TN Đất sai hết cả ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
TN Đất sai hết cả ???
Đầu năm tự nhiên phát hiện ra chuyện lớn kinh khủng, đó là các thí nghiệm nén, cắt này nọ trong phòng cho cục đất là sai hết cả.
Mẫu đất vốn nằm ở sâu dưới đất, chịu các tác động ép của đất và nước xung quanh. Khi được lấy lên mang về phòng thí nghiệm thì các mẫu đất đó đã bị dỡ tải khỏi áp lực đất và nước trước đó. Vậy mà người ta cứ tiến hành các thí nghiệm cắt, nén 1 trục, 3 trục với các cấp tải khác nhau mà không thèm quan tâm đến cái trạng thái áp lực trước đó của đất. Lẽ ra thì phải trả lại trạng thái tự nhiên của mẫu đất bằng cách ép nó đến áp lực như khi nó ở dưới đất rồi thì muốn ép, muốn cắt gì thì làm. Như vậy thì mới có số liệu đúng với trạng thái vốn có của nó. Với cách làm hiện nay, với các cấp áp lực không liên quan gì đến cái áp lực vốn có của đất thì sẽ không cho được các kết quả thí nghiệm đúng.
Không rõ cái nhận định này đúng hay sai. Nếu sai thì ...vẫn làm như cũ còn nếu nhận đình này đúng thì có lẽ cần xem xét lại ...phương pháp tiến hành các thí nghiệm nén, cắt trong phòng.
Mong mọi người cho ý kiến.
Có 71 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
|
|
|
Oài, mấy cái này trước khi thực hiện thì đúng là phải đưa nó về trạng thái hiện trường trước khi thực hiện giai đoạn cắt. Và việc này hình như đều được thực hiện ở các phòng "hợp chuẩn" với người giám sát "biết"
|
hoangthienthu |
|
|
Tự nhiên mọc ra một tên dở hơi nào đó đi hỏi vấn đề rất hơi dở với chú à ... cái này tiêu chuẩn nó qui định cả rồi...vấn đề là nhiều khi người thực hiện không hiểu và người yêu cầu cũng càng không hiểu (cái loại này là khó chịu nhất) nên Đồng ý với ý kiến của anh Oanh
|
RaymondEr |
|
|
Tiêu chuẩn nó quy định cái này như thế nào ???
|
hoangthienthu |
|
|
chú đi mà đọc ( hoặc xin ông viện trưởng viện chú ý, cháu không có ) đại loại ở trang 4/17 TCVN 4199-86 tiêu chuẩn do Viện IBST quy định áp lực thẳng đứng nhỏ nhất phải bằng áp lực tự nhiên, giá trị áp lực lớn nhất phải lớn hơn tổng các áp lực tự nhiên và áp lực công trình còn tronh tiêu chuẩn 4200-86 trang 2/15 còn đưa ra công thức tính để chọn áp lực thí nghiệm nén không nở hông nữa cơ ( cháu xin lỗi trước nếu những gì cháu viết làm chú nghĩ là cháu hỗn với chú nhé tại cháu thấy trên hòm thư của hội tâm linh có ai đó phát biểu ngồ ngộ)
P/s : @ chú ngọc :cháu vừa nghe nhạc sỹ Trần Tiến phát biểu nhân bài hát của năm ( phục nhạc sỹ ý quá cơ rất tư nhiên và rất duyên dáng, chửi người khác mà như không chửi)tự nhiên cháu nghĩ đến câu chuyện chú nói với bọn cháu ở quán bia ( đại loại là mà khi người ta còn ngồi ở đâu đấy nghĩa là người ta vẫn còn thiếu một cái gì đấy nên phát biểu nhiều khi thiếu một cái gì đấy).
|
hoangphunhan |
|
|
Đọc không thấy cái tô đỏ.
|
profillink10 |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
điểm 1.9 TCVN4199-86 và điểm 1.6 TCVN 4200=86( tiêu chuẩn này hơi cũ vì tiêu chuẩn mới cháu để hết trên cơ quan) chắc chắn có cái tô đỏ vì cháu đang đọc nó ( để trả lời cho chắc chứ bình thường cháu vẫn nhớ mang máng là các tiêu chuẩn đều qui định cả) ngay cả thí nghiệm nén không nở hông cũng qui định luôn
|
thuymo |
|
|
Bố khỉ, cái trang tôi Đao Nốt về nó mất đúng cái trang có điểm 1.9.
Chán.
|
terrydoa |
|
|
Quy định đó đây ạ.
>
>
Mà con thấy cái công thức số 2 ( tô đỏ) nó sao sao ấy >
|
profiltam |
|
|
Hình như cái công thức số 2, nó nói về ứng suất thủy tĩnh, nguyên sinh của mẫu đất. Ứng suất bản thân của đất là chỉ kể đến ứng suất gây nên do dung trọng tự nhiên của đất, nên phải cộng- trừ lằng nhằng ( để loại bỏ áp lực đẩy nổi của nước ), ứng suất hữu hiệu .
Thử thay vào Plaxis xem, và so sánh với công thức 2; Plaxis nó chạy có đúng không . Xem ứng suất hữu hiệu.
|
tontai |
|
|
Cái này không phải là cho thí nghiệm cắt mà là cho thí nghiệm nén cố kết theo kiểu của Nga. Bây giờ họ theo ASTM và BS nên không làm như thế này nữa.
|
Donaldsor |
|
|
Của ta còn quy thêm cái món nếu đất yếu quá mà khi mang nó lên mặt đất lại còn phải "chống sốc" cho nó bằng buồng áp lực nữa. Nhưng không nói rõ là hội thí nghiệm lơ những cái này ngay. Sau giải quyết vụ phục hồi này khéo tôi lại phải bàn tiếp sang vụ sửa chữa mẫu do sốc khi đất ngoi lên mặt đất.
|
BrandonMr |
|
|
- Cái thí nghiệm nén cố kết trong phòng còn mục đích nhằm xác định dạng đường cong nén lún và xác định cái anh áp lực tiền cố kết pc, do vậy phải nén từ cấp áp lực bé tí đến cấp áp lực lớn thậm chí rất lớn...do vậy có sai đâu nhỉ.. Lại còn hơn nữa để tính ra anh OCR để biết đất cố kết thông thường,....
Nhân tiện, cho tôi hỏi có hai trường phái (theo đọc sách):
+ Một số tác giả chỉ coi đất yếu có OCR>1 và bằng 1, có nghĩa là đất cố kết thông thường và quá cố kết,... riêng cái này thì các thầy tôi ko tin. Có người bảo em, xác định mẫu bùn ra Pc>1kg/cm2,cứ thử cho anh bùn đặt tải trọng =1kg/cm2, tương đương với nhà móng nông xem nó có bị lún ko?
+ Còn một số tác giả thì công nhận có OCR<1, đất thuộc dạng chưa cố kết (cái này thì xác định tương đương với hệ số nén chặt của Nga).
Vậy thì có đúng không?
- Còn để xác định anh chỉ số nén lại Cr thì phải thêm một chu trình dỡ tải và nén lại.
|
AlfomzoMl |
|
|
Ủa, cái này thì nó vẫn sẽ lún theo đường nén lại cr chứ nhỉ?
|
Robertvove |
|
|
Em ủng hộ cái ý màu đỏ tô đậm, các bác cứ đặt thử và đo thử xem có đúng ko là biết liền. Lưu ý đo tại đúng độ sâu của cái mẫu có Pc>1kg/cm2 nhé
Hoặc tôi đề xuất lắp một con extensometer hoặc con gì đó tương tự ở vùng đất yếu đó, rồi quan trắc lún xem sao. Có điều ko nên có thêm bất cứ tải ngoài nào nằm đè lên.
|
53caugiay |
|
|
Đất yếu hay khỏe đâu chỉ mỗi OCR quyết định nhỉ?
Mà hệ số dỡ tải với nén lại thường bằng nhau, sao ko dỡ tải rồi kết thúc luôn cho rồi, nén lại làm gì cho... mất công dỡ tải lần nữa nhỉ
|
240315 |
|
|
Vấn đề này đã được trao đổi từ lâu mà chưa có hướng giải quyết rồi bác. Tôi cũng có ý kiến 1 chút: về mặt lý thuyết thì ở độ nào đó đất chịu tải trọng của các lớp bên trên đè xuống theo công thức. Nhưng thực tế không phải thế vì trong đất có độ bền, trọng lượng đất đá ở trên đã được gánh đỡ 1 phần. Ví dụ như ta có thể đào hầm trong một số loại đất đá (trừ đất yếu như bùn, cát...) mà không bị sập. Nếu tính toán ứng suất thông thường thì chắc chắn nóc hầm sẽ bịt sụt vòm vì không còn được đỡ bên dưới. Điều đó khẳng định ứng suất bản thân theo thực tế sẽ nhỏ hơn "rất rất nhiều" so với lý thuyết.
Để xác định chuẩn ứng suất này, nên có bài toán thực nghiệm lắp cảm biến ứng suất và theo dõi theo độ sâu, với các loại đất khác nhau là chuẩn nhất (nhưng đó vẫn là lý thuyết )
|
trytrytr tr453434 |
|
|
em khoan không bàn đến topic của bác NGOC_IBST. chỉ comment cái ví dụ của bác phantuhuong.
thứ nhất tôi đồng ý là trong đất có độ bền.
Xong cái ví dụ bác đưa ra để khẳng định ứng suất bản thân nhỏ hơn so với lý thuyết thì tôi thấy không ổn lắm. Bản thân đất bị phá hoại hay không thì hoàn toàn không phải do riêng gì cái thành phần ứng suất bản thân. Phá hoại là do điều kiện các thành phần ứng suất ba trục, có thể kể dến điều kiện deviator stress.
Để tiện hình dung, cũng cái ví dụ hầm của bác, vẫn ở độ sâu đó nhưng bác cứ đào rộng ra, chắc chắn tới một giới hạn nào đó thì hầm sẽ sập.
|
duong tang |
|
|
Ý của bác PhanTuHuong là cách tính trạng thái ứng suất đất ngoài hiện trường phổ biến hiện nay (theo dung trọng các lớp bên trên) chưa hẳn đã là đúng (chỉ nói cho thành phần thẳng đứng) vì phải dựa vào giải thuyết áp lực đất thẳng đứng là "địa tĩnh" (na ná như áp lực thủy tĩnh). Thê nên một khi ko biết đc chính xác trạng thái ứng suất ngoài hiện trường, thì cho là muốn đi nữa cũng biết không biết làm sao mà mà đem đất quay trở về trạng thái đó đc?
Tôi thấy ý đó là đúng, bác wasabi chắc là hiểu sang hướng khác?
|
con voi con |
|
|
đọc kỹ đi, tôi đã bảo ko bàn tới topic chính, tôi chỉ nói tới cái lập luận của bác phantuhuong về việc sử dụng cái ví dụ để khẳng định vấn đề lý thuyết.
|
CharlesEn |
|
|
Bác ý bảo nếu tính thành phần thẳng đứng của trạng thái ứng suất đất ngoài hiện trường theo "địa tĩnh" thì sập (chưa biết các thành phần khác tính thế nào ), nhưng thực tế, nó chả sập, thì chứng tỏ lý thuyết này ở trường hợp của bác ý là ko áp dụng được. Suy luận thế có gì là sai ?
Ngược lại, lập luận của bác tôi lại thấy có vấn đề. Bác viết
"... Bản thân đất bị phá hoại hay không thì hoàn toàn không phải do riêng gì cái thành phần ứng suất bản thân. Phá hoại là do điều kiện các thành phần ứng suất ba trục, có thể kể dến điều kiện deviator stress..."
Tôi chưa thấy có đại lượng gì trong cơ học đất tên là "thành phần ứng suất bản thân" hay "thành phần ứng suất ba trục" cả > "ứng suất 3 trục" nó ko phải do "bản thân" gây ra sao ?
Xem ra, hoặc là cách dùng từ ngữ của bác rất ẩu, hoặc là bác chưa hiểu được khái niệm "ứng suất" (đã có hơn 200 năm nay) rồi
|
Amen1402 |
|
|
ok, quả là chữ nghĩa lộn xộn, đặc biệt là cái ứng suất bản thân. Nhờ bạn tóc đỏ nói tôi mới biết là lịch sử khái niệm ứng suất tới những 200 năm đấy.
ứng suất bản thân ở đây tôi muốn nói là cái thành phần sigmav, do các tầng đè trên nó gây ra.
các thành phần ứng suất 3 trục ý là xét đủ các thành phần ứng suất trong ko gian 3 chiều.
nói vậy có ổn không nhỉ??? chữ nghĩa mệt quá >
cứ bẻ chữ ra phân tích thì ngay cái khái niệm ứng suất bản thân cũng chả đúng, mà phải là ứng suất do tải trọng bản thân địa tầng gây ra...khi xét ứng suất là tại một điểm nào đó, thì bản thân là cái điểm đang xét chứ ko phải phần cột đất bên trên, hihi.
trong 1 số trường hợp, các thành phần ứng suất tại điểm nào đó không hoàn toàn do bản thân tầng đất đá bên trên đâu nhé. Nên tôi mới cố nói là các thành phần ứng suất 3 trục.
Tóm lại là tôi đang biện hộ cho cách dùng từ ẩu của tôi
PS: bác phantuhuong mà trình bày giải thích thêm như bạn và tôi đang trao đổi thì tôi chả ý kiến gì.
|
trangyu lan |
|
|
Em cũng làm thiết kế, thí nghiệm đất cũng có làm 1 tí tí. Bi h nghỉ lại mà thấy ghê vì e cũng dạng trùm độ số, e độ số của cả những thí nghiệm bạc tỷ lắp cảm biến ứng suất strangate. Nên các bác thiết kế đi làm đừng chủ quan vào những kết quả thí nghiệm thực nghiệm nhé.
Trở lại vấn đề của bác, tôi ko đồng ý với ý kiến này lắm.
Thử xét 1 cái khung phăng thôi... Nhà tôi có 3 cái cột, e chặt bớt đi 1 cái giữa mà nhà e nó không sập điều đó khẳng định lúc còn 3 cái cột thì cái cột giữa chịu lực rất rất nhỏ so với tính toán. Thế mà ban đầu theo lý thuyết tính toán các thầy cô dạy là cái cột giữa chịu lực nén nhìu nhất. Lý thuyết thầy cô dạy sai hết rồi chăng???
|
MrAn12345 |
|
|
Ấy, tôi chỉ dừng lại ở từ "ứng suất" thôi (và đồng ý ở đây), còn "ứng suất bản thân" là các bác nêu ra ở trên, tôi trích lại nguyên xi (bỏ trong ngoặc kép) thôi, chứ tôi ko hề viết là tôi ủng hộ đâu nhé
Khái niệm "ứng suất" theo tôi biết thì là do Cauchy nêu ra (đúng ko ta), ông ý sống ở thế kỷ 18, bây giờ đã là thế kỷ 21, thì ước tính ra hơn 200 năm. Nhưng khái niệm đấy cũng chỉ đúng cho trong một số điều kiện nhất định thôi
Nhưng tôi chắc chắn 1 điều: không nhiều hơn 1% các bạn sinh viên ra trường hiểu đc cặn kẽ khái niệm này đâu, đặc biệt các bạn lờ mờ cơ môi trường liên tục
về việc chữ nghĩa, quan điểm của tôi là tôi là dân tạm gọi là làm khoa học kỹ thuật, vì thế từ ngữ cần chuẩn xác. Việc dùng từ ngữ chuẩn xác thể hiện anh hiểu rõ bản chất vấn đề và kiểm soát được nội dung mà anh muốn truyền tải. Đồng thời nó cũng thể hiện anh tôn trọng người nghe người đọc. Sau đó mới bàn đến nội dung
|
GeraldKr |
|
|
Bác nói vậy, tôi lại "bắt bẻ", mô hình Cam-Clay, người ta chỉ dùng mỗi 2 trục mà cũng nổi tiếng cả thế giới, đâu cứ phải 3 trục 3 chiều cho nó ảo ?
|
Danielpr |
|
|
Tôi thì lại tình cờ đọc được và "hiểu" rằng cái Cam-Clay nó lại xuất phát điểm là trạng thái ba trục đấy chứ ạ! Hay tôi "hiểu nhầm" chăng. Nếu đúng thế thì "Ill be back to school again"
|
BrandonMr |
|
|
tôi cũng tôn trọng người nghe và người đọc lắm chứ, khổ nỗi đang trong giai đoạn hoàn thiện tôi thành thử đôi lúc cũng không chuẩn. Mà tôi xác định bản thân ko bao giờ hoàn thiện được , nên cứ phát biểu hết khả năng hiện có, sai xót thì mong người đọc bỏ quá và góp ý.>
|
mucangchai |
|
|
may quá bác phantuhuong có phản hồi, nó khẳng định rằng tôi nhận xét về cái ví dụ của bác là hợp lý.
bác đang nói về ứng suất thẳng đứng, xong lại đưa cái ví dụ về sụt hầm, mà hầm sụt hay không thì không phải do chỉ bởi cái ứng suất thẳng đứng gây ra (em chưa bàn tới các điều kiện biên hay mở rộng vấn đề). Bởi vậy tôi mới bảo cái ví dụ dẫn chứng không ổn, vậy thôi. Nếu bác có 1 ví dụ đo ứng suất thẳng đứng ở độ sâu nào đó (tại vị trí nóc hầm trong ví dụ của bác chẳng hạn), mà nó lại không giống với ứng suất do tải trọng bản thân gây ra thì tôi ko ý kiến gì.
Tôii giờ thì cả em, bác phantuhuong và bác nguyencongoanh, bạn tóc đỏ và mọi người bàn thêm vào thì tôi nghĩ cũng rõ ra rồi.
|
greent |
|
|
Túm lại là thí nghiệm đất có sai hết cả hay không ????????????
|
EfrainKl |
|
|
bạn tóc đỏ đang lái chủ đề topic đấy nhá, không phải tớ. Đặc biệt là bạn đã lái tới một sự thật rất ... bất ngờ.
|
moaza12vs |
|
|
em có theo dõi một số diễn đàn, chuyện topic đưa ra ban đầu có thể là về chính trị, hoặc vấn đề rất chi là khoa học. Nhưng thỉnh trong quá trình trao đổi, có thể đọc thấy các bạn bàn về giá nước mắm, hay chọn quần sịp nào cho đỡ hăm bẹn, vân vân... tuy nhiên vẫn không bị xóa khỏi diễn đàn vì nó liền mạch
em mong chủ tóp píc này cũng không xóa những nội dung thảo luận bên trên.
quay lại chủ đề: thí nghiệm đất thì không sai đâu, vấn đề là chúng nó bàn nhau làm sai hết cả.
|
Freddievaw |
|
|
Cho hỏi : Làm thế nào để làm được 2 trục ???? Tôi thấy chúng nó chỉ làm được 1 trục hoặc 3 trục như thắp nhang. Chưa thấy ai thắp 2 nén nhang cả ????
|
MichaelKl |
|
|
Cai nay thi co va nguoi ta. Goi la plane strain test va mau lai la cac thanh kim loai tron duoc sap xep sao cho mat cat ngang cua chung giong voi cac hat dat
|
Alvarogime |
|
|
Về cái chuyện thí nghiệm đất có sai hết cả hay không thì ...tôi không biết. Chỉ biết rằng, rất nhiều sách của các kiểu thầy các kiểu bà đều bẩu là phải thí nghiệm nó ở trạng thái tự nhiên theo kiểu copy pẹt. Và thế rồi, cả một lũ ếch và nhái cũng phù họa theo mà chẳng nêu lên nổi lý do vì sao lại phải thế.
1. Thí nghiệm nén lún: Trước đây đến hơn 60 năm thì các tiêu chuẩn theo Nga đã nêu phải tiến hành thì nghiệm sao cho áp lực thí nghiêm nhỏ nhất phải thấp hơn áp lực "bản thân" khoảng 5% và áp lực lớn nhất phải lớn hơn 10% so với áp lực bản thân + áp lực phụ thêm. Bố giời làm được. Bọn phản động thì chúng nó chẳng quan tâm đến cái này mà chúng nó cứ làm sao cho có được cái Cr và Cc và lòi ra được cái Pc. Như vậy là chẳng cần lắm cái trạng thái vốn có khi làm thí nghiệm nén lún.
2. THí nghiêm cường độ: Trong cái thí nghiệm cường độ thì cần xác định c và phi của đất. Nếu một loại đất luôn chỉ có một cái C và phi thì có nghĩa là cái đường tô phá hoại luôn chỉ là một đường thẳng. Nếu nó luôn là một đường thẳng thì chỉ cần thí nghiệm 2 mẫu ở bất kỳ cấp tải nào sẽ đều cho ra cái c và phi mà cóc cần quan tâm đến trạng thái tự nhiên vốn có của đất. Nếu đúng vậy thì mấy thằng cha viết sách bẩu là phải thí nghiệm ở trặng thái tự nhiên vốn có là ....chém gió. Nếu không thì đất cóc có cái duy nhất một giá trị c và phi ở mọi cấp tải.
|
muaxanh |
|
|
"trạng thái ba trục" là gì hả bác nguyencongoanh
|
Robertol |
|
|
Ừ tôi cũng chỉ thấy chữ "triaxial" nên phang luôn trạng thái ba trục, còn không biết nó có đúng không nữa . Còn tìm mãi thì không thấy chữ nào là phẳng hết "plane", nên khi nghe bác bẩu rằng Cam-Clay dùng 2 trục thì tôi mới giật nảy cả tôi . Mà thôi 2, 3 hay 4 trục gì đấy thì kệ nó đi, quay lại chủ đề chính phát nhẩy.
|
hoangphunhan |
|
|
Chú Ngọc và các anh cho cháu ( em) hỏi , trong tính toán có thể đơn giản các tính ma sát bên hoặc sức chịu tải đầu cọc ( trong công trình phụ tạm ) chỉ dùng chỉ số SPT ko ạ ? Trong công thức VN chỉ có các trạng thái chung chung là sét ,cát ,sét dẻo ... nhưng thực tế đất no "lẫn lộn" giữa các trạng thái thì sao ?
Cháu ( em) thấy bên Nhật họ toàn dùng công thức kiểu ấy . Chẳng cần góc ma sát trong, chẳng cần sức chống cắt ...
|
xac suat |
|
|
thì có mỗi 2 trục p, q còn gì ý mà các bác nói chắc là 3 thành phần ứng suất chính được thể hiện trên 3 trục vuông góc trong không gian 3 chiều. 3 thành phần này thì trạng thái ứng suất nào chả có. Các bác "phang" kiểu này ... lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia quá
bàn chuyện bên lề, đâm ra có vẻ thú hơn chủ đề của bác Ngọc "hay lắm chuyện hay"
Về chủ đề chính, thấy bên hội DKT đã có câu trả lởi rồi đẻ tôi post luôn vào đây phục vụ các bác:
1. Với các thí nghiệm nén lún thì người ta tiến hành thí nghiệm từ cấp tải nhỏ đến cấp tải lớn sao cho lòi ra cái Pc là cái thường chính là cái trạng thái tự nhiên vốn có của đất. Với cách thí nghiệm như vậy thì chẳng cần quan tâm nhiều lắm đến trạng thái tự nhiên vốn có của đất.
Làm sao để "lòi ra cái Pc" đc? ko phải lúc nào cứ cái điểm chỗ đường nén lún "cong cong gấp khúc" là pc (giới hạn đàn hồi) đâu. Một số loại đất sét rất hay gặp kiểu này. Vì thế người ta đòi hỏi nén đến ứng suất hữu hiệu ngoài hiện trường (tạm gọi là sv0), để có hệ số rỗng tương ứng, rồi kẻ qua điểm này đường thẳng có độ nghiêng bằng Cr. Giao của đường này với đường cong nén lún đoạn có hệ số Cc thì mới ra đc Pc của đất ngoài tự nhiên.
2. Với các thí nghiệm xác định cường độ của đất thì người ta xác định giá trị c và phi của đất từ cái đường thẳng phá hoại trên biểu đồ Mo Cô lôm. Nếu nó luôn là đường thẳng thì chỉ cần thí nghiệm ở 2 cấp tải bất kỳ mà chẳng cần quan tâm đến trạng thái tự nhiên vốn có của nó. Thì đấy, khi nói đến cái đất nào thì người ta toàn hỏi c phi là bao nhiều mà đâu có cần biết đến cái c phi đó nó tương ứng với cái trạng thái tự nhiên vốn có nào. Dường như cái c phi này là đặc trưng bất biến cho một lớp ddaat.
Thứ nhất (ko liên quan lắm đến vấn đề bác đang hỏi, nhưng bác nói ra tôi comment luôn ), lỡ các đất của bác nó ko chịu tuân theo "đường thẳng" mà "cong" chẳng hạn thì sao
Thứ hai, cũng lại cho đất sét, người ta còn nén đến ứng suất ngoài hiện trường rồi mới cho tiếp xúc với nước, để tránh tiếp xúc với nước khi ứng suất nén còn nhỏ, đất bị trương nở, tính chất (cơ học như c, phi của bác chẳng hạn) của đất sẽ bị thay đổi. Đất của bác lúc đấy sẽ không ứng xử như là khi nó còn dưới đất nữa
Như vậy thì cái yêu cầu thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên vốn có là ...thừa chăng. Hay là chúng ta cứ phải thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên vốn có chỉ vì điều này đã được viết ra bởi những người ...đáng kính ????
Cuối cùng, tiêu chuẩn cũng chỉ là để ... tham khảo, có phải luật pháp đâu mà bác "phải" tuân theo. Bằng chứng là tiêu chuẩn cũng thay đổi xoành xoạch chứ có ổn định như mấy cái định lý, tiêu đề j đâu
|
Enriquecem |
|
|
Tôi cũng đoán là bác đang nói về hệ q-p đã viết ra rồi, tuy nhiên để bác tự viết vậy , tuy nhiên chắc bác cũng biết p và q chỉ là bất biến thứ 1 và thứ 2 cho trạng thái ứng suất sigma1, 2, 3 còn một thứ nữa mà tôi nghe được hình như là góc lode. Trong đó q=RQRT(J2), J1=average (sigma1, 2,3) và còn cái J3 nữa. Thể hiện này nọ sang hệ khác, cũng đang hàm chứa mấy thứ bất biến bên trên kia đấy chứ nhỉ??? Mặc dù thể hiện là q-p nhưng mờ đang ngầm định giá trị góc theta đấy chứ nhỉ??? Hay tôi nhầm .
Cái in đậm, hình như tôi không nhầm, hay tôi lại nhầm chăng ???
|
dolkihote |
|
|
chắc bạn tóc đỏ đang joking đấy thôi, bạn ấy để mặt nhăn nhở còn gì. Nếu không hóa ra là tự lấy đá ghè vào chân tôi à .
|
lightzar |
|
|
Ứng suất là đại lượng tensor bậc 2 thì đương nhiên trong trường hợp tổng quát nhất kiểu gì mà chả có 3 thành phần độc lập (hoặc là 3 bất biến của nó I1,2,3; hoặc I1 và 2 bất biến J2 J3 của thành phần assymetric của nó, hoặc đơn giản 3 thành phần ứng suất chính sigma1,2,3....). Nói chung đấy là các cách thể hiên bản chất tensor của nó thôi
Cái "râu" tôi nói ở đây là từ "trạng thái" thì "cằm" tương ứng với nó là "ứng suất" chứ không phải "3 trục". Chả có "trạng thái ứng suất" nào tên là "3 trục" cả, bởi vì tất yếu đã nói đến ứng suất thì để biểu diễn đầy đủ nhất, cần phải có 3 trục. Tất nhiên, ko phải lúc nào cũng cần thiết phải đầy đủ nhất cả, đầy đủ nhì có khi cũng lợi hại rồi
Nhắc đến định nghĩa q-p, nếu bác viết q=SQRT(J2) thì J1 tương ứng phải bằng luôn 0 luôn chứ ?
Tiện thể hỏi luôn tại sao trong Cam-Clay người ta ít nhắc đến J3 hơn 2 cái q và p nhỉ?
|
cameralenguyen |
|
|
|
Edwandhext |
|
|
Tôi cũng chỉ lấy ví dụ cho dễ hiểu về ổn định chứ kô phải phân tích sâu về sự ổn định đất đá ở nóc hầm. Mọi phân tích chỉ là một cách nhìn và sự phán đoán với mục tiêu giải thích 1 phần nội dung của bác Ngọc thôi.
|
viet toan 12 |
|
|
Đã là khối đắp (thường là đắp cao) thì diện phân bố sẽ giới hạn, điều kiện làm việc khác hẳn với đất đá tồn tại trong tự nhiên mà chúng ta đang đề cập tới. Ngoài ra đất đắp khác hẳn đất thông thường về độ bền, độ ổn định, mức độ cố kết...
|
michaelyork |
|
|
Uhm chắc phải bảo rằng trạng thái ứng suất trong mẫu thí nghiệm ba trục cho nó hoành thì mới không râu ông nọ cắm cằm bà kia bác tóc đỏ nhỉ. Bác tự nhận cái tất yếu rồi đấ nhé, vì ở trên các bài trước bác bẩu rằng chỉ co 2 trục nên tôi thấy mới quá so cái tôi đọc và hiểu được. Bác cho hỏi cái J1 là gì và tại sao phải bằng 0 nhỉ ???? Với lại các cặp I1, J1; I2, J2; I3, J3 khác nhau gì vậy??? Tôi thì lâu rồi không đọc nên ít nhớ nên nhờ bác chỉ điểm giúp với!!!???
Trong CL người ta ít nhắc đến J3 không có nghĩa là không có như bác khẳng định ở trên. Tôi đoán chắc tại đường sinh của mặt chảy nó không đổi. Tuy vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi co ai đó muốn phân tích một bài toán 3D tổng quát và đột nhiên có phân tố tồn tại trạng thái với các ứng suất chính khác nhau đôi một???
Người khác thì bác yêu cầu đầy đủ nhất, còn bác thì chỉ cần phát biểu đầy đủ nhì nhỉ, và còn lợi hại nữa chứ
P/S: Nếu tôi nhớ không nhầm thì ba ứng suất chính cũng là các bất biến mà, hay tôi nhầm???!!! Tôi cũng chưa hiểu câu này của bác "nói chung đấy là các cách thể hiện bản chất tensor của nó thôi". Nếu có thể bác giải thích cho tôi và mọi người hiểu cái nhỉ.
|
hoangthienthu |
|
|
Khác thế nào bác? Cái chổ tôi đắp các chiều của nó dao động từ 400-800m không biết có được cho la giới hạn.
Cái vụ khác đất thông thường thì tôi không biết, nếu bác co nghiên cứu gì về vấn đề này thì cho tôi tham khảo với ạ.
Vậy trở lại chủ đề, theo bác thì cấp tải thí nghiệm chẳng cần phải quan tâm bất chấp trạng thái hiện trường của mẫu chăng??? Nếu bác có kết quả so sánh trên "mẫu nguyên dạng" thì cho tôi tham khảo với vì tôi thấy với cái nhận định này nếu có thì cần phải đăng ký bằng sáng chế, vì nó đi ngược với nền cơ học đất hiện nay trên thế giới.
|
thanhtruc |
|
|
Tóm lại là tôi ko thấy tác dụng làm rõ thêm nghĩa của từ "3 trục" mà các bác dùng ở đây là gì cả
Chuyện ký hiệu thì bác muốn gọi là K,Z ... j cũng đc cả thôi, nhưng mà bác đã viết q=sqrJ2 thì J2 phải là bất biến 2 của thành phân assymetric của tensor ứng suất (hữu hiệu) (= tensor ứng suất (hữu hiệu) - thành phần isotropic). Thành phần isotropic này = p( p) nhân tensor đơn vị bậc 2. vì thế J1 (tương ứng với J2) đương nhiên bằng 0. Còn nếu "ký hiệu" I123 là các bất biến của tensor ứng suất (hữu hiệu) đấy, nên p(p) = I1 chứ ko phải J1.
Tôi chưa rõ mấy điểm dưới đây của bác:
"Trong CL người ta ít nhắc đến J3 không có nghĩa là không có như bác khẳng định ở trên. Tôi đoán chắc tại đường sinh của mặt chảy (mặt chảy trong hệ trục nào?) nó không đổi.
Tuy vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi co ai đó muốn phân tích một bài toán 3D tổng quát (có vấn đề j đâu nhỉ?) và đột nhiên có phân tố tồn tại trạng thái với các ứng suất chính khác nhau đôi một (hầu hết khi phân tích 3D toàn thế mà nhỉ? Tuy "chỉ" có 2 trục p-q thôi nhưng nhưng trong p, q đều chưa cả 3 thành phần ứng suất chính của trạng thái ứng suất rồi đó chứ? )???"
Cái từ "bất biến" là còn xem bất biến so với cái gì. I123, J123 là bất biến của các tensor khi mà hệ trục tọa độ thay đổi. 3 ứng suất chính là đặc trưng của trạng thái ứng suất tại một điểm. Nó đặc biệt vì nó vuông góc luôn với mặt phẳng chính tương ứng qua điểm đó, hay là trùng phương chính. nếu chọn hệ trục tọa độ trùng luôn 3 phương chính thì tensor ứng suất chỉ có 3 thành phần này (có thể) khác 0 (6 TP còn lại = 0) -> tính các "bất biến" của bác "dễ" hơn
|
Charlesquew |
|
|
Oài tôi đang không hiểu đang hỏi bác mờ Đơn giản là bác giải thích giúp cái là được Tại vì hồi giờ tôi không biết là có J1 nên hỏi bác thôi mờ, giờ thì biết rồi . Và lại còn p(p)=I1 nữa cũng vừa mới biết khi đọc bài của bác. Cám ơn nhé.
Hình như là hệ trục sigma1,2,3 đấy , thích chuyển trục thì là (p, q,r) hoặc tương tự!
|
phuonganh12 |
|
|
"mat chay" trong he truc sigma123 theo mo hinh CC k biet hinh dang sao ta? Bac co hinh thi post len cho ca nha xem voi.
"p q r" thi r la j the?
|
hoahuongduong |
|
|
Đang không biết mới hỏi bác, bác hỏi lại thì không biết làm sao mà nhỉ? Tôi hóng hớt thì nó là cái hình này nè, không biết có nhầm nhọt gì không nữa
>
Lại hóng tiếp thì thấy r=3[(1/2*J3)^(1/3)], không biết có nhầm không nữa.
|
truongtiengka |
|
|
uở, ko thấy có cái ảnh nào, ảo quá
Tại giọng "chém" nghe được, cứ tường bác đang phán chứ ko phải đang hỏi, tôi mới hỏi lại
Chú ý ko nên nhầm lẫn "vai trò" 2 trục p-q này với 3 trục trong không gian 3 chiều để xem xét trạng thái ứng suất (tuy đều là trục ).
Với 3 trục khi biểu diễn trạng thái ứng suất thì cho ra sigmaxx, xy... các loại. Chọn "khéo" thì ra luôn 3 ứng suất chính sigma123. từ đó mà tính p, q cho mau.
2 trục p-q ko phải để biểu diễn ứng suất tại 1 điểm mà để kiểm tra trạng thái ứng suất tìm đc đó nó đã bay ra ngoài giới hạn đàn hồi chưa, và ... 1 vài lợi ích khác nữa
Vì thế tôi mới chưa thấy cái "mặt chảy" mà bác nói (ảnh chả có ), lại cũng chưa hình dung ra tác dụng nó để làm gì. "mặt chảy" mà tôi biết thì lại chả liên quan đến 3 trục, 3 chiều gì, nó thêm vào chỉ để thể hiện kích thước của giới hạn đàn hồi (trong mặt p-q) theo độ rỗng, hoặc hệ số rỗng đơn vị... Kiểu như đất càng bị nén chặt lại thì giới hạn đàn hồi càng tăng lên. Nói chữ thì nghĩa là volumetric hardening, chính là kiểu hardening mà mô hình CC dùng. Giao mặt này với mặt phẳng sigma3 = K0sigma1 thì ra đường cong nén lún có độ nghiêng lambda (trục Ln sigma) tương ứng với Cc khi dùng trục Logsima.
Tại sao US có 3 bất biến mà CC chỉ dùng 2 ko phải bởi vì các ông ý "ngồi trong phòng tường tượng ra", mà là cũng "ngồi trong phòng" nhưng trong quá trình phát triển áp dụng các định luật bảo toàn ra đến mô hình đó thì phải dựa vào một số "giả thuyết".
Sử dụng các giả thuyết đó cho phép chỉ dùng p q thay cho 3 bất biến của bác. Cụ thể trong năng lượng biến dạng có phần ứng suất x biến dạng (nhân 2 tensor với nhau) được thay bàng p x epsilonv + q x epsilon(deviator). đại khái thể có hệ số j đó, tôi ko nhớ cụ thể
Khi nào thì các giả thuyết đó thỏa mãn thì tôi k biết, thế nên dù là một cuộc cách mạng thực sự trong cơ học đất, nhưng ko ai nói là lúc nào cũng áp dụng đc cả
Có lẽ, bác Ngọc hay lắm chuyện hay nên mở 1 topic riêng về mô hình CamClay này
|
Winmordbet |
|
|
Lỡ chém bừa rồi nên cứ tiếp thôi, bác không thấy thì xem thử cái link này thử ảo thế nó mới sướng
http://i1.upanh.com/2014/0125/12//58603303.camclay.jpg
Bác toàn nói về cái mới thôi nhiều khi tôi không biết nên phải chém bừa vậy nói thật mấy cái bác giải thích ở trên tôi thấy nó mới quá nên cũng chưa hiểu lắm
Đặc biệt là đoạn này " Giao mặt này với mặt phẳng sigma3 = K0sigma1 thì ra đường cong nén lún có độ nghiêng lambda (trục Ln sigma) tương ứng với Cc khi dùng trục Logsima", vì có khi phải đăng kí bằng sáng chế . Cái này mà không có bằng sáng chế thì đích thị là "râu ông nọ cắm cằm bà Kia" rồi
Nhân tiện bác có tài liệu, hình ảnh gì về cái bác bẩu về mấy cái bên dưới thì cho anh tôi biết với
1. J1 là cái gì thế và phương trình nó ra Sao?
2. p(p)=I1 ở đâU ra thế?
|
hyutars |
|
|
Mệt quá. Tất cả là do có quá nhiều trục. Tôi chẳng hiểu gì sất cả nên hỏi vợ thì vợ bảo: Chuyển hết chúng nó về 1 trục mà nghiên cứu.
Liệu có cách nào để chuyển hết các vấn đề mà các bạn đang bàn luận về 1 trục được không ?????
Thay mặt ban quản trị diễn đàn, cảnh cáo bạn Oanh đã post hình ảnh không lành mạnh. Lần sau không được đưa hình ảnh quả ...nhót lên Diễn đàn. Trông kinh lắm
|
thanhtruc |
|
|
Trục thứ 3 là độ rỗng mà bác, chớ vội phí bằng sáng chế với cắm cằm bậy bạ thế chứ
2 cái bác hỏi thì tài liệu nào về cơ học (môi trường liên tục) và cơ học đất chả có. Tiện thể nói rõ luôn:
2. I1 là bất biến 1 của tensor ứng suất thì p = 1/3 I1 (hình như lúc trước tôi thiếu hệ số , muốn tính cho ứng suất hữu hiệu thì thêm vào dấu phẩy )
1. nếu tensor ứng suất là
sigma11, sigma12, sigma13
sigma21, sigma22, sigma23
sigma31, sigma32, sigma33
thì phần isotropic cua nó là
p 0 0
0 p 0
0 0 p
phấn assymetric thì lấy ứng suất - phần isotropic. 3 bất biến của nó là J1, J2, J3, lúc đấy chả phải J1 = I1 - 3p = 0 , q = sqrt(J2)
|
moaza12vs |
|
|
Wow, giờ mặt chảy dẻo (yield surface) lại là cái này sao, p-q-v, kinh không thể tả được. Tôi khuyên bác là nên nộp ngay cái bằng sáng chế này chứ hồi giờ tôi chưa thấy ai bảo cái mặt mà bác nói là mặt chảy cả, mà họ gọi là mặt biên .
Nhân tiện bài trên có thấy nói đến K0, tôi bảo bác cũng đăng ký bằng sáng chế vì hồi giờ tôi không biết là Camclay có mô tả được cái trạng thái K0, vì tôi thấy mấy cụ đẻ ra cái mô hình này lại dựa trên cơ sở isotropic của mẫu trong buồng 3 trục mờ Hay tôi lại nhầm .
Bác cứ tensor với tensiếc làm tôi chóng hết cả mặt, chả hiểu mô tê gì hết cả . Mà khổ tôi tìm mãi trong mấy cái soil mech. với cả cont. mech. mà chả thấy ở đâu có cái J1 như bác bẩu cả, chắc cái này mới quá chăng???
Lại nhân tiện, vì bác bắt bẻ câu chữ nhiều quá nên bác viết cái màu đỏ cho nó đúng vào cái nhỉ
Có vẻ chủ đề đã được đẩy lên một cao trào mà không thể kiểm soát nổi??? . Từ thí nghiệm đất sai hết cả ??? Đến cái sự việc chỉ có 2 trục trong mô hình Camclay là p-q, rồi đến tensor ứng suất các loại các kiểu, và rồi đến mặt biên trạng thái (boundary surface) lại là mặt chảy dẻo (yield surface), và cuối cùng Camclay có thêm 1 trục là v nữa. Đúng là phải ảo nó mới bờ rồ.
P/S: lại nhân tiện tiếp: Bác thấy cái hình tôi pót chưa nhỉ? Nếu chưa nữa thì để lại cái mail tôi quảng sang cho mà đọc.
|
Vincentpype |
|
|
em hỏi vợ em, cô ấy bẩu nếu xác định được áp lực hông khi thí nghiệm một trục thì có thể dùng, khỏi cần 3 trục
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Một trong những lý do người ta làm thí nghiệm 3 trục là vì trục sigma1, sigma3 không thay đổi. Ở thí nghiệm cắt thẳng (direct shear) trục nó thay đổi nên kết quả nói chung là ko dùng được.
Thí nghiệm nén 1 chiều nếu đo được áp lực và biến dạng ở hông thì cũng dùng được.
|
AlfomzoMl |
|
|
Đất tự nhiên nó khác nhiều so với đắp anh ạ.
Lớp đất tự nhiên để hình thành độ bền cần trải qua thời gian tương đối dài, cố kết dần dưới trọng lượng của đất đá bên trên đè lên.
Còn đất đắp để có được độ bền thì cần có sự can thiệp của con người như lu, lèn, đầm và thời gian chất tải nữa (chưa so sánh cụ thể từng loại đất đá khác nhau). Nếu không thì lại phải trải qua quá trình dài dài nữa...
Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng như diện phân bố, điều kiện thủy văn, nước dưới đất, điều kiện thoát nước...
Do đó, nếu dùng bài toán với đất đắp để suy ra với đất nền tự nhiên thì sẽ có sự sai lệch. Để đầy đủ thông tin hơn chắc cần 1 luận án TS hoặc hơn nữa
|
JacimtoCogy |
|
|
Cái đỏ phải là sigma 2 chứ bác nhỉ?
Cái Cyan này thì biến dạng = 0, chỉ tồn tại áp lực thôi chứ bác?
|
dolkihote |
|
|
phải qua biến dạng mới xác định được áp lực.
|
opera |
|
|
sigma1 > sigma2 > sigma3 theo định nghĩa trong địa kĩ thuật
trong 3 trục (nén):
trục sigma1 là trục của axial loading
trục sigma3 là trục radial
sigma2 bị áp cho bằng sigma3.
sigma2 không thể bằng sigma1 được. 3 trục này orthogonal với nhau.
Theo lý thuyết thì có 3 vòng tròn Mohr, 3 trục sẽ cho kết quả là vòng tròn Mohr to nhất.
------
biến dạng hông cho đất bão hòa thì = 0, đất ko bão hòa thì khác không, giờ người ta bán đầy máy thì nghiệm đo biến dạng và áp lực hông.
|
nguoixau |
|
|
@ Bác Wasabi & Bác geotek: Tôi đang hiểu cái thí nghiệm nén 1 chiều mà bác geotek là cái thì nghiệm nén ko nở hông (thí nghiệm Odometer) thì cái confining ring nó không cho phép biến dạng ở hông, tại hông chỉ tồn tại áp lực lên thành thôi chứ a!
@ Bác geotek : trục sigma 2 cũng hướng tâm mà bác. Tại tôi thấy bác bảo trục sigma 1 & 3 không đổi nên tôi thấy lạ ạ! Vì thí nghiệm nén 3 trục thì sigma 2 & 3 là áp lực buồng và sẽ tăng tải sigma 1 đến khi xuất hiện mặt phá hoại.
Theo bác nói 3 vòng Mohr sẽ đc vẽ dựa vào 3 cặp ứng suất (1&3 ; 2&3 ; 1&2) đúng không ạ?
|
test0032 |
|
|
chào linhwru.
Tôi cũng đang nói tới cái thí nghiệm Oedometer đấy, bạn geotek chắc cũng vậy. Hẳn là muốn đo được áp lực hông thì không thể dùng cái confining ring thông thường ở các phòng thí nghiệm chuyên đóng dấu LAS được . Trên ring phải có đặt một thiết bị gọi là sensor, transducer hay strain gauge gì đó thì mới đo được áp lực. Và nguyên tắc của cái thiết bị đo này nó vẫn phải thông qua biến dạng và độ cứng của cái miếng đo đó thì mới ra được áp lực hông. Với thí nghiệm nén oedometer cỡ lớn như dùng để nén đá ba lát, thì họ có thể đo luôn strain của ring để xác định áp lực ngang.
|
terrydoa |
|
|
@ Bác wasabi : Như lời bác nói thì tôi hiểu nó sẽ sử dụng công thức của Hooks law : ứng suất ngang ( áp lực hông) = modulus của miếng đo x biến dạng của miếng đo.
|
michaelyork |
|
|
nếu stiffness của miếng đo (strain gauge) >> stiffness của đất thì có thể cho là nở hông ~ 0
cái mà tôi muốn nói là cho thí nghiệm oedometer cho đất không bão hòa, đất bị co lại rất lớn khi áp đặt lực hút, phải đo biến dạng hông rất cẩn thận.
|
phuonganh12 |
|
|
cái bác geotek nói thì nguyên tắc cũng tương tự thôi.
khi đã chủ định đo áp lực hông, người ta sẽ phải chọn cái strain gauge có stiffness hợp lý. còn nó là vật liệu và mỏng thế nào thì nhà cháu không biết đâu .
|
thatgia |
|
|
Ohf, nick Xuantocdo đã lại sống lại nghĩ lại thấy viết kiểu bác Nguyencongoanh mà ko bị xóa nick chắc bác là mode, hay j j của mode ah>
"mặt biên" đấy biết cách dùng thì sẽ thành giới hạn đàn hồi, và đó mới là mặt hay được sử dụng vì nó phần nào thể hiện được "hardening" của vật liệu nữa.
Cam-Clay là một mô hình của đất, theo định nghĩa "mô hình" thì nó phải mô tả đưộc các trạng thái của đất (Nếu ko thì đã ko là mô hình ). K0 cũng chỉ là 1 trạng thái thôi. bác ko biết mô tả, ko có nghĩa là ko có cách.
J1 bác tìm chả thấy vì đương nhiên nó = 0 rồi, viết làm gì cho mất công
|
GeraldKr |
|
|
chẳng liên quan lắm, nhưng "chuyển về 1 trục" thì có mấy kiểu ứng suất tương đương trong các tiểu chuẩn von Mises,... đấy chả phải là đại lượng vô hướng thì mỗi một trục còn gì
|
thatgia |
|