Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Ko hiểu vì sao bentonite lại giữ được thành hố khoan ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Ko hiểu vì sao bentonite lại giữ được thành hố khoan ?

     Khi khoan khảo sát hoặc khi khoan thi công cọc nhồi, nếu không sử dụng biện pháp chống sập thành hố khoan thì đất bên cạnh thành hố khoan thường sẽ bị sập xuống làm cho hố khoan rộng toác ra ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Ngoài biện pháp dùng ống chống bằng thép, người ta còn có biện pháp cho vào hố khoan các dung dịch giữ thành trong đó có dung dịch bentonite. Nếu chỉ cho nước vào trong hố khoan thì vẫn toi nhưng khi cho các dung dịch giữ thành vào thì đã giải quyết tốt đa số các trường hợp. Thắc mắc là: Tại sao dung dịch giữ thành hố khoan lại giữ được thành hố khoan ? Cơ chế làm việc như thế nào của cái anh dung dịch này trong hố khoan để có thể làm cho thành hố khoan không bị sập ?
Có 75 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
thanhthanh Hình như bentonite là sét, và dung trọng của dung dịch này hình như lớn hơn dung trọng của nước. Không biết có đúng không spam phát nhỉ Câu hỏi đặt ra là trường hợp nền toàn đất sét không thì có cần bentonite không?>
thanhthanh
dacbiet Xem cái hình cơ chế làm việc mà bạn trình bày thì thấy có vẻ như bentonite giữ thành bằng áp lực ngang. Vậy thì nước cũng có áp lực ngang mà sao nó lại không giữ được thành. Tai sao khi không có dung dịch giữ thành thì hố khoan lại hay bị sập ???
dacbiet
muaxanh cái này e xin giải thích đó là sự cân bằng áp lực thủy tĩnh p = gama H với dung dịch bentonite có dung trọng hay gama lớn hơn nên P sẽ lớn hơn. Biểu đồ là hình tam giác
muaxanh
StevenKl
theo e biết bentonite tạo ra một lớp màng liên kết các hạ đất lại được với nhau, con nước thì sẽ chui vào lỗ rỗng giũa các hạt nên áp lực ngang của nước ko thể giữ các hạt đất lại nước
StevenKl
fordthudo1 đúng rùi. áp lực dư (ngang) của dung dịch bentonite sẽ làm cho nước ngầm không thấm ra hố khoan được nữa. đồng thời các hạt huyền phù sẽ liên kết với nhau tạo ra một màng mỏng bám vào thành hố khoan ngăn không cho nước chảy ra hố. thường dung dịch bentonite được đổ cao hơn mực nước ngầm 1m
fordthudo1
Donaldsor Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo.
Luckyman
Donaldsor
Thực ra, ban đầu chưa có cái anh dung dụch giữ thành này đâu. Nhưng vì thấy thành hố khoan cứ sập nên người ta nghĩ cách để khắc phục sự cố. Muốn biết vì sao nó giữ được thành hố khoan thì phải biết được vì sao không có nó thì thành hố khoan dễ bị sập. Giải thích được cái này trước thì sẽ có câu giải thích tiếp theo như là biện pháp khắc phục sự cố vậy
Donaldsor
thietkelogo
Hiểu đơn giản là do áp lực nước bơm và bentonite là chất kết dính nên áp lực nước từ bên ngoài thành hố không chảy vào hố được. Nghĩa là áp lực trong hố khoan >> áp lực ngoài hố
thietkelogo
cameralenguyen Em giải thích như này bác xem có được không: Nếu mà dùng nước thì đương nhiên vẫn có áp lực ngang tuy nhiên nó không có tác dụng tạo màng nên nước nó tạo thành dòng có áp thấm váo đất do cơ chế của đất có lỗ rỗng rồi nó abc...xyz (cái này tôi chưa kịp diễn giải ra được) gì đó nó gây sập. Để dùng nước mà không làm sập thành thì ta cho một cái túi ni lôn rất lớn bao quanh thành cọc vào rồi đổ nước vào, nếu nước không tạo thành dòng chảy thì tôi khẳng định là không sập. Nhưng mà cái túi ni lôn thì nó chỉ bé kiếm được cái d1000 - d2000 mà nhét được nó vào trong quá trình thi công thì chắc là siêu nhân thì chắc là không ổn rồi thế nên có cái dung dịch nó sẽ tạo màng bịt các lỗ rỗng của đất lại không gây ra dòng chảy hoặc hạn chế dòng chảy. Như vậy thì thành vách sẽ được giữ ổn định
cameralenguyen
test1212 Theo biểu đồ áp lực thủy tĩnh thì cái tam giác của bentonite to hơn tam giác của nước nên tạo ra 1 áp lực hướng từ hố khoan vào đất , vậy về bản chất là ko cho nước chảy vào hố khoan, kéo theo các hạt đất gây sạt lở hố khoan. Khi đất toàn sét thì trong đất sét vẫn có nước chứ bác oanh nhỉ, và vẫn có các hạt sét bị cuốn théo nước, nên vẫn phải ngăn nước chảy vào hố khoan, e đoán thế . Nhưng về ổn định áp lực đất thì sao nhỉ, bentonite chỉ ngăn được nước chảy, thế còn sự mất ổn định do thành hố đào thẳng đứng dưới tác dụng khối đất sao nó ko sạt nhỉ >
test1212
Amen1402 Bắt đầu đúng rồi đấy. Nhưng vì sao có cái anh áp lực ngang của bentonite thì nó ít bị sập hơn ????
Amen1402
Danielpr Cái hình của chú Hạnh chưa thể hiện được vì 2 cái tam giác to bằng nhau
Danielpr
test1212 Nếu có mỗi áp lực không thì sao người ta không pha muối vào để tăng dung trọng của nước muối nhỉ
test1212
trytrytr tr453434 anh ui , e vẽ bằng chuột ở paint làm sao chính xác dc, e có phụ đề ở trên rồi mà
trytrytr tr453434
240315 ec, muối nó sẽ có phản ứng ăn mòn cốt thép trong bêtong cụ nhỉ >
240315
Marcunst Nước muối ( ăn NaCl ) bão hòa chưa đủ nặng ( nước biển thuộc dạng mặn có tỷ trọng là : 1.05 , hơn nước thường tý thôi ) Muối không phải là chất tan vô hạn trong nước . Muối thuộc dạng nặng ( ví dụ BaCl2 ) thì phần lớn là chất không tan . hê hê , ( bon chen cho zui thôi )
Marcunst
Marcunst các bác ở trên nói hết ý rằng bentonite - huyền phù sét tạo thành màng bao bọc các hạt đất lại với nhau tạo 1 lớp màng ngăn cản nc ngầm hay áp đất
Marcunst
profilmuoibay17 Em giải thích theo cảm tính xem đúng bài của bác chưa: Dung dịch Ben có dung trọng lớn hơn 1, Áp lực thành vách khi tính toán có kể đến ứng suất hữu hiệu do lực đẩy nổi cho nên ứng suất hữu hiệu < 1 thế nên áp lực ngang của ben bao giờ cũng lớn hơn áp lực thành đất. Do vậy thành vách ít bị sập hơn
profilmuoibay17
StevenKl Thì thay bằng bê tông bền sunphat
StevenKl
daohiepukb Vậy tại sao lại phải là bentonite mà không phải là đất sét được lấy từ lỗ khoan?
daohiepukb
phuonganh12 Thì người ta cũng chỉ cần đến 1.05 thôi mà bác!
phuonganh12
controlledpills Không phải hố khaon nào cũng có sét . Có những hố khaon toàn cát thì sao . Cù Trọng Xoáy ( Chủ đề này giống giống hỏi đáp cuối tuần rồi đấy =)) )
controlledpills
Enriquecem với lại bentonite thành phần hạt rất nghiêm ngặt (hạt sét mịn hơn), được tính toán cân đo đong đếm kỹ chứ sao như sét ở lỗ khoan được cụ nhỉ.trong dung dịch bentonite còn có CMC. nếu lấy sét ngoài lỗ khoan có khi lại ảnh hưởng đến quá trình đổ bêtong phương pháp vữa dâng.
Enriquecem
Enriquecem bác đọc cho e thành phần của bentonite rồi hãy hỏi e câu này nhé - tại sao người ta gọi là huyền phù sét chứ k phải sét
Enriquecem
profilmuoinam15 khà khà lại bày vẽ tốn kém không cần thiết rùi
profilmuoinam15
williamcuong Vậy mà tôi vẫn cứ nghĩ nó cũng giống sét của VN ta, có thành phần monmorilonite thì phải Ơ mà huyền phù là gì nhỉ?
williamcuong
test1212 chưa trả lời dc thì câu hỏi trên k có tác dụng nhé . còn về huyền phù : dung trọng, lực tĩnh , cấu tạo phân tử thế nào thì search wikemedia đọc dễ hơn là tôi giải thích, nếu k thì lấy sách hóa cao cấp năm thứ 1 ra giải thích rất rõ
test1212
controlledpills Anh tôi tập trung vào chuyên môn tí. Bác Ngọc hỏi xoáy đáp xoay cái này cơ mà: Nhưng vì sao có cái anh áp lực ngang của bentonite thì nó ít bị sập hơn ???? Vấn đề giải quyết của bác Ngọc nên xuất phát từ định nghĩa gốc và công thức gốc nhé
controlledpills
Robertol Huyền là đen Phù là nổi Vậy huyền phù là những vật đen ngòm, nổi lềnh bềnh lều bều trên nước )
Robertol
muadem116 Thôi xong. Cái thằng cha này bắt đầu chuyển sang chiết tự. Sắp sửa đến cái đoạn Lão tử là con của ông Lão đây hoặc là đoạn tăng lữ là lữ đoàn xe tăng.
muadem116
trytrytr tr453434 Theo cách cắt nghĩa này thì không được vì tôi thấy ben. nó màu vàng mà
trytrytr tr453434
thanhthanh Chết thật , thế thì phải "cặt" kiểu khác: Phù : là hỗ trợ . Huyền là đen Người ta hay nói " đen như cái... " Vậy huyền phù là : Hỗ trợ cho " lỗ đen " có khả năng giữ thành vách ổn định
thanhthanh
Arshes ngoài ra ddịch b còn được sử dụng lại nữa. Nó được lọc lại và kiểm tra kỷ luong về nồng độ cặn bả, bộ sệt.. Cho phép.
Arshes
lightzar
Vấn đề mà tôi đặt ra ở đây không hoàn toàn là chuyện của cái dung dịch giữ thành. Bản chất gốc của sự việc là sự cố (bị sập thành), người ta khắc phục sự cố nên có cái anh sáng kiến dùng dung dịch giữ thành. Nếu chúng ta hiểu được quá trình lao động sáng tạo thì ta sẽ lao động sáng tạo chứ không chỉ máy móc áp dụng cái đã có của người ta để suốt đời cứ khổ mãi. Tất nhiên là áp dụng cái của người ta thì sẽ nhanh hơn nhưng không phải lúc nào cũng buộc phải thế. Chính nhờ cái suy nghĩ điên điên khùng khùng này mà các cọc xi măng đất được phát minh ra bởi các Ông điên của Viện IBST của tôi đấy. Sau đó mới được chuyển giao sang Thụy điển và áp dụng cho toàn thế giới. Cũng ra được khối tiền đấy. Hì hì. Điên điên khùng khùng kiểu này cũng có lợi phết nhỉ.
lightzar
Robertplus
Em giải thích thế này được không các bác: Dung dịch bê tô nai giữ được thành hố khoan và thuận tiện cho công tác đổ bê tông tươi, tiết kiệm chi phí "nà" do nó vừa tận dụng được các ưu điểm của nước lại vừa tận dụng được cái ưu điểm của đất (sét). Còn cái ưu điểm nà gì nhà tôi chưa giải thích được, mời cả nhà chém tiếp
Robertplus
Vimcentcow Hay quá. Vậy mời mọi người bắt đầu phân tích từ cái nguyên nhân sự cố sập thành trước cái đã xem cơ chế của nó như thế nào?
Vimcentcow
muadem116
từ nguyên nhân sự cố mà người ta đã đưa ra 1 số chỉ tiêu cho dung dịch giữ thành(đã và đang áp dụng) TCXDVN 326:2004 Tên chỉ tiêu Chỉ tiêu tính năng Phương pháp kiểm tra 1. Khối lượng riêng 1.05 ¸ 1.15g/cm3 Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế 2. Độ nhớt 18 ¸ 45giây Phễu 500/700cc 3. Hàm lượng cát < 6% 4. Tỷ lệ chất keo > 95% Đong cốc 5. Lượng mất nước < 30ml/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước 6. Độ dày áo sét 1 ¸ 3mm/30phút Dụng cụ đo lượng mất nước 7. Lực cắt tĩnh 1phút: 20 ¸ 30 mg/cm210 phút 50 ¸ 100 mg/cm2 Lực kế cắt tĩnh 8. Tính ổn định < 0.03g/cm2 9. Độ pH 7 ¸ 9 Giấy thử pH - theo tôi thì khối lượng riêng tương ứng với áp lực - độ nhớt là cái phụ thuộc KLR,hàm lượng cát... - hàm lượng cát lớn-->dễ lắng,cùng tỉ trọng thì ben ít... - tỉ lệ chất keo,độ dày áo sét,lực cắt tĩnh.cái này chắc như cái bao cao su(dai,dày-->ít rách) - lượng mất nước,tính ổn định thể hiện chất lượng dung dịch trong quá trình sử dụng(trong thời gian ngắn mà mất nhiều nước...thì o ổn) - độ PH ảnh hưởng tới cốt thép,thiết bị tạo lỗ nói chung là bentonite giữ được thành tốt hơn nước vì tạo ra 1 lớp áo ổn định, dai dai,tạo ra áp lực lớn hơn nước. đó là tôi nghĩ vậy.các bác chém nhẹ nhé và cho ý kiến nhé.
muadem116
AnthonyGape Gần đúng rồi đấy, nhưng cao trình ben phải cao hơn cao trình mực nn - Hình như nếu hố khoan là cát thì bentônai cũng ko giữ đc thành hố khoan >
AnthonyGape
Stephenon Vẽ qua dạng thôi chứ đã vẽ chuẩn đâu . Hiểu là ok rùi
Stephenon
thanhthanh
Bentonite được chia làm vài ba loại. Tính chất quan trọng nhất của nó là "nở ra khi gặp nước". Nó có thể hút rất nhiều nước (gấp mấy lần khối lượng của hạt sét). Vì thế mà người ta gọi nó là "reactive clay" và dùng làm màng cản nước. Mà rõ ràng là nếu nước không thoát thì thành hố khoan sẽ không sập. Khi khoan ở trên mực nước ngầm thì thành sẽ ít sập hơn do lực hút capillary của màng khí-nước. Vì thế người ta có thể xây lâu đài cát mà nó không bị sập. Tuy nhiên nếu đất mà khô cong hoặc bão hòa thì sẽ không có lực hút này. Chú ý: thường trong cơ học đất người ta dùng 2 loại sét nhân tạo để làm thí nghiệm: 1 là reactive clay (bentonite), 1 là non-reactive clay (kaolin). Kaolin là sét trắng mà người ta hay làm gốm.
thanhthanh
AlbertDOB Cậu vẽ cao trình bentônai cao hơn mực nước ngầm thì 2 cái tam giác đó mới ko to bằng nhau (cái trong to hơn cái ngoài đấy )
AlbertDOB
Haroldser
Tại vì : Bentonite duy trì cân bằng được áp lực tại thành hố đào ở độ sâu z nào đó. Muốn duy trì được thế thì phụ thuộc vào cả vật chất ngoài thành hố đào ( đất) và vật chất phía trong (ben.). Khi có chênh áp thì xu hướng là chuyển dịch vật chất từ vùng áp cao sang vùng áp thấp, vậy muốn giữ cân bằng phải tạo được 1 vị trí vật chất tại vùng đó duy trì ổn định áp, cụ thể là tại vùng ngay thành hố đào dọc theo chiều sâu. Đất và ben. sẽ tạo thành "màng" như thổi bong bóng tại vùng này, màng sụp là do ben loãng ngấm vào đất hoặc đất rời rụng vào ben, bla bla... Suy ra, khoan nhồi phải check ben. cẩn thận, đào điếc từ tốn nếu gặp đất cát, ăn tiền vô tư nếu gặp sét , theo các bác thế có phải là liều mạng ko?
Haroldser
hoangphunhan
ben úc có màu trắng đục,polyme o màu.có những trường hợp người ta o dùng ben mà cũng o dùng polyme mà chỉ dùng đất sét trong cả quá trình tạo lỗ
hoangphunhan
michaelyork
nhà cháu quen làm việc với lỗ khoan KS ĐCCT, cũng hay phải sài bentonite, nó có nhiều tác dụng tương tự như hố khoan lớn của bác Ngọc, xin chém gió phát: Tác dụng của dung dịch: - Trước hết là cân bằng áp lực. Điều này các bác giải thích rồi, bạn hanhpro10 còn vẽ hình rất rất artistic và sinh động . Không chỉ cân bằng áp lực ngang của đất, nó còn cân bằng áp lực thủy tĩnh của nước dưới đất, đặc biệt khi mực nước ngầm nằm nông và khoan trong đất có tính thấm lớn hay tầng chứa nước. - Tạo lớp trám thành hố khoan. Cũng có bác nói rồi. Lớp trám này có chức năng làm đai bảo vệ, liên kết các hạt vật liệu đất quanh thành hố, ngăn khỏi bị xói, lở. Quan trọng hơn là nó ngăn nước ngầm chảy vào hố khoan hoặc ngăn mất nước từ hố khoan vào địa tầng xung quanh. Điều này rất quan trọng, vì nước chảy vào hố khoan thì lôi kéo đất ở thành hố gây sập lở thành. Còn nước hố khoan mất nước ra xung quanh thì sẽ rất khốn khổ cho công tác khoan, chính vì điều này mà người ta không hay dùng nước muối hay cái gì khác làm dung dịch giữ thành. Dùng sét tự nhiên cũng làm được việc này (tự nhiên đôi khi cũng có sét chả kém gì bentonite), nhưng khả năng trám thành thường kém hơn, lớp trám phải dầy hơn mới đảm bảo và quan trọng hơn là sét tự nhiên nó đếch có tiêu chuẩn. - Giữ mùn khoan lơ lửng nhờ vào tỷ trọng và độ nhớt của dung dịch bentonite. Điều này giúp cho việc thi công đẩy mùn khoan lên trên mặt đất qua quá trình tuần hoàn dung dịch sẽ dễ dàng hơn. - Chống trương nở thành hố khoan. Thường hố khoan trong đất sét thì vấn đề lở thành hố là chuyện nhỏ hoặc thậm chí ko xảy ra, nhưng nó lại hay nở thành có thể dẫn tới kẹt thiết bị hoặc làm cho kích thước cọc không đảm bảo. tóm lại bentonite có nhiều tác dụng, giá thành thường rẻ so với các chất khác có tác dụng như nó và đảm bảo chất lượng tốt hơn là sét tự nhiên... chính vì thế nó hay được dùng, chứ thực tế công nghệ khoan có ty tỷ loại dung dịch tùy vào yêu cầu khác nhau. tạm thời thế, các bác lý luận tiếp
michaelyork
CharlesEn
em xin phép hiểu thế này ( một cách định nghĩa) vì các bác cứ chém lung tung ở trên tôi đếch hiểu, tính tôi thật thà mà Ben có một số tính chất vật lý như sau : 1, trọng lượng riêng) : Trọng lượng riêng của dung dịch có tác dụng tạo nên áp suất thủy tĩnh đè vào thành hố khoan để chống lại hiện tượng sập lở, phun nước...có công thức tính áp suất thủy tĩnh tại một điểm nhưng tôi không ghi nên khi khoan vào tầng đất đá có áp lực cao, dung dịch cần có trọng lượng riêng lớn để thằng áp lực thủy tĩnh trên thành hố khoan Vậy nói theo phong cách của bác Ngọc ai bị sờ ti : nếu trọng lượng riêng của dung dịch ben mà bằng một thì kiểu gì cũng sập, vậy trong lượng riêng của dung dịch sét là quan trọng nhấtnhwngx tính chất khác như lực cắt tĩnh độ thải nước, độ ổn định ngày đêm hay hàm lượng cát.... chỉ đánh giá chất lượng của ben thôi và có đánh giá như thế nào nữa thì cũng đổ xuông đất cả
CharlesEn
240315 chém như vầy mới là chém lung tung đọc kỹ lại đi, đã có người hỏi xoáy dùng nước muối có được không rồi đấy
240315
muadem116
muốn trứng o từ trong chui ra gặp... thì cần cái màng ngăn cách là bao.nên tôi nghĩ đặc tính quan trọng nhất là tạo màng áo chứ chỉ là áp lực(tỉ trọng)thì thông thường chiều cao dd ben trong hố khoan cao hơn rất nhiều xo với mực nước ngầm rồi. dd nước muối o tạo màng,ăn mòn cốt thép,thiết bị tạo lỗ và nhiều thiết bị khác,o có đặc tính ngậm đất,cát nên "o thể" làm sạch hố khoan,ngoài ra để cóđ d có tỉ trọng tương đương thì chi phí cũng bằng bentonite(toàn đặc tính quá bất lợi)
muadem116
trannguyen1602
Trong tất cả các giải thích đưa ra, tôi đồng ý nhất với giải thích rằng bentonite sẽ tạo thành cái màng bao xung quanh thành hố khoan, làm cho nước ngầm không chui vào lỗ khoan và từ đó chống được sập thành, bởi vì bản chất của sập thành là do nước chảy vào lỗ khoan, kéo theo đất, cát
trannguyen1602
Vincentpype
Tôi thấy đ/c Wasabi trả lời là đầy đủ nhất. Ghét ghê cơ. Hết cơ hội để thể hiện rồi. Tuy nhiên vẫn còn cửa, đó là phản biện với những ý kiến cho rằng bentonite giữ được thành là chỉ bởi có 1 lý do mà tôi thấy thích. Này nhé, nếu ai đó cho rằng ben giữ được thành là chỉ do tạo nên một lớp áo màng giữ thành thì sẽ nghĩ sao khi cái hố khoan nó có đường kính rất to đến mức tạo nên 1 bức tường đất thẳng đứng dài khoảng 100 m cao khoảng 30 m. Lúc này mà lấy bentonite đặc trát lên cái bề mặt bức tường đấy rồi hi vọng nó không sập thì xin mời ra đấy mà đứng dưới chân bức tường. Đảm bảo sẽ rất nhanh chóng trở thành người rất cố gắng hết sức (quá cố). Này nhé, nếu có ai đó bảo là nó giữ được thành chỉ do cái áp lực cô Thủy không thèm ngọ nguậy (Thủy tĩnh), thì cú thử cho dung dịch có dung trọng lớn hơn vào đấy xem nó có sập không. Quả thật là dung dịch đó có dung trọng lớn thì nó không sập ví dụ như nó bằng khoảng 2T/m3 (Bằng luôn với đất sét cứng) nhưng khi nó hạ xuống còn gần bằng 1 thì nó vẫn cứ ra đi. Không biết dung trọng của ben có lớn hơn 2 T/m3 không nhỉ. Túm lại: là nó phải đạt được ít nhất 2 tác dụng như đã nói trên. Vân đề đặt ra là liệu có vật liệu nào hay có cách nào giữ thành thỏa mãn được 2 tác dụng trên một cách tốt hơn và rẻ hơn, thuận tiện hơn các dung dịch giữ thành này không nhỉ. Tôi đang nghĩ đến cái loại đó đây.
Vincentpype
tieu sao Thế thì phải chờ viện KHCN nghiên cứu ra thôi thầy ơi!
tieu sao
test1212 Tại sao lại phải chờ. Bây giờ mà chờ lấy chồng là hay bị ế lắm đấy nhé. Phải tấn công, ta nên nghĩ và thử nghiệm để có thể có cái của ta chứ.
test1212
mucangchai Thì mỗi người có một chuyên môn riêng mà thầy. Ai dám múa rìu qua mặt thợ.hì hì!
mucangchai
muadem116
Ngày trước tôi có học thầy tôi bào hiện giờ người ta cũng chưa hiểu được cơ chế tại sao bentoniet giữ được thành hố khoan, nước ngoài người ta chỉ làm thí nghiệm và thấy có dung dịch bentonite thì thành hố khoan không bị sập. Không biết thầy tôi nói thế có đúng không các bác?
muadem116
traiyo1 Chắc là thầy chưa biết nên thầy nói thế cho nó qua chuyện thôi. Ban đầu người ta nghĩ đơn giản lắm. Bình thường khi chưa tạo lỗ khoan thì nó không sập (tất nhiên, có lỗ đâu mà sập). Nó chỉ sập sau khi đã lấy mất đất ra khỏi lỗ. Vì vậy, nếu nhét trả lại cái gì đó vào trong lỗ để nó không sập mà vẫn tiếp tục khoan được thì chỉ có thể là nước. Ban đầu thì có nước tự nhiên, rồi thì mấy thằng khoan nó nghịch, nó cứ ngoái mũi khoan lung tung trong cái lỗ làm cho đất hòa cùng với nước và người ta thấy nó ít sập hẳn đi. Thế rồi người ta lại thấy không phải đất nào cũng có tác dụng mà chỉ có đất sét đem ngoáy là có tác dụng tốt nhất. Thế rồi với đất sét có lúc thì tốt, có lúc lại không. Để biết vì sao nó tốt, vì sao không thì người ta làm thí nghiệm, nghiên cứu lớp tạo màng để ra được cái anh nồng độ hợp lý nhất. Tất cả những cái này đều có nghiên cứu lý thuyết đầy đủ và nhờ cái vấn đề này đã có 4 ông trở thành TS ở Mỹ, 2 ông ở Pháp và 7 ông ở Đưc, 6 ông ở Nga, 2 ông ở Nhật, 21 ông ở Trung quốc đấy. Bạn thấy tôi đã giải thích rõ ràng và đầy đủ chưa. Các con số, luận cứ mà tôi đưa ra đã chứng tỏ rằng tôi nghiên cứu vấn đề này rất kỹ càng. Hì hì. Tất cả giải thích ở trên cùng với các con số đều là bịa và chém gió cả đấy. Thực ra tôi cũng như thầy bạn thôi. Khà khà.
traiyo1
kukuca Bác Ngọc cho hỏi, tại sao phải dùng ống vách thép tầm 6m hay bao nhiu đó khi khoan nhồi ở phía trên? Nó liên quan gì đến 2 điều kiện áp + màng thành hố không ?! Sao ko hạ béng xuống rồi nghĩ cách rút lên khi đổ BT ? Nhân đây, mời bác làm thí nghiệm để tìm vật liệu thay thế ben. như sau : bác pha bột sắn dây với ít nước lạnh vào cốc, sau đó, đổ nước sôi vào đồng thời thò thìa hoặc đũa ngoáy nhanh vào xem hiện tượng gì xảy ra! Hì hì...Bác xem bột sắn dây có thay thế dc hok nha!
kukuca
chongthambamien.vn Cái ống thép đó là làm nhiệm vụ dẫn hướng để mũi khoan có thể đi thẳng được. Có nhiều nơi người ta buộc phải dùng ống thép hạ đến hết chiều sâu hố khoan vì đất ở đấy nó cứ thích sập ngay cả khi dùng bentonite. Lúc này, cái máy để hạ và rút cái ống thép đó phải có công suất lớn => tốn. Thỉnh thoảng, không rút được thế là có cọc nhồi BTCT được bọc trong ống thép. Khóc ra tiếng Mán. Đông chí plka này có cái hay là rất thích làm thí nghiệm sử dụng đến các đồ măm măm được. Cái anh bột sắn dây đó sợ rằng không sử dụng được vì đắt lắm, có khi tính ra còn đắt hơn cả sử dụng ống thép.
chongthambamien.vn
greent
Nhân thể, xin dự đoán tính chất vật liệu thay thế bentonite như sau : dạng sệt hoặc sệt khi gặp nước ( dung trọng riêng > của nước), có khả năng giữ lại các hạt vật chất nhỏ như đất nhưng không phải là hòa tan, quá trình biến từ dạng lỏng sang dạng sệt dễ dàng theo 2 chiều thông qua sự xáo trộn cơ học, có thể tách lọc lại bằng áp lực qua rây. Hi hi...các bác ném đá nhẹ thui nha!
greent
hyutars Nếu nó đi thẳng được thì có cần ống thép nữa ko bác?
hyutars
StevenKl Vẫn cần. Nhưng không biết làm sao mà để cho nó đi thẳng và không biết làm sao mà để biết nó đi thẳng ? Cái ống thép ở trên còn có tác dụng giữ thành ở trên vì mấy thằng đất phía trên này nó thích rơi xuống hố khoan lắm ngay cả khi đã có dung dịch giữ thành.
StevenKl
thuymo
Em lại nghĩ khác bác ah, phần phía trên hố đào, nó có tải, có rung lắc, ben chưa đủ áp nên màng không giữ nổi cân bằng thành hố, thế là yếu đâu lở ra đấy, sập ở đấy thui. Màng chỉ phát huy khi có áp đủ lớn tới giá trị nào đó vì áp đẩy ben trộn vào đất ở thành tạo nên 1 lớp có bề dày nhất định. Hố càng to càng dễ chết vì bentonite loãng dần vào tâm hố. Do đó, ống vách chắc chắn phải có ở phía trên ko chỉ mỗi tác dụng hướng mũi khoan đi thẳng! Tiu chuẩn bảo, mài thả anh ống 6m chắc cò, hì hì....
thuymo
CharlesEn Tôi cũng có ý kiến như vậy rồi mà, xem bài số 61 đi. Giống nhau đấy chứ, có khác gì đâu. Hay là thích khác. Hì hì.
CharlesEn
anhtuannguyen0904 Cám ơn câu chuyện rất hay ho của bác Nhưng tôi nghĩ ko đến nỗi sau 1975 mà ko có 1 tài liệu nào nói về bentonite đâu . Ngành xây dựng là 1 trong những ngành rất lâu đời rồi, các kỹ thuật về xây dựng hầu như đã được phát minh ra từ những năm 40 của thế kỷ trước (hồi thế chiến II ý). Cũng chúc bác 1 ngày thứ 4 tốt lành >>>
anhtuannguyen0904
profil7
[QUOTE=tuongmap;156426]Chỉ riêng cái chuyển sử dụng Bentonite trong công nghệ khoan phản tuần hoàn bây giờ là chuyện vô cùng đơn giản ai cũng biết thì ngày ấy cũng chẳng mấy ai biết. ---- Theo tôi, ý kiến của Wasabi là đầy đủ về vấn đề sử dụng bentonite để bảo vệ thành hố khoan. @tuongmap: tôi nghĩ có sự hiểu nhầm gì đó với kết luận: "tại thời điểm xây dựng cao ốc Sunwa ở Sài Gòn (khoảng năm 1996~1997), người VN chưa biết sử dụng bentonite trong công tác khoan". Từ trước năm 1975, công nhân khoan địa chất ở Sài Gòn đã phải sử dụng bentonite để làm dung dịch khoan rồi. Chỉ có điều từ năm 1975~1990, do đời sống khó khăn, vật liệu khan hiếm, không có bentonite để dùng nên các công nhân khoan phải lấy đất sét, bùn sình... hòa với nước để tạo dung dịch khoan -> hiệu quả không cao. Hiện nay, công nhân khoan cũng đang gặp rắc rối với bentonite: trước đây công nhân khoan thường sử dụng bentonite của dầu khí Vũng Tàu, chất lượng tốt. Bây giờ nguồn hàng này không còn, công nhân khoan phải dùng bentonite của Lâm Đồng, chất lượng kém nên hiệu quả giữ thành hố khoan không cao. Điều này cũng tương tự việc sử dụng bột giặt xịn và bột giặt dỏm. Khi dùng bột giặt dỏm, cho bột giặt thật nhiều nhưng không bọt, không nhớt -> giặt đồ không sạch !!!
profil7
KennethOt
tài liệu về bentonite thì tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều, cả trong ngành CN khoan và xây dựng, có điều tôi ko quan tâm hoặc chưa quan tâm thôi. Tôi nhớ có được học về dung dịch khoan từ hồi đại học ... có điều khi đó chỉ là cưỡi ngựa xem hoa (môn phụ nên ko chú ý), nhưng còn nhớ thầy giảng cả về nồng độ dung dịch thế nào tùy loại đất, độ sâu và kích thước hố khoan... ngoài Bắc vẫn có xí nghiệp sx bentonite của công ty dung dịch khoan dầu khí đặt ở Yên Viên thì phải, tôi nghĩ vẫn sản xuất. Tụi khoan KS ĐCCT bọn tôi vẫn dùng loại này giá mắc nhưng tốt, một số người vẫn quen mua hàng ngoài giá rẻ hơn nhưng chất lượng rất lởm, nhiều khi chỉ như bột đất sét nghiền thông thường, hàm lượng sét monmorilonite không cao.
KennethOt
hiepsitayto
Có một cuốn sách hình như tên là "Thi công công trình ngầm bằng phương pháp tường trong đất" hay gần như thế, xin lỗi vì không nhớ tên chính xác của NXB GTVT hay NXB XD có nói rất nhiều về bentonite, làm đồ án cách đây 5 năm nên không thể nhớ được. Nhưng tôi hỏi các bác, khi khoan ở biển ( nước mặn) thì dùng cái gì để khoan. Ngày xưa các bác Tecapro có giới thiệu cho tôi 1 loại polyme nhìn như mì chính để thay bentonite khoan cọc nhồi, khổ nỗi nhiễm mặn một cái nó kết tủa lập tức làm bọn tôi khổ gần chết.
hiepsitayto
profilmuoibon14
Bentonite quả là chuyên mục hay! Hay nhất: Bác Ngọc - IBST: ra đề Hay nhì: Anh Wasabi Khuyến khích: Anh tôi chém lung tung cả lên để ra vấn đề Em xin bổ sung tý ti ý anh Wasabi: khi khoan khảo sát địa chất CT trong vùng đất sét mà không có bentonite, bọn tôi vẫn thường cho công nhân đập vỡ gạch chưa nung ra, trộn cả gói xà phòng vào hố dung dịch và thấy dùng cũng tốt, đây là kinh nghiệm mấy bác đời đầu truyền dạy. Ý của bác nào đấy là khoan trong đất sét liệu có cần ben hay không thì cũng còn tùy hàm lượng sét trong đất nhiều hay ít, tính dẻo cao hay thấp nữa. Nếu lượng hạt sét cao thì chắc chắn không cần ben, tôi đã gặp nhiều hố khoan như vậy và chẳng tốn tí ben nào. chỉ ghét ngay khi gặp cát là sập và phải dùng ben mà thôi. Cái này các bác đi khoan tự có kinh nghiệm chứ không phân tích xem có bao nhiêu hàm lượng sét đâu nhé, nhưng mà đất lấy lên cứ miết tay mà thấy dính bết, không phải màu đen và khoảng từ dẻo mềm đến cứng thì cứ thế mà khoan, không phải ben biếc gì cả. Ý tôi về ben: 1 - Tạo màng quanh thành lỗ khoan để chống thẩm thấu mất dung dịch và chống nước trong đất đá tràn vào lỗ khoan gây mất ổn định thành hố (cái này đúng nhé, bởi khi hố khoan mất dung dịch nhanh quá, bọn tôi phải xử lý = mấy cách: vắt ben thành từng cục, ném xuống hố dộng chặt, chờ hút no nước rồi khoan lại. chặt cây bụi cỡ 8-10cm trộn cùng ben cho xuống hố khoan hoặc dùng vỏ bào, mụn cưa trộn lẫn với ben cho xuống dộng bằng perakhốt rồi mới khoan tiếp), như vậy thì khi mà khe hở dưới đất quá rộng, ben không đủ trám thành và nước phía ngoài ập vào, gây mất lực liên kết các hạt ngoài cùng của hố khoan dẫn đến các hạt nằm sát thành sẽ bị tách ra khỏi thành, chúng kéo theo các hạt khác và cuối cùng thành hố sẽ sập. 2 - có tỷ trọng > nước và giữ các hạt sản phẩm của quá trình khoan lơ lửng để bơm đẩy lên mặt đất, tránh lắng đọng gây kẹt bộ dụng cụ khoan. 3 - dễ tạo, dễ thi công, dễ sản xuất - tính ứng dụng cao PS bác Ngọc: Bác mà nghĩ ra được cái vụ dung dịch thay thế hoặc phương pháp khác thì cứ a lô em, tôi mê cái vụ thử mẻ đầu tay lắm Kính!
profilmuoibon14
con voi con Bài viết của bạn hay vì có kinh nghiệm thực tế. Cái dung dịch mà tôi định thay thế cho ben không áp dụng được cho công tác khoan khảo sát mà chỉ áp dụng cho việc thi công cọc thôi.
con voi con
Donaldsor
chào các anh. Trong khi tôi đọc tài liệu về dung dịch giữ vách thì tôi có thấy họ viết là: khi chiều sâu tăng thì khả năng sụt lỡ thành vách giảm đi do có sự ảnh hưởng của áp lực nước.Đọc đến đây thì tôi không hiểu??? vậy mong các anh giúp tôi làm sáng tỏ vấn đề này được không ạ.
Donaldsor
Winmordbet câu trả lời nằm ở chính câu hỏi. áp lực nước mà sách nói chính là áp lực nước hoặc dung dịch ở trong hố khoan tác động lên thành hố.
Winmordbet
DonaldMi
Các bác cho tôi thắc mắc vấn đề mà tôi chưa tỏ. Tại sao cao độ của bentonite (theo 9395) thì cứ phải cao hơn cao độ mực nước ngầm ít nhất là 1.5m (mà không phải 0.5 hoặc 1m). Em cảm ơn
DonaldMi

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thắc mắc về đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer    (có 15 câu trả lời)
       Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận    (có 27 câu trả lời)
       Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất    (có 26 câu trả lời)
       Đánh giá địa chất đầm lầy!    (có 5 câu trả lời)
       Thắc mắc về việc phân chia mức độ nứt nẻ phong hoá đá    (có 8 câu trả lời)
       Lợi ích khi gọi tên đất    (có 35 câu trả lời)
       Khảo sát địa chất công trình bể chứa    (có 5 câu trả lời)
       đất phong hóa    (có 6 câu trả lời)
       Khoan lấy mẫu trong địa chất công trình    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ trợ giúp về phương pháp nén ngang DMT theo ASTM D 6635 - 01    (có 5 câu trả lời)
       nguyên nhân phá hoại đất nền???    (có 5 câu trả lời)
       Strain energy method    (có 5 câu trả lời)
       những vấn đề mới cần nghiên cứu ở Việt Nam!    (có 10 câu trả lời)
       Mong các đàn anh tư vấn giúp số liệu địa chất Q12 & PA khả thi thiết kế móng    (có 16 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục đối với đá!    (có 10 câu trả lời)
       Múc nước thí nghiệm    (có 9 câu trả lời)
       Bác nào đã làm công trình trên kỳ sơn, lương sơn hòa bình    (có 5 câu trả lời)
       Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.    (có 12 câu trả lời)
       Thắc mắc về bố trí đà giằng móng    (có 13 câu trả lời)
       Cường độ tiêu chuẩn của đất cát    (có 14 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top