Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt?
Kính chào các bác,
Em có nghe lõm đâu đó là trong xử lý nền đất yêu thì người ta quan trắc cả lún mặt (settlement plate) và áp lực nước lỗ rỗng (Piezometer). Sau đó người ta phân tích số liệu quan trắc này ra được mức độ cố kết (U) để kiểm tra quá trình xử lý. Và khi người ta xử lý thì cho ra mức độ cố kết dựa trên 2 thằng trên lại khác nhau, thông thường thì U từ quan trắc lún mặt (thường dùng PP ASAOKA) thì lớn hơn U từ Piezometer. Cũng chưa thấy ai so sánh U từ Piezometer và Extensometer . Tôi nghe mà chẳng hiểu tại sao nó vậy. Nhờ các cao thủ tiền bối nhiều kinh nghiệm chỉ điểm với ạ
Có 66 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Mấy cái bạn nói thì chắc là back-analysis.
Bạn có thể dùng Settlement Plate or Piezometer value.
Cái Asaoka bạn nói thì dùng tính trực tiếp U%. Còn về độ chính xác của Asaoka thì tôi tin là bạn đã làm rồi nên chắc hiểu.
Còn có cách khác là back-analysis Ch, có thể dùng số liệu của Settlement Plate hoăc Piezometer.
Về độ chinh xác của việc back-analysis Ch này, nếu để đánh giá, (bỏ qua sai số và sự không chinh xac cua thi nghiem va hieu chỉnh), thì theo tôi back-analysis bằng Settlement có ưu thế hơn vì giá trị đo duoc từ sensor cua Piezometer bị ảnh hưởng khá nhiều bời vị trí của sensor so với PVD, các lớp sand lens,..or các yếu tố ảnh hưởng khác. Còn giá trị settlement thì có vỏ ít nhạy cảm hơn và ổn định hơn.
Thân.
|
AlbertgeK |
|
|
Đúng là người ta có dùng những thứ này để xác định nhiều thứ trong đó có độ cố kết. Chúng nó cho các kết quả với các mức độ tin cậy khác nhau (giả thiết là làm thật chứ không chơi đánh trận giả). Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Cái có độ tin cậy hơn thì đắt không làm tất được còn cái làm tất được thì lại ít tin cậy hơn. Vì vậy, người ta phải kết hợp nhiều phương pháp để "hiệu chỉnh" cho nhau.
Việc so sánh giữa các phương pháp chắc chắn là đã có (tôi đã đọc được ở đâu đó, sẽ tìm lại) nhưng khi đọc cũng phải cẩn thận xem cái Tồng chí tác giả đó đang bảo vệ quyền lợi cho nhóm nào. Khi đang làm cho đâu đó thì người ta sẽ bảo vệ cho cái đó và các kết luận cùng các phân xong rồi tích thì nó sẽ ....biết rồi đấy.
À, còn có một phương pháp để đánh giá độ cố kết tại hiện trường sao thấy bạn chưa đề cập đến. Phương pháp Ếch Sen đó.
|
ArthurGip |
|
|
Ếch sen là cái layered settlement đó hã Bác. Thêm cái water level nữa. Nhân tiện nếu tôi tiến hành cả bộ luôn thì sẽ ra sao, sẽ xem cái nào là ít sai nhất để so sánh Bác nhỉ? Chúc các Bác cùng mọi người nghỉ lễ hoành tránh nhé!
|
Haroldser |
|
|
Hì hì. Ếch sen là dùng phần mềm hiện đại Exel để ma số liệu.
|
daohiepukb |
|
|
Hihi, cái này cũng có nữa hã Bác, e cứ tưởng món ếch xào mướp hương hay sen j đêý chẹp chep>
|
dutrieu |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Chú Fortius tình hình công việc ngoài đó thế nào rùi...?
Bác Ngọc: Bác chỉ chú Fortius chiu ếch xào mướp thì hơi mệt..chú ấy đang làm cho CON FE nhà bác đấy...Formosa...
|
trangyu lan |
|
|
Nếu làm ở chỗ này thì tốt nhất là không dùng số liệu piez. Nếu mà có dùng thì bảo rằng chúng tôi lắp nhầm nên số liệu sẽ không tin cậy bằng số liệu chúng tôi ghi được bằng tay và đọc bằng mắt. Và rằng tai nghe mắt thấy sẽ chính xác hơn máy móc thiết bị của bọn tư bản
|
BrandonMr |
|
|
Chẳng chỉ thì người ta vẫn làm. Ít nhất là người ta bỏ quách cái số liệu nào không vâng theo sự chỉ đạo của cấp trên như tên Oánh Nhau đã viết đấy thôi.
Có nơi khi dỡ tải đất đắp thì đột nhiên cái áp lực nước lỗ rỗng lại giảm đi ngay lập tức đến giá trị đã dỡ tải xong vào đúng cái hôm có quyết định dỡ tải. Chắc họ dùng máy xúc đất rất to làm một phát hết cả đống cát gia tải.
|
53caugiay |
|
|
Hy vọng sớm nhận được cái mà người ta so sánh với nhau từ bác Ngọc ạ.
Cái PP Ex Sen đó thầy tôi chưa dậy nên giờ nghe bác nói mới thấy ạ
|
dudung |
|
|
Chắc đây là người ta áp dụng pp Ex Sen mà bác nói ở trên phải không ạ. Phương pháp này ưu việt thế
|
GeorgeEr |
|
|
Việc xác định Ch theo lún bề mặt và lún sâu tôi cũng đã tính toán thử cho kết quả thấy cũng khả quan vì thấy kết quả đo lún có theo quy luật. Còn tính toán theo kết quả đo áp lực nước lỗ rỗng vẫn chưa tính thử, mọi người ai có tài liệu chi tiết về PP này rất mong được chia sẻ.
Các bác cho tôi hỏi, Khi tính Ch theo kết quả xử lý nền hút chân không +bấc thấm kết hợp gia tải liệu có phản ảnh đúng Ch của đất? Hoặc liệu có giống với chỉ bấc thấm kết hợp với gia tải? Một số tài liệu nước ngoài nó cho biết là khác nhau?
|
quyetthang122 |
|
|
Không rõ câu hỏi của bạn lắm. Phải chăng cái Ch của đất được bạn cho là tham số đặc trưng tự nhiên bất biến của đất được tiến hành thí nghiệm nén cố kết ngang trong phòng và được coi là chuẩn để so sánh với các cách xác định khác. Nếu vậy thì không phù hợp.
Tất cả các mô hình tính và các tham số đều được bịa ra mà thôi. Sau đó thì người ta áp dụng và hiệu chỉnh chúng nó sao cho phù hợp với thực tế quan sát được. Trong trường hợp này thì việc lấy cái quan trắc được ở hiện trường làm chuẩn thì sẽ hợp lý hơn. Các tham số tính được rút ra từ thực tế hiện trường theo các cách tính back analisis sẽ được dùng để nghiên cứu việc hiệu chỉnh các tham số xác định từ các thí nghiệm xác định trước cho các trường hợp cụ thể. Việc chúng khác nhau là đương nhiên bởi điều kiện biên làm việc của chúng là khác nhau.
Cái việc tính Ch theo độ lún mà bạn cho là khả quan thì không rõ nó khả quan như thế nào. So sánh nó với cái gì để thấy nó khả quan. Bạn nói rõ hơn được thì tốt quá.
|
ArthurGip |
|
|
Đỏ: tôi đồng ý
Xanh:: bạn xem hình đính kèm tôi gởi
>
>
>
Tím: nếu nói về ch(apparent) thì chắc chắn là khác, vì trong vacuum system có hút nước ->tăng tốc độ thoát nước --> tăng tốc độ cố kết.
Thân
|
MrAn12345 |
|
|
Đồng ý là đồng ý như thế nào ??? Cụ thể xem sao. Đồng ý cũng phải nói vì sao đồng ý chứ không phải chỉ giải thích khi phản đối.
Quen biết gì đâu mà thân. Hay bạn tên là Thân ???
|
quyetthang122 |
|
|
Ọc...chọt gì hiểm thế >>>
Cùng quan điểm với bạn nguyenthinu về cái Ch từ settlement plate. Nên ko có gì để comment.
Ở miền Nam, khi nói chuyện với thằng bạn thân xong, con thường dùng : " vậy ha mậy or vậy ha mày" . trong trường hợp này chứng tỏ chưa thân
|
Winmordbet |
|
|
Hiện e đã lắp đặt gần xong & đag bắt đầu đo một số khu
Tình hình là ko có ngày lễ và cuối tuần thưa Sư huynh! >
|
hoangphunhan |
|
|
Ráng đi chú..
Rồi có file design report chua? Chắc là chưa hả
|
GeraldKr |
|
|
Tks huynh! tôi sẽ gắng^^
hjhj. Giờ bắt đầu nhớ Xì gòn roài ạ
|
RaymondEr |
|
|
Chào anh Oanh!
Được nge về a đã lâu, ko biết lúc nào mới đc vinh hạnh thiết kiến
E mới bị đuổi khỏi trường đây. Rất mong được Anh và các tiền bối chỉ bảo nhìu ạ!
|
cameralenguyen |
|
|
Xác định hệ số cố kết ngang Ch tính toán theo kết quả quan trắc lún ngoài hiện ở đấy có lẽ khả quan vì số liệu quan trắc gần tương tự như kết quả dự báo lún theo kết quả thí nghiệm trong phòng. Do vậy, số liệu quan trắc được để tính Ch theo tôi chắc là tin cậy. Vì vậy, tôi dự định lấy số liệu này để so sánh với kết quả thí nghiệm trong phòng cũng như kết quả CPTU, tuy nhiên chưa làm hoàn chỉnh nên chưa có kết luận.
Còn anh Ch xác định được ở trong phòng nó không có bất biến và nó thay đổi tùy thuộc vào cấp áp lực tác dụng ...
|
AlbertgeK |
|
|
Bạn có tài liệu chi tiết nào về phương pháp tính gửi cho tôi tham khảo được không. Còn hình đính kèm có công thức và kết quả tính toán như chưa cụ thể từ đâu đưa ra công thức đó.
Còn cái Ch(apparent) thì khác và kết quả cuối cùng tính ra Ch của vùng đất nguyên trạng có khác không?
|
Robertol |
|
|
Chắc là khác vì thường thấy người ta dùng ch(apparent)~1.5-3.0cv, mà cái cv lại là của đất nguyên trạng (được lấy mẫu nguyên trạng) đấy.
Công thức độ cố kết thì nó chỉ là U=(dumax-dut)/dumax (chi tiết cái này thì tùy từng trường hợp), thôi mà, không biết bạn đòi cái công thức nào khác chăng???? Trong nền đo nhiều điểm, thì nó sẽ có nhiều giá trị U ở các độ sâu khác nhau, khi đó thì tính ra U trung bình cho toàn nền.
P/S: Với U theo bàn đo lún thì lúc nào cũng lớn hơn U theo piez. các bạn giải thích giúp tại sao thế này nhé
|
casinomkw |
|
|
Phần màu đỏ chính là cái tôi đang hỏi các bác đấy ạ. Hình như U từ đo lún sâu cũng lớn hơn từ piezo ở cùng 1 độ sâu thì phải.
|
quyetthang122 |
|
|
Em hy vọng là số liệu quan trắc bác được nhận là số liệu thực tế, không phải là dùng pp Ex Sen như bác Ngọc nói để cung cấp cho người phân tích.
Tiện đây bác cho tôi hỏi là bác dùng TN gì để xác định Ch ở trong phòng. Liệu có phải là cố kết mẫu theo chiều ngang thay vì thẳng đứng như odometer thông thường?
|
AlbertgeK |
|
|
1. U theo settlement plates (SP) và extensometer (EXT) là như nhau nếu như 2 thằng này gần khu vực của nhau và khác nhau nếu khác khu vực. Thằng SP thì đo lún tổng của toàn bộ lớp đất, thằng EXT thì do lún của từng lớp đất giữa các spider magnets được lắp trong nền, và ngoài ra nó còn đo lún tổng bằng plate magnet được đặt ở vị trí thích hợp, thường là gần với cao độ của SP. Do đó có thể nói U theo SP và EXT luôn lớn hơn U theo piez. Và ngoài ra nếu cái SP mà nằm gần mái dốc thì không nên dùng để đánh giá, vì yếu tố thiếu tải, và ảnh hưởng do chuyển vị ngang của nền.
2. Với ASaoka thì không đáng tin lắm, nếu đã từng dùng cái này sẽ thấy nó không đáng tin như thế nào, ngay cả khi dùng bước thời gian nhỏ nhất là 7 ngày (có những người còn dùng 1 ngày, mà những người này bảo vệ cho công ty của bạn Fortius ghê lắm cơ). Do đó tốt nhất là độ lún cuối cùng nên được tính toán bằng bộ thông số xác định chuẩn, kết hợp với dữ liệu quan trắc.
3. Lý do xảy ra cái U theo SP và EXT luôn lớn hơn U theo piez. có thể được nói như sau.
3.1. U theo SP đã xem toàn bộ độ lún từ SP là độ lún cố kết thấm, rất khó và không thể tách ra độ lún cố kết thấm ra khỏi độ lún đo được từ SP (trong này bao gồm cả lún tức thời, không phải cố kết). Do đó U theo SP sẽ nằm ở trạng thái over-estimate tức unconservative.
3.2. U theo piez. thì có thể bị ảnh hưởng bởi việc màng thấm bị nghẹt không thể tiêu tán (có những vị trí số liệu piez. cho thấy không tiêu tán), và bị ảnh hưởng bởi việc gia tải ở khu bên cạnh (đang trong giai đoạn tiêu tán, mà gia tải khu bên cạnh sẽ ảnh hưởng). Việc nghẹt (clogging) piez. đã có nhiều nghiên cứu, một trong những nguyên nhân là biochemical clogging. Do đó không phải lúc nào cũng có thể dùng piez. để đánh giá được. Trong trường hợp này thì ta lại dùng dissipation test để đánh giá, hoặc kết hợp nhiều thiết bị để đánh giá. Do đó nếu đánh giá hoàn toàn theo piez. thì U sẽ ở trạng thái under-estimate tức conservative.
Tổng hợp lại là nên kết hợp tất cả, và đặc biệt là lịch sử gia dỡ tải của các khu liên kề.
Đó là một vài nhận xét chung trong nhiều năm làm việc và quan sát một cách nghiêm túc
|
AlbertgeK |
|
|
Oanh xem lại những chỗ so sánh U giữa SP và piez. Lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn. Bắt đầu lẩm cẩm rồi.
Bổ sung thêm cái ý của Oanh. Ngoài những cái Oanh đã nêu thì cái anh đo lún cho kết quả có cả lún do chuyển dịch ngang dẫn đến cái U tính toán biểu kiến (biểu kiến = thấy nó là như vậy nhưng không phải là như vậy) sẽ đương nhiên lớn hơn. Khi nó bị trượt dẫn đến lún lớn thì có khi sẽ cho kết quả U lên đến 10000% ấy chứ.
|
RaymondEr |
|
|
Đã chỉnh lại do nhầm bác ợ.
|
JacimtoCogy |
|
|
1. Cái bất biến ở đây là nằm trong cụm từ "tham số đặc trưng tự nhiên bất biến của đất" với nghĩa rằng nó là cái không thay đổi dù cho có ở trong phòng hay ở hiện trường. Ví dụ khi cho cùng cấp áp lực thì ở trong phòng hay hiện trường cũng vẫn thế.
2.Việc cho rằng giá trị Ch xác định theo trong phòng và quan trắc lún là khả quan xuất phát từ việc kết quả đo lún tương tự như kết quả dự báo lún theo các số liệu Ch trong phòng và CPTU thì lại có nhiều điều cần xem xét lại.
Việc tính lún chỉ đơn thuần là lún cố kết theo Ch (Gọi là Sc) trong khi độ lún ngoài thực tế tại mỗi thời điểm đo nó lại là tổng của nhiều thứ khác (gọi là St) theo thời gian.
St = Sc + Si + Ss + Skg (thay đổi theo thời gian)
St là lún tổng
Sc- Lún sơ cấp
Si - Lún tức thời
Ss- Lún thứ cấp
Skg - Lún khỉ gió gây bởi chuyển dịch ngang và nhiều thứ chưa biết.
Để có thể so sánh để xem nó có khả quan hay không thì cần so sánh cùng loại. Ở đây, cái lún tính cố kết tính toán theo số liệu trong phòng theo Ch cần được so với lún cố kết sơ cấp Sc đo được. Cái việc tách cái giá trị độ lún Sc đo được ra khỏi cái độ lún tổng đo được của nhiều thứ là một điều cực kỳ khó khăn. Nếu cái số liệu của bạn cho cái lún tính theo trong phòng Ch giông giống với cái anh độ lún tổng theo thời gian đo được thì thực chất lại là không khả quan. Sự lệch của cái việc so sánh này chính là bởi tất cả các loại lún đo được khác với lún cố kết sơ cấp. Có khi cái số liệu đo lún ở hiện trường nó thương con người nên nó đã tuân theo cái quy luật nào đó (chưa chắc đã đúng) mà con người mong mỏi khắc khoải.
Thực tế nhiều hiện trường thì lại không phải như vậy. Thường thì cái lún đo được lớn hơn cái lún tính được theo cố kết sơ cấp Ch. Có nơi nó lớn hơn đến hàng nghìn lần cơ.
|
suanhadthouse |
|
|
-Kết quả dự báo lún ở đây đã tính đến cả ba độ lún theo bác đã trình bày ở trên sau đó mới so sánh với kết quả quan trắc.
-Còn cái Ch tôi đã tính toán tuy nhiên chưa so sánh, nên chưa dám có kết luận.
Cho phép hôm nào đó tôi qua chỗ viện KHCN để hỏi bác về một số vấn đề về xử lý nền đất yếu này được không?
|
SpencerJalf |
|
|
Theo bác nói như vậy, việc xác định Ch của đất tự nhiện theo kết quả bài toán ngược từ kết quả bấc thấm +gia tải hoặc bấc thấm+hút chân không+gia tải sẽ khác nhau?
|
ngoduong89 |
|
|
Nếu vậy thì không thể kết luận riêng với cái tính lún theo Ch với quan trắc là có khả quan được mà chỉ có thể kết luận về cái kết quả tính lún tổng so với quan trắc. Hì hì. Còn từng riêng cái thành phần trong cái tổng đó nó có đúng hay không lại là câu chuyện khác. Có khi có hai hay nhiều thành phần đều sai nhưng tổng của nó vẫn đúng. Vẫn có khả năng xảy ra như sau:
Sai + Sai + nhiều cái Sai = Đúng
Nhất là khi người ta quá mong muốn đến nó dẫn đến ý chí có tác động đến kết quả.
Cái tô đỏ: OK. Khi đi nhớ mang tiền để uống bia.
|
nguyentrungata |
|
|
Tôi đâu có nói nó khác nhau chỗ nào đâu ta Đọc kỹ lại xem nhé. Có bạn ở trên nó nó khác nhưng tôi nói nó không! Vả lại tôi không hay dùng cái vụ back analysis để tính ch lắm, vì chẳng biết để làm gì cả
|
hoangthienthu |
|
|
Ông Asaoka đã bán bản quyền phương pháp Asaoka để lấy tiền đi mua piez.
Ở đâu thì người ta cũng có thể biết chứ không cần phải ra hiện trường và nghiên cứu kết quả đo. Vấn đề còn lại rất nhỏ đó là cái biết đó có giá trị hay không. Có 2 cách để đánh giá giá trị của cái biết đó là theo thực tế (quan điểm thực chứng) và theo vỗ tay tại các cuộc họp (siêu hình).
|
sukem13579 |
|
|
Nhắc đến vacuum, tôi có 1 cái hình vẽ ( xin được) mô tả áp lực lỗ rỗng tính theo lý thuyết, rất tiếc không có kết quả ngoài thực tế ngoài thực tế để kiểm chứng, nhưng là của Nga. Nói chung để tham khảo xem họ làm được cái gì thôi ạ. Xin lỗi vì tôi không biết làm cái ảnh nó nhỏ lại, để up dưới dạng tranh, bác nào biết mẹo đó xin làm dùm.
|
dutrieu |
|
|
Em không hiểu lắm cái phần màu đỏ, bác giải thích kỹ hơn được không ạ.
|
tandc128 |
|
|
Chuyện từ biến xuất hiện đồng thời với cố kết đã được chứng minh ( sau khi cố kết xong từ biến vẫn còn tiếp tục), nhưng do xét cả 2 quá phức tạp, để đơn giản người ta quan niệm sau khi cố kết kết thúc mới đến quá trình từ biến, nên mới tách được độ lúc sơ cấp và thứ cấp ra với nhau, do vậy kết quả đo lún giữa lý thuyết và thực tế...chắc chả bao giờ gần đến nhau nhỉ
|
Robertplus |
|
|
Phỏng vấn kỹ qua mơi mốt anh nộp hồ sơ xin việc sang chú đừng phỏng vấn nữa đấy nhé.
Đất tự nhiên thường ở giai đang ở giai đoạn quá cố kết (làm thì thấy nó thế, còn trường hợp cố kết chưa tới thì chắc do nguyên nhân khác). Với việc gia tải thông thường (100-130kPa) cho các công trình không có đòi hỏi gì đặc biệt thì khi áp cái thằng tải này lên mà nó chưa kịp cố kết xong thì có phải rằng là thằng đất nó chưa đạt đến trạng thái cố kết thường không (cái này xem chi tiết sẽ thấy). Tức có nghĩa rằng EPWP chưa tiêu tán hết thì cái anh dsigma nó cộng vào cũng vẫn chưa đưa được ông đất về trạng thái NC ấy mà. Nói chung thì cái thằng nó đẻ ra cái khoản từ biến kể từ khi EPWP~0 cũng có cái lý rất vững đấy chứ nhỉ>
|
DanielEi |
|
|
Ai chứng minh thế bạn Có paper nào thì pót lên cho anh tôi học hửi luôn thể với cái nhỉ
|
mtv_0201 |
|
|
Báo thì tôi không có vì không tìm được tìm được cái công thức này thôi:
Trong đó có nheta: đại diện cho từ biến, cv- hằng số cố kết, uw- áp lực lỗ rỗng và vài thằng khác xác định bằng thực nghiệm, còn để trình bày đầy đủ tôi không có khả năng đó đâu ạ, đây là phương trình vi phân để xác định nghiệm và giải cần đưa thêm điều kiện biên vào. Tôi chỉ có biết đến như vậy thui .
|
casinomkw |
|
|
Đây chỉ là một approach trong rất nhiều approaches, nó chẳng phải là cái được chứng minh. Muốn ra cái phương trình này thì có cả một loạt cái giả thiết đấy ạ. Bạn đưa cái nào thực nghiệm lên để chém luôn thể cái với
|
ao anh xa |
|
|
Dạ đây là luận án tiến sĩ ở nước ngoài, có cả kết quả thực nghiệm, kết hợp với giải toán, nó dài đến mức...không thể viết ra hết được, trong đó tác giả cũng đưa ra phương án là cố kết kết thúc trước, sau đó mới đến là từ biến và cũng có nhắc 1 đoạn mà bác nói là trong quá trình từ biến vẫn có hiện tượng áp lực lỗ rỗng giảm nhưng không đáng kể ( coi =0). Tôi đưa công thức ra đây để chứng minh là nó có thôi. Còn để mà chém tiếp, tôi thiết nghĩ không cần thiết đâu ạ. Tôi xin cáo lui
|
Stevennefs |
|
|
Với cái khoản từ biến thì tôi thấy người ta thực nghiệm đến vài chục năm, không biết luận án này cũng làm thế hay không, ừ cáo lui cũng được nhưng tốt nhất là nên hiểu người ta viết cái gì trong đó thì sẽ..... Tôi cũng chỉ nói cái ông xem có từ biến đồng thời với cố kết thấm đó cũng chỉ là một approach trong nhiều approaches khác nhau với các giả thiết....còn nó đúng thế hay không thì có trời mới biết được, hè hè
|
daohiepukb |
|
|
Dạ, đúng rồi đấy ạ, tác giả cũng ngoài ...80 rồi, và thỉnh thoảng cũng tự sửa công thức của chính tôi
|
duong tang |
|
|
Tôi vẫn chưa hiểu rõ chỗ vấn đề này,
-Chỉ lấy số liệu quan trắc để xác định lại Ch ban đầu;
-Trong điều kiện thí nghiệm trong phòng, trong trường hợp cho thoát nước hướng tâm, ở giai đoạn chuẩn bị mẫu, có công đoạn tạo lõi thoát nước và cho cát hoặc lõi thoát nước vào - cũng gần tương tự như điều kiện cắm bấc thấm hay thiết bị tiêu thoát nước ngoài hiện trường. Vĩ vậy, có thể cho là điều kiện tương đồng để so sánh kết quả.
|
tieu sao |
|
|
Thế này nhé. Hôm nào sang chỗ tôi thì sẽ bàn. Bảo với cái Thủy báo cho khi nào chỗ tôi có Xê Mì Lá thì sang mà dự. Chiều nay có đấy. Lúc đó tôi sẽ trình bày cho tất cả mọi người một thể. Phải có hình.
Vấn đề này được chúng nó gọi là phân tích giật lùi. Không phải cứ đi giật lùi là đúng với phân tích này đâu. Bạn tìm đọc cái nguyên lý của phương pháp này đi đã.
Cái cách thí nghiệm mẫu trong phòng để xác định Ch thì có nhiều vấn đề lắm. Bạn nên tìm đọc các ý kiến chửi nhau về cái này của mấy cái thằng dở hơi đi trước đã. Tôi có nghe thấy loáng thoáng âm thanh chửi nhau của chúng nó đấy.
Xem lại cái cách tính lún đi.
|
michaelyork |
|
|
Bác cho tôi cái địa chỉ với?
Ở đâu và khi nào nữa bác nhé, tôi muốn ngồi nghe hóng gió 1 tý.
|
EduardoMn |
|
|
IBST, 81 Trần Cung, Hà Lội. Chiều nay 2 h.
|
Vimcentcow |
|
|
Thế chiều nay bác báo cáo về khoản gì thế, có thể cho tôi một bản báo cáo để mở mang tầm mắt, vì không có cơ hội tham gia giao lưu không? Nếu có thể bác cập nhật danh mục báo cáo và tác giả luôn thì tốt quá
|
53caugiay |
|
|
Cho tôi hỏi ở phòng nào đấy, hay ở trên hội trường tầng hai?
Và trình bày bày nhiều vấn đề không ạ?
|
dutrieu |
|
|
Em đang làm đồ án về tính toán kết quả quan trắc lún và áp lực nước lỗ rỗng. Anh chị nào có tài liệu về phương pháp Asaoka, Hyperbolic và phân tích sự suy giảm áp lực nước lỗ rỗng để tính toán độ lún cuối cùng và độ cố kết có thể cho tôi tham khảo được không ạ? Tôi xin cảm ơn.
|
KennethOt |
|