Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất
|
Chào moi người, tôi thấy mục này rất hay có một số bác có kiến thức rất siêu về cơ học đất. Nhưng tôi thấy các bác toàn trao đổi về cơ đất lý thuyết thôi không có cơ đất hiện trường và thí nghiệm đất.
Em thấy ở trên mang có rất nhiều các máy thí nghiệm cơ đất nhưng ở việt nam tôi ít có nên mọi người trao đổi với nhau nhất là những bác học ở nước ngoài có điều kiện gửi cho anh tôi ít tài liệu.
Cơ quan tôi có một cái máy CPT pagani TG 63-100 rất hiện đại nhưng chưa sử dụng hết được tính năng của chúng bac nào có kinh nghiệm về nó nói cho tôi biết với.
Theo tôi được biết khi phân tích thành phần hạt bằng phương pháp rây thì chỉ có thể phân tích đến cỡ hạt 0,1mm thôi bằng phương pháp sàng ướt còn với hạt có kích thước nhỏ hơn thì phải dùng phương pháp tỷ trọng kế nhưng phương pháp tỷ trọng kế thì đọc bằng mắt thì rất dễ gặp sai số khi đo và có thể gây ra sai số rất lớn, có bác nào biết có loại nào phân tích hạt dưới 0,1mm bằng phương pháp khác không
|
|
Có 26 câu trả lời!!
|
Có thể bạn chưa biết: Bạn được miễn phí 100% phí Thiết kế nội thất Hải Phòng khi Thi công nội thất tại Kiến trúc Phương Anh
|
Trả lời
|
|
Bạn bảo với thành phần hạt chỉ phân tích đến cở sàng 0.1mm là không đúng lắm đâu, vì hiện tại một số phòng thí nghiệm đã có thể phân tích cở hạt đến 0.075mm. Còn phương pháp tỷ trọng kế là phương pháp tối ưu nhất hiện nay mà tôi được biết, vấn đề là bạn lựa chọn thí nghiệm theo tiêu chuẩn nào và theo phương pháp nào thôi, mỗi phương pháp đều có cách hiệu chuẩn riêng, bạn phải chú ý khi hiệu chỉnh kết quả nhé. Còn vấn đề do sai số quá lớn mà bạn đòi chuyển phương pháp khác thì không nên đâu. Nếu bạn làm đúng theo quy trình thí nghiệm thì cứ an tâm, vì không những người Việt Nam mà cả người Mỹ, Anh, CuBa, Nhật.. Khi họ vào đây tham gia tư vấn giám sát các dự án đều OK cả. Chúc bạn thành công!
|
Vincentpype
|
|
|
Theo chỗ tôi được biết thì Thí nghiệm phân tích thành phần hạt của đất theo TCVN chỉ cho phép sàng khô đến cỡ sàng 0,1mm đúng như bạn Mylove đã nêu.
Đúng là phương pháp phân tích thành phần hạt của đất bằng tỉ trọng kế rất dễ có sai số lớn và cũng...tương đối phức tạp nữa.
Xin Bạn PhanTuHuong cho biết cần phải có các lưu ý gì để "khắc chế" được các sai số trong quá trình thực hiện phép thử này.
Cám ơn Bạn.
|
con voi con
|
|
|
Chào các bác, tôi tình cờ vào diễn đàn, thấy vui vui xin chầu một chút.
Theo em, để có kết quả thí nghiệm phân tích thành phần hạt chính xác nhất thì chỉ có cách làm cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn thí nghiệm.
|
Robertplus
|
|
|
Cẩn thận cũng chưa chắc đã làm chính xác,cái này đòi hỏi tay nghề phải khéo.các bước tránh sai số:cân đất,khi đun tránh cho đất văng ra ngoài,lắc kỹ đất sau khi nung.Ống đông chỉ có 1000ml nên trong quá trình rửa phải rất kỹ nếu ko sẽ xảy ra sai số.Lúc Khuấy trong ống đông cũng phải tránh văng nước ra ngoài,khi đọc đồng hồ tránh có gió thổi qua tỷ trọng kế...Anh tôi ko hiểu gì cứ hỏi,trong khả năng hiểu biết của em,em sẽ trả lời(em làm về thí nghiệm cũng 3 năm rồi).Mong được học hỏi thêm công nghệ mới.
|
Charlesquew
|
|
|
|
Hay quá lại gặp chú Kiên.
Nói thật là phương pháp tỷ trọng kế là chuẩn và phổ biến nhất rồi.
Còn không bao giờ chính xác tuyệt đối được, ngay định nghĩa về hạt sét thế giới còn có nhiều định nghĩa khác nhau nữa cơ mà.
|
thanhtinh
|
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Các bác cho e hỏi với, e là KTS, có 1 công trình cao 8 tầng ở khu Linh Đàm, HN. Bây giờ làm Khảo sát địa chất như sau:
cơ lý mẫu đất 9 chỉ tiêu: 62 mẫu, trung bình 4m/mẫu đất
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn trong đất cấp I-III: 110 lần: Trung bình 2m khoan/1 thí nghiêm.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn trong đất cấp IV-VI: trung bình 1.5m khoan/1 thí nghiêm.
Nhưng thông số trên e thấy hình như hơi nhiều, ví dụ như số m khoan/1 thí nghiêm. Theo các bác thì như thế nào, e nên giảm đi (tăng số m khoan/1 thí nghiệm lên) như thế nào là hợp lý. Đa tạ các bác giúp đỡ.
|
Rolandpr
|
|
|
Vậy ạ, nhưng mà e đã giảm đi chỉ còn 74 lần TN đất cấp 1-3, 12 lần đất cấp 4-6 tương ứng 220m khoan đất cấp 1-3 và 30 m khoan đất 4-6. Có tất cả 5 hố khoan, mỗi hố dự kiến 50m.
Các bác cho e hỏi vậy thì lấy thí nghiệm mẫu đất 9 chỉ tiêu là bao nhiêu thì vừa ạ ?
|
AlbertDOB
|
|
|
À quên các bác cho e hỏi thêm mặt bằng hình chữ nhật kt 15m x 70, công trình cao 8 tầng khu Linh Đàm thì khoan 4 hố đã đủ tính toán chưa a.
|
sieunhangiambeo
|
|
|
Theo tiêu chuẩn VN là đã đủ số lượng hố khoan, Nhà của bạn < 9 tầng như vậy là đủ Cỡ 50m/ 1 hố khoan
|
suanhadthouse
|
|
|
Ý bác là 4 hố phải ko bác? Cảm ơn bác nhiều nha
|
AlbertgeK
|
|
|
|
Các anh chị cho tôi hỏi tí về thí nghiệm đất trong phòng
Khi thí ngiệm xác định C (lực dính đơn vị) , Phi (góc nôi ma sát) thì
người ta tiến hành thí nghiệm cắt nhanh hay cắt châm.
Trong báo cáo địa chất người ta đưa cho tôi là C, Phi nào?
Khi tính toán thì lấy C, Phi nào để tỉnh
|
Robertplus
|
|
|
Khi thí nghiệm xác định C (lực dính đơn vị), Phi (góc nội ma sát) thông thường người ta tiến hành thí nghiệm cắt nhanh trên máy cắt phẳng (nếu là đất có trạng thái từ dẻo mềm trở lên) đối với đất yếu người ta sử dụng thí nghiệm cắt nén bằng máy ba trục.
Thông thường trong báo cáo địa chất người ta thường đưa cả hai giá trị C, Phi tiêu chuẩn và C, P tính toán. Nếu chỉ ghi một giá trị thì chắc là C, Phi tiêu chuẩn. Bạn có thể kiểm tra lại xem là C và Phi nào bằng cách chỉnh lý thống kê các giá trị cắt (Tô) ở trên các biểu thí nghiệm cắt theo TCXD74-87.
|
ArthurGip
|
|
|
Bạn nói đúng nhưng là.. lý thuyết. Bây giờ chủ yếu là cắt nhanh thôi, tiến hành cho tất cả loại đất dính. Nếu dùng 3 trục thì quá đắt, chưa phù hợp với quy mô XD trung bình và nhỏ (loanh quanh khoảng 2 triệu/TN).
Giá trị C, phi thu được là giá trị trung bình chứ chưa được gọi là tiêu chuẩn. Giá trị trung bình chính là giá trị tiêu chuẩn chỉ khi bạn đã loại trừ sai số thô của TN.
|
lightzar
|
|
|
Thế theo các bác thì các giá trị C,Phi trong các thí nghiệm cắt nhanh, cắt châm, cắt nhanh cố kết thì áp dụng trong giai đoạn tính toán nào là hợp lí nhất khi tính toán ổn định của nền đất yệu
|
nongdan
|
|
|
Thí nghiệm cắt nhanh không thoát nước tương ứng với trạng thái tự nhiên của đất nền, đánh giá ổn định trước khi xây dựng công trình
|
WeksizzySl
|
|
|
trước khi xây dựng thì đánh giá ổn định làm gì ?????? liệu bạn có ý gì khác?
|
StephenDAK
|
|
|
|
Sử dụng Cu,ju để đánh giá ổn định trượt khi đắp nền đường trên nền đất yếu tương ứng với lúc bắt đầu xây dựng công trình.
|
Danielpr
|
|
|
Cơ mà lúc bắt đầu xây dựng thì làm gì đã có tải trọng.
Có thể bạn hiểu, Cu, ju dùng để tính toán cho trường hợp gia tải nhanh, đất nền chưa kịp thoát nước. Phải nói chính xác là tính toán ổn định ngay sau khi chất tải.
|
Robertbura
|
|
|
Các thí nghiệm c, phi phong phòng hầu như là cắt nhanh, nhưng cát nhanh hay cắt chậm đề được vì nếu bạn không sử dụng thông số nén cố kết
Nếu bạn muốn tính thời gian lún của đất thì phải nén chậm để xác định hệ số nén cố kết.
Về công trình bạn nói thì số hố khoan như vậy là đúng. Nhưng nến công trình của bạn dùng cọc khoan nhồi thì tuỳ thuộc vào số lượng cọc
|
dudung
|
|
|
Thí nghiệm xác định sức chống cắt của đất trong phòng thí nghiệm theo các sơ đồ khác nhau (cắt nhanh hay cắt chậm...) đưa ra các thông số sức kháng cắt của đất là rất khác nhau, vì vậy cần xác định rõ sơ đồ làm việc của đất nền sau khi xây dựng công trình để đưa ra sơ đồ cắt thích hợp.
|
thietkelogo
|
|
|
thưa các bác! quá trình cắt đất có 3 sơ đồ thí nghiệm
1. UU: đây là trường hợp không cố kết không kịp thoát nc. trường hợp này thướng sử dụng khi đắp đê đập nhanh làm nước không kịp thoát ra
2. CU: cắt nhanh, có quá trình cố kết và nước không thoát ra. ứng dụng trong trường hợp tính toán thi công những công trình bãi chứa hàng ở các cảng, sân bay...thường ở những chỗ đó đã chịu tải trọng trong quá khứ. nhưng tại sao lại không thoát nước bởi vì: ở dưới lớp đất đấy có một lớp sét nó không cho nước thoát ra, hoắc có thể là một lớp đá cách nước
3. CD: trường hợp này cắt nhanh nhưng tại sao phải cố kết bởi vì nó giống nhất với tự nhiên nó đã chịu một tải trọng của lớp đất trên nó đè lên trong quá khứ. thoát nước bởi vì lớp đất dưới không phải là sét hoặc đá không thấm....
khi thí nghiệm cắt tốt nhất là xem bản đồ địa chất khu vực lấy mẫu từ đó cho phép ta sử dụng sơ đồ nào là tốt nhất.
có j thì các bác bổ sung thêm
|
SpencerJalf
|
|