Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cho hỏi cách TK đài móng bè cọc??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cho hỏi cách TK đài móng bè cọc???

     Chào các ace diễn đàn cùng thầy Ngọc, cho e hỏi cách thiết kế đài móng bè cọc cho lõi thang máy như thế nào??? e có hình bên dưới, với khoảng cách cọc là 1.2m, cọc 30x30cm. e xin cảm ơn!     >
Có 42 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất
SpencerJalf
Mở hàng cái. Cọc 30x30 bạn lấy sức chịu tải bao nhiêu? Theo kinh nghiệm của tôi nếu nhà 9T trở lên và với mặt bằng này thì có lẽ là không đủ cọc, vì lõi thang rất lớn sẽ tập trung hầu như tải ngang do gió hay động đất, cả bè cọc của bạn có 88 cái sợ ít rồi.
SpencerJalf
Renatosymn
Thêm thông số đi bạn, đưa hình k mọi người sao giúp bạn được? Thân
Renatosymn
MichelPurn
Tính theo móng bè cọc, thì lúc chia tải thì thằng nào sẽ chịu lực. Quan niệm như thế nào mới thỏa, cọc chịu hay móng chịu. ? tôi đang thắc mắc chỗ này. Việc chia tải đó như thế nào mới thỏa?
MichelPurn
AlbertgeK Tốt nhất thì khi ta còn đang chập chững đi thì cứ cho cọc chịu tất cả. Lúc này thì giải như bình thường, nghĩa là cho tải ở trên tác dụng xuống đúng như nó truyền xuống (ở đây là xuống vách), rồi thì cho đài cọc có độ cứng đúng như độ cứng của nó, rồi thì cho cọc có độ cứng lò xo đúng như của nó (dựa theo kết quả TN nén tĩnh). Cách tính này thiên về an toàn. Bao giờ đi vững rồi thì mới tập chạy. Chưa đi vững mà đã tập chạy ngay thì nên mặc bộ quần áo phi công vũ trụ trước khi chạy để khỏi gãy tay chân và sứt môi bươu đầu.
AlbertgeK
DonaldMi Xong rồi :| Trong trường hợp này bạn mà nói với tôi "kinh nghiệm của bạn lấy hệ số an toàn = 10" thì tôi chấp nhận. Vì: - Bạn lấy đâu ra kinh nghiệm mà đặt hệ số 2 vào đấy? Bạn nên lấy =10. - Khi tính bè cọc: 1. Như thầy Ngọc nói: cho cọc chịu hết. 2. Cả hai cùng chịu. 3. Nếu cọc thối hết 100% thì có chuyện còn lại. Bạn đang muốn nói đến cách 2. Nhưng cách hiểu của bạn về cách 2 chưa đúng. Dồn hết cái tôi không biết vào hệ số an toàn, kinh nghiệm... trong trường hợp bạn muốn là chưa đủ. Vì: cọc và nền phải làm việc đồng thời.. Để làm chủ được nó thì...chém gió thôi, không phán căng như kẻ chỉ thế.
DonaldMi
53caugiay Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
53caugiay Tôi sợ bạn phán như thế, có bạn mắc cái tật đọc lướt rồi cứ y án Fs=2 thì tèo. Thế nên tôi viết bài xuống ngay dưới bài của bạn để các bạn khác còn đọc được lần sau đừng phán thế nhé, tôi chạy theo bạn nhiều quá không kịp là tớ...phanh bạn lại đấy
53caugiay
jinchan
Kiểu gì thì cọc và nền chúng nó cũng sẽ cùng chịu. Ở sát gần nhau thế bố ai mà chịu được, thế nào mà chẳng có tòm tem. Vấn đề là chúng nó chia nhau chịu bao nhiêu để mà tính thì rất khó. Đừng tưởng ở đây chỉ có chia cho 2 nhé (cọc và nền). Cùng loại cọc, cùng điều kiện địa chất đất nền nhưng chúng nó lại chịu không giống nhau đâu. Tất cả chúng nó sẽ tranh nhau kể công là bị chịu nhiều trong khi thực tế lại chưa chắc. Trong tất cả các phép tính cộng, trừ, nhân và chia thì phép chia được dạy cho học sinh cuối cùng bởi nó khó lắm. Chia 2 đã khó, chia cho số bị chia nhiều lên thì eo ơi cực kỳ khó. Không tin thì cứ quẳng cục tiền ra bàn và cho khoảng 5 thằng chứng minh xem ai xứng đáng được hưởng nhiều nhất mà xem. Kiểu gì thì cũng sẽ đánh nhau to. Tuy nhiên phép chia sẽ trở nên dễ nhất khi chia cho 1. Chỉ còn mỗi một việc là để chỉ chia cho một thì rất khó kiếm được cái để chia.
jinchan
fordthudo1 Hj con cũng có 1 chút tìm hiểu về cái thằng này, vấn đề chia tải đó con thấy no phức tạp thật. Con xin đưa vài cái ý kiến sau: 1. Nếu cọc chịu thì làm đài móng bè làm gì, làm luôn cái thằng khoan nhồi cho chắc . 2. Cái lò xo đó con nghĩ là làm theo sơ đồ winkler, thằng này con thấy nó ko đảm bảo. Nếu đó là nền đồng nhất thì chả sao, nhưng làm gì có thằng nào nó đồng nhất. Nên sai số sẽ rất cao... Con có vài ý như vậy, kiến thức con cũng còn hạn hẹp, mong thầy chỉ thêm ạ.
fordthudo1
trytrytr tr453434 Coi thằng cọc là lò xo Vin cờ lé thì chấp nhận được vì nó thường làm việc gần như là tuyến tính ở cấp tải thấp. Coi cái nền là Vin cơ lé thuần túy thì không ổn tí nào vì chúng nó ứ chịu như vậy đâu. Kiểu gì thì mấy cái thằng cùng là nền cũng sẽ cãi lẫn nhau, thậm chí có thể còn đánh nhau to khi có thêm sự xúi bẩy của cái thằng cọc ở bên cạnh.
trytrytr tr453434
fordthudo1 Thầy cho con hỏi chút ạ. Con có đọc được tài liệu nói về việc thiết kế cho " cọc trượt ", con chưa hiểu lắm về vấn đề này mong thầy giúp con ạ. Lúc đó có lẽ cọc và bè sẽ cùng làm việc....
fordthudo1
dolkihote Tôi cũng chưa biết có cái loại cọc này.
dolkihote
deptrainhatnha cái này còn phụ thuộc vào nhiều cái chứ a, cọc e ít nhưng đất tốt, kiểm tra lại thỏa hết và phụ thuộc chiều cao tầng nữa
deptrainhatnha
ClintomEa
e muốn hỏi là phương pháp giải để tính thép cho đài 1. sử dụng phần mềm (nhưng chưa biết dùng thế nào) 2.sử dụng cơ học kết cấu, cắt dãi trên đầu cọc, giải bài toán ngược, xem phản lực đầu cọc là lực tập trung như vậy có được không các bác
ClintomEa
thanhthuonghm Cái này là 1 chuyên đề về móng bè trên nền cọc thầy ạ, còn cái phát biểu con tô đỏ là được dịch từ tài liệu nước ngoài. Bài viết của Randolph về quan điểm thiết kế móng bè trên nền cọc ạ, tại hội thảo Cơ đất và nền móng tại Ấn độ 1994.
thanhthuonghm
MattieHek Hjc tài liệu này do tác giả ko cho share lý do bản quyền, ko con có thể nói rõ cho thầy dc ùi > Con xin lỗi....
MattieHek
controlledpills Bạn hỏi thầy hướng dẫn xem thầy kêu tính thế nào Thầy tôi kêu dùng phần mềm Safe,tính tay chỉ là biện pháp cuối cùng
controlledpills
thuymo Đồng ý. Nhưng cọc 30x30 thường là cọc ép không dài lắm (vì lúc đó sẽ vượt quá độ mảnh cho phép, mặt khác người ta cũng khuyến cáo không nên dùng quá 2 mối nối trên một cây cọc) nên sức chịu tải sẽ không lớn. Tôi chưa bàn những chuyện xa xôi như sự làm việc đồng thời giữa đất và cọc (khi cọc bị lún) mà chỉ muốn nhắc bạn xem lại đã đủ cọc chưa. Tôi vẫn nghĩ là không đủ cọc để chịu tải. Nói chung cọc 30x30 thì cũng chỉ nên lấy SCT khoảng 60T trở lại thôi. Chứ nếu khôngvkhi đi nén tĩnh mà không đạt có khi bạn lại phải chuyển qua phương án cọc nhồi đấy, nếu không thể bố trí được thêm cọc...Tôi đã gặp chuyện tương tự thế này rồi. Cuối cùng nhà chỉ có 9T mà đành phải dùng cọc nhồi rất tốn kém
thuymo
Alegowasea
Tôi sẽ làm một phép tính nhỏ để bạn thấy phương án dùng cọc nhỏ thế này chưa đạt hiệu quả: 1. Giả sử cọc dài 30m thì trọng lượng của cọc là: gc=1.1*2.5*0.3*0.3*30=7.4T 2. Kích thước đài 9.6x12.8 m, đài vách thang sẽ cao tối thiểu 1.2 (đài cột thì chỉ cần 1m là được) vì mặt bằng đài lớn, cần phải đảm bảo độ cứng của đài. Như vậy trọng lượng đài dồn xuống mỗi cọc là : 1.1*2.5*9.6*12.8*1.2/88=4.6T 3. Chiều sâu hố pit thông thường cỡ 1.4-1.7m trở lên. Như vậy mặt đài sẽ cách cốt 0.000 một khoảng giả sử là 1.5m. Trọng lượng riêng đất và nền tính trung bình cỡ 2T/m3. Vậy trọng lượng đất trên đài mà mỗi cọc phải chịu thêm là: 1.15*2*9.6*12.8*1.5/88=4.8T Vậy kết cục là, khi chưa chịu tải trọng công trình truyền xuống chân cột thì mỗi cái cọc đã phải chịu một lực là 7.4+4.6+4.8= 16.8T. Nếu sức chịu tải của cọc là 60T thì nó chỉ còn chưa đến 45T để chịu tải công trình nữa thôi. Vậy thì tính hiệu quả của nó đâu rồi khi mà tải trọng ở lõi thang thông thường phải tính đến hàng nghìn tấn?
Alegowasea
kiwisoda
e đã biết rồi, e đang thắc mắc ở đây a tuantl có thể giúp e không, e đang mắc là tính đài móng như thế nào?
kiwisoda
profil7 Bỏ qua phản lực của đất nền (có thể là nhỏ vì móng cọc nói chung là lún rất ít) bạn có thể mô hình đài móng như một tấm dày, trong đó các cọc được thay thế bởi các phản lực lò xo (spring). Độ cứng lò xo này bạn có thể tham khảo cuốn SAP 2 của Bùi Đức Vinh. Khi đó bạn sẽ có nội lực của đài móng và tính thép. Còn có phương pháp giàn ảo (như trong DTU của Pháp, phương pháp này cũng được dùng để tính móng đơn hoặc móng băng) để giải nội lực của đài. Theo tớ, thì tất cả các phương pháp trên đều không có độ chính xác cao nên cái chúng ta luôn cần là có sự tính lũy kinh nghiệm để có thể phán đoán chính xác ứng xử của kết cấu.
profil7
Stevennefs
cái đề tài này có lẽ đã bàn nhiều rồi nhỉ . Không chỉ 1 topic . Móng lõi thang máy cũng là topic hao hao giống topic này . Chủ thớt nên xem trong diễn đàn đã có chưa . Có thể nhiều nickname đã có trao đổi những thắc mắc của bạn . Kinh nghiệm thiết kế loại này thì tôi có vài ý kiến như sau . Bạn xem xét áp dụng được thì làm không thì hỏi tiếp các chuyên gia khác : + QUan niệm xem cọc và nền đất đều tham gia chịu lực . Tức là khi có lực tác dụng xuống nền móng . Đài tựa lên cọc và cọc làm việc chịu a% và nền đất chịu 100-a% . Nhưng a xác định thế nào thì đó là đề tài còn có thắc mắc nhiều . + Vấn đề ứng xử giữa khối đất trên mũi cọc với cọc được quan niệm là 1 khối cứng ( Khối móng quy ước) . Khối móng này hiện nay đang mổ xẻ để nguyên cứu và chúng chưa có kết quả cuối cùng . Khi kích thước đài quá lớn nằm trên cọc . Và khoảng cách cọc cũng khá lớn . Lúc này đài có thể biến dạng đáng kể thì phản lực đất nền lúc này sẽ tác dụng vào đài cọc . Khi đó mới có thể xem nền đất tham gia chịu lực . + VỚi khoảng cách 3d như thiết kế thì có thể nói đài ít biến dạng . Ngoại trừ các cọc bị lún thì đài mới biến dạng . Lúc này phần đất giữa các cọc sẽ làm việc . Nó làm việc không theo quan niệm của winler nữa . Mà là phi tuyến --- . Có thể nó sẽ trồi xụt , nén, keo --- đủ kiểu . + Thiết kế thực hành cần an toàn . Độ lún các cọc thiết kế gần như rất ít lún . Đất giữa các cọc không có cơ hội phát huy khả năng của tôi . Thiên về an toàn và cũng không tốn kém lắm thì nên xem đài tiếp xúc toàn bộ với cọc và không có đất nền tham gia . + Các cọc có thể quan niệm là gối loso với hệ số Kspring = P/S . Thông thường nên lấy P và S ở chu kỳ đầu . Và P là SCT theo thiết kế và S là độ lún đối với P này . Và thường tại chu kỳ đầu này . Độ lún của cọc là tuyến tính với cấp tải . Vì thể áp dụng Loxo không có gì là sai . Và độ chính xác cũng tương đối chấp nhận được . + Một khi bạn quan niệm nền đất có tham gia . Như thế Knen sẽ khó xác định . Bạn không thể áp dụng mấy công thức trong sách vở để áp dụng cho loại Knen này được . Vì những công thức đó tính toán thí nghiệm từ nền đất không có cọc . Bạn chỉ có thể dám lấy Knen khi bạn thí nghiệm trên nền đất đã đóng cọc và các đầu cọc không chuyển vị ngang . Nhưng đều này không thực hiện được . Nếu có thực hiện được cũng khá tốn kém và không cần thiết . Có thể bạn sẽ thí nghiệm trên mô hình ảo ( palxis 3d) nhưng đó chỉ là nguyên cứu và để cho ra Knen áp dụng cho dự án thực tế thì cần kiến nghị --- . Thay vì thế bỏ quách khả năng chịu tải của nền trong trường hợp này thì khả thi hơn .
Stevennefs
anhtuannguyen0904 Theo sách thầy Võ Phán thì lấy K= Pi/Si Với Pi là phản lực đầu cọc thứ i Si là độ lún của cọc thứ i( độ lún đàn hồi),thường lấy độ lún đán hồi của cọc bằng khoảng (0.4-0.6) lần độ lún lâu dài của cọc.
anhtuannguyen0904
ngoctrinh
Thấy mấy bác phán vụ này sôi nổi quá, cho tôi hỏi 1 câu. Trong 1 công trình các móng làm việc trên cùng 1 điều kiện địa chất, tôi thấy mọi người thường tách ra giải từng móng 1, Vậy có đúng không. Nếu dùng sap hoặc etabs mô hình 1 công trình sao ta không mô hình từ phần móng tới phần thân luôn mà tách ra làm gì (khi ta có thể). Dù biết rằng mỗi phần mềm đều có đặc điểm riêng cho từng kết cấu nhưng như vậy có quá lãng phí k? Thân
ngoctrinh
Happyspringla2007 Tôi cũng đang làm tới bước này... Nhưng không biết độ lún lâu dài của cọc được xác định ntn?!
Happyspringla2007
trannguyen1602 Tôi lấy 0.5 lần độ lún tổng thể của đài bè cọc.
trannguyen1602
CharlesEn Tôi cũng định làm như này... lấy 0.5 lần độ lún của MKQU... Mà thầy hướng dẫn tôi nói là không chính xác. Tôi có tham khảo tài liệu của KS.Phan Huy Đông - Nghiên cưu sự làm việc đồng thời móng băng, bè cọc và nền đất - có giới thiệu pp tính độ lún cọc đơn theo Gambin nhưng có vẻ hơi phức tạp... @.@ Không biết có mọi người ai có cách tính khác không nhỉ?!
CharlesEn
nguoixau Tôi cũng đã được đọc một bài viết về sự làm việc đồng thời của cọc và đất đài, tác giả bài này đề cập việc tính toán dựa vào độ lún, tức là giả xử cọc chịu 70% tải trọng còn đất nền chịu 30% thì dựa vào đó ta tính lún, nếu lún của cọc bằng lún của đài thì ok, không thì lại giả thiết lại, và theo nhiều ví dụ thì nền đất tốt thì chịu khoảng 20-30% tải trọng (nền càng tốt thì càng chịu được nhiều). Tôi thấy cái lý thuyết này cũng hay. Mong nhận được góp ý.
nguoixau
duancuacuon Cái câu chuyện này còn rất nhiều điều phải bàn: 1. Vì móng cọc lún rất ít nên còn phải xét xem liệu nền có cơ hội "làm việc" không, hay là sự làm việc của nền rất nhỏ có thể bỏ qua!? 2. Vì móng cọc thường chịu tải lệch tâm nên trong cả trường hợp móng cứng (bị nghiêng) lẫn móng mềm (biến dạng phức tạp) thì liệu có thể đưa toàn bộ đất dưới phạm vi móng chịu tải hay không, hay chỉ là một phần nào đó? 3. Nếu kể đến sức chịu tải của nền khi móng cọc lún nhiều thì cũng chưa đủ cơ sở để tính toán vì có quá nhiều thông số tham gia vào bài toán này...
duancuacuon
Bernardmt -chính vì móng cọc lún ít nên tải mới truyền cho móng cọc nhiều, diện tích đế móng lớn hơn rất nhiều so với diện tích cọc nên khi lún 1 ít thì nền đã chịu cũng khá nhiều tải trọng rồi bạn ah. đây là bài toán giải theo phương pháp thử mà, tôi đã nói là phần nền càng chịu nhiều khi nền càng tốt. -Còn chuyện các tham số tôi công nhận, 2 loại móng khác nhau thì sẽ có những bất cập trong tính toán nhưng bây giờ nếu tính thì ta chấp nhận coi 2 phương pháp tính là như nhau về mặt giải thuyết. Với các tham số cần thiết được thí nghiệm cụ thể. -khi tính lún cho móng cọc ta coi toàn bộ móng cọc là một khối mà. -Với chiều cao móng đài lên đến 1m thì tôi nghĩ đủ cứng để coi là cứng tuyệt đối.
Bernardmt
profillinkmuoimot11 Cái tô đỏ này thì khó có thể chấp nhận được là chúng như nhau bởi cái việc tính lún của cọc và tính lún của cái móng nông (bè) là chẳng giống nhau một tí tẹo nào cả. Và bởi vì tính lún khác nhau nên độ cứng K nền cũng sẽ khác nhau. ===> Rất khác nhau.
profillinkmuoimot11
StephenDAK
Đang cố gắng viết một quyển sách về vấn đề này. Đang làm thí nghiệm và FEM để kiểm tra kquả. ACE đợi mua ủng hộ giúp tôi nhe. Tạm thời bạn cứ cho cọc chịu tải 100% là an toàn nhất. Vì tôi đã thử đo áp lực dưới bè cho trường hợp đất yếu trên mặt thì thấy gần như = 0. Chưa thử với đất cứng trên mặt. "Cọc trượt" dịch không đúng ! có lẽ trường hợp này tác giả theo quan điểm tất cả các cọc đều đạt trạng thái cực hạn (cọc giảm lún). Đây là quan điểm kinh tế (giảm số lượng cọc) nhưng không an toàn và chưa được kiểm chứng bằng thí nghiệm (mặc dù có 1 số công trình ở Đức đã dùng). Bạn nên tìm đọc quyển: "Thiết kế và ứng dụng của móng bè" xb năm 2000. Tôi có sưu tập khá đầy đủ tài liệu nói về móng bè cọc từ năm 1957 đến hiện tại (khoảng 300tài liệu). Không thể áp dụng công thức tính tay họ đề xuất vì chỉ đúng cho đất họ làm thí nghiệm.
StephenDAK
hoibmtose005 Tôi công nhận rằng 2 pp tính lún là khác nhau, nhưng bây giờ cho bạn tính độc lập, coi như đó là 2 móng riêng thì bạn sử dụng 2 công thức đó để tính vậy là vô tình bạn cũng đã công nhận 2 pp đó đều tính đúng phải không, như vậy đồng nhất 2 pp tính đó thì cũng không có gì vô lý cả.
hoibmtose005
thietkelogo
nhưng cuối cùng cách tính thép đài móng này như thế nào, tính bằng tay hay dung safe để tính. mong các bác hướng dẫn cụ thể. vì cái này cung bàn nhiều rồi mà vân chưa thấy nên không biết làm sao mà
thietkelogo
DanielEi Hai cái phương pháp tinhluns cho cọc và cho đài này không thể gọi nó là đồng nhất được mà được tính theo điều kiện đồng chuyển vị (lún). Từ điều kiện đồng chuyển vị người ta mới có thể xác định được cụ thể cọc và đài chịu bao nhiêu lực từ công trình truyền xuống chứ không thể dùng nghị quyết chi bộ để ép chúng nó chịu bao nhiêu phần trăm được bởi vì có ép chúng cũng ứ chịu mà chúng nó cứ làm theo cách của chúng nó.
DanielEi
profilmuoisau16 Cách tính loại móng này thì có nhiều cách. Ứng với mỗi cách sẽ cho các kết quả khác nhau. Bạn có thể sử dụng bất kẻ cách nào miễn là bạn làm chủ được cách đó và được chấp nhận. Cách đơn giản nhất là quên cái anh móng bè đi cho cọc chịu hết. Mặc dù nó chưa đúng với thực tế nhưng cách này là có thể chấp nhận được vì nó thiên về bi quan (an toàn). Với mục đích giảm giá thành công trình, người ta quan tâm đến cái phần móng bè đỡ tải để giảm số lượng cọc trong công trình. Lúc này là bắt đầu có lắm chuyện và vì thế mọi người đang bàn đến cái lắm chuyện này. Và vì đang trong giai đoạn chưa được khẳng định hoàn toàn tính đúng đắn của các phương pháp khác nhau nên bạn sẽ thấy nó lùng bùng, lằng nhằng.
profilmuoisau16
RaymondEr Theo tôi thì cứ lấy 0.5 lần độ lun tổng thể để tính ra độ cứng lò xo K giả thiết.Sau đó xem lại cái chuyển vị ở đầu cọc xem có gần bằng với độ lún tôi đã tính ở trên không.Nếu không thì điều chính K sao cho 2 giá trị đó bằng nhau(tính lặp). Xem chuyển vị đầu cọc bằng cách vô show table/nodal displacement
RaymondEr

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thí nghiệm PDA cọc KN    (có 15 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ góp ý về bài viết cọc chịu tải ngang    (có 20 câu trả lời)
       Vấn đề về Pmax, Pmin?    (có 15 câu trả lời)
       Móng 2 cọc Pmin < 0?    (có 15 câu trả lời)
       SCT cọc theo VL?    (có 18 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cho nhà thép 3 tầng.    (có 9 câu trả lời)
       PA khả thi móng?    (có 5 câu trả lời)
       PA khả thi móng cọc ?    (có 10 câu trả lời)
       Sự làm việc của cọc và đài móng    (có 33 câu trả lời)
       Bê tông cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Quan điểm tính móng kép?    (có 10 câu trả lời)
       Móng cọc cho Cống hộp dân sinh?    (có 6 câu trả lời)
       Chiều rộng khối móng quy ước?    (có 18 câu trả lời)
       Bản vẽ thi công đóng cọc bê tông cốt thép?    (có 8 câu trả lời)
       Thi Công cọc khoan nhồi?    (có 12 câu trả lời)
       Khả năng chịu lực của cọc?    (có 11 câu trả lời)
       Sức kháng "ma sát" bên của cọc.    (có 104 câu trả lời)
       Cách tính toán chiều dài chịu uốn của cọc?    (có 7 câu trả lời)
       Cos dầm móng và cos đài móng?    (có 25 câu trả lời)
       Sách cọc ứng suất trước?    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top