Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ?
Chào các bác, tôi đang làm luận văn đề tài cọc đất xi măng tính theo tiêu chuẩn viện á châu, Sau khi thiết kế xong thì cần phải tính cố kết u. Nhưng tôi lại không có số liệu thí nghiệm của đất đã gia cố bằng CDM, vậy cho tôi hỏi ta có thể tính Cv hệ số cố kết của đất khj được gia cố theo khoảng bao nhiêu? hoặc phụ thuộc như thế nào vào: tỷ lệ xi măng cũng như địa chất ở khu vực đó! Cảm ơn các bác nhiều! tôi mong được hồi âm sớm nhất ạ!
Có 55 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Bản chất của hiện tượng cố kết thấm là gì ???
Nếu thực sự đã hiểu cái bản chất này thì sẽ không có cái câu hỏi kiểu như thế này.
|
profiltam |
|
|
bác ơi cái hệ số cố kết phải thí nghiệm mới có, trong khi không có sách nào nói về hệ số cố kết tăng bao nhiêu lần khi được gia cố, mà thường thì sau khi thi công có ai đi khoan về làm thí nghiệm nữa đâu, nên cái hệ cố cố kết của đất được gia cố bằng CDM rất khó xác định nếu ko có thí nghiệm cụ thể, nhưng e nghĩ chắc sẽ có những nghiên cứu về sự thay đổi hệ số cố kết này như thế nào, tăng bao nhiêu lần và phụ thuộc như thế nào vào địa chất khu vực đó, nếu bác biết bác chỉ tôi với, tôi chân thành cảm ơn!
|
profilmuoisau16 |
|
|
Có dở hơi hoặc tâm thần mới đi nghiên cứu cái hệ số Cv của trụ xi măng cát.
|
thanhtinh |
|
|
vậy tôi hỏi bác thế bác đã thiết kế cọc CDm theo viện á châu chưa ạ! nếu rồi thì bác sẽ thấy hệ số cố kết dùng để tính cố kết sau khi thi công ta sẽ biết nó ổn định sau bao lâu, nếu ko có cái Cv đó bác tính toán kiểu gì?
|
Alvarogime |
|
|
Cái Cv trong cái tiêu chuẩn đó không phải là của cọc xi măng đất mà là của cái phần đất còn lại nằm giữa các cọc đó.
Nhầm nhọt sang trồng trọt rồi.
|
delta deus |
|
|
|
đúng ạ, nhưng ko có ai người ta làm thí nghiệm xem đất đó Cv tăng lên khoảng bao nhiêu, nên cái tôi cần là có ai biết phần đất giữa các cọc đó tăng lên bao nhiêu không ạ!
|
MichelPurn |
|
|
Cháu cũng không nhớ lắm, nhưng có một lần đọc bài báo của anh Nguyễn Công Oanh và 1 tac giả nữa cùng đứng tên viết về cọc xi măng đất xử lí cảng hay sao, cháu nhớ trong đó cũng thí nghiệm cố kết ( mấy lần định viết mail hỏi anh Oanh xem anh thí nghiệm mẫu ở bao nhiêu ngày tuổi mà không nhớ được tôi down bài viết đó ở đâu để xem lại cho chính xác) đề nghị anh Oanh nếu đọc được topic này anh cho vài ý kiến nhé. Cảm ơn anh
|
SpencerJalf |
|
|
Em thấy vấn đề xác định cái hệ số cố kết, hay hệ số thấm của đất sau khi được gia cố CDM cũng là vấn đề đang lưu tâm ấy chứ.
Trước đây có lần làm bài về CDM, khi đó đã biết trời trăng mây gió j về cái CDM này đâu ( bây giờ cũng thế > ), khi đó nghe nói CDM có nhiều tính năng thiên phú đã lắm như: tăng cường độ, giảm lún, tăng tốc độ lún, tăng độ cố kết, tăng hệ số thấm....
Lần mò nhiều tài liệu, nhiều forum thì thấy biện pháp CDM là biện pháp gia cố nền, sau khi gia cố đất được xử lý sẽ được nâng cao E, phi, c ..do đó tăng tính ổn định và giảm độ lún cho đất. Theo TCXDVN 385-2006, mục B.5.2 có nói "Trong trộn khô, có thể tính thấm của trụ cao hơn đất xung quanh, trụ có tác dụng như băng thoát nước thẳng đứng". Trong 1 tài liệu nào đó tôi nhớ có nói xử lý CDM cho đất sẽ tăng độ cố kết, tăng tính thấm cho đất yếu, k(CDM) = (200 ÷ 1000) ksoil ( hình như sách DT Bergado, “Những biện pháp kỹ thuật mớicải tạo đất yếu trong xây dựng” thì phải) ..thế là bê hết những lời hay ý đẹp vào bài làm đem nộp thầy. Thầy đọc đến đoạn tăng độ cố kết, tăng tính thấm thầy phán câu: chú đã thấy CDM ngoài đời chưa, nó như cục Betong sao lại tăng tính thấm tăng hệ số cố kết được, rồi thầy phán tiếp người ta còn dùng CDM để làm tường hào chống thấm cho đê đập, làm tường quây các vùng đất ô nhiễm, rác thải... vậy sao tính thấm nó cao được..? khi đó chỉ biết gãi đầu dạ sách nói thế chứ tôi chịu...>
Đến mục tính lún cũng nảy sinh vấn đề, theo lý thuyết có 2 độ lún, h1 cho vùng đất CDM và h2 cho vùng đất dưới khối CDM.
Cái h1 khi đó tôi cho nó là lún tức thời, vì theo suy nghĩ xi măng trộn với đất sẽ xảy ra phản ứng xi măng hóa và hút nước xung quanh tương đương hiện tượng cố kết thấm (xảy ra ngay trong quá trình ninh hóa CDM) ngoài ra CDM có E lớn nên độ lún nhỏ do đó h1 xem như lún tức thời.
Cái h2 ( độ lún bên dưới khối CDM) tính toán theo các công thức tính lún bình thường ( tôi tính theo Terzaghi), khi tính lún theo thời gian, với suy nghĩ khối CDM có tính thấm cao (k(CDM) = (200 ÷ 1000) lần mà nên tôi cho CDM là biên thoát nước luôn, chiều sâu thoát nước của h2 đến chân khối CDM là dừng thay vì lên trên bề mặt ), thầy sẵn không đồng tình với ưu việt tăng tính thấm của CDM khi đó đã không đồng ý, sau một hồi năn nỉ ỉ ôi, thầy nể tình hiền lành ngoan ngoãn lại chịu khó nên châm chước cho qua, nhưng yêu cầu về nhà ngâm cứu kỹ lại , nhưng sau khi pass rồi cạch luôn không tìm hiểu lại nữa ^^, nhân hôm nay đọc lại topic này, bao kỷ niệm xưa ùa về ^^.
Nhân đây kính nhờ thầy Ngọc, cũng như các cao thủ khác giúp tôi và những người quan tâm làm rõ các vấn đề sau về CDM:
- Khối CDM có tăng hệ số cố kết, tính thấm so với đất chưa gia cố hay không ( xét trong các giai đoạn từ lúc bắt đầu mixing đến khi đông cứng đạt cường độ..). Hệ số thấm, cố kết tăng lên là của đất giữa các cọc CDM hay của coc CMD hay của cả khối CDM tương đương ạ? Và nếu được các bác cho biết thường k(CDM) (Cv)= ? ksoil (Cv) với các vùng đất, tỷ lệ bố trí CDM khác nhau như thế nào ạ ?
- Cái h1 độ lún của khối CDM có thể xem lún tức thời được không?
- Cái h2 độ lún đất dưới khối CDM, khi tính lún theo thời gian có thể xem khối CDM là biên thoát nước được hay không, hay phải xem khối CDM là một khối đất có Cv(CDM) và tính như lún bình thường? hay phải tính theo cách khác?
- Với vùng đất miền tây, đồng bằng sông cửu Long có thể lấy sơ bộ E(CDM) = ? Cu(CDM) ạ? theo các thông tin trên mạng thường E(CDM) = 250 Cu(CDM), theo tiêu chuẩn Nhật E(CDM) = 180 Cu(CDM), nhưng theo một số anh có kinh nghiệm thì E(CDM) = (100 -120) Cu(CDM)
Chúc diễn đàn luôn sôi nổi và bổ ích
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
mong cái chuyên gia, hay các anh các bác am hiểu về CMD giải đáp giùm tôi cái, nếu có tài liệu cụ thể nói về cái này càng tốt ạ! theo tài liệu e đọc thì hệ số cố kết tăng 10-40 lần khj ngta tiến hành trộn 10% xi măng bằng pp trộn khô.
|
kiwisoda |
|
|
Thế ...thế ... cái hệ số cố kết Cv nó là cái gì.
Cái Cv nó có quan hệ thế nào với cái hệ số thấm k ?. Hình như rằng thì là Cv tỷ lệ thuận với hệ số thấm k. Nghĩa là nếu Cv tăng 10 đến 40 lần thì hệ số thấm k cũng tăng 10 đến 40 lần nghĩa là cho xi măng vào đất thì làm cho đất dễ thấm nước hơn (???) Hì hì. lạ nhỉ.
Nếu cho xi măng vào đất mà làm cho đất dễ thấm nước hơn thì chắc là xi măng rởm ơi là rởm. Thế thì mấy cái cọc xi măng đất dùng để chống thấm ở các đê đập chắc là sai mất rồi.
Cái cọc xi măng đất trộn khô bây giờ muốn thấy thì phải đi vào Viện bảo tàng may ra mới thấy được.
Mục đích chính của việc gia cố nền bằng CDM không phải là để tăng Cv mà là để tăng sức chịu tải của nền.
|
thanhthanh |
|
|
Thầy đọc hộ tôi bài báo này và chém hộ tôi ông gà cúng được không ạ
|
BrandonMr |
|
|
Cần phân biệt sự khác nhau giữa Cv với Cc và Cr.
|
ao anh xa |
|
|
Mục đầu của phần 4 trong bài báo có đề cập đến hệ số cố kết đấy chứ ạ ( dĩ nhiên cháu hiểu thế nào là Cv,Cr và Cc mà có điều không hiểu sâu thôi ạ) tức là thế giới cũng nghiên cứu tức là chủ topic này nêu câu hỏi khá chuẩn đấy chứ ạ ( mà dĩ nhiên khi đã tầm 14-28 tuổi có lún quái đâu mà cố với chả kết thầy nhỉ mà có cố kết cũng chỉ là cố cho ra số liệu để kết luận lấy tiền thôi)
|
phuonganh12 |
|
|
Đọc thật kỹ cái mục 4 của hắn đi. Đừng quá chú ý vào cái từ ngữ mà nên tập trung chú ý vào cái hiện tượng mà hắn đã mô tả và giải thích.
|
GeraldKr |
|
|
Cám ơn bạn,
Bài viết khá hay và bổ ích.
Cam sẽ giành thời gian đọc kĩ bài này
Có lẽ bảng 6.1 cần bàn bạc.
Thân chào,
|
trannguyen1602 |
|
|
Chào cả nhà! Qua bài tổng kết này (thực sự cũng chẳng phải là bài báo vì chẳng có ai đăng hết ), tôi muốn nói một điều rằng. Các cái tính toán cố kết đối với nền cọc đất xi măng bằng kiểu trộn ướt là vô nghĩa (trộn khô và ướt với điều kiện chất lượng tệ thì không bàn rồi). Vì tôi đã thực hiện việc thẩm tra đến tầm 6 gói của dự án đường liên cảng cái mép thị vải. Khởi đầu của thiết kế kiểu này (và có hẳn cả luận văn thạc sĩ thì phải) do TS. Nguyễn Hữu Đẩu ở viện KHCN GTVT thực hiện. Và lần đầu tiên là ở sân bay Cần Thơ (năm 2003 lúc đó tôi cũng đã có đọc qua 1 thiết kế tương tự khi còn làm ở Phân viện GTVT Phía Nam là đơn vị làm TVGS cho dự án đấy).
Rất dễ thấy rằng trường hợp cọc đất XM làm với chất lượng tốt, cường độ đạt đến 500-1000kPa (chưa cần nói cao hơn) và với cấu tạo của việc xử lý này cần có lưới địa kỹ thuật (hoặc vải cường độ cao), hoặc lớp vật liệu gia cố trên đầu các cọc để tránh hiện tượng lún cục bộ giữa các cọc (khi khoảng cách tương đối lớn hơn chiều dày lớp đắp). Với điều kiện như thế toàn bộ tải trọng sẽ được chịu bởi cọc đất xi măng, và vẫn đề lún giữa các cọc sẽ không xảy ra hoặc rất ít (có lẽ do xáo động khi thi công, bài này có thể tính được). Do đó việc tính toán cố kết cho trường hợp này chẳng có ý nghĩa gì khi mà độ lún cuối cùng của nó chỉ vào khoảng 10-20cm sau khi xử lý.
Bạn phandungdkt đọc kỹ cái phần như bác Ngoc_IBST bảo ở trên cũng sẽ thấy vấn đề ở chỗ đó. Những thí nghiệm trial này chính tôi làm, và đã tư vấn cho ông CDT là không cần thiết cái số liệu Cv cho cái cọc đất xi măng, nhưng ông ấy cứ khăng khăng đòi làm. Như thế kết quả đã được dự đoán trước rõ ràng lại được thực hiện bởi tôi (tất nhiên là tôi nhận được tiền )
Ngay như cái tỷ lệ N/X=0.70 cũng là có vấn đề khi thi công thực tế. Nhưng các ông CDT đã nghe bác Gà Sống Thiết Sót nên cứ thế mà mần. Thì tùy thôi, tôi lượm được lúa mà !
Gần đây tôi còn nghe người ta dùng DCPT để đóng vào cọc đất xi măng ở một dự án trọng điểm ở TPHCM, tôi cũng không hiểu để làm gì nữa Nói chung các bạn VN nhà tôi đầy sáng tạo>
|
profilmuoisau16 |
|
|
Bàn luôn đi bạn Mổ nó ra để mọi người thấy!
|
thietkelogo |
|
|
Thảo nào tôi thấy bác cứ đứng ở ngã ba Cái Mép đi xe ôm vào
Bác Oanh lợi hai thật
|
240315 |
|
|
Không ra chở tôi vào mà lại thấy không thì thiệt là chán
|
53caugiay |
|
|
Dạo này tôi không lang thang ngoài gói 1 nữa.
Cũng muốn đi cùng bác hỏi chút, nhưng mà tôi sang gói 2 mất rồi
|
AlbertgeK |
|
|
Ai thế nhỉ
|
tontai |
|
|
Bác đừng sốc vội, có nhiều chuyện còn thú vị hơn cơ : chẳng hạn có ông còn đề nghị dùng các phương pháp như cắt cánh, siêu âm, biến dạng nhỏ ( pit) để kiểm tra chất lượng cọc xi măng đất thi công bằng áp lực cao ( Jet ) nữa cơ ( tôi cam đoan đây là sự thật 100% nhưng xin phép không nêu tên vì không hay lắm). Tôi cũng không hiểu là tôi ngu vì không biết nhiều hay tác giả đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm nữa cơ
|
Marcunst |
|
|
Thật sự thì việc làm thí nghiệm cố kết với cái nền đất gia cố bằng CDM ko cần thiết, nhưng có điều khi tôi làm luận văn thiết kế theo Viện á châu (còn theo e biết tất cả các bác đều làm theo tiêu chuẩn Alicc (Nhật) nên không tính toán cố kết. Nhưng tôi lỡ làm theo AIT rồi thì cái điều tôi hỏi vẫn chưa ai trả lời đó là Hệ số cố kết của đất sẽ tăng lên bao nhiêu lần, hoặc tôi có thể lấy theo khoảng nào đó mà dựa vào thực nghiệm không? mong các bác giải đáp dùm ạ!
|
thanhthanh |
|
|
các bác tham khảo sẽ thấy cái tôi nói hệ số cố kết tăng 10-40 lần khi trộn 10% xi măng ở băng cốc thái lan
|
BrandonMr |
|
|
Bạn có thể đưa bài gốc của AIT, Law (1989) lên được ko? Trong file của bạn có nói đến nhưng không thấy trong tài liệu tham khảo nên ko thể kiểm chứng thông tin và cũng có thể tác giả có hiểu đúng nghĩa nữa hay ko cũng là một chuyện.
Người ta đã và đang nghiên cứu nhiều về thông số thí nghiệp nén cố kết của đất trộn xi măng với hàm lượng nhỏ và rất nhỏ. Còn đối với cọc CDM thì chắc hiếm người lám lắm.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
dạ cái đó tôi không có tài liệu ạ, tôi đang cần tìm tài liệu đó để có thể đưa ra hệ số cố kết để tính toán như quy trình tôi đính kèm đây ạ
|
Winmordbet |
|
|
Hay cho câu nói: đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm,
Tôi nghĩ đồng chí này không dốt đâu mà chủ yếu là thích nổ, vừa rồi đồng chí còn tư vấn CĐT làm thí nghiệm thấm trong phòng cho lõi cọc khoan CDM nữa chứ. Bó tay!!!!
Mà Bác Oanh, bác cho tôi hỏi, Bác làm TN nén cố kết bằng thiết bị gì vậy?
|
casinomkw |
|
|
Đọc một số ý kiến nói về việc cho xi măng vào đất làm tăng hệ số cố kết Cv lên đến 10 đến 30 lần. Điều này chứng tỏ là khi cho xi măng vào đất thì xi măng có tác dụng làm cho tăng cái hệ số thấm k.
Đột nhiên tôi nảy ra sáng kiến có thể làm cho các bấc thấm thoát nước nhanh hơn bằng cách nhét xi măng vào trong cái lõi của bấc thấm. Có khi tôi phải đi đăng ký ngay cái bản quyền sở hữu trí tuệ cho cái ý tưởng này.
|
hoangphunhan |
|
|
Có lần tôi cũng hỏi 1 ông Nhật chuyên làm cọc CDM theo phương pháp CMS của hệ MITS về hệ số thấm của cọc CDM khi được thiết kế làm tường chắn hố đào, ông ấy có nói hệ số thấm k khoảng 1x10^(-5) cm/s.
Còn nếu theo phương pháp TRD thì hệ số thấm k < 1x10^(-6) cm/s.
(TRD chuyên làm Cut-off wall bên Nhật thì phải, ngoài ra còn có SMW)
PS: Rất tiếc tôi ko có tài liệu cụ thể để đưa lên đây do đó thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo thôi nhé.
Link tham khảo SMW:
https://docs.google.com/open?id=0B9d...XhsbHhXa1NhSUk
|
thanhtruc |
|
|
Cần phân biệt rõ hệ số thấm và hệ số cố kết, có hệ số thấm không có nghĩa là có cố kết, bê- tông vẫn có hệ số thấm rất nhỏ đó nhưng đâu có cố kết
|
terrydoa |
|
|
Tất nhiên rồi bác, thêm ít thông tin về hệ số thấm của CDM để góp cùng sáng kiến của bác Ngọc mà.
|
hoahuongduong |
|
|
Làm bằng oedometer. Tuy nhiên gia công mẫu tôi thấy lởm khởm, vì mẫu CDM nó cứng gần như đá ! Thì CDT bảo làm thì tôi làm thôi (cũng đã tư vấn là không nên làm), tiền mà
|
Charlesquew |
|
|
Làm thế nào để cho được mẫu lõi khoan CDM vào dao vòng đường kính 70cm hoặc nhỏ hơn vậy bác
|
duong tang |
|
|
Thì phải gọt thôi Vả lại nén lòi mắt có lún liếc gì đâu
|
KennethOt |
|
|
Cái quy trình này của bạn đưa ra hệ số thấm ngang của cọc lớn hơn 500 lần của đất yếu. Có vấn đề là chẳng có dẫn chứng lấy từ đâu, hay đó là kinh nghiệm riêng của tác giả. Có điều cái kinh nghiệm này không được hợp lý theo lẽ thường lắm.
Tôi có hỏi một thằng Nhật nó vừa làm CDM thì nó lấy hệ số thấm kv của vùng CDM + đất yếu = kv của đất yếu. Nếu bạn muốn tính cố kết thì có thể dùng Cv của đất yếu chăng?
|
greent |
|
|
Bác Oanh cho tôi hỏi là bác lấy mẫu CDM khi nó đã đông hay vừa mới thi công xong thì bác khoan lấy mẫu liền ạ?
|
Rolandpr |
|
|
Thế này thì công nghệ gọt phải công phu lắm lắm. Nếu mẫu không khít với thành dao vòng, hoặc nứt nẻ thì đảm bảo hế số thấm tăng lên ầm ầm bác ạ
|
trangyu lan |
|
|
Em cũng thấy 1 điều "hơi" mâu thuẫn về hệ số thấm của cọc CDM
Theo tôi biết thì các bác bên Viện Thủy Công dùng cái cọc XMĐ để chống thấm cho đê đập (như bác NGOC_IBST nói).
Ấy thế mà tôi lại đọc được cái tài liệu này của "Tây", cọc XMĐ như 1 thiết bị thoát nước thẳng đứng (hi vọng tôi hiểu đúng).
Tài liệu đây ạ (trang 32-34):
http://www.mediafire.com/view/?tmc94y608cikx9p
Vậy hệ số thấm của cọc XMĐ là ntn ạ?
|
nguoixau |
|
|
tìm tài liệu gốc mà đọc đi, ko có cái thông tin này đâu, chắc cái ông viết bài này dịch nhầm đấy. Viện Á châu hay Viện Phi châu cũng theo logic chung thôi.
một số sách viết rằng quá trình ninh kết xi măng nó ngốn nhiều nước, dẫn tới nước trong đất tiêu nhanh nhưng bản chất ko phải là quá trình thoát nước như cố kết thường hiểu.
|
noithatap |
|
|
Tự nhiên tôi nảy ra ý viết vài bài báo trong đó nói mấy thứ lăng nhăng để cho chúng nó đọc rồi tin rồi đi nghiên cứu cho chúng nó chết. Mấy thứ lăng nhang có thể đại loại như là:
- Bấc thấm có khả năng cải tạo phong thủy làm cho các công trình xây dựng trên đó như được đặt vào miệng rồng (rất nhiều giun_ bấc thấm cộng lại thì là rồng). Những ai ở trong cái nhà đó thì sẽ phát tài phát tướng và phát triển thành Bộ trưởng các Bộ Xây dưng và bộ Giao thông)
- Đất được cải tạo bằng các cọc CDM thì sẽ làm cho đất có khả năng ...trồng lúa tốt hơn.
_ Để tăng hệ số thấm của đất nhằm tăng cái Cv thì có thể sử dụng các cọc BTCT hoặc cọc thép.
_ Với cùng hình dạng và kích thước thì sức chịu tải của các cọc Gỗ tốt hơn cọc BTCT và cọc thép. Lý do người ta không dùng cọc gỗ là bởi ...hết gỗ.
- .......
Cứ ngồi thì nghĩ ra cả đống. Đứa nào tin thì kệ cho nó chết. Đứa nào không tin thì thấy vui bởi sẽ cười ruồi cười nhặng.
|
ao anh xa |
|
|
Bác cho tôi hỏi nếu ta lấy hệ số cố kết Cv của đất yếu thì ta lấy cấp tải nào ạ, vì trong tài liệu thí nghiệm tôi có thì có các cấp tải là 0.063, 0.188, 0.375 0.750, 1.500, 3.000
|
Alegowasea |
|
|
Lấy số ở cấp nào thì phải căn cứ vào cấp tải của công trình mà bạn muốn tính. Nếu tải nằm trong đoạn cố kết thường thì lấy trung bình của Cv trong đoạn đó, nếu quá cố kết thì lấy tương ứng với đoạn quá cố kết.
Hoặc bạn có thể nội suy ứng với cấp tải của bạn trên đồ thị Cv-log p hoặc Cv-p gì đó.
|
WeksizzySl |
|
|
Lấy tại cấp nào là phụ thuộc vào tải trọng công trình, thường thì hay sử dụng cấp 1-2. Mà bác haybk này, số liệu Cv của bác nói trên được làm bằng máy nén odometer gia tải bằng thủy lực ah, sao các cấp tải lẻ thế.
|
Marcunst |
|
|
Cần gì máy thủy lực, muốn lẻ thế nào cũng tính được mà. Đặt thêm vài viên sỏi lên tạ chẳng hạn
|
lightzar |
|
|
Đúng vậy, tôi nghĩ không thể ấn dao vòng (D=6.18cm, H=4cm) vào lõi khoan CDM, cho dù có gọt thế nào thì mẫu cũng sẽ không khít với dao vòng--> số liệu thấm sẽ sai hoàn toàn.
Bác Oanh có cao kiến gì không trong TH này, hay tôi sử dụng máy 3 trục để làm ?
|
checkerso1 |
|
|
uhm, vừa rồi tôi cũng đã thấy phòng một phòng thí nghiệm làm dự án tuyến metro treo thêm máy cái lon và bịch nước. Trông kinh quá.
|
Charlesquew |
|
|
đã là nén một trục rồi thì đưa vào ba trục nén để ra cái gì?. Chắc chắn là gọt rồi như kiểu gọt ba trục, còn khi đưa vào dao vòng có thể bác oanh sẽ bôi thêm một lớp bentonite đặc xung quanh dao hạn chế thấm ( mà tôi nghĩ bác chắc chỉ thí nghiệm ở 14 hoặc 28 ngày chứ 90 ngày có mà gọt bằng niềm tin) mà tầm 28 ngày thì thấm ở đâu ra chứ
|
ngoctrinh |
|
|
Em mới tìm được tài liệu này nhưng do nó tới hơn 7mb nên ko up lên được nên tôi đưa đường Link để các bác download về http://www.mediafire.com/?a8acci13y1v6voh
trong phần 4.8 nó có nói về tính cố kết và lấy Cvh = 2 Cvv. theo tôi hiểu là lấy = 2 lần hệ số cố kết của đất yếu. Mong các bác xem và giúp tôi với ạ!
|
AlfomzoMl |
|
|
Cái Cvh là Cv của đất theo phương ngang còn Cvv là Cv của đất theo phương đứng. Hai cái này có quan hệ khác nhau từ 2 đến 5 lần tùy theo màu sắc và mùi vị của đất chứ không phải lúc nào cũng khác nhau 2 lần đâu. Ngoài ra còn có loại Cvx nhưng chữ x không phải là xi măng mà hình như nó có nghĩa là Cv của đất theo phương ....xiên.
Phương pháp nghiên cứu của bạn là theo trường phái duy tâm chứ không theo duy vật. Bạn chắc mẩm một điều gì đó rồi đi tìm tất cả những gì để chứng minh là tôi đúng chứ không thèm quan tâm đến những gì dám nói là tôi sai. Bạn có khả năng làm nhà lãnh đạo chính trị nhưng khó có thể trở thành nhà khoa học được.
Khi đọc tài liệu nhớ xem kỹ cái ký hiệu Cvv và Cvh nó có ý nghĩa thực sự là gì chứ đừng có ngồi nghĩ rồi lại hiểu nó theo hướng duy tâm.
|
truongtiengka |
|
|
tài liệu của bạn haybk cũng chỉ là hướng dẫn của một project nào đó, cái ông viết cũng theo trường phái duy tâm bác NGOC_IBST ạ. Ông ấy bảo hệ số thấm tăng lên mấy trăm lần nhưng ko trích dẫn nguồn nghiên cứu nào cả.
Nếu haybk chưa tin thì có thể/nên tìm đọc nhiều tài liệu khác, có số liệu thí nghiệm minh chứng hẳn hoi, từ khóa cement stabilized soil permeability. Bạn sẽ thấy tính thấm của đất gia cố nó tăng giảm thế nào. Với việc gia cố bằng trộn vôi hay xi nói chung thì thường tính thấm giảm đi, có thể một số trường hợp tính thấm tăng thật nhưng là do đất bị xáo nhiều mà lượng xi trộn vào lại quá ít. Một số nc khác cho thấy rằng tính thấm tăng ở giai đoạn đầu ngay sau khi trộn (sau lại giảm), tn thấy mẫu nó ngốn nước nhanh, nhưng kỳ thực nó là do xi măng chưa đông cứng, vả lại chính thằng xi nó ngốn nước cho phản ứng chứ ko phải cho nước thấm qua.
@bác NGOC_IBST: Theo tôi thì theo trường phái duy tâm cũng vẫn có thể làm nhà khoa học được , tuy nhiên đọc sách duy tâm thì phải tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, quan trọng hơn là có cảm nhận, tư duy và suy luận trong đó. Chứ cứ theo duy tâm mà mê tín, mê muội thì mới hỏng, kiểu như hóng được cái gì cũng cho đó là chân lý ngay thì mới nguy hiểm. tôi có ngó (ko dám đọc >) một số sách về đạo, giáo, mang tiếng là duy vật nhưng họ viết có tính biện chứng rất cao.
|
MichelPurn |
|
|
Y minh la xac dinh do tham trong buong nen 3 truc voi dk da biet ve ung suat huu hieu va co ap dung ap luc nguoc. Minh nghi the nhung chua lam thu bao gio.
|
AlbertDOB |
|
|
Dạ thực ra tôi đang cần tính cho luận văn như thế nên cái nào có cái đó thì tôi tìm hiểu, không chắc chắc nên tôi mới tham khảo ý kiến của các bác
Bác Ngọc cho tôi biết Cv theo ngang = 2-5 lần theo đứng cụ thể như thế nào ko ạ?
|
profiltam |
|
|
Bạn nên có thói quen biết hoài nghi. Không nên tin ngay các ý kiến của người khác nhất là ý kiến của tớ.
Nghe vậy nhưng cần có các bước kiểm chứng bằng cách tìm đến các tài liệu đáng tin cậy để mà đọc. Và đây là tên các tài liệu đó. Bạn có thể tìm các cuốn đó trên Diễn đàn này và tải về mà đọc. Không có sự dễ dàng khi thực sự nghiên cứu khoa học đâu.
Đọc trong các cuốn này:
- Tôibankments on Organic Soils - J. Hartlen
- Consolidation of soft soil - R Larsson
|
240315 |
|
|
đọc qua cái mục này vui quá. tiếc là ngu ngơ quá nên chẳng thể hóng hớt được.
|
kiwisoda |
|