thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường... - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...
thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường,theo các anh chị thì thí nghiệm nào xác định trạng thái của đất chuẩn nhất,nghe nói thí nghiệm SPT ở Việt Nam thì chuẩn chỉ 30-:-40%.
Kỹ sư mà ko biết quy trình về thí nghiệm địa chất có nên làm chủ nhiệm đồ án ko?
Kỹ sư địa chất làm về địa chất 10 năm rồi mà đi hỏi cách thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý của đất,bắt TNV fải chỉ nữa thì bó tay,nếu kỹ sư như vậy thì đi chết cho rồi,tôi thấy có nhiều kỹ sư ko có năng lực mà hay nổ bom lắm,có anh tôi nào chỉ tui cách test mấy kỹ sư đó ko?test sau mà ko biết cách trả lời luôn đó
Có 67 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
Trước đây thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường thường cho kết quả khác nhau do rất nhiều nguyên nhân (dân ĐKT chắc biết). Gần đây với sự ra đời của các thiết bị đo biến dạng cục bộ (local strain measurement) đo biến dạng của đất cứng và đá mềm với eps dưới 0.001%, khoảng cách đó gần như bị xóa nhòa. Hiện nay chưa có thí nghiệm nào test trạng thái của đất chuẩn nhất vì sự hạn chế của thiết bị đo cũng như trình độ của kỹ thuật viên. Cái khó khi thí nghiệm là không biết giải thích kết quả. Câu trả lời duy nhất là phải TN làm lại nhiều lần và viết paper.
|
53caugiay |
|
|
Sắp xếp theo độ tin cậy từ cao xuống thấp:
-Xuyên tĩnh CPTu
-Nén ngang (pressuremeter test)
-Cắt cánh VST
-SPT
|
ngoduong89 |
|
|
Trong ngành xây dựng ở VN hiện nay, thí nghiệm SPT được sử dụng phổ biến hơn cả cả, nhất là khi khảo sát ĐKT cho các công trình cao tầng cần khoan+xuyên với chiều sâu lớn (khoảng trên dưới 50 m). Thí nghiệm CPT thì chỉ cho giá trị tin cậy trong khoảng trên dưới 30 m thôi. Các thí nghiệm cắt cánh và nén ngang rất ít dùng, không biết các ngành khác thế nào.
|
ArthurGip |
|
|
Bác Huy: SPT phổ biến vì là nó dễ làm. Chứ còn chất lượng thì tam toạng lắm. Thành thử muốn dùng kết quả thí nghiệm cũng phải correct chán chê mới được. Cắt cánh cũng là một dạng thí nghiệm thô thiển như vậy. Xuyên tĩnh CPT và nén ngang nếu mà so với 2 ông kia thì tinh xảo hơn nhiều.
Bác Duongtn: Kỹ sư không nhất thiết phải biết cụ thể trình tự thao tác làm thí nghiệm như thế nào nhưng chí ít phải hiểu được nguyên tắc. Với lại cái nghề này biết nổ một tí cũng hay của nó . Kỹ sư xây dựng chứ có phải rocket scientist đâu, phỏng bác?
P/S - Cuối năm mừng tuổi cháu nhà bác Huy một phiếu rồi nhé
|
MrAn12345 |
|
|
Em các bác hiện cũng đang dính 1 quả đất trương nở nhưng xem hồ sơ địa chất của các cụ thì thấy giấu tiệt mấy cái hình trụ hố khoan lẫn các kết quả thí nghiệm thế mà vẫn lọt phê duyệt báo cáo. Các bác ĐCCT nhà tôi khá thật. Ấy là chưa truy đến mấy cái tọa độ hố khoan.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
|
To hieunghi, cuối cùng kết quả ra sao hả bác Tôi rất cần biết thông tin về cái vụ thiết bị này. Cám ơn.
|
BarbaraEr |
|
|
Khi nào có kết quả cuối cùng tôi sẽ post lên cho anh em.
|
mucangchai |
|
|
Kỹ sư chủ nhiệm đồ án có phải biết tất cả các kỹ thuật thí nghiệm ĐKT không? theo tôi trả lời như bác Phạm là đúng, vì:
Thực ra, khi thiết kế kết cấu công trình, thường nhiều kỹ sư thiết kế chỉ làm việc trên kết quả báo cáo thẩm tra của đơn vị khảo sát là chính (đó là theo pháp luật qui định), nhưng vẫn cần biết nguyên tắc và độ tin cậy của các cách thí nghiệm.
Hiện nay, có nhiều qui trình thí nghiệm rất khác nhau, ví dụ ngay cả việc nén tĩnh cọc thì cũng có nhiều kiểu nén, vì vậy, dù kỹ sư tư vấn không biết hoặc biết rồi mà vẫn yêu cầu TNV trình bày lại (để biết hay để kiểm tra hiểu biết của người thí nghiệm) cũng là điều tốt. (các bạn cứ làm việc với tư vấn nước ngoài sẽ thấy họ làm như vậy, cái gì cũng hỏi hết)
Không ai có thể biết hết mọi điều, kỹ sư thiết kế móng có khi còn biết rõ móng hơn chủ nhiệm đồ án, và TNV lại biết rõ thao tác thí nghiệm hơn kỹ sư móng là điều bình thường.
|
Freddievaw |
|
|
Tôi là thành viên mới, xin được phép có vài lời mạn đàm.
Theo thiển ý của tôi, các kỹ sư ngày nay phải có những hiểu biết nhất định về công tác khảo sát-thí nghiệm. Rất nhiều công trình ngày nay không bền vững vì lý do: khảo sát-thí nghiệm ĐKT thiếu nội dung, phương pháp không đúng, không phù hợp hoặc các số liệu khảo sát ĐKT không đủ độ tin cậy. Các thử nghiệm nên thiên về các phương pháp thử nghiệm hiện trường, sẽ có độ tin cậy cao hơn, phản ánh đúng tình hình làm việc thực tế của nền đất hơn. SPT là một phương pháp dễ làm, chi phí thấp, nhưng với cách làm và quy trình VN hiện nay thì...cũng chỉ để cho vui thôi.
Xin cám ơn quý vị.
|
EfrainKl |
|
|
Xin cám ơn Bạn PhanTuHuong (xin phép được xưng hô như vậy) đã có hồi âm nhanh chóng.
Quan điểm cá nhân của tôi, công khảo khảo sát ĐCTC-ĐKT phải được đặt ở một vị trí thích đáng trong quá trình KS-TK và cả trong quá trình thi công nữa; và chi phí cho công tác này dù có đắt gấp nhiều lần đi chăng nữa (so với những chi phí dành cho "nó" hiện nay) cũng phải chấp nhận, không thể làm hời hợt được.
Tôi cũng đã gặp không ít dự án đầu tư xây dựng cầu đường, vốn đầu chục tỉ, hàng trăm tỉ, nhưng tiến độ thi công vô cùng chậm chạm do công tác KS ĐCCT-ĐKT không được đầu tư đúng mức, nhiều dự án đã có những như hỏng từ rất sớm (mà nguyên nhân chính là các số liệu KS ĐCCT-ĐKT không đúng , không đủ do nhiều nguyên nhân). So với vốn đầu tư cho một dự án xây dựng (đặc biệt là cầu đường), chi phí cho công tác ĐCCT-ĐKT có đáng là bao!
Một điều đáng nói nữa ở đây là khi công trình gặp sự cố, mọi "tội lỗi" thường được đổ lên đầu Nhà thầu thi công, chứ mấy ai đổ lỗi cho đơn vị KS-TK không có Đề cương KS ĐCCT-ĐKT đầy đủ hay Chủ đầu tư (đôi khi Đề cương KS đầy đủ nhưng các vị này các cắt nội dung, khối lượng để "giảm chi phí").
Việc lập đề cương KS ĐCCT-ĐKT thường do các Chủ nhiệm đồ án thiết kế. Các vị này nếu không có các hiểu biết về công tác KS ĐCCT-ĐKT, không có những thông tin mới về các PP KS ĐCCT-ĐKT hiện đại ngày nay, liệu có đưa ra được các yêu cầu KS ĐCCT-ĐKT đúng mức?
Xin Bạn cho thêm ý kiến bình luận về độ chặt của đất được xác định thông qua thí nghiệm SPT.
|
StevenKl |
|
|
Theo bạn, kết quả xác định độ chặt của đất (dung trọng của đất) trong lỗ khoan thông qua thí nghiệm SPT có sai khác thế nào so với đất ở trạng thái nguyên dạng?
|
quyetthang122 |
|
|
Khái niệm độ chặt ngoài hiện trường do bạn đề cập trong bài viết nên tôi mới thấy lạ (vì vậy phải mở ngoặc thêm từ dung trọng).
Theo chỗ tôi được biết thì hiện nay chúng ta đã đồng nghĩa độ chặt với dung trọng khô thực tế đạt được ở hiện trường sau quá trình đầm nén.
Còn để xác định độ chặt đầm nén K ngoài thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn (thí nghiệm xác định tương quan dung trọng khô - độ ẩm) còn phải tiến hành thêm các thử nghiệm dung trọng ẩm và độ ẩm của đất ngoài hiện trường bằng các phương pháp:
- Dao đai;
- Phao Cô-va-li-ép;
- Phễu rót cát;
- Bao mỏng;
- Dùng thiết bị đồng vị phóng xạ.
Cám ơn Bạn đã có những trao đổi.
|
bachtuu |
|
|
Em biết cả hai bác, mà hai bác lại chưa biết nhau, hìhi (Em chỉ dám bật mí tý tẹo thế thôi). Bác nbc cứng cựa lắm đấy bác PhanTuHuong ạ, cũng gõ đầu SV như bác zậy thôi, có phần lâu năm hơn, chứ nói "Bạn chắc ko phải là dân ĐCCT-ĐKT nên ko phân biệt được khái niệm độ chặt và dung trọng" là chưa chuẩn lắm đâu.
Em chỉ xin đá đẩm ngoài lề một chút (thông tin vỉa hè), hình như Trường Mỏ-Địa chất hiện đang có một dự án thành lập một Viện mới sẽ được trang bị nhiều thiết bị đo đạc phục vụ ngành Địa kỹ thuật, trong đó có những thứ mà các bác đã bàn. Tôi mừng quá bác ạ. Kính.
|
bachtuu |
|
|
Cám ơn Bạn ToanDF đã có lời giới thiệu chúng tôi với nhau.
Mảng ĐCCT-ĐKT tôi cũng mê lắm, nhưng hiểu biết còn hạn chế quá. Mong được các anh chị trên Diễn đàn chỉ giáo thêm.
|
levantrai |
|
|
Theo tôi hiểu thì cần phân biệt độ chặt của đất dính với đất rời.
Khi thiết kế đập đất đầm nén, người ta quan tâm đến đất dính vì có khả năng chống thấm tốt. Độ chặt (hay còn gọi hệ số đầm nén) là tỷ số của dung trọng khô thiết kế yêu cầu đất đắp thân đập so với dung trọng khô lớn nhất đạt được bằng đầm thí nghiệm Proctor trong phòng.
K=gamma ktk/gammakmax. (K>0.95 đến K>0.97)
Đối với đất rời, có người đã đặt vấn đề đắp đê, đập bằng đất rời nhưng bị phản đối kịch liêt, lý do là mất ổn định thấm. Về vấn đề xác định độ chặt cùa đất rời, xác định gamma thiết kế của vật liệu này ra sao? các bác thảo luận cho vui.
Riêng với cát, độ chặt được thế giới định nghĩa như sau
D=(emax-e)/(emax-emin)
Xem ra vấn đề độ chặt của đất cũng không đơn giản nhỉ.
|
thanhtruc |
|
|
Theo chỗ tôi được biết thì giá trị D như bạn Toyoura đã nêu được gọi là độ chặt tương đối thì phải. Còn độ chặt K (hệ số đầm nén) đạt được sau quá trình đầm nén đất lại là khái niệm khác. Chỗ này có đôi chút hiểu nhầm của tôi về bài post của Bạn PhanTuHuong, thành thật xin lỗi các anh chị (thực chất tôi là dân cầu đường nên nói đến độ chặt lại hiểu ngay là K chứ không phải là D).
Kính cáo!
|
Arthumters |
|
|
Độ chặt, hệ số đầm nén k, chính là khác niệm như bác toyoura đã nói, chỉ khác về ký hiệu có khác chắc là do nguồn sách vở mà thôi.
Nói chung về thí nghiệm đất thì "không thể nói phương pháp thí nghiệm nào chính xác hơn phương pháp nào" tất cả các phương pháp đều có cơ hội như nhau (hic, nếu không như thế thì người ta đã có thể bỏ hẳn đi các phương pháp không tốt rồi. Cái này cũng như hàng hóa, ví dụ xe hơi chẳng hạn, cái xe Hàn nó không tốt lắm nhưng vẫn dùng làm taxi tốt mà, xe Đức nó tốt nhưng nó đắt, xe Nhật nó là trung dung...,).
Tùy vào yêu cầu thiết kế, các chỉ tiêu cần sử dụng, mà kỹ sư kết cấu ra yêu cầu đặt hàng cho kỹ sư địa kỹ thuật thực hiện thí nghiệm.
Đơn cử như thí nghiệm bàn nén, nếu dùng cho thiết kế mặt đường thì OK, nhưng dùng cho thiết kế móng nông thì ko được, thí nghiệm trên đất tốt thì OK, nhưng đất yếu thì không dùng được vv và vv.
Vì thế nếu không căn cứ vào một công trình cụ thể thì không thể phán rằng thí nghiệm nào tốt hơn thí nghiệm nào được.
|
noithatap |
|
|
Chỗ này xin phép được bàn luận với bạn XuanThuy thêm chút xíu (nếu không bị chê: thằng cha này nói dai... ).
Rõ ràng mỗi phương pháp thí nghiệm đất đều có những ưu nhược điểm riêng, phạm vi sử dụng riêng...nhưng có lẽ cũng có phương pháp này có độ tin cậy cao hơn phương pháp kia chứ nhỉ. VD: thí nghiệm độ ẩm của đất chẳng hạn.
Tôi cũng được biết hiện nay toàn bộ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đều sử dụng ASTM D1194 để xác định sức chịu tải của nền đất dưới móng nông đấy ạ.
|
tontai |
|
|
kekeke, nói thì nói luôn:
1) với cùng một chỉ tiêu: vd: độ ẩm của đất: thì có nhiều "phương pháp thí nghiệm" (test method) khác nhau để xác định cùng một chỉ tiêu đó là "độ ẩm của đất". tùy yêu cầu xác định để làm gì (xây dựng hay trồng trọt hay gì đó vv. Nếu về xây dựng, đó là đất bùn hay cát vv..., thì người ta mới chọn phương pháp thích hợp. ví dụ đất nhiều mùn mà chọn phương pháp sấy thì... toi, đúng không?).
2) ở trên chúng ta đang nói đến việc đánh giá khả năng chịu lực của đất nền bằng các chỉ tiêu khác nhau (criteria) (thông qua các loại thí nghiệm khác nhau, vd SPT, Load Test, Consolidation Test vv). Cái này khác với phần 1 (từng test method).
3) Thì nghiệm bàn nén ASTM 1194-94 chỉ thử nghiệm trên một bàn nén nhỏ hơn diện tích móng nông nhiều lần, vì thế ứng xử của đất nền dưới móng sẽ khác dưới bàn nén. Nếu là nền đất tốt (như ở Dung Quất), thì kết quả có thể xài được. Nếu dùng cho nền đường xe ô tô thì vẫn tốt, vì diện tích vệt bánh xe cũng nhỏ thôi.
4) Tiêu chuẩn ASTM 1194-94 đã bị hủy bỏ từ năm 2003, không còn giá trị gì ở Mỹ nữa, chắc chắn là vì tính không đại diện của nó (WITHDRAWN, NO REPLACEMENT). Nếu ở ngoài Dung Quất còn dùng vì là... Dung Quất ở Việt Nam, chứ không phải ở Mỹ.
|
JacimtoCogy |
|
|
Chào các bác,
Em thấy cái khảo sát địa kỹ thuật nó làm sao ấy, cả một tập hồ sơ dày cộp có khi chỉ dùng đúng mỗi trang.
- Tính SCT cọc theo 205-98 chi xem lấy độ sệt(sét) độ chặt (cát)
- Theo 272-05 lại lấy SPT là chủ yếu
Su ( làm nhiều xiền quá, mà số liệu tính ra lại mâu thuẩn, hôm trước tôi vừa làm thí nghiệm bình thường theo TCVN, rồi gửi mẫu đi HCM làm Su cuối cùng chả sài được gì nhiêu... chỉ tham khảo qua lại rồi từ kính nghiệm tương tư...tính ra con số SCT phù hợp....kết thúc)
Làm thế nào đây để thí nghiệm địa kỹ thuật thât sự đáng tin cậy, mong các bác cùng bàn bac.
|
GordonEt |
|
|
Thực là tôi cũng chưa biết cách nào khác ngoài việc dùng tủ sấy để thí nghiệm độ ẩm của đất chứa nhiều mùn hữu cơ (tuy nhiên dùng nhiệt độ sấy thấp hơn các loại đất thông thường và thời gian sấy dài hơn), xin Bạn chỉ giáo giùm.
Cám ơn Bạn.
|
BrandonMr |
|
|
có ai cắt nhanh bùn hữu cơ có độ chính xác cao đuọc ko vậy,xin chỉ giáo? Bùn sấy dưới 90 độ C thời gian lâu là đúng rồi Bác nbc ơi,có cách khác nữa,mà thiết bị mắc wá sau mua nỗi.
|
kiwisoda |
|
|
Hì hì...anh Leocay bí hiểm quá! Chia xẻ cho anh tôi "kho" của Anh tí đi.
|
mtv_0201 |
|
|
Dùng hóa chất thử ẩm, trong xây dựng cũng có loại thiết bị như thế. Giá khoảng 2000$ cái + hóa chất thì mua dài dài.
Còn nhiều cách khác nữa trong nhiều ngành kỹ thuật khác nhau. Cách sấy là cách kinh điển nhất.
|
controlledpills |
|
|
Bạn XuanThuy cho hỏi có phải phương pháp này không ạ?
>
>
Phương pháp này tôi còn lờ mờ lắm, xin được chỉ giáo thêm.
|
plantandzombi |
|
|
mấy người Nhật hay dùng thiết bị đó để kiểm tra,nhưng độ chính xác ko bằng tủ sấy,hihi Bác nbc vào website của công ty Gilson xem thiết bị thử coi có trong đó ko
|
puma12 43 |
|
|
2 các bác,
trong khi anh tôi tôi bàn tán về cái phương pháp xác định độ ẩm trên thì ngoài hiện trường, theo tôi biết, anh tôi đi thi công họ làm ầm ầm từ lâu rồi. Thực ra đây là một phương pháp xác định nhanh tại hiện trường và đúng là thiếu chính xác như bác leocay nói. Nguyên tắc là dùng loại hóa chất có khả năng hút ẩm cực mạnh (hình như là đất đèn), cho vào bình kín cùng với đất cần thí nghiệm + vài viên bi sắt -tất nhiên là cũng cân kẹo như thường, rồi lắc....càng khoẻ càng tốt. Mục đích là để cái thằng hóa chất đó hút tối đa nước trong đất. Sau đó cân lượng đất đã khô... rồi tính tương tự sấy. Phương pháp này tương đối thuận tiện khi thi công, tất nhiên là tương đối có thể quyết định được là độ ẩm, độ chặt đã đạt chưa. Nếu cứ đem về nhà mà sấy thì lại mất cả ngày, có khi mấy bác ở nhà bảo chưa thí nghiệm xong vì mất điện cũng nên. Còn nếu đốt ngay hiện trường thì cũng rứa, mà làm thí nghiệm ngoài hiện trường nóng lắm các bác ạ, trời nắng nên TN càng nhanh càng tốt. Xong sớm, nghỉ uống nước sớm, để thời gian mà.... giao lưu với bên thi công. Tôi đã thử giữa TN này và TN sấy trong phòng với đất cát, thấy nó cũng chênh nhau ít thôi (1-3%). Tất nhiên độ ẩm xác định bằng pp sấy sẽ cao hơn. Đem kết quả TN lắc cộng thêm số dư đó vào, nếu thấy độ chặt đạt thì cứ cho anh tôi thi công đầm tiếp, khoẻ re.
Bác nào làm với đất sét rồi thì cho ý kiến kinh nghiệm với nhé.
Em mới vào, nói hơi nhiều, do văn tôi thiếu súc tích. Các bác thông cảm.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Thế thì mấy cái đồng hồ trên dụng cụ để tôi đọc cái gì bạn wasabi nhỉ?
|
Alewohabee |
|
|
em xin trả lời câu hỏi bác nbc
Em có nhầm chút và chưa trình bày rõ thí nghiệm. Các bác thông cảm.
Thực ra cái đồng hồ đó là để đọc giá trị phần trăm nước theo khối lượng đất ướt, cái số đọc này phải đem quy đổi thì mới tính được độ ẩm. Có biểu đồ quy đổi đấy bác ạ, có thể xem tiêu chuẩn ASSHTO T217. (giá trị chênh lệch mà tôi nói giữa thí nghiệm sấy trong phòng và TN "lắc" chính là tương đương với giá trị hiệu chỉnh từ phần trăm nước theo khối lượng đất ướt với độ ẩm thí nghiệm theo phương pháp sấy. Giá trị đọc càng cao thì, giá trị hiệu chỉnh càng lớn. 1% đến 3% theo kinh nghiệm của tôi làm thì chỉ đúng tương đối cho đất cát thôi, chứ máy móc dùng cái đó cho đất loại sét thì toi đấy bác ạ. >
Nguyên lý thí nghiệm cũng không phải hóa chất (CaC2) hút ẩm mà là nó tác dụng rất mãnh liệt với nước (CaC2 + 2 H2O → C2H2 + Ca(OH)2 ).
Qua đây mới thấy, kinh nghiệm chẳng có ý nghĩa gì nhiều các bác nhẩy.>
|
profillink10 |
|
|
Cám ơn Bạn wasabi rất nhiều!
Tôi cũng mới tìm thấy Tiêu chuẩn thí nghiệm của phương pháp này theo ASTM D4944.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Đúng là loại thiết bị đo này. Mặt số đồng hồ có thể hiển thị theo thang đo khác nhau, tuy nhiên nguyên tắc là chỉ thị áp suất. Đồng hồ đó là một cái áp kế.
Phương pháp này thích hợp để xác định độ ẩm cát. Dĩ nhiên đất sét thì ngậm chặt nước vào bên trong khiến nước không phản ứng hết.
Quy trình thí nghiệm nhanh như sau:
Cân một khối lượng đã định trước (tuỳ thiết bị) vật liệu thử nghiệm, cho vào bình + bi thép + 2 muỗng hóa chất (khối lượng hóa chất này bao giờ cũng dư phản ứng với lượng nước trong định lượng vật liệu thử nghiệm.
Lắc và đọc số đo độ ẩm trên đồng hồ. Không phải cân lại. (thế mới là nhanh chứ). (Đã có khối lượng, biết áp suất => biết lượng nước tiêu hao => biết độ ẩm).
|
dudung |
|
|
Quả đúng như Bạn wasabi và XuanThuy đã nêu: loại thiết bị này chỉ phù hợp với vật liệu rời, số đọc trên đồng hồ chỉ thị độ ẩm của vật liệu tính theo % khối lượng vật liệu ẩm (một số thiết bị bây giờ có luôn số đọc ẩm của vật liệu tính theo % khối lượng vật liệu khô).
Xin cám ơn các Bạn.
|
nguyentrungata |
|
|
Hôm nay mới vào chuyên mục này hỏi các bác một chút
Phương pháp xuyên côn (một điểm, hay nhiều điểm) để xác định giới hạn chảy theo BS1377:1990 đã được sử dụng ở phòng thí nghiệm nào ở Việt Nam chưa nhỉ.Có bác nào biết xin chỉ giáo.
Còn phương pháp chuỳ xuyên cuả Việt Nam cũng như phương pháp cuả Casagrande kết quả chênh lệch như thế nào?
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Chắc là có tn xuyên côn theo BS ở Vn rồi đấy.
Còn về chênh lệnh giữa pp chùy xuyên Vaxiliep và pp Casagrande thì có đề cập trong TCVN5747:1993 rồi. TC cho phép sử dụng công thức:
WL(casagrande) = 1/a*(WL (vaxiliep) + b)
trong đó:
a, b là hệ số phụ thuộc loại đất (chắc là theo kinh nghiệm của mấy bác TN trong phòng nhà ta)
với WL>20% thì a = 0,73 và b = 6,47% (thông thường đất đều như thế này).
Tiêu chuẩn đã cho như vậy thì ta có thể sử dụng. Theo quan điểm của tôi thì chỉ tham khảo công thức trên thôi. đã phân loại đất theo tiêu chuẩn nào thì dùng thiết bị và phương pháp thí nghiệm theo tiêu chuẩn đó. Chỉ có TCVN là "kết hợp" linh hoạt, kể ra cũng "hay ho" ra phết.
|
kiwisoda |
|
|
Thank you.
Nhưng tôi muốn biết cụ thể ptn nào có dụng đó.
Còn tương quan theo TCVN5747:1993 thì không thể sử dụng.
|
BrandonMr |
|
|
Tôi thấy các Bác bàn nhiều về thí ngiệm SPT nên cúng góp đôi lời, thực ra phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho kết quả khá tin cậy nếu các bác làm đúng theo quy định ( ví dụ như được dùng với loại đất nào, phải hiệu chỉnh số búa theo đúng công thức. Tôi biết trong thiết kế nền móng các bác kết cấu có thể thiết kế được nhờ các số liệu khảo sát thông qua các chỉ tiêu thí nghiệm mẫu đất, kết quả xuyên tĩnh và thí nghiệm SPT nhưng áp dụng số liệu theo SPT là chính xác nhất. Ngoài ra khi làm việc cùng một số chuyên gia nước ngoài người ta cũng rát thích sử dụng thí nghiệm SPT, mẫu không cần nhiều mà chỉ cần đại diện thôi.
Thực tế ở VN thí nghiệm SPT nhiều khi không sử dụng hết và số liệu nhiều khi không tốt vì thí nghiệm vô tội vạ BÙN vẫn đóng ( N = 0 hoặc 1không quan trọng ) miễn sao khi quyết toán được tính tiền (khi đó người ta quên mất tính xúc biến của bùn mất rồi). Ngoài ra khi thí nghiệm thì nhiều khi để đẩy nhanh tiến độ ( vì làm da đen ) nên người ta bỏ qua các công đoạn làm sạch hố khoan hoặc thiết bị không chuẩn, bị méo mó, hỏng đầu mũi vẫn thí nghiệm nên kết quả nhận được không chuẩn ngoài ra khi tổng hợp kết quả ít người hiệu chỉnh số búa khi chiều sâu hố khoan đã khá lớn. Nhưng tôi tin rằng sắp tới chất lượng công tác khảo sát sẽ được cải thiện hơn. Hãy chờ nhé. Thank
|
nguoixau |
|
|
Thí nghiệm trong phòng và hiện trường là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với công tác khảo sát địa chât công trình. Cũng như bác nguyenbinh mong mỏi là chúng ta hãy chờ xem chât lượng công tác khảo sát sẽ nâng lên được. Nhưng với tình hình hiện nay liệu đến bao giờ sẽ được cải thiện, chỉ trừ các công trình có giám sát nước ngoài hay người nước ngoài thuê ta khảo sát.
|
mucangchai |
|
|
nói đến khoan trường thì....
giá khoan quá bèo, giá thí nghiệm trong phòng bèo hơn, thậm chí không tính tiền thí nghiệm SPT. Chuyện thật như thế này: tôi đi làm yêu cầu đội khoan đóng mẫu, họ hồn nhiên trả lời là bọn tôi không mang theo ống đóng mẫu, vì từ trước tới giờ toàn ép mẫu thôi. > Lương kỹ sư theo dõi khoan thì cũng bèo nốt. khoảng 100 ngàn đến 150 ngàn/ ngày với công việc nắng nôi, vất vả thì lấy đâu ra tinh thần làm việc và trách nhiệm cao được.
Mà thôi, trong cái khó nó lại đẻ ra lắm cái... vượt khó. Chúng ta cũng không thể tránh khỏi, vì hầu hết kỹ sư ra trường đều làm việc trong môi trường như vậy, mấy ai được làm kiểu như nước ngoài. Hy vọng cái sự khó đó nó dần hết đi.
đã đi khoan thì phải theo khoan.
|
JacimtoCogy |
|
|
Nghe chừng bác Wasabi cũng yêu nghề thật.
Tuy nhiên tôi muốn làm sao để kỹ sư ĐCCT có thể tự đề ra phương án khảo sát được nhỉ. Mời các bác cho ý kiến.
Chứ bây giờ kỹ sư ĐCCT đâu có được viết phương án khảo sát mà là người thiết kế công trình có thể nói là rất ít kinh nghiệm về vấn đề này đặt ra rồi giao cho ĐCCT thực hiện.>
|
EfrainKl |
|
|
Đúng thế, tôi cũng đang rất bức xúc về vấn đề này! Nhiều phương án do ks Thiết kế ko hiểu về ĐCCT lập
|
dudung |
|
|
mấy ông Ks thiết kế mấy ổng hỏng hiểu nhiều lắm quá trình ks địa chất nhưng mà mấy ổng lại biết cần số liệu nào, thí nghiệm nào, ... để thiết kế bác ơi.
|
Arshes |
|
|
Trích NGHị định 209
Điều 6: Nhiệm vụ khảo sát do tư vấn TK hoăc nhà thầu khảo sát lập và CĐT duyệt
Điều 7: Phương án kỷ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát lập và chủ đầu tư duyệt
Do đó khi quản lý dự án cho các CT XDDD tôi thường yêu cầu
1. Nhà thầu thiết kế xuất bản vẽ mặt bằng hố khoan và chiều sâu khoan, các chỉ tiêu thí nghiệm ( ngoài 17 chỉ tiêu quy định cho mẫu nguyên dạng) cần có.
2. Nhà thầu khảo sát triển khai tất cả nội dung còn lại
Nghĩa là thiết kế căn cứ vào các kết quả khảo sát đã được CĐT nghiệm thu để thiết kế, vậy họ phải hiểu sâu vào chuyên môn của công tác khảo sát để làm gì . Với tư vấn giám sát cho CĐT thì trái lại, do phải nghiệm thu đồ án khảo sát , đồ án thiết kế nên cần phải đa năng.
Tôi công tác ở khía cạnh TVGS nên trăn trở vấn đề này.
Ví dụ : Thí nghiệm SPT khảo sát không báo được hệ số tổn thất năng lượng thế thì thiết kế sử dụng số liệu N60 chưa hiệu chỉnh thế nào trong các công thức tính toán. Để an toàn ,thiết kế thường chọn 0.5 , vậy là quá an toàn cho công trình. Điều đó dẫn đến suy nghĩ, liêu các hố khoan có cần thí nghiệm SPT không hay dùng một phương pháp khác để có số liệu cụ thể hơn ( ở khu vực tôi cứ khoan là có đóng SPT).
Hay là nhà thầu khảo sát chỉ báo kết quả thí nghiệm, không có các nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị về xử lý nền, biện pháp thi công, phương án thiết kế móng, hay các hiện tượng liên quan có thể xảy ra thì báo cáo đó đã hoàn chỉnh chưa.
Vài dòng trao đổi, cám ơn các thành viên đã quan tâm.
|
RobertDum |
|
|
1. Số đếm va chạm của búa và đe khi mủi xuyên lún sâu vào đất 30 cm gọi là số SPT hiện trường. Do các thí nghiệm SPT được nghiên cứu ở nhiều quốc gia ( có tính chất của đất khác nhau) và các công thức hay bảng tra xuất phát từ bài toan thống kê nên để có thể sử dụng được thành quả các thí nghiệm này chung giữa các quốc gia, cần phải chuẩn hóa (normalize) số SPT N(field) đo tại hiện trường, sau khi chuẩn hóa đó là N60.
Nếu tiếp tục hiệu chỉnh thêm do ảnh hưởng của độ sâu thì gọi là N60.
Để chính xác hơn cần hiệu chỉnh tiếp theo đường kính hố khoan, mực nước ngầm, chiều dài cần khoan (rod), miếng lót trong ống tách (liner). Đọc xong thấy mụ mẩm cả người.
2. Trong giáo trình tôi đọc thấy các báo cáo khảo sát địa chất yêu cầu phải làm các kiến nghị nói trên ( ngoai ra trong TCXD 229-99 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn có yêu cầu đơn vị khảo sát phải báo ra sức chịu tải của cọc tính theo kết quả của thí nghiệm SPT), còn trong các tiêu chuẩn, nghị định, thông tư hướng dẫn không đề cập tới điều này ( tôi chỉ nói đối với CT XDDD). Như vậy các bác thí nghiệm khỏe re, chúng tôi chỉ báo các số liệu thí nghiệm, xử lý số liệu là trách nhiệm các bác thiết kế chúng tôi không kiến nghị hay ý kiến gì cả.
Thế là các bác biết điều gì xảy ra không??? Theo GS Nguyễn Trường Tiến 70 % CT hư hỏng xuất phát từ địa chất do không đúng, không đủ, hay không được quan tâm đúng mức (Nguồn: Từ Ketcau.com tôi đọc lâu rồi không đảm bảo độ chính xác)
Một ví dụ tiêu biểu: PTN xuất ra mô đun biến dạng từ thí nghiệm làm tại phòng thí nghiệm E(PTN). Thiết kế xem luôn đây là E hiện trường để đưa vào tính toắn. Ở đây tôi muốn nói ít nhất báo cáo nên ghi là E(PTN) để phân biệt giữa E và E(PTN) tránh sự nhầm lẫn cho thiết kế.
Cám ơn các bác đã quan tâm. Nếu có gì nhầm lẫn, mong các bác thông cảm chuyên môn của tôi không phải là ĐCCT.
|
con voi con |
|
|
Phải nói cái dở ở đây là do cả hai bên khảo sát địa chất và thiết kế.
Đúng là đa số bên khảo sát không nắm vững bên thiết kế cần gì, hoặc có biết thì cũng lờ đi. Thường phần kiến nghị chọn phương án móng rất sơ sài hoặc không có. Điều này các bác cũng thông cảm cho, khoan trường vất vả lắm nên bên khảo sát thường đội mũ phớt cho mát .
Còn bên thiết kế thì đa số (không phải là tất cả) cũng không nắm vững về khảo sát địa kỹ thuật, nhiều khi cũng chẳng buồn đọc xem bên khảo sát báo cáo gì, chỉ nhằm vào bảng chỉ tiêu đất nền rồi "phang" luôn vào thiết kế.
Về ví dụ như bác hoductuong nói về E: tôi thấy hầu hết các báo cáo đều có trình bày công thức tính toán các chỉ tiêu đó, như vậy chỉ nhìn công thức là biết là E của thí nghiệm nén không nở hông trong phòng hay E hiện trường rồi. Chẳng qua các bác thiết kế không chịu đọc kỹ báo cáo địa chất thôi. Còn nếu báo cáo địa chất mà không có những thứ tối thiểu đó, cũng không nói rõ chỉ tiêu là gì thì đúng là báo cáo tồi.
>
|
Bernardmt |
|
|
For Wasabi
Điều 6: Nhiệm vụ khảo sát do tư vấn TK hoăc nhà thầu khảo sát lập và CĐT duyệt
Điều 7: Phương án kỷ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát lập và chủ đầu tư duyệt
Có vài dòng trao đổi thêm với bác.
Nếu tại nhiệm vụ khảo sát , đơn vị thiết kế yêu cầu rỏ các chỉ tiêu cần thiết ( các chỉ tiêu này sẽ áp dụng trực tiếp vào công thức) và chủ đầu tư duyệt, Vậy khi nhận hợp đồng khảo sát, phương án để có được các chỉ tiêu đó là do bác phải làm. Thiết kế đọc kỷ các trình tự thí nghiệm của bác để làm gì, bởi vì hồ sơ khảo sát do chủ đầu tư nghiệm thu , rồi mới bàn giao hồ sơ cho thiết kế và ai sai người ấy chịu.
Do đó bác phải làm chi ly, cặn kẻ thì chủ đầu tư mới nghiệm thu đồ án. Cho nên người đọc khảo sát chính là giám sát A của chủ đầu tư. Lâu nay cả giám sát A, thiết kế không đọc thì bác lại càng khỏe. Tuy nhiên thiết kế củng cần lướt sơ qua để nắm vững địa chất, tránh các phương án thiết kế không khả thi.
Như vậy người đáng trách là Giám sát A của Chủ đầu tư phải không bác. Nếu vị trung gian này làm tốt thì khảo sát, và cả thiết kế còn nhiều việc phải làm. Tóm lại , mổi nơi mổi kiểu, nhà ai nấy sáng, tránh được nội dung gì thì lờ luôn. Chỉ tội kỷ thuật A sau này phải giải thích , thuyết minh khi bị thanh tra, kiểm tra ( phần việc này không có chi phí trong lương)
Mong các bác khảo sát, thiết kế, quản lý dự án trao đổi thêm.
Có vấn đề tôi chưa hiêu:
1. trong thí nghiệm OCT ( one demention compression test), mẫu đất khi thí nghiệm là mẫu thế nào. Có sách thì đề cập mẫu phải ngâm bão hòa ( như tác giả Trần Văn Việt " Sổ tay Địa kỷ thuật", Lê Anh Hoàng "Cơ học đất", nhưng đọc trong " Cơ học đất của tác giả Vũ Công Ngữ lại không đề cập đến. Vậy mẫu có ngâm bão hào không? Tại sao phải ngâm? Khi ngâm bão hòa thì mẫu đất khác hẳn đất tại hiện trường , thế thì đặt ra vấn đề so sánh kết quả hai thí nghiệm OTC và bàn nén hiện trường ( In situ test) để làm gì.
2. E có được từ thí nghiệm OCT là nén cố kết một trục không nở hông, vậy trong bài toắn lún của móng đơn, móng băng ( có nở hông) áp dụng thế nào cho đúng.
Bác nào am hiểu, cho vài dòng giúp đỡ, tôi không tự hiểu được. Thanks
|
Stephenon |
|
|
Nói như bác Hoductuong thì đúng rồi. Như vậy lỗi do cả một hệ thống làm việc thiếu trách nhiệm (điều này thường thế mà)> . Chỉ có điều, khi có sự cố nào đấy là các bác lại quay ngay đến chỉ trích ông khảo sát địa chất > .
Có điều tôi nói lại cho rõ là các bác thiết kế cũng phải đọc qua cái báo cáo địa chất của bên khảo sát chút (không có nghĩa là phải đọc chi tiết các quy trình của khảo sát). Báo cáo cũng rất quan trọng, không lẽ bên khảo sát làm cái báo cáo đó chỉ để lấy tiền thôi sao? Ví dụ trong báo cáo thường có đưa E theo trong phòng hoặc hiện trường (thường là E đã quy đổi ra điều kiện hiện trường) có công thức hẳn hoi. Còn nhiều đánh giá, mô tả khác nữa cũng rất quan trọng trong báo cáo địa chất mà khi thiết kế cầm tập báo cáo đó nên đọc.
Về điều bác hoductuong thắc mắc về mẫu của thí nghiệm OCT. Thông thường thí nghiệm nén đất ở điều kiện tự nhiên thì không phải ngâm bão hòa mẫu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi muốn thí nghiệm đất ở điều kiện bão hòa (thường ở nén xác định các thông số về cố kết) thì người ta mới làm bão hòa mẫu đất. Khi đó thì độ ẩm của đất có thay đổi nhưng hệ số rỗng e không đổi. Thí nghiệm ở điều kiện bão hòa có thể tiến hành trong trường hợp: tại thời điểm lấy mẫu, đất không bão hòa (do nằm trên mực nước ngầm) mà khi thiết kế thì đường bão hòa xét nằm cao hơn hoặc bản thân do quá trình bảo quản mẫu không đảm bảo, cần phải làm bão hòa lại mẫu....
Còn đối với chỉ tiêu mô đun tổng biến dạng theo thí nghiệm nén 1 trục không nở hông, để sử dụng cho tính móng băng (có nở hông) thì đã có công thức tính chuyển đổi sang E theo đúng điều kiện hiện trường. Điều này có cơ sở lý thuyết và theo tiêu chuẩn đã áp dụng ( TCXD 74-1987. Đất xây dựng - phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiêm.....). Cụ thể:
E hiện trường = bêta * Etrong phòng * mk
Trong đó:
- beta là hệ số phụ thuộc loại đất (trong sách cơ đất). Ví dụ đối với đất sét, bêta = 0.42.
mk: hệ số chuyển đổi từ thí nghiệm trong phòng ra hiện trường, phụ thuộc vào loại đất và hệ số rỗng của đất. Hệ số này tra bảng.
Như vậy qua bêta và mk, môn đun biến dạng đã xét tới điều kiện có biến dạng ngang (nở hông) theo kinh nghiệm. Khi áp dụng tính lúng móng băng thì dùng giá trị E này.
Đây là ý kiến của tôi, xin các bác góp ý, chỉ giáo thêm.
|
tieu sao |
|
|
Khi đã nói đến thì nghiệm nén cố kết thì mẫu đất được thí nghiệm trong điều kiện bão hoà và các thông số cố kết được dùng để tính toán bài toán lún theo thời gian và lún cố kết. Các thông số phải kể đến ở đây đó là hệ số cố kết Cv(để tính lún theo thời gian), chỉ số nén lún Cc, chỉ số nở Cr, áp lực tiền cố kết để tính lún cố kết theo các công thức có liên quan đến các đại lượng này. Chứ còn không ai tính mô đun tổng biển dạng để làm gì cả. Và việc tính toán độ lún theo thời gian tuân theo đúng lý thuyết cố kết thấm của Terzaghi trong môi trường đất bão hoà.
Về thí nghiệm mẫu đất trong điều kiện bão hoà. Đây là một vấn đề cũng rất được quan tâm. Đối với đất trầm tích, thí nghiệm xác định các thông số đặc trưng cho tính chất nén lún, sức kháng cắt của đất của đất trong điều kiện tự nhiên (độ bão hoà cũng sấp xỉ bằng 100) cho ra kết quả cũng gần giống trong điều kiện bão hoà. Nhưng đối với đất có nguồn gốc sườn tích, tàn tích sự khác nhau giữa các giá trị trong hai điều kiện này là rất lớn. Mùa khô, C, phi và a rất lớn nhưng mùa khô thì c, phi và a giảm mạnh. Điều này, người chủ trì khảo sát phải biết và để yêu cầu phòng thí nghiệm cung cấp những thông số chính xác nhất và sơ đồ thí nghiệm cho từng loại đất.
Đặc biệt có một số loại đất có tính trương nở và tan rã, có rất nhiều vùng có. Điều này ảnh hưởng đến độ ổn định của công trình sau này. Thì cũng nhãt thiết phải thí nghiệm.
|
viet toan 12 |
|
|
bạn nguyenthinu168 đúng rồi.
Tuy nhiên bác hoductuong đang nói đến nén một trục nói chung (có thể có cả nén cố kết) và thực tế bản chất nén 1 trục cũng là cố kết, kể cả nén nhanh (chắc bác hoductuong nhắc đến thí nghiệm này). Trong trường hợp tính lún thường (không cần tính theo thời gian) thì vẫn có thể dùng mô đun biến dạng chứ.
|
Robertol |
|
|
Thanks bác Wasabi và Nguyenthinu168. Tôi đã hiêu được vấn đề. Tuy nhiên bác lại chẳng giải thích gì về E trong trường hợp móng đơn, mong bác viết thêm vài dòng hướng dẫn cho trường hợp này. ( xét trong bài toán tính lún trong công trình XDDD, E đang sử dụng là mô đun biến dạng)
Ngoài ra trong một số thí nghiệm có đo thêm áp lực nước lổ rổng, mà sách lại tóm tắt quá nên tôi không biết được kết quả đo áp lực nước lổ rổng dùng trong mục đích gi? Ví dụ trong thí nghiệm nén 3 trục xác định phi và c trong điều kiện ứng suất là ứng suất tổng hoặc ứng suất hữu hiêu. Vậy các điều kiện này tương ứng thế nào với các trường hợp làm việc thực tế của nền móng.
Cám ơn các bác đã giúp đỡ.
|
Roberter |
|
|
Khi tính lún cho móng nông thì hiện nay rất lạm dụng việc sử dụng mô đun tổng biển dạng mà rất ít khi sử dụng các kết quả thí nghiệm nén lún ở trong phòng mà mô đun tổng biển dạng (mô đun biến dạng) E chỉ là một chỉ tiêu gián tiếp tính toán từ hệ số nén lún và một số chỉ tiêu khác, mặt khác lại đưa ra những hệ số kinh nghiệm. Thú thực tôi cũng không biết những hệ số đó là kinh nghiệm từ đâu và từ bao giờ ra nữa. Bởi vì cũng chưa đọc được chính xác tài liệu gốc và cũng chưa hỏi cụ thể được. Ví dụ như mk trong tính E0.
Tôi cũng rất mong muốn kết quả thí nghiệm của báo cáo khảo sát địa chất được các bác thiết kế sử dụng tối đa vì rất tiếc những kết quả làm ra nhưng không được sử dụng.
Việc sử dụng E0 cho việc tính lún chỉ nên áp dụng cho đất rời (các loại đất cát, cuôi, sạn..). Còn đối với đất dính thì phải tính theo hệ số nén lún và nó phải được xác định trên đường cong hệ số rỗng-xichma, không thể chỉ lấy mỗi một giá trị a1-2 để tính toán được. a phải được lấy trong khoảng từ ứng xuất bản thân đến ứng suất phụ thêm do công trình gây ra tại điểm đang xét dưới nền đất.
Đây là một vài ý kiến của tôi về E, có gì mong các bác chỉ giáo.
|
noithatchangson |
|
|
Trong công trình XDDD khi tính lún các KS chỉ quan tâm tới E. Thí nghiệm thông thường là cắt nhanh (UU) và nén nhanh 1 trục không nở hông.. Khi đó thí nghiệm xuất ra kết quả E theo khoảng cấp tải yêu cầu (E của PTN chưa hiệu chỉnh). sau đó xét với móng nông, móng cọc là trường hợp nén một trục có nở hông 2 phương; móng băng là nén 1 trục nở hông 1 phương; móng bè là nén 1 trục không nở hông. Vơi E(PTN) trong từng trường hợp cụ thể ta qui đổi về E tương ưng. Tuy nhiên công thức quy đổi thế nào tôi không biết. Thường thì các bác thiết kế dùng E trong báo cáo thuyết minh khảo sát cho tất cả các trường hơp móng nói trên.
Trường hợp đất rời không lấy mẩu được, E xác định từ số SPT. Đây có phải là E tương ứng với thí nghiệm nén nhanh 1 trục có nở hông.
Kiến thức hạn chế, mong các bac giúp đở thêm.
|
profilmuoibon14 |
|
|
- tính lún tầm bậy cho dzui có kết quả thuyết minh thì tính theo E
- Tính lún đúng thì căn cứ vào lộ trình ứng suất trong thí nghiệm nén 3 trục
|
Robertol |
|
|
Bác nói như vậy, tức là anh tôi thiết kế và thẩm tra không có trách nhiệm à!!!
|
Alegowasea |
|
|
ai cũng biết là phương pháp tính, tiêu chuẩn tính toán địa kỹ thuật của tôi hiện lạc hậu khá xa so với các nước, chẳng vậy mà các nhà làm qui phạm luôn chừa đường lùi cho tôi là cho phép áp dụng các tiêu chuẩn khác. Hiện tại các nước phát triển, kể cả chưa phát triển ờ lân cận, người ta đã và đang áp dụng rộng rãi lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất trong lúc,.... nghe nói rằng trường ĐHBK TP. HCM là tiên phong trong việc giảng dạy phương pháp này cũng chỉ mới đạt được 20% nội dung (mà hình như chỉ cho bậc SDH thôi)
|
Freddievaw |
|
|
Các bac ơi, với các kỷ sư thực hành thì chỉ áp dụng công thức thôi củng mệt rồi. Ở diển đàn , không biết ,không nắm vửng mới hỏi. Lâu nay các kỹ sư củng áp dụng các TCXD củ đó thôi ( vì TCXD bảo vệ cho kỹ sư thiết kế, khảo sát nếu họ áp dụng đúng ). Ai có điều kiện, mới phát triển nâng cao kiến thức mới, nhưng đâu phải mọi người đều được như vậy. Do đó khi chưa có điều kiện nâng cao thì làm tốt những cái gì đang có. Vì vậy tha thiết bác giải thiết cho các nội dung củ mà bác hiểu, khi có điều kiện sẽ theo bac để nâng cao kiến thức "lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất ". Mong bac giúp đỡ. Thanks.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
[QUOTE=betameo]Trong công trình XDDD khi tính lún các KS chỉ quan tâm tới E. Thí nghiệm thông thường là cắt nhanh (UU) và nén nhanh 1 trục không nở hông.. Khi đó thí nghiệm xuất ra kết quả E theo khoảng cấp tải yêu cầu (E của PTN chưa hiệu chỉnh). sau đó xét với móng nông, móng cọc là trường hợp nén một trục có nở hông 2 phương; móng băng là nén 1 trục nở hông 1 phương; móng bè là nén 1 trục không nở hông. Vơi E(PTN) trong từng trường hợp cụ thể ta qui đổi về E tương ưng. Tuy nhiên công thức quy đổi thế nào tôi không biết. Thường thì các bác thiết kế dùng E trong báo cáo thuyết minh khảo sát cho tất cả các trường hơp móng nói trên.
Trường hợp đất rời không lấy mẩu được, E xác định từ số SPT. Đây có phải là E tương ứng với thí nghiệm nén nhanh 1 trục có nở hông.
Kiến thức hạn chế, mong các bac giúp đở thêm.[/[/I]QUOTE]
Bác nói phải chuẩn một chút chứ. Cắt nhanh không thoát nước làm sao cho được E. Tại sao có thể phân biệt móng nông và móng cọc nén 1 trục nở hông 1 phương được và những thứ khá cũng vậy. Tính chất nén lún của đất thể hiện sự biến dạng của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài theo phương thẳng đứng. Còn đất tất nhiên là biến dạng theo nhiều phương rồi. Còn hệ số hiệu chỉnh đưa vào thì xét đến biến dạng nở hông của đất. KHông thể phân biệt như vậy được.
|
checkerso1 |
|
|
Theo tôi được biết thì hiện nay trường nào cũng dạy sinh viên đều đề cập đến tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn, có điều khi ra trường khi chúng ta tính toán có sử dụng hay không. Việc đưa các thông số chuẩn của đất nền ở trạng thái giới hạn nào đều đề cập cả.
Phải chăng ta phớt lờ đi
|
StevenKl |
|
|
Thí nghiệm SPT nếu giám sát chăt chẽ quy trình đối với đất rời thì kết quả có thể chấp nhận được vì 1. Giá thành rẻ; 2. Dễ làm
|
Renatosymn |
|
|
Giám sát đến coi chút rồi nắng quá, kiếm quán nước uống giải khát cái đã...??? không biết chất lượng ra sao hic hic hic>>>
|
Enriquecem |
|
|
Theo tôi được biết thì thí nghiệm SPT được khuyến cáo cho đất rời , nhưng hầu như tại TPHCM là đất sét đều sử dụng phương pháp này để khảo sát, như vậy kết quả có đáng tin cậy??
|
jinchan |
|
|