Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn?

     Em đọc nhiều tài liệu, nhưng chưa được cao thủ nào chỉ cụ thể 1 công trình cụ thể, khi đọc tôi có 1 số thắc mắc như sau: + Khi tiến hành tính toán gd1, thì có chỉ số thí nghiệm: e0, Cu, Cc, Cv, ap luẹc tiền cố kết.... + Kết thúc giai đoạn 1, tiến hành đắp giai đoạn II, vậy các thông số đầu vào như thế nào là đúng ạ? e0, Cu2=cu1+ delta Cu, nhưng khi đã cố kết gd1 song thì các chỉ tiêu như: e0, áp lực tiền cố kết đã thay đổi ( do chịu tải lớn hơn lúc chưa đắp tải ). Các Bác chuyển làm xử lý đất yếu chỉ cho tôi vấn đề này với, ( cho tôi xin bản tính EXel đắp theo GD ) Tôi cảm ơn!!!
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
StephenDAK Trước hết, bạn nên tìm hiểu kỹ toàn bộ cái quá trình cố kết ở giai đoạn 1. Cái việc nó cố kết đó thì sẽ làm thay đổi những gì và thay đổi như thế nào trong quá trình cố kết. Và những tham số thay đổi đó sẽ chính là tham số đầu vào mới để tính cho giai đoạn 2. Dễ như con dế.
StephenDAK
opera Em đưa ra 1 gia thiết như sau nhé. khi chưa có xử lý gì, kiểm toán ổn định không đạt hệ số K=1.2 dự kiến thiết kế đắp theo giai đoạn 1. đắp gd1 với chiều cao h1, ta lấy các chỉ tiêu thí nghiệm tính lún: e0, Cu, Cc, Cr, CV, áp lực tiền cố kết. khi kết thúc gd1, thì sức kháng cắt tăng lên delta Cu 2. đắp đất gd2 với chiều cao h2 ta lấy các chỉ tiêu tính lún như sau: Cu2,( e0, Cc, Cr, Cv, áp lực tiền cố kết, " như bước trên" ) Điều thắc mắc của tôi là khi tôi đắp đất gd1 cố kết song rồi thì tôi phải thí nghiệm lại các chỉ tiêu nền đất để lấy các giá trị: e0, Cc, Cr, Cv, áp lực tiền cố kết " mới ". chỉ có Cu2 là có công thức tính Chưa làm cụ thể đọc tài liệu thấy lan man quá,
opera
MichaelKet Do đắp 1 lèo thì nó teo nên người ta đắp chia làm nhiều giai đoạn. Điều đó ở mỗi gia đoạn nó đã làm cho đất tốt lên. Muốn biết nó tốt lên như thế nào thì phải nghiên cứu bài toán cố kết để dự báo cái mức độ tốt lên đó. Cẩn thận thì làm kiểm chứng bằng thí nghiệm hiện trường. Trước hết bạn cần xác định rõ bạn cần cái gì đã. Tôi e là bạn chưa biết cái bạn cần là cái gì. Nếu bạn chỉ cần kiểm tra cường độ trượt của nền thì cái công thức tính Cu2 là đủ rồi. Tuy nhiên cần cẩn thận với các công thức thực nghiệm.
MichaelKet
suanhadthouse ke ke, khi có Cu2 để quyết định chiều cao đắp H2 ( kiểm toán ổn định). thực ra tôi đang xem 1 công trình tính lún đã được xử lý theo chương trình, Saspro, tôi dùng bản ***** để tính lại thì chỉ xử lý được giai đoạn I ( do bản ***** hạn chế tính năng). giờ tôi muốn nhờ tư vấn các số liệu đầu vào để tính với giai đoạn 2 ( bản ***** nên không tính được giai đoạn 2) Anh cho tôi xin file Exel tính trong trường hợp này được không ạ . học bằng cách vừa đọc sách vừa tiếp thu thực tế người đi trước là nhanh nhất!!!
suanhadthouse
trytrytr tr453434
up lên nào!!!! các bác giúp tôi với tb: Bác Hoàng Trung Hậu, help tôi vụ này với, tôi thấy bác có rất nhiều bài hay và bác cũng nhiệt tình giúp đỡ mọi người. mail của em: tapdoicongopt@yahoo.com.vn
trytrytr tr453434
Freddievaw Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
Freddievaw
Tôi làm ở PECC1: hiện nay tại đây đang phát triển mạnh về những kỹ thuật xử lý thông số vật lý trong hố khoan (Crosshole + Downhole ...). xin hỏi ai có kinh nghiệm về vấn đề này xin chia sẻ xin gửi vào Tôiail: longnb_bnopt@yahoo.com.vn or balong.bn6* Xin chân thành cảm ơn
Freddievaw
Robertvove
Xin hỏi: Tôi xin hỏi mọi người: Tôi là 1 kỹ sư địa vật lý - công trình và khoáng sản xin hỏi hiện nay có nơi nào tuyển dụng chuyên ngành này xin liên hệ: balong.bn6*
Robertvove
ao anh xa
tôi có mấy thứ không hiểu lắm , có gì tôi pm inbox bác trả lời dùm với nhé
ao anh xa
MrAn12345
Khi thiết kế, sau khi xong giai đoạn 1, cơ bản thì Cu va eo của bạn sẽ thay đổi (công thức chắc bạn đã biết). Bạn dùng cái Cu mới và eo mới đề tính gai đoạn tiếp theo (dĩ nhiên phải kết hợp các giá trị về độ lún cho các lớp). Còn khi thi công bạn muốn check lại thì hiện nay cũng có nhiều cách làm và nhiều cty khác nhau làm khác nhau (từ khách quan đền chủ quan), dùng các thí nghiệm hiện trướng: SP, Extensometer, Piezo,.. (tôi nghĩ cái này không nằm trong những gì bạn hỏi). Bạn có thể up file excel số liệu của bạn lên đề mọi người help. Thân
MrAn12345
ao anh xa Đóng góp một số ý kiến với bạn tý: Bạn tính lún thì không có cái Cu gì cả. Cu là thông số phục vụ để tính trượt. Cu sẽ tăng dần lên trong suốt quá trình đắp. Việc Cu ban đầu nhỏ dẫn đến cần phải chia nhiều giai đoạn, đảm bảo mỗi giai đoạn không trượt, tính cái này chỉ có liên quan đến Cu, (không liên quan đên Cr, Cs gì hết như tôi biết vì tôi chưa được đọc ở đâu có liên quan, nếu ai biết thì chỉ giúp với). Bạn tính ổn định từng giai đoạn đắp trước mắt dùng công thức đơn giản Hf,I = Nc*Cu/(Fs*gđất) (công thức này có nhan nhãn trong các sách xử lý nền). Sau khi có sơ bộ chiều cao thì tính lại bằng cái Slope là ok. DentaCu có thể tính đơn giản bằng công thức :Ui*gđất*Hf,i*tg(Phi_u) Nếu ngon hơn có thể thí nghiệm hiện trường từng giai đoạn, phổ biến là cắt cánh, nhanh hơn có thể dùng CPTu nếu ban đầu có làm cái này. Khoan mẫu cũng có thể ok. Gửi bạn file excel tham khảo vào mail bạn.
ao anh xa
Stevennefs
Chán. Thằng biết thì không thèm hỏi. Thằng hỏi thì ....không biết cái ....cơ bản.
Stevennefs
BrandonMr
Em đọc sách thì J.Hartlen tính thế này: -Tính lún cho cấp tải thứ nhất bình thường (lún tức thời + sơ cấp). -Giả thiết độ cố kết U xác định thời gian t để chất tải cấp 1. -Tính lại các thông số thay đổi sau thời gian t. 1. Shear strength tăng sẽ ảnh hưởng đến: + Eu: undrained modul => ảnh hưởng đến lún tức thời.(pp Bitshop) 2. hệ số rỗng (giảm)=> ảnh hưởng đến lún sơ cấp. 3. Tải trọng gây lún không bằng tải trọng đất đắp mà phải tính lại. - Lấy thông số mới tính lún cấp tải thứ 2. Công thức nhiều quá không post được.
BrandonMr
Arthumters
P/S: Cr Cc không đổi suốt quá trình tính lún!
Arthumters
hoang tuan
Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ, để tôi xem bản tính EXEl chắc hiểu rõ hơn TB/: tôi có 1 số thắc mắc khi đắp kết thúc gđ1 thì: e0, Pc, Cu thay đổi, khi tính lún theo công thức cơ bản ( phụ thuộc tương quan giữa "tải trọng và Pc" để đưa Cc, Cr vào công thức tính lún). mà tôi chưa tìm được tài liệu đề cập đến e0, pc sau khi kết thúc gd1 , để lấy số liệu tính cho gđ2. Hy vọng xem xong bản tính sẽ có câu trả lời. Bác nào có tài liệu Share cho tôi đọc với ạ.
hoang tuan
rtgreter vret ẻ
Các bác cho tôi hỏi với: Khi tiến hành đắp nền theo giai đoạn, qua tính toán chiều cao các giai đoạn và thời gian giữ tải để đạt độ cố kết 80%, Đầu vào: giả xử tính toán ta chia các giai đoạn đắp nền 4.38m ta chia như sau: giai đoạn 1: đắp 1.7m, tính cả chờ cố kết thời gian 47 ngày Giai đoạn 2: đắp đến 2.7, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 40 ngày Giai đoạn 3: đắp đến 3.7, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 40 ngày Giai đoạn 4: đắp đến 4.38, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 68 ngày Khi tính toán thời gian giữa các giai đoạn thì tôi thấy các bản mẫu thường bỏ qua không xét độ lún của từng giai đoạn, cụ thể như sau ví dụ khi đắp nền đến 1,7m, chờ cố kết 80% mất 47ngày, độ lún đạt được 10cm Nhưng khi đến giai đoạn 2 đắp đến 2,7m thời gian chờ chỉ 40 ngày ( thi công 10 ngày, tính cố kết 30 ngày) nhự vậy thực tế để đắp đến cao độ 2,7m thi thời gian phải trên 10 ngày ( vì đợt 1 đã lún 10cm)..... Mọi người xem cho tôi ý kiến nhanh với. Em cảm ơn!!! P/s : mọi người ai có giáo trình, những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu share cho tôi với. tapdoicongopt@yahoo.com.vn Up nên ngày mới.
rtgreter vret ẻ
tieu sao
up lên đầu nào, Các Bác vào thảo luận giúp tôi với.
tieu sao
anhtuannguyen0904
up lên ngày mới. tôi hỏi luôn là khi có lớp đất tốt xen kẹp giữa 2 lớp đất yếu thì tôi tính toán cố kết cho từng lớp đất yếu riêng. Cụ thể: khi xử lý nền thì dùng giải pháp cắm bấc thấm qua 3 lớp địa chất lớp 1 đất yếu lớp 2 đất tốt mỏng lớp 3 đất yếu ( bấc thấm chủ yếu có kết cho lớp này) em đọc tài liệu ít nói về trường hợp này. Các Bác có kinh nghiệm, thâm niên trong nghề chỉ giáo tôi với... tapdoicongopt@yahoo.com.vn P/s: có tài liệu về đất yếu share cho tôi với động vào bài toán cụ thể, động đâu vướng đấy, xử lý nền đất yếu khó quá.
anhtuannguyen0904
lightzar
Tôi thấy cái topic này có tới gần 2 tháng rồi, thỉnh thoảng lại thấy bạn up,up,up . Tôi cũng chả phải chuyên gia món này nên ...không dám lên tiếng. Đầu tiên tôi muốn hỏi nhỏ, thế bạn có biết dựa vào đâu để quyết định có xử lý đất yếu hay không, và phải xử lý đến giai đoạn nào ? không lẽ lớp sét yếu dày 30m thì cũng phải xử lý hết cả đoạn 30m à ? Bạn chủ yếu muốn xin file excel hay tài liệu sẵn có thì e rằng là khó; mà cho dù là có thì chưa chắc đã giúp ích được gì vì mỗi cái tính mỗi khác . Còn tài liệu thì trong sách giáo trình có nói 1 ít nhưng thường nó là 1 bài đơn giản, nếu muốn mở rộng hay tính toán thêm thì có thể tự tôi mở rộng bài toán, dựa theo cái cơ bản đó. Siêu hơn thì có thể dùng các phần mềm tính toán: Plaxis, Geo- slop, Ansys, Abaqus...Mấy cái này thì phải biết tiếng Anh và cách mô hình số. Còn vấn đề thi công thì phải ra ngoài, và liệu có tính đúng hay không thì lại là chuyện khác >. Mấy cái thông số Cc, Cr có trong tiêu chuẩn nền móng bên công trình giao thông, tôi đã đưa lên đây rồi, không nhớ để chỗ nào >; còn muốn chi tiết thì tìm cuốn cơ đất của whitlow ( bản dịch tiếng Việt cũng có trên này). Nếu đọc thì sẽ biết cái e này thay đổi như thế nào trong quá trình lún. Vấn đề về cái Cc,Cr,Cp, Ck hay C(alpha) gì đó, hồi đi học thì không được học thật... Động đâu vướng đấy vì bạn chỉ chăm chăm up cái topic của tôi, mà không thèm update- tìm kiếm thông tin từ các topic khác. Đúng là xử lý 1 vấn đề nào đó thì khó, tự xử thì còn khó nữa .
lightzar
Stephenon Ke ke, Cảm ơn bác góp ý đọc sách thì gật gù cái j cũng biết, khi làm thực tế thì vướng mắc nhiều up lên để được cao thủ chỉ giáo bạc ạ quyển sách bác đề cập tôi có rồi, để biết cần xử lý không thì phải dựa vào tính lún + trượt slope. nếu không đạt theo 262-2000 thì xử lý đất sét yếu 30m không cần xử lý hết, dựa vào tính toán ( thường thì trong khoảng Ha ảnh hưởng lún us do tải trọng ngoài nhỏ hơn 0.15 ứng suất bản thân, với 2 cái đk trong 262 - 2000. P/s: thắc mắc nhiều là tôi đang trong giai đoạn quá độ, càng hiểu càng thấy tôi dốt mà. mấy bảng tính exel trên này tôi cũng down rồi, mỗi người lập có 1 cái hay Bác ạ
Stephenon
RobbertooWig
Nếu bạn đã đọc sách rồi xin hỏi bạn là cái chỉ số Cc có những cách xác định như thế nào: ngoài việc làm thí nghiệm ra thì có thể xác định gián tiếp qua các thông số khác không ?
RobbertooWig
dolkihote xử lý đất yếu thì cách chọn số liệu đầu vào quan trọng nhất đòi hỏi nhiều kinh nghiệm bác ạ, chỉ số nén lún Cc tôi lấy theo kết quả nén lún không nở hông, còn thi tính toán theo các chỉ tiêu khác chỉ dùng cho bước thiết kế cơ sở, khi thiết kế thiếu thì tôi gõ đầu mấy bác thí nghiệm do làm thiếu với đề cương khảo sát. chủ yếu cần kinh nghiệm xem với lớp đất đấy giá trị Cc có fù hợp không thôi.
dolkihote
Robertvove
Mấy công thức tôi nói cũng không quan trọng, chủ yếu để nhẩm và áng chừng xem thí nghiệm có làm đúng không thôi . Và nó chỉ đúng trong 1 số điều kiện nhất định thôi.
Robertvove
dacbiet
vâng, thỉnh thoảng bác up lên cho tôi nhé, để các Bác có thâm niên trong nghề nhìn ngứa mắt mà giải đáp giúp em.
dacbiet
thatgia Tôi chả có thâm niên gì cả, còn ít hơn của bạn ấy >.
thatgia
muadem116
vậy ạ, tôi thấy ở đây có mấy cao thủ như bác, Hoangtrunghau, bác Huycdc, thầy Trung ...
muadem116
Robertol
Các bác cho tôi hỏi với: Khi tiến hành đắp nền theo giai đoạn, qua tính toán chiều cao các giai đoạn và thời gian giữ tải để đạt độ cố kết 80%, Đầu vào: giả xử tính toán ta chia các giai đoạn đắp nền 4.38m ta chia như sau: giai đoạn 1: đắp 1.7m, tính cả chờ cố kết thời gian 47 ngày Giai đoạn 2: đắp đến 2.7, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 40 ngày Giai đoạn 3: đắp đến 3.7, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 40 ngày Giai đoạn 4: đắp đến 4.38, tính cả chờ cố kết 80%, thời gian giai đoạn này 68 ngày Khi tính toán thời gian giữa các giai đoạn thì tôi thấy các bản mẫu thường bỏ qua không xét độ lún của từng giai đoạn, cụ thể như sau ví dụ khi đắp nền đến 1,7m, chờ cố kết 80% mất 47ngày, độ lún đạt được 10cm Nhưng khi đến giai đoạn 2 đắp đến 2,7m thời gian chờ chỉ 40 ngày ( thi công 10 ngày, tính cố kết 30 ngày) nhự vậy thực tế để đắp đến cao độ 2,7m thi thời gian phải trên 10 ngày ( vì đợt 1 đã lún 10cm)..... Mọi người xem cho tôi ý kiến nhanh với. Em cảm ơn!!! P/s : mọi người ai có giáo trình, những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu share cho tôi với. tapdoicongopt@yahoo.com.vn tôi hỏi luôn là khi có lớp đất cát xen kẹp giữa 2 lớp đất yếu thì tôi tính toán cố kết như thế nào ạ?, ( Tv=Cvtb*t/H^2), có lớp cát xen kẹp không tính được Cvtb. cụ thể: Lớp 1: lớp đất yếu Lớp 2 : lớp cát SPT=10 Lớp 3: lớp đất yếu ( chủ yếu xử lý cố kết lớp này) em đọc tài liệu ít nói về trường hợp này. Các Bác có kinh nghiệm, thâm niên trong nghề chỉ giáo tôi với... tapdoicongopt@yahoo.com.vn P/s: có tài liệu về đất yếu share cho tôi với động vào bài toán cụ thể, động đâu vướng đấy, xử lý nền đất yếu khó quá. Em up lên cao để có Bác nào có thời gian vào topic thì ưu tiên giúp tôi với.
Robertol
240315
up lên cho ngày cuối tuần.
240315
thanhthuonghm
lại up lên cuối tuần mới.
thanhthuonghm
thietkelogo Chào bạn, Tôi đã đọc trang này mấy lần, định trả lời rồi lại thôi vì có nhiều bác cao thủ lắm, rồi khi thì chỉ kịp đọc. Hôm nay rãnh tôi ngồi xem lại bài và góp ý lại với bạn một vài điều: 1. Bạn nói không xem xét độ lún vào từng giai đoạn: Cái này thấy là vậy nhưng không phải vậy đâu nhé. Có hết đấy bạn ạ. Trong tính toán lún cố kết thì có nơi là có gia tải thì bạn thấy rõ nhất nhưng có nơi "không gia tải", tôi tạm gọi là không gia tải nhưng thực chất tính toán phải có chiều cao gia tải nhưng vì không dỡ tải nên tạm gọi là "không gia tải">. Cái bạn đang không thấy là cái "không gia tải", khi tính toán bạn thấy có H gia tải+H nền=Htinh toán. Như vậy, tính làm sao để đến độ cố kết đề ra thì ông H gia tải này vừa đúng cao độ nền, khỏi phải dỡ tải là được (nếu như ông này sau khi cải thiện gia cố xong mà vẫn chưa đạt tiến độ đề ra thì tính đến các phương án khác, cái này không liên quan nên chưa nói). Như vậy khi tính chiều cao đắp giai đoạn thì cho dù giai đoạn 1 lún 10 cm thì bạn vẫn đắp đến cao độ +2.7m, cứ như vậy đến giai đoạn cuối với cao độ +4.38. Lúc đó, cao độ là +4.38 và S(lun)=A thì A cũng chính là Hgiatai đã tính trước. 2. Về tính toán lớp cát xen kẹp: Cái này gọi là lớp sand seam, bạn có thể gõ google với keyword: consolidation settlement sand seam thì sẽ có kết quả. Tôi cũng chưa tính bao giờ>, nhưng có đọc qua một trang hướng dẫn này trong cuốn "Foundation Engineering Handbook" của Hsai-Yang Fang. Đại khái tôi tóm tắt như thế này: Tính lún như thông thường với lớp cát giả thiết không lún. Quan tâm nhất là độ cố kết. Độ cố kết lúc này có lớp thấu kình cát sẽ khác với không có. Tính lún cho lớp trên lớp thấu kính cát và dưới thấu kính cát. Với lớp thấu kính cát nằm xen kẹp thì xem lớp trên thoát nước hai chiều và dưới là thoát nước 1 chiều (nếu lớp đáy là vậy). Tính toán như bình thường sẽ cho ra độ cố kết. Gửi bạn về sổ tay thiết kế nền móng trang 208 có ví dụ tính toán hẳn hoi. http://www.4shared.com/zip/wx1MlRhR/...G_HANDBOO.html Bàn về vấn đề này một tý: theo tôi thì nếu lớp thấu kính cát nằm hoàn toàn trong vùng tác dụng tải trọng thì tính như thường (không xem hai chiều gì hết), vì nước có lòi ra thì cũng nằm trong này. Nếu lớp thấu kính cát này nằm lòi ra ngoài thì nên xem xét. Nhờ các bác góp ý thêm.
thietkelogo
viet toan 12 Trước tiên tôi cảm ơn Bác cho ý kiến, Như bác phân tích thì khi đắp đã tính đến Hphòng lún rồi, vd muốn đắp đến Htk=4.38(m), thực tế đắp 6.34(m) Không có gia tải do thời gian cố kết vẫn trong phạm vi thời gian thi công. Ta chỉ tiến hành đắp theo giai đoạn để cải thiện đất nền cụ thể tăng Cu, để tăng chiều cao đắp giai đoạn sau. tiến trình đắp theo các giai đoạn sau: 1: đắp đến H=1.7m ( không bị trượt trồi, Fs>=1.2) cả thời gian đắp+ thời gian chờ cố kết: 47ngày 2: tiếp tục đắp gđ2 H2=2.7 (m), Fs>=1.2 cả thời gian chờ + thời gian chờ cố kết :40 ngày như vậy ta tính thời gian đắp 10 ngày, thời gian chờ cố kết 30 ngày ở giai đoạn này, ( thì ta đã không xét đến lún ổn định sau khi đắp gd1). Như vậy tính toán cố kết giai đoạn này phải <30 ngày ( trừ thời gian đắp đủ đến cao độ 1.7M rồi mới đắp đên 2.7m). Cu ta thu được xẽ lớn hơn thực tế. Em hiểu là như vậy có đúng không Bác. P/s: Bác Dow file kia về chưa, tôi dow nó bắt đăng ký. Bác có tài liệu nào về đất yếu chia sẻ cho tôi với. Tapdoicongopt@yahoo.com.vn
viet toan 12
hiepsitayto
Lại cuối tuần nữa rồi, up lên cao cái.
hiepsitayto
opera
Độ lún Sc Giai đoạn 1: chiều cao h1 - Tốc độ đắp 10 cm/ngày - Thời gian chờ 30 ngày Sau khi kết thúc đắp thời gian t1=h1*10/0.1=>chiều cao thực tế h1 +thời gian kết thúc khi chờ cố kết giai đoạn1:t11 =0.5* (h1*10/0.1)+ 30
opera
thatgia
up up, Bác nào nhiều kinh nghiệm góp ý vào topic này với Share tài liệu cho tôi tự nghiên cứu với. Cho tôi hỏi với khi khoan khảo sát nền đất yếu theo 22tcn 262 2000, chỉ cần khoan vào lớp đất tốt 2 m thì dừng nhưng trường hợp lớp đất yếu rất lớn, vậy đề cương yêu cầu khoan chiều sâu tối đa là bao nhiệu ạ? xét trường hợp lập dự án, khi chưa có đường đỏ để so sánh ưs do tải trong bản thân và tải trọng ngoài tôi thấy có đề cương yc khoan tối đa 20m, có đề cương yc khoan tối đa 30 m???? với cả khi thí nghiệm thì yêu cầu thí nghiệm 3 trục CU, UU, CV số lượng là bao nhiêu thì hợp lý đủ tính toán. Cái này quy định ở đâu a?, các Bác chỉ tôi với
thatgia
GeraldKr Cái màu đỏ xem lại bài toán rất cơ bản trong cơ đất, nó là chiều sâu của lớp đất chịu nén dưới tác dụng tải trọng ngoài . Nếu không xác định được chiều dày lớp đất chịu nén thì sao tính lún được bằng phương pháp phân tầng lấy tổng- biết ở tầng nào có phân mà lấy ? Trong này cũng có cái topic bàn về vấn đề này rồi.
GeraldKr
StephenDAK
tụt xâu quá rồi, up up lên nào.
StephenDAK

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Xử lý nền đất yếu?    (có 55 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       Cọc đất xi măng!!!!    (có 32 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang    (có 80 câu trả lời)
       Xử lí đất yếu bằng cọc cát    (có 19 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top