Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương
Có bác nào đã xem kết quả số liệu cố kết cho đất khu vực Bình Dương cho tôi hỏi
Có tài liệu cho giá trị Pc =7kG/cm2; chỉ số nén Cc =0,508; đất được mô tả là CH trạng thái cứng.; độ sâu mẫu đất 9,1m; W=22,5%; gama 1,99g/cm3;
Em chưa gặp loại đất có Pc lớn như thế này, nhưng Cc lại rất lớn giống như bùn.
Có 82 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
Chắc trước kia ở đó có quả đồi to và cao lắm bị người ta xúc mất đi để làm đường và thuỷ điện mất rồi.
|
JacimtoCogy |
|
|
Cái Pc này tôi cũng đã hỏi lại phòng thí nghiệm thì họ trả lời rằng:
Về thí nghiệm nén cố kết, đối với những mẫu sét béo trạng thái cứng÷nửa cứng, Pc khoảng 7kg/cm² không có vấn đề gì. Cc khoảng 0.5 thì không gọi là lớn. Cc của đất bùn có thể >1.0
Thấy ngạc nhiên quá, ko biết có nhiều kết quả TN như thế này ko? Họ cứ khăng khăng bảo tôi TN ra đúng.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Giá trị Pc lớn hay nhỏ thì phải so sánh với vị trí- độ sâu lấy mẫu chứ ?
Nếu Pc ở độ sâu 9,1m mà 7 kG/cm2 thì được coi là lớn; nhưng nếu ở độ sâu 40m thì lại coi là nhỏ .
Nếu làm thí nghiệm thì sẽ có kết quả- sơ đồ xác định Pc.
Mà chị đưa cho họ mấy mẫu thế; có khi họ nhầm 2 mẫu ở 2 độ sâu khác nhau .
Cần điều tra lịch sử của khu đất đó: có công trình xây trước đó không, có đào đất đổ đi không ?
Cái thông số Pc này phản ánh lịch sử của quá trình chất- dỡ tải.
Hay khu đất đó trước đây có cái bể chứa dầu hoặc máy bay bà già, vừa mới được bác Oanh dời đi chỗ khác .
Trong trường hợp vẫn không đủ dữ liệu và không tin nhau thì phải làm lại thí nghiệm thôi, và lần này phải giám sát kỹ.
|
Donaldsor |
|
|
Pc =7 kg/cm2 tương đương với dỡ tải 50 m.
Có điên mới tin được chúng nó. Bọn TQ có đến cũng ko làm được thế này.
|
daohiepukb |
|
|
Sao vừa nãy cháu tính nhẩm có 40 m nhỉ, hay là cháu tính sai .
Chắc cháu lấy trọng lượng của đất là 18 kN/m3. Cần giảm xuống tý nữa tầm 15-16 kN/m3 hả bác .
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Đất ở đâu cũng có nước, dù cho nước ít hay nhiều. Nước nhiều thì lênh láng. Nước ít thì khổ. Xét thêm nước, dù chút xíu thôi thì sẽ ....đúng.
|
Alvarogime |
|
|
Độ sâu mẫu 9.1m thì đúng là ứng suất cố kết trước như vậy là quá lớn (trừ khi trước có quả núi) như bác nào đã nói. Còn về việc Cc = 0.508 thì kg lớn đâu bác ah, ở quận 7 đất bùn sét 1.3 - 1.5 là chuyện bình thường.
|
JacimtoCogy |
|
|
Theo bạn, Nẽ ra thì cái đã gì gì trước (cái mà tiền cố kết đó) trong trường hợp này sút bi bao nhiêu ????
|
nongdan |
|
|
Bạn đọc lại nhé. Tôi đang nói là đất trạng thái cứng có Cc = 0.503.
Còn đất bùn ở đây không đề cập đến.
|
dolkihote |
|
|
Xem xét Pc với độ sâu cũng chỉ tương đối, quan trọng nó có cùng loại đất và trạng thái không (tương đồng tất cả các điều kiện khác)?
Còn đối với TN cố kết ở vị trí này thì độ sâu hơn 10m trở lại.
Người TN cũng khăng khăng kết quả tôi đúng thì tôi cãi lại làm sao được nhỉ
|
quyetthang122 |
|
|
Hi bác Ngọc, với lớp đất dày 9.1m, khối lượng riêng 19.9g/cm3 thì ứng suất là: 9.1x19.9x10^-2 = 1.8 kg/cm2. Nên ứng suất tiền cố kết vào khoảng 2 kg/cm2 thôi là hợp lý.
|
noithatap |
|
|
Không phải là hợp lý mà là thường xảy ra như thế. Nếu có chuyện dỡ tải nào đó trong quá khứ ví dụ như đất đang ở dưới sâu 100 m bị đẩy trồi lên gần mặt đất thì Pc sẽ lớn hơn.
|
fordthudo1 |
|
|
Bạn nguyenthinu168 chơi kiểu này thì không công bằng, bạn đưa mỗi cái đấy lên thì không biết làm sao mà, ít nhất bạn cũng nên đưa cái đường cong quan hệ e-p hoặc e-logp hoặc epsilonv-logp lên đây thì mới chém gió được chứ.
Cái việc đất nó quá OC (đặc biết là đất Bình Dương) thì là điều có thể hiểu được nếu bạn biết Bình Dương nó thế nào (hôm nào vào Bình Dương tham quan chút đi, có cái du lịch Đại Nam gì đấy). Và các nguồn làm cho đất OC có các cái sau đây
1. Xi măng hóa, hoặc cứng hóa do phản ứng hóa học gì đấy (nghe đồn thế) đặc biệt liên quan đến đất đỏ bazzan (lateritic)
2. Ở Bình Dương là khu vực vùng cao, đồi núi trùng điệp, người ta thường hay bạt đồi núi để làm nhà, hoặc khai thác đất đỏ đắp nền đường. Do đó việc này có thể làm cho đất quá cố kết nặng. Thử bạt ngọn đồi cao 50m để lấy đất làm đường thì cái việc pc nó to thể cũng là bình thường.
3. Do từ biến vì nghe đồn đất đỏ có nguồn gốc từ núi lửa hoạt động rất lâu rồi nên quá trình hình thành lịch sử của nó có từ biến chăng.
Từ các điểm trên thì đừng thắc mắc quá nhiều nếu không biết quá trình lịch sử nó là gì. Nếu muốn xác nhận thì tự kéo thiết bị lên khoan lại và làm thí nghiệm lại cho nó chắc.
P/S: Với đất Bình Dương thì nên làm các loại thí nghiệm ở trạng thái bão hòa, vì nghe nói ở trạng thái bão hòa cái sức kháng cắt của nó giảm thì phải . Ngoài ra bạn thử hỏi xem họ lấy mẫu nguyên dạng ở Bình Dương bằng cách nào nhỉ?
|
kukuca |
|
|
Đôi khi người làm thí nghiệm chỉ biết làm thí nghiệm và họ cũng không đủ khả năng giải thích gì thêm. Cái này là rất tốt .
Chỉ cần người ta không bịa số liệu thì cái việc giải thích kết quả là việc của...chị. Cho dù có mất vài chục năm thì cũng cố mà mần .
|
Stephenon |
|
|
Em chưa gặp loại đất này nên hỏi các bác đã từng gặp ko.
có lẽ lúc nào phải thăm đất ở Bình Dương chăng?
Còn cái biểu đồ ...thì họ chưa gửi cho xem.
Nếu hình trụ mô tả đất là lẫn laterit hay đất phong hóa (đất đỏ) gì đó thì chắc là khác nhiều. Địa chất cũng chưa gặp đến anh đá Bazan và lớp phủ phong hóa của nó.
Ở đây, khoan đến 30m cũng ko thấy gặp đá bị phong hóa, mà màu sắc, loại đất cũng ko thể hiện đất đỏ gì đấy. Mới có mô tả là màu nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng. Có lẽ chưa đến đấ đỏ ba zan như bác nói.
Mà loại đất này cũng rất đặc biệt: khi cắt ba trục theo sơ đồ CU, người ta cũng ra C, C lên đến 0,666 và 0,618kG/cm2
|
inetryconydot |
|
|
Với mẫu thí nghiệm trên theo tôi nghĩ nếu nén CU phải nén ở 3 cấp khá khủng là P1<7kg/cm2, P2~7kg/cm2, P3>7kg/cm2 và kết quả C, C cỡ 0.666 và 0.618 là còn nhỏ (với đất sét CH trạng thái cứng). Còn cái Cc = 0.5 thì có vẻ hơi cao, có cảm giác đất giống cái tổ ong cứng khi bị nén >7kg/cm2 nó bị phá hủy và lún cái dầm.
|
DanielEi |
|
|
Cái sét cứng đó có thể nó là đất phong hóa, laterit như bác nguyencongoanh bẩu, hoặc cũng có thể là đá sét kết (clay shale hay shale), thuộc nhóm vật liệu giữa hard soil và soft rock. Loại này lúc khoan lên đúng như đá vậy, nước vào phát là nó mủn ra, dính bết chả khác gì đất sét cả. Ngoài HN, ngay thị trấn Xuân Mai tôi đã gặp ở độ sâu có vài mét, thậm chí có chỗ lộ ngay trên mặt. Hồi xưa gặp loại này tôi chả biết mô tả nó là đất hay đá, giờ vẫn thế
Nếu là 1 trong các vật liệu nói trên thì cái pc bằng 7 kG/cm2 thì tôi thấy cũng bình thường. Giá trị pc này hoàn toàn không phải do quá trình nén - dỡ tải thông thường, mà nó do liên kết xi măng hóa, do oxi hóa, do từ biến....bởi quá trình thành tạo. Khi pc xác định được lớn do các nguyên nhân ko phải là mechanical loading thì một số sách họ gọi pc đó là apparent hay quasi preconsolidation pressure. Mời gúc >
Cái mô tả đất tại hiện trường mà có nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng cũng là dấu hiệu của phong hóa rồi. Khi cô Nụ không có thông tin gì ngoài báo cáo, thì đành tin bên TN thôi, nếu dựa vào suy luận kinh nghiệm mà không tin họ thì có khi có tội đấy
Riêng cái Cc mà cô Nụ nhận định hơi cao thì tôi ko ý kiến gì, bởi tôi cũng chưa TN nén cố kết cho cái đất cứng bao giờ, chỉ nghi ngờ thôi . Đất mà laterit như cái tổ ong thì cc mức đó mới xứng.
|
lightzar |
|
|
Bac Oanh phán chuẩn đấy.
Giá trị pc đâu chỉ phụ thuộc vào mỗi chiều cao max của lớp đất, mà còn cả các quá trình địa chất tạo thành nó nữa. Cái mà thấy rõ nhất là sự có mặt của Carbonate trong thành phần khoáng. Chỉ cần 5-10% khối lượng là thấy khác nhau ngay, hoặc cao độ mức nước ngầm đới với điểm lấy mẫu đất cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong chuyện này (như các bác đang ước tính chiều cao max trước kia đó )... ví dụ thế.
Theo tôi, ko nên gọi giá trị xác định từ phòng thí nghiệm là áp lực tiền cố kết nữa, nên gọi là "giới hạn (giả )đàn hồi" thì chuẩn hơn
Cái tên "áp lực tiền cố kết" nên dành cho các nhà địa chất thì đúng hơn vì nhiệm vụ của họ, tôi là dân cơ học, nói chuyện đó nên cẩn trọng
|
Robertgomo |
|
|
bên ĐCCT vẫn gọi là áp lực nén hữu hiệu.
|
deptrainhatnha |
|
|
chưa hiểu ý wasabi lắm
ý tôi là cái tên "áp lực tiền cố kết" đó là để cho các nhà địa chất, họ biết tiến trình bồi đắp, xói mòn... thế nào, rồi từ đấy tính ra chứ ko phải xác định từ phòng thí nghiệm (gọi là "giới hạn đàn hồi" hay gì khác) như dân cơ học đất tôi
|
Alvarogime |
|
|
tôi ko có ý gì cả, chỉ bảo rằng bên ĐCCT vẫn gọi cái giới hạn mà bạn đang muốn đặt là giới hạn đàn hồi là áp lực nén hữu hiệu.
Cái tên gọi này cũng rất cơ học đấy, dù cái đất đó nó có lịch sử địa chất thế nào.
Có một điều là ở trường hợp này hơi lạ ở chỗ cái pc thì cao thế mà cái cường độ lại thấp.
|
nguoixau |
|
|
- Loại đất màu nâu đó, nâu vàng chưa chắc là đất phong hóa, có cái chưa nhìn trực tiếp đất thì chưa khẳng định chắc chắn.
- Ở đây tôi không bảo là nghi ngờ kết quả thí nghiệm vì tôi cũng là dân thí nghiệm cả. Có điều là làm thí nghiệm nhiều quá dẫn đến lại nghi ngờ người khác.
Ở đây là sự mâu thuẫn giữa kết quả nén cố kết, thí nghiệm ba trục, cắt phẳng và nén nở hông.
- Thí nghiệm cắt phẳng thì cho kết quả bé tí, trong khi UU và QU thì lại to đùng và hơn nữa nén ba trục CU thì lại còn quá to...
- Cho tôi hỏi thế apparent hay quasi preconsolidation pressure thì dịch sang tiếng việt là gì nhỉ. Mà hơn nữa,trong trường hợp này công thức tính lún như thế nào, có dùng trong trường hợp OCR>1, search google mãi chưa tìm thấy...
|
sieunhangiambeo |
|
|
- Loại đất màu nâu đó, nâu vàng chưa chắc là đất phong hóa, có cái chưa nhìn trực tiếp đất thì chưa khẳng định chắc chắn.
- Ở đây tôi không bảo là nghi ngờ kết quả thí nghiệm vì tôi cũng là dân thí nghiệm cả. Có điều là làm thí nghiệm nhiều quá dẫn đến lại nghi ngờ người khác.
Ở đây là sự mâu thuẫn giữa kết quả nén cố kết, thí nghiệm ba trục, cắt phẳng và nén nở hông.
- Thí nghiệm cắt phẳng thì cho kết quả bé tí, trong khi UU và QU thì lại to đùng và hơn nữa nén ba trục CU thì lại còn quá to...
- Cho tôi hỏi thế apparent hay quasi preconsolidation pressure thì dịch sang tiếng việt là gì nhỉ. Mà hơn nữa,trong trường hợp này công thức tính lún như thế nào, có dùng trong trường hợp OCR>1, search google mãi chưa tìm thấy...
Mà mọi người ai có tài liệu gốc của Casagrande cho tôi xin tài liệu gốc đó để xem cái định nghĩa chuẩn về áp lực tiền cố kết và cách xác định nó.
|
Enriquecem |
|
|
bạn nguyenthinu168 nghi ngờ cũng phải thôi, kết quả lạ thế cơ mà > . Tôi cũng nghi ngờ sự thống nhất giữa các thí nghiệm. Rất có thể điều kiện thí nghiệm không thống nhất. Hoặc 1 trong các thí nghiệm ko đúng, hoặc các thí nghiệm đều sai cả
Cái apprent và quasi thì tôi tạm dịch là biểu kiến và giả.
còn nếu độc lập tính lún thì chắc cứ tính cho OCR>1.
|
Alvarogime |
|
|
cái mẫu đất mà là sét kết hoặc phiến sét như tôi nói, mặt phiến/lớp nằm ngang thì cũng dễ xảy ra điều này. Phá hoại theo mặt phiến thì rất dễ.
|
DonaldMi |
|
|
từ "hữu hiệu" ở đây nghĩa là gì? gọi thế dễ nhầm với "ứng suất hữu hiệu" Terzaghi chết
|
Alegowasea |
|
|
Có thể vì Pc lớn nên Cc mới lớn đó (tạm thời cho là kết quả thí nghiệm hoàn toàn nghiêm túc ) vì Cc được xác định trên giải ứng suất mà đất đã xuất hiện biến dạng dẻo (> Pc).
2 loại đất nén đến 20 kG/cm2 (ví dụ thế) mà cùng đạt tới 1 độ rỗng, vậy thì đất nào có Pc lớn hơn (nhưng cả 2 phải < 20 kG/cm2) sẽ có Cc lớn hơn. Kiểu như ứng xử của nó giòn hơn. Điều này có thể do có nhiều carbonate hơn.
Tóm lại Cc và Pc đều lớn chưa hẳn là đã mâu thuẫn nhau đâu
Tiện thể tôi muốn hỏi: đơn vị chuẩn (theo SI) của áp suất, áp lực ... phải là Pa và bội của nó, sao mọi người hay dùng đơn vị kG/cm2 nhỉ ? đây là do thói quen hay còn tác dụng gì khác trong thực tiễn ?
|
Bernardmt |
|
|
hiệu quả hay hữu hiệu hay gì đó tương tự tôi ko nhớ chính xác, trong sách THẠCH LUẬN CÔNG TRÌNH của Lomtadze có nói đến trong phần tính chất nén lún của đất. hữu hiệu nghĩa là có hiệu lực, nghĩa là phải vượt qua giới hạn đó thì đất mới bắt đầu lún. Lưu ý là có chữ nén đằng trước từ hữu hiệu
nếu không đọc kỹ thì nhầm là bình thường
|
thanhthanh |
|
|
Gọi thế tôi thấy không thật sự chính xác, mà lại không tổng quát, dễ gây hiểu lầm
Về cái này thì ngược lại các nhà địa chất lại nên nghe theo bên địa kỹ thuật tôi thì hơn, bởi vì đây lại là chuyên ngành của tôi
|
MaroldPl |
|
|
Bác cứ vui tính, cứ theo định nghĩa Cc mà ra, anh nào yếu hơn thì phải lún nhiều hơn. Còn loại đất nào độ bền lớn hơn mà nén nhiều hơn, hay Cc lớn hơn thì ko thể tin được.
|
trannguyen1602 |
|
|
Toi thi lai nghi ket qua thi bghiem day la binh thuong, nhan tien cai Cc day thi khong phai cua dat yeu dau
|
deptrainhatnha |
|
|
nguyenthinu168 thử nêu định nghĩa Cc của bạn ra xem?
|
AlbertgeK |
|
|
thói quen là chính, đang ăn quen cà pháo mắm tôm lại phải chuyển sang ăn pho mai khó nuốt lắm ngoài thói quen ra, nó còn cả một hệ thống thiết bị đo cùng đi kèm, cái này cũng quan trọng, phải từ từ mới đổi được.
mà tôi thấy chính ra dùng kG/cm2 dễ hình dung, nói phát là biết ngay nó tương đương đặt bao cân trên trên 1cm2, còn ông Pascal to béo hay gầy còm thế nào tôi chả biết
|
dacbiet |
|
|
hình vẽ này có thể trả lời "lo lắng" của chị nguyenthinu168 chăng >
Xem hình vẽ thì ko thật sự là đường cong e-logsv, nhưng mà ý là có thể vừa có Cc vừa có pc lớn đc, chả nhớ cái hình vẽ đấy nó ở đâu, bao h thấy lại post lại nhé
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Cc hình như là đặc trưng nén lún của đất, còn Pc thể hiện lich sử chịu tải của đất. Như vậy thì hình như 2 cái thứ Cc và Pc này chẳng mấy liên quan đến nhau để mà xét quan hệ anh tôi họ hàng
|
StephenDAK |
|
|
Nhân tiện bác cho hỏi cái void index trong cái đồ thị bác pót lên là gì thế nhỉ? Bác có thể cho cái định nghĩa về nó được không ạ?
|
mtv_0201 |
|
|
-Cũng khó lắm bắc, cắt phẳng ra c nhỏ hơn 0.2kG/cm2 ,mà cắt ba trục thì c gần 1kG/cm2. Trong khi hệ số rỗng <0.7
|
Vimcentcow |
|
|
Cái đồ thị này có loại đất nào là đất cứng đâu nhỉ.
|
53caugiay |
|
|
Cái này thì có gì phải mở mang tầm mắt bạn nguyenthinu168? Đơn giản chì là cái mẫu ở độ sâu nhất định khi thử nghiệm lại nó sẽ thể hiện cái ứng suất lịch sử đã chịu mà người ta hay gọi là ứng suất tiền cố kết. Do đó cái việc ứng suất tiền cố kết mà càng to tức mẫu đang chịu ứng suất lịch sử càng to, ví dụ lấy mẫu ở độ sâu 70m chẳng hạn....Các loại đất thì nó có chỉ số nén Cc và Cr mà ai cũng biết, và 2 chỉ số này hoàn toàn chẳng ăn nhậu gì với cái pc cả.
1. Ví dụ của tôi lấy mẫu ở độ sâu 35.45m, thí nghiệm được pc=320kPa, và Cc ~ 1.00, và đây thực chất là đất yếu. Nếu lấy mẫu gấp đôi cái giá trị 35.45m (nếu như còn đất yếu) thì tôi có thể có được cái pc ít nhất là gấp đôi giá trí trên, thì cũng gần tương đương với giá trị pc của bạn nguyenthinu168 rồi.
Nhân tiện up một cái hình để bạn tìm hiểu
>
Với cái hình này thì pc có thể đạt 640kPa hoặc 1130kPa mà cái đường NCL nó không thay đổi độ dốc (thực chất khi lớn hơn một giá trị nào đấy thì độ dốc nó giảm, nhưng cũng gần với giá trị Cc sau pc1 (tạm gọi thế cho giá trị 320kPa)
|
test1212 |
|
|
Giờ này mà còn dùng cắt phẳng để nghiên cứu nữa hả bạn nguyenthinu168? Thế thì chết thật>
P/S: Nhân tiện bạn cho hỏi lấy mẫu nguyên dạng đất ở Bình Dương bằng cách nào không?
|
Haroldser |
|
|
1 kiểu chuẩn hóa của hệ số rỗng e đối với thành phần khoáng để so sanh các đất khác (TP khoáng) với nhau thôi. Như thế sẽ làm nổi lên sự khác nhau về mặt "cấu trúc" (tạm dùng từ này vậy) đất
|
opera |
|
|
bạn nguyenthinu168 hay nghi ngờ nhở
tôi chỉ minh họa cho ý ko phải cứ Pc lớn hơn thì Cc nhỏ hơn thôi (gần minh họa dc rồi)
ah, mà nếu bạn đã có "tính nghi ngờ", thì cũng phải ngờ ngay lập luận này của bạn nữa này:
"cứ theo định nghĩa Cc mà ra, anh nào yếu hơn thì phải lún nhiều hơn. Còn loại đất nào độ bền lớn hơn mà nén nhiều hơn, hay Cc lớn hơn thì ko thể tin được"
ngờ từng câu chữ 1 rồi sẽ thấy có ko ổn
|
traiyo1 |
|
|
bạn nguyenthinu168 lại cố tình không tin rồi. khi đất đá có tính dị hướng thì chuyện khác nhau vài lần thế có gì là lạ nhỉ
không cần phải tìm đâu xa, nếu bạn lấy mẫu đất sét xen kẹp cát mịn tầng thái bình hay hải hưng gì đó (nhìn mẫu thấy rõ các phân tập mỏng sét - cát dày vài milimet xen kẽ liên tục), để mẫu khô khô rồi cố nhét vào làm thí nghiệm cắt phẳng và thử nén unconfined thôi thì sẽ thấy điều ngày. Cẩn thận lúc làm mẫu, kẻo mẫu nó tự lìa nhau ra >.
|
EduardoMn |
|
|
Bác đưa ví dụ vẫn là đất yếu, ở đây tôi nói đất dẻo cứng - nửa cứng... mà có Cc lớn như mở đầu topic tôi hỏi.
Còn đất ở đây tôi chưa nhìn thấy,.... nên hỏi. Còn tôi có bảo đất yếu ko có Pc lớn đâu nhỉ.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Tại sao ví dụ nhiều thứ nhỉ.. Ở đây chỉ bàn đến loại đất và kết quả thí nghiệm mà tôi nói thôi. Còn những thứ khác và loại đất khác thì có bàn đâu nhỉ.
|
RobbertooWig |
|
|
hihi cái này là đúng rồi đó.
|
taolaai |
|
|
ý nói trong trường hợp này xét: đất có cùng nguồn gốc thành tạo, cùng điều kiện tồn tại (ý nói ở một chỗ), có khả năng cùng tuổi nữa..
Vậy chẳng nhẽ anh nào có Pc lớn thì Cc lớn???
|
bachtuu |
|
|
Với điều kiện trên thì Pc lớn hơn thì Cc lớn hơn có vẻ đúng đấy chứ nhỉ
|
Stevennefs |
|
|
Chém kinh quá ku em! Chú chơi kiểu này coi chừng lại có luận văn TS có kết luận như thế thì căng lắm à nghen
|
DanielEi |
|
|
vì bạn nguyenthinu168 cứ khăng khăng cái kết quả tn là không hợp lý, khó tin trong khi cả bạn và tôi chả biết cái loại đất mà bạn đang nói nó như thế nào ngoài cái màu sắc và kết quả bên tn cung cấp.
tôi chỉ lấy ví dụ để dẫn là sẽ có khả năng như thế, chúng ta cùng đang đoán mò cả mà >.
Tóm lại là bạn nên yêu cầu họ gửi đúng mẫu ở Bình Dương đó, rồi tự thí nghiệm để kết luận.
|
Amen1402 |
|
|
Hihi, bác cứ thí nghiệm một mẫu nguyên dạng,và một mẫu khác đã nát bét (dĩ nhiên là cùn một ống mẫu nhưng chia làm 2 phần), nhồi vào dao vòng nén lại sau đó so sánh Pc với Cc xem thế nào nhé
Cái hình dưới đây của lão nào đó, hình như cũng có ý gần như tôi nói
>
|
hoang tuan |
|
|
tôi nghĩ vấn đề chính là bạn nguyenthinu168 đang cần ở cái topic này là ai đó làm trúng cái đất ở Bình Dương mà ra kết quả tương tự để có thể thêm niềm tin vào kết quả TN, hoặc phải có một kết quả ngược hẳn để có thể khẳng định điều bạn ấy nghi ngờ là đúng, mọi concept ko có ý nghĩa thuyết phục lắm
vụ này có vẻ giống mấy bà đa nghi và hay ghen thuê thám tử theo dõi chồng. Không tìm được bằng chứng ngoại tình thì rất khó chịu, có bằng chứng thì lại thất vọng
|
Renatosymn |
|
|
Thế anh mới nói với chú khéo lại có kết luận thế thì chết . Đương nhiên cái đó là cái việc mẫu không nguyên dạng và nguyên dạng thì xem như cái thứ nhất vứt đi rồi còn gì .
Anh cũng hỏi bạn nguyenthinu168 kiểu lấy mẫu là gì thì không biết. Vì đất đấy ở Bình Dương mà lấy mẫu được với cách thông thường thì đúng là siêu cao thủ rồi.
|
bachtuu |
|
|
Thôi nhanh gọn: Bạn nguyenthinu168 cho tôi biết tên đơn vị lấy mẫu và thí nghiệm thì tôi sẽ cho biết (nếu ở miền Nam)
|
Alvarogime |
|
|
Nghi ngờ kết quả thí nghiệm là ko chính xác dựa trên kinh nghiệm và thống kê của bản thân nhiều khi cũng nguy hiểm phết đấy. Nhiều khi tôi tự tin từ trước đến giờ toàn làm đúng nhưng biết đâu được có khi lại hơi ngược lại. Và dĩ nhiên cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
Tuy nhiên ở đây thí nghiệm cố kết cho ra Pc=7kG/cm2 thì áp lực cố kết cuối cùng cũng phải đạt từ 32 đến 64 kG/cm2. Các phòng thí nghiệm ở VN làm đc đến cấp áp lực này chắc cũng ko nhiều, đặc biệt là máy nén thương hiệu Tam Liên nổi tiếng
|
BarbaraEr |
|
|
làm đến 8kG/cm2 hoặc 16kG/cm2, thấy đường nén nó bắt đầu chúc xuống là được rồi, cần gì đến phải cao vậy hả bạn nô ???
|
profilmuoisau16 |
|
|
Dạ, tôi thấy người ta nói là cần ít nhất 3 cấp trước Pc và 3 cấp sau Pc thì tôi cho ra tối thiểu là 32kG/cm2, còn 64kG/cm2 thì thêm vô để chém cho nó nặng
|
profilmuoibay17 |
|
|
Em mở topic này đã lâu rồi, lúc đó có người hỏi tôi thì tôi hỏi các bác thế. Còn đến bây giờ thì cũng có ai cần câu trả lời nữa đâu. Có điều các bác trao đổi nhiều quá, nên cũng trao đổi cùng các bác.
Nghi ngờ ở đây không có nghĩa là dựa trên kinh nghiệm và thống kê của bản thân như bạn volcano5683 nói...
Thực nghiệm + lý thuyết bao giờ cũng song hành ....
|
williamcuong |
|
|
Xem ra "lý thuyết" của bạn nguyenthinu168 có vẻ ... chậm hơn "Thực nghiệm" một vài nhịp chăng
|
kukuca |
|
|
Tôi chẳng hiểu bạn nói gì, kỹ sư ĐCCT - ĐKT bao giờ cũng cần kết hợp: đi thực địa ngoài hiện trường, thí nghiệm trong phòng kết hợp với đọc và tìm hiểu lý thuyết, giải thích và bình luận những kết quả làm ra trên cơ sở cả thực nghiệm lẫn lý thuyết. Khi ra trường ít nhất cũng có ba đến năm năm ngoài thực tế.
Còn cứ ngồi trong phòng mà phán thì sao nhỉ.
Lý thuyết mà bạn đọc, chắc có lẽ tôi chưa đọc.
|
muaxanh |
|
|
để tôi sửa lại :
Xem ra "Thực nghiệm" của bạn nguyenthinu168 có vẻ ... phát triển nhanh hơn "lý thuyết" một vài nhịp chăng
nhưng mà có 1 điều chắc chắn là "lý thuyết" về phương pháp nghiên cứu của bạn nguyenthinu168 cũng nhanh đấy
|
test1212 |
|
|
Tôi cũng không thích chơi chữ với bạn. Vấn đề gì cần trao đổi thì thẳng thắn. Còn lại thì xin dừng ở đây.
|
casinomkw |
|
|
Thực ra thì cái đất Bình Dương cũng như nhiều đất khác thì tôi không rành nhưng thấy bàn đến cái chuyện thực nghiệm và lý thuyết thì tôi lại nhảy vào bàn cho nó vui.
Thường thì khi đào tạo thì người ta dạy lý thuyết trước và sau đó thì thực nghiệm. Chính vì cái điều này nên nhiều người đã nhầm tưởng lý thuyết có trước thực nghiệm có sau.
Khi ra trường, người kỹ sư vừa đi làm thực nghiệm, vừa trau dồi lý thuyết và thế là người ta lại tưởng lý thuyết và thực nghiệm chúng nó đi song hành.
Cứ như thế thì chẳng sao và cũng chẳng xảy ra chuyện gì cho đến khi gặp các trường hợp khác với cái lý thuyết và thực nghiệm vốn có. Trong thực tế phát triển khoa học thì lý thuyết luôn đi sau với thực nghiệm. Điều này cũng đúng với pháp luật. Khi chưa có ai giết người hiếp dâm thì trong bộ luật hình sự sẽ chẳng bao giờ có các loại tội hiếp dâm giết người. Chỉ đến khi thực tế xảy ra rồi thì người ta mới nghiên cứu để đưa ra thành lý thuyết nhằm xử lý các trường hợp thực tế đã xảy ra.
Thì đấy, ban đầu người ta cứ tưởng đất cũng như các vật liệu khác nên các công thức tính lún từ trước khi có ông Tẹc đều dùng công thức đàn hồi. Lúc đó đất được thí nghiệm gần giống với thí nghiệm gạch đá và gỗ. Ban đầu thì cũng chẳng sao vì toàn xây nhà ở chỗ đất tốt, chắc chắn. Thế rồi cái loài người chúng nó cứ thích sướng nhiều quá nên dân số tăng lên (hồi đó khoa học kiềm chế tăng dân số còn kém như ...Cơ học đất). Thế là phải xây nhà cả những nơi đất yếu. Lúc này thì thấy cái cách tính lún theo kiểu đàn hồi là không ổn. Cái ông Tẹc là rất dâm dê (Xem lịch sử). Có lẽ vì thế, mỗi khi nhớ vợ những lúc lang thang ngoài hiện trường thì ông ta lấy đất để bóp. Bóp nhiều lần thì ông ta thấy nước ra đầy tay và đất thì teo lại. Và thế là ông ta nảy ra cái lý thuyết cố kết thấm. Như vậy, cái lý thuyết cố kết thấm đã được sinh ra sau cái hiện tượng thực tế là nước ra đầy ta và đất teo lại khi ... bị bóp.
Khi ý thức được thực tế thực nghiệm luôn lớn hơn, rộng hơn và luôn đi trước lý thuyết chứ không song hành và lại càng không đi sau thì sẽ dễ dàng hơn khi phải giải quyết các trường hợp được cho là lạ và đặc biệt. Có lẽ vì lý do nêu trên nên cái tên nhặt banh nỉ phất như diều mới ...chơi chữ chăng.
Vẫn có những trường hợp lý thuyết, phỏng đoán đi trước thực nghiệm nhưng nó nằm ở ngành khoa học khác chứ không nằm trong các ngành khoa học ứng dụng như Cơ học đất.
|
StephenDAK |
|
|
Em cũng rất cảm ơn bác NGOC_IBST.
Thông thường ở trong trường đại học thì phải dạy lý thuyết trước rồi. sau đó, trong quá trình học thì sẽ có một vài khóa đào tạo cho sinh viên biết thực nghiệm như thế nào (sinh viên đi thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp). Trong quá trình thực tập sẽ xem xét lại những gì mà lý thuyết đã học.
Còn tôi cứ mỗi khóa tôi đều đào tạo một vài tôi sinh viên thành thạo cả thực nghiệm(thí nghiệm trong phòng) với những đề tài nghiên cứu khoa học nho nhỏ, và sẽ up những vấn đề gọi là mới một chút- mới có nghĩa là sinh viên khóa trước chưa làm thôi nhé. Và những tôi đó hầu như ra trường đều làm được việc khá tốt.
Khi nói về song hành ở đây, có nghĩa là không phải tôi chỉ làm việc chân tay, mô tả đất đá, thí nghiệm ra như thế nào thì cứ để kết quả như thế và không đọc lại lý thuyết, giải đáp những thắc mắc và giải thích được những hiện tượng thực tế. Tôi hay mắc cái tội nói mà người khác không hiểu, chắc phải học lại nhiều. .
Còn sinh viên sắp tốt nghiệp và mới ra trường thì tôi thường nói chuyện là cứ phải đi thực tế trước tiên đã, phải biết sờ nắn đất như thế nào, hình dạng nó ra sao, sau đó xem người ta làm như thế nào, học theo, làm theo sau đó soi lại lý thuyết xem học làm có đúng không đã. Tuy nhiên cũng không phải cái gì cũng học theo được. Và nghề địa chất cần phải có kinh nghiệm thực tế, trước khi ngồi trong phòng nghiên cứu.
Nhiều khi nhìn người ta thí nghiệm mà cảm thấy buồn. Buồn vì sao? ví dụ khi trao đổi, tại sao nén theo sơ đồ CD mà tốc độ nén lại cao thế, thì bác trả lời: máy chỉ có tốc độ đó thôi. Và lần sau bảo thí nghiệm tiếp thì không nhận mẫu nữa vì tôi hay thắc mắc.
Quan điểm của tôi là muốn nghiên cứu một vấn đề gì thì phải đọc lý thuyết trước đã, xem xét người ta đã làm cái gì và làm như thế nào, sau đó bắt tay vào thực nghiệm, nếu có gì khác so với lý thuyết thì phải giải thích, hoặc nghiên cứu tiếp và chứng minh nó.
Còn sự phát triển của một ngành khoa học về trái đất nói chung, phải tuân theo những điều mà bác NGOC_IBST đã phân tích.
|
deptrainhatnha |
|
|
Bàn về mối quan hệ và vai trò giữa thuyết và thực nghiệm ở đây có vẻ như đi hơi quá xa với chủ đề. Tuy nhiên dường như tôi là người mở màn nên cũng đành mạn phép có ý kiến.
Trước hết là cảm ơn rất nhiều bài giảng rất khoa học, rất logic về vai trò của lý thuyết và thực hành cũng như quan hệ giữa 2 đứa chúng nó của bác NGOC_IBST và bác nguyenthinu168. Với bài giảng này thì tôi chỉ có ngồi hứng từng chữ chứ ko có ý kiến ý cò gì cả. Tôi thì chẳng biết lý thuyết vì trước giờ đâu có chịu học hành gì đâu, chủ yếu là cưỡi tàu vũ trụ xem hoa thôi, còn thực nghiệm thì đương nhiên là thua công nhân kỹ thuật hiện trường và nhân viên phòng thí nghiệm rồi, có lần mấy tôi thí nghiệm bảo về "giun" cùng cho vui mà tôi chạy mất một chiếc dép. Tuy nhiên cái tính tôi nó lại hay nghi ngờ, nghi ngờ cả lý thuyết, nghi ngờ cả thực nghiệm cho dù lý thuyết đó do một ông rất to đưa ra, hay thực nghiệm do một bà rất oách đúc kết lại. Và đương nhiên rất tai hại là tôi hay nghi ngờ cả chính bản thân tôi. Có lẽ vì thế mà ở post trước tôi nói là biết đâu trước giờ tôi toàn làm sai, bây giờ có khi người ta làm đúng.
Với tôi thì lý thuyết không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng, chân lý từ thực nghiệm hoàn toàn có thể có nhầm lẫn, và bản thân tôi có thể đang bị lừa bởi chính kết quả của tôi.
|
thuymo |
|
|
topic của bạn nguyenthinu168 là hoàn toàn về thực nghiệm không có dính gì đến lý thuyết cả.
Còn quy luật tương quan nào đó, chẳng hạn giữa pc và cc (nếu có) cũng là từ kinh nghiệm ra. Nếu coi đó là lý thuyết để dựa vào kết luận kết quả thí nghiệm đúng sai thì rất là ... phi lý thuyết.
Có một lý thuyết luôn đúng là: không có lý thuyết nào đúng tuyệt đối cả
|
RobertDum |
|
|
Cậu xuantocdoxd nhặt được cái tít : đốc tờ Xuân, giáo sư quần vợt ở đâu ? mà có Interests quần vợt, quảng cáo thuốc lậu > lạ kì thế ?
Cậu có bao nhiêu kinh nghiệm rồi ? bản thân cậu cũng là người làm thực nghiệm !? cho biết thực được bao nhiêu, ở công trình nào ? tại đâu ? mà đấu khẩu thấy khiếp quá vây ?>.
Lôi vào nhiều prof. khác rất nổi tiếng Thầy nào của cậu ? ở trường nào ? xin cho biết danh tánh, chứ nói khơi như vậy, Sức mấy mà tin được
Có thật không hay mang tật chém gió đấy ?> Trả lời các câu hỏi rỏ ràng mới nói lên được thực tài của ..???....đỏ.
PS: Không đáp lời, mà tiếp tục châm chít các chú bác thì tôi có biện pháp đáp ứng !
|
inetryconydot |
|
|
cái tính toán tìm câu trả lời cho nghìn năm sau cũng phải dựa trên công thức hay lý thuyết mà được lập ra từ thực nghiệm bác xuantocdox à, còn nó đúng hay sai thì nghìn năm sau mới biết.
bài toán tính lún cố kết cũng là ví dụ tương tự.
|
Robertgomo |
|
|
Nếu thế "thực nghiệm" để tìm "lý thuyết" để trả lời cho nghìn năm sau liệu có phải lại từ "lý thuyết" mà ra?
|
thuymo |
|
|
Xin chừa
|
Stephenon |
|
|
Trả lời câu hỏi !>
|
hoang tuan |
|
|
-bác umy còn chiến hả?tết đến nơi rồi
-hic,giờ này tôi còn nằm ở bình dương,đợi lãnh lương về quê ăn tết,nghe nói 28 công ty mới cho nghỉ >>
|
profilmuoinam15 |
|
|
Em nghĩ vẫn cứ để trao đổi cho nó rõ ra vấn đề bác ợ Diễn đàn ta là đang mở mà trừ "ăn tục nói phét" hoặc tương tự chứ "chém gió" cũng chả chết ai đâu bác ơi.
|
53caugiay |
|
|
Chắc chỉ "mở" đc đến mức ko được ko đc trái lại bác Ngọc với bác Oanh, hoặc cô Nụ mà ko ưng là ko đc
umy có giỏi thì xóa nick là cùng chứ gì >
|
Winmordbet |
|
|
Đọc cái này thì tôi thấy bạn nên học thêm triết học. Có lẽ nên bắt đầu và cho nó dễ kiếm sách thì đọc Francois Jullien. Nói thật đấy chứ không phải đùa đâu. Lúc đó bạn sẽ thấy khác với cái bạn đang nhìn như ở bài viết này.
|
AlbertDOB |
|
|
Cái này thì bác nhầm to lắm đấy
|
kiwisoda |
|
|
Tôi là cóc !
Con cóc là cậu ông trời, ai mà trêu nó trời già đét cho thành khỉ đít đỏ !
Hè hè! xóa nick là phạt trong xã hội ảo nầy cho loại nhóc tì dởm, quậy !
đưa tít đốc lượm dởm. Ai mà tin được
Nhưng xã hội thật thì rất tàn nhẩn lắm! bắt chướt làm gì như cái thứ "hoàng tử khỉ đỏ đít bên Trung quốc", nhí nhố chi cho lắm để tàn đời, hại lây cả bề trên !
Trước tiên tôi chỉ treo nic cậu thui ! , 3 ngày tết để có thời giờ tu tâm dưỡng tính. Đừng dại dột xách mé giởn mặt cóc già, nguy hiểm khó lường lắm > Thử lửa chi vậy ?
PS:
Sau 3 ngày vào tham gia lại, tề chỉnh tí, cho ACE mến phục chấp nhận câu là member có khả năng. Chứ đừng ngoan cố, tự hại lấy thân mà thôi.
|
sukem13579 |
|
|
Qua topic cho phép tôi rút ra một số kết quả thu được:
1. Muốn nghi ngờ, trước hết phải xét năng lực và con người của phòng thí nghiệm, nếu đã O.K thì chấp nhận. Không được, thì tự tôi cử người giám sát.
2. Trong tự nhiên không cái gì là không có thể, cần tìm hiểu lịch sử địa chất của vùng. Nó có cái gì khác không, là loại đất gì, nguồn gốc gì (phong hóa, trầm tích, ...đã là phong hóa thì loại đá gốc phong hóa), hoặc những quá trình địa chất đi kèm ở vùng đó.
3. Đối với đất yếu, có thể có Pc lớn hoặc Pc nhỏ, và mối liên hệ giữa Pc và Cc nó không liên quan gì với nhau, không biết đúng ý các bác đã bảo tôi không.
Cái đất yếu vừa có Pc lớn và Pc bé thì tôi cũng đã biết, và đã được thực tế chứng minh.
4. Đối với đất tốt (stiff), hệ số rỗng bé e<0.7, độ ẩm thấp w khoảng 20%, thì cũng có thể có Cc lớn. Có nghĩa là đặt công trình với tải trọng khủng, ví dụ lớn hơn 7kg/cm2 trong trường hợp này, thì cũng cần đề phòng đấy, không nó sụt một cái cho thì....Điều này thì tôi chưa được chứng minh trong thực tế, nên vẫn khúc mắc và còn nghi ngờ, có lẽ sang năm mới phải nén thử xem thế nào. Bác nào có công trình ở khu vực này, có mẫu nén hộ tôi cái..
5. Nhiều người cố chứng minh cho tôi biết Pc và Cc cùng lớn thì không có sai và dẫn đến tranh luận giữa lý thuyết và thực nghiệm, dài quá và căng thẳng quá>. Tuy nhiên, ý muốn ban đầu thắc mắc là đất cứng mà có Cc lớn như 4.
6. Còn sức kháng cắt thì cũng có thể có sự mẫu thuẫn, và nếu nghi ngờ thì tự tôi làm lấy hoặc giám sát xem thế nào.
Rất cảm ơn các bác đã cho những ý kiến rất xác đáng.
Chúc các bác sang năm mới vạn sự như ý.
|
DonaldMi |
|