Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang
Theo tôi học thì hệ số thời gian theo phương đứng là Tv, theo phương ngang là Th.
Tv=Cv*t/h^2. (Theo ....em không biết nữa)
Th=Ch*t/4(re^2) (theo Kjelman và Hansbo).
Trong đó
Tv,Th: hệ số thời gian theo phương đứng và ngang
Cv,Ch: hệ số cố kết theo phương đứng và ngang
h, re: chiều dài đường thoát nước theo phương đứng và ngang
Vậy các anh cho tôi hỏi tại sao lại có số 4 trong công thức tính (Th) ạ?
Em có hỏi thầy nhưng thầy bận quá tôi chưa gặp được, mà cũng không dám gọi điện thoại hỏi thầy. Tôi xin cảm ơn
Có 80 câu trả lời!!
|
|
|
Viết sai công thức số 1; cái công này để tính khi gia cố bằng cọc cát; 2 công thức giống nhau chỉ khác cái Cv- Ch; h-r (bán kính ảnh hưởng của cọc cát- bấc thấm).
|
hyutars |
|
|
Chào anh Huyhiep. Tôi viết công thức đúng rồi mà anh.
Tv=Cv*t/h^2 -dùng cho trường hợp gia tải trước mà không dùng bấc thấm (hay giếng cát). Khi đó nước thoát theo phương đứng. h - chiều dài đường thoát nước
Th=Ch*t/4(re)^2 - dùng cho trường hợp gia tải trước có sử dụng bấc thấm (hay giếng cát), khi đó nước thoát theo phương ngang là chính.
re - bán kính ảnh hưởng của bắc thấm và cũng chính là chiều dài đường thoát nước ngang.
Ý tôi muốn hỏi ở đây là tính chất của thoát nước đứng và ngang giống nhau sao lại sử dụng công thức khác nhau
|
Vimcentcow |
|
|
tính chất thoát nước đứng và ngang chắc giống nhau là chữ thoát nước thôi
công thức 1, do thoát nước theo phương đứng, h là chiều dài đường thoát nước. cái công thức số 2, lúc này đường kính vùng ảnh hưởng chính là chiều dài đường thoát nước, nên khác nhau fai rồi bác
|
nongdan |
|
|
Nhưng công thức số 2 (tính Th) lại có số 4 ở mẫu số. E ngâm mấy hôm rồi mà vẫn không ra.
|
AlbertgeK |
|
|
có j đâu em, chiều dài đường thoát nước lúc này xem như là đường kính vùng ảnh hưởng De = 2.Re. khi bình phương lên là có số 4 rồi
|
delta deus |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Không phải vậy anh ơi. Lúc đầu tôi cũng tưởng vậy. Nhưng chiều dài đường thoát nước là re chứ đâu phải de.
|
profiltam |
|
|
oh, tui không bik bạn xem sách nào ? nhưng có thể cái thông số được ký hiệu lung tung thôi . chính xác là đường kính vùng ảnh hưởng (de) = 1.13S (lưới ô vuông), với S là khoảng cách bấc thấm
|
nongdan |
|
|
Thế này nhé. Tôi không biết re là gì nhưng tôi thấy re=1.13S. OK
Công thức gốc Th=Ch*t/D^2 và công thức của bạn là Th=Ch*t/4(re^2). Vậy chỉ cần chứng minh:
D^2 = 4(re^2)
D = 2sqrt(A/PI) => D^2 = 4(A/PI) = 4 (SxS/PI) = 4 re^2
Cái công thức đen đen kia là công thức tính bán kính ảnh hưởng của Hansboo
|
MichaelKet |
|
|
Chứng minh nhìn cũng phức tạp quá nhỉ
d = 2r --> d^2 = (2r) ^2 = 4r ^2
Vậy cho nó lẹ
|
Danielpr |
|
|
À cái hình tôi up nhầm. tôi xin lỗi về cái hình. (em đã sửa rồi)
Nhưng e vẫn thắc mắc tại sao khi tính Th ta lại chia D^2. trong khi đó chiều dài đường thoát nước la re, và phải chia re^2 mới đúng.
|
Stevennefs |
|
|
bạn nên đọc lại những j ng khác comment!
|
Roberter |
|
|
re là có 1 bên ( 1 nửa cái lăng trụ) à ông ơi
2 bên thì phải 2re ( tức là đường kính D)
|
dolkihote |
|
|
Tôi đang thắc mắc chỗ D^2 đó tinhhutech198. tôi nghĩ là re^2 thôi
|
trannguyen1602 |
|
|
Chỉ có bạn + sách của bạn bảo khác nhau chứ tôi có bảo khác nhau đâu ?
|
lightzar |
|
|
Tôi chỉ xét "quãng đường" giọt nước phải đi mà Tính. Ý tôi muốn nói "quãng đường" chỉ là re chứ không phải De
|
hoangthienthu |
|
|
Cái này thì đúng, đã tra lại 1 luận án
h và re đều ...đi 2 bao (mũ 2) có con số 4 đứng trước.
|
daohiepukb |
|
|
Dạ, tôi cũng có đọc 1 luận văn và tài liệu, người ta chia De^2. Thế nên tôi mới hỏi
|
Charlesquew |
|
|
Nếu dùng De thì mất số 4, bạn có nhớ lộn công thức 1 ở bài số 1 không ?
|
StevenKl |
|
|
Em không có "lộn" đâu. Tôi khẳng định chiều dài thoát nước là re. Tôi nghĩ là có "bí ẩn" gì đó. Hix
|
moaza12vs |
|
|
Thế này nhé, công thức số 2 của bạn thì đúng- giống với 1 số sách ( bạn còn viết thiếu: pi mũ 2 trên tử số ).
Công thức số 1 thì sai; công thức đúng của nó là giống với công thức 2: thay re bằng h.
Trong trường hợp có sự khác biệt thì phải điều tra kỹ: thoát nước 1 hướng, 2 hướng, 3 hướng, 4 hướng và 8 hướng thì có khác nhau .
|
hiepsitayto |
|
|
nếu xét 1 lát cắt của lăng trụ thì có 2 giọt nước (1 phải và 1 trái), 2 cái giọt này nó đối đầu, dẫn đến chiều dài đương đi của nó thành 2re đấy nhỉ tôi chém bừa thôi đấy nhé
|
thanhtruc |
|
|
Sao không thấy thầy Ngọc vô kết thúc cái này nhỉ?
|
tungch46 |
|
|
Mấy bài toán: cọc cát làm bấc thấm này có lời giải từ những năm 1969 (có thể trwowcs đó nữa ), chắc giờ dùng nhiều phần mềm quá nên mọi người quên mất rồi.
P/s: có thể tôi cũng nhớ nhầm .
|
truongtiengka |
|
|
Hi vọng là kết thúc sớm để tôi khỏi "trăn trở". Mấy hôm nay nổi mụn quá
|
profilmuoinam15 |
|
|
Sao không đọc thêm vài cuốn sách nữa để xem cho kỹ
|
Freddievaw |
|
|
mới xem sơ sơ mà bạn ấy đã nổi mụn rồi, xem thêm không biết sao nữa
|
taolaai |
|
|
Lo tập trung ôn thi đi. Rớt 1 cái là mặt sẽ hết mụn ( vì mụn không còn chỗ để mọc )
Cái này nếu thầy Ngọc không trả lời thì nghiên cứu sau.
|
DonaldMi |
|
|
Ấy chết, anh đừng hiểu lầm. Tại mấy hôm nay "chinh chiến" nhiều quá nên nổi mụn >
|
muadem116 |
|
|
Cái công thức só 1 thì đầy sách viết, chỉ mỗi chủ thớt vứt con số 4 và pi mũ 2 đi trong trường hợp thoát nước 1 hướng >. Sau đó đi nghiên cứu cái tôi vừa viết .
|
bachtuu |
|
|
Thấy hắn nổi mụn tội nghiệp quá thôi thì lôi tiêu chuẩn ra vậy.
Tiêu chuẩn 9355 - 2012 Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm
>
>
Cho nên r của ông là bán kính ảnh hướng của bấc thấm
D = 2r --> D^2 = 4 r^2
|
RaymondEr |
|
|
Kiểm tra mông và các vùng phụ cận xem; có khi mụn mọc không phải do đọc sách đâu .
|
deptrainhatnha |
|
|
Ở đây có thằng tự vẽ thêm râu lên má thế rồi cứ ngồi băn khoăn tại sao trên má lại có râu.
Cái Tv hay Th thì nó đều tuân theo lý thuyết cố kết thấm được ông Tẹc bịa ra. Khi xét cho lớp đất thấm 2 chiều thì cái công thức tính Tv chỉ có h^2 ở mẫu số. Vì vậy, cái công thức 1 của bạn là đúng với lưu ý h là bề dày của lớp đất thấm 2 chiều.
Khi thấm 1 chiều thì bề dày của lớp đất H sẽ được vẽ lộn thêm xuống xuống dưới để trở về bài toán thấm 2 chiều. Lúc này h = 2H nên khi thay vào công thức sẽ có 4H^2 ở mẫu số với H là bề dày của lớp đất thấm 1 chiều.
Tương tự như vậy khi xét thấm ngang. Khi bạn dùng re là bán kính vùng ảnh hưởng và cũng là bề dày thấm 1 chiều thì nó sẽ phải có số 4. Nếu bạn ghét cái con số 4 không thèm dùng đến nữa thì bạn thay vào mẫu số là R^2 với lưu ý R là khoảng cách bấc thấm tức là đã thấm 2 chiều ở 2 bấc thấm thì lúc này 2 công thức bạn có sẽ giống hệt như nhau.
Túm lại ngắn gọn: 1 chiều thì có 4 còn 2 chiều thì không có 4.
Thế thôi, con gà lôi. Khi đọc công thức thì cần biết rành rọt ý nghĩa của các tham số trong công thức đó là gì. Nếu không thì dễ vừa đi nhặt lá rụng vừa cười lắm.
Câu hỏi mở rộng nè: Tại sao người ta chỉ xét thấm đứng và thấm ngang mà sợ không dám xét đến thấm xiên (vừa đứng vừa ngang). Nếu thấm xiên thì công thức Txiên sẽ như thế nào ???
Gợi ý: Thử tính các giá trị Th và Tv rồi so sánh.
|
hoibmtose005 |
|
|
Thầm xiên thì công thức có cả 2 thông số vừa ngang, vừa dọc >.
Cái độ cố kết lúc này tính là cái trung bình từ Ux và Uz.
|
Marcunst |
|
|
Xiên thì có ba bảy kiểu xiên. Hơi xiên xiên cũng là xiên. Xiên vổng ngược lên cũng là xiên. Chẳng nhẽ xiên kiểu quái nào mà cũng tính trung bình như nhau thì tội gì phải xiên chổng ngược lên mà cứ hơi xiên xiên thì cũng được.
Chắc ngày xưa bạn đi học được cô giáo khen thông minh, hiểu bài rất nhanh, trả lời ngay tắp lự. . Chỉ có mỗi nhược điểm rất nhỏ là hay trả lời sai thôi.
Xem gợi ý ở sau câu hỏi.
|
MichelPurn |
|
|
Tính ra thì thấy Th lớn hơn rất nhiều so với Tv cho nên góc tạo ra phương xiên rất nhỏ.
|
MrAn12345 |
|
|
Thằng râu quai nón này khá.
Thấm xiên là đồng thời thấm đứng và thấm ngang. Vì vậy:
Txiên^2 = Th^2 +Tv^2. ................(1),
Ch trong Th lớn hơn Cv trong Tv từ 2 đến 5 lần. Khoảng cách đường thấm dưới mẫu số trong Th nhỏ hơn đường thấm trong Tv quá nhiều dẫn đến Th >> Tv quá nhiều.
Vì vậy, khi chúng đứng cạnh nhau trong công thức 1 thì cái anh Tv chẳng còn ý nghĩa quái gì sất cả. Lúc này Txiên xấp xỉ Th. Vì vậy người ta chán cái anh Tv vì nó không to như anh Th nên người ta bỏ qua. Tuy vậy, Tại các vùng đất ngay gần bề mặt của mặt thoát nước thì chúng lại vẫn đáng kể cho nên tốc độ cố kết nơi đây thấy lớn hơn đáng kể so với khi chỉ thoát ngang. Làm thí nghiệm hiện trường thì sẽ thấy.
|
Robertgomo |
|
|
Nói là trung bình chứ cháu đâu có chia đôi.
Vẫn xét bài toán cố kết theo 2 chiều thẳng đứng và nằm ngang riêng biệt, Sau đó, dùng công thức tính trung bình, nói là trung bình nhưng công thức tính ra lại...lớn hơn cả 2 cái Ux và Uz cho thấy rằng có sự ảnh hưởng của việc thoát nước...xiên với các góc khác nhau -> đẩy nhanh quá trình cố kết.
Còn nếu xét chi ly thì phải lập phương trình sai phân; các điều kiện biên để thu được lời giải chính xác.
|
ngoduong89 |
|
|
Tôi biết có 2 loại trung bình là trung bình cộng và trung bình nhân. Kết quả của nó thì nằm ở khoảng giữa các giá trị cần xét. Vì vậy người ta gọi nó là trung bình.(trung = giữa, bình = cái lọ => trung bình là ở giữa cái lọ cái chai)
Còn cái loại tính trung bình xong mà kết quả của nó lại lớn hơn các giá trị đang xét thì tôi chưa được học. Chắc cái này thuộc trình độ rất cao mới được học đến.
|
phuonganh12 |
|
|
Cái này thì cháu dịch từ tiếng nước ngoài ra; dịch đúng nghĩa thì là trung bình; cháu đang phân vân nên dùng từ tương đương ( độ cố kết tương đương ).
|
michaelyork |
|
|
Cái thấm này là đại lượng có hướng nên nó sẽ được tính bằng tổng các véc tơ thành phần. Cái độ cố kết tương đương thì lại được áp dụng khi xác định độ cố kết chung cho nhiều lớp đất có độ cố kết khác nhau. Lúc đó thì mới dùng đến cái công thức tính trung bình nhân. Hai vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.
|
deptrainhatnha |
|
|
Cháu tra lại rồi.
U(td)= 1- (1-Ux)(1-Uz)
Nó ghi rõ thế ( trong 1 luận án).
|
EfrainKl |
|
|
Hì hì. Cái này thì không phải là T. U khác T. Cái U là đại lượng vô hướng.
Công thức này là của Xờ Ven rồi Hắn xờ Bu.
|
trannguyen1602 |
|
|
Không quan trọng Xờ gì, miễn là có kết quả- chấp nhận được ?
Thế Xờ như thế có tác dung gì không ạ ?
|
240315 |
|
|
Em chào thầy.
Theo tôi hiểu và đọc tài liệu thì h và re có cùng ý nghĩa, đó là" chiều dài đường thoát nước lớn nhất mà giọt nước phải đi" (ta tạm quên thoát nước bao nhiêu chiều đi). Công thức số 1 (tính Tv) tôi viết có chứa h cũng chính là chiều dài đường thoát nước đứng lớn nhất. Công thức số 2 (tính Th) có chứa re cũng chính là chiều dài đường thoát nước ngang lớn nhất. Vậy số 4 kia có ý nghĩa gì. Mong thầy chỉ bảo ạ
|
Robertbura |
|
|
Hì hì. Thôi xong. Giải bài toán cố kết mà lại quên nó thoát 1 hay 2 chiều thì tốt nhất là ...quên luôn bài toán đó đi.
Khái niệm chiều dài thoát nước lớn nhất là cái gì ??? Sách bạn đọc là sách gì mà hay thế. Có vẻ bạn đọc giải thích của tôi nhưng vẫn không hiểu. Vì vậy, tôi e là bạn sắp chân đá ống bơ, tay nhặt lá, miệng cười toét toe rồi.
|
duancuacuon |
|
|
Thầy ơi, ý tôi là: tôi xét thóat nước 1 hay 2 chiều cốt chỉ để tính ra cái chiều dài đường thoát nước h và re thôi mà. Thầy có đồng ý với tôi là mẫu số chỉ có chứa "chiều dài đường thoát nước"^2 thôi không?
|
moaza12vs |
|
|
Từ từ. Cái này để tôi xem lại.
|
traiyo1 |
|
|
Cái 4 re^2 là từ tài liệu nào đấy ???
Định nghĩa re là cái gì ???
|
truongtiengka |
|
|
Lại quay về đầu bài rồi bác !
Chủ topic cứ nghĩ tất cả các sách cơ đất đều viết và ký hiệu giống nhau >.
|
thanhthanh |
|
|
Cái đó là lý thuyết cua Kjellman và Hansbo. Tài liệu e thu thập được
|
thanhthanh |
|
|
Sau khi đọc lại sách của XờVen HắnXờBu thì thấy cái Th được định nghĩa có ý nghĩa hơi khác với cái Tv. và cái này chỉ đúng với cột thoát nước thẳng đứng.
Tv = Cv, t/h^2 với h là chiều dài đường thấm 1 chiều (Có cái thằng cha nào đấy viết cái bài số 34 thì là chém gió đấy)
Th = Ch. t/ D^2. Trong đó D lại là đường kính vùng ảnh hưởng. Vì vậy khi dùng bán kính ảnh hưởng thì nó sẽ là 4 re. re không phải chiều dài đường thoát nước giống h.
Lý do của cái việc có định nghĩa khác nhau là bởi mô hình thấm nó khác nhau.
Với thấm đứng thì nó ào lền đều cả mặt nên hạt nước cứ đi lên mà không phải chen lấn xô đẩy.
Với thấm ngang tụ vào cột thoát nước thì các hạt nước càng vào gần đến cột thoát nước thì càng bị thằng hạt nước khác nó chèn. Vì vậy, chúng nó bị tắc đường nên đi chậm hơn. Do đó người ta lấy chiều dài đường thấm tính toán sẽ phải dài hơn và được lấy nhiều hơn 2 lần.
Hay. Cái này tôi vốn không để ý. Nhờ có cái thằng đá ống bơ thắc mắc nên mới đọc thì hiểu rõ hơn.
Cám ơn chân đá ống bơ, mặt nổi mụn nhé.
|
Philipboxy |
|
|
re: chiều dài đường thoát nước. (e có up hình phía trên) re=de/2
|
jinchan |
|
|
Có lẽ không nên gọi re là chiều dài đường thoát nước.
Có thể gọi nó là bán kính ảnh hưởng tương đương. (e = tuơng đương) hoặc gọi là chiều dài đường thoát nước bị chen chúc xô đẩy.
|
ArthurGip |
|
|
À, thì ra là vậy. Giờ tôi hiểu được 1 chút rồi. Tôi có hướng để suy nghĩ về sự "chen lấn" của giọt nước. Chắc tôi con làm phiền thầy nhiều. Cảm ơn thầy. Mặt tôi hết mụn rồi.
|
cameralenguyen |
|
|
Chờ chút. Tôi sẽ vẽ hình giải thích kỹ hơn.
|
sieunhangiambeo |
|
|
>
Trên hình là 2 trường hợp cắm bấc thấm.
Hình bên trái, bấc thấm được cắm sát nhau thành các hàng. Lúc này, nước từ cái điểm đen nằm giữa 2 hàng chảy đến bấc thấm sẽ giống như trường hợp thoát nước thẳng đứng. Lúc này ta có Th = Ch.t/ d^2.
Hình bên phải thì các bấc thấm cắm cách đều nhau như mọi khi. Lúc này nước từ cái chám đen đến bấc thấm sẽ đi theo bán kính re. Bằng thí nghiệm cực kỳ hiện đại thì người ta thấy rằng nước thoát ra trong trường hợp bên phải ít hơn đáng kể so với trường hợp bên trái. Chứng tỏ rằng chúng bị tắc đường. Vì vậy, không thể lấy mẫu số là re được mà phải tăng nó lên. Kiểm chứng thì thấy lượng nước thoát ra giống với trường hợp bên trái khi đường thoát d = 2,231653.re. Vì vậy người ta cho vào mẫu lấy tròn là (2 re)^2 = 4 re^2. Cũng có thể người ta chẳng thí nghiệm như phần tô đỏ mà người ta cứ bịa ra con số 2 miễn sao đường thấm nó lớn hơn trường hợp bên trái.
|
controlledpills |
|
|
Thưa Thầy ! Tôi nghĩ rằng nếu xét trên 1 lát cắt ngang của 1 lăng trụ có lõi thấm ở chính giữa, lúc này sẽ có 2 giọt nước (1 từ bên phải vào lõi thấm và 1 từ bên trái vào lõi thấm) đi vào lăng trụ đó. Ứng với đường đi của giọt nước bên phải đi vào lõi thấm thì đường đi của nó sẽ là re. Do có 2 giọt nên sẽ là 2re = de. E hiểu như thế ổn không nhỉ ?
|
kiwisoda |
|
|
Không ổn. Người ta đang xét thấm của 1 giọt thôi, Cứ bắt chước theo bạn thì thế nào cũng có người xét đén 3 giọt, 4 giọt ...từ 4 phương 8 hướng. Lúc ấy có mà ...chết mất.
|
mtv_0201 |
|
|
xét trên 1 lát ngang đủ nhỏ thì có 1 giọt mỗi bên, giọt nước ngay tại cạnh ngoài của lăng trụ (chiều dài thoát nước lớn nhất). Do cái lăng trụ có lõi thấm tại giữa nên e nghĩ có 2 giọt tương đương với 2re.
|
Vincentpype |
|
|
Nó có 4 phương 8 hướng thì atij sao lại chỉ cắt 1 lát cắt để xét. Đây là bài toán không gian đối xứng trục chứ có phải bài toán phẳng đâu để cắt 1 nhát. Không phải lúc nào thích cắt là cắt được đâu. Phải thỏa mãn điều kiện nào đó thì mới cắt 1 nhát để mà xét được.
|
CharlesEn |
|
|
ban đầu tôi bấm vào hình to lắm, jo được bạn ý bóp cho nó teo lại rồi đấy
|
daohiepukb |
|
|
Thầy nói vậy tôi hiểu rồi. Cảm ơn thầy. Có thể mai mốt thầy trò tôi làm ra công thức 5re^2 cũng nên (vì 2.23^2 = 4.98)
|
Robertbura |
|
|
Thắc mắc chỗ nào?? Chứ giải thích cái hình này thì có mà ...đứt hơi như con dơi.
|
DonaldMi |
|
|
Đại khái là trong tiêu chuẩn nó tính như thế này
>
>
[B]
D là đường kính ảnh hưởng của bấc thấm cũng giống như thằng de trong hình này ( D là de và L là S):
>
Mà de = 2re nên tôi nghĩ nếu không dùng de^2 mà thay bằng re như bạn chủ topic nói thì de ^2 = (2re) ^2 = 4re^2
|
Enriquecem |
|
|
A còng Tín:
Vấn đề là tại sao lại là de ở dưới mẫu chữ không phải là chỉ có re là đường thấm 1 chiều như là lý thuyết cố kết thấm đứng.
|
Robertgomo |
|
|
Á à, ý thầy là tại sao chiều dài đường thấm không phải là re mà lại là de dưới mẫu.
Cái này thì đọc lại giải thích của thầy ở trên.Vì chúng bị tắc đường nên không thể lấy bằng re được mà phải lấy hơn re ( cụ thể là khoảng 2.23...re làm tròn thành 2 re)
Nhưng không biết cái ông viết tiêu chuẩn 9355 -2012 ( gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm) có cùng ý với thầy không?
|
AlfomzoMl |
|
|
Hì hì. Cái 2,23456 ấy là tôi bịa đấy.
Cái ông viết tiêu chuẩn này thì không cần có ý kiến gì vì ông ấy copy từ tiêu chuẩn Tây. Còn TC Tây thì lấy theo ông XờVen Hắn Xờ Bu thôi. Còn ông Xờ Bu thì đồng ý với tôi bởi vì ...tôi lấy giải thích của ông ấy. Còn cái đột nhiên hự cái ra con số 2 mà không phải con số khác thì ông ấy lờ đi chưa nói. Mà có muốn nói thì bây giờ ông ấy cũng chịu vì hơn 90 tuổi rồi. Chỉ lảm nhảm thôi.
|
deptrainhatnha |
|
|
Cám ơn thầy, tôi sẽ tìm hiểu thêm ( nếu thầy có tài liệu về ông XờVen Hắn Xờ Bu thì cho tôi xin nha thầy )
P/s: Hèn chi vô lớp thấy tên Trí này mụn càng ngày càng nhiều.
Hắn nổi mụn thì thôi đi.Còn lôi tôi vô >
Sẵn đây tôi xin thông báo là sẽ có hội thảo về bấc thấm của AIT VN
Bạn nào quan tâm thì tham dự ( free)
Bữa đó tôi bận đi thi nên không đi được.Hic!
>
Link download ( nếu không thấy rõ ảnh) : http://www.mediafire.com/view/?dp1xf3xkyqx5yxu
P/s: Ngoài ra còn có 1 hội thảo về JET GROUTING ở giảng đường Hòa Bình ( ĐH BK TPHCM) vào ngày 25 tháng 4.
Ai quan tâm thì đến dự.
|
Amen1402 |
|
|
Chỉ có sách thôi, không có file mềm.
|
Rolandpr |
|
|
hình mờ quá tinhutech198, có cah1 nào thấy rõ hơn không ?
|
MaroldPl |
|
|
hình này tôi down về phóng to vẫn thấy địa chỉ liên hệ chưa được rõ lắm, lấy kính lúp vậy .
Nếu hôm đó rãnh tôi sẽ đi tham gia .Nếu được dịp mời bia Thầy Ngọc thì quá tuyệt vời rồi.
|
chongthambamien.vn |
|
|
@Các bạn. Các bạn cứ ngồi giải cái phuơng trình vi phân cố kết thấm của cái bài toán đối xứng trục xong. Thì tự nhiên thấy cần phải đặt cái loằng ngoằng ở biểu thức mũ cơ số lôgarith bằng một cái gì đấy cho nó gọn. Còn nếu không thích chẳng cần biết cái thằng Th là gì cũng chả sao hết . Do đó cái việc đặt Th ở đây có thể ai đó không thích kiểu đó cũng vẫn có thể đặt Th=[1000Ch/100D^2]xt cũng chẳng ai cấm cả
Ngoài ra cái bài thấm ở hình bên trái (plain strain) thì nó sẽ có khác với bài toán thấm ở hình bên phải (axisymetric) do bác Ngoc_IBST pót lên, do đó đương nhiên kết quả là khác nhau rồi.
|
thanhvu |
|