Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?
Chúng ta đều biết có rất nhiều phương pháp từ cổ đến kim để gia cố nền đất yếu, đặc biết là những vùng đất yếu ở Nam bộ, nơi có máy chục mét bùn. Một số các phương pháp đó như: Dùng đệm cát, cọc cát, trụ vật liệu rời thoát nước thẳng đứng, trụ đất - xi măng, đất - vôi, cát - xi măng, bấc thấm, bản nhựa ....
Nõi chung là đều tìm cách gia tải và cưỡng bức làm thoát nước để đất cố kết nhanh.
Tuy nhiên, hôm vừa rồi có đi với Sếp cũ, nghe Sếp nói trong Cà Mau đang dùng công nghệ Bơm hút chân không để hút nước trong đất làm cho đất cố kết rất nhanh chỉ trong thời gian rất ngắn. Tức là thay cho việc đặt các vật liệu thoát nước, chất tải để cưỡng bức cho nước thoát ra ta phải mất thời gian rất dài từ 6 tháng đến 2 năm, đất mới cố kết được một phần và có thể đặt công trình lên được. Nhưng với công nghệ bơm hút cưỡng bức này mới chỉ cần khoảng 1-2 tuần là ôke. Lý thuyết thì chỉ có vậy, song công nghệ thực hiện thì khó hơn nhiều, nhưng nó cũng đã đang được thực hiện ở Việt nam
các anh tôi nào có biết về công nghệ mới này xin giới thiệu để anh tôi học hỏi thêm, nhất là các chú đang nghiên cứu ĐKT ở nước ngoài.
xin cảm ơn trước và mời mọi người thảo luận tiếp.
Có 374 câu trả lời!!
|
|
|
Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu, theo đó, áp suất chân không được áp dụng lên một diện tích nền được bao bởi các tấm (màng) vật liệu kín khí (airtight membrane), để bơm thoát nước lỗ rỗng chứa trong nền. Cụ nào ở đây đã từng cửu vạn tạo mẫu thí nghiệm 3 trục, hình trụ rỗng thì chắc biết là để cho mẫu đứng được, người ta phải áp dụng một áp suất chân không khoảng 0.3 kgf/cm2, rồi kiểm tra xem mẫu có kín nước không bằng cách quan sát sự xuất hiện các bọt khí trong de-aired water tank. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp nén trước bằng chân không được Kjellman giới thiệu vào đầu những năm 1950. Phương pháp này được thừa nhận là hiệu quả nhằm gia cố đất rất yếu, đặc biệt khi thiếu vật liệu gia tải.
Phương pháp nén trước bằng chân không đã được sử dụng gia cố đất tại cảng Xingang, Tianjing, Trung Quốc (480000m2). Tại Nhật Bản, phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong xây dựng công trình từ những năm 1960 đến 1980. Tuy nhiên, ứng xử thực sự của phương pháp này trong xây dựng chưa tốt vì một số nguyên nhân dưới đây.
1) Rất khó làm kín khí
2) Có giới hạn về độ sâu gia cố
3) Hiệu quả thấp đối với nền gồm các tầng cát với hệ số thấm cao nằm xen kẹp
4) Giá thành cao do sử dụng các cọc cừ ngăn cách vùng cần gia cố nhằm làm tăng độ chân không
Vì thế, phương pháp này không được welcome tại Nhật Bản vào những năm 1990. Gần đây một số cụ Nhật đã lọ mọ tìm cách cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên về vật liệu làm màng kín khí và thoát nước thẳng đứng.
|
ClintomEa |
|
|
Một phương pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước mà người ta sử dụng đó là phương pháp làm cho đất nền được cố kết trước. Tức là đặt lên trên nền một giá trị tải trọng tương đương với tải trọng sẽ sử dụng sau này cho đến khi nền đất được ổn định, sau đó dỡ tải (tương đương với tải sử dụng của công trình). Đấy là nguyên lý làm cố kết trước cho nền. Đây là quá trình nén chặt làm nước thoát ra khỏi các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Để làm nhanh quá trinh này người ta tạo những biên thoát nước ngang cột cát "sand drain column" hay bấc thấm bản nhựa "vertical band drain". Tải trọng gia tải làm tạo ra áp lực nước dư và sinh ra dòng thoát nước. Như vậy tốc độ thoát nước là phụ thuộc vào mật độ của lưới thoát nước ngang. Người ta gọi công nghệ này là cố kết trước bằng phương pháp băng thoát nước thẳng đứng có gia tải trước. Phương pháp hút chân không thay thế cho phần gia tải trong công nghệ cố kết trước, tức là vẫn phải có cột thoát nước thẳng đứng. Phương pháp này không nhanh hơn phương pháp gia tải vì tốc độ cố kết phụ thuộc vào hệ số thấm ngang của đất giữa các biên thoát nước. Theo lý thuyết nếu đạt được độ chân không tuyệt đối sẽ tương đương với khối tải tạo áp lực 1 kg/cm2. Trong trường hợp cần áp lực lớn hơn người ta áp dụng "gia tải + chân không".
Công ty chúng tôi đang chào giá cho việc quan trắc để đánh giá kiểm soát thi công công nghệ này ở nhà máy điện Cà mau và một trong hạng mục công việc là đo độ chân không (áp lực trong buồng hút). Thời gian dự tính kết thúc 90% cố kết là 5 tháng chứ không phải như thông tin của bạn Huy là 15 ngày. So với phương pháp gia tải trước nó có nhiều ưu điểm hơn như trong phương pháp gia tải cần lưu ý đến sức chịu tải của nền đất và ổn định của mái khối đất đắp. Đối với phương pháp gia tải pgụ thuộc vào cường độ chịu tải của nền đất mà người ta quy định chiều cao chất tải, còn với gia tải bằng chân không có thể đưa tải lên giá trị 1 kg/cm2 ngay (theo lý thuyết). Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn.
|
StevenKl |
|
|
Nhân bài viết này, tôi cũng xin hỏi các anh chị thành viên diễn dàn, mong được sự giúp đở của mọi người.
1. Bài toán vacuum có mô phỏng bàng plaxis 8x không? (chương trình SC thì được)
Nếu được:
2. Khi mô phỏng bấc thấm ta dùng phần tử nào? Có người gán thành một tường thoát nước dài thẳng (vì 2D trong 8x) với điều kiện thấm tương đương.
3. Điều kiện biên áp lực nước lỗ rỗng âm được gán như thế nào?
4. Nếu các anh chị nào đã chạy thử có thể cho thôi tham khảo file được không?
Rất mong được sự chia sẻ kinh nghiệm từ các anh chị. Có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ mail: quocbinhnguyen@gmail.cọm
Chân thành cảm ơn
|
michaelyork |
|
|
Bác có tài liệu hay bài báo nào viết về vấn đề này có thể đưa lên để tham khảo được không?
Thanks
|
daohiepukb |
|
|
Về việc modeling bấc thấm trong Plaxis. Theo tôi biết thì co hai cách:
-Tạo một loại đất mới có hệ số thấm k-vertical tương đương với loại đất gia cố bằng bấc thấm. Về nguyên lý thì họ dựa trên thời gian đạt 90% độ cố kết để tính hệ số k của loại đất gia cố bằng bấc thấm. Tuy nhiên cách này sẽ ko cho bạn đươc giá trị chính xác áp lực nước lỗ rỗng.
-Cách 2 là dùng phần tữ PVD trong Plaxis. Về nguyên tắc thì phần tử bấc thấm trong Plaxis được gán áp lực nước lỗ rỗng bằng ko khi trong giải bài toán ko thoắt nước. Tôi gừi kèm theo đây là một paper về dùng Plaxis cho bài toắn bấc thấm (PVD).
|
Enriquecem |
|
|
|
Tôi từng làm đề tài liên quan lĩnh vực này, mô phỏng lại dùng phần mềm Creep chạy kết quả rất tốt mô phỏng hay hơn plaxis
|
Robertol |
|
|
Bạn post tài liệu để tham khảo được không
Thanks.
|
profiltam |
|
|
Hi mấy anh, chị!!
Em cũng đang nghiên cứu phương pháp này, đúng la nó cũng có khuyết điểm ( khó duy trì hệ kín, thi công, lắp đặt..) nhưng ưu điểm thì tương đối nổi bật. Thời gian thoát nước giảm đáng kể,
Em xin gởi kèm file tham khào của Doc.Jian Chu ben NTU Singapore gởi.
Mấy anh chị tham khảo thêm.
|
AlfomzoMl |
|
|
Ah, hè này tôi se về VN
May anh chị nào có tài liệu cũng như cong trình o dau, xin chi tôi biet.
Em cam on truoc.
|
Robertbura |
|
|
Thời gian thoát nước giảm đáng kể là không chính xác (chưa muôn nói là sai). Cái này chỉ là rút ngắn thời gian ở giai đoạn gia tải vì là gia tải đẳng hướng nên vấn đề về ổn định không phải lo. Tuy nhiên hiệu quả của nó cũng chỉ đến 80% áp suất khí quyển là maximum thôi bạn ạh. Và còn một loạt những shortcomings mà một số thành viên đã đề cập bên trên.
80% áp suất khí quyển tức là vào khoảnng 80kPa tức là ở mức 4.0~5.0m gia tải thôi bạn, nên nó vẫn phải kết hợp với việc gia tải bằng đất đắp thôi bạn àh.
Ưu điểm duy nhất của nó là giả tải tức thì lên 80kPa, nên có thể rút ngăn thời gian thi công ở giai đoạn gia tải. Tuy nhiên hệ thoát nước ngang, thi công mối nối .....cũng là công tác tiêu phí thời gian mà gia tải bằng đất đắp không có. Và thời gian chờ (từ lúc tăng đến tải trọng cực đại) cũng không kém như khi dùng đất đắp gia tải bạn nhé cũng đến 4-6 tháng lưu tải đấy.
Tốc độ cố kết phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
1. Tải trọng gia tải
2. hệ số thấm của nền
3. Lịch sử chịu tải của nền
Và việc áp dụng cố kết chân không (vacumn consolidation) không thể thay đổi những thông số đầu vào này nên không thế nói là rút ngắn thời gian thoát nước được.
nc. oanh
|
con voi con |
|
|
Sư phụ của chú mày chắc là Tuấn Anh phải không?
NC. Oanh
|
dolkihote |
|
|
AH,thanks anh gop ý. Đúng là tôi dùng sai cái từ đó. ý tôi là giảm thời gian thi công công trình.
Anh cho tôi hỏi, nếu tôi nói là giảm thời gian thi công công trỉnh thì ok chứ?
Theo tôi ( như anh nói):
Tốc độ cố kết phụ thuộc 3 yếu tố anh liệt kê, trong đó có tải trọng gia tải. Vậy nếu thời gian gia tải giảm, vậy tức là thời gian cho việc thoát nước giảm nên time cho thi công giảm. Nếu Tôi coi tất cả những giai đoạn thi công trên phục vụ cho viêc thoát nước( mà tác dụng chính là vậy mà), cố kết thì giảm thời gian gia tải tức là giảm thời gian cho thoát nước rồi anh.
Còn nếu anh nói ưu điểm duy nhất của thí nghiệm này là gia tải tức thì lên 80kpa thì hình như là o mấy gì là đúng đâu ( theo em). Tôi xin so sánh 2 phương pháp để anh ( cũng như mọi người) so sánh góp ý:
Conventional PVD- Need Counterweight Berm & Wider ROW
- Higher Surcharge
- Need Sand Blanket/Subdrain
- Lower Stability
- Greater Lateral Movement
- Longer Construction Time
Vacuum Consolidation
- No Counterweight Berm & Smaller ROW
- Lower Surcharge
- No Need or less Clean Sand
- Better Control of Stability
- Lesser Lateral Movement
- Shorter Construction Time
Rõ ràng phương pháp này có nhiều ưu điểm đó chứ. Sao lại duy nhất 1 duco anh?
Thanks
|
Alvarogime |
|
|
1. Chỗ tôi đang làm không dùng counterweight berm
2. Higher surcharge - Cái này đúng vì không có 80kPa của atmospheric pressure.
3. Need sand planket/subdrain: Cái này đúng luôn. (nhưng với vacumn bạn phải dùng hệ thống ống ngang -----> cái này tiền không ít đâu)
4. Lower stability. Cái này cũng đúng. Tuy nhiên tôi chỉ dùng FS=1.0 trong giai đoạn thi công. Với vacumn thì khỏi phải lo việc ổn định.
5. Greater lateral disp. vacumn sẽ cho chuyển vị ngang theo hướng ngược lại chứ không hẳn cái này lớn hơn. Và vacumn còn gây vết nứt xung quanh khu vực xử lí nữa, cũng là nhân tố gây không kín khí.
6. Longer construction time. Cái này chưa chắc. Vì thay vào các công tác là đệm cát thoát nước ở vacumn consolidation phải làm là hệ thống ống ngang (horizontal drain pipe, connectors .....), màng kín khí, thậm chí có nơi phải cần đến slurry diaphram wall để tăng độ kín khí. Tôi nghĩ phần này cũng không tốt ít thời gian.
Cái này phải xem lại àh nhe.
Bạn toàn nói về nhược điểm của conventional surcharge so với atmospheric preloading không àh. Còn ưu điểm của nó sao lại quên nhỉ.
Vấn đề là phải so sánh với cùng qui mô công trình, cùng lượng tiền....thì hai biện pháp này mới so sánh được nhanh hay chậm bạn ạh.
Tham khảo mấy ý về nhược điểm của mấy bài trước đây sẽ rõ hơn.
nc. oanh
|
dutrieu |
|
|
May bửa nay tôi bận thi nên hong len diễn đàn đọc reply của anh Ncoanh duoc. Sorry!!
Em chi dua ra những ưu điểm của Vacuum so với pp kia thoi de chứng tỏ là Vacuum có nhiều ưu điểm đó chứ. Chứ tôi không nói là các phương pháp khác không có ưu điểm.
Còn theo anh nói, chuyển vị ngang theo hướng ngược lại thì tôi o rõ lắm ạh. Nếu anh có tài liệu cụ thể thì anh có thể cho tôi tham khảo duoc o anh?
Thấy anh đưa ra nhung phan tích về Vacuum nhu vậy chứng tỏ anh cũng có quan tâm, nếu anh có tài liệu ( nhất là về số liệu cộng trình), tôi có thể tham khảo được o anh?
Em cung chi mới bắt dau tìm hieu pp nay thoi. Tôi van còn đang học
|
muadem116 |
|
|
Tôi có thằng bạn làm về cái này. Tôi dùng surcharge preloading nhiều hơn.
Là do hiệu ứng vacumn nên chuyển vị ngang biên khu vực gia tải sẽ hường vào trong------>xuất hiện vết nứt. Đề tôi tìm lại xem cái rồi pót lên cho bạn.
nc. oanh
|
Marcunst |
|
|
Ah, ý anh nói những vết nứt đó ah. Hiện tượng đó là có nhưng không đáng kể đâu.
Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng của nó, nhưng khi có yêu cầu về thời gian thi công công trình thì anh kết hợp các pp thông thường với Vacuum se dat hieu quả nhất định:
. Có thể gia tải tức thì 100 kpa ( thực tế chỉ 80% = 80kpa)
. Giảm khối lượng đất đắp.
...
Đúng chứ anh?
Ah, Tôi cảm ơn anh trước chuyện anh tìm tài liệu dùm em. Thanks anh nhiều.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Hi all !!
Những bài viết trên nhìn chung chỉ là lá thuyết, kinh nghiệm.
Anh tôi nào có tài liệu số liệu thực tế + hình ảnh , quy trình thi công Phương pháp này có thể post lên cho mọi người tham khảo duoc o ạh.
To: Anh NCOANH, anh oi, anh noi ban anh lam về van de nay, anh co the cho tôi dia chi lien lac hoac mil duoc o anh? Tôi cam on anh truoc
|
levantrai |
|
|
Trần Tuấn Anh, bộ môn địa cơ nền móng trường DHBKTPHCM. Nó làm M.Eng, và PhD ở nhật về cái này đó. Bạn có thể lên trang web của bô môn để tìm email của nó.
nc. oanh
|
MichaelKet |
|
|
Thanks anh. Vay chung truong roi, cung đỡ cho em.
Vay khi tôi ve VN, tôi gapem noi la do anh gioi thieu duoc o anh? Vay anh noi voi ban tôi truoc 1 tieng dum tôi duoc oanh? khóng jua thang 7 tôi ve VN tôi se lien lac voi anh Tuan Anh.
|
Robertplus |
|
|
Hiện tại tôi cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hiện tại theo tôi được biết có 2 công ty đã và đang tiến hành ở VN là Fecon liên danh với TQ và Công ty của Pháp. Hiện tại họ đang có sự bất đồng nhất về bản quyền. Nhưng hình như hai công ty này đều sử dụng công nghệ hút chân không nhưng lại theo hai con đường lý thuyết khác nhau nhưng công nghệ gần giống nhau. Bác nào biết sâu hơn về thông tin này chia sẽ cũng anh tôi nhé
|
thanhtruc |
|
|
Hiện tại ở cảng Đình Vũ đã tiến hành song bước hút thí nghiệm và sang bước hút đại trà rồi nếu anh cần xem có thể xuống công trường, nhưng có lẽ phải có giấy giới thiệu của xếp mới vào được.
|
xac suat |
|
|
Hiện tại e cũng đang nghiên cứu về vấn đề này.e đang sr dụng phần mềm Msettle 7.3 để tính toán độ cố kết của nền đất yếu.Có bác nào đã làm bằng phần mềm này chưa ạ, nếu có thì cho e hỏi chút nha : khai báo áp lực chân không có phải là trong phần vertical drain, chỗ tube pressure. còn phần air pressure có phải lả áp suất không khí trên bề mặt diện tích cần gia cố, do có lớp màng nhựa phủ để kín khí nên nó bằng 0.phần áp lực gia tải trên tôi sẽ khai báo trong phần other load, coi như là một lớp đất gia tải trước. Có đúng không ạ? e mới làm về cái này nên nhiều cái chưa rõ lắm, cao thủ nào trả lời giúp e nha
|
hiepsitayto |
|
|
xin hỏi phương pháp tính toán như thế nào hay ta chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc cứ hút cho đền khi đạt cố kết thì thôi . Hình như vấn đề này hơi mới nên các tác giả trong nước chưa viết sách về vấn đề này nhiều )
|
profilmuoibon14 |
|
|
Tính toán thì cũng o phức tạp lắm đâu bác:
1.Tính lún cơ bản + thêm 65-80kPa (tùy khả năng máy vacuum)
2/ Tính ổn định thì nếu bạn tính bằng Talren thì ok, tính bằng sòt khác thì tôi nghĩ phần tải tương đương của vacuum o gây trượt.
|
williamcuong |
|
|
A nào có file hướng dẫn cách thi công và nghiệm thu "Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không".Nếu có thì gửi dùm tôi qua mail:xautrai.net24opt@yahoo.com thanks các anh nhiều.
|
terrydoa |
|
|
Cha cha, tôi nghĩ cái này hơi khó nha bạn.
Nếu là file của Việt Nam, tôi nghĩ chưa có.
Nếu là hướng dẫn thi công và nghiệm thu của nước ngoài thì..cũng nhiều vấn đề: các công ty khác không biết sao chứ tôi cũng đang làm Vacuum, không thấy file này, tụi nước ngoài kĩ lắm...đa số dựa vào kinh nghiệm của thằng nước ngoài của cty ở công trường.
|
Roberter |
|
|
Chào các tiền bối
hiện tôi đang làm một đề tài kiến trúc về gia cố nền đất yếu .các anh có thể tư vấn cho tôi xem làm về phương pháp nào thì hay và có nhiều tư liệu hình ảnh được không ạ?
em đang rất cần. thanks các tiền bối nhiều!
|
terrydoa |
|
|
Đề tài kiến trúc là sao bạn?? Tôi chưa hiểu lắm.
Có vẻ bạn không quan tâm đến phương pháp tính nhỉ (vì thấy bạn chỉ cần tư liệu về hình ảnh)..
|
opera |
|
|
Tôi có viết một bài viết "Các quá trình thi công nền đất yếu và lắp đặt các thiết bị quan trắc" chủ yếu là các hình ảnh cho nền xử lý bằng bấc thấm và phân tích các thiết bị quan trắc nền đất yếu hiện nay. Cái này có thể giúp bạn hình dung thực tế trước khi bắt tay vào nghiên cứu tính toán. Nếu quan tâm, gửi mail đến tôi: haux3copt@yahoo.com, tôi sẽ gửi cho bạn .
|
thietkelogo |
|
|
em mới nghiên cứu vấn đề này đc một chút nên muốn tìm hiểu phương pháp đã. còn đi sâu vào tính toán thì chưa dám đề tài hiện tại của e mới yêu cầu ở mức tìm hiểu thôi. nếu sau này có đk e sẽ đi sâu thêm. lúc đó nếu đc lại nhờ các bác chỉ giáo thôi
hình như e thấy bác có tư liệu của bơm hút chân không thì phải? bác gửi cho tôi đc ko ạ? e đang tìm hiểu cả cái pp TOP-BASE nữa.em cần cả tư liệu bài viết và hình ảnh vì làm chuyên đề trên máy trình chiếu. nếu bác có thì cho tôi luôn nhá. tk bác!
|
JacimtoCogy |
|
|
Anh Hậu gởi cho tôi học hỏi với nha anh...
Sẽ hậu tạ vài ve bia as soon as possible (tùy lịch của anh >)
|
Freddievaw |
|
|
|
thanks bác. về cái khí điện đạm cà mau bác có tư liệu nào thêm ko ạ. nếu có cả hình ảnh thì tốt quá. tôi làm về pp hút chân không và top-base nhưng muốn là tìm về sự áp dụng các pp này ở Việt Nam hiện tại và xu hướng tới đây bác ạ.
|
thatgia |
|
|
Hình ảnh bạn search trên google chắc có, xài google earth là có plan view liền .
Còn hình chụp cụ thể tôi không có, nhưng có chân không chỗ khác. Để tối về lục lại xem (lưu trong cục sắt ở nhà). Với lại hình đa số có hình tôi , nên phải rà soát và chỉnh sửa lại mới public duoc, heheh.
Xài nhiều đó trước đủ đuối rồi đó bạn.
TOP-BASE thì mai tôi up cho tài liệu (Bạn search trên diễn đàn cũng có nhiều đó)
Thân
|
Alegowasea |
|
|
haha. thanks bác nhiều. nhưng bác làm khó tôi quá. ngồi dịch hết đc mấy tài liệu bác đưa tôi công nhận đủ chết thật tiếng anh tôi còn bập bẹ đc chút chứ tiếng Pháp thì e chịu chết > có gì e lại pm hỏi các bác tiếp . mail của tôi là : tuonglai_rongmo_18opt@yahoo.com .nếu có tài liệu gì bác send vô đó cho tôi nhá
|
thanhtruc |
|
|
Tôi gởi tài liệu toàn tiếng Anh mà, đâu có Pháp....
|
Stevennefs |
|
|
tôi tải nhiều tài liệu quá nên nhầm. nhưng toàn tiếng anh của bác e cũng ko dịch hết đc.tại học dốt quá thôi thì đc đến đâu thì đến vậy
|
profiltam |
|
|
Vậy thì chú mời anh 2 ly cafe đi. Anh help luôn cho..
1 ly anh uống, 1 ly anh nhờ bác Xuan Thuy dịch..Kekkek.
@ Bác Xuan Thuy: Nói sau lưng xin bác đùng chém..
|
controlledpills |
|
|
khà khà. tôi thì ok luôn thôi. cafe Bờ Hồ luôn nhá bác. nhưng bác phải ra HN cái đã. tôi sinh viên ko có đk bay vào trong đó đc.
|
taolaai |
|
|
Chà, sao chú biết anh ở Xì Phố thế..Hehheh, vậy khi nào ra anh ola..
|
Vimcentcow |
|
|
dạ đc. mong là khi nào bác ra HN alo gọi e đi cafe thì tôi đã ra trường, đi làm rồi. có đc tí vốn để chém gió cao cấp với bác. hehe. từ giờ đến lúc đó chắc còn phiền bác chỉ bảo nhiều
|
dacbiet |
|
|
Anh Tacongthanhvinh oi, anh co the cho tôi biet minh dung phan mem nao de mo phong ap luc chan khong va ap luc nuoc lo rong am ko anh. Theo tôi biet hinh nhu plaxis khong mo phong duoc phai khong anh?
|
inetryconydot |
|
|
Tôi có một ít tài liệu về phương pháp này thử post lên cho cả nhà tham khảo nhé (tài liệu luận văn thạc sĩ). Vì dung lượng lớn nên chỉ tóm tắt sơ qua thôi, ai có nhu cầu liên hệ tôi gửi email cho sau nhé
|
viet toan 12 |
|
|
Tôi đang giám sát dự án Nhiệt Điện có xử lý nền bằng chân không kết hợp gia tải. Bạn nào cần tài liệu hay hình ảnh thì tôi cố gắng gửi cho tham khảo.
|
duancuacuon |
|
|
Chao bạn, soft nào mô phỏng duoc thì tôi chưa sure lắm vì bản thân cũng cố gắng mà vẫn chưa làm được. Nghe đồn : Abaqus làm được, với Plaxis tôi tin rằng với phiên bản mới nhất vẫn chưa mô phỏng được.
Thân
|
viet toan 12 |
|
|
Em đồng ý với ý kiến tốc độ cố kết phụ thuộc vào 3 yếu tố. Nhưng tôi có một thắc mắc thế này. Trong lý thuyết cố kết thấm của Terzaghi có một giả thiết: "Sự thay đổi thể tích là một chiều theo hướng của ứng suất tác dụng" (trích Cơ học đất(dịch)_Withlow). Nếu ta so sánh hút chân không với gia tải bằng đất đắp với cùng tải trọng thì ta có:
1. Tải trọng theo phương đứng giống nhau nhưng tải trọng theo phương ngang thì hút chân không lớn hơn.
2. Hút chân không làm khối đất co lại theo 2 phương còn chất tải co lại theo 1 phương. Tuy nhiên chất tải sẽ co lại theo phương đứng nhiều hơn.
Khi xét cố kết thấm thì Terzaghi chỉ xét biến dạng thể tích do phương đứng gây ra. Nếu xét biến dạng thể tích theo 2 phương với cùng cấp tải trọng thì liệu tốc độ cố kết của hút chân không có nhanh hơn hay không?
|
AlbertgeK |
|
|
Tôi có vài ý theo các ý của bạn:
1: Cái này chưa chắc, hoàn toàn tùy thuộc vào hiệu quả chân không thôi.
Ví dụ: tải 100 Kpa đất đắp tại độ sâu -10m bạn tính thử bằng ót ten bớt..coi còn nhiều, còn bạn coi thử Vacuum tới độ sâu đó bằng nhiêu --> tải đứng không giống nhau về thực tế.
Còn tải trọng theo phương ngang thì cũng tùy nhưng đa số là ý bạn đúng.
2. Đã là terzaghi thì khó có chữa nếu quá
Nhưng nếu cùng 100 Kpa hoàn toàn đấp đắp với 100Kpa từ đất đắp+vacuum thì chắc là cái sau nhanh hơn.
Thân
|
profilmuoibay17 |
|
|
Hiện tôi đang chuẩn bị thực hiện đề tài cao học về " công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bơm hút chân không".Vì vậy mong mọi thành viên trên diễn đàn hỗ trợ giúp tôi các số liệu “bơm hút chân không” ở dự án cụ thể nào đó, với các loại tài liệu như sau:
[B]
-Luận chứng kỹ thuật đánh giá hiệu quả của công nghệ hút chân không;
-Hồ sơ thiết kết bơm hút chân không;
-Các bảng tính liên quan;
-Biện pháp thi công;
-Kết quả quan trắc lún, kết quả thí nghiệm;
[/
Xin chân thành cảm ơn !
Chúc các anh tôi công tác tốt, thành công trong cuộc sống.
Rất mong nhận được sự hồi am của các anh em!
Lê Đức Hoàng Hiến-0937072564
leduchoanghien6*
Lê Đức Hoàng Hiến-0937072564
leduchoanghien6*
|
Amen1402 |
|
|
Hic! đọc cái slide của bạn ở trang 29 thấy có dòng chữ (Không tiêu tốn xăng dầu cho thiết bị thi công)
làm cho tôi giật hết cả tôi - Phải chăng nhờ công nghệ chân không này mà thiết bị thi công không cần đến xăng, dầu? Đồng chí THẠC SỸ nào viết cái slide này giải thích giùm cái nhỉ?
|
DanielEi |
|
|
Tác giả của luận văn này có câu kết luận hay thế nhỉ. Chắc chỗ đồng chí ấy làm có lưới điện quốc gia đến tận nơi rồi nên ko tốn xăng dầu nhiều mà tốn điện thì lắm
|
sieunhangiambeo |
|
|
Cái Luận văn đó đọc sơ là biết người cty nào rồi. Cộng trình 2009 Vacuum moi duoc du nhập vào VN sao?? Rồi còn hút ko tốn xăng, chắc là tốn điện nên ko tính.
|
test1212 |
|
|
Công trình đầu tiên làm khoảng thập niên 90 do người VN làm, có thể nói là đầu tiên ở VN chứ không phải năm 2009.
Có thể nói điện vẫn sinh ra từ dầu (chứ không phải xăng), mà muốn tiết kiệm thì người ta chỉ cần tắt máy vào ban đêm và chạy máy vào ban ngày, tắt máy thứ bẩy chủ nhật và chạy máy vào ngày thường
|
muaxanh |
|
|
Hiện nay nhà thầu CHEC đang triển khai gói thầu xử lý nền cho Nhà máy Gang - Thép Formosa Hà Tĩnh.
Giải pháp xử lý nền là dùng bấc thấm kết hợp Hút chân không và Gia tải bằng nước. Đây là công nghệ thi công khá mới mẻ ở Việt Nam. Về thi công theo giải pháp này thì các Nhà thầu China đang làm chùm.
|
controlledpills |
|
|
Không đồng ý quan điểm này, chẳng qua là ở VN không chịu ngẩng mặt lên chơi với các anh Nga, Âu, Mỹ, Phi; công nghệ chân không này thì ở đâu cũng dùng cả. Có chăng thì người TQ dùng nhiều và cải tiến theo pp của họ mà thôi. Và các dự án ở nhà là toàn Tàu làm nên chỉ biết có Tàu, Tàu và đi Tàu
|
BarbaraEr |
|
|
Em thì không tham khảo và biết Tàu nó làm như thế nào nên chả biết nó là chùm đâu ạ; chỉ thấy mọi người bảo nhiều nên đoán nó làm được; nhưng là nhất- là chùm hay không thì chưa chắc; ta chỉ thấy Tàu nó làm nên nhận định nó là chùm -> bó hẹp tư duy.
Với suy nghĩ ấy thì không chịu tìm tòi của người khác và sử dụng cái đầu của chính tôi > Sao không nghĩ là tôi cũng nghĩ ra và cải tiến nó 1 chút hay tham khảo cái khác xem.
|
SpencerJalf |
|
|
Đồng chí này chỉ giỏi bắt bẻ câu chữ. Tưởng có cao kiến gì đóng góp hay ho cho Rum.
|
hoangphunhan |
|
|
Dự án Cảng Lạch Huyện, gói thầu xử lý nền bãi đưa giải pháp xử lý bấc thấm để tích kiệm chi phí nhưng để đạt yêu cầu độ lún nên thời gian thi công kéo dài hơn yêu cầu cho vay theo hiệp định, phía Việt Nam Đề xuất kết hợp Hút chân không và gia tải bằng nước làm các chuyên gia Nhật Bản loay hoay mãi chưa xong đó Bác.
Em thấy Nhà thầu CHEC nó triển khai cái này cho 1 Dự án nào đó ở SG rất nhanh và hiệu quả đấy.
- Còn việc Bác nói VN không chịu ngẩng mặt lên chơi với Nga, Âu, Mỹ thì nên xem lại đi nhé. Thật đấy!
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Nhà thầu nào đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, giá thành, tiến độ thi công thì chơi, xong việc thì biến. Một số Dự án đầu tư xây dựng cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép, Cảng P&O ở khu Hiệp Phước toàn vốn Mỹ đó nhưng các gói thi công xử lý nền đều do một số nhà thầu China làm hết đó, từ cọc xi măng đất tới bấc thấm kết hợp hút chân không, rồi thêm gia tải nước, nhất là bọn CHEC. Vậy thử hỏi tại sao?
Cái đó có được gọi là "Bó hẹp tư duy không" hay là nâng quan điểm nhỉ?
|
delta deus |
|
|
Hehe, tôi đâu có chê Tàu chỉ không đồng ý nhận định nó là chùm- là nhất thôi. Và nhắc mọi người cần tham khảo thêm của các thằng khác nữa, để tôi rút ra kinh nghiệm ; cải tiến- hoàn thiện lý thuyết tính toán và thực hành. Không có cái gì là tuyệt đối cả. Hy vọng Tàu đi rồi; nhưng công nghệ của nó ở lại chỗ bạn
|
BarbaraEr |
|
|
chán, cứ chăm chú chém mà chả quan tâm người khác nói gì
huyhiep hiểu chùm là như thế nào?
rất chán
|
ao anh xa |
|
|
Làm trùm = giỏi nhất, tốt nhất
Làm chùm = Xúc tất.
|
Alvarogime |
|
|
Việc học tập là mãi mãi rồi Bác. Nhưng tại VN tôi, Các Dự án lớn mà có phần xử lý nền thì đến 70-80% là China nó sẽ thi công. E nói "làm Chùm" không phải là Trùm về tính toán hay công nghệ tiến tiến mà là Chùm về tỷ lệ thi công cho các Dự án.
|
EduardoMn |
|
|
Về cái chuyện này thì tôi có biết khá kỹ. Tôi biết rõ vì sao chúng nó giành được các hợp đồng thi công.
Ngoài cái chuyện làm láo để hạ giá thành thì còn có những chuyện khác nữa rất là sảng khoái cho các đối tác.
Nếu bạn là dân Cơ học đất, biết được rằng khi tăng áp lực nước lỗ rỗng bằng cách gia tải bằng nước sẽ không gây nên hiệu ứng lún trước của nền thì khi đó bạn mới hiểu là cái biện pháp gia tải bằng nước đó chỉ lòe bịp được người nhẹ dạ cả tin chấp nhận phương án đó mà thôi. Có lẽ vì thế mà cái bọn Nhật và Tây nó rất bối rối với cái phương pháp này. Cái này nghi là cũng giống các thứ hàng Tàu khác đang tràn ngập nước ta.
Thực tế cho thấy rằng trong quá trình thi công luôn phải bù thêm nước gia tải. Như vậy là biện pháp gia tải bằng nước sẽ cấp nước lại cho nền và làm tăng áp lực nước lỗ rỗng bởi áp lực thủy tĩnh mà không thể tiêu tán áp lực này được như các loại áp lực khác. Trong khi đó, cái đang cần trong giải pháp này lại là lấy nước ra khỏi nền.
Lạ một cái là cái này lại được dễ chấp nhận ở Việt nam trong khi đó ngay ở bên Thượng Hải thì lại không được chấp nhận. Thế mới tài, thế mới là đồng chí và thế mới là anh em.
Không cười được.>>>
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Hôm trước cháu đọc 1 bài báo thấy nó mô tả vacuum trên Plaxis; định túm lai hỏi nhưng chưa được thì nó đã bay về nước mất- mà cháu đoán thằng đó chắc cũng không bảo cho cháu , mà nó dùng bản 8.2, cho cháu hỏi chắc thằng đó chơi quả lừa: qui đổi việc thoát nước bằng vacuum tương đương tải trọng ngoài chứ nhỉ; Plaxis đâu có vụ nhập áp lực chân không ?
|
Philipboxy |
|
|
- E mới ở cấp độ Min Amateur về Cơ học đất thôi ạ, đang cố học tập để có thể được 1/1000 của Bác Ngọc ạ!
- Màu đỏ: E chưa rõ ý Bác nói vì E chưa tìm hiểu kỹ về nguyên tắc và công nghệ thi công. Theo E được biết, tại Gói thầu xử lý nền Formosa Hà Tĩnh do CHEC đang thực hiện, nước gia tải nó làm hơi khác hay sao ý ạ. E sẽ cố xin hình ảnh phần giai tải bằng nước ở bên trên để các Bác chuyên gia xem xét cho ý kiến để bọn E được mở mang.
|
Arshes |
|
|
Xem cái bài ở trên nhé. Bọn nó rất sợ các thiết bị quan trắc áp lực nước lỗ rỗng.
|
hoibmtose005 |
|
|
Đây có phải là vấn đề vướng nhất hay không? nhờ Bác Ngọc giải thích sau ạ!
- Với dự án Cảng Lạch Huyện, gói thầu xử lý bãi, Chuyên gia Nhật đưa giải pháp bấc thấm và gia tải bằng cát. Khổ nỗi là thời gian cố kết lâu, khối lượng cát gia tải lớn, sau khi gia tải xong thì vẫn dư một lượng lớn cát gia tải chưa biết dùng vào đâu, giải phóng đi nơi khác cũng khá tốn kém. Phí VN đề xuất Chuyên gia Nhật nghiên cứu giải pháp Bấc thấm kết hợp hút chân không có gia tải bằng nước để rút ngắn thời gian. Đề xuất này làm các Chuyên gia Nhật đang lúng túng vì ít làm hay sao ý?.
|
Amen1402 |
|
|
Bọn Nhật chúng nó lúng túng là đúng bởi chúng nó là người tử tế. Chúng nó biết rằng rất khó kiểm soát chất lượng thi công phương pháp gia tải bằng nước. Khi có sự cố thông thủng nước thì sẽ phải dừng lại, dỡ tải, tìm lỗ thủng, vá víu, gia tải lại. Lúc này thì thời gian sẽ còn lâu hơn nhiều so với gia tải bằng cát. Đấy là giả thiết rằng tìm được lỗ thủng để vá chứ cái việc tìm cái lỗ thủng đó thì còn xơi. Cái bọn Nhật nó lại không biết sửa chữa theo kiểu sửa chữa vá víu ...số liệu đo. Thế mới lúng túng. Nếu mà chúng nó biết cách sửa số liệu đo thì chúng nó đã không lúng túng.
Đến hiện trường thì có nhiều cái để nhìn. Nhưng mà để thấy được các vấn đề thì không dễ. Cái máy ảnh nó có điểm dở là là chỉ chịu chụp ở những nơi mà người chụp nhìn hoặc thấy được mà thôi. Nếu người chụp không nhìn và không thấy được thì cái máy ảnh nó sẽ chụp theo kiểu ...vô tư.
|
RobbertooWig |
|
|
Bọn Nhật nó đẻ ra cái này mà bảo nó lúng túng thì hơi lạ. Nó lúng túng là vì nó biết khi nào dùng, khi nào không và shortcomings là gì. Và có lẽ nó thấy trong trường hợp này không phù hợp mà có người lại đòi mần Chắc do bộ trưởng mới yêu cầu đây mà> Càng ngày càng thấy chán>
Hoanui: Thử đến công trường mà xem thì sẽ thấy đâu đâu đồng hồ cũng từ 80-95 thậm chí 110 và nếu gỡ đồng hồ ra khỏi ống thì nó cũng vẫn thế 80-95, thế mới tài Đây cũng là ví dụ về NHÌN và THẤY. Mà theo các dự án tôi biết được thì cái phương pháp này đắt hơn các phương pháp khác nhiều lần, chắc công nghệ này nó khó nên nó đắt chăng???
|
StephenDAK |
|
|
Ngoài ra cái việc bơm có thể dừng vào ban đêm cũng như thứ 7 và chủ nhật khi mà giám sát và CDT đang nghỉ ngơi. Trong cái slide so sánh do bạn thangdcct đưa lên rất là vớ vẩn và linh tinh Tôi đã từng làm gia tải trong vòng 4 tháng cho tải trọng hoạt động 25kPa.
|
profiltam |
|
|
Đúng là bản 8.2 ko làm duoc Hiệp. Nhưng Plaxis hiện nay đã có 1 mudun de chạy Vacuum đó. Tôi từng duoc thấy thui..chưa duoc sờ..
|
truongtiengka |
|
|
Đúng là bản 8.2 ko làm duoc Hiệp. Nhưng Plaxis hiện nay đã có 1 mudun de chạy Vacuum đó. Tôi từng duoc thấy thui..chưa duoc sờ..
|
Nếu thực sự hiểu bản chất của "Vay Cum" thì vẫn có thể dùng bản 8.2 và 7.2 để tính được như thường.
thanhthanh |
|
|
Hehe... Comment của bác Ngọc có vẻ nguy hiểm nhỉ..ko đoán duoc ý bác..
Dùng 8.2 hay 7.2 thì van tính duoc..Nhưng tính cái gì.. Nếu ý bác là tính độ lún tương đương thì ok..
|
KennethOt |
|
|
Thực ra, cái vụ tính lún hay áp lực lỗ rỗng khi cố kết bằng chất tải hay vacuum nếu có phương trình; thì hoàn toàn có thể tính được bằng giải tích với sự giúp đỡ của các phần mềm hỗ trợ toán học như Mathcad; Mathlab. Khi đó Plaxis hay abaqus chỉ trưng cho nó đẹp thôi.
|
Renatosymn |
|
|
Với Bờ lát xịc 7,2 và 8.2 thì :
Ngoài cái độ lún ra thì còn cần tính cái gì? áp lực nứoc lỗ rỗng ??? us hữu hiệu ??? Tính được tất. Tất nhiên là mệt hơn so với dùng môdun chuyên dụng của nó.
Không phải là độ lún tương đương mà đúng với độ lún của cái mô hình vacum đó.
|
moaza12vs |
|
|
Chắc dùng cái hạ mực nước chăng??? Nếu chỉ dùng hạ mực nước thì toàn bộ cái này sẽ tương đương cố kết 1 chiều. Việc áp điều kiện biên là áp lực nước lỗ rỗng là chưa có trong Plaxis cho đến V.8.2
|
Arthumters |
|
|
Để tiện các bác lập mô hình và chém; tôi xin đưa cái công nghệ này lên đây:
>
|
greent |
|
|
Đề nghị bác Ngọc làm rõ nhé..heheh
|
EduardoMn |
|
|
Có giả thiết cho rằng; việc bơm hút chân không tương đương với việc làm tăng ứng suất hữu hiệu trong lớp đất; nếu qui đổi được việc tăng áp lực chân không này thành sự tăng ứng suất hữu hiệu thì việc tính toán quá trình lún và thoát nước đơn giản hơn; không phải để ý nhiều đến cái sơ đồ công nghệ kia.
Mời các bác chém tiếp.
|
thanhthanh |
|
|
Không biết có được không nhỉ? Có thể tính ALNLR tương đương từ mực nước được khai báo trong Initial conditions được không? Nhờ các bác chỉ dạy!
|
Winmordbet |
|
|
Chi Bia ....
Cái hồi 2005 lấy đâu ra mô đun Vacum mà người ta vẫn tính được bằng Plaxic 2D đấy nhé. Hỏi bọn VINCI ấy thì biết.
|
taolaai |
|
|
Bọn đó tính hay thật
|
tandc128 |
|
|
Tôi tính thuê cho chúng nó đấy. Rất đơn giản. Hì hì.
|
thanhthanh |
|
|
Vậy thì càng đứt nữa phải không bác Nói chung là hay đến rất hay Thôi vậy đi cho nó nhanh, bác cứ trình bày, bia tôi trả nếu trình bày tốt, nếu dở mà bị phản bác thì bia bác phải trả nhé.
P/S: Hôm vừa rồi sao bác đi ngủ sớm thế
|
jinchan |
|
|
Ý của cái câu tô đỏ là nghĩa làm sao ???
|
ClintomEa |
|
|
Cái ý này thì cần phải đãi bia thôi bác ơi
|
greent |
|
|
Cái vụ này cũng giống như vụ không khử hết được lún lần trước đó. Ban đầu thì không tin ...vì cái đầu nó bị trói chặt bởi các cái người ta bẩu mất rồi. Đến khi gặp nói cho biết thì lại thấy ....quá đơn giản.
|
MichelPurn |
|
|
Nhân việc tranh luận về công nghệ xử lý nền bằng công nghệ bơm hút chân không nói về vấn đề nhanh hay chậm? đi 1 số công trình trong nước, và xem 1 số tài liệu nước ngoài, tôi thấy thắc mắc như thế này.
1. Muốn nhanh hơn sao không lắp thêm bơm hoặc tăng thêm công suất bơm lên nhỉ?
2. Bơm của menard 1 kiểu, bơm của Nhật, của Khựa 1 kiểu, vậy loại bơm nào thì hiệu quả ai có ảnh hoặc maket của máy up lên cho anh tôi tham khảo với.
3. Bấc thấm có nhiều loại với nhiều kiểu biên dạng lá nhựa khác nhau, có ai biết loại nào thoát nước nhanh nhất không?
Có gì các cao thủ chia sẻ nhé. Cảm ơn!
|
BrandonMr |
|
|
Ở cảng SG-HP, trong lúc bơm và chờ tư vấn cho phép bơm cát gia tải thì nước mưa ngập toàn bộ khu vực xử lý. Mặt nước hầu như lúc nào cũng cao hơn mặt màng chống thấm khoảng 1m. Ko biết có bị trường hợp "thịt chó" ko mà đo vẫn thấy lún ầm ầm bác ạ (kể cả đo lún mặt, áp lực nước lỗ rỗng, giếng quan trắc mực nước ngầm)>>
|
StephenDAK |
|
|
Ở đây, SG-HP, cái màng nó dày đến 2mm trong khi cái màng ở chỗ khác nó dày chỉ có 0.2mm thì cái việc mỏng và dễ thủng là điều khó tránh khỏi, mà thủng rồi sau khi đắp cắt thì chẳng ai lại đào ra rồi vá lại cả
|
fordthudo1 |
|
|
Xin bác Ngọc chỉ vụ làm vacuum mô phỏng bằng Plaxis, sẽ có bia nếu mô phỏng đúng bản chất Tất nhiên đây là bài toán cố kết bằng áp suất chân không.
|
moaza12vs |
|
|
Ây dà! Có mấy câu hỏi cũng khá thực tế và thiết thực về công nghệ chân không mà vẫn chưa có người trả lời. Buồn nhỉ! Phải chăng những câu hỏi này khiến nhiều chuyên gia lúng túng?
cái phần mềm plaxis chả chắc đã nói dùng bao nhiêu cái bơm? loại nào? áp lực hút = bao nhiêu? với lưu lượng như thế nào thì đạt được chất lượng cố kết là như thế này, thời gian cố kết là như thế kia đâu nhỉ?
|
muadem116 |
|
|
Hì hi! tôi khích tướng 1 tý cho topic xôm hơn thôi. Trả lời được hết cái này cũng khó, cái nhất hôm nay sẽ trở thành cái nhì, cái thứ 3 của ngày mai, thậm chí khi nêu lên cái này của hãng này là nhất thì sẽ bị ném đá của hãng kia - điều này tôi biết chứ.
Tuy nhiên - Nói đến công nghệ thì sẽ dính dáng đến thiết bị, vật tư... và nhiều thứ khác chứ không phải chỉ loanh quanh ở khâu lý thuyết tính toán. Tôi muốn mở thêm những yếu tố khác để anh tôi bàn luận cho hiểu hơn về công nghệ để nó có thể phát triển 1 cách lành mạnh và cụ thể hơn thôi.
Mong sao topic này không bị cắt cắt cái roẹt vì có nhiều tham luận quá. Hic!
|
tungch46 |
|
|
Bác Oanh ơi! Cái màng mỏng hay dầy cũng chỉ là 1 thông số để đánh giá thôi, cái dày mà cơ tính yếu thì nó vẫn dễ thủng hơn cái mỏng mà cơ tính tốt. Cái condom của Tàu mỏng hình như chị tôi thích hơn dùng cái condom dày của Liên Xô thì phải..
Ngoài ra kẹp ở dưới và trên cái màng này nó còn có (áo giáp) là vải địa kỹ thuật nữa. Cơ tính kháng xuyên, kháng xé của 2 loại này ntn?
Em nghĩ đánh giá cơ tính của cái loại màng làm kín này cần biết đó là vật liệu gì? HDPE, LDPE, PP, PVC.... Phương pháp tạo hình của nó ban đầu là ép phun, ép đùn, hay ép thổi? Có cán, kéo biến tính hay không? Có phụ gia biến tính gì đặc biệt trong quá trình sx màng hay không? Có dễ hàn và mối hàn có đảm bảo hay không? thứ nghiệm mối hàn ntn? sức kháng thấm, kháng thủng khi ép bằng bi, ép bằng khí ra sao? sức kháng xé hình thang như thế nào?????
Có cả đống thứ khác để đánh giá nó tốt hay xấu của cái màng chứ đâu chỉ có dày hay mỏng đâu bác.
|
phuonganh12 |
|
|
Bác Oanh ơi! Cái màng mỏng hay dầy cũng chỉ là 1 thông số để đánh giá thôi, cái dày mà cơ tính yếu thì nó vẫn dễ thủng hơn cái mỏng mà cơ tính tốt.
Ngoài ra kẹp ở dưới và trên cái màng này nó còn có (áo giáp) là vải địa kỹ thuật nữa. Cơ tính kháng xuyên, kháng xé của 2 loại này ntn?
Em nghĩ đánh giá cơ tính của cái loại màng làm kín này cần biết đó là vật liệu gì? HDPE, LDPE, PP, PVC.... Phương pháp tạo hình của nó ban đầu là ép phun, ép đùn, hay ép thổi? Có cán, kéo biến tính hay không? Có phụ gia biến tính gì đặc biệt trong quá trình sx màng hay không? Có dễ hàn và mối hàn có đảm bảo hay không? thứ nghiệm mối hàn ntn? sức kháng thấm, kháng thủng khi ép bằng bi, ép bằng khí ra sao? sức kháng xé hình thang như thế nào?????
Có cả đống thứ khác để đánh giá nó tốt hay xấu của cái màng chứ đâu chỉ có dày hay mỏng đâu bác.
|
mucangchai |
|
|
Nhầm rồi.
Nếu chúng nó thông nhau mà vẫn được thì người ta vẫn có thể hút chân không không cần màng.
Nếu sét mà được coi là cách được áp lực nước lỗ rỗng (cách nước chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả) thì lâu nay chúng nó tính toán cái áp lực nước lỗ rỗng khi có sét ra răng.
Cái tô đỏ là do lý thuyết chưa chạy vào máu, vẫn ở ngoài da.
|
GeraldKr |
|
|
cái màu xanh nên hiểu thế nào ạ?
lý thuyết mà nó chảy trong máu tôi thì tôi đã chả lên đây hỏi bác
|
xac suat |
|
|
là dân gì cũng được, bàn luận trên cơ sở kỹ thuật thôi, đôi lúc ông ngoại đạo có cái nhìn khái quát tốt hơn cái ông cứ lúi húi trong một lĩnh vực nào đó.
cả anh chất tải thông thường hay hút chân không đều là cưỡng bức cả . và anh chất tải thường mà ép đất chặt lại thì khí nó cũng phải chui ra đấy.
Việc nhanh hơn hay chậm hơn vẫn còn là câu hỏi, xin đọc lại mấy bài thảo luận đầu. Cái vác cum nó hiệu quả chủ yếu ở chỗ đỡ cái khoản đắp gia tải.
|
tandc128 |
|
|
Ồ! Cái vụ cưỡng bức này thì ghi nhận là đúng. Khi chất tải thì đúng là có ép khí chui ra, chứ không phải là chỉ ép nước chui ra như comment trước của tớ. Cảm ơn Wasabi!
Việc nhanh hay chậm đúng là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
1. Đầu tiên chắc là các đặc tính, thông số của nền đất nơi xử lý (có thấu kính cát hay không chẳng hạn)
2. Việc khoan khảo sát có thực hiện đúng hay không?
3. Việc thí nghiệm có thực hiện đúng hay không?
4. Việc tính toán, thiết kế, có được tốt hay chưa?
5. Việc chuẩn bị mặt bằng thi công như thế nào? (dọn cành cây, gốc cây, dị vật không sạch, kể cả khi lấp cát thoát ngang vẫn có nguy cơ chọc rách màng) thì thi công chân không tốn cả trăm tỷ cũng đi toi.
6. Việc san lấp, lựa chọn vật liệu san lấp sơ bộ có được kiểm tra tốt hay không? Lượng vật liệu san lấp là bao nhiêu? điều đó gây những ảnh hưởng sơ bộ đến lớp đất yếu đó như thế nào?
7. Việc cắm bấc thấm như thế nào? sơ đồ cắm ra sao? chiều sâu cắm có đảm bảo không? Lựa chọn loại bấc nào cho phù hợp với đặc tính riêng biệt của công trình này.
8. Việc thi công lớp thoát ngang bằng cát hoặc bấc thấm ngang như thế nào?
9. Lựa chọn công nghệ chân không của bác nào thì phù hợp với công trình này Menard? Nhật hay Khựa? Cái này là quan trọng nhất - có những bí kíp riêng của nó. Khách quan mà nói xét theo số lượng, giá rổ và chất lượng thì công nghệ FECON đang thực thi đến nay có vẻ ổn nhất ở VN.
10. Rải vải địa kỹ thuật (các đặc tính của vải địa này đáp ứng được yêu cầu kháng chọc thủng, kháng xé... không?
11. Rải màng kín khí như thế nào? Hàn ghép ra sao? Phương pháp kiểm tra độ kín khí tại công trường?
12. Tùy công nghệ thiết kế mà có rải lớp vải địa bên trên hay không?
13. Đấu nối với hệ thống bơm hút và phương pháp thoát nước ra khỏi công trường hay mượn thêm nước làm vật chất tải.
14. Quên 1 vấn đề đó là cái tường sét (cái này cũng là 1 bí kíp thú vị)
15. Nào thì hút nào - và trong quá trình này thì kiểm tra, quan trắc thôi, vẽ biểu đồ lún và báo cáo (khi nào thì cần làm thật, khi nào thì cần làm láo?)
16. Bơm hỏng, bơm cháy trong quá trình xử lý thì phương pháp thay ra sao để không ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
17. Trong quá trình xử lý đột nhiên có 1 vùng lún mạnh, lún bất thường thì xử lý ra sao?
.....
Chia sẻ tạm thế đã nhỉ? Không biết chia sẻ đến đây có ai coi tôi là dân ngoại đạo nữa không? Híc! buồn huyhiep ghê.
|
MichelPurn |
|
|
Còn kinh phí thì thế nào anh WASABI? Có rẻ hơn chất tải không ạ?
|
profil7 |
|
|
Tôi là dân dùng sản phẩm, nên tôi chỉ cần biết thằng này dùng có tốt không, và giá rổ thế nào thôi, còn vào chi tiết thì không cần thiết đến thế, để cho mấy ông làm áo mưa nghiên cứu. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, cùng loại vật liệu thì cái màng dày nó tốt hơn rồi, hay bạn có ý khác??? Với diện tích tầm vài ha thì đi do cái thủng đó thể nào nhỉ, đặc biệt là sao khi đã đắp tải nữa chứ
|
tieu sao |
|
|
Vẫn có kiểu làm này, đầu hút được nối trực tiếp với wick drains thông qua cái cap, và nó ngập vào đất sét có hệ số thấm rất bé, tuy nhiên kiểu hút này không được chuộng vì đã một vài dự án không thành công, trong đó có LT-DG Highway ở giai đoạn trial.
|
hoahuongduong |
|
|
Những dự án tôi biết được thì nó đắt hơn rất nhiều lần
|
AlbertDOB |
|
|
Trước tiên bạn nên ra công trường xem cái loại xử lý nền này nó thi công thế nào, và bao gồm những lớp nào, hoặc hỏi người nào bạn biết cũng được rồi vào đây chém tiếp cũng chưa muộn
Còn cái bao nó mỏng hoặc dày, cái nào lợi hơn thì chưa chắc như bạn nghĩ Nói thế thì người ta chẳng nghiên cứu cái chuyện bao này làm gì
|
Robertol |
|
|
Nhỡ cái lớp cát reclamation nó dày quá thì làm sao hả chú
|
profilmuoisau16 |
|
|
chi phí dùng vacuum vẫn đắt hơn chứ, chi tiết thế nào thì tôi không biết
|
Vincentpype |
|
|
Thì tùy trường hợp mà bác. Đa phần thì phải có tường sét
|
trangyu lan |
|
|
Em nghĩ nên dùng 1 nhà thầu monitoring độc lập và đánh giá độc lập. Nhưng CĐT họ có dùng hay không thì tôi không biết.
Sau khi xử lý, làm móng nước nó có phun lên như vòi thì cũng có thể lắm chứ - Mọi việc đều có thể xảy ra mà> Nhưng nguyên nhân thì phải thực tế mới biết và phân tích được. Tôi đố bác đoán được đấy? Nếu thực tế mà có như thế thì bác có bằng chứng không?
Em thì chưa nhận tôi là chuyên gia bác Oanh ạ. Nhưng hình như tôi biết bác được đánh giá là chuyên gia rồi.
|
truongtiengka |
|
|
Tôi quay ít nhất 4 clip ở công trường ở 4 vị trí đào trong khu được gọi là đã xử lý xong và thấy nước nó sôi lên vui lắm. Nguyên nhân thì rất dễ, nước bị ứ và giờ khi đào trúng ống thì nó phọt ra, và có thể kết luận rằng việc bơm (thật hay giả) đã không hiệu quả. Bằng chứng này thì chắc tôi phải bán cho người cần quá Tôi ít khi nào, nói cái gì mà không có bằng chứng lắm Cái này đâu thể chém gió được vì nó ảnh hưởng đến uy tín của cả một nhà thầu được cho là chuyên gia về xử lý nền móng mà
|
profillink10 |
|
|
Bởi vì cái comment trước của bác chỉ nói về dày và mỏng và bác đánh giá chất lượng của nó thông qua việc mỏng hay dày nên tôi mới có những phân tích sơ bộ như vậy. Cái này không thể nghĩ đơn giản được, Lối nghĩ đơn giản của bác mà áp vào lập tiêu chuẩn thì rất nguy hiểm và có hại cho nhà thầu. Đánh giá thứ này thứ nọ tốt hay không theo tôi nên công tâm 1 chút.
Bác nói bác là dân dùng sản phẩm bác chỉ quan tâm đến nó tốt hay không? Vậy theo bác thế nào là sản phẩm màng tốt?
Việc kiểm tra cái chỗ thủng sau khi chất tải còn phải bàn cãi nhiều. Hiện nay theo ý tôi, tôi có biết vẫn chưa có biện pháp. Cá nhân tôi cũng đã nghĩ ra được mấy cách về lý luận thì ổn nhưng cái này phải làm thí nghiệm - mà chi phí cho làm thí nghiệm thì chưa có.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Trích trả lời volcano
"Việc so sánh nhanh hay chậm của 2 phương pháp chẳng liên quan gì đến mấy điều từ 1 - 8 cả. Những thứ này nó ảnh hưởng đến cái nhanh hay chậm của bản thân 1 phương pháp rùi. Còn so sánh như bác chuyên gia này có vẻ giống như so sánh ko cùng thứ nguyên rùi"
Cái này do tôi không biết cách làm bảng trên diễn đàn có 2 cột, cột 1 cho chân không, cột 2 cho chất tải nên bạn chưa hiểu được ý tôi muốn nói - sorry. Tôi thì chưa phải là chuyên gia - nhưng đề nghị hãy gọi tôi là Thịnh96 đừng dùng từ trịnh trượng như thế gán cho nhau.
|
240315 |
|
|
Công nghệ thì khác nhau nhưng nguyên lý thì chỉ có 1. Trên thế giới chắc ko chỉ có Menard, Nhật, Khựa. Mà cái anh Khựa làm ở VN có cái bí kíp ở đồng hồ, bên cạnh rất nhiều bí kíp khác
Bới vì nguyên lý chỉ có 1 nên nó có 1 tên là công nghệ xử lý nền đất yếu bằng hút chân không. Cái hay, cái đáng bàn ở đây là công nghệ. Cũng như cái ô tô 4 bánh, cái cốc bia vậy, hãng này hãng kia có bí kíp khác nhau.
Bí kíp của khựa ở cái đồng hồ là bí kíp như thế nào? Bạn có biết, có nói được không?
|
ClintomEa |
|
|
Tôi càng nghĩ đơn giản hơn nữa, cùng loại vật liệu, mà chiều dày hơn thì nó đương nhiên khó thủng hơn. Cái màng quan trọng nhất là không thủng. Có hại cho việc làm gian dối thì đúng là tôi đồng ý Mọi người dùng từ xưa đến nay cái màng 2mm, chưa thấy trường hợp nào đào ra mà nước phun ào ào lên (có vòi hẳn hoi đấy nhé) trong khi dùng cái màng 2mm, và với sự góp mặt của rất nhiều người đầu ngành thì lại thấy nước nó phòi ra sau khi xử lý xong
Cái màu xanh thì rất dễ, kinh phí sẽ được trả bởi ông thầu xử lý nền. Theo một hợp đồng lump sum thì tất tần tật nó bao gồm trong giá. Ông nào không muốn làm tức là đã cắt đi cái phần kiểm tra. Với cái nghiên cứu của bạn thì sẽ kiếm được rất nhiều tiền, vì lúc đó có khi người ta không còn lo cái màng bị thủng nữa.
|
tungch46 |
|
|
Tình nguyện phụ mồi..
Trâu treo gác bếp như lần trước bác nhỉ..đúng quán đó luôn.:
|
thanhthuonghm |
|
|
Đã có dự án không dùng vải địa cả ở trên lẫn ở dưới
Dự án nào ạ? Tại sao họ làm được điều đó? Hay là bạn chém?
|
240315 |
|
|
Là cái đồng hồ nó mãi chỉ 80kpa vacuum kể cả khi được tháo ra khỏi hệ thống Muốn trị bọn này thì chỉ việc có cái đồng hồ riêng, và ngoài ra chế 1 chữ T để đấu nối khi cần kiểm tra chéo
|
thanhthanh |
|
|
Rải màn và hàn làm sao cho nó kín là được. Kiểm tra bằng các thổi bóng bay xem nó có xì ra hay ko?
Ngoài kiểm tra bằng thổi phồng nó ra xem xì ở đâu thì cũng có cách là cứ hút và đổ nước.
Ngoài ra nữa thì chưa biết - ai biết thì chia sẻ đi.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Chưa biết thì không nên bẩu người ta chém Việc gì phải dùng vải địa khi không cần nó nhỉ
|
AnthonyGape |
|
|
Xin phép bác..em làm mệt quá..vô thấy bác comment ..hơi rối..cũng xin phụ.
Em vừa làm xong 1 cái Gemalink, ko dùng Vải...Ko biết có sao ko bác..>
Mà tôi củng chả hỉu tại sao lại phải dùng nó..nhỉ..bác chém dùm tôi phát..(thay vào phải thì lúc nào nên dùng thì dùng)
|
thanhtruc |
|
|
Lâu rồi bác ý không dùng có khi quên, chắc đang dợt lại rồi bày cho bọn tôi đây mà
|
noithatap |
|
|
Bác thi công rồi nhỉ..
Em củng ko rành lắm, nhưng hình như trước giai đoạn hàn màn, tôi hút luôn thì phải..:: Hàn mà xong, đang hút chắc biết nhỉ..
|
hoangphunhan |
|
|
Đấy chẳng phải là bí kíp - đấy là ta đang nói đểu thằng khựa thôi. Tư vấn giám sát (mắt kém) lại là việc khác.
|
StevenKl |
|
|
Tôi xin confirm phụ, hiện tượng đó là có. Tôi có thấy, chỗ anh Oanh nói đó.
Còn giải thích thì vẫn có..Nhưng giống như mọi chuyện ..sẽ có người đồng ý với giải thích đó, có người ko (nhất là mấy bác lãnh đạo).
Cá nhân tôi: Khi thấy hiện tượng này, tôi nghĩ rằng quá trình tiu tán vẫn đang xảy ra, áp lực thặng dư trong nước vẫn khá lớn mới có hiện tượng phọt ra mà ko chảy. -> Quá trình gia tải đã dừng khi hiệu quả cố kết chưa đạt dc..
|
dudung |
|
|
Cái này thì. cái reclamation càng mỏng càng tốt thui đại ca àh..càng dày càng tốn..>
|
CharlesEn |
|
|
Cái này bạn gửi ảnh lên tôi xem cái màng của bạn nó như thế nào thì tôi mới biết được. Tôi comment hơi rối - do chưa quen thôi - cảm ơn.
Bạn làm cái gemalink gì đó mà bạn không biết có sao không thì kể cũng lạ nhỉ? Không làm thí nghiệm kiểm định chất lượng trước khi làm ư? 1 lớp mà độ bền hơn cả 3 lớp thì cũng không vấn đề gì, về giá vật tư thì chắc là đắt hơn, nhưng có thể rải 1 lớp thì nhanh hơn nên nó được chấp nhận chăng?
|
Happyspringla2007 |
|
|
Hihi2..hơi rối ở đây là tôi rối...ko phải nói là comment của bác rối..Sory nếu gay hỉu nhầm.hì.
Em hỉu ý bác khi đòi xem cái hình HPDE mem của em, nó là GSE HPDE 1mm đấy.
Thì hiện giờ tôi hand over dự án rùi..Hồi tết âm lịch..Van chưa sao..Hỏi thêm ý bạn xem có ý gi nua ko đó mà..
Ah, gemalink nó ở Phú Mỹ.
|
Robertvove |
|
|
Có khi người ta còn tắt bơm nghỉ cuối tuần hoặc ban đêm thì ai lo đến chuyện bơm hỏng, bơm cháy. Còn nếu làm đúng thì luôn phải có hệ thống bơm dự phòng đấu sẵn trong hệ thống có thể khởi động ngay sau khi một bơm khác cháy, hỏng. Chắc gần giống như bộ kết nối để chuyển sang điện máy phát ngay sau khi điện lưới quốc gia bị cắt
Có khi bơm 1 thời gian thấy lún chậm, tắt bơm đi mấy giờ, hút tíêp lại thấy độ lún tụt khá nhanh
|
mtv_0201 |
|
|
Ở thế mỏng quá cái platform nó nằm dưới mực nước sông Thị Vải thì không biết làm sao mà hả chú em. Cái chỗ Germalink đó reclamation không dưới 3m đâu đấy nhé, ngay cái chỗ bên chú làm đấy Ai chả biết là tốn, mà phải làm thể mới đến cao độ working chứ lị.
|
Renatosymn |
|
|
Bổ sung thêm hiện tượng này là sau khi dừng bơm, khu vực xử lý còn lún thêm tầm 400mm nữa, với đúng cái tải trọng lớp đất đắp, và không có bơm chân không tức lúc đó tải tổng cộng tầm 70kPa so với 150kPa khi có chân không, nếu mà bơm tiếp thì có khi nó giảm lún vì tốc độ nó còn có 1mm/day thôi
|
thietkelogo |
|
|
Gemalink: 4.5m....
Vẫn còn có cách: anh trai Platform mỏng thui..em lam hệ thống Vacuum xong hết rồi đắp thếm..heheh. Hới mất công cho 1 khu rộng lớn..
|
truongtiengka |
|
|
Em đang rảnh rỗi nên cũng ra công trường tương đối. Tôi ngồi 1 chỗ, là kỹ sư cơ khí không phải địa kỹ thuật mà chém được như thế này cũng là khá lắm rồi. Người tôi hỏi về công nghệ này có nhiều - Bác yên tâm không phải dạy tôi về điều này đâu.
Chuyện cái bao (cái màng) nó mỏng hay dầy cái nào có lợi hơn tôi không nghĩ mà tôi căn cứ vào tiêu chuẩn. và tôi nói, phân tích về nó trên phương diện kỹ thuật (đến tận khâu sản xuất chứ không sơ sơ ở độ dày như bác đâu).
Bác khuyên tôi nên ra công trường - tôi cảm ơn! Tôi nghĩ mọi người quan tâm đến nó cũng nên đến công trường, đến nhiều công trường hơn nữa, bởi mỗi công trường nó cũng có những vấn đề khác nhau.
Riêng về vấn đề chất lượng cái màng. để đánh giá nó tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp chúng ta nên xem lại các hệ thống tiêu chuẩn liên quan, nên đến nhà máy sản xuất ra nó, nên đến phòng thí nghiệm bấc thấm, địa kỹ thuật nào đấy để xem họ test nó như thế nào. Chứ không chỉ nghe bác Oanh nói nó dày thì tốt hơn là mỏng được.
|
plantandzombi |
|
|
Không biết bác đã đến xem họ thí nghiệm với các loại màng khác nhau chưa nhỉ, và màng kết hợp với vải địa như thế nào. Còn nếu tin vào nhà sản xuất thì có thể xem tiêu chuẩn kỹ thuật kèm theo sản phầm rồi. Theo tôi biết thì ở VN tôi cũng ko có nhiều nơi thí nghiệm các vật liệu địa kỹ thuật.
Công trình chỉ sử dụng màng HDPE mà ko dùng vải địa là đã có trong thực tế chứ ko phải tôi chém gió đâu bác. Màng HDPE dày 2mm. Ko biết bác đã test màng 0.02mm mà thực tế bọn Khựa nó dùng với các loại màng khác của các dự án khác chưa nhỉ? Nếu thấy tận mắt, sờ tận tay chắc sẽ giảm được cái phức tạp trong yêu cầu của bác
|
profilmuoinam15 |
|
|
Cái này nghe có vẻ mới, không biết là có bí kíp gì chăng?? Hay là excel
|
opera |
|
|
(Hê hê, cái này phải hỏi lại anh thiết kế và khảo sát tốt thôi Có khi bạn có cơ hội hơn tôi ấy chứ nhỉ)
Cơ hội gì ạ? Có ra tiền nhiều không? Tôi thấy dân khoan khảo sát địa chất vất vả lắm tôi không ham, còn cái anh thiết kế cũng có nhiều cái khổ riêng của họ - tôi không thích. Bác ham và thích cái món này thì nhường bác ạ.
Thế mà ít nhất 2 dự án sau đó tôi đã tư vấn cho người ta không dùng xử lý nền ở những chỗ đã thiết kế móng cọc. Hóa ra nó tiết kiệm được những 150usd/m2 cơ đấy, đúng là lâu lâu ăn may.
Vâng! chưa có thông tin cụ thể nên tôi đồ rằng đó là ăn may thật. Có thông tin cụ thể - tôi rỗi sẽ nghiên cứu xem nó có đúng là ăn may không.
Cái bí kíp này tôi nghĩ bạn mới chính là người chưa biết Hê hê
Thôi tôi chả chê bôi bác - chúng ta cứ coi như là chưa biết (hết) rồi chúng ta sẽ quyết tâm tìm hiểu thêm, chả ai biết cái hết được ạ.
Bạn thử về kiểm tra cái máy bạn nói xem nó có cái thiết bị đo sâu không nhé, hay người ta đo sâu bằng máy Pentum IV Cái máy mà nó record được cái độ sâu thì cái ông bạn đang nói là không có, và chính xác là chỗ thằng bạn tôi vào hỗ trợ cho một ông bạn sau khi có một loạt vị trí đóng theo kiểu tôi nói đấy Có khi bạn lại bẩu không có bằng chứng, nhưng may quá vừa rồi hồ sơ đó đúng là tôi có xem qua, cái hồ sơ hoàn công đóng bấc thấm đó đó Thôi tôi nghĩ bạn nên ra công trường nhiều hơn nữa. Cái việc kiểm tra láo hay không thì không phải không có mà vấn đề người ta có muốn làm thật hay không thôi
Về cái máy đo sâu thì trên kiếm cắm bấc có senso hay trên tang cuốn có senso tuỳ cách lắp - Cái máy nào không có chẳng qua bác không biết. Chắc bác không phải dân cơ khí nên bác không biết có cái này chăng???
Cảm ơn bác về việc nhắc nhở tôi nên ra công trường nhiều hơn nữa! mà tôi thấy bác có vẻ thích dạy nhỉ? Bác làm tôi bớt quý bác rồi đấy.
Sao biết nhiều nước thoát ra trong khi chỗ nào cũng thấy nước Chắc bạn lại phải nên ra không trường nữa nhỉ? Theo tôi biết thì hình như không có thiết bị đo lưu lượng nước thoát ra, nếu có thì tự bóp dái tôi và lòi ra việc làm đểu rồi còn gì
Nhiều nơi họ không lắp thiết bị đo lưu lượng để giảm chi phí đầu tư thiết bị, nhưng cũng có thể biết được nhờ cách nhìn và cách đo lún. Nước chảy ra khỏi vòi thành dòng nhỏ hay to thì phải biết chứ ạ?
Nghe bác mô tả và nhìn cái đồng hồ là tôi biết thôi chứ cần gì phải hỏi.
|
con voi con |
|
|
Dự án Nippon steel factory ở Phú Mỹ. Đã dùng màng 2mm và đã xong từ đầu năm 2011
|
moaza12vs |
|
|
Excel có chứ - nhưng nó không phải là phương pháp chân không mà nó là công nghệ máy tính thôi. Cái bàn ở đây là thực tế công trường nó như thế đấy.
|
hiepsitayto |
|
|
Như đã phân tích ở trên dùng 1 màng cũng được, miễn nó đáp ứng đủ điều kiện làm việc như cả 3 màng. Tôi không phản đối việc đánh giá cái màng mỏng hay dầy là tốt. Mà tôi chỉ tham luận không chỉ đánh giá sơ lược chất lượng màng bằng 1 thông số là nó mỏng hay dầy.
|
MaroldPl |
|
|
Bác là người trực tiếp đo, hoặc có mặt ở lúc người ta đo rồi có kết quả tại hiệnt trường luôn. Hay nghe kể lại hoặc xem báo cáo này nọ thê ạ
|
RaymondEr |
|
|
Như bác phân tích thì chưa bác 3 màng đã tốt hơn 1 màng
|
Happyspringla2007 |
|
|
Ko biết có dịp nào cho tôi xin chân điếu đóm với
|
MaroldPl |
|
|
Tôi có clip dùng màng dày cả 2mm nhưng người ta vẫn phải lót vải địa - Up lên như thế nào nhỉ? Màng của Khựa không phải mỏng đến 0,02mm mà nó dày hơn. Cụ thể dày bao nhiêu để lúc nào rảnh, tôi qua ITST chỗ anh Vinh xin xem sao.
Tôi không phải là dân test các thứ này nọ Vinh ạ.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Đây chẳng phải ai nói đểu người ta cả. Cần kiểm tra đồng hồ, và vị trí đặt đồng hồ thì sẽ thấy được cài gì đó. Tư vấn giám sát có thể mờ mắt hoặc được làm cho mờ mắt để ko thấy rõ
|
test1212 |
|
|
Thì ờ cảng SG-HP họ dùng màng 2mm mà có cả 2 lớp vải địa trên và dưới mà. Làm vậy thì quá tốt mỗi tội là hơi tốn tiền. Màng của bọn CHEC làm ở cảng SITV hình như dày có 0.02 hoặc 0.2mm (nó mỏng dính như cái áo mưa loại mặc 1 lần hay bán ở SG ấy bác ạ).
Bác ko phải dân test như bác đã quan tâm thì chắc cũng muốn xem người ta test thế nào chứ nhỉ.
|
mtv_0201 |
|
|
Vậy bạn so sánh giúp tôi so sánh thử các chỉ tiêu thí nghiệm mà bạn bẩu theo tiêu chuẩn và nhà máy....như bạn nói cho mọi người mở rộng tầm mắt được không. Chứ nghe tôi nói không thì cũng khó lắm. So sánh xong thì biết cái nào tốt hay xấu theo yêu cầu xử dụng liền thôi mà.
|
Arshes |
|
|
Theo dõi từ đầu đến giờ thì biết rồi còn giả bộ hỏi nữa hả đồng chí Cái này có khi còn được nghe kể chuyện cổ tích nữa cũng nên
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Có nhầm lẫn gì chăng bác thinh96..
ITST thì chắc ái cung biết.
Còn Vinh bác đang nói trên đó chac ko phai em..
Em làm Menard mà bác đang nói về Vacuum từ đầu tới giờ đó....
Kèm thêm tí: Màng Khựa vẫn có 0.01mm, bác cứ ra cao tốc Long Thành Dầu Giây xem.
Còn làm như thế nào đanh giá cái màng đạt hay không: theo tôi chắc tùy nhiều thứ lắm, tùy từ chủ quan đến khách quan chắc các bác hiểu.Hehhe (cãi nhau làm chi, dĩ hòa vi quí đi mà,).
Riêng Menard, có vài cái test (đơn giản) ngay tại hiện trường để kiểm tra chất lượng từ màng đến mối nối. (đó là chưa kể kiểm tra bằng cách HÚT bong bóng..
|
AnthonyGape |
|
|
CHú chắc sắp có dịp rồi đấy. Có gì anh alo..
|
Danielpr |
|
|
Sơn đang ở Nhật mà alo gì Vinh???
|
lightzar |
|
|
Ủa..vậy chắc nhầm hàng..Tưởng chú này đang làm cho cty riêng của anh Vũ..heheh
|
terrydoa |
|
|
Ở Nhật nhưng vẫn tham gia với A. Vũ?? Đúng hàng chứ không phải nhầm hàng đâu.
|
240315 |
|
|
Cái này chính xác là chiều dày dao động từ 0.1-0.2mm.
|
kukuca |
|
|
Vì ở xa nên tôi mới nói "ko biết khi nào" mới có cơ hội mà. Có lẽ cũng phải một thời gian dài dài nữa
P/S: Tôi lục tung cả mấy thư viện mà ko có cái bác đang cần. Sorry bác Oanh nhé
|
daohiepukb |
|
|
Theo tôi nghĩ thì cái chúng ta cần quan tâm, cần bàn về công nghệ này là những thứ bí kíp thực sự, Những vấn đề về kỹ thuật thực sự chứ không phải là cách làm gian dối hay mắt nhắm, mắt mở khi có phong bì.
|
noithatchangson |
|
|
Anh Vinh mà tôi nói ở trên đương nhiên không phải bạn rồi. Anh ấy là giám đốc trung tâm thí nghiệm bấc thấm, địa kỹ thuật của viện ITST, Còn tên bạn luôn gắn kèm với tên công ty bạn làm ở dưới mà ai vô đây cũng biết thôi.
Màng của khựa có dày hay mỏng bao nhiêu cũng không quan trọng, miễn sao nó đủ điều kiện làm việc, tôi cũng chả bán cái màng này nên cũng không ảnh hưởng gì đến thu nhập của tớ, do đó tôi không cố sống cố chết bảo vệ cho nó làm gì.
Tôi cũng chả thích cãi nhau nhưng tôi thích tranh luận, trao đổi.
Đánh giá về chất lượng của màng phải căn cứ vào những thứ mà tôi nói chứ không chỉ về độ dày. Đành rằng cái màng kín khí của Khựa nó mỏng thật nhưng kẹp dưới và trên của nó có vải địa kỹ thuật. Nếu đưa 3 lớp này vào máy ép thử độ bục và đưa cái màng dày 2mm vào máy ép thử độ bục thì chắc là loại 1 màng dày 2mm sẽ bị bục trước là cái chắc. Cái này ta phải đánh giá trên phương diện khách quan.
|
nguyentrungata |
|
|
Hihi! Bác Oanh ạ! Từ đầu topic này đến giờ tôi nói chuyện với bác với mọi người với thái độ rất nghiêm túc và khiêm nhường, Không phải là dân chuyên ngành tham gia vào đây biết cái gì thì nói (chia sẻ) cái đấy, cái gì không biết thì hỏi, Cái gì chưa giỏi thì học, thấy ai tham luận cái gì chưa đúng hoặc còn thiếu thì bổ xung...
Nhưng bác Oanh ạ! Tôi và mọi người biết bác giỏi, Nhưng bác có nhất thiết phải thể hiện, nói năng với đàn tôi bằng thái độ trịnh trượng như thế không?
Bác ra đến công trường bác nhìn và thấy điều này theo góc nhìn và thấy của bác, Người khác ra đến công trường người ta sẽ nhìn và thấy những thứ khác theo góc nhìn và thấy của người ta, đâu có nghĩa họ sẽ phải Nhìn và thấy theo góc của bác đâu nhỉ?
Khi tôi đánh giá thấp trình độ của người khác, đồng nghĩa tôi cũng hạ thấp cái văn hoá của tôi xuống bác Oanh ạ.
Xin lỗi các anh tôi trong diễn đàn - tôi Comment 1 vấn đề không phải là công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bơm chân không.
|
suanhadthouse |
|
|
Bác Oanh hỏi tôi xin trả lời - chắc là chưa đầy đủ, có gì mọi người bổ xung giùm - cảm ơn.
Cái này tôi xin gửi cả lô - bao gồm cả màng lẫn vải.
Trước tiên là tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định;
TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử - Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật;
TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử - Xác định lực xé rách hình thang;
TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử - Xác định lực kháng xuyên thủng thanh;
TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử - Xác định áp lực kháng bục;
TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử - Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô;
giờ đến tây.
ASTM D 4595, Standard Test Method for Tensile Properties of Geotextiles by the Wide-Width Strip Method (Tiêu chuẩn thử nghiệm xác định chỉ tiêu chịu kéo của vải địa kỹ thuật theo bề rộng của mảnh vải);
ASTM D 5778, Standard Test Method for Fermeability of Granular Soils (Constant Head) (Phương pháp thử nghiệm xác định hệ số thấm của đất dạng hạt - Cột nước không đổi).
AASHTO T 267, Standard Method of Test for Detemintion of Organic Content in Soils by Loss on Ignition (Phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng hữu cơ tổn thất khi nung).
ASTM D 4491, Standard Test Method for Water Permeability of Geotextile by Permittivity (Phương pháp thử nghiệm xác định khả năng thấm đứng);
ASTM D 4716, Standard Test Method for Determining (in- plane) Flow Rate per Unite Width and Hydralic Transmissivity of Geosynthetic Using a Constant Head (Phương pháp thử nghiệm xác định khả năng thoát nước và độ thấm thuỷ lực của vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp sử dụng cột nước không đổi) ;
ASTM D 1621, Standard Test Method for Compressive Properties of Rigid Cellular Plastics (Phương pháp thử nghiệm xác chỉ tiêu chịu nén của tấm nhựa cứng dạng có lỗ).
ASTM D4884, Standard Test Method for Strength of Sewn or Thermally Bonded Seams of Geotextiles ( Phương pháp thử nghiệm xác định cường độ đường may của vải địa kỹ thuật)
Tạm thế đã - còn 1 rổ tiêu chuẩn nữa - nhưng gửi từ từ thôi.
|
tungch46 |
|
|
Tôi cũng xem tương đối rồi. Màng mỏng như áo mưa mà nó co dãn tốt, thử bục, thử kéo rách, đáp ứng được thì cũng không sao.
Nếu nói đất yếu giống như 1 cô nàng đỏng đảnh, thích được yêu nhưng lại sợ có bầu thì thời điểm hiện nay cô ấy thích dùng loại BCS siêu mỏng cho nó chân thật chứ không thích dùng cái comphót dầy khuỵch của Nga ngố ngày xưa đâu - hehe
|
EfrainKl |
|
|
Có phải là Bác Uy Vũ ngày trước làm C. ty Cảng biển phải không ah?
|
truongtiengka |
|
|
Đúng đó bác ạ. Mà bác hoanui này đang làm PPC à
|
BarbaraEr |
|
|
Cái phần màu xanh này thì chưa chắc đâu bác. Như bác nói ở trên thì phải thử mới biết được, ko thể ngồi mà đoán mò.
Anyway, tôi ko quan trọng lắm cái chuyện dày hay mỏng. Cái đáng quan tâm là dù dày hay mỏng, dù 1 lớp hay 3 lớp thì cũng được, miễn là thỏa mãn cái người ta yêu cầu, và quan trọng là có gái này yêu sự an toàn và kinh tế
|
ClintomEa |
|
|
Thì tôi thấy cái đồng hồ cũng là một bí kíp thật sự về mặt kỹ thuật của họ mà, à cái màng cũng có thể được coi là bí kíp bác nhỉ. Ngoài ra chắc cũng còn nhiều bí kíp khác nữa nhưng tôi không có cơ hội được tìm hiểu. Mong bác chia sẽ cho anh tôi biết với.
|
Edwandhext |
|
|
Tôi đâu có hỏi tiêu chuẩn, riêng về vấn đề tiêu chuẩn thì tôi nắm trong tay nhiều rổ chứ không phải cả rỗ. Cái tôi muốn nói là cái chỗ bạn muốn bẩu so sánh giữa 2mm, và 0.2mm đấy, cái nào tốt hơn, thì bạn cho cái bảng so sánh ví dụ chỉ tiêu kháng xé giữa 2 thằng này thế nào? và tương tự cho mấy chỉ tiêu kia nữa! Đấy mới là so sánh. Cái việc so sánh đơn giản nhất tôi thấy là với cái màng 2mm thì sau khi lắp tôi thấy người ta đi giày công trường đi phà phà lên nó, còn cái màng 2mm thì đi chân đất còn phải rón rén, và khi bơm cát vào thì thấy nó bục, thế thôi.
|
jinchan |
|
|
Sự so sánh cái màng dày 2mm với cái màng mỏng 0,2mm nếu nó cùng vật liệu, cùng phương pháp tạo hình thì đương nhiên ai cũng biết cái dày nó tốt hơn cái mỏng.
Nhưng cái mỏng thì nó được kẹp bởi 2 lớp vải địa kỹ thuật và như thế nếu so sánh điều kiện làm việc như nhau, trên cùng 1 nền đất, 1 loại cát chất tải, 1 phương pháp thử nghiệm chắc chắn vật liệu tổ hợp bởi 3 thứ này sẽ tốt hơn 1 thứ kia.
Việc lắp lớp dày lên xong rồi có thể đi phà lên nó được có thực hay chém thì phải xét rằng bác Oanh có phét hay không? Tôi đồ rằng bác phét nếu bác không có ảnh chứng minh, theo ý tôi, tôi có biết phà chỉ đi được trên mặt nước thôi.
Việc đi giày lên màng thì màng mỏng cũng đi được nếu đi giày mềm. Đi trên màng mỏng nó hơi trơn, nhất là khi trên màng có nước, việc phải đi rón rén là sợ ngã là chính. Còn việc nó mỏng đi rón rén kẻo nó rách cũng vừa tốt cho công trình vừa tốt cho chính tôi.
Trước khi bơm cát lên cái màng mỏng thì người ta đã rải lớp vải địa lên trên rồi, cũng khó mà bục được lắm. Giả thiết rằng nếu nó có bục được 1 lỗ thì cái màng dày dùng 1 lớp kia phải bục đến 3.
|
MichaelKl |
|
|
1. Bí kíp thì tôi không có cơ hội tiếp cận Nhưng mà theo tôi biết được cái bơm chân không của họ dùng là cái bơm chìm của Trung Quốc, và tôi cũng rất khó hình dung tại sao cái bơm chìm nó lại có thể phát sinh ra cái áp suất chân không được (trong data sheet thì cái bơm chìm này được mua của 1 thằng TQ có tên là Tianjin Tianyi) và tên tiếng anh của nó là "Well Submersible Electric Pump", chẳng thấy có chữ vacuum nào hết như những cái bơm vacuum vẫn có, ngay cả trong data sheet cũng chẳng có cái chỉ tiêu đó.
2. Cái bí kíp thứ 2 là cái đồng hồ được calib. bởi một ông, mà nếu nói tên ra thì không ai biết, và trên cái calib sheet cũng chẳng thể hiện cái gì liên quan đến vacuum cả.
3. Ngoài ra còn rất nhiều bí kíp khác nữa,
|
EfrainKl |
|
|
Đúng là cái vụ kẹp vải địa là có thêm mục đích để bảo vệ màng bác ạ. Cái màng này hình như nó chỉ chống thấm là chính chứ khả năng chống chọc thủng ko được tốt (bác chỉ cần dẫm lên viên đá dăm sắc là màng 2mm cũng có thể thủng rồi)
Theo tôi biết thì CHECH thì công ở SITV nó cũng xử dụng màng mỏng với 2 lớp vải địa kỹ thuật đó
|
daohiepukb |
|
|
Mà cái chỗ CHECH xử lý thì kết quả lại không như mong đợi Ở công trường với việc mang giày bảo hộ thì cái việc làm thủng màng này một cách không cố ý là điều rất dễ xảy ra. Việc dùng cái mỏng thì mục đích duy nhất là giảm chi phí đến tối thiểu, nhưng rủi ro thì cực lớn, và khi thủng thí khó/không thể sửa chữa dẫn đến chất lượng cuối cùng của cái việc xử lý là kém.
|
michaelyork |
|
|
Hình như bác Oanh nói là đi phà phà (tức là đi ầm ầm, một cách thoải mái) lên được chứ ko phải đi phà lên được bác Thinh96 ạ. Phà mà đi lên bãi xử lý đó được thì chắc là phải xử lý đất yếu nằm dưới mực nước sông hoặc biển quá
|
thatgia |
|
|
Đúng là tôi cùn thật Xin cám ơn bạn đã nhắc nhở. Hê hê.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Cái này là việc đọc còn chưa hiểu mà cứ chém bừa đó mà Ủa tôi nói tiếng Việt chứ đâu phải tiếng Ngoại quốc đâu nhỉ???>
|
kukuca |
|
|
Hihi! Bác nắm trong tay nhiều rổ chứng tỏ bác rất giàu, Giàu mà không chia sẻ cho anh tôi chứng tỏ bác rất keo.
Em tuy (nghèo) hơn bác nhưng tôi không ngại chia sẻ nếu có thể. Cái món (tổng hợp, lưu trữ tiêu chuẩn) này cũng chả phải miếng ăn của tôi nên tôi không giữ, Có thể cái này là miếng kiếm ăn của bác chăng?
Em trưng ra ở comment trước không phải để chứng tỏ gì cho bác xem, chỉ là chia sẻ cho anh tôi ai cần thì lấy thôi.
Chia sẻ tiếp nhé anh em.
ASTM F152 - 95(2009) Standard Test Methods for Tension Testing of Nonmetallic Gasket Materials
ASTM F152 - 95 (2009) phương pháp thử tiêu chuẩn cho kiểm tra căng thẳng của phi kim loại Vật
liệu Gasket
ASTM F405 - 05 Standard Specification for Corrugated Polyethylene (PE) Pipe and Fittings
ASTM F405 - 05 tiêu chuẩn kỹ thuật cho Polyethylene Tấm (PE) ống và phụ kiện
ASTM D6392 - 08 Standard Test Method for Determining the Integrity of Nonreinforced
Geomembrane Seams Produced Using Thermo-Fusion Methods
ASTM D6392 - 08 Phương pháp thử tiêu chuẩn cho Xác định toàn vẹn của các vỉa
Geomembrane Nonreinforced sản xuất Sử dụng phương pháp nhiệt Fusion
ASTM D5048 - 09 Standard Test Method for Measuring the Comparative Burning Characteristics and
Resistance to Burn-Through of Solid Plastics Using 125-mm Flame
ASTM D5048 - 09 Phương pháp thử tiêu chuẩn cho đo Đặc điểm đốt so sánh và kháng chiến để Burn Thông qua của Nhựa rắn Sử dụng 125-mm lửa
ASTM D5385 - 93(2006) Standard Test Method for Hydrostatic Pressure Resistance of Waterproofing Membranes
Phương pháp thử tiêu chuẩn của ASTM D5385 - 93 (2006) cho kháng áp lực thủy tĩnh của màng chống thấm
ASTM D624 - 00(2012) Standard Test Method for Tear Strength of Conventional Vulcanized Rubber and Thermoplastic Elastomers
ASTM D624 - 00 (2012) Phương pháp thử tiêu chuẩn cho sức mạnh xé của cao su lưu hoá thông thường và nhựa nhiệt dẻo đàn hồi
|
Robertbura |
|
|
Cám ơn lời khen tặng của bạn Có lẽ cũng nên mua bia để mời bạn vì vụ khen tặng này. Mà bạn chia sẽ mỗi cái tên thì là thế nào nhỉ
|
Amen1402 |
|
|
Nói về cái bơm - Bơm của khựa đúng là họ dùng cái bơm nước giếng khoan, là loại bơm sâu. Nhưng có 1 phương pháp thú vị khiến cho nó có thể hút chân không cả 2 pha nước và khí 1 cách đồng thời.
Công nghệ của Menard, của Nhật dùng bơm nước riêng bơm chân không riêng. Hoặc bơm nước rồi thông qua bộ phân ly nước - khí.
Mỗi hãng có cách làm riêng và có cái hay riêng. Tôi có thể nói ra được cái hay và cái dở của từng bên nhưng cái này thì phải trao đổi trực tiếp, trao đổi qua diễn đàn sợ mất lòng công ty này công ty nọ nên thôi - anh tôi thông cảm.
|
EduardoMn |
|
|
Chia sẻ cái tên là tốt rồi. Không ai giúp toàn bộ được. Mà có giúp toàn bộ thì phải có phí.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Vậy cơ á
|
opera |
|
|
Hi hí! E đùa thôi. Ai khiến tôi quý thì tôi vẫn cho, nhưng vẫn là cho riêng, lý do thì đã nói rồi. Gớm mấy cái thứ này tôi có ăn được đâu mà giữ bobo.
|
ngoctrinh |
|
|
Vậy nhân tiện bạn bật mí cho biết giúp làm sao để biết xử lý đã đạt yêu cầu hay chưa với, để mọi người đặc biệt là tôi mở rộng tầm mắt với.
|
sukem13579 |
|
|
Hi! Anh em. 1 thứ rất quan trọng trong công nghệ chân không cũng như chất tải thường đó là cái bấc thấm.
Nhưng trên thị trường thì có rất nhiều loại bấc thấm (khoảng 30 loại gì đó). Đánh giá về nó cũng có 1 mớ tiêu chuẩn. Nhưng thực sự để đánh giá loại bấc thấm nào thì phù hợp với loại đất nào, cho dạng công trình nào thì tôi là dân cơ khí tôi lại không biết. (cái này tôi trung thực đấy) anh tôi nào biết thì chia sẻ nhé. Chia sẻ cho tôi 1 thì tôi sẽ chia sẻ cho 2 - 3 hoặc hơn nữa nếu khiến cho nhau quý.
Thui bb mọi người tôi về với vợ con đây. Mai rảnh chém tiếp.
|
ngoctrinh |
|
|
Em nghĩ cái này bác làm nhiều bác biết hơn tôi đấy. Ở trên diễn đàn này ai cũng biết là như thế. Bác lại cứ giả nai làm gì. Tôi là kỹ sư cơ khí - chỉ cho bác các vấn đề của cơ học đất, địa kỹ thuật hóa múa rìu qua mắt thợ ư?
Em chỉ biết những việc nho nhỏ liên quan đến vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến công nghệ này thôi.
Phụ lòng bác rồi - sorry bác nhé.
|
tieu sao |
|
|
Em tìm được câu này trong một bài viết của Hazama Corporation. Cần phải tìm hiểu nguyên lý của cái hệ thống của bọn Khựa sao nó đạt được trên 90kPa???
Và cũng trong bài này thì áp chân ko
- Của Menard: 80kPa
- Của China: 80-84kPa
- Của Japan: 40-70kPa
Như vậy của Nhật là thấp nhất rùi...
" In China, the common vacuum pump has been replaced
by the φ 48mm Jet Pump (7.5 kW) with 3HA-9
centrifugal water pump, which can generate a vacuum
pressure greater than 90 kPa"
|
tontai |
|
|
Ông Menard làm sao mà giữ được mức áp ổn định 80kPa được? Phải có dao động chứ?
Dao động như của Nhật đúng đấy và tương ứng với việc áp lực thấp hay cao là lưu lượng ra ít hay nhiều nữa. Hiện nay không bác nào lắp bộ đo lưu lượng thì phải?
Và cũng còn liên quan đến việc bố trí bình phân ly nước - khí ở trước hay sau bơm nữa.
|
williamcuong |
|
|
Em quên ko bổ sung thêm thông tin là các giá trị ở trên chỉ là áp chân ko khi thiết kế cho các dự án khác nhau chứ ko phải áp trực tiếp đo được ở công trường.
Cũng theo bài báo này thì áp chân ko thực tế với các hệ thống như sau:
1. China: đạt 50-70% thiết kế, tùy theo độ sâu. Tức là lớn nhất được khoảng 56kPa
2. Menard: Duy trì được 70kPa cho hầu như toàn bộ quá trình thi công
3. Nhật: Dao động từ 80-95kPa
Như vậy thì bản thân cái TQ làm ở nước họ cũng thỉ đạt được dưới 60kPa. Và nó hoàn toàn khác với những gì họ nói ở VN thì phải, đồng hồ họ toàn hiển thị 80-90kPa, trong khi số liệu quan trắc nói có vẻ giống như bên TQ hơn.
Đo lưu lượng liệu có phản ánh đúng được ko nhỉ? Hình như lúc mới bắt đầu bơm thì nước ra ầm ầm, còn sau đó thì ít đi mặc dù áp lực bơm vẫn thế, thậm chí cao hơn. Hoặc là ngừng bơm ban đêm, sáng ra bơm lại thì nước lại chảy như thác
|
hoangphunhan |
|
|
Theo tôi thấy thì cái bơm giá 100usd, chưa biết hiệu quả như thế nào nhưng rất hay hỏng, mà trong trường hợp đó, người TQ lại phải đi tháo cái đó ra lắp cái khác vào....thì khó mà bảo là nó ngon bổ rẻ cả. Mặt khác đồng hồ toàn hiển thị 80-90kpa, nhưng piez. data thì nó lại bảo ngược lại. Theo back analysis của tôi dự án vừa rồi thì may ra còn được 60kpa, nhưng lúc đó áp lực nước lỗ rỗng vẫn trong quá trình tiêu tán, mà chính nhà thầu đo đạc thì đạt 1-2mm/day, trong khi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư còn rất cao???? Dẫn đến cái độ lún đo được là đầy nghi ngờ, vì tốc độ tuần trước tầm 1-2cm, thì tuần này chỉ còn 1-2mm, chắc ghi nhầm chăng???
Việc đo lưu lượng nước cũng là một cách khống chế, vì lời giải cố kết là có liên quan đến cái vụ lưu lượng nước thoát ra đấy chứ.
|
Arthumters |
|
|
Đúng là có thể coi lưu lượng là một cách khống chế. Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì cái khó ở đây là phân biệt lưu lượng nước bơm ra do cố kết hay là do hạ mực nước. Lúc mới bơm thì nước ra ầm ầm, trong đó phần nhiều là nước hạ mực nước ngầm chứ làm gì mà nước cố kết lắm thế. VD, khi mà nước dưới đất hạ xuống khoảng 6m sẽ tương ứng với áp chân ko là 60kPa, và lúc này mới có thể coi là chỉ có nước cố kết. Nếu dừng bơm thì mực nước dưới đất sẽ dâng lên ngay tức khắc, sau đó bơm lại thì lúc đầu lại là nước hạ mực nước dưới đất thuần túy. Đấy có phải là lý do người ta ko đo lưu lượng nước chăng, theo thiển ý của tôi là vậy
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
E không làm ở PCC, vì đang học món xử lý nền yếu này nên có biết một số cao thủ tại Công ty PCC. Bác thật tốt vì được làm việc trong môi trường có nhiều cao thủ như Anh Vũ, Chị Dương, Anh Du (nhất là Đại ca Uy Vũ). Mà bây giờ không biết Anh Du có làm cùng Anh Uy Vũ không?
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Bây giờ thì anh Vũ với anh Du vẫn kết hợp làm việc với nhau bác à. Bác muốn biết thông tin gì thì nhắn cho em, trao đổi mấy việc này ở đây giống spam quá
|
trytrytr tr453434 |
|
|
XIn phép cho tôi hỏi sao bạn biết cty tôi máy bơm nó thế..
|
test0032 |
|
|
Bài báo đó có phải là của dân Menard viết đâu..>
Áp lực thi dĩ nhiên dao động..Ngay cả tôi vẫn dùng 65kPa, 70Kpa. Hình như tôi có up cái biên độ dao động lên rồi hay sao đó..Nó dao động nhưng trên 65Kpa
|
tungch46 |
|
|
Cái hiện tượng này nó logic Sơn nhỉ..Không có gì bàn cãi.
|
hiepsitayto |
|
|
Bởi vì tôi là dân cơ khí, Tôi đã học môn Bơm - Quạt - Máy nén, tôi xem thực tế rồi và... hihi. Bí mật.
|
mucangchai |
|
|
Thíêt bị của menard để có được áp lực tương đối đều 1 phần do họ dùng bơm nước riêng và bơm hút chân không riêng, hoặc sử dụng bình phân ly nước - khí (tuỳ theo dự án) thì họ cũng có vài cái mẹo nhỏ để bất cứ khi nào kiểm tra luôn cho 1 áp lực thuộc dạng đều, không cần phải chỉnh đồng hồ. Chứ thực tế thì không thể nào duy trì 1 áp lực đều 70kPa- và ổn định trong suốt quá trình xử lý được. Bởi thực tế là quá trình lún cố kết luôn không đều và thể tích của zone xử lý bị co lại cơ mà. Ngoài ra sẽ có những lúc sự cố này nọ nữa. Tất nhiên là tôi sẽ không nói cái mẹo của menard ra đây đâu. Mà chưa chắc gì dân thiết kế của bên menard đã biết đến hết những cái mẹo này. hehe
|
AlbertgeK |
|
|
Cái này lại là người tung, người hứng rồi - Hơi phô. hihi
Thực ra công nghệ này có rất nhiều vấn đề còn tranh cãi, có rất nhiều thứ có thể cải tiến được cho nó tốt hơn, hữu hiệu hơn, chúng ta có thể học hỏi được những cái hay của anh menard, cái được của anh khựa, cái tốt của anh Nhật để tạo thành cái công nghệ của VN.
Để cho cái công nghệ chân không này thực sự hiệu quả không chỉ thiết kế tốt (quá trình thiết kế dự kiến sát được với hiệu quả thực tế), thi công nhanh, an toàn, lựa chọn bấc thấm, vải địa, màng ...(đại khái là vật tư) phù hợp, mà còn yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi đó là giá phải thực sự rẻ tương ứng với chất lượng nền đất sau xử lý đạt tương ứng nữa.
Không thể phủ nhận rằng giá của khựa rất rẻ/ hiệu quả xử lý của họ cũng tương đối tốt. Nếu đưa lên bàn cân so sánh là chủ đầu tư có trách nhiệm, họ sẽ lựa chọn công nghệ khựa cho công trình của tôi.
Vậy vấn đề cần bàn ở đây là ta có thể làm gì để hiệu quả hơn và rẻ hơn công nghệ của khựa hay không?
Tất nhiên là trao đổi trên topic này cũng để cho vui thôi - ai nói được gì thì nói, không nói thì thôi. Đừng cay cú.
|
terrydoa |
|
|
Phần màu đỏ: Điều này thì chưa chắc, cần xem xét lại cẩn thân trên tất cả các phương diện (trừ khi chủ đầu từ là TQ). Câu này hình như bác kết luận hơi bị vội vàng.
Phần màu xanh: Điều này thì đúng quá rồi. Ngồi hóng cao kiến của các bác, đặc biệt là bác thinh96.
|
BarbaraEr |
|
|
Màu đỏ - Câu này tôi không kết luận vội vàng mà là kết quả sự tổng hợp các công trình xử lý chân không của khựa đã thực hiện tại VN. ví dụ - Dự án long thành dầu giây chủ đầu tư đâu phải khựa? nhưng giá của họ vẫn rẻ nhất.
Tất nhiên cần xem xét lại trên tất cả các phương diện là đúng. Nhưng các phương diện đó là phương diện nào thì volcano cứ thử nêu xem, chúng ta sẽ chẻ hoe rõ ra phương diện nào thì khựa được, phương diện nào thì khựa chưa được, lúc đó sẽ biết chúng ta cần phải làm gì để tốt và rẻ hơn khựa được.
Tôi cũng chẳng làm thuê cho công ty của khựa đâu nên các bạn thấy ghét khựa cứ việc chém thoải mái.
Màu xanh - tôi đang tính đến 1 số giải pháp kỹ thuật thi công, 1 số giải pháp về tổ chức thi công, công trường sao cho hiệu quả hơn, có thể làm tốt hơn và rẻ hơn của khựa rồi, tuy nhiên việc chia sẻ thì vẫn còn đang nghiên cứu, cân nhắc. vả lại có nhiều thứ cũng phải thí nghiệm - thí nghiệm thì phải có chi phí - chi phí thì chưa ai rót cho nên nằm ngẫm tiếp đã.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Đầu tiên: Máy bơm bên tôi đang làm, không giống như bác nói đâu nhé. Không có chuyện bơm nước riêng, bơm khi riêng đâu. Còn mẹo này nọ thì tùy thôi.
Kế đến: Bên tôi chưa bao giờ đi chứng minh ap lực là ổn định (Điều đó ngớ ngẩn và không cần thiết), tôi có viết 1 bài về cái này rồi, và đã nói và up hình lên Ketcau nhiều lần. Nó dao động khá lớn giống bác nói, nhưng range từ 65Kpa trở lên. Nên việc tôi dùng 65Kpa để thiết kế bác thấy ok chứ.
|
fordthudo1 |
|
|
Về vấn đề giá cả, bên nào dc bên nào không thì có rất nhiều khía cạnh để xét: Tùy chủ đầu tư, tiêu chuẩn thiết kế,..
Thiết nghĩ 1 topic trên diễn đàn, anh tôi nên trau đổi chuyên môn, có thể kể thêm vấn đề giá này nọ để có 1 cái nhìn chung nhất.
Nhưng nên hạn chế (tốt nhất là không nên) đề cập đến cá nhân 1 công ty nào vì sẽ có nhiều tác dụng đến thành viên và tập thể khác: mang tính chất PR, chỉ trích,... Nên những cty như Menard, Fecon,Fico ,.. không nên duoc đưa vào.
Những vấn đề mang tính chất đặc thù của mỗi cty hay mẹo này nọ càng không nên được đề cập một cách trực tiếp quá nhiều.
Mong mọi người trau đổi vui vẻ.
Thân
|
controlledpills |
|
|
OK về việc áp lực không bao giờ ổn định, và OK luôn cả bên bạn luôn làm được việc duy trì áp âm 65kPa trở lên. Còn chuyện bên bạn có dùng bơm nước riêng, bơm khí riêng hay chỉ dùng bơm khí rồi thông qua bình phân ly để tách nước thì tôi có thể trưng ảnh tôi chụp trực tiếp ra đấy, tuy nhiên việc này tôi tôn trọng cách làm, mẹo mực riêng của từng đơn vị tôi cũng không muốn nêu ra nữa.
Nhân tiện quay lại câu chuyện cái đồng hồ. Cái đồng hồ báo chuẩn áp suất không nói làm gì, nhưng cái đông hồ báo sai thì có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Khoá van giữa đồng hồ và hệ thống lại áp suất nó vẫn báo (âm 85kPa chẳng hạn) thì cũng chưa chắc nó đã báo sai bởi khi khoá vùng không gian giữa van và đồng hồ vẫn là vùng chân không.
Trường hợp 2: Tháo hẳn đồng hồ ra khỏi hệ thống mà nó vẫn không về O thì có thể nó hỏng hoặc kỹ thuật chỉnh đồng hồ kém.
|
AnthonyGape |
|
|
Đỏ: Cảm ơn bác về confirm thông tin. Còn về hình của bác chụp. Nếu tiện anh có thể alo tôi , anh tôi tôi gặp riêng trau đổi có vẻ tốt hơn. Gặp luôn anh Oanh cũng duoc. hihi2. (Tôi nghĩ là sau khi gặp nhau có thể anh thay đổi cách nghĩ cũng nên đó chứ..hìhi. Tôi ở Sàigon, gap luc nào giờ làm viec cũng được)
Về đồng hồ: Có nhiều vấn đề liên quan từ chủ quan đền khách quan, từ cơ khí đến ý kiến lãnh đạo chắc bác hiểu.
Nhưng nếu cứ cho là đồng hồ ok, thì cái đồng hồ đo áp suất đưới màn đó chỉ nói lên được 1 vấn đề là cái áp suất dưới màn, không dùng để đánh giá tác dụng của phương pháp chân không được. Nói đến đây nó lại phát sinh vấn đề là lam thế nào để đánh giá..có vẻ hơi phức tạp và tranh cãi khá nhiều từ các bên.
Cá nhân: Vacuum, gia tải,... cuối cùng vẫn là lún yêu cầu. CỨ xem cái lún mà phán. Đừng blah blah quá nhiều.
|
quyetthang122 |
|
|
Úi, thế này mà cứ chỉ chăm chăm nhìn vào cái đồng hồ thì dễ bị ăn quả lừa lắm nhỉ?? Tắt bơm cả đêm đến sang hôm sau đồng hồ vẫn 85kPa, cho giám sát xem thoải mái
|
Happyspringla2007 |
|
|
Tắt bơm mà đồng hồ vẫn báo có áp xuất chân không là việc rất bình thường và chưa chắc người ta đã (lừa). Bởi tắt bơm mà không khí bên ngoài vẫn không luồn vào trong zone (nghĩa là không bị rò khí) thì nó vẫn phải báo áp xuất âm chứ.
Mà cần gì phải nhìn vào đồng hồ mới biết là áp xuất có bị mất không, nhìn vào màng, sờ vào nền là biết ấy mà. Giống như sờ vào con gà hay đồ đóng gói bằng hút chân không trong siêu thị thôi.
|
RobbertooWig |
|
|
Nếu thế này thì chỉ cần bơm đạt áp yêu cầu rồi khóa van lại, tắt bơm. Trong trường hợp làm zone kín hoàn hảo, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền dầu, điện để chạy máy bơm bác nhỉ?
Lúc chất tải lên rồi mà bác sở, nắn được màng với đất thì tôi phục bác quá trời luôn
|
Robertgomo |
|
|
Làm thế này thì có thể duy trì được áp suất nhưng mà nước thì bị ứ không thoát ra được. Kiểu này thì cố kết có kiếc gì nhỉ, có khi lúc ngừng xử lý nó lại phòi mạnh ra không chừng. Cái quan trọng nhất là cái việc không biết làm sao mà để kiểm tra cái màng nó thủng hay không khi có một đống to tướng ở bên trên, chứ không phải cái lúc chạy thử để biểu diễn
|
williamcuong |
|
|
Trong quá trình hút chân không nó có cả hút trước khi chất tải và hút sau khi chất tải. Trước khi chất tải thì sờ, nắn vô tư. Chất tải rồi mà nếu muốn kiểm tra (bằng sờ, nắn) thì vẫn có phương pháp làm được (nếu muốn volcano ạ). Vấn đề (muốn) là 1 chuyện và bạn có sẵn sàng trả tiền cho tôi để thực hiện cái sự (muốn) đó hay không thôi - Nếu nói đất yếu là cô nàng đỏng đảnh thích được yêu nhưng lại không muốn có bầu thì cô ấy cũng thích được sờ, được nắn lắm hí hí.
Bơm đạt yêu cầu rồi, tắt bơm, khoá van, màng vẫn kín, áp vẫn đạt thì việc xử lý vẫn vô ích và không ai làm thế - vì khi đó nước và khí đâu có lấy ra khỏi zone được đâu. Nước và khí không ra thì đất đâu có chặt, đâu có co, nén lại được. Chẹp chẹp
|
controlledpills |
|
|
Thế này thì bái phục bác thinh96 thật rùi. Khi nào có dịp phải xác theo vài chai bia để được theo bác mục đích sở thị mới được. Chưa thấy thì tôi chưa thể tin.
Cái này đơn giản ấy mà - có gì đâu mà bái phục. Hôm nào rảnh gặp tôi vẽ và mô tả sơ sơ là bạn nắm được và tin ngay không cần phải làm thí nghiệm thực tế. Tuy nhiên vẽ ra thêm nó thì có nghĩa sẽ vẽ thêm cái quy trình kiểm tra - cái này thì nhà thầu chưa chắc đã thích.
Bia bọt thì đi đâu mà chả có quán - xách bia đi để gặp nhau chả mất công lắm ư?
Nếu vậy thì tim cách chỉ khóa van chân ko thôi. Lúc này vẫn bơm nước ào ào. Và như thế thì cũng tiết kiệm được cả đống tiền rùi.
Cái này thì phải tuỳ theo cách bạn bố trí hệ thống bơm hút nữa. Với hệ thống hiện nay thì vẫn ko được. Phải có bơm nước, bơm khí riêng và hệ thống đường ống, bấc thấm đứng, ngang riêng cho nó. Nhưng nếu làm vậy thì chi phí ban đầu cho hệ thống đắt hơn cái chi phí điện mà bạn định tiết kiệm.
|
delta deus |
|
|
Đúng là hay thật, hóa ra cái bọn trên thế giới từ trước đến giờ nó bỏ rất nhiều tiền mà chưa biết con muỗi này nó hình thù ra sao. Nếu mà lột ra để kiểm tra cái màng xong rồi đắp lại, rồi lại lột ra, rồi lại đắp lại để biết con muỗi nó như thế nào thì cũng đuối thật. Có khi quất luôn cọc xuống đổ cục BT lên cho nó nhanh khỏi phải nghĩ, mà có khi còn rẻ hơn con muỗi nhiều
|
KennethOt |
|
|
Để đến 1 cái đích chúng ta có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau và bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ Hà Nội vào Sài Gòn có thể đi đường bộ bằng ô tô, đi đường thuỷ bằng tàu hoặc đi đường hàng không bằng máy bay. Cái cách lột ra đắp lại hoặc chất tải bằng bê tông... mà bác Oanh mô tả có lẽ giống như đi từ HN đến Sài gòn bằng cách đi bộ trên đường bộ hoặc bơi bè với lại thuyền thúng theo đường thuỷ chăng??? Chả nhẽ không còn cách khác? Híc.
|
Charlesquew |
|
|
em chỉ hỏi các bác một chút về trường hợp bơm đủ áp suất chân không rồi tắt bơm, với điều kiện hệ thống kín và áp suất chân không là 65kpa. Theo ý kiến của em, áp suất chân không sẽ giảm do nước ở lỗ rỗng sẽ được ép lên vì nền sẽ bị ép xuống (do lún) đến một giá trị nhất định mà trạng thái cân bằng đạt được (ko lún nữa) chứ không giữ nguyên ở giá trị 65kpa (vì giữa mặt nền và tấm màng có thêm thể tích nước được ép lên ; tôi ko bàn đến việc liệu áp suất chân ko 65kpa có đủ lớn để tạo ra lún nữa ko vì với giả thuyết là bắt đầu quá trình bơm nén như các bác nói sau đó tắt hệ thống để tiết kiệm năng lượng điện hay dầu gì đó.
|
mtv_0201 |
|
|
Không hiểu câu hỏi.
Không hiểu vì chả thấy dấu hỏi ở chỗ nào. Và cả cách diễn giải, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của bạn nó rối quá.
Bạn tách từng thứ ra xem nào?
Con gà được đóng gói, hút chân không ở trong siêu thi trong thời gian 1 ngày cho đến 1 năm nó cũng không đặc chắc lên được do không có cái gì được ép ra cả. Vì thế đang bơm mà tắt bơm nhưng vẫn giữ được áp suất ngoài tốn thời gian ra thì không có ý nghĩa gì hết
|
DonaldMi |
|
|
em ko hỏi mà có ý kiến ở phần đậm ấy ạ!
|
hiepsitayto |
|
|
Cái này theo tôi hiểu khác rồi bác ạ, nó giống như quả cam cắt một nửa rồi bọc túi bóng vào mặt cắt sau đó hút chân ko ấy, nước trong quả cam sẽ tiết ra và làm tăng thể tích thực trong phần giữa túi bóng và mặt cắt quả cam dẫn đến áp suất chân ko sẽ giảm ạ!
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Lại mắc bệnh đọc nhanh rồi>. Đúng là nhà tôi tối dạ, tôi chỉ nhìn thấy được cái việc muốn sờ nó sau khi đã đắp cát thì phải lột cái đống cát đo ra thôi, còn không biết cách khác! Hay lại làm quả hầm để chui xuống kiểm tra cho nó oách nhỉ. Nếu mà đã kiểm tra được thì chắc chẳng ai làm ăn gian dối làm gì.
|
thanhthanh |
|
|
Có lẽ nên chờ tác giả chứng minh cho dễ hiểu bác ạ. Những ý tưởng mới mà chưa được chứng minh thì sẽ khó thuyết phục, nhưng ta cứ chờ tác giả xem sao. Galile ngày xưa nói quả đất tròn có ai tin đâu
|
thanhtinh |
|
|
Đúng là mắc bệnh đọc nhanh - Cảm ơn anh Oanh!
Đào hầm chui xuống kiểm tra thì còn tốn hơn là đắp cát, lột ra kiểm tra rồi lại đắp cát nhiều. Cách làm không phải như thế đâu.
Nếu muốn kiểm tra từng điểm nào đấy đã định trước thì mất 15 phút, còn nếu muốn kiểm tra toàn bộ zone thì mất khoảng 2 - 3 ngày với zone 10.000m2.
Cái này nó nho nhỏ và đơn giản chứ cũng không vĩ đại như galile tuyên bố trái đất hình tròn đâu.
Tôi còn đang tính đến giải pháp khoan lấy được mẫu đất (để xem nó cố kết như thế nào trong quá trình xử lý) trong zone trong khi đó zon đấy vẫn đang bơm hút chân không mà không bị ảnh hưởng gì đến quá trình xử lý chân không. (cái này còn có ý nghĩa lớn hơn và khó hơn cả cách kiểm tra màng có bị rách thủng hay không nữa).
Lý thuyết về phương pháp thì cũng ổn rồi, giờ chỉ còn chờ .... thôi.
|
RobertDum |
|
|
Bạn thử làm thí nghiệm xem có đúng thế không nhé. - chắc là không đúng đâu.
Thiết bị thí nghiệm như sau:
- 1 bơm hút chân không, ra chợ trời mua chắc hết khoảng 1,2 triệu.
- Đường ống khí nén 1m, phụ kiện nối ống, van khoá - 300k
- Đồng hồ chân không - nếu của WIKA khoảng 800k còn nếu của khựa khoảng 250k.
- 3kg cam và túi ninol - 150k
Cắt cam ra như bạn đã mô tả - đặt nó lên bàn cân. Do không có bơm nhỏ và đồng hồ nhỏ bạn có thể cắt cả chục quả cũng được.
Cho cam vào túi - kết nối với hệ thống hút.
Kiểm tra độ kín khít đảm bảo không có không khí bên ngoài lọt vào.
Bắt đầu hút nào - Khi túi nilon tóp lại ôm khít lấy đống cam đã cắt thì khoá van. - quan sát đồng hồ và nước cam chảy ra.
giả thiết rằng nước trong cam có tiết hết thì đảm bảo với bạn rằng áp suất báo tại đồng hồ cũng không thay đổi đâu.
Bỏ tiền ra làm thí nghiệm đi - Nếu như kết quả sai hướng tôi nói tôi sẽ đền tiền thiết bị thí nghiệm bạn mua.
|
Philipboxy |
|
|
Bác Thịnh ạ, tôi sẽ ko làm như bác nói vì như vậy cũng sẽ giống như là ướp con gà trong siêu thị như bác nói ở trên; cái tôi muốn đề cập ở đây là phần túi bóng và nửa quả cam có ranh giới tiếp xúc ngay ở vị trí cắt, ko phải bỏ quả cam vào trong túi ạ! nó giống thực tế công tác gia cố nền yếu bằng bơm chân không ngoài hiện trường là các bác có cừ và liên kết phần nylong chỉ ở trên và xung quanh khu vực cần gia cố mà ko bọc toàn bộ khu vực phần gia cố ạ! kết quả là khác nhau vì quả cam sẽ bị móp vào do tiết nước (áp suất chân ko) còn phần nền của bác thì lún xuống ạ!
Em xin lỗi nếu viết vậy mà bác vẫn chưa hiểu ý em! văn tôi vẫn lủng củng từ xưa ạ!
|
kukuca |
|
|
em bổ sung tẹo: kết quả khác nhau nhưng nguyên nhân là giống nhau vì chỉ là tạo dựng trạng thái căn bằng áp suất giữa phần chân không và bên trong quả cam/nền đất ạ!
|
hoahuongduong |
|
|
Hiểu thì tôi hiểu bạn định nói cái gì rồi, cho dù có hơi lòng vòng 1 chút. Nói gì thì nói, suy luận kiểu gì thì suy luận, nhưng muốn chứng minh rằng nó đúng thì phải có thực tế hoặc thí nghiệm. Cách mà bạn nêu sẽ rất khó để làm thí nghiệm được hoặc mô tả phương pháp làm thí nghiệm và dự kiến hiệu quả của nó được, vì thế điều bạn nói nó sẽ không có ý nghĩa.
Tuy nhiên có có tư duy, có ý tưởng cũng là rất tốt rồi.
Thôi - bàn sang vấn đề khác của công nghệ chân không đi. Cái gì mà nó hấp dẫn hơn ấy.
thank
|
Marcunst |
|
|
Bàn về thí nghiệm về cố kết chân không của trường thuỷ lợi.
http://www.vncold.vn/modules/cms/upl...tchankhong.pdf
Rất mạnh dạn trong việc làm thí nghiệm, rất cảm ơn những người đã góp sức thực thi cái thí nghiệm này cho dù kết quả hay phương pháp thực thi của nó có phản ảnh đúng với bản chất của công nghệ xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không hay không.
Việc đưa thí nghiệm này ra mổ xẻ, bàn luận không nhằm mục đích chê cách thực hiện thí nghiệm đã đúng hay sai mà hoàn toàn nhằm chia sẻ với mọi người để chúng ta cùng hiểu biết sâu hơn nữa về công nghệ này.
Ý kiến sơ bộ trước tiên là.
1. Ở trang 4 và 5. Thí nghiệm đã sử dụng 2 loại bơm khác nhau (một cái bơm nước màu xanh ở trang 4 và 1 cái bơm vỏ inox màu trắng ở trang 5) - Tại sao lại vậy nhỉ????
2. Cả hai bơm này đều đặt ở vị trí đáy của bể kính - như vậy chưa phản ánh đúng thực tế bởi thực tế các công nghệ xử lý đểu đặt bơm ở phía trên mặt đất nghĩa là cao hơn mặt đỉnh của bể.
Anh tôi có ý kiến gì khác bổ xung không?
|
Alewohabee |
|
|
Chán nhỉ - Topic này có vẻ chìm
Tại Nhật vào tháng 4 năm 1999 Hiệp hội công nghệ xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không được thành lập, nhằm mục đích phổ biến, triển khai cải tiến kỹ thuật của phương pháp xây dựng này.
Cùng với các cải tiến về kỹ thuật hiệp hội còn thiết lập một phương pháp thiết kế, khảo sát, nâng cao chất lượng, xây dựng các phiên bản, tài liệu hướng dẫn, các chương trình đào tạo như là những hoạt động tích cực để công nghệ này được phát triển tốt và lành mạnh nhất.
Hiệp hội đã có 5 bằng sáng chế về công nghệ cố kết chân không được cấp bao gồm (3138909 - 15/12/2007) (3256727 - 07/12/2001) (3270968 - 25/01/2002) (3656217 - 18/03/2005) (3704643 - 05/08/2005)
Và hiện nay có 14 bằng sáng chế đang chờ công bố gồm:
(09-47797) (10-168865) (10-325136) (11-131464) (11-131465) (JP2000-45257) (JP2000-54357) (JP2000-54358) (JP2000-104241) (JP2000-104242) (JP2000-144706) (JP2000-154525) (JP2000-160543) (JP2001-193047)
Hiện hiệp hội cũng đã xuất bản 3 đầu sách về công nghệ này để phổ biến cho các thành viên trong hiệp hội...
Ây dà: Biết bao giờ Việt Nam mới xây dựng được hiệp hội xử lý nền đất yếu bằng công nghệ chân không như họ nhỉ?
|
nongdan |
|
|
|
Bernardmt |
|
|
Ah .nhân tiện bác Thinh96 nói về các loại bơm. Bác cho anh tôi xem thử mấy loại này với. (bác pót cả hình máy bên tôi vẫn dc) cái này để anh tôi trau đổi.
Thanks in advance
|
Renatosymn |
|
|
1. Việc dùng 2 bơm thì chắc bác phải hỏi tác giả, có thể đang dùng nó tèo nên phải đổi, có thể cái bơm kia nó đang được dùng việc khác, có thể là 2 bơm công suất khác nhau để đạt được áp lực chân không khác nhau.
2. Tôi nghĩ vị trí bơm đặt đâu không quan trọng (đặt dưới đất cho chắc chắn), cái quan trọng cần quan tâm là áp lực hút được đo bằng đồng hồ đặt ở vị trí trên bề mặt rồi. Ý bạc thinh96 là đặt ở cao độ khác nhau thì áp lực hút khác nhau à
|
SpencerJalf |
|
|
1. Có lẽ là bơm tèo nên thay bằng bơm khác nhưng nhìn như thế thì nó không hay lắm. Thí nghiệm thì trước sau như 1, không nên để 2 ảnh như vậy.
2. Với cao độ của bình thí nghiệm chưa đến 1m thế kia thì đúng là đặt bơm ở đâu cũng không quan trọng áp lực không khác nhau nhiều. Nhưng mà làm sao trông qua nó càng sát với thực tế thì càng tốt. Tuy nhiên có 1 thực tế là với 2 bình thông nhau mà điểm chảy ra nó thấp hơn thì không cần bơm nước cũng tự chảy ra được rồi. Đặt bơm ở cao hơn bình thì nước sẽ không tự chảy ra được.
3. Cách đấu nối bơm này với hệ thống cũng khác với thực tế của các công trình xử lý chân không đó là (thí nghiệm nước và khí trực tiếp đi qua buồng bơm - có nguy cơ bị e bơm dẫn đến bơm cháy)(thực tế tại công trường là bơm hút gián tiếp nước và khí thông qua bình phân ly, bơm chỉ hút 1 pha nào đó hoặc nước hoặc khí mà thôi)
4. Việc lắp đồng hồ trên bề mặt rất tốt - công trình nào cũng làm thế. Nhưng sẽ tốt hơn nếu lắp cả đồng hồ trên đường ống hút ra nữa - so sánh áp lực của 2 đồng hồ sẽ biết được lượng rò khí nhiều ít ra sao để có đối sách xử lý cho hiệu quả hơn.
|
Arshes |
|
|
Thảo luận với từng ý của bác thinh96:
1. Tôi cho rằng cái chi tiết không quan trọng, có thể khi trình bày sẽ giải thích lý do dùng 2 bơm rồi.
2. Cái cần quan tâm là áp lực hút trên bề mặt thôi. Việc chảy bình thường theo bình thông nhau thì sẽ chả tạo ra áp lực hút gì cả, không biết đúng vậy không nhỉ
3. Về sử dụng bơm tôi không biết gì nên ko ý kiến >
4. Nếu ko phân li, nối bơm trực tiếp thế này, từ chỗ đồng hồ thẳng ra bơm chỉ có cái ống dẫn thì rò khí ở chỗ nào hả bác?
|
profilmuoibon14 |
|
|
có một chi tiết tôi thắc mắc là, theo sơ đồ chung không thấy nhắc gì đến điều kiện cách nước hai bên hông và dưới đáy, trong khi với sơ đồ thí nghiệm thì coi các biên này là cách nước hoàn toàn.
Các bác cho ý cò tiếp nhé
|
greent |
|
|
1. Không có ý kiến gì thêm.
2. OK - Ap lực hút trên bề mặt ảnh hưởng trực tiếp đến đất bên dưới, nên đây là yếu tố quan trọng nhất. Áp lực cổ bơm là thông số phụ để tham khảo trong thí nghiệm nhưng rất quan trọng trong thực tế công trường. (trong thí nghiệm với diện tích nhỏ - khoảng cách giữa đồng hồ nọ với đồng hồ kia gần sẽ rất khó để nhìn thấy chênh lệch, nhưng ngoài công trường yếu tố này nhìn rất rõ - nếu người vận hành hệ thống bơm hút có kiến thức, kinh nghiệm thì hiệu quả xử lý cũng khác nhiều - cái này khó nói hết trong vài dòng ngắn ngủi được)
Việc nước tự chảy theo nguyên tắc bình thông nhau ảnh hưởng khá lớn đến áp lực hút và hiệu suất của bơm- (trong môn bơm, quạt, máy nén nói rất rõ về điều đó) Nếu không vì thế sẽ không sinh ra nhiều chủng loại bơm cạn, bơm chìm để làm gì. Bác có thể ra chợ trời mua 1 cái bơm nước bể cá khoảng 300- 400k sau đó cho hút nước và đặt bơm ở từng độ cao khác nhau rồi đong lượng nước ra/giờ chạy bơm sẽ thấy rõ điều đó.
3. Bác không có ý kiến - tôi cũng không có ý kiến thêm.
4. Trong thí nghiệm này có thể xem như không có rò khí - nhưng bơm vẫn có nguy cơ bị e bơm do khi hết nước trong bình bơm chỉ bơm khí thôi mà đây lại không phải là cái bơm khí. Với độ nhớt không khí khác hẳn độ nhớt của nước buồng bơm chỉ có khuấy khí trong chính buồng bơm mà không hề có 1ml khí nào được hút ra cũng như không có 1ml khí nào được bơm vào. Đồng hồ áp trên bề mặt có thể không thay đổi nhưng đất cũng sẽ không lún được mm nào luôn.
|
xac suat |
|
|
Đúng ra là nên làm thí nghiệm với bề mặt bể lớn hơn bề mặt xử lý thì sẽ nhìn được điều kiện này.
|
thanhtruc |
|
|
Hi Vinh!
Bạn có thể vô tư nhưng (bên khác) có thể không vô tư nên anh tôi thông cảm.
Ai quan tâm thì tự tìm hiểu vậy. Cái này lúc nào tiện cậu ra HN hoặc tôi vô SG anh tôi cafe, bia bọt chém gió riêng.
Kể mà Việt Nam tôi xây dựng được hiệp hội xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không tôi sẽ xin làm chân lon ton thư ký - bên nào tôi cũng góp ý, chia sẻ hết.
|
tungch46 |
|
|
ý 3: đồng ý với bác về hiệu suất bơm khác nhau ở các vị trí khác nhau, nhưng vấn đề ở đây chỉ quan tâm tới áp lực hút tại vị trí bề mặt. Có thể cùng máy bơm, cùng chế độ đặt ở vị trí cao thấp khác nhau sẽ cho áp lực hút khác nhau, tuy nhiên trong bài toán ở đây chỉ cần có thông tin về áp lực đo được là ok rồi. Cái bác đang bàn là hiệu quả sử dụng bơm thì tôi ko ý kiến gì.
ý 4. ý bác là đồng hồ vẫn chỉ một áp lực hút nào đó mà nước không được hút ra??? vấn đề này tôi ko rành, nhưng cũng đã thấy khi xem bơm nước, nếu đúng như vậy thì đây cũng là một kinh nghiệm khá quan trọng trong thi công. HIện tượng này hình như bác oanh có nói đâu đó rồi.
|
Vincentpype |
|
|
Kết thúc ý 3.
Đúng là có trường hợp bơm vẫn chạy, áp vẫn ổn mà không có khí cũng như nước được đưa ra khỏi zone. Đó là hiện tượng e bơm. Ngoài việc đo lưu lượng để xác định việc đó ra còn có 1 cách khác đơn giản hơn đó là lắng nghe.
|
greent |
|
|
Ý 4. Đây là 1 kinh nghiệm tối quan trọng trong thi công, nhiều lúc bơm vẫn chạy, áp vẫn ổn nhưng khí và nước vẫn không ra, ngoài việc đo lưu lượng để kiểm soát nó ra ta có 1 cách đơn giản hơn đó là LẮNG NGHE - tuy nhiên cũng tùy phương pháp bố trí bơm của từng hãng mới nhận thấy được điều này. Phương pháp N&H của Nhật bố trí 3 bơm chìm đặt trong thùng và dìm trong zone sẽ rất khó xử lý được bơm khi bơm bị e hoặc bị cháy hỏng.
|
dutrieu |
|
|
http://www.nandh.jp/
Đây là trang web của hiệp hội xử lý nền đất yếu bằng công nghệ cố kết chân không tại Nhật.
Nghiên cứu 1 thời gian về công nghệ này giờ đã nắm được tại sao công nghệ của Menard, công nghệ của Nhật mặc dù tạo được áp cao, áp ổn định nhưng hiệu quả cố kết vẫn thua cách làm của anh khựa.
Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi nhiều yếu tố, nhưng giả thiết rằng nếu có 1 dự án khoảng 10 - 100ha và mỗi một đơn vị như menard, Maruyama (Nhật), Shanghai, FICO (Hàn quốc), FECON, Thái Lan...được thi công một vài ha. (đại khái là với cùng 1 điều kiện địa chất , nhưng mỗi ông thực thi 1 công nghệ, 1 thiết kế khác nhau) thì ta sẽ dễ dàng so sánh và nhận thấy công nghệ của khựa ưu việt hơn (Tôi chỉ so sánh về kỹ thuật thôi nhé - đừng anh tôi nào comment chính trị vào đây)
- cắm bấc thấm - ông nào cũng giống ông nào nếu dùng chung 1 loại bấc thấm. (nhưng nếu dùng khác loại thì tuỳ theo hiệu quả thoát nước và giá thành mà có hiệu quả tổng thể riêng)
- Trải lớp cát thoát ngang - Về cơ bản là như nhau trừ ông nào dùng bấc thấm ngang thay cho cát, tất nhiên cũng không thay hoàn toàn được nhưng sử dụng bấc thấm ngang đang là 1 hướng tốt cho công nghệ cố kết chân không.
- Lắp đặt bấc thấm với hệ thống thoát ngang - mỗi ông 1 kiểu nhưng ông nào dùng bấc với ống hút cắm trực tiếp vào đầu bấc có vẻ kém hiệu quả hoặc dính rủi do là không hút được
- Làm tường sét, màng chắn ngang... tuỳ công ty và tuỳ địa chất nhưng có thì sẽ tốt hơn là không có. (tất nhiên là có thì sẽ mất thêm tiền, nhưng nếu so sánh hiệu quả tổng thể thì vẫn nên dùng
- Sử dụng màng kín khí (Tuỳ loại tuỳ giá vật tư và phương thức thi công mà hiệu quả có khác nhau.
- Sử dụng kiểu máy bơm khí, bơm nước và sơ đồ bơm. (Cái này rất quan trọng - có thể nói là quan trọng nhất trong công nghệ chân không nhưng nhiều đơn vị vẫn làm theo kiểu đoán mò, tính vo, quy đổi bằng hệ số kinh nghiệm mà chẳng hiểu tại sao lại làm thế hoặc có cách làm nào khác tốt hơn không? phù hợp hơn không? Hiện nay cách làm của khựa dùng 10bơm/1ha, (bơm công suất nhỏ) dùng bơm nước hút đồng thời cả 2 pha nước và khí, mặc dù áp lực không cao nhưng hiệu quả tách nước, tách khí nhanh nên đẩy sớm được quá trình cố kết tốt. Phương pháp này vẫn có thể cải tiến để tốt hơn, an toàn hơn được. Các đơn vị khác thường dùng 1 - 2 bơm công suất lớn, tuỳ bên có thể hút cả 2 pha đồng thời hoặc bơm nước riêng, bơm khí riêng, mặc dù áp cao, ổn định hơn nhưng tốc độ rút nước, rút khí chậm dẫn đến tốc độ cố kết chậm. Phương pháp này có rủi do khi bơm hỏng, hoặc bảo dưỡng thì mất áp và ... tất nhiên có thể cải tiến được nó cho nhanh hơn.
- Sử dụng nước để chất tải (Cái này cũng được đấy, nhưng nếu không biết cách làm, không có kinh nghiệm nhìn và nghe, không có kinh nghiệm bố trí đê bao... dễ có nguy cơ xôi hỏng bỏng không vì bị rò, bị thủng)
- Quan trắc (thường thấy ở các công trình chân không là quan trắc lún, quan trắc áp lực nước lỗ rỗng, quan trắc mức nước ngầm, quan trắc chuyển vị ngang, quan trắc áp lực chân không tại cổ máy và trong zone...) nhưng có 1 phương pháp khá hay đó là lắng nghe - lắng nghe vị trí màng thủng để vá. Riêng quan trắc chuyển vị ngang - với thiết bị, công nghệ của slopeindicator dễ bị kẹt, tắc không quan sát được hết chiều dài ống quan trắc trong suốt quá trình chạy chân không.
Vài dòng chém gió chơi chơi, ae nào thấy vui mời vào đây chém tiếp.
|
xac suat |
|
|
Ý 1: Bác có cách nào chỉ tôi chuyểng cái mớ tiếng Nhật đó sang tiếng Anh duoc không. CHịu không biết vô cái trang web đó để làm gì..
Ý 2: Thấy nó ngược nguoc sao đó nhỉ. Tôi thì thấy các kết quả độ lớn áp chân không của Tàu, Fecon.. toàn cao hơn Menard đó chứ.(Menard thì toàn tầm 65Kpa-85Kpa, đâu lên nổi 95Kpa ) Còn hiệu quả thì không dám bàn. Chắc mọi người sẽ có đánh giá riêng.. Sẵn tiện bác có thể cho anh tôi biết thêm về nghiên cứu của bác hay của ai đó về việc so sánh này với.
Ý 3: Tự nhiên lại dễ dàng nhân thấy Khựa ưu việt hơn..Hic. Tôi thấy mông lung và khó khăn quá. Bác chỉ cách nào để cũng dễ dàng nhận thấy với.
Ý 4: No comment
Ý 5: No comment
Ý 6: Bác đã dùng từ có vẻ thì tôi cũng không comment chi thêm.
Ý 7: Dĩ nhiên là có tốt hơn không. hehe. àh mà bác nói thế chắc bác biết có bên nào không dùng nhỉ?, không dùng hoàn toàn hay dùng cách tương tự bác nhỉ.?
Ý 8: No comment
Ý 9: Khựa có vẻ ưu việt quá. Hic.
Ý 10: Không biết
Ý 11: Tôi không rành. Nhưng bác nói thế thì đúng là bên tôi hên vụ này. Vì vẫn có dùng SlopeINdicator..
Thanks
|
duancuacuon |
|
|
Có khi chú tôi phải nghĩ lại mà dùng cái khác ngoài cái của slope indicator nhỉ Theo tôi được biết thì với ống của slope indicator nó cho chuyển vị đỉnh đến 600-800mm vẫn đo được phà phà. Mà riêng ở cái vụ chân không mà khựa làm chỗ tôi thì tôi chưa thấy cái nào nó quá 200mm. Cái này mà tắc được thì có khi người ta bỏ đất vào cho khỏi phải đo, mà khỏi phải đo thì cứ suy ra thôi chứ đo ra lại thấy chẳng có chuyển vị ngang gì hết cả
Riêng về cái ống thì chỉ chém gió không thì không biết được cái nào hay dở thế nào đâu nhé[/QUOTE]
Em thì số lieu hoi khác...1.2m -> 1.5m chuyển vị mà thằng Slope này van còn cứng đầu. Chắc hên..
|
levantrai |
|
|
Chuyển qua ống PVC của bình minh hoặc tiền phong cho nó kinh tế và hiệu quả ưu việt chứ dùng slope indicator của bọn tư bản làm chi cho nó khổ các bác, bọn tư bản vừa đắt lai vừa kém hiệu quả nữa
|
thanhthanh |
|
|
Ý 1: cái này chịu không hướng dẫn được trang này cũng thế
http://www.maruyama-ind.co.jp
[/COLOR]
Ý 2:
Không thể ngược được nếu như đo đúng bởi Phương pháp hút đồng thời cả hai pha kiểu gì cũng cho áp yếu hơn 1 pha. 10 máy công suất nhỏ khi đo tại cổ máy kiểu gì cũng yếu hơn 1 - 2 máy công suất lớn. Còn tại sao bạn thấy nó ngược thì tôi chịu.
Ý 3:
Cái này thì tôi đã nói rồi chọn 1 miếng đất nào đấy để làm chuẩn - vẽ vài ba giải pháp ra rồi phân tích - nếu có tiền nhiều hơn thì làm thí nghiệm thực tế sẽ thấy thôi.
Ý 7:
Nếu bạn nói nó không tốt hơn thì không tốt hơn ở điểm nào? (trừ việc tốn tiền thêm thì ai cũng biết ra)
Tôi biết công ty COFRA của Hà Lan họ cũng dùng tường sét, nhưng hơn thế họ còn dùng bản cừ bằng cao su để chặn nữa. Bản cừ này có thể tái sử dụng nhiều lần.
Ý 9:
Chúng ta nếu muốn có thể làm tốt hơn cả khựa - thật tiếc bạn lại làm cho công ty của Pháp
Ý 11:
Thế thì vẫn có tắc là cái chắc - Nếu không tắc chứng tỏ chuyển vị ngang quá ít
Thanks[/QUOTE]
|
hiepsitayto |
|
|
Ống Tiền Phong, Bình Minh không có rãnh, để cho con lăn của đầu đo chạy trong đó như vậy sẽ không xác định được phương xoay. Nếu công ty nào tự sản xuất ra được ống có rãnh thì ta cũng chả phải mua của tây làm gì cho tốn tiền.
Kém hiệu quả thì đúng là của Tây đang kém hiệu quả. Nếu biết cách thì có thể khắc phục được.
|
Edwandhext |
|
|
Em thì số lieu hoi khác...1.2m -> 1.5m chuyển vị mà thằng Slope này van còn cứng đầu. Chắc hên..[/QUOTE]
Hên hay sui đều có thể - Cứ vẽ cái biểu đồ chuyển vị ra sẽ biết vụ tắc hay không tắc là hên hay là sui.
Phương pháp đo của slope với ống có 2 rãnh chỉ đo được chuyển vị theo 2 phương nên cũng không thể hiện chính xác về phương chuyển vị ngang cho lắm.
Dùng loại ống cứng 3m/1 đốt nếu ở vị trí gấp khúc mà có chuyển vị có góc lớn hơn chiều dài đầu đo đi qua được thì đầu đo sẽ bị tắc.
|
WeksizzySl |
|
|
Có khi chú tôi phải nghĩ lại mà dùng cái khác ngoài cái của slope indicator nhỉ Theo tôi được biết thì với ống của slope indicator nó cho chuyển vị đỉnh đến 600-800mm vẫn đo được phà phà. Mà riêng ở cái vụ chân không mà khựa làm chỗ tôi thì tôi chưa thấy cái nào nó quá 200mm. Cái này mà tắc được thì có khi người ta bỏ đất vào cho khỏi phải đo, mà khỏi phải đo thì cứ suy ra thôi chứ đo ra lại thấy chẳng có chuyển vị ngang gì hết cả
Riêng về cái ống thì chỉ chém gió không thì không biết được cái nào hay dở thế nào đâu nhé[/QUOTE]
Bác Oanh ạ! Tôi chán tranh luận những vấn đề không phải kỹ thuật mà có thể gây mất đoàn kết rồi.
Nếu bác thấy công nghệ này có vấn đề gì về kỹ thuật mà bác cảm thấy chưa tốt, chưa ổn, có thể cải tiến... tôi và mọi người sẽ rất vui để trao đổi cùng bác.
Còn nếu bác vẫn thích trao đổi theo kiểu chê bôi ông này, ông nọ đem chuyện họ có đạo đức hay không để comment ở đây, e lạc chủ đề thì cũng không hay.
|
Enriquecem |
|
|
|
|
BrandonMr |
|
|
Hình như tôi không tranh luận với bạn thì phải> Mà tôi đang nói chuyện kỹ thuật với chú Vinh đấy chứ nhỉ>
|
AlbertDOB |
|
|
[/QUOTE]
Ý 1. Bác ko chuyển english duoc, lại còn quăn thêm 1 cái lên để gẹo gan anh tôi ah >
Ý 2. Bác xem lại ý bác và comment của em. Với số liệu thực tế: Menard 65Kpa -85Kpa < Fecon -ShangHai 85Kpa-95Kpa. Điều đó chắc bác và mọi người đều biết. Nên bác nói là áp Menard cao hơn tôi mới nói ngược. Còn hiệu quà cố kết thì ko bàn
Ý 3: Thế thì chắc chưa ai làm. Thế mà bác lại bảo dễ thấy..
Ý 7: Corfa làm tường sét, tường cao su..thế tức là họ dùng. Bác nói là có thể không, nên tôi hỏi công ty nào làm Vacuum ko dùng Vacuum.
Ý 9: Vậy có khi bác làm cty ViệtNam..Vài bữa tôi apply thôi. Phát triển một cty VN thì dĩ nhiên ok.
Ý 11: EM hỉu cái vụ INL, 1 đoạn 3m gì đó..vang vang..Trên forum cũng bàn nhiều. Chuyển vị 1.5m mà bác bảo ít thì tôi chịu.
|
ewrewrwewe |
|
|
Hic..Lại còn pót luon cả hình ảnh.. Thế chắc bác phải pót luôn Geokon và cái loại nào bác dùng hay recommend.
@ Bác Sơn: Bác chém vụ nhựa Bình Minh thì lo mà vô đỡ đi nhé.
|
Danielpr |
|
|
Nhựa Bình Minh có cái hay của nhựa Bình Minh, hôm nào chú xuống đây mời anh hải sản anh bày cho Hay là ở chỗ đó đấy
|
puma12 43 |
|
|
Ý 1. Bác ko chuyển english duoc, lại còn quăn thêm 1 cái lên để gẹo gan anh tôi ah >
Không ghẹo tôi tìm được trang nào tiếng anh tôi sẽ gửi.
Ý 2. Bác xem lại ý bác và comment của em. Với số liệu thực tế: Menard 65Kpa -85Kpa < Fecon -ShangHai 85Kpa-95Kpa. Điều đó chắc bác và mọi người đều biết. Nên bác nói là áp Menard cao hơn tôi mới nói ngược. Còn hiệu quà cố kết thì ko bàn
Số liệu bạn đưa chưa chắc là số liệu thực tế mà có thể là số liệu makerting. Tôi là dân kỹ thuật tôi không quan tâm đến số liệu makerting vì thế không bàn cái hiệu quả nhờ makerting vào đây.
Ý 3: Thế thì chắc chưa ai làm. Thế mà bác lại bảo dễ thấy..
Chắc chắn là dễ thấy - nếu tôi đang ngồi đối diện với bạn - vài dòng comment này thì có thể khó thấy.
Ý 7: Corfa làm tường sét, tường cao su..thế tức là họ dùng. Bác nói là có thể không, nên tôi hỏi công ty nào làm Vacuum ko dùng Vacuum.
Có lẽ chỗ này chúng ta đang hiểu sai ý của nhau - bỏ đi
Ý 9: Vậy có khi bác làm cty ViệtNam..Vài bữa tôi apply thôi. Phát triển một cty VN thì dĩ nhiên ok.
Tôi đang làm cho công ty của tôi - bán phễu nhựa làm móng. Vụ chân không chém gió cho vui.
Ý 11: EM hỉu cái vụ INL, 1 đoạn 3m gì đó..vang vang..Trên forum cũng bàn nhiều. Chuyển vị 1.5m mà bác bảo ít thì tôi chịu.[/QUOTE]
Chịu hay không tôi không ép cậu. Nhưng vẽ biểu đồ lên, đặt cái ống 3m vào và đặt cái đầu đo 0,5 m vào rồi kéo lên kéo xuống. Tắc hay không biết liền trừ trường hợp nó tắc theo cái phương khác khiến rãnh bị xoay làm bánh xe của đầu đo bị vênh.
|
muadem116 |
|
|
http://www.geokon.com/products/inclinometers_probes.php
Thằng geokon này cũng thế thôi.
Tôi chẳng dùng loại nào cả, rỗi rỗi xuống vài công trường của bạn làm chơi chơi, nghiêng nghiêng, ngó ngó rồi lên đây chém gió thôi.
Nhựa Bình Minh, Tiền Phong không có rãnh dẫn hướng cho đầu đo chạy, thả đầu đo vào nó sẽ xoay lung tung rùi vẽ ra biểu đồ linh tinh.
Ae đừng ham rẻ mấy đồng tiền ống mà làm bừa.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Thế quả này bác chưa thấy rồi..hehhe. CHo phép bác trả tiền hải sản cho bác Oanh đó..
|
Amen1402 |
|
|
Nhựa Bình Minh cũng có thể tạo rãnh được mà. Còn ko cần tạo ranh vẫn dùng được thì chắc bác Oanh biết chứ tôi thì chưa thấy.
Còn cái vụ trang web toàn tiếng Nhật thì bạn Vinh có thể dùng google chrome rồi chọn chết độ dịch trang web, sẽ đọc được hiểu phần nào. Nên để dịch sang tiếng Anh chứ dịch sang tiếng Việt thì dễ tẩu hỏa nhập ma lắm
|
ao anh xa |
|
|
Tạo rãnh thì quá bình thường rồi, không có rãnh mà vẫn dùng quan trắc được mới hay chứ
|
delta deus |
|
|
Chịu hay không tôi không ép cậu. Nhưng vẽ biểu đồ lên, đặt cái ống 3m vào và đặt cái đầu đo 0,5 m vào rồi kéo lên kéo xuống. Tắc hay không biết liền trừ trường hợp nó tắc theo cái phương khác khiến rãnh bị xoay làm bánh xe của đầu đo bị vênh.[/QUOTE]
Ý 2: Số liệu Menard, ko mảketing. Nếu bác nói vậy thì các công ty kia số liệu ko thật nhỉ. Vậy close ý này.
Ý 3: Cho tôi vài gợi ý duoc chứ.
Ý 9: Chém cho vui mà chém kinh nhỉ.>
Ý 11: Bác qua cái topic nào về INL (hình như của tôi hay bác Oanh gì open), chém tiếp đi. Cho nó chi tiết hơn.
|
thatgia |
|
|
Em giống bác cái vụ tạo rãnh. Nhưng thuc tế tôi có thấy, nhung ko phải của bên em. Nên ko nói duoc gì.
Chết..Em thì tiếng Nhật chịu. Dở tiếng Anh, mà bác Sơn bảo đọc tiếng Việt tẩu hỏa nhập ma thôi thì ko đọc. đợi nghe chém học luon thể
|
Rolandpr |
|
|
Mời đại ca về lại topic INL ngày xưa mà chém tiếp tập thể. (nếu vui lòng >)
|
AlfomzoMl |
|
|
Vì chưa thấy nên còn phải học các bác nhiều. Tôi mà có ở SG thì xin góp bia cùng với hải sản của bác Vinh
|
test1212 |
|
|
Khi nào chú về thì anh sắp xếp gặp gỡ luôn và giao văn lưu Có khi phải về nghỉ tết chứ nhỉ
|
hyutars |
|
|
Nếu vẫn dùng đầu đo của Geokon hoặc geoslope thì vẫn phải dùng ống của nó thôi.
Ống của nó D48,70,85 việc sản xuất ra nó bằng phương pháp đúc đùn. Ống của Bình Minh loại uPVC gần nhất là D49, 60, 90 thì chỉ có ống D49 là gần nhất, nếu dùng ống D60 thay cho D70 thì dễ bị kẹt, còn dùng ống D 90 thì cũng dễ bị kẹt vì góc mở của bánh xe sẽ mở hết cỡ. Không tin mua ống về đút thử sẽ thấy.
Với ống Bình Minh loại dày nhất C3 thì cũng không đủ (thịt) để phay thành rãnh còn nếu đắp thành rãnh thì tôi chưa thấy cái công nghệ nào đắp được cả. mà việc gia công thô kiểu VN thì chắc cái rãnh đó cũng kém chính xác càng khiến đầu đo dễ bị kẹt hơn. Chi phí cho nó chưa chắc đã hơn của tây.
Phần này tôi chém nghiêm túc, không chém bừa, nói ẩu.
ae nếu tìm được cơ sở đúc đùn để sx loại ống này thì còn được chứ dùng bừa thì không ổn đâu. Ngoài ra còn dính đến kết cấu khớp nối nữa. Ống Bình Minh, Tiền Phong không có cái khớp mềm như geoslope đâu.
|
tieu sao |
|
|
Ý 2: Số liệu Menard, ko mảketing. Nếu bác nói vậy thì các công ty kia số liệu ko thật nhỉ. Vậy close ý này.
Ý 3: Cho tôi vài gợi ý duoc chứ.
Ý 9: Chém cho vui mà chém kinh nhỉ.>
Ý 11: Bác qua cái topic nào về INL (hình như của tôi hay bác Oanh gì open), chém tiếp đi. Cho nó chi tiết hơn.[/QUOTE]
Ý 2. Số liệu của menard thì bạn không marketing, tôi biết chứ. Nhưng cái số liệu này ở góc nhìn của tôi nó không quan trọng lắm đâu. Cái ý này rất hay, không cần close lại, chỉ cần không bàn đến các con số marketing là được.
Ý 3. Cái này khó mô tả bằng câu chữ được, sợ hiểu nhầm ý.
Ý 9. Vui thì mới chém kinh chứ - buồn thì chém làm chi.
Ý 11. Cái đấy tôi xem dạo trước rồi, nhưng lúc đó chưa hiểu nhiều về nó nên no comment.
Tôi đang tự chế 1 thiết bị đo nghiêng bằng phản xạ từ. Nó chỉ ngắn có 10cm thôi lại có khớp xoay ở giữa nên có thể luồn qua các vị trí gấp khúc lớn. Sắp tới có công trình nào bị tắc tôi sẽ vác đồ chơi của tôi đến chơi thử rồi báo cáo sau.
|
hiepsitayto |
|
|
Ý 2. Số liệu của menard thì bạn không marketing, tôi biết chứ. Nhưng cái số liệu này ở góc nhìn của tôi nó không quan trọng lắm đâu. Cái ý này rất hay, không cần close lại, chỉ cần không bàn đến các con số marketing là được.
Ý 3. Cái này khó mô tả bằng câu chữ được, sợ hiểu nhầm ý.
Ý 9. Vui thì mới chém kinh chứ - buồn thì chém làm chi.
Ý 11. Cái đấy tôi xem dạo trước rồi, nhưng lúc đó chưa hiểu nhiều về nó nên no comment.
Tôi đang tự chế 1 thiết bị đo nghiêng bằng phản xạ từ. Nó chỉ ngắn có 10cm thôi lại có khớp xoay ở giữa nên có thể luồn qua các vị trí gấp khúc lớn. Sắp tới có công trình nào bị tắc tôi sẽ vác đồ chơi của tôi đến chơi thử rồi báo cáo sau.[/QUOTE]
Ý 2: Vậy tới đi bác. Mời bác tiếp. >
Ý 3: Cứ mô tả hết ý. Tôi và mọi người sẽ cố.
Ý 11: Bây giờ lôi hết nhau qua đó duoc rồi chứ>
Ý cuối. Bravo. Bác cho cái giá đi. Tren diễn đàn ko tiện thì email cho em: vinh.ta@menard-vietnam.com
|
Enriquecem |
|
|
[/QUOTE]Ý cuối. Bravo. Bác cho cái giá đi. Tren diễn đàn ko tiện thì email cho em: vinh.ta@menard-vietnam.com[/QUOTE]
Tôi mới chế tạo ra nó và chưa có điều kiện thử ở chỗ nào có kẹt. Mà hôm vừa rồi làm cái vỏ đầu đo bằng sắt, nhúng vào nước mấy lần mà đã rỷ nhìn kinh lên được. Tôii có lẽ làm bằng đồng hoặc inox 316 chắc là ổn. Cái này tôi làm hết có 4 triệu chả biết báo giá thế nào. Thôi làm thử cho vui thôi.
Phương pháp này cũng hay - không biết thế giới có thằng nào làm chưa nữa?
|
profiltam |
|
|
Vinh và các anh tôi có biết tại sao cái công trình trong ảnh này nó cắm bấc thấm dày chi chít như thế không?
Cắm dày như thế này quả là 1 sự lạ.
http://www.geopac.ca/site/en/vertical-wick-drains
Sự lạ nữa là không hiểu cái đầu cắm này có cái xi lanh thuỷ lực để làm cái gì nữa.
|
taolaai |
|
|
Công trình này của Menard Canada. lưới bấc thấm 0.5m*0.5m. Độ sâu cắm 50m. Mandrel của nó có độ dày nhỏ (cụ thể bao nhiêu tôi không biết nhưng theo thằng project manager nó bằng 1/2 so với cái máy cắm của tụi Jun Hàn Quốc làm dưới khu Cái Mép của tôi và anh Oanh-dưới đó lưới 0.9m*0.9m) và độ cứng lớn.
Tại sao thì chắc cũng có nhiều lí do từ kĩ thuật tới tiền nong nhỉ. Công trình đó tôi không biết gì hơn nên cũng ko bàn thêm được.
|
nguyentrungata |
|
|
Em ko biết phương pháp này có ưu điểm gì, hiệu quả kinh tế so với các phương án khác thế nào. Nhưng có 1 thực tế tôi thấy là nền đất sau khi được xử lý xong cũng chẳng dùng để làm gì lớn. Toàn bộ hệ kết cấu công trình vẫn đặt trên móng cọc, mũi cọc tựa lên đất tốt. Tiền xử lý nền thì ko hề nhỏ như Thái Bình 2, Long Phú ...
|
viet toan 12 |
|
|
Những chỗ này làm gì dám không chơi cọc sau khi xử lý đâu Tiền xử lý ở những chỗ đó có khi hơn tiền cọc sau đó đóng vào để đỡ kết cấu đấy! Ngay ở chỗ tôi, cũng không dám dùng móng nông mặc dù đã được xử lý để chịu tải trọng 2 tấn-3 tấn! Vì đợt rồi đào ra thấy nước nó phun ra kinh quá (chưa bao giờ thấy trong những năm làm xử lý đất yếu chiều dày lớn ở DBSCL). Ngoài mấy cái in đậm thì bạn còn cần kể thêm vài cái nữa, dễ dàng thấy rằng những cái này đều thuộc PVN được quản lý trước đó bởi bộ trường GT mới của chúng ta
P/S: Làm tốt thì dám chơi móng nông như ở SPCT! chưa thấy ai bảo lún cả!
|
Winmordbet |
|
|
Vài thông số sơ bộ về hệ thống máy bơm chân không
1. Của Khựa
Generated vacuum pressure: >90 kPa
φ48Jet pump + 3HA-9 centrifugal wate
Power 7.5 kW
One vacuum pump responsible for a
treatment area of 1000-1500 m2
2. Của Menard
Generated vacuum pressure: 80 kPa
Menard MS25 type
Power 25 kW
Special designed vacuum pump acting
solely on the gas phase in conjunction with
conventional vacuum pump allowing
liquid and gas suction. A vacuum pump
station is responsible for 5000-7000 m2.
3. Của Nhật (HAMAZA)
Generated vacuum pressure: up to 90 kPa
Vacuum Pump Air-water separation high vacuum system
Able to separate water and air, which
results in high vacuum performance in
treated area. One vacuum pump responsible
for 2000-3000 m2 treated area.
|
thietkelogo |
|
|
up.
Hướng dẫn kỹ thuật thi công, nghiệm thu tường sét dùng cho chống thấm - chân không
GUIDE
TECHNICAL SPECIFICATIONS
SOIL-CEMENT-BENTONITE
SLURRY TRENCH CUTOFF WALL
{This technical specification is to be used to guide the writer in the contract requirements for Soil-Cement-Bentonite Slurry Wall construction for a specific site. Included are _________ to be filled in with project specific data. Also included are [ ] which denote options to be considered for specific design requirements. Parenthetic remarks { } are included when appropriate to provide the writer with additional, non-essential information.}
1.0 SCOPE OF WORK
This section of the specifications includes requirements for the Slurry Trench Cutoff Wall and related work as indicated on the drawings and as hereinafter specified. The work consists of furnishing all plant, labor, equipment, and materials and of performing all operations as required to construct the slurry trench cutoff wall.
1.1. Reference Standards
Following is a list of standards that will be referenced in this specification. Such referenced standards shall be considered part of these specifications as if fully repeated herein.
REFERENCE TITLE OR DESCRIPTION
API Spec 13A API Specification for Oil-Well Drilling-Fluid Materials
API RP 13B-1 API Recommended Practice Standard Procedure for Field Testing Water-Based Drilling Fluids
ASTM C 138 Test Method for Unit Weight of Concrete
ASTM C 143 Test Method for Slump of Concrete
ASTM C 150 Standard Specification for Portland Cement
ASTM D 422 Particle-Size Analysis of Soils
ASTM D 1633 Unconfined Compressive Strength of Soil-Cement
ASTM D 1140 Materials Finer than No. 200 Sieve
ASTM D 4318 Liquid Limit, Plastic Limit and Plasticity Index of Soils
ASTM D 4380 Density of Bentonite Slurries
ASTM D 4381 Sand Content by Volume of Bentonite Slurries
ASTM D 4832 Prep and Testing of Controlled Low-Strength Material Test Cylinders
ASTM D 5084 Hydraulic Conductivity Using a Flexible Wall Permeameter
|
profilmuoinam15 |
|
|
Abbreviations and Definitions
A. API - American Petroleum Institute
B. ASTM - American Society for Testing and Materials
C. Owner - The Owner as referred to herein is ________________.
D. Owner’s Representative - The Owner’s Representative or the Engineer is _______________________ (or individuals) designated by the Owner to act on its behalf in the execution of these specifications.
E. Slurry Trench - A narrow, vertical-walled trench of specified width excavated by the slurry trench method and backfilled with specified materials to form a cutoff wall of low permeability. The terms “Slurry Trench” and “Slurry Wall” are used interchangeably in these specifications.
F. Slurry Trench Method - A method of excavating a narrow, vertical trench using a slurry mixture to support the trench walls and prevent movement of groundwater into or through the excavated trench.
G. Water-Bentonite Slurry - A stable colloidal suspension of powdered bentonite in water. The terms “slurry” and “water-bentonite slurry” are used interchangeably in these specifications.
H. Cement Slurry (Cement Grout) – A colloidal mixture of Portland cement Type I or Type II (per ASTM C 150) and water and other suitable admixtures approved by the Engineer.
I. Soil-Cement-Bentonite (SCB) Backfill - A homogeneous mixture of specified soil material, bentonite, cement and water. The terms “soil-cement-bentonite backfill” and “backfill” are used interchangeably in these specifications.
J. Slurry Trench Specialist - An individual who has had proven and successful experience in slurry trench construction and is knowledgeable of: (1) the proper methods employed to mix slurry and backfill, (2) the use, testing and control of bentonite as a slurry, (3) construction equipment, (4) excavation and backfill operations, and (5) testing for slurry trench quality control.
K. Working Platform - The working platform is the surface of compacted fill and/or excavated surface from which the slurry wall is constructed.
|
Philipboxy |
|
|
Đây là danh mục các bài viết về món TƯỜNG SÉT (Còn gọi là kỹ thuật ngăn chặn nước ngầm)
Britton, J.P., Filz, G.M., and Herring, W.E. (2004). Measuring the hydraulic conductivity of soil-bentonite backfill. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 130, No. 12, 1250-1258.
Albrecht, B.A., and Benson, C.H. (2001). Effect of desiccation on compacted natural clays. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 127, No. 1, 67-75.
Allerton, D. K., Desborough, G. A., Olsen, H. W., and Chang, N. Y. (1996). Waste containment barrier enhancement with zeolite. Tailings and Mine Waste 96, Balkema Publ., Rotterdam , The Netherlands , 255-264.
Abichou, T., Benson, C.H., and Edil, T.B. (2002). Foundry green sands as hydraulic barriers: field study. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 128, No. 3, 206-215.
Alther, G. R., Evans, J. C., Fang, H. Y. and Witmer, K. A., "Inorganic Permeant Effects Upon Bentonite," Hydraulic Barriers in Soil and Rock, ASTM STP 874, 1984, pp. 64-74.
Bartelt-Hunt, S.L., Smith, J.A., Burns, S.E., and Rabideau, A.J. (2005). Evaluation of granular activated carbon, shale, and two organoclays for use as sorptive amendments in clay landfill liners. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 131, No. 7, 848-856.
Barvenik, M.J. and Ayres, J.E. (1987). Construction quality control and post-construction performance verification for the Gilson Road Hazardous Waste Site cutoff wall. EPA/600/2-87/065, U.S. Environmental Protection Agency, Cincinnati , OH.
Benson, C.H., Daniel, D.E., and Boutwell, G.P. (1999). Field performance of compacted clay liners. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 125, No. 5, 390-403.
Boardman, B.T. and Daniel, D.E. (1996). Hydraulic conductivity of desiccated geosynthetic clay liners. Journal of Geotechnical Engineering, Vol. 122, No. 3, 204-208.
|
xac suat |
|
|
Up tiếp danh sách
Britton, J.P., Filz, G.M., and Little, J.C. (2005). The effect of variability in hydraulic conductivity on contaminant transport through soil-bentonite cutoff walls. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 131, No. 8, 951-957.
Choi, H. and Daniel, D.E. (2006). Slug test analysis in vertical cutoff walls II: Applications. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 132, No. 4, 439-447.
Daniel, D.E. (1984). Predicting hydraulic conductivity of clay liners. Journal of Geotechnical Engineering, Vol. 110, No. 2, 285-300.
Daniels, J.L., Inyang, H.I., and Chien, C.C. (2004). Verification of contaminant sorption by soil-bentonite barrier materials using scanning electron microscopy/energy dispersive x-ray spectrometry. Journal of Environmental Engineering, Vol. 130, No. 8, 910-917.
Evans, J.C. (1993). Vertical cutoff walls. Geotechnical Practice for Waste Disposal. D.E. Daniel, ed., Chapman and Hall, London.
Evans, J. C. (1994). Hydraulic conductivity of vertical cutoff walls. Hydraulic Conductivity and Waste Contaminant Transport in Soils, ASTM STP 1142 , D. E. Daniel and S. J. Trautwein, eds., American Society for Testing and Materials, Philadelphia, 79-94.
Evans, J.C. (1995). Soil- and cement-based vertical barriers with focus on materials. Assessment of Barrier Containment Technologies - A Comprehensive Treatment for Environmental Applications. R. Rumer and J. Mitchell, eds., U.S. Department of Energy, U.S. Environmental Protection Agency, Dupont Company, Baltimore, 5-43.
Evans, J.C. (2007). The TRD method: slag-cement materials for in situ mixed vertical barriers. ASCE Specialty Conference: New Peaks in Geotechnics, ASCE Geotechnical Special Publication, in press.
Evans, J. C. and Dawson. A. R., Slurry Walls for the Control of Contaminant Migration: A Comparison of United Kingdom and United States Practices, ASCE Specialty Conference on Geo-Engineering for Underground Facilities, ASCE Geotechnical Special Publication No. 90, June, 1999.
Evans, J.C. and Ryan, C.R. (2005). Time-dependent strength behavior of soil-bentonite slurry wall backfill. Waste Containment and Remediation: Proceedings of the Geo-Frontiers 2005 Congress, ASCE Geotechnical Special Publication No. 142.
|
MichaelKet |
|
|
Evans, J. C. and Opdyke, S. M., Strength, Permeability, and Compatibility of Slag-Cement-Bentonite Slurry Wall Mixtures for Constructing Vertical Barriers, Proceedings of the 5 th International Conference on Environmental Geotechnics, Cardiff, Wales, June, 2006.
Evans, J.C. and Prince, M.J. (1997). Additive effectiveness in minerally-enhanced slurry walls. In Situ Remediation of the Geoenvironment, J.C. Evans, ed., ASCE, Reston, VA, 181-196.
Evans, J.C. Costa, M. and Cooley, B. (1995). The state of stress in soil-bentonite slurry trench cutoff walls. ASCE Specialty Conference on Characterization, Containment, Remediation and Performance in Environmental Geotechnics, The Geoenvironment 2000, ASCE Geotechnical Special Publication No. 46.
Evans, J. C., Adams, T. L. and Prince. M. J. (1997). Metals Attenuation in Minerally Enhanced Slurry Walls," Proceedings of the 1997 International Containment Technology Conference, February, 1997.
Evans, J.C., Adams , T.L., and Dudiak, K.A. (1995). Enhanced slurry walls as treatment zones for inorganic contaminants. Toxic and Hazardous Wastes: Proceedings of the Twenty Seventh Mid-Atlantic Industrial Waste Conference, Lehigh University, Technomic Publishing Co., Lancaster, PA, 712-721.
Evans, J. C., and Prince, M. J., "Low Permeability Vertical Barriers for Combined Isolation and Treatment," Proceedings of the Fourth International Conference on Environmental Geotechnology, Boston , MA , August, 1998.
Evans, J.C., Kugelman, I.J., and Fang, H.Y. (1985). Organic fluid effects on the strength, deformation, and permeability of soil-bentonite slurry walls. Proceedings of the Seventeenth Mid-Atlantic Industrial Waste Conference, Lehigh University, Technomic Publishing Co., Bethlehem, PA, 275-291.
Evans, J. C., Lennon, G. P., and Witmer, K. A., "Analysis of Soil-Bentonite Backfill Placement in Slurry Walls," Proceedings of the 6th National Conference on the Management of Uncontrolled Hazardous Waste Sites, Washington, D. C., November, 1985, pp. 357-361.
Evans, J. C., Stahl, E. D. and Droof, E., "Plastic Concrete Cutoff Walls," Geotechnical Practice for Waste Disposal 87, ASCE Geotechnical Special Publication No. 13, June, 1987, pp. 462-472.
Evans, J.C., Trast, J.M. and Frank, R.L. (2004). Lessons learned from the Macon County slurry wall. Proceedings: Fifth International Conference on Case Histories in Geotechnical Engineering, NY, NY, April 13-17.
|
puma12 43 |
|
|
Filz, G.M., Baxter, D.Y., Bentler, D.J., and Davidson, R.R. (1999). Ground deformations adjacent to a soil-bentonite cutoff wall. Proc., Geo-Engineering for Underground Facilities, Geotechnical Special Publication No. 90 , ASCE, 121-139.
Filz, G.M., Henry, L.B., Heslin, G.M., and Davidson, R.R. (1991). Determining hydraulic conductivity of soil-bentonite using the API filter press. ASTM Geotechnical Testing Journal, Vol. 24, No. 1, 61-71.
Filz, G. M., Evans, J. C. and Britton, J. P., Soil-Bentonite Hydraulic Conductivity: Measurement and Variability, Proceedings of the 12 th PanAmerican Conference on Soil Mechanics and Geotechnical Engineering, VGE, Essen, Germany, pp. 1323-1328, June, 2003.
Foose, G.J., Benson, C.H., and Edil, T.B. (2002). Comparison of solute transport in three composite liners. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 128, No. 5, 391-403.
Gray, D. H. (1995). Containment strategies for landfill wastes. Geoenvironment 2000, Y. B. Acar and D. E. Daniel, eds., ASCE, Reston, VA , 484-498.
Henning, J., Evans, J. C. and Shackelford, C. D. (2006). Membrane behavior of soil-bentonite slurry trench cutoff wall backfill. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 132, No. 10, 1243-1249.
|
delta deus |
|
|
Hewitt, R.D. and Daniel, D.E. (1997). Hydraulic conductivity of geosynthetic clay liners after freeze-thaw. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 123, No. 4, 305-313.
Inyang, H.I. and Galvao, T.C. (2004). The application of innovative materials in waste containment barriers. J. Geotech. Geoenv. Eng., ASCE, 130(8), 834-835.
Jazdanian, A. D., Reddy, D. R., Gonzalez, J. V., and Ala , R. (2004). Evaluation of different slurry wall materials for contaminant wall construction at a dense nonaqueous phase liquid-contaminated site. ASCE Practice Periodical of Hazardous, Toxic, and Radioactive Waste Management, Vol. 8, No. 3, 173-180.
Jo, H.Y., Benson, C.H., Shackelford, C.D., Lee, J-M, and Edil, T.B. (2005). Long-term hydraulic conductivity of a geosynthetic clay liner permeated with inorganic salt solutions. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 131, No. 4, 405-417.
Khandelwal, A.A., Rabideau, A.J., and Su, J. (1997). One-dimensional contaminant transport model for the design of soil-bentonite slurry walls. Land Contamination and Reclamation, Vol. 5, No. 3, 143-147.
Kolstad, D.C., Benson, C.H., and Edil, T.B. (2004). Hydraulic conductivity and swell of nonprehydrated geosynthetic clay liners permeated with multispecies inorganic solutions. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 130, No. 12, 1236-1249.
|
viet toan 12 |
|
|
Kovacs, W. D., Griffith, A. H., and Evans, J. C., "An Alternative to the Cathead and Rope for the Standard Penetration Test," Geotechnical Testing Journal, ASTM, Volume 1, Number 2, June, 1978, pp. 71- 89.
Kraus, J.F., Benson, C.H., Erickson, A.E., and Chamberlain, E.J. (1997). Freeze-thaw cycling and hydraulic conductivity of bentonitic barriers. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 123, No. 3, 229-238.
Krol, M.M. and Rowe, R.K. (2004). Diffusion of TCE through soil-bentonite slurry walls. Soil and Sediment Contamination, Vol. 13, 81-101.
LaGrega M.L., Buckingham, P.L., and Evans, J.C. (2000). Hazardous Waste Management, 2 nd Ed., McGraw-Hill Book Company, New York , NY.
Larsson, S. (2005). State of practice report - execution, monitoring and quality control. International Conference on Deep Mixing. Best Practice and Recent Advances. Deep Mixing ´05, Stockholm, Sweden, May 23-25.
|
Enriquecem |
|
|
Lin, L.C. and Benson, C.H. (2000). Effect of wet-dry cyclic swelling on hydraulic conductivity of GCLs. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, Vol. 126, No. 1, 40-49.
Lo, I.M.-C. (2001). Organoclay with soil-bentonite admixture as waste containment barriers. Journal of Environmental Engineering, ASCE, Vol. 127, No. 8, 756-759.
Lo, I.M.-C., Liljestrand, H.M., and Daniel, D.E. (1994). Hydraulic conductivity and adsorption parameters for pollutant transport through montmorillonite clay liner materials. Hydraulic Conductivity and Waste Contaminant Transport in Soil, ASTM STP 1142, D. E. Daniel and S. J. Trautwein, eds., ASTM, West Conshohoken, PA, 422-438.
Malusis, M. A. and Shackelford, C. D. (2002a). Chemico-osmotic efficiency of a geosynthetic clay liner. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol. 128, No. 2, 97-106.
|
BrandonMr |
|
|
Còn gần trăm bài nữa, nhưng up thế thôi.
Những tài liệu này được nhận từ giáo sư Jeff EVANS, Đại học Bucknell
Ai quan tâm đến món tường sét thì liên hệ để nhận tài liệu. Tốt nhất là vác USB đến copy.
Công nghệ chân không, công nghệ gia tải có thoát nước cố kết... có hiệu quả hay không thiết nghĩ không nên bỏ qua cái món ngăn chặn nước ngầm này. Nhất là dùng cho đường giao thông.
|
DanielEi |
|
|
xác định khối lượng riêng ASTM -D854
xác định độ ẩm tự nhiên ASTM-D2216
phân tích thành phần hạc ASTM-D421,ASTM-D422
xác định giới hạn chảy,dẻo theo ASTM-D4318
|
tungch46 |
|
|
|
Tài liệu hay quá các anh ơi. Hy vọng tôi sẽ học được nhiều điều hay trên diễn đàn này từ các anh
|
ArthurGip |
|
|
Em cũng vừa đọc qua các tài liệu về hút chân không, và 1 số bài viết của diễn đàn. Không biết đã có ai trả lời anh Thinh96 (do không có thời gian đọc hết). Theo như tài liệu thì atmospheric pressure lớn nhất là 1atm (100kPa) trong môi trường chân không tuyệt đối, vì thế dù anh có tăng thêm bơm thì vẫn không thể cao hơn được. Và chắc chắn điều kiện thi công thực tế không thể đạt chuẩn lý thuyết được chỉ ở vào 70 tới 80kPa thôi. Nếu tôi có hiểu sai gì các anh vui lòng góp ý.
|
Alvarogime |
|
|
Bạn hiểu đúng đó chứ. Các câu của bác Thinh96 đã có trả lời rồi. Bạn chịu khó xem lại thử.
Thân
|
Alvarogime |
|
|
Tăng thêm bơm để rút nước được nhanh hơn. chứ không phải tăng được áp suất nén Trung ạ. (tăng lưu lượng chứ không phải tăng áp suất)
Khi nước được rút ra khỏi đất nhanh hơn lực đẩy acsimet không tác dụng lên đất nữa khiến đất sụp xuống nhờ tự trọng đã được giải phóng khỏi acsimets dẫn đến đẩy nhanh quá trình cố kết.
|
Robertvove |
|
|
Bổ xung thêm - Tăng thêm công suất bơm cũng là tăng lưu lượng chứ không phải tăng áp suất nén.
Muốn tăng được áp suất nén đạt gần đến áp suất lý tưởng 100kpa đòi hỏi nhà thi công phải:
1. Có máy hút khoẻ để bù được sự rò rỷ khí bên ngoài tràn vào.
2. Máy hút có độ kín cao để chống mất áp suất hút ngay trong buồng bơm. (kiểu như máy bơm chân không vòng dầu kín hơn vòng nước vì thế áp chân không của máy bơm vòng dầu cao hơn vòng nước)
3. Có màng kín khí tốt (màng kín khí dai, chắc chống rò khí vào)
4. Có phương pháp chặn rò rỷ ngang tốt (tường sét, tương cao su...)
4. Có phương pháp bố trí bấc thấm ngang hợp lý - Hiện nay ở VN chả ông nào làm tốt cái này cả)
5. Có khảo sát nền đất ban đầu tốt (để biết có thấu kính cát ăn ra ngoài zone xử lý không để còn có phương án chặn)
7. Có loại bấc thấm có khả năng thoát nước cao tốt trong mọi giai đoạn xử lý.
8. Có phương án phòng ngừa sự cố khi rò rỷ tốt (Hàn vá màng, gia cường thêm bơm, Van khoá cổ bơm tốt để thay bơm khi bơm cháy...)
9. Có chuyên gia có kinh nghiệm để biết (lắng nghe) tốt khi phát hiện sớm sự rò rỷ.
Và có 1 rổ các thứ khác nữa.
|
ArthurGip |
|
|
Hey! Chủ đề này dạo này có vẻ vắng lặng. Có lẽ là công nghệ chân không không còn được chú ý nữa roài.
Vừa rồi đi chơi nhung nhăng ở dự án FORMOSA Hà Tĩnh thấy có 1 việc khá hay, đó là sau khi cắm bấc thấm xong, nghiệm thu xong vào ban ngày, đến tối các bà các chị nông dân Hà Tĩnh lặng lẽ vác liềm đi cắt béng cái đầu bấc đến sát mặt đất, lột vỏ bấc ra lấy lõi nhựa và đi bán đồng nát. Chả biết các chị kiếm được bi nhiêu nhưng CĐT hoặc nhà thầu cũng thiệt hại kha khá khi xử lý. Ẹp! Bla bla VN chúng ta nghĩ cách chơi khăm bọn khựa típ nào.
|
tontai |
|
|
Thì tôi phải đợi ..cỡ bác xới topic len đây..>. Bác cứ thoải mái xới..Chém dc chỗ nào..em xử chỗ đó..ko ngại đâu..
|
Robertol |
|
|
Thì đấy - Vinh chém đi.
Dân họ cắt cụt bấc thấm như vậy thì xử lý như thế nào để còn thực hiện tiếp công đoạn chân không tiếp theo???
Ở 1 topic khác tôi chém vụ chân không bị suy giảm theo chiều sâu đấy - Ý kiến của cậu về việc này ra sao?
|
thanhtinh |
|
|
SOS.....Hiện tôi đang có ý tưởng làm luận văn cao học nghiên cứu về Công nghệ Gia cố nền đất yếu bằng bơm hút chân không. Mạn phép xin hỏi các tiền bối đã có bác nào đi trước làm về đề tài này chưa ạ? tôi học Xây dựng dân dụng. tôi dự định làm thi công Bơm hút chân không. Rất mong nhận được sự đóng góp của các anh
|
MattieHek |
|
|
Bên tôi đang có dự án thi công xử lý nền đất yếu bằng hút chân không. Nếu làm luận văn cao học về cái này thì đi cùng tôi vô sài gòn thi công trực tiếp.
|
williamcuong |
|
|
chào bạn ! không biết bạn làm dự án ở đâu ? nhà thầu nào nhỉ ? Tôi cũng đang nghiên cứu vấn đề này, nếu có thể tôi cũng mún đi xem thi công
|
AlbertgeK |
|
|
Bên tay trái có logo của Fecon rồi, không cần quảng cáo đâu bạn .
Tuýt còi lần 1, nếu còn tiếp tục Spam ở các topic khác sẽ bị Ban nic.
|
arthomeviet |
|
|
Bạn làm rõ hộ cái với, mấy cái liệt kê ở trên thì tôi không nghĩ nó tiết kiệm đâu > 2 cái còn lại thì có thể vì nó là tổng thầu nước ngoài
|
ewrewrwewe |
|
|
Có địa chỉ email đó bác, bác có thể...gửi thư để hỏi, sau đó post nội dung lên đây để anh tôi học hỏi.
Hoặc nhanh hơn có thể hỏi Mod MyHanh đang làm ở đó .
Có thể cậu này bận đi quảng cáo ở các trang web khác rồi .
|
tungch46 |
|
|
cái bơm hút chân không này tôi tiến hành thế nào nhỉ, bơm 24/24 luôn hay bơm - nghỉ - bơm, khi nào biết bơm khi nào nghỉ nhỉ
các bác ai đã làm cho ý kiến giúp em
|
puma12 43 |
|
|
Nghe đồn Hạnh là nữ mà bác Hiệp. . Ôi bác Oanh bác ấy hỏi thế thui chứ...
|
DanielEi |
|
|
Bơm kỉu nào cũng có và cũng được. Còn từng kiểu chắc có ưu nhược điểm riêng về mặt kĩ thuật và tiền. (CHém tí vì cũng ko nói chi tiết hơn dc)
|
ngoctrinh |
|
|
Chào các anh chị trên diên đàn, hiện tại theo tôi biêt ( tôi chỉ biết trong 1 khoảng hẹp thôi) là công nghệ hút chân không này không mới. Tôi được biết có 2 anh đã làm luận văn thạc sĩ về đề tài này rồi. Tôi cũng đã tham gia tìm hiểu và trực tiếp xem thi công được 4 năm, từ năm nhất tôi vào học đại học đến giờ.
Qua 4 năm tôi thấy thế này:
Thi công cái này không khó, cũng không có gì mới lạ.
Vẫn phải gia tải bằng đất đắp, nhưng chiều cao không cao lắm.
. Nhưng tiết kiệm chi phí hay không thì tôi không rõ.
Qua toàn bộ quá trình từ lúc khởi động ( phát quang, dọn hữu cơ ) đến lúc bàn giao ( quan trắc lún đạt yêu cầu) thì mất cũng mấy tháng. So sánh với việc gia tải truyền thống thì không cách bao xa.
Công nghệ đa số của Hàn Quốc, nhật bản ( từ máy đóng bấc cho đến máy bơm hút.) Máy thi công cũng không dùng nhiều.
Hiện tại tôi vẫn đang nghiên cứu và ngày nào cũng đi công trường. ( HCM- Long Thành- Dầu Giây)
|
hiepsitayto |
|
|
Thường thì nó cũng có 2 khâu chính là thiết kế và thi công.
So sánh kết quả dự báo lún và kết quả quan chắc.
Báo cáo, tổng kết, chỉnh lý số liệu.
Bạn đã làm đến khâu nào rồi ? Sơ đồ tính toán theo 2 phương án cố kết chân không và gia tải truyền thống ? từ đó so sánh và nêu ưu, khuyết điểm của từng phương pháp...
|
Robertplus |
|
|
Em có xin tài liệu về thiết kế, Mấy tháng trước cũng làm chuyên đề đất yếu,báo cáo vừa xong môn học. cũng tính về xử lý bằng bấc thấm, thời gian lún, độ sâu PVD... và gia tải truyền thống. Sau làm thêm về hút chân không.
Còn bên công trường thì tôi còn làm trước cả thiết kế ( coi chơi chứ trước có biết gì đâu, chỉ biết thi công như thế nào và để làm gì thôi). Giờ ra tìm hiểu chuyên sâu về thi công.
Về thiết kế:
PP truyền thống gần gũi quen thuộc, có nhiều tiêu chuẩn áp dụng và hướng dẫn. Đòi hỏi nhân lực và máy móc nhiều. Đất đắp rất cao. Ở nơi thiếu đất ( mà nơi đất yếu thì hay thiếu đất ).
PP hút chân không thi công đơn giản, máy móc không nhiều, Sau khi đóng bấc thấm, quấn vào ống thoát nước ngang, dọc, Quan trọng nhất là bịt kín. Gia tải ít đất. Làm báo cáo với thí nghiệm nhiều.
Công nghệ này Vn chưa thấy nhiều, thấy chỉ có công ty hàn quốc là áp dụng nhiều thôi.
Thực tế công trình tôi đang xin thực tập là chắc trên dưới 20 người.
1 giám đốc dự án, 1 chỉ huy công trường, 1 thợ điện, 1 thợ hàn, 1 thợ máy. 4 tài xế ( xe đóng bấc, xe vận chuyển)...8 người công nhân.
Máy đóng bán tự động. Mà nghe nói là 10000 đô hệ thống tự động cho máy đóng.
Về thi công thì tôi biết chút ít. Ai muốn biết khâu nào thì mail em.
tanphat09076*
|
nongdan |
|
|
Cũng ko dám comment nhiều nhưng Vietnam, China va Pháp van có làm đó chứ. Thấy bạn chỉ kể Hàn , Japan.
À việc gia tải bằng đất đắp chiều cao ko cao lắm thì phục thuộc cong trình, thiết kế của công trinh chứ. Có anh huong gì Vacuum đâu bạn.
Ah, cho mình hỏi bạn làm bên nào thế?
|
profilmuoibon14 |
|
|
các bác có tài liệu hồ sơ địa chất ct đường cao tốc tp HCM-LONG THÀNH-DẦU GIÂY cho e xin vơi,e đang làm đồ án cần gấp quá,kiếm ko nổi các bác àh,mail e phamhoadkt6*.e cảm ơn các bác nhiều
|
profilmuoisau16 |
|
|
|
Làm bên nào thì tôi chưa nói được, Nhưng hiện tại, tôi thắc mắc là công nghệ này xuất hiện ở nước tôi có cải biến gì so với bản gốc không.
Chứ tôi thấy ( tôi còn chưa hiểu biết nhiều, mong mọi người chỉ bảo ), tùy vào vùng, địa chất mà có các phương pháp thích hợp. Ví dụ như Fecon của anh kia làm ở đây rất tốt, nhưng khi đến nơi khác lại không dùng được. Mà lúc đó thì mệt cho bên kỹ thuật, thay đổi phương pháp, làm lại 1 mớ thí nghiệm. Đòi hỏi phát triển, cải tiến lại.
Thứ 2 là về phần công nghệ, nguyên lý chung là bơm hút chân không, nhưng lại có nhiều pp khác nhau, cũng có xảy ra các công ty sao chép cách làm của nhau. không biết có vi phạm bản quyền gì không =.=""
Bữa trước lộ tài liệu bên tôi, vài tháng sau đi gặp anh tôi lại nghe bàn về phương pháp làm y chang bên tôi. Công sức bỏ sông bỏ biển, nản trong 1 thời gian dài...
Về phần gia tải, chiều cao gia tải phụ thuộc nhiều yếu tố, tôi nói không rõ nên anh hiểu nhầm ý tôi rồi.
|
thanhtinh |
|
|
Theo tôi biết là Mernard là công ty đầu tiên làm hút chân không ở nhà máy điện đạm Cà Mau. Sau đó công ty FECON cũng áp dụng hút chân không ở Việt Nam. Sau đó là kiện cáo bản quyền.
Nguyên lý cũng chỉ là gia tải trước giống như đất đắp thôi, hút chân không cũng chỉ là một phương pháp, áp dụng ở chỗ đất yếu này nhưng không áp dụng ở chỗ đất yếu kia. Người kỹ sư giỏi là người nắm được cái miền áp dụng của phương pháp.
Tôi có 1 câu hỏi như sau: Ảnh hưởng của dịch chuyển ngang của khối đất có ảnh hưởng đáng kể đến độ lún tổng của khối đất trong phương pháp hút chân không không? Đáng kể ở đây có nghĩa là:
1. Khi thiết kế có tính cái ảnh hưởng này và độ lún tổng không?
2. Qua quá trình quan trắc, nó làm thay đổi bao nhiêu % độ lún tổng?
|
muadem116 |
|
|
Cái đầu tiên được làm ở VN trước cái này đến những gần 10 năm . Mà cái đầu tiên do một ông mũi tẹt da vàng chính hiệu làm đấy nhé!
|
kukuca |
|
|
ông nào làm thế anh oanh?
|
deptrainhatnha |
|
|
Sao tôi đọc 1 bài báo thấy bên TQ mà @@
Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu do Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cảng Loan Tân Hải - Từ Sĩ Long phát minh và đã được Uỷ ban Khoa học Thượng Hải -Trung Quốc giám định đạt Tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế, hiện nay phương pháp này đang được nhiều quốc gia áp dụng tại các công trình xây dựng cảng biển, đường bộ, đường hàng không như Sân bay Quốc tế Phố Đông -Thượng Hải, Công trình cảng Tân Thành, cảng Ninh Ba, Chiết Giang (Trung Quốc), Nhà máy khí điện đạm Cà Mau, Dự án Long Thành - Dầu Giấy, Nhà máy sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy điện Nhơn Trạch Đồng Nai (Việt
Nam).
|
williamcuong |
|
|
Bài báo nào ???
Nên biết cách kiểm tra thông tin bằng các nguồn tin độc lập khác.
Nên biết nghi ngờ đến các thông tin, nhất là các thông tin về sở hữu trí tuệ mà có dính dáng đến ông anh "tốt bụng" đến nỗi muốn nhét quá nhiều thứ vào cái bụng tốt..
|
EduardoMn |
|
|
Chào bạn, tôi là Phan anh, tôi đang làm đề tài nghiên cứu khoa học của sv của trường về Cố kết chân không và được đọc trên diễn đàn ketcau.com, bạn đã tìm hiểu và trực tiếp tham gia trong công trình thi công phương án này. Bạn có thể cho tôi xin ý kiến của bạn: về những tồn tại - những khiếm khuyết của phương pháp này trong quá trình thi công cần phải đánh giá, kiểm tra và khắc phục?. Bạn có thể cho tôi xin tài liệu về thi công và thiết kế của công trình bạn đã tham gia? và báo cáo của bạn về nó.
Rất cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.
|
controlledpills |
|
|
Chào các anh chị, chú bác.
Em đến với chủ đề này rất tình cờ : Tìm mua máy hút chân không, vào trang này luôn )
Hôm trước tôi có viết báo cáo về tính toán bấc thấm cho môn học. Về tính toán thì cực kỳ đơn giản, không như các anh mô tả, tôi cũng có xem qua file tính của thầy Trung, nhưng mù tịt @@
Giờ tôi đang bắt đầu nghiên cứu và viết báo cáo lại, mong các anh tôi giúp đỡ. về bản chất, về tính toán, phương pháp tính, nguyên lý tính toán, thi công, lựa chọn phương pháp thi công, các sự cố xảy ra khi thi công, v,v.
Vậy nhờ các anh tôi giúp đỡ giùm tôi để tôi có thể hoàn thành báo cáo.
Xin đa tạ và chân thành cảm ơn
|
StevenKl |
|
|
Em gọi thử anh Thuyết, đang làm ở Long Thanh Dau Giay, nói anh giới thiệu xem anh Thuyết có giúp tôi vào xem 1=2 ngày duoc ko. 0909989900
|
suanhadthouse |
|
|
Tôi góp vài ý thế này- Dịch chuyển ngang khi dùng phương pháp này là ko nhỏ (có thể lớn hơn 1m là thường).
- Khi thiết kế có tinh hay không thì tùy..nhiều diu kiện.Đơn vị thiết kế thi cong có kể vo ko, chủ đầu tư có cho kể vô không,.. Theo tôi là phải kể vào nhất là vacuum làm gần các công trình liền kề khác. Tôi biết 2 dự án vacuum, mà việc dịch chuyển vào này gây anh huong ko nhỏ tí nào (hư hại công trình) dù đơn vị thi công vẫn chua thành công lắm trong việc huy động áp lực vacuum dưới màn.
- Còn bác hỏi bao nhiêu % thì tôi chịu. Để check lai xem
|
Amen1402 |
|
|
Sory câu hỏi không được rõ ràng.
em không quan tâm dịch chuyển ngang bao nhiêu. Ý của tôi là cái dịch chuyển ngang nó ảnh hưởng như thế nào đến ĐỘ LÚN THEO PHƯƠNG ĐỨNG?
Hay có thể hiểu là: ĐỘ LÚN TỔNG CỦA TẢI ĐẤT ĐẮP VÀ CỦA VACUUM (CÙNG TẢI TRỌNG) KHI CỐ KẾT HOÀN TOÀN CÓ BẰNG NHAU KHÔNG?
|
jinchan |
|
|
Tôi nghĩ CVN không ảnh hưởng đến độ lún theo phương đứng, bạn có thể tìm hiểu xem trong cách lập luận ra công thức độ lún cái nào xét đến áp lực ngang hay không ?
Nếu cùng 1 dữ liệu thông số cơ đất thì độ lún ổn định do tải đất đắp sẽ bằng với tải do chân không với cùng một tải trọng. Tuy nhiên, sẽ có sự khác nhau về dạng đường cong độ lún theo thời gian, vì để đạt được tới tải trọng mong muốn thì việc gia tải bằng vacuum sẽ cần thời gian rất ngắn. Trong khi đó, với gia tải bằng đất đắp sẽ tiến hành thành nhiều cấp.
>>>
|
MattieHek |
|
|
Có 2 loại thí nghiệm lún là nở hông và không nở hông. Mỗi thí nghiệm cho một kết quả lún khác nhau nên có hệ số khác nhau. Cái hệ số đó có phải là xét đến áp lực ngang không?
Bây giờ bạn có quả bóng. Bạn dẫm lên quả bóng làm nó lún xuống. Lần thứ 2 bạn ép mạnh xung quanh quả bóng rồi dẫm lên nó. Lần này nó lún ít hơn đúng không?
|
plantandzombi |
|
|
Thấy chủ đề này cũng nhiều người bàn, tôi thì không rành về cái này, nên đưa ra 1 ý kiến rất là hai lúa như sau, nếu không đúng thì các bạn cứ ném gạch tôi đây nhận hết .
Việc gia tải ngoài: đắp đất làm tăng cái áp lực nước lỗ rỗng, sau đó phải chờ lún, vì việc đắp tải là từ từ, nên cần thời gian để áp lực nước lỗ rỗng tăng, sau đó sẽ lún theo thời gian, để gia tăng cái độ lún và giảm thời gian chờ lún thì cắm thêm bấc thấm để đẩy nhanh tốc độ cố kết.
Công tác bơm hút chân không: thay vì việc đắp tải ngoài, người ta dùng cái bơm chan không ( nhà tôi chưa thấy cái này bao giờ - chỉ coi ảnh trên mạng ).
Cái việc bơm ngực này có tác dụng tương đương với việc đắp tải. Ví dụ bơm 1 áp suất là Pa với điều kiện áp suất không bị tổn hao lên bên trên, thì áp suất sẽ giảm dần theo độ sâu, cái áp suất giảm dần theo độ sâu này đúng bằng áp lực nước lỗ rỗng trong cốt đất ( lưu ý áp lực nước lỗ rỗng tăng trong nền đất- nhưng giá trị tăng này lại giảm dần theo độ sâu). Với việc tính gần đúng coi việc tăng áp lực lỗ rỗng theo độ sâu tính bởi công thức:
u(w)= -Pa(1-z/h)
h- là độ sâu mà tại đó không còn tác dụng của việc bơm châm không, cái này tùy thuộc vào máy bơm và công nghệ.
Đến đây rồi thì ta thấy rằng, cái việc bơm chân không chỉ làm thay đổi áp lực nước lỗ rỗng, nhưng không ảnh hưởng gì đến hệ số cố kết của nền đất, nên cái việc tính thời gian chờ lún thì giống như là bài toán đắp đất. Có chăng là tiết kiệm được thời gian đắp đất và công sức đắp đất. Muốn đẩy nhanh cố kết thì lại phải cắm thêm bấc thấm vào.
Với việc nêu lý thuyết trên, nếu qui đổi việc bơm hút chân không đúng bằng lượng gia tải thì sẽ qui đổi được bài toán bơm hút chân không về bài toán đất đắp và dùng Plaxis tính như bài toán đất đắp . Thậm chí là dùng chân để tính như phương pháp giải tích vẫn làm. Việc còn lại là lúc thi công có thực hiện đúng để cái việc bơm- hút nó không bị tổn hao hay không mà thôi.
Việc qui đổi xong rồi thì lún ngang, thẳng, hay chéo xem Plaxis/ tính tay/tính chân có đúng với số liệu đo đạc ngoài thực địa không .
Mới đến đây thôi. Còn chờ phản biện từ các chuyên gia xem nhà tôi có sai chỗ nào không >.
|
hoibmtose005 |
|
|
Em không đồng ý vì đơn giản, hút chân không gia tải đẳng hướng còn đất đắp gia tải 1 chiều.
|
fordthudo1 |
|
|
Đẳng hướng hay tam hướng tùy theo công nghệ, và việc đưa điều kiện biện biên vào bài toán.
Nếu cái công nghệ mà khác với điều kiện trên thì vẫn có thể thay đổi điều kiện biên để tính trên Plaxis/tay/chân .
Với bài toán gia tải cố kết có rất nhiều sơ đồ tính để lựa chọn, cũng như điều kiện biên trên Plaxis .
Thế thôi .
Mà thế nào là gia tải đẳng hướng, gia tải 1 hướng ấy nhỉ ???
|
EduardoMn |
|
|
hehe, tôi nghĩ thằng Plaxis này không thể mô phỏng được vacuum được bác àh. Vì ALNLR trong bài toán vacuum là (-), trong khi việc qui đổi áp lực CK thành tải đất đắp sẽ có ALNLR là (+).
Hiện này áp lực chân không khoảng 7-80 kPa, tương đương từ 4 - 5 m đất. Cái áp lực chân không này để đạt giá trị 70 - 80 kPa này chỉ cần vài ngày (nói chung là rất ngắn), nên có thể coi như tức thời . Việc qui đổi áp lực chân không thành 4 - 5 m đất, rồi mô phỏng bài toán trong khoảng thời gian vài ngày như thế thì nền đất bị phá hoại mất (đất yếu mà)
|
plantandzombi |
|
|
Tôi chỉ biết khi dự đoán lún người ta dùng thí nghiệm nén cố kết để xác định Cc, Cs, hoặc dùng e-p thôi. Cái thí nghiệm loại này người ta thí nghiệm cho mẫu có bề dày 2cm, đặt trong dao vòng thì làm gì có chiện nở hông nhỉ ??? . Với việc chia nhỏ lớp đất thành từng lớp phân tố mỏng để dự tính độ lún thì cũng có thể xem như là không có nở hông khi tính lún, mặc dù thực tế sẽ có nở hông
Thí nghiệm nở hông dùng để tính lún là thí nghiệm gì thể ? Bạn vui lòng nhắc tôi, hoặc cho tôi biết với
|
Haroldser |
|
|
Đây là bài toán tương đương nhé, nên mô phỏng trên Plaxis cho nó vui thôi.
Còn nếu biết độ lún khi nào cần đạt được rồi, và có công thức giải tích đàng hoàn rồi thì cũng chả cần Plaxis nên tôi mới có nói dùng: Plaxis/tính tay/tính chân, chứ không có nói là chỉ dùng Plaxis không thôi .
Dấu âm, dương cũng chả quan trọng, nếu ta đặt dấu giá trị tuyệt đối .
Còn chuyện nền đất phá hoại hay không thì được điều khiển bằng 2 hệ số c và phi. Việc điều khiển nó để không bị phá hoại thì cũng rất là dễ dàng.
Cũng không rõ cái việc bơm hút này diễn ra từ từ, tức là tăng áp suất chân không từ từ giống như việc gia tải 1 cách từ từ để nền đất tăng sức chịu tải dần dần hay không ( cái này tôi không rõ lắm ) .
Đang từ từ nghiên cứu . Cần các luận chứng từ các chuyên gia để bổ khuyết vào phần thiếu, nói chung tôi chỉ đóng góp 1 tẹo thôi ( nếu mà nó đúng) ( ngu gì mà ôm tất , có được cắc bạc nào đâu mà nghiên cứu ).
Mục đích nói nãy giờ: Qui đổi bài toán chân không và việc đắp đất tương đương nhau về việc tính lún, qui đổi 2 bài toán giống nhau để dự báo lún. Còn dùng chân không mà nền đất không bị phá hoại thì là rất tốt, cái này có ưu thế trong việc nén chặt đất , ta sẽ tìm cách đưa cái ưu thế này vào Plaxis cho thỏa mãn điều kiện biên .
|
checkerso1 |
|
|
Cái việc bơm hút này vẫn có thể mô phỏng cho nó tăng từ từ như gia tải đất đắp anh àh, nhưng e thấy để đạt áp lực từ 70 - 80 kPa thì trong vài ngày là được rồi (nói chung thời gian đạt được là ngắn)
|
Roberter |
|
|
Gia tải nhanh để đạt được cũng tốt, nói chung có biểu đồ lún ngoài thực địa thì sẽ phanh phui ra hết ấy mà.
Nghiên cứu từ từ, và chịu khó nghiên cứu thì sẽ có đáp án thôi.
Với lại đoạn cần gia cố, làm chặt đất là bao nhiêu mét. Dùng với áp lực nào là vừa đủ thì cũng phải tính toán để tránh gia cố thừa, nhỡ đâu gia cố hết toàn bộ vỏ quả đất thì chết .
|
truongtiengka |
|
|
Ông này anh NGOC_IBST đã từng gặp ở Đà Nẵng cách đây vài tháng khi anh NGOC_IBST đang chiến cái vụ ở đấy! Ông này học AIT! Do đó ở VN không phải Menard làm móng này đầu tiên. Công trình đầu tiên là nhà máy điện Hiệp Phước o TPHCM vao nhung năm 90 thế kỷ trước!
|
ewrewrwewe |
|
|
Hiện tại công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải -Trà Vinh cũng đang dùng công nghệ xử lý này do công ty Chenda của Tung Của làm. tôi thấy là họ trải một lớp màng kín lên trên toàn bộ vùng , chất cát lên toàn bộ mặt bằng, sao đó dùng bơm hút nước
|
Stevennefs |
|
|
Công trình đầu tiên của lão này ko phải ở Hiệp Phước đâu bác Oanh. Là một kho xăng nào đó ở miền tây cơ
|
Happyspringla2007 |
|
|
Hiên nay công ty tôi đang sơ hữu một công nghệ bơm hút chân không, làm cho nền đất chặc, it thời gian. Mời các anh chi tôi vào trang we hamucnuocngam.com.vn
|
MichaelKet |
|
|
Tôi có 1 tài liệu của PGS.TS Lê Kiều viết về vấn đề này, mời các bạn quan tâm tham khảo
|
ngoctrinh |
|
|
Tôi cũng mới tìm hiểu về phương pháp này, thấy các pro đã chém vấn đề này từ 3,4 năm trước, quả là ngưỡng mộ.
Tôi thấy lập luận của bác Huyhiep rất chặt chẽ, nhưng cái việc quy đổi theo ý của bác chỉ đúng khi tính toán độ lún của bề mặt đất còn biến dạng ngang thì hoàn toàn không đúng. Vì, khi chất tải (surcharge) thì biến dạng ngang sẽ hướng ra ngoài (so với tâm của khối tải) còn khi hút chân không (vacuum) thì biến dạng ngang có xu thế hướng vào trong. Và như vậy, nếu sử dụng phương pháp này thì biến dạng ngang cho kết quả là nhỏ hơn so với phương pháp chất tải truyền thống (cũng được coi là một ưu điểm của phương pháp chân không & gia tải).
Với bài toán cố kết thì: ứng suất tổng = ứng suất hữu hiệu + áp lực nước lỗ rỗng. Băng cách bơm hút chân không trong quá trình gia tải thì áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán nhanh hơn và thời gian để đạt đến độ cố kết yêu cầu sẽ nhanh hơn.
Trong bài toán mô hình số thấy các tác giả thường dùng là ABAQUS và khai báo áp lực nước lỗ rỗng tại biên (tại vị trí tiếp giáp với bấc thấm và bề mặt) giá trị tại bề mặt thì lấy bằng áp lực chân không (tất nhiên là áp lực âm) còn tại bấc thấm thì giảm dần theo phương đứng từ trên xuống. Không biết bác nào đã dùng Geostudio chưa vì tôi đã dùng Geostudio và cũng khai báo được áp lực lỗ rỗng tại biên. Nên tôi nghĩ Geo cũng dùng để xd mô hình được.
Trên đây là những ý kiến nho nhỏ của em. Và tôi cũng có một câu hỏi muốn các pro giải đáp giúp em. Tôi đọc tài liệu thì drain toàn là PVC (bấc thấm), tôi thắc mắc là tại sao họ không dùng cọc cát các bác nhỉ? Giả sử tôi thay PVC bằng cọc cát thì chuyện gì sẽ xảy ra? Có thể câu hỏi là hơi ếch một tí nhưng tôi chưa xem thi công bao giờ nên mong các bác thông cảm.
|
Arthumters |
|
|
Cái này xem lại. Tôi trước cũng tưởng thế.
Làm cọc cát cũng được:
Giả sử chỗ thi công cát rẻ => làm đất đắp => làm cọc cát
Giả sử chỗ thi công cát đắt => làm chân không => cắm bấc thấm
Giả sử chỗ thi công cát đắt => làm chân không => làm cọc cát => đại gia
Ngoài ra, khi lớp đất bao gồm lớp cát, áp lực chân không giảm mạnh trong lớp có độ thấm cao, dẫn đến hiệu quả kém cho nền đất yếu sâu hơn. Khi thi công đất dịch chuyển lung tung biết đâu ta lại tao thành 1 lớp cát )
|
viet toan 12 |
|
|
Cảm ơn bác Mrshoo
Tôi chỉ hỏi đơn thuần về mặt kỹ thuật chưa xem xét vấn đề kinh tế ở đây(vì như vậy phạm vi nghiên cứu sẽ rộng quá, và quá sức với tôi > ) Vấn đề của tôi là: với phương pháp này (chân không gia tải cố kết)thì có gì khác nhau giữa việc sử dụng cọc cát và việc sử dụng PVD?
Ngoài cái bác nói là "khi lớp đất bao gồm lớp cát, áp lực chân không giảm mạnh trong lớp có độ thấm cao, dẫn đến hiệu quả kém cho nền đất yếu sâu hơn. Khi thi công đất dịch chuyển lung tung biết đâu ta lại tao thành 1 lớp cát" thì còn cao kiến gì nữa không ạ!!?
|
BrandonMr |
|
|
Thời gian thay đổi, quan điểm của tôi giờ có khác trước nên tôi phủ định những gì đã viết ở trên nhé .
Còn quan điểm mới thế nào thì tôi chưa có thời gian trình bày .
|
moaza12vs |
|
|
Không hiểu sao toppic của bác NGOC IBST về vấn đề " Có nên xử lí cố kết nhanh quá hay không" bị mất trên diễn đàn, tôi có tham khảo ý kiến bác Thinh96 và bác ấy comment một vài ý kiến về vấn đề trên, vì toppic đã mất nên tôi xin phép up lên đây, vì nó cũng có liên quan đến chủ đề này. (Mod thông cảm giúp tôi nhé)
"1. Nhanh được thì tốt quá dự án giá trị ngàn tỷ làm nhanh được 1 tháng thì lãi ngân hàng mỗi tháng có thêm triệu đô chưa tính lời nhiều ở các chi phí khác.
2. Nhưng không biết làm sao mà để nhanh được?
- Kế hoạch tốt, sắp xếp, bố trí công việc thuận lợi thì sẽ nhanh.
- Khâu dọn dẹp mặt bằng bố trí thêm máy, thêm thợ, làm thêm thời gian (tăng số giờ thi công trên ngày) thì sẽ nhanh.
- Khâu san lấp mặt bằng để máy cắm bấc thấm có thể leo lên nhanh được thì sẽ nhanh. (Ở Nhật có nhiều dự án người ta để máy cắm trên 1 cái phà kéo trên mặt bùn bằng tời để cắm thì có thể bớt được khâu này) À món này hình như nhiều dự án nhà tôi quên không đưa giá trị tính lượng tải của cái san lấp này vào để tính khả năng cố kết thì phải)
- Huy động máy cắm bấc thấm đến dự án nhanh được thì sẽ nhanh.
- Cán bộ an toàn, tư vấn, giám sát bớt các trò bẩn chèn ép nhà thầu, check máy nhân sự, thiết bị.... được nhanh thì sẽ nhanh.
- Huy động bấc thấm đến công trường và làm các thí nghiệm test bấc nhanh được thì sẽ nhanh. Lựa chọn loại bấc thấm phù hợp thì sẽ nhanh.
- Sử dụng máy cắm bấc thấm xịn giúp tăng tốc độ cắm mà không sợ giựt đứt bấc thấm nhanh được thì sẽ nhanh. (Hiện ở Hà Lan có máy cắm bấc thấm sử dụng cuộn bấc thấm dài tới 3000m làm giảm việc nối bấc, lắp bấc lên máy, sử dụng bộ cắt bấc và cài bấc vào neo tự động không dùng người thì sẽ nhanh)
- Ở Hà Lan người ta dùng máy cắm bấc thấm đồng thời với cài đặt bấc thấm ngang nhanh được thì (có thể) cũng nhanh.
- Sử dụng lưới cắm tam giác thì sẽ nhanh hơn ô vuông.
- Sử dụng cát thoát nước hoặc lắp đặt bấc thấm ngang nhanh được thì sẽ nhanh. Với phương pháp lắp đặt bấc thấm đứng với bấc thấm ngang hiện tại 1 nửa của bấc thấm đứng được quấn quanh bấc thấm ngang thì chỉ huy động được 1 nửa bấc thấm đứng mà thôi. PP huy động 100% khả năng thoát nước của bấc thấm đứng vào bấc thấm ngang thì.... ai trả tiền tôi mới nói.
- Rải lớp vải địa, lớp màng kín khí nhanh thì sẽ nhanh.... cái này tùy công nghệ từng hãng.
- Lắp đặt bơm hút nhanh thì sẽ nhanh, Lắp đặt bơm công suất lớn hơn, lưu lượng lớn hơn, áp lực nén lớn hơn thì sẽ nhanh. Phương pháp đấu nối các đường ống hút thông minh, các bơm bút làm việc có tính tương hỗ nhau thì sẽ nhanh.
- Lựa chọn kích cỡ zone, lựa chọn tỷ lệ, mật độ bơm, Lựa chọn trình tự xử lý zone lân cận nhau, thằng nào trước, thằng nào sau hợp lý thì sẽ nhanh. Cái này hình như cũng chưa có trong các bài tính.
- Dường như rất ít dự án lắp đặt van đo lưu lượng nước lấy ra khỏi zone, nếu theo dõi tốc độ, tỷ lệ nước lấy ra tương ứng với tốc độ lún để vận hành bơm chân không hợp lý thì sẽ nhanh.
.... và còn rất rất nhiều thứ khác nữa - sẽ chém gió sau kẻo hết võ.
....
- Kết thúc lún thì cần duy trì áp lực chân không ở khoảng nào? trong thời gian bao lâu thì tăng hoặc giảm ... thì việc xử lý cố kết sẽ ổn định, an toàn?
Trên đây là những ý kiến thuộc phạm trù thiết bị và QLDA - không thuộc phạm trù địa kỹ thuật - Anh Oanh, chú Ngọc thông cảm. Các anh tôi khác tham khảo nhé!"
|
ewrewrwewe |
|
|
Theo ý hiểu của tôi là bác đang quan niệm coi như hút chân không là một dạng tải trọng. Khi ngừng hút có nghĩa là dỡ tải và nền đất sẽ hồi phục??? Theo lý thuyết tôi cũng nghĩ vậy.
Nhưng nếu như quan niệm: hút chân không chỉ như là một biện pháp trợ giúp cho việc thoát nước lỗ rỗng thì có thể sẽ không có sự phục hồi ở đây hoặc sự phục hồi là quá nhỏ.
Thế nên câu hỏi này có lẽ nhờ bác giải đáp thực tế là như thế nào vì tôi chưa được xem quy trình thực tế. Nếu gia tải mặt đất là lớn thì lún đến độ lún yêu cầu là bỏ không cần hút chân không. Còn gia tải mặt đất là quá nhỏ thì phải xét đến vấn đề của bác.... Mạo muội "đoán" một tí. Có gì xin bác chỉ giáo.
Tiện đây các bác cho hỏi thêm cái bấc thấm này có thể cắm chéo được không nhỉ?
|
nongdan |
|
|
Bấc thấm có thể cắm chéo nếu cái máy cắm bấc có thể nghiêng cần. Và phần đa các máy cắm bấc đều làm được điều này vì nó hay dùng máy cơ sở là máy xúc.
Ngoài ra 1 số hệ bấc thấm thoát nước ngang ở sườn dốc còn có thể cắm xiên ngược lên trên nữa.
|
Winmordbet |
|
|
Nếu bạn có điều kiện nghiên cứu về sự hóa lỏng của nền đất thì sẽ thấy nó cũng lớn đấy.
|
profiltam |
|