Lợi ích khi gọi tên đất - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Lợi ích khi gọi tên đất
Xin chào các bác
TCXD 45-78 gọi tên đất để phục vụ thiết kế nền móng
TCVN 5747-1993 gọi tên đất cho các mục đích chung
Thế thì:
1. Thật sự khi báo cáo địa chất phục vụ thiết kế nền móng phải gọi theo tiêu chuẩn nào? Nếu là 45-78 với các CT của VN thì với các CT nguồn vốn nước ngoài tên đất gọi ra sao.
2. Khi có tên đất thì người thiết kế sẽ dùng vào nội dung gì trong quá trình thiết kế nền móng và kỹ sư thi công sẽ quan tâm về nó như thế nào?
3. Sự giống khác nhau của hai cách gọi trên.
Mong các bác quan tâm, giải thích rõ.
Có 35 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
|
|
|
1.Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM để phân loại đất.
2.Thí nghiệm để phân loại đất là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành xác định các chỉ tiêu cơ lý khác của đất. Có phân loại đất thì mới biết các chỉ tiêu thí nghiệm cơ lý xác định được có chính xác hay không.... và đây là khởi đầu của mọi vấn đề liên quan đến tính toán và thi công nền móng công trình.
|
Marcunst |
|
|
việc gọi tên đất chính xác không chỉ trong phòng thí nghiệm mà ngay tại hiện trường đã phải xác định đất loại gi? màu sắc như thế nào? trạng thái ra sao?
với những người có kinh nghiệm thì ngay tại hiện trường đã có thể biết được đất này thuộc loại đất j? vd: đất cát, cát pha, sét hay sét pha... từ đó có thể dự đoán khoảng của Ip, để khi hiệu chỉnh số liệu cho chính xác. tốt nhất kỹ sư nên trực tiếp chạm vào đất, lấy 1 ít đất lên lòng bàn tay, mu bàn tay vê nhẹ nếu thấy tơi xốp, rời thì là đất cát hoặc loại cát,....
việc xác định ngoài hiện trường rất quan trọng. vd: quá trình mô tả đất chính xác cho phép biết được ta cần làm thí nghiệm j trong phòng. có những trường hợp người mô tả đất ngoài hiện trường mô tả sai vd: đất cát lại mô tả thành cát pha, bên giám sát họ chỉ nhìn phiếu lấy mẫu mà ít khi xem nó là loại đất j vì thế trong bảng tổng hợp cơ lý của đất họ vẫn có giới hạn chảy dẻo mà thực tế thì đất cát không làm giới hạn chảy dẻo.
vấn đề 2 xin khất lần sau nhớ.
|
cameralenguyen |
|
|
Các bác quan tâm đến gọi tên đất thì đọc 14TCN 123-2002: Đất xây dựng công trình thuỷ lợi -Phân loại hoặc thay bằng tiêu chuẩn TCN năm 2005 thì có thể thấy sự kết hợp tương đối hoàn hảo giữa tiêu chuẩn VN và tiêu chuẩn các nước PT.
|
AlfomzoMl |
|
|
Đọc cái tiêu chuẩn này, cũng có nhiều cái kết hợp hoàn hảo như bác nói, tuy nhiên cũng nhận thấy rằng, không hiểu các bác thủy lợi phân chia đât như thế nào theo chỉ số dẻo
" Có thể sử dụng giá trị của chỉ số dẻo để nhạn biết các loại đất hạt mịn và đất cát pha sét khi chưa có tài liệu phân tích riêng phần hạt mịn <0.1mm của đất như sau:
-Đất cát pha sét: Ip=6-10
-Đất bụi bình thường: Ip=10-15
-Đất bụi nặng: Ip=15-20
_Đất sét bình thường: Ip=20-25
-Đất sét nặng: Ip>25.
|
sukem13579 |
|
|
Tên đất bao gồm thành phần thạch học (sét, sét pha, cát pha, cát, cuội, sỏi,...) + màu sắc + trạng thái với đất dính, kết cấu với đất rời +... Sử dụng tên đất để phân chia các lớp đất. Các lớp đất khác nhau thì có tính xây dựng khác nhau. Chỉ cần thông qua tên đất thì có thể đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải cũng như biến dạng của chúng. VD như chỉ cần nghe chữ Bùn hay chảy là KS KC sợ hết hồn, nghe tới cuội sỏi, chặt, cứng thì nhà cao tầng lại cười tươi. Sơ sơ vậy để mọi người tham khảo.
|
thuymo |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Bây giờ cũng đỡ sợ hơn rồi bác ạ, vì quen rồi. Đôi khi các bác khảo sát cũng vui tính cứ viết "chệch" đi một tý cho nó an toàn giống bọn tôi ấy mà : đất dẻo mềm thì xuống thành dẻo nhão, nửa cứng thì xuống thành dẻo cứng, rồi dẻo nhão thì thành bùn ấy mà.
|
Renatosymn |
|
|
Bác này nói chuẩn không đấy. Khi thay đổi trạng thái thì chỉ tiêu cơ lý của nó khác hoàn toàn
|
dolkihote |
|
|
Thật buồn là mấy ông thiết kế có ông nào coi trọng hồ sơ địa chất công trình đâu, nên mấy ông ấy nói vậy cũng không trách được,
|
AlbertgeK |
|
|
Tưởng là không chuẩn thế mà lại chuẩn mới buồn chứ bác. Bác bảo bọn tôi thiết kế không dựa vào báo cáo khảo sát địa chất của các bác thì dựa vào cái gì . Thế mà nhiều khi kết quả nén tĩnh hoặc theo dõi quá trình ép cọc thì mới thấy báo cáo khảo sát địa chất có nhiều khi không chính xác lắm. Nói các bác đừng buồn chứ chuyện ấy tôi gặp không chỉ một hai lần đâu.
|
muadem116 |
|
|
Báo cáo khảo sát địa chất tôi thấy chuẩn đấy chứ.
Ví dụ:
1-Các bác ấy thí nghiệm ra SPT là bao nhiêu thì nó là bấy nhiêu. Chính xác như thế. Vấn đề là ở chỗ từ SPT đó tính ra sức chịu tải của cọc thì sẽ cho ra kết quả không chính xác.
2-Kết quả thí nghiệm trong phòng cho bác C, phi thì đúng với đất mà các bác ấy đem ra thí nghiệm. Vấn đề là ở chỗ đất đó không còn giống như đất ngoài hiện trường nữa cộng với việc từ C, phi mà tính ra sức chịu tải của cọc cũng không chính xác.
|
duong tang |
|
|
1. Tên đất, các chỉ tiêu khác thay đổi theo độ ẩm. Độ ẩm thay đổi theo mưa nắng, mực nước ngầm. Thế thì các bác thiết kế khi giải đồ án lượng định thế nào khi báo cáo chỉ xuất kết quả tại thời điểm khảo sát.
( đó là một phần nguyên nhân vì sao kết quả nén tỉnh cọc không sát với kết quả khảo sát)
2. Báo cáo khảo sát không thể tuỳ tiện thay đổi tên đất hay biến đổi các chỉ tiêu ( để tăng độ an toàn) vì trong quá trình thiết kế hay thi công phát hiện ra là các bác khảo sát phải giải trình ( dể thấy ở móng nông, hay khi kết quả nén tỉnh cọc thay đổi nhiều so tính toán)
3. Có một đồ án khi phê duyệt dự án đầu tư đã ghi vào trong bản phê duyệt " yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thiết kế có đánh giá về báo cáo khảo sát khi lập thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công". Như vậy vấn đề đã soi kỷ, các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm liên đới.
|
duancuacuon |
|
|
Bác nói đúng rồi . Tôi vẫn cho rằng việc bảo quản và vận chuyển mẫu đất từ hiện trường về phòng thí nghiệm là rất quan trọng, mà các bác khảo sát địa chất nhà ta làm chưa tốt việc này (hay tôi nói không đúng nhỉ ). Có bác nào nói cho tôi biết các bác đã bảo quản và vận chuyển mẫu đất ra sao không???
|
RaymondEr |
|
|
Đọc bài của bác chưa hiểu bác bảo sai sót trong báo cáo địa chất về vấn đề gì. Riêng về nắm bắt địa tầng của các lớp đất thì bác yên tâm, chắc chẳng báo cáo khảo sát nào dám thay đổi địa tầng của các lớp đất đâu. Còn việc ép cọc có nhiều vấn đề, một số vùng địa tầng rất phức tạp mà bác lại chỉ khoan có 1 hố đại diện chẳng hạn.
Vấn đề bảo quản và vận chuyển mẫu như hiện nay, tuy có nhiều sai sót nhưng không quan trọng bằng khi khoan họ lấy mẫu như thế nào và công nhân khoan đã lấy mẫu có đúng quy cách không. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ sư theo dõi và người giám sát.
|
delta deus |
|
|
Tôi không đồng ý với bác về điểm này. cách khoan lấy mẫu đã được quy định và theo tôi đa số các đơn vị khảo sát đều lấy mẫu theo cách đã được quy định, điều này hoàn toàn có thể kiểm soát không khó khăn gì cả. Tôi gặp không dưới 3 trường hợp cùng một thửa đất mà 2 đơn vị khoan khác nhau ra kết quả phân bố địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý cũng khác khau.
Tôi có thể ví dụ cho bác luôn một trường hợp điển hình : Một công trình be bé tôi từng làm là toàn nhà Văn phòng 30-32 Phố Hoà Mã. Trước khi tôi nhận thiết kế kết cấu thì chủ nhà có cấp cho một tài liệu khảo sát địa chất đã khoan trước đó tuy nhiên tôi vẫn bắt họ phải khoan lại. Với một diện tích đất 8x25m mà cho 2 kết quả báo cáo khảo sát khác nhau. Sau đó tôi phải nhờ chủ nhà xin báo cáo khảo sát của toà nhà Rubi plaza cách đó chưa đến 4m khoan cùng thời điểm với báo cáo trước và mượn khảo sát địa chất của công trình 66 Hoà mã cách đó chừng 50m khoan cùng với báo cáo sau để kiểm chứng. Kết quả là báo cáo sau chính xác hơn. Trong báo cáo của các bác luôn có những cụm từ chung chung để bảo vệ tôi như : dẻo mềm đến dẻo nhão rồi nửa cứng đến dẻo cứng, dẻo cứng đến dẻo mềm Bác có từng ghi như thế trong báo cáo của bác không???
|
casinomkw |
|
|
Không biết bác bảo kiểm soát như thế nào cách khoan và lẫy mẫu, tôi cũng đã đi khá nhiều và xem cách họ lấy mẫu. Hầu hết là cách lấy mẫu không đảm bảo, thậm chí đã nhờ họ lấy mẫu hộ. Nhưng không ở tại hiện trường, thì mẫu đó cũng không thể dùng nghiên cứu được.
Còn những báo cáo như bác nêu thì không thể đảm bảo chất lượng được. Trong một diện nghiên cứu hẹp thì không thể viết và gộp lớp như thế được.
|
jinchan |
|
|
1. Nếu bác đọc tiêu chuẩn và xem đơn vị khảo sát lấy mẫu thì bác sẽ không phát biểu như trên. Mẫu do công nhân ( công nhân của đơn vị khảo sát hoặc công nhân thời vụ) lấy và hầu như chẳng có ý kiến gì của kỹ sư giám sát a, B vì hầu như họ không có mặt tại hiện trường hay có mặt thì chỉ để kiểm tra độ sâu khoan( chi phí giám sát quá nhỏ không đủ để thuê kỹ sư GS thường trực tại hiện trường). Giữ ẩm cho mẫu củng không đạt yêu cầu ( mẫu không bọc sáp theo quy định). Vận chuyễn mẫu về PTN thì chỉ có anh công nhân tự giác thôi ( lở rớt thì dùng kết quả các mẫu còn lại độ số liệu)...
2. Bác cần xem thêm bảng tổng hợp các chỉ tiêu cho tất cả các mẫu ( thường đóng cuối tập báo cáo). Khi các thông số đất gần giống nhau nhưng độ ẩm hơi lệch thì sẽ có biến động trạng thái.
|
plantandzombi |
|
|
Vậy bác đổi cho chi phí thấp quá nên phần quan trọng nhất của khảo sát địa chất lại do những người không có trình độ làm chứ gì Như vậy vẫn là câu chuyện muôn thủa. Ở đây nhân có bác hỏi về tên đất nên tôi mới nói vào vài câu đã thấy câu chuyện này bế tắc, tôi diễn tả thế này không biêt có đúng ý bác không : Công nhân khoan -> công nhân lấy mẫu -> công nhân bảo quản mẫu (thường là không đạt yêu cầu về giữ ẩm cho mẫu) -> công nhân vận chuyển mẫu (rơi mẫu nào thì rơi còn lại đem về phòng thí nghiệm) -> kỹ sư thí nghiệm mẫu để tìm các chỉ tiêu cơ lý -> các đồng chí kỹ sư căn cứ vào chỉ tiêu cơ lý đặt tên đất, nếu có biến động về độ ẩm (không biết có đúng là độ ẩm thực của mẫu không mà thường là không đúng bác nhỉ ) thì ghi một câu chung chung 2 trạng thái cho một mẫu đất
Mà chính các kỹ sư khảo sát địa chất như các bác cũng chẳng biết mẫu còn nguyên dạng hay đã bị xáo động trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản vì các bác có nhúng tay vào đâu nên cứ ghi chung chung cho nó chắc.
Có vài lần tôi ra công trường để kiểm tra khoan khảo sát thì tôi thấy thế này không biết có giống như các bác hay làm không???
đóng SPT thì không nói làm gì rồi, việc lấy mẫu được thực hiện bằng ống thép, đóng bụp xuống đất rồi nhấc lên. Cái này chắc là đúng rồi vì tôi thấy ai cũng làm thế, tôi nói đúng là đúng ở chỗ này còn nhấc mẫu lên rồi mới sinh chuyện, mấy chú công nhân vất cái oạch mẫu xuống đất rồi hì hục khoan tiếp, rồi lại lấy mẫu, quá trình diễn ra đến khi khoan xong. Lúc vận chuyển mẫu : lại hì hục khuân mẫu nhét vào bao tải (thế mới máu), đội nào cẩn thận thì có hòm gỗ. Ít thì tống lên xe máy chở về, nhiều thì có ôtô, chẳng thấy có bọc sáp bọc xiếc gì hết, cũng chẳng thấy có biện pháp nào chống xáo trộn mẫu. Gặp phải mấy chú tổ lái đi trong công trường đã thấy bao mẫu nẩy tưng tưng, xong rồi về phòng thí nghiệm lúc ấy các bác kỹ sư nhà ta mới "ra tay" thí nghiệm độ ẩm, rồi C, phi các loại, xong ra cái báo cáo dày cộp, biểu đồ tá lả thỉnh thoảng còn có chú cẩn thận đóng thêm mấy cái ảnh hiện trường máy khoan máy khiếc hoành tráng. Cuối cùng đòi tiền chủ đầu tư, thanh toán các khoản chi phí dẫn việc này nọ...Dẫn nhau đi đánh chén là "hội nghị" kết thúc tốt đẹp và thành công rực rỡ
|
fordthudo1 |
|
|
Bác này nói hơi quá rồi đấy, không biết bác thuê đơn vị khảo sát nào như thế. Tiền nào của đấy thôi mà. Các bác thuê đơn vị khảo sát, có khi còn khoảng 20-30% giá trị, thì kết quả như thế cũng xứng đáng thôi. Có khi giá trị chứa dưới 20% họ vẫn nhận làm, không biết ông nào ăn đủ đây.
Bác nói đóng bụp ống thép xuống đất rồi lấy lấy mẫu lên -thế thì bác chỉ lấy được mùn của lõi khoan thôi. Đóng mẫu đất là một nghệ thuật đấy bác, cái khâu này phải là quan trọng bậc nhất, đã thổi sạch đáy hố khoan chưa, lấy mẫu trong bùn thì không biết làm sao mà?...
Lấy mẫu không đúng, thì có đóng gói bảo quản cẩn thận như thế nào thì thí nghiệm cũng chẳng để làm gì cả.
Hiện nay, cũng không cần phải bọc sáp để làm gì, vừa tốn thời gian và hiệu quả công việc. Người ta dùng túi bóng và bọc gói cẩn thận là quá chuẩn rồi, không cần theo cái tiêu chuẩn cổ hủ đó, lúc nào cũng phải parafin.
Còn bác mô tả vất mẫu xuống đất như thế, chắc là cũng hiểm lắm, nâng mẫu như nâng trứng,.
Vận chuyển mẫu có thể bằng bất cứ phương tiện gì. Miễn cách để như thế nào cho đúng.
Vài lời trao đổi với các bác làm phần nổi của công trình.
|
RobbertooWig |
|
|
To haikcvncc
Bác haikcvncc ơi tôi không phải dân địa chất, mà từ lò BK Đà Năng. Tôi nói đến thực tế mà tôi nhìn nhận. Do đó khi tôi giám sát địa chất thường phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho kết quả cuối cùng. Còn như bác nói trên ,thì đó là chuyện thường ngày, ai củng thấy ai củng biết và quen dần nên ít ai nhắc đến.
Theo tôi : SPT với điều kiện tiến hành ở việt nam là chẳng được việc gì.
(Chỉ cho được sự thay đổi địa tầng là chính xác và cảm nhận tổng quát về biến đổi cường độ đất theo độ sâu)
Còn về tên đất chung chung bác nói theo tôi là không đúng vì đất là vật liệu không đồng nhất, bất đẳng hướng, không liên tục...nên phải báo cáo như thế mới đúng thực tế.
|
muadem116 |
|
|
Đoạn ống mẫu dài và chỉ lấy đoạn mẫu dài khoảng 20cm tại vị trí hoàn hảo nhất của đất trong ống mẫu. Thế thì mùn ở đâu? Vấn đề là mẫu nguyên trạng hay không mà thôi.
Quá trình khoan là liên tục từng đoạn và khi rút cần lên thì lấy mẫu, vậy vì sao phải thổi sạch đáy hố. Theo tôi hiểu chỉ thối trước khi đóng SPT.
Còn lấy mẫu trong bùn thì bác nào biết chỉ thêm, tôi không biết.
Bọc sáp là theo tiêu chuẩn, nếu bác làm khác đi thì phải thể hiện trong đề cương khảo sát.
Đóng mẫu đất là nghệ thuật,,, nghe lần đầu tiên. Nghệ thuật liên quan đến tính sáng tạo, bác có thể mô tả thêm về nghệ thuật này không!
|
test0032 |
|
|
Bác nói chưa chính xác. Nếu là đất dính thì hệ số thấm rất nhỏ nên ảnh hưởng đến trạng thái đất là không nhiều.
Bác cũng nên kiểm tra đơn vị nào làm mà bị đỏ đỏ ở trên và tay nghề thiết kế của người kết cấu. Tôi cũng làm khá nhiều công trình về cọc nhưng ít ai kêu về vấn đề trên. Mổ xẻ ra còn nhiều vấn đề nhưng bác và Hải không trong nghề nên không biết được.
|
Danielpr |
|
|
Bác nói đúng quá, tôi biết bác rất có kinh nghiệm về khảo sát nên mới mạnh dạn khi phát biểu như thế. Thực ra qua quá trình ép hay đóng cọc cũng có thể "tương đối" đánh giá được độ chính xác của khảo sát địa chất nên tôi cũng không quá lo lắng về báo cáo khảo sát địa chất. Chỉ có điều thỉnh thoảng do "tò mò" nên cũng lọ mọ ra công trường xem các bác khảo sát khảo xiếc thế nào , những điều tôi miêu tả trên không phải là không có thực đâu bác ạ.
|
Happyspringla2007 |
|
|
To PhanTuHuong
Khi tôi diển giải như trên là nhìn nhận chung, chứ không đưa ra đặc thù cho từng loặi đất.
Bác cho tôi hỏi thêm là quá trình thiết kế và kiểm tra bác nói trên thì thí nghiệm nén tỉnh cọc bác tiến hành cho trường hợp nào: thử chỉ để kiểm tra cọc với (P xác định) được chỉ định từ (P thiết kế ) hay thử đến trạng thái phá hoai của cọc.
To haikcvncc
Các VL trong xây dựng như BT, thép là do con người tạo ra. Nếu tôi nhớ không sai thì khi tính toắn đều có hệ số đồng nhất của VL trong công thức tính.
Còn đất chủ yếu do trầm tích.
Hai nhóm này có nguồn gốc tạo thành hoằn toằn khác nhau và chưa có ai có ý định tìm mối quan hệ. Các công thức cơ học đất chỉ giả định có điều kiện để áp dụng lý thuyết đàn hồi cho đất.
|
quyetthang122 |
|
|
Lại trở về với vụ đất sét lẫn dăm sạn. Loại này là địa chất đặc trưng của Quảng Ninh (không biết bác khoan nhiều ở Quảng Ninh chưa?) nhưng khi thiết kế cọc ép hay đóng ở Quảng Ninh thì cực khoai và phải thực sự có một chút kinh nghiệm và hiểu biết địa chất ở đây nếu không thiết kế dự trù chiều dài cọc sẽ có độ chính xác thấp. Thí nghiệm SPT cũng biến động nhiều, ví dụ đang từ 13 nhảy luôn lên 19 xong lại tụt xuống (trong cùng một hố khoan nhé), tôi cho rằng khi đóng SPT vào phần sét thì cho giá trị thấp, xong chẳng may đóng vào vùng nhiều sạn sỏi thì giá trị sẽ cao hơn nhiều. Khi đó dự trù chiều dài và dự đoán sức chịu tải cọc theo SPT độ chính xác sẽ thấp bác ạ.
|
greent |
|
|
Tôi bị dính rồi, rất mệt !!!
Đặc điểm là đất ở QN (Hòn Gai hoặc Bãi cháy) thành phần rất không đồng nhất, đặc biệt là khu vực giáp biển. Khoan cũng vất vả lắm. Chính vì bất đồng nhất đó thì khoan không thể lường hết được, địa tầng có khi chỉ 4-5 m đã thay đổi hẳn, đường kính khoan thì thường chỉ 91mm. Ví dụ bên này là sét pha lẫn dăm, sạn. Cách ra 1 chút thì khéo là dăm tảng lẫn sét pha hoặc toàn là tảng, dăm. Mà cọc gặp anh nay thì khóc thét. Vì vậy cọc ép ở đó có độ dài rất khác nhau.
Chấp nhận vậy !!!
đạo cụ chụp ảnh
|
tandc128 |
|
|
Khi lấy mẫu mà không thổi rửa đáy hố khoan, thì mẫu đó không còn chính xác nữa. Bên trên đầu mẫu mà bác kiểm tra chỉ toàn là mùn khoan, không cái gì khác.
Lấy mẫu là cả một nghệ thuật đấy bác. Nếu không phải nghệ thuật thì sẽ không bao giờ lấy được mẫu đất bùn, trong khi không cần ống mẫu thành mỏng .
Bọc sáp là cổ hủ lắm rồi, có thể vất đi được rồi. Làm việc với các ông Tây, chẳng ông nào bắt phải bọc bằng sáp cả. Một việc làm vô bổ, trong khi sáng khoan, chiều đưa về phòng thí nghiệm ngay.
|
Danielpr |
|
|
Đọc bài của các bác thảo luận quá rôm rả
Hy vọng một ngày nào đó, bất cứ lĩnh vực nào đó trong xây dựng chứ không phải chỉ là phần khảo sát có thể lấy thông số đó để đưa vào công trình nghiên cứu.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Việc gọi tên đất và phân chia ra các lớp địa chất (theo quan điểm đcct) là rất quan trong. Nó giúp cho việc xác định bề dày diện phân bố của các lớp đất này trong không gian giúp cho người thiết kế lựa chọn phương án móng cho phù hơp.
Còn trong một khu vực tương đối hẹp diện tích nhỏ mà lại có các kết quả của hồ sơ địa chất khác nhau điều đó phản ánh những nhà khảo sát trong quá trình giám sát khoan có vấn đề từ người kỹ sư mô tả tại hiện trường, việc tiến hành lấy mẫu...chắc chắn đã không tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm dẫn đến kết quả hiện trường, kết quả thí nghiệm trong phòng, người tổng hợp lập báo cáo...sai khác so với địa chất tại khu vực đó. Đây cũng là những bài học thường gặp trong quá trình khảo sát nếu như không kiểm soát được các thông số đầu vào.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Các bác bàn luận rôm rả quá mà tôi thì muốn quan tâm
Cái Món khoan khảo sát địa chất từ khâu khảo sát đến khâu viết báo cáo theo tôi có rất nhiều sai số
thứ nhất:
sai số do công nhân khoan làm ẩu, nhận giá da đen, hay kinh nghiệm
Thứ 2: sai số do ngườu kỹ thuật mô tả hiện trường, do sức ép tiến độ, do kinh nghiệm.
thứ3: do thiết bị khoan đã hỏng hóc, hết date, nhất là bộ lấy mẫu và bộ xuyên tiêu chuẩn SPT.
thứ 4: quá trình vận chuyển và thiws nghiệm mẫu theo tôi được biết do vấn đề khách quan mẫu láy về có thể không thí nghiệm nếu có thì chỉ được 1/3 mẫu.
Thứ 5: do người mô tả hiện trường và người tổng hợp kết quả thí nghiệm không phải là 1 người làm mà 1 người đi mô tả và người ở nhà tổng hợp.
Thứ 6, việc chỉnh lý thống kê số liệu bắt buộc đối với mỗi đơn nguyên địa chất (> 6 mẫu/1lớp) thế nhưng tôi thấy điều đó chỉ làm đối với 1 số công ty làm các dự án lớn.
Mong các bác bổ sung thêm
|
Edwandhext |
|
|
Xin gửi góp bài
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VỀ THÍ NGHIỆM CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA NỀN ĐẤT YẾU
TS. Phạm Văn Long
Công ty Cổ phần TVXD Vina Mekong
Bài gửi Hội thảo khoa học chuyên đề "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng và công nghệ bảo trì công trình xây dựng"
do Bộ Xây Dựng tổ chức tại TPHCM -28/9/2008, trang 41-46.
|
taolaai |
|
|
Xin phép tác giả post bài.
Sau khi đọc sau bài báo này, cho phép bàn đôi điều
-Trích dẫn, tóm tắt thí nghiệm nén lún là không đúng với TCVN 4200 – 1995: Ví dụ câu rút gọn của tác giả: "thời gian lưu tải cho phép ở mỗi cấp đạt độ lún nhỏ hơn trong 30 phút". Nếu làm theo như thế này, thì hỏng hết kết quả thí nghiệm
-Cũng như trong tiêu chuẩn ASTM cũng vậy.
-Thí nghiệm cố kết vẫn hoàn toàn có thể làm theo tiêu chuẩn VN hiện hành.
Còn thí nghiệm cắt phẳng hiện nay, hầu hết các phòng thí nghiệm đều có loại máy cắt của Trung Quốc chỉ có hai hoặc ba tốc độ, không thể khống chế được tốc độ biến dạng cắt. Do đó, việc cắt theo sơ đồ CU, hoặc CD trên máy cắt phẳng theo các tiêu chuẩn ASTM hay BS tương ứng cũng khó thực hiện, và phải có những kết quả nghiên cứu để đưa ra tốc độ cắt phù hợp cũng như thay đổi tốc độ cắt trên máy của Trung Quốc hiện nay.
|
deptrainhatnha |
|