Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.
Tôi đang Khảo sát địa chất công trình ở khu vực Hải Phòng và gặp hiện tượng thế này:
Kết quả khoan ngoài hiện trường (nhận định bằng cảm quan ngoài hiện trường và theo kết quả SPT) thì lớp đất sét có trạng thái dẻo cứng (SPT = 8-10 búa). Tuy nhiên, khi về thí nghiệm trong phòng thì cho kết quả dẻo mềm (thậm chí dẻo chảy). Hiện tường này có thẻ do nguyên nhân gì đây? Các bác có thể giải thích giúp với!
Kỹ thêm hiện tượng: Đất bóp rất rắn nhưng nếu lăn vê 1 lúc thì chảy nhão ra!
Có 31 câu trả lời!!
|
|
|
1. Thử kiểm tra lại cái SPT đã hiệu chỉnh và đúng chưa.
2. Kiểm tra xem cái mẫu đất trong quá trình vận chuyển có thằng nào nó nghịch nó lại lấy tay lăn vê đất làm cho đất nó ...nhẽo ra không.
3. Cái đất sét lấy lên nếu bạn không chịu bóp ngay mà để lâu lâu một chút mới thèm bóp là nó sẽ ...cứng lại do bị ...mất áp và mất nước đấy.
|
Charlesquew |
|
|
Bổ sung thêm ý là mẫu có thể bị xáo động. Công tác bảo quản và vận chuyển mẫu có vấn đề gì chăng?
|
ngoduong89 |
|
|
Bổ sung cái gì mà bổ sung. Cái này chính là cái ý thứ 2 mà tôi đã nêu.
|
Haroldser |
|
|
Em quên tí! Làm rõ tí chứ nhỉ
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
mẫu xáo động hay không thì có liên quan đến trạng thái hả bác? Thường bảo quản mẫu ko tốt thì phải tăng trạng thái thôi. ko nhẽ bác bẩu xáo động thì nước ở ngoài ngấm vào.
đã kiểm tra kiểu bác NGOC_IBST thì kiểm tra luôn phòng TN đúng tiêu chuẩn chưa? nhiều bạn phòng TN thường đưa kết quả giảm đi một trạng thái
nếu mọi thứ đều đúng thì tôn trọng kết quả TN trong phòng thôi, đâu phải lúc nào trạng thái mô tả theo SPT cũng đúng đâu
|
CharlesEn |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
-Khó nhỉ, liệu xem lại quá trình lấy mẫu xem có nhào lên nhào xuống do tụt mẫu không? ( dẻo cứng mà) nếu mà nhào lên nhào xuống thì....
- Khả năng mô tả dẻo cứng mà thí nghiệm dẻo mềm thì thấy bình thường thôi ( cái SPT có thể có sai số), nhưng dẻo chảy thì xem lại
- Cuối cùng 2 cái trên mà thấy ổn thì đề nghị xem số liệu gốc liệu có nhầm mẫu không ( mà cũng nên xem lại kĩ thuật hiện trường có dán nhầm biểu không lộn cái dưới lên cái trên)
|
Roberter |
|
|
Khi đóng ống open drive thì rất dễ đất ngoài lỗ khoan nó vào cùng, và chỗ này thì nó lại nhão, công với thằng cứng ít thì nó ra nhão nhão>
|
Amen1402 |
|
|
có 1 khả năng nữa là đất lẫn thành phần hạt cát, bụi (kiểu này gặp khá nhiều ở các vùng ven biển ngoài Bắc), độ ẩm xác định được để tính độ sệt thì là cho cả tp hạt mịn và ko mịn, trong khi độ ẩm chảy dẻo thì được xác định sau khi đã lọc phần hạt thôi đi rồi.
|
phuonganh12 |
|
|
SPT trên kia 8-10 thì tôi nghĩ trạng thái nó cũng cưng cứng rồi, nên chú ý điểm thứ 2 ở trên bác NGOC_IBST đã nói là nhiều khả năng nhất!
|
53caugiay |
|
|
Tôi không hiểu nhiều về cơ học đất - đang học mò nhưng có 1 việc như thế này.
Ngày nhỏ ra chỗ người ta làm đường nhựa lấy trộm 1 cục nhựa đường về chơi. Nặn cái nọ cái kia, lúc vê, nắn bằng tay thấy nó khá mềm, thế là nặn cái búa gõ vào đầu thằng bạn nghĩ là nó không đau không ngờ đầu nó sưng tướng lên.
Gõ vào vật cứng khác khá mạnh mà nó lại bẹp rất ít.
thắc mắc mãi mà vẫn chưa có ai trả lời - Tại sao lại thế?
Liệu rằng cái cục nhựa đường nó có cơ tính giống cái đất này không đóng SPT thì thấy nó cứng nhưng vê vê nặn nặn thì lại thấy nó mềm chăng?
|
moaza12vs |
|
|
điểm thứ 2 của bác NGOC_IBST nêu là lăn vê, việc lăn vê này chỉ làm thay đổi trạng thái theo 2 hướng:
- làm mất độ ẩm đi -- đất cứng lên (ngược với hiện tượng chủ topic nêu)
- hoặc trộn đất có nhiều nước ở ngoài vào, rất hay gặp ở đất xen kẹp cát mịn hoặc bụi, mà chính thằng xen kẹp này cũng làm tăng SPT đáng kể.
Bây giờ quay lại vấn đề, giả sử đúng hết mọi thứ, tôn trọng kết quả của cả 2, chúng ta phải báo cáo thế nào cho hợp lý? nhà cháu thấy nhiều đồng chí mạnh dạn sửa 1 trong 2 kết quả tùy thuộc vào niềm tin của đồng chí ấy vào pp TN nào hơn. Các bác làm thiết kế cho ý kiến chỉ đạo.
|
MichelPurn |
|
|
Kê gạch ngồi hóng
|
trannguyen1602 |
|
|
Theo tôi thì cái vụ SPT và thí nghiệm trong phòng cái nào đúng không quan trọng vì nguyên nhân làm sai kết quả thì có cả 1 quyển sách giáo khoa rồi. Nếu giải thích được hiện tượng đất bóp thì rất rắn nhưng vê một lúc thì lại nhão ra thì có thể sẽ có đáp án. Hàng ngày thấy nhiều cao thủ chém cứ như là dân Địa kỹ thuật chuyên nghiệp xin mời vào giải mã đi nào
|
53caugiay |
|
|
Thuê ông Oanh ra làm lại 1 hố đối chứng Hố này cần có ông wasabi, ông NGOC_IBST giám sát từ đầu đến chân, nhìn luôn tại hiện trường
P/S: Có thể chủ topic đưa hình chụp mẫu lên đây được không ạ! Với việc bảo quản mẫu không chuẩn thì cũng có thể mẫu bị khô mặt ngoài, nhìn thì thấy cứng nhưng bên trong chả cứng tí nào! Tuy nhiên cần thêm thông tin.
|
Philipboxy |
|
|
Cái hiện tượng này nó cũng từ mấy nguyên nhân mà cái quyển sách giáo khoa nó viết đấy>
|
muaxanh |
|
|
Tôi là tôi không biết gì đâu đấy nhé. Chẳng qua là bởi chủ thớt bẩu là bóp thì cứng nhưng lấy tay lăn vê thì nó nhão ra nên tôi nghi là có thằng nào nó nghịch nó làm ở trên xe hoặc trong nhà kho chứa mẫu dẫn đến khi thí nghiệm thì đất nó bị mềm oặt ra.
Còn cái việc là khi lăn vê mà nó chảy nước ra hay hút nước vào thì tôi chịu.
|
Bernardmt |
|
|
Bác nói rất đúng, nhưng theo tôi nếu giờ mà có phán cũng như thầy bói xem voi, nào đất nhiễm mặn, nào đất lắm bụi....
- nếu không có thành phần khoáng hoá, thành phần hạt, giới hạn chảy dẻo ( nói chung là thành phần vật lí) thì khó giải thích lắm mà có giải thích cũng chỉ là chém gió thôi
|
fordthudo1 |
|
|
Ăn theo thầy Ngọc tôi nghĩ cái ống mẫu trước khi đóng xuống có thằng nào nó nhét nhầm vào tải canxi clorua khan nên nó hút nước mặt ngoài nên cứng thầy nhỉ?
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Bác nói thế tôi thấy không hợp lí lắm vì năm 2007 tôi thí nghiệm SPT ở Thanh hoá, có lớp đất sét màu xám xanh ở độ sâu 16m, đóng SPT được 12-14 búa mà khi thí nghiệm trạng thái lại tốt ( nửa cứng - cứng ) cơ
ghi chú : có thổi rửa trước khi thí nghiệm đấy nhá
27 hố khoan làm độc lập thì nghiệm cho kết quả xấp xỉ nhau
|
Philipboxy |
|
|
Làm độc lập bằng 27 đội khác nhau hả phandungdkt? Tôi thì thấy cái SPT này nó lại nhảy theo đội khoan lúc ở CMITC khoan dễ đến hơn trăm hố offshore và có so sánh cả với gần trăm hố lúc làm giai đoạn dự án thì thấy nó thay đổi theo đội khoan
|
KennethOt |
|
|
EM ghi chú lại có 27 hố khoan, 2 đội cày ( ý tôi là làm độc lập không nhìn kết quả của nhau)
|
bachtuu |
|
|
Thế 2 đội này có đi ăn nhậu chung không Có khi lúc chém gió lại xì ra thì chết.
P/S: Ở CMITC tôi dùng 2 công ty độc lập và làm vào 2 thời điểm khác nhau cùng so sánh với số liệu ngày trước TeddiS thực hiện thì thấy nó khác theo đội khoan!
|
StephenDAK |
|
|
vinh921977 chém như dân ĐKT chuyên nghiệp ý nhỉ>, giải mã trước đi.
hiện tượng bóp ban đầu rắn, vê nhào nặn một lúc nhão thì hầu như sách giáo khoa nào cũng nói chứ ko phải một sách. Hiện tượng này ko chỉ với đất đâu, ví dụ với thịt (@ someone) cũng thế
|
hyutars |
|
|
trạng thái SPT xếp hạng được đúc theo kinh nghiệm, ko phải lúc nào cũng đúng, nên việc cứng hơn hay mềm hơn so với TN trong phòng là bt.
vụ 27 hố khoan độc lập, 27 đội khảo sát, liệu có phải 1 phòng TN hay 1 người tổng hợp kết quả không??? hehe
|
daohiepukb |
|
|
OK với các cụ, theo tôi nghĩ bảng tiêu chuẩn SPT là do kinh nghiệm đúc rút từ thực tế ra ( dĩ nhiên nếu có tính toán thì tôi không biết) cho nên việc sai lệch là chuyện bình thường có gì đâu, nếu thí nghiệm hiện trường chuẩn + lấy mẫu chuẩn + thí nghiệm trong phòng chuẩn ( à quên còn có chuyện vận chuyển chuẩn nữa ) thiết nghĩ việc cho 2 kết quả SPT và trạng thái trong phòng khác nhau đó cũng là cái để suy nghĩ, cái quan trọng là trong mấy cái chuẩn kia chả biết có cái nào chuẩn nên người làm tài liệu mới đau đầu . Mà vẫn chưa thấy có chỉ đạo nào trả lời câu hỏi của bác Wasabi nhỉ?
|
con voi con |
|
|
Làm quả xuyên thử piezocone đó để biết profile nó thế lào!
|
inetryconydot |
|
|
Có lần tôi đi ra bờ biển, cát mịn và thủy triều đang xuống, tôi đứng trên bãi cát sát mép nước, đi chẳng lún gì cả, nhưng tôi rung rung, nhẵm nhẵm có 1 tí mà nó lún hết đến mắt cá chân em, nước thì đầy @@!
|
profilmuoibay17 |
|
|
Loại đất này tôi cũng đã trực tiếp làm và gặp khá nhiều, nhiều khi thí nghiệm xong còn sợ tôi sai vì mô tả hiện trường là dẻo cứng nhưng thí nghiệm chỉ dẻo chảy - đến dẻo mềm là cùng.Nhưng vẫn chấp nhận kết quả đó.
Gặp ở nhiều nơi Hải Dương,Hải Phòng, Nam Định...., nhiều khi ở độ sâu trên 30m.
Tuy nhiên, đây là thí nghiệm theo PP thả chùy TCVN nhé- chỉ cần nhào một lúc là có khi thả chùy được luôn. Nên kết quả thí nghiệm trong phòng theo TC VN là không sai đâu. Trường hợp này gọi là dạng chảy ẩn.
|
RobbertooWig |
|
|
Cái này tôi nhớ đã nêu trong một chủ đề nào đó. Cụ thể tôi cũng gặp trường hợp tương tự thế này trong cầu BA LÁNG ở Cần Thơ. Thí nghiệm SPT 20-:-25 búa, về thí nghiệm ra dẻo chảy - dẻo mềm. Lỗ khoan nào cũng gặp ở độ sâu 60m. Về sau có tìm hiểu và hỏi các lão làng thì cũng có ý kiến tương tự như của cô "nguyenthinu168".
|
CharlesEn |
|
|
Sao không thấy các bác thí nghiệm thêm QU, UU gì gì đó để thêm đối chứng nhỉ? So sánh trạng thái từ SPT với chảy-dẻo thì khác nhau thì cũng không có gì lạ.
|
Robertbura |
|