún từ 5-7cm. Nền đắp cao từ 3-4m. Không thể dừng khai thác để xử lý , không thể làm đường tạm vì kinh phí quá tốn kém (vì đây là đường sắt). Lớp đất yếu (bùn hữu cơ) dầy 12-16m nằm bên dưới lớp vỏ dầy 2-3m. Tui định dùng khoan xiên (30-45độ) khoan xiên vào lớp đất nền thiên nhiên phía dưới nền đường. Có thể dùng cọc xi măng đất hoặc cọc vôi. Mục đích là cải tạo một phần đất yếu dưới nền đường. Nếu dùng cọc cát thì chắc là không được vì không có gia tải để đất có kết, các phương án thoát nước thẳng đứng đều không thể làm được. Các bác xem hộ tui nhé. Ai có ý tưởng nào hay thì cho tui biết dùm. Chứ tui cũng chưa dùng cọc xiên bao giờ cả , về các phương pháp tính toán thì càng không. Gấp....gấp. ! Một lần nữa cảm ơn các bác nhiều!
Có 8 câu trả lời. Mời xem!

  Kết cấu của đất

     Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt của đất là kết cấu của đất? vậy thế nào là kết cấu của đất và nó ảnh hưởng đến độ chặt của đất như thế nào? Mong các bác giải thích hộ em. Thanks các bác nhìu...!
Có 13 câu trả lời. Mời xem!

  gia cố nền bị đẩy nổi

     Em gởi ban quản trị mạng. Em đang thi công sửa chữa 1 tầng hầm bị nước đẩy nổi cao lên so với lúc đầu 1 khoảng 0.5m. Yêu cầu bây giờ là làm đầy lại khoảng hở đó và làm sao kiểm tra được kết quả. Mong mọi người chỉ giáo.
Có 7 câu trả lời. Mời xem!

  Gia cố nền bằng cột xi măng đất tại Việt nam

     Một số hình ảnh và kết qủa thí nghiệm trong phòng để tính toán cột xi măng đất-->thiết kế-->thi công --> thí nghiệm-->kiểm tra-->thi công đại trà
Có 20 câu trả lời. Mời xem!

  Em cần một số giáo trình tham khảo một số giáo trình tham khảo về cơ đất bao gồm cả ĐA nền móng

     ai có tài liệu gửi cho tôi ít chủ yếu là phần cơ đất Ý
Có 17 câu trả lời. Mời xem!

  Phụ gia Sikafume dùng cho Cọc xi măng đất

     Chào cả nhà Hiện nay tôi đang thử trộn phụ gia Silikafume cho mẫu Xi măng đất trong phòng. với hàm lượng xi 220Kg/m3 đất tự nhiên. W/C=0.7, phụ gia sikafume 0%, 1%, 3%, 5% so với KL xi măng. dưỡng hộ trong môi trường Đất, NaCl 2.5;5%, nước máy. Kết quả thí nghiệm như sau: (file đính kèm)     >     >     >     > Kết quả sau 60 ngày cho thấy sử dụng silika fume 1% Qu tăng đáng kể. Nhờ các Chú/ Anh/ Chị cho ý kiến: 1.Về lâu dài (sau vài năm) việc dùng sịkafume có hiệu quả không? vì nếu không dùng sikafume thì phản ứng Pozzolanic giữa Ca(OH)2 và khoáng vật sét vẫn tự xảy ra theo thời gian. 2.Tại sao khi dùng sikafume > 1% thì cường độ tăng không đáng kể so với 0%. Cảm ơn cácCô Chú Anh Chị đã quan tâm giúp đỡ
Có 5 câu trả lời. Mời xem!

  Sự khác nhau giữa cọc cát và giếng cát

     Có ai biết sự khác nhau giữa cọc cát và giếng cát. Về Tính toán và thi công.
Có 11 câu trả lời. Mời xem!

  Địa chất

     Cho tôi hỏi, trong báo cáo địa chất, người ta khoan 3 trụ địa chất thì tôi lấy mẫu địa chất nào để tính móng. .Chiều dày các lớp đất ở mỗi trụ là khác nhau.
Có 12 câu trả lời. Mời xem!

  Công nghệ Neoweb xử lý nền đất yếu!

     Ứng dụng công nghệ Neoweb xử lý nền đất yếu
Có 5 câu trả lời. Mời xem!

  xử lý lún của nhà

     chào các bác ! các bác cho tôi hỏi tôi đang gặp trường hợp nhà thi công xong phần thô rồi nhưng bị lún (nhà 3,5 tầng) vậy có cách nào để xử lý chống lún ko ? ngày trước thiết kế còn có bậc tam cấp nhưng bây giờ lún nên cốt nhà bằng cốt đường > chả phải xây bậc tam cấp nữa mong các bác chỉ bảo giúp tôi với thanks các bác nhiều
Có 32 câu trả lời. Mời xem!

  xỷ lý nền đất băn phương pháp gia tải trước

     mấy anh giải thích giúp tôi về vấn đề này với. tôi là sinh viên nên chưa hiểu lắm... chân thành cảm ơn
Có 6 câu trả lời. Mời xem!

  Hiện tượng hóa lỏng do động đất của đập vật liệu địa phương.

     Thưa các anh chị! Em hiện là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Thủy Lợi. Bây giờ tôi cùng 1 nhóm bạn đang nghiên cứu về đề tài Hóa lỏng. đây là 1 đề tài khá mới nên cũng chưa có nhiều tài liệu tham khảo hay các số liệu gì nhiều, tôi gửi bài viết này mong các anh chị bằng kiến thức và kinh nghiệm có thể chia sẻ với tôi đôi điều được không ạ? Em cám ơn nhiều ạ.
Có 7 câu trả lời. Mời xem!

  Tinh lun nen dat yeu

     Xin kính chào các chuyên gia E có một vấn đề xin nhờ các chuyên gia giải thích hộ Khi tính lún Theo tiêu chuẩn 262-2000 thì ứng suất tiền cố kết được tra theo biểu đồ e~log P.vậy 1. ứng suất tiền cố kết có phụ thuộc vào chiều sâu hay ko? Nếu có thì biểu đồ hay biểu thức quan hệ thế nào? 2.Tại sao độ lún cố kết của nền sau khi được gia cố phải giảm dần theo chiều sâu?tại sao lại tăng Xin trân thành cảm ơn sự cộng tác của các chuyên gia sau đây là tôi gui bảng tính của em liên hệ Nguyễn kiên giang:0975434142 email:     nguyenkiengiang2116*
Có 5 câu trả lời. Mời xem!

  Cách tính toán toán hệ số cố kết ngang Ch bằng CPTU !!!

     Chào cả nhà, thấy 4r vắng lặng quá nên làm 1 vụ chơi Dạo trước trong diễn đàn có bác hieunghi (có lẽ anh Nghị bên TEDI) đề xuất tính Ch bằng CPTU. Tôi cũng góp vài ý kiến:
  • Tính theo thi nghiệm cố kết truyền thống : sai quá nhiều
  • Tính theo thí nghiệm cố kết nhưng có đá thấm (bác Oanh từng nói trong topic nào tôi wên mất), theo tôi việc dùng đá thấm sẽ làm xáo động mẫu.
  • Topic này tôi xin mời các bác bàn luận về các tính theo thí nghiệm hiện trường CPTU có đo tiêu tán. Theo tôi, đây là 1 pp khá ok
     Ch=T* x r^2 x Ir/ T50
Ngoại trừ phải công nhận tiêu tán của u là tiêu tán theo phương ngang hoàn toàn. Thanks, xin anh tôi cho ý kiến, ưu nhược điểm của các cách đó và nếu có, xin 1 cách khác của cao thủ.
Có 32 câu trả lời. Mời xem!
 Trang đầu  1  2  3  4 ... Trang cuối 
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực Gia cố nền đất



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top