Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
    Trong khảo sát Địa chất công trình (ĐCCT) việc luận chứng giải pháp móng đóng vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở quyết định chiều sâu khảo sát. Độ sâu khảo sát cũng như tiêu chí dừng khoan (hoặc xuyên,...) trong" /> Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?

         Trong khảo sát Địa chất công trình (ĐCCT) việc luận chứng giải pháp móng đóng vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở quyết định chiều sâu khảo sát. Độ sâu khảo sát cũng như tiêu chí dừng khoan (hoặc xuyên,...) trong quy phạm khảo sát ĐCCT hiện nay mang tính chung chung. Việc luận chứng giải pháp móng sẽ định hướng công tác khảo sát ĐCCT cho phù hợp với phương án móng đó, tránh lãng phí do khảo sát thừa hoặc tài liệu khảo sát ĐCCT không đầy đủ cho việc thiết kế móng. Ví dụ như khảo sát để xây dựng khu nhà 3 - 4 tầng, từ mặt đất đến độ sâu 10 - 12m toàn đất tốt chẳng hạn, phương án móng nông hoàn toàn phù hợp. Vì vậy khảo sát đến đến độ sâu 20 - 30m để làm gì (trừ 1 số hố khoan khống chế địa tầng)??? Hoặc với quy mô nhà 4 - 5 tầng, khảo sát từ mặt đất độ sâu thiết kế 20 - 25m toàn các đất yếu nằm xen kẽ với đất tốt (nhưng không đủ dày để đặt móng), hoặc mới gặp lớp đất tốt 2 - 3m gì đó. Liệu với độ sâu đó, tài liệu khảo sát ĐCCT đã đầy đủ chưa? Câu trả lời là chưa mà cần tiếp khoan thêm mới đảm bảo. Bề dày lớp đất tốt khoan vào tối thiểu bằng độ sâu ngàm cọc cộng với bề dày vùng hoạt động nén ép (tối thiểu 5m). Tuy nhiên nhiều công trình đã khống chế chi phí khảo sát thì việc phát sinh này thanh toán được thì còn "ốm"... ! Ngoài ra, nếu 3 - 4m đã gặp đá gốc thì xử lý thế nào?
Nhiệm vụ khảo sát ĐCCT do đơn vị Tư vấn Thiết kế lập, đơn vị Khảo sát ĐCCT phải thực hiện theo. Với những người thiết kế có kinh nghiệm thì nhìn chung hợp lý vì tiêu chí dừng khoan thường rõ ràng, nhưng một số người thiết kế non trẻ đưa ra tiêu chí không rõ ràng, máy móc, thậm chí cả phi lý. Ví dụ yêu cầu dừng độ sâu khảo sát khi giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 cứ phải > 30, với đất rời có thể đạt được, nhưng với đất loại sét thì thật gian nan..., hoặc yêu cầu thí nghiệm cắt nén trong đất rời ,...     Tốt nhất trước trước khi viết Nhiệm vụ khảo sát, người thiết kế nên tham khảo ý kiến của người chuyên khảo sát đã có kinh nghiệm. Công tác khảo sát ĐCCT cho xây dựng dân dụng hiện nay thường không tiến hành theo các giai đoạn vì nhiều lý do. Do vậy, công tác khảo sát ĐCCT thường chỉ tiến hành 1 lần nên việc yêu cầu khảo sát bổ sung (để chữa cháy) thường khó khăn, gây tốn kém. Điều đó đòi hỏi chất lượng của công tác khảo sát ĐCCT phải đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng điều kiện ĐCCT khu vực khảo sát. Trong quá trình khảo sát ngoài hiện trường, khi có liên lạc với đơn vị Thiết kế, phương án móng gần như được quyết định, từ đó định hướng cho chiều sâu, khối lượng khảo sát. Việc đánh giá chính xác lớp đất có thể đặt móng hết sức quan trọng.
Chính vì vậy, việc phối hợp giữa Chủ trì khảo sát ĐCCT và đơn vị thiết kế đóng vai trò là rất cần thiết. Trong quá trình khảo sát, Chủ trì khảo sát ĐCCT thường xuyên giữ liên lạc với đơn vị thiết kế để thông báo tình hình nếu có thể, đề xuất phương án móng theo quan điểm của tôi, tiếp nhận ý kiến đóng góp kịp thời từ đơn vị thiết kế. Hai bên cùng thống nhất cách thức làm việc, độ sâu cũng như khối lượng khảo sát là hay nhất. Như vậy, cả quan điểm của hai bên đều được phản biện, bổ sung, từ đó rút được kinh nghiệm cho các công trình dạng tương tự cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn.
Tuy nhiên, không phải công trình nào cũng cũng có sự phối hợp như vậy. Từ hàng rào pháp lý, cạnh tranh công việc (có khi 2 bên còn hằm hè nhau chứ ), trình độ chuyên môn, tiêu cực nghề nghiệp > ,... có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công tác khảo sát ĐCCT nói chung, chất lượng xây dựng nói chung.
Có 29 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
MichaelKl
liên quan đên vấn đề lựa chọn giải pháp móng tôi muốn hỏi thầy là. giả sử người ta thiết kế móng nông trên đất sét phong hóa mà có chieu dày lớp dất lấp > 4 m vậy có cần lấy mẫu ở lớp dất lấp không khi tôi khảo sát vì vừa rồi tôi gặp 1 công trình mà người ta yêu cầu phải lấy mẫu thí nghiệm ở lớp đất lấp. theo thầy như vậy dúng hay sai.
MichaelKl
casinomkw Vấn đề này rất thực tiễn vì ở miền núi việc san gạt đất đồi núi rất phổ biến, tầng đó lại thường khá dày, nhà lại thường thấp tầng. Việc lấy mẫu là cần thiết, tuy nhiên ngoài thí nghiệm thông thường nên có thí nghiệm như đầm nện tiêu chuẩn (khối lượng mẫu phải nhiều) để tính đến trường hợp gia cố nền.
casinomkw
Robertvove
Em có trường hợp thế này muốn hỏi thầy. Trong hợp đồng đã ấn định khả năng thanh toán và khối lượng khoan. Trong đề cuơng có chiều sâu khoan tối đa cụ thể. Nhưng khi thực tế khoan tới chiều sâu tối đa rồi mà vẫn là đất yếu. Hỏi chủ đầu tư thì bảo: "tôi không có chuyên môn nên phải hỏi thiết kế". Hỏi thiết kế thì bảo: "anh hỏi chủ đầu tư đi". Như vậy thì phải làm sao? Trường hợp này khoan thêm không?
Robertvove
dutrieu
Ở các nước phát triển người làm kết cấu cũng cần phải biết về địa chât và ngựoc lại. Ở Việt Nam chưa làm được điều đó. Các bộ môn tách rời nhau, vì vậy việc phối hợp giữa cơ quan thiết kế và cơ quan khảo sát rõ ràng là rất cần thiết.
dutrieu
AlbertDOB Trường hợp này khoan thêm khi không có quyết định của chủ đầu tư thì sẽ không lấy được tiền. Giải pháp tốt nhất là đề xuất bằng văn bản kính gửi lên chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư có công văn trả lời, nếu không có trả lời thì đơn vị khảo sát không cần phải chịu trách nhiệm nếu hồ sơ khảo sát không đạt yêu cầu chất lượng vì lý do nêu trong công văn. Còn khi đã có công văn gửi chủ đầu tư thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hỏi đơn vị tư vấn thiết kế. Nói chung chuyện gì không giải quyết được bằng lời nói thì làm văn bản. Chuyện này tôi gặp quá nhiều rồi, chuyện đá bóng quanh là thường ngày ở các dự án, tiền thì ai cũng thích nhưng trách nhiệm chẳng ai thích cả.
AlbertDOB
Alvarogime Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
Alvarogime Bài học xương máu là vậy, tình cảm thì gọi điện thoại nhưng không có công văn đằng sau, khi có kết quả khảo sát lại cãi nhau chốn trách nhiệm rất mệt, mà cãi nhau tôi vừa mất thời gian vừa mất tiền vì nó tức tôi không trả nữa.
Alvarogime
Alegowasea
bài của thầy Hướng viết hay quá, giá mà thầy còn công tác ở bộ môn thì chúng e sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để học hỏi những kinh nghiệm quý báu của thầy, chúc thầy post thật nhiều bài hay hơn nữa nhé!!!
Alegowasea
thietkelogo
Ôi tôi cũng gặp nhiều tình huống này rồi! Tôi cứ khoan sâu đến lớp đất tốt cho đủ ĐK kỹ thuật. Số Mét khoan thêm này tôi không tính tiền. Chứ vác máy về rồi mà CĐT bắt quay lại khoan thì ốm...nên bỏ ra khoan thêm vào mét là tốt nhất...
thietkelogo
daohiepukb
Thực ra khoan KSDC là được thực hiện trước khi thiết kế móng nên khó mà xác định chính xác là cần khoan sâu bao nhiêu được. Vì vậy TC chỉ hướng dẫn chung. Ví dụ đất tốt đấy, làm móng nông được đấy nhưng đơn vị thiết kế (hoặc thậm chí CDT, vì đôi khi CDT cũng có đơn vị thi công chuyên biệt) lại chọn giải pháp móng sâu thì sao. Vả lại việc KS là do đơn vị tư vấn thiết kế lập, nên miễn được phê duyệt là được. Thực tế KS khác sách vở lý thuyết rất nhiều nếu không muốn nói là quá nhiều. Thực ra nếu không khoan quá sâu đến cát hay đá thì chiều sâu khoan có giá thành không cao theo dự toán mà chính là số lượng mẫu thí nghiệm mới có giá cao, nên khoan sâu thêm vài mét cũng chẳng đáng gì như có bạn nói, hay đóng thêm mấy nhát SPT thì cũng chẳng nhằm nhò gì...
daohiepukb
muadem116
Em cũng xin quăng thêm vài cục đá vào topic: Em đồng ý với bác tuanlt thì KSDC thực hiện trước thiết kế nên khó lòng biết được nên khoan tới độ sâu nào (Khó nhưng không phải không được, tôi vẫn có thể tính toán sơ bộ tải tác dụng, mục đích công trình, điều tra lịch sử khoan địa chất để khoanh vùng phạm vi KSDC) Còn ý nghĩa cũa kĩ sư DC, DKT trong việc đề nghị giải pháp móng..thì lắm vấn đề: Sự hợp tác giữa hai bên bên thiết kế ít khi có quan hệ đủ gần với anh tôi KSDC, Niềm tin của dân thiết kế với anh tôi KSDC, DKT ( Cái này cũng quan trọng lắm), giờ tôi tư vấn, tôi đủ khả năng tư vấn đó, giúp đước anh đó, nhưng anh không tin thì...bb Trình độ chuyên môn làm việc của anh tôi KSDC, ở đây o dám bàn là anh tôi KSDC có khả năng lập 1 kiến nghị móng, đề nghị giải pháp hay không, chỉ bàn đến là có chịu làm hay không vì đa số thấy copy, edit qua lại, nói chung chung..> Vài cục gạch, tôi em chém thẳng tay dùm...
muadem116
Stephenon Đoạn màu đỏ: Hợp đồng chỉ là cái ước tính giá trị của dự án, giá trị này có thể thay đổi sau khi kết thúc dự án. Đoạn màu xanh: Đã có rồi thì cứ thế mà làm sao phải hỏi nữa. Đoạn màu tím: bạn gặp phải Người Thiết kế không có chuyên môn và vô trách nhiệm rồi bạn có thể làm văn bản gửi cho TVTK và Chủ đầu tư và kiến nghị chiều sâu khoan tiếp theo. Qua câu chuyện này tôi cũng xin có một số ý kiến đóng góp như thế này: Các bạn được gọi là TƯ VẤN KHẢO SÁT tôi xin tách ra 2 phần đỏ và xanh. Phần xanh nhìn chung các bạn làm tốt, nhưng phần đỏ tôi thấy các bạn làm chưa tốt. Tôi xin hỏi: Sau khi bạn nhận được đề cương hoặc Nhiệm vụ khảo sát trong số các bạn có bao nhiêu người đọc nó? Bao nhiêu người nghiên cứu nội dung trong đó? Tôi đoán các bạn có đọc nhưng đã có bao giờ các bạn thắc mắc những nội dung trong đó có phù hợp vói điều kiện địa chất thực tế tại khu vực đó, có phù hợp với công trình đang dự kiến xây dựng không? Tôi đoán chắc là chưa các bạn chỉ quan tâm: "à lỗ này khoan 20m, à lỗ kia khoan 60m...."? Như vậy, các vấn đề sảy ra như bạn nêu trên phần lớn lỗi thuộc về các bạn. Nếu các bạn đọc và phân tích nó, rồi yêu cầu các đơn vị Tư vấn thiết kế, yêu cầu Chủ đầu tư giải thích và làm rõ các điều trên thì các bạn sẽ không mắc vào tình huống như trên nêu đâu. Trường hợp này khoan thêm không?: Theo tôi việc khoan thêm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tải trong, quy mô công trình, loại hình xử lý... và quan trọng nhất là cái TÂM NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN (bạn nên cân nhắc nếu số lượng lỗ khoan kiểu này nhiều bạn có thể bỏ ra một số vị trí khoan đến hết đất yếu như vậy khối lượng sẽ không vượt nhiều và vẫn có cơ sở cho đon vị TVTK sau này). Tuy nhiên theo tôi câu hỏi này phía TVTK sẽ phải trả lời cho bạn chứ không có chuyện nói là :"anh hỏi chủ đầu tư đi".
Stephenon
traiyo1
Cái Nspt này làm với bọn nước ngoài mà khảo sát ĐCCT ở HN là nó hay bắt lắm đấy thầy ơi!Năm 2009 tôi khoan khảo sát ở D3-D4 Giảng Võ chỗ CoLinCo làm giám sát, Công ty tư vấn Kiến trúc Việt Nam thiết kế!Bọn CoLinCon nó hành tôi khiếp! Củ hành của nó như sau(Như sách): 1.Máy móc tập kết vào điểm khoan kiểm tra tình trạng máy móc. 2.Đo chiều dài các loại cần khoang và thiết bị. 3.Yêu cầu có giấy kiểm định máy khoang(cái này khó nhé) không biết tiêu chuẩn nào yêu cầu kiểm định máy khoan???(Mà đúng theo sách) 4.Khó quá mời các bác di ăn nhậu và phong bì cho các bác.Mai đi khoan. 5.Ông tổ dân phố ra đòi khai báo tạm trú tạm vắng(4 công nhân).Chú nói nhỏ thôi đưa tiền rồi cứ làm(Mất toi 1 củ). 6. Khó nhất:Yêu cầu khoang cứ 2m lấy một mẫu và đóng SPT 1 lần sau khi lấy mẫu???Độ sâu dừng khoan 90m tính từ mặt đất. Khu vực Giảng Võ khoang đến 45.0m qua tầng cát hạt thô, 70.0m qua tầng cuội sỏi.Trong tầng cuội sỏi lấy mẫu song sóng như trong sách(mà đóng ở độ sâu đó không biết lực rơi của tạ đóng với khối lượng 63.5kg khoảng rơi 1m lực có tác động đến được đầu trùy nữa không tôi cũng không biết!!Lần nào đóng cũng cho chỉ số SPT>50 lần/4cm. Nhục nhất là khoan vào tầng đá gốc(Đá bột kết - cát kết) khi khoan đến độ sâu 90m nó bắt đóng SPT. Tôi tức đến cổ rồi vừa đóng vừa run không biết đóng song có rút được 90m cần lên không nữa. Đóng song cho 4 công nhân quay khoảng 1h không kéo nổi cần lên toat hết mồ hôi.Lại dùng tạ giật ngược và 3 ông quay tay nó lên mừng như mẹ về chợ.Từ đó suy ra khi viết đề cương chúng ta phai lường trước được các tình huống không bọn giám sát đặc biệt là bọn CoLinCo chó chếtđấy nó hành tôi toi.Cái SPT này bất cập lắm lên cần phải nghiên cứu lại thôi@
traiyo1
phuonganh12
Lâu mới đọc về chủ đề này! Đúng là thí nghiệm SPT trong 1 số loại đất dễ có nguy cơ mất mũi SPT do ma sát, nhất là trong đất dính tốt thì nhiều khi kéo lên hết hơi (giống anh quangdcct44) đã nói. Tôi từng bị dính đầu SPT nằm ở trong hố khoan rồi, không lôi lên được, sau đó phải khoan lại. Do vậy, khi thí nghiệm SPT ở độ sâu lơn lớn 1 chút thì anh tôi nên cẩn thận chọn loại tốt 1 tý, ren đầy đặn ngon lành để đề phòng bị bung ren.
phuonganh12
thatgia
Dân địa chất thì không biết thiết kế, dân thiết kế thì không am tường địa chất!2 thằng làm cùng một mục đích nhưng mỗi thằng làm một kiểu khác nhau???không cập vào nhau được!Mỗi loại công tác, thí nghiệm nó có một mục đích và phương pháp khác nhau!Thiết nghĩ công tác thí nghiệm SPT là bất cập nhất!Không biết những người trong cơ quan nhà nước suy nghĩ và tư vấn như thế nào, với mục đích gì mà vẫn có cả đóng SPT trong đá IV-VI????có đơn giá hản hoi đấy nhé???ai giải thích dùm tôi một cái???
thatgia
MichaelKl Đá thì ăn thua gì. Vớ vẩn kêu nhiều quá thì mấy thằng ngồi trong phòng lạnh nó tức nó lại cho đơn giá và bắt đóng SPT vào nước và không khí bây giờ. Lúc đó thì lại kêu là sướng quá.
MichaelKl
duong tang
Tôi cũng có tinh thần yêu nước mãnh liệt và niềm tự hào dân tộc vô bờ bến!!!Nhưng cái kiểu này chắc không ổn rồi!Mấy ông quan ở Việt Nam có Bao Thanh Thiên về sử án ông Bao Thanh Thiên cũng phải chào thua thôi bác Ngọc nhỉ??
duong tang
Arthumters Các bạn xem Bao Thanh Thiên mà chỉ nhìn thấy Bao Thanh Thiên. Bao Thanh Thiên sẽ chẳng là cái đinh gì khi mà không có ông vua và những người có quyền lực muốn cái mà Bao Thanh Thiên có. Nếu vua và những người có quyền lực không muốn cái mà Bao Thanh Thiên có thậm chí còn thấy khó chịu thì Bao Thanh Thiên sẽ nhanh chóng bị biến thành Bao Thăng Thiên.
Arthumters
Vimcentcow Chỗ này có thể thừa nhưng không sai. Bạn quangdcctk44 cần xem lại nhé. Cấp đất đá 4 đến 6 nó bao gồm rất nhiều anh không riêng gì anh đá đâu. Và bạn hiểu là cấp đất đá ở đây nó là cấp đất đá khoan. Không biết quangdcctk44 có phải là Quang Sò ĐCCT A K44 trường Mỏ không nhỉ?
Vimcentcow
trytrytr tr453434
Vẫn biết vậy!Từ cổ trí kim đến nay!các thằng ở dưới thì làm, chạy theo,...cái ý, cái việc mà các thằng ở phía trên nó muốn mà???
trytrytr tr453434
kukuca
Em góp ý với các bác chút. Cái Nspt ấy hình như chỉ có khái niệm với đất chứ đâu có khái niệm với đá nhỉ? Còn chuyện dừng khoan thì có hai tiêu chuẩn để theo là 184-1997 và 194-2006. 194-2006 ra đời thay cho 194-1997 nhưng tôi chưa tìm hiểu được là có cái nào thay cho 184-1997 chưa? Tiêu chuẩn nói rằng độ sâu dừng khoan do thiết kế quy định nhưng phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu do tiêu chuẩn đưa ra: Nspt >50 với 184-1997, Nspt > 30 với 194-2006.
kukuca
noithatchangson SPT có thể thí nghiệm cả cho đá, trong điều kiện đá mềm (soft or weak rock). Đá cấp IV-VI mà bạn quangdcctk44 nói có trong đơn giá là đúng , nếu bạn đọc kỹ phụ lục tiêu chuẩn sẽ thấy có mô tả IV-VI là như thế nào.
noithatchangson
ewrewrwewe em chào T PTH Em có việc này muón nhờ bác và các bạn góp ý kiến: Em có khoan địa chất ở HN địa tầng như sau 0-2.0m Nên be tông + Cát lấp 2.0-5.2m Sét , dẻo cứng, SPT=10bua 5.2-6.2m Bùn sét lẫn tàn tích thực vật 6.2-8.0m Sét , dẻo cứng, SPT = 9 búa 8.0-18.5m Cát hạt nhỏ lẫn bụi , xốp đến chặt vừa, SPT=9-11 búa 18.5-30m Sét pha, dẻo chảy, SPT-6-8 búa Vậy tôi muốn hỏi 1. Tại sao thiết kế lại chọn phương án éo cọc , chiều dài cọc 16m (trong lớp cát. 2. Ép tải và ép neo phương pháp nạo tối ưu.
ewrewrwewe
Bernardmt
Chào các anh các chị, các bạn đồng nghiệp, hiện tôi đang làm 1 công trình nhà xã hội trên nền đất rất yếu ở Thái Bình. Khảo sát địa chất tại các lô bên cạnh, lớp đất sét pha dẻo chảy, cát pha dẻo chảy sâu đến 10m. Độ sệt đều>0,7. Phương án thiết kế dự kiến là móng băng trên đệm cát gia cố cọc tre. Vậy anh các chị, các bạn đồng nghiệp có thể cho tôi lời khuyên về chiều sâu khảo sát được không? Liệu chiều sâu hố khoan 15-20m đã đủ để tính toán hết biến dạng của nền đất? Tôi rất cám ơn những ý kiến của các anh các chị và các bạn đồng nghiệp
Bernardmt
KennethOt Chưa cần biết là phương án móng là gì nhưng bạn vẫn đưa thiêú + Chiều cao tầng + Lớp đất yếu tồn tại 10 mét mà chiều sâu khoan 15 m thì ko đúng tối thiểu là 20m vì chưa biết lớp đất yếu đó kết thúc tại đâu, mặt khác để dưa vào tính toán tắt lún thì phải khoan tối thiểu 20m
KennethOt
RobertDum Nhà như thế nào, bao nhiêu tầng? tải trọng chân cột như thế nào? mực nước ngầm ở khu vực đó ra sao? Trường hợp CDT muốn thay đổi phương án móng thì phải khảo sát địa chất lại hả?
RobertDum
KennethOt
Cám ơn anh đã quan tâm. Nhà hình thước thợ cao 6 tầng (cao độ đỉnh mái là +18,6m), 1 chiều 39m, 1 chiều 29m, diện tích 1 sàn là gần 800m2, tải trọng chân cột điển hình 80 tấn (lưới cột dày 3mx3m). Mực nước tĩnh xuất hiện ở -1.1m, mực nước ngầm dự kiến -3m.
KennethOt

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao cứ phải dìm em vào nước ???    (có 94 câu trả lời)
       Thế này là thế nào???? Mại dô mại dô.    (có 9 câu trả lời)
       Ma sát ngoài của đất là gì ???    (có 9 câu trả lời)
       Các phương pháp khảo sát địa chất phổ biến ở VN    (có 10 câu trả lời)
       1+eo là cái quái gì ????    (có 64 câu trả lời)
       Về sức chịu tải quy ước    (có 47 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén ba trục?    (có 27 câu trả lời)
       S P T?    (có 25 câu trả lời)
       Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!    (có 51 câu trả lời)
       Cơ hội việc làm chuyên ngành địa kỹ thuật tại Việt    (có 13 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)?    (có 39 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ số liệu ĐCCT.    (có 58 câu trả lời)
       Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất?    (có 117 câu trả lời)
       Đồ Án Nền Móng ( ĐH xây dựng HN)?    (có 32 câu trả lời)
       Bảng tra cơ đất & nền móng?    (có 8 câu trả lời)
       thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...    (có 67 câu trả lời)
       Vật liệu đất đắp dùng trong XDCT giao thông    (có 9 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục?    (có 78 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top