Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Đắp nền đất yếu theo giai đoạn - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

     Khi sử dụng giải pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thường kết hợp gia tải trước cũng như tính toán nền đất yếu theo giai đoạn. Việc tính toán nền đất yếu theo giai đoạn trên cơ sở lý thuyết tăng sức kháng cắt của đất. Mỗi khi tính toán chiều cao đắp cho giai đoạn sau người ta thường cho tăng góc ma sát trong của đất tăng lên đến 2-3độ từ đó sẽ xác định được độ tăng của lực dính kết C. Cũng có phương pháp tính thì chỉ dựa trên độ tăng của lực dính kết. Tôi cũng đã được nghe rất nhiều người nói về vấn đề này, nhưng cũng không hiểu rõ lắm và tìm sách đọc thì cũng rất khó. Anh chị nào biết rất mong được sự chỉ giáo, đặc biệt là có thể cho biết cơ sở lý luận này xuất phát từ đâu. Thanks.
Có 27 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
opera
Bấc thấm + gia tải trước có mục đích chủ yếu là làm tăng tốc độ lún cố kết (như vậy, giảm thời gian nhà thầu phải chờ đợi trước khi rải thảm asphalt) Chứ mấy khi phải quan tâm đến sức kháng cắt đâu mà phải lo. Vì đất yếu mà ở gần mặt đất thì đào bỏ đi luôn, còn đất yếu ở tít dưới sâu (ví dụ sâu hơn 4m chẳng hạn) thì làm sao bị phá hoại do sức kháng cắt được mà phải lo
opera
chongthambamien.vn Tôi hơi bị ngạc nhiên đấy?
chongthambamien.vn
anhtuannguyen0904 Tôi cũng đọc được khá nhiều tài liệu tính toán về đất yếu nhưng chưa thấy nói đến sau mỗi chiều cao đắp thì phi tăng lên ,điều này theo tôi biết và nhiều thầy cũng nói chắc hẳn sẽ tăng lên nhưng hình như chưa ai chứng minh được là tăng bao nhiêu, bạn nói 2~3 độ tôi vẫn không biết có hay không? bạn nói được những điều như trên, hẳn bạn đã có những kiến thức nhất định về đất yếu rồi. Tôi xin có một số ý kiến như sau: thường trong các tài liệu tính toán nền đất yếu, người ta thường xem như phi ko đổi, chỉ tính dựa trên C. Việc xác định C dựa trên phương trình cân bằng Cu long do việc tăng ứng suất pháp trên bề mặt đất yếu (tăng xichma). Giá trị denta(C) này lớn nhất khi ngay tại tim, tại chân ta luy xem như denta(C) =0 (chỉ đúng với trường hợp các lớp đất yếu nằm ngang như nhau). Vì vậy, khi tính toán thường lấy giá trị trung bình 1/2dentaC để tính toán. Rất mong các anh chi góp ý thêm!
anhtuannguyen0904
RaymondEr Em gặp trường hợp nền đất yếu đến 10 m nằm ngay trên mặt (tuyến đi qua vùng đầm). Thế thì liệu bác có đem đào bỏ thay đất không? Thường người ta chỉ tiến hành thay đất từ 1~2m trên mặt khi chiều dày lớp đất yếu mỏng và phải xác định thông qua tính toán trượt sâu của nền đường, lúc đó thì sức chống cắt như bác nói lại cực kỳ quan trọng? Còn nếu bác đưa ra trường hợp đất yếu nằm sâu hơn 4m, giả sử trên có lớp vỏ cứng thì đúng là rất khó xảy ra... nhưng chỉ với nền đắp thấp thôi, khi nền đắp cao ngoài kiểm tra trượt sâu, bác phải kiểm toán thêm lún trồi theo hệ số Kmin (hình như khi vẽ ra có dạng củ khoai gì đó?), cái này cũng liên quan đến sức kháng cắt C. Mà việc để giảm thời gian thi công mà bác đem gia tải không đúng thì không chừng phá hoại nền luôn. Có gì còn sai xót mong bác chỉ bảo thêm!
RaymondEr
RobbertooWig
cho tôi xin góp 1 chút ý kiên sau khi gia tải trước từng giai đoạn trong thi ôcng bấc thấm thì 2 quan niệm như sau thứ nhất là phi o đổi tang thêm c( cái này chỉ nghe nói nhưng chưa bít sách nào) thứ hai, phi tăng 2-3 độ và từ đó tính C (phi tăng sẽ được kiểm tra khi thi công)( sách của thầy Nguyễn Viết Trung) tôi thì nghiên về cách này hơn khi đắp đất từng giai đoạn phải kiểm tra lún trội, và trượt (có thể sử dụng phần mềm hoặc tính theo công thức) nếu bị lún trồi có thể sử dụng bệ phản áp hoặc hạ chiều cao đắp đất xuống) Lưu ý khi đắp đất phải tính thêm chiều cao phòng lún tôi muốn hỏi các đàn anh đi trước 1/ Trong đắp đất từng giai đoạn thì làm như thế này có ổn không giả sử chiều cao đắp đất là 6.5m, tôi cho đắp làm 3 giai đoạn Gd1: 2 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=70% Gd2: 2 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=80% Gd3: 2.5 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=90% trong th này tôi không quan tâm sự thay đổi c,phi chỉ quan tâm đến Ụ cách làm như vậy thì có ổn khổng bởi vì làm như vậy sẽ tiết kiệm được số lần đắp, khỏi phải đắp nhiều lần Trong TCVN 245-2000, thì không thấy nói đến cáchti1nh sự tắng c,phi các bác nào đã tính thực tế thì giúp đàn tôi vợi Tính theo cáh nào là chính xạc 2/ đối với bấc thấm thì có lớp đệm cát trên bấc thậm Trong tính lún cố kết không đề cấp đến tải trọng lớp này như thế đã chính xác chưa 3/ các mọi người ai có tài liệu nói về thiết kế hệ thống thoát nước trong gia cố bằng bấc thấm không
RobbertooWig
chongthambamien.vn Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
chongthambamien.vn
Chào các bác. Cho tôi hỏi chiều sâu lớn nhất cắm bắc thấm lớn nhất đã được thực hiện ở Việt Nam là bao nhiêu vậy. Và chiều sâu hiệu quả là bao nhêu vậy. Khi gặp tầng nước có áp thì việc cắm bấc thấm sẽ xử lý như thế nào? Còn về cọc cát: Nghe nói chỉ có hiệu quả khi cọc cát cắm vào đất yếu 6-8m? lớn hơn thì không có hiệu quả? Kinh nghiệm ở Việt Nam là thế nào? Thông thường khi tính toán cọc cát không cần xử lý đến hết chiều sâu vùng hoạt động nén ép? thế thì cơ sở nào để lựa chọn chiều sâu cắm cọc cát? Rất mong các bac giải thích giúp tôi. Thanks so much.
chongthambamien.vn
nguyentrungata
Rất cảm ơn bạn Hoàng Trung Hậu đã có những phân tích về việc tăng lực dính kết trên nền đất yếu. Tuy nhiên, tôi rất muốn có thêm những ý kiến về vấn đề này? Còn về vấn đề lựa chọn chiều sâu cắm bắc thấm, giếng cát thì tôi mới đọc được bài viết của GS.TS Dương Học Hải đăng trên tạp chí KHCN Xây dựng năm 2006 cũng rất hay. Mời mọi người đọc tham khảo.
nguyentrungata
Alvarogime Thank you so much. Bài viết đó cũng rât hay có thể đọc để tham khảo. Tuy nhiên thực tế như thế như thế nào thì phải chờ kinh nghiệm.
Alvarogime
phuonganh12 Cảm ơn bác đã giải đáp một phần thắc mắc cho tôi. Còn về các chỉ tiêu cơ lý thông thường thì đối với mẫu đất nguyên dạng từ 9 chỉ tiêu thí nghiệm trực tiếp ta có thể tính toán một loạt các chỉ tiêu khác 17 hoặc 18, 19chỉ tiêu cũng nên. 1.Thành phần hạt. 2.Độ ẩm. 3.Khối lượng riêng. 4.Khối lượng thể tích tự nhiên. 5.Giới hạn chảy 6.Giới hạn dẻo. 7.Hệ số nén lún. 8.Góc ma sát trong 9.Lực dính kết. Bác chỉ cần kiểm tra đủ các chỉ tiêu này là được rồi. Còn về mẫu cát (không nguyên dạng): 1.Thành phần hạt. 2.Khối lượng riêng. 3.Góc nghỉ khi khô 4.Góc nghỉ khi ướt 5.Hệ số rỗng lớn nhất 6.Hệ số rỗng nhỏ nhất. 7.Khối lượng thể tích khô lớn nhất 8.Khối lượng thể tích khô nhỏ nhât. Đó là các chỉ tiêu có thể thí nghiệm trực tiếp đối với mẫu cát thông thường, còn có thể thêm rât nhiều chỉ tiêu khác tính toán ra. Bác chỉ cần kiểm tra các chỉ tiêu đó là được. +Còn về thấu kính, thì chưa có sách nào có thể định nghĩa được chính xác. Nhưng quan niệm về thấu kính khi bề dày rất nhỏ <20cm và nó phân bố không liên tục, nó có thể xen kẽ nhau trong một lớp (xen kẹp trong một lớp). Tuy nhiên theo 20TCN 74-87, " những lớp và thấu kính có cấu tạo bằng cát rời, đất loại sét có độ sệt lớn hơn 0.75 và đất bùn phải được coi là một lớp(đơn nguyên địa chấtcông trình) riêng biệt bất kể là chiều dày của chúng như thế nào" có nghĩa là những đối tượng này phải được quan tâm khi tính ổn định của công trình.Còn lấy mẫu thì có thể lấy được bất kỹ phụ thuộc vào tay nghề người thợ khoan. Thanks.
phuonganh12
Williamon Hỏi bác chinhdkt03 một chút. Quan niệm thức 2 phi tăng 2-3 độ và từ đó tính C thì theo sách của thầy Trung viết là như vậy, nhưng cơ sở lý thuyết nào à đặt ra như thế. Bạn co thể giải thích dùm được không? Thanks
Williamon
thanhthuonghm
Việc tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền đường liên quan tới việc nền đất đạt một độ cố kết nào đó. Tác giả Lê Đức Hòa đã có một bài viết về vấn đề này, các bác đọc cho ý kiến như thế nào về vấn đề này. Và khả năng tính toán vào trong thực tế ra sao.
thanhthuonghm
duong tang
Một trong những nguyên nhân làm cho việc gia cố bằng cọc cát có chiều sâu hạn chế đó là: trong quá trình làm việc,nếu nền đất dưới cọc cát vẫn là đất yếu thì dưới tác dụng của tải trọng công trình, các hạt cát dẫn dần chui ra khỏi cọc và xâm nhập vào đất yếu bên dưới, là cho cọc cát rỗng dần và khả năng làm việc hiệu quả của cọc cát giảm đi. Bac hoductuong nói về thấu kính. Thực ra, chỉ có bên giao thông mới hay gọi là thấu kính. Chứ nó vẫn là một lớp đất đấy thôi. Chỉ trừ khi nó nằm ở giữa một lớp. Ví dụ, đang là bùn sét máu xám đen trong một hố khoan lại gặp cát, dưới nó vẫn là bùn sét xám đen. Nhiều khi báo cáo khảo sát không được duyệt vì không gọi là "thấu kính". Vì các bác khẳng định thấu kính nó không liên tục chỉ gặp trong một hoặc vài hố khoan, có nghĩa là giới hạn về phạm vi phân bố. Có bác nào biết về những nguyên nhân giới hạn phạm vi gia cố của cọc cát xin cho biết thêm. Cảm ơn rất nhiều.
duong tang
Happyspringla2007 Công thức tính số gia cường độ kháng cắt không thoắt nước cu theo tài liệu của bạn gởi cu = cu0 + deltasigma*Ut*tanphiu là không chính xác vì góc ma sát nhân ở trên công thức trên phải là góc ma sát hữu hiệu phi vì góc nội ma sát phiu là góc ma sát không thoát nước ứng với trạng thái ứng suất tổng nên không thể nhân cho deltasigma là ứng suất hữu hiệu truyền cho cốt đất được. Góc nội ma sát ở đây phải là góc có từ thí nghiệm CD (DRAINED CONSOLIDATED TEST) cho đất chứ không phải từ thí nghiệm UU (UNDRAINED UNCONSOLIDATED TEST). Các bạn có thể tham khảo một số tài liệu của nước ngoài thì người ta chỉ rõ góc đó là effective friction angle và tương ứng với sigma là ứng suất hữu hiệu (effective stress). Nguyên lý ứng suất hữu hiệu được Karl. Terzaghi (được cho là ch đẻ của ngành cơ học đất) phát biểu đầu tiên. Bạn có thể tham khảo 22TCN272-05 là tài liệu dịch từ ASSHTO nói rất kĩ về vấn đề này.
Happyspringla2007
ArthurGip Khi thi công cọc cát: máy ép đất tạo lổ và trong quá trình này đất nền thoát khí, thoát nước...đất bị ép chặt và các chỉ tiêu cường độ đất được cải thiên. Quá trình nong cát, đỉnh cọc phần nào đó củng ảnh hưởng (do rung nén chặt cát). Cọc cát được gia cố đến hết phạm vi ảnh hưởng lún.Tại đó ứng suất gây lún quá nhỏ để xem như không tác động vào nền ( sicma < 0.2 ưng suat ban thân đất). Ngoài ra lực tác động lớn nhất là lực xảy ra trong quá trình nong cọc cát do ảnh hưởng của máy rung. Vậy lực nào để đưa hạt cát từ cọc vào nền !!! ( không xét khi có áp lực thủy động). Về thấu kính : là lớp mỏng không liên tục trong phạm vi khảo sat và nằm lưng chừng giữa 1 lớp khác , Vấn đề là ống lấy mẫu dài 0.5 m, ống tách SPT dài tầm tầm như vậy, do đó với lớp đất hay thấu kính dày chừng 0.5 m thì làm sao lấy mẫu được, củng như đóng SPT thế nào? Mà nếu không có mẫu, không có số SPT thì làm sao để thiết kế? ( ở đây xét trong trường hợp bình thường cho các công trình có dự toán khoảng 1-5 tỷ Không đề cập đến các phương pháp thí nghiệm nhiều tiền ). Mong các bác bổ sung , góp ý thêm.
ArthurGip
ClintomEa Vấn đề tôi nói đến ở đây là trong quá trình sử dụng nền đường lâu dài, chứ còn trong lúc thi công thì nói làm gì? Bạn có thể cho biết ở VN đã sử dụng cọc cát đến khoảng 30-40m chưa vậy? Chiều sâu cọc cát cũng không nhất thiết cắm đến toàn bộ chiều sâu vùng hoạt động nén ép. Còn các lớp xen kẹp, những thấu kính chẳng hạn, thì đối với dân khoan chắc chắn vẫn là lấy được mẫu. Mẫu khi cho vào phòng, liệu người ta có làm cho tôi một nửa mẫu đất loại này hay một nửa đất loại kia thì là một chuyện khác.
ClintomEa
MaroldPl Xin trao đổi thêm với bác. 1. Cọc cát: Tôi không công tác trong lỉnh vực giao thông nên không biết đối với đường cao tốc ( tải max) thì vùng nén ép là bao nhiêu? Tuy nhiên tôi nghĩ khoảng 5-8 m tính từ mặt đường. Trong công trình XDDD chọn móng có B=2 m, theo lí thuyết độ sâu vùng ép khoảng 4 m từ đáy móng. Như vậy nếu vùng yếu dày 3 m, phương án là đệm cát ; vùng yếu dày 3-5 m phương án có thể chọn là gia cố cọc cát; vùng yếu dày hơn nửa thì không nói tới các phương án liên quan tới các vì không kinh tế ; như vậy thì ở VN bác sẽ không bao giờ nghe các phương án cọc cát có độ sâu gia cố lớn. Chiều sâu cọc cát: Cọc cát dùng sử lý cho nền yếu. Lớp đất dưới đỉnh cọc cát phải đảm bão cho ổn định tổng thể của công trình ( xem CT gồm CT và thêm phần đất đã gia cố), và tải tác dụng vào nền giảm theo độ sâu. Vậy khi thi công các lực xung kích gây áp lực lớn nhất, khi sử dụng áp lực do tải gây ra nhỏ hơn. Lực lớn hơn tạo nền mới và nền này đã được tính ổn định, thì khi sử dụng lực nào làm hạt cát di động? Có lẻ bác lẫn lộn khi đệm cát phủ đầu cọc tràm , phía trên là đá dăm có phủ vữa. Quá trình thi công và sử dụng thì các hạt cát dưới tác dụng của áp lực đã chui vào phần đá dăm lót gây nên lún ( đây là cách làm đã bị phê phán ở các tỉnh phía Nam) 2. Thấu kính : trách nhiệm của KS là cung cấp các thông số đủ cho người thiết kế thiết kế CT và họ chịu trách nhiệm với các số liệu đó. Nghĩa là khi bác báo thấu kính, nhưng thiết kế vẫn yêu cầu có số liệu thì việc phải làm là của các bac KS ĐC. Các bác phải tìm ra một quy trình nào đó để có được số liệu để báo cáo. Thôi, thân chào bác.
MaroldPl
traiyo1 Cảm ơn rất nhiều vì những điều chỉ giáo của bác. Nhưng cũng có một vài quan điểm xin trao đổi, chứ không có gì khác, bởi tôi cũng ít có tiếp xúc với thực tế và cũng chỉ trên sách vở là chủ yếu. Có những vấn đề gì rất mong các bác có kinh nghiệm chia xẻ các thông tin. Khi gia cố bằng cọc cát khi nền đất yếu có bề dày nhỏ khoảng 6-8m hoặc nhỏ hơn, thì nền này chắc chắn là ổn định, ở đây cũng không phải bàn đến. Hiện nay, tôi cũng đã biết người ta có thể gia cố nền bằng cọc cát đến trên 20m, và tầm khoảng 16-18m là cũng làm được. Quan điểm của I ở đây, là khi gia cố với chiều sâu lớn như vậy, bên dưới vẫn còn đất yếu, mặc dù nền cải tạo bên trên đã hoàn toàn ổn định và có thể coi là nền mới những về mặt thời gian sử dụng lâu dài thì nền cải tạo này cũng có thể bị mất ổn định. Đây là một vài ý kiến của I. Rất mong sự góp ý của các bác.
traiyo1
Freddievaw Chào bạn Lần trc minh có thiết kế xử lý đất yếu có 1 cái cầu ở dưới Hải Dương thì được biết chiều sâu cắm bấc thấm lớn nhất đã thực hiện ở VN vào khoảng 25m. Theo tôi nghĩ khi cắm bấc vào tầng nước có áp thì vẫn thực hiện bt, nước thoát ra thì càng tột
Freddievaw
ngoduong89 Thank bác. Như vậy chiều sâu bấc thấm xử lý ở Vn còn khiêm tốn quá. Vấn đề thứ hai về qua điểm cắm bấc thấm trong tầng có áp thì không thể đồng ý với bác, vì trong tiêu chuẩn cũng đã không cho áp dụng. Đặc biệt đối với tầng nước có áp, một khi có miền thoát, thì bác cũng tưởng tưởng chỗ đó như cái đài phun nước vậy
ngoduong89
AlbertgeK Bác gửi file cho anh tôi xem với chứ
AlbertgeK
thanhtruc
Đây là ví dụ về áp dụng phương pháp cố kết chân không ở VN. Mọi người có thể tham khảo.
thanhtruc
cameralenguyen
Cảm ơn bác Wasabi, bác có hình ảnh nào về thiết bị này up lên cho xem được không. Thank
cameralenguyen
arthomeviet Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này có thể xem trực tiếp người ta làm(ở đường Láng - Hoà Lạc). Hoặc có thể xem phương pháp tính trong các sách về địa kỹ thuật, ví dụ như cuốn "Nền đường đắp trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam" của GS.Nguyễn Thành Long trường ĐHQG Cầu đường Paris.
arthomeviet

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
       gia cố nền bị đẩy nổi    (có 7 câu trả lời)
       Gia cố nền bằng cột xi măng đất tại Việt nam    (có 20 câu trả lời)
       Em cần một số giáo trình tham khảo một số giáo trình tham khảo về cơ đất bao gồm cả ĐA nền móng    (có 17 câu trả lời)
       Phụ gia Sikafume dùng cho Cọc xi măng đất    (có 5 câu trả lời)
       Sự khác nhau giữa cọc cát và giếng cát    (có 11 câu trả lời)
       Địa chất    (có 12 câu trả lời)
       Công nghệ Neoweb xử lý nền đất yếu!    (có 5 câu trả lời)
       xử lý lún của nhà    (có 32 câu trả lời)
       xỷ lý nền đất băn phương pháp gia tải trước    (có 6 câu trả lời)
       Hiện tượng hóa lỏng do động đất của đập vật liệu địa phương.    (có 7 câu trả lời)
       Tinh lun nen dat yeu    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán toán hệ số cố kết ngang Ch bằng CPTU !!!    (có 32 câu trả lời)
       Công thức Debeer tính lún tức thời cho đất loại cát.    (có 5 câu trả lời)
       Nguyên nhân và cách phòng trách hiện tượng lún lệch trong các công trình nhà dân dụng    (có 5 câu trả lời)
       help gia cố nền đất yếu ( gấp)    (có 13 câu trả lời)
       Hóa lỏng nền sau động đất ở Nhật Bản    (có 18 câu trả lời)
       Gia cố nền    (có 16 câu trả lời)
       Vacuum preloading method combined surcharge preloading method    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?    (có 374 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Xử lí đất yếu bằng cọc cát    (có 19 câu trả lời)
       Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang    (có 80 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top