Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Nén 1 trục nở hông tự do Unconfined compression test ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Nén 1 trục nở hông tự do Unconfined compression test ?

     Em gặp cái dự án yêu cầu có thí nghiệm này: Nén 1 trục nở hông tự do - Unconfined compression test Nhờ các bác giúp tôi các thông tin về thí nghiệm trên: 1 - Mục đích thí nghiệm 2 - Thiết bị thí nghiệm 3 - Phương pháp tiến hành 3 - Nguyên tắc lựa chọn mẫu 4 - Quy trình Việt Nam, nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Việt) 5 - Phương pháp tính toán và thứ nguyên Cám ơn các bác nhiều ạ!
Có 62 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
Robertbura 0. Đề nghị đ.c hùng bỏ chữ địa chất trong cái nick của đồng chí đi nhé. 1. Cái thí nghiệm này dùng để tìm Cu. 2. Thiết bị thí nghiệm: Chính là cái máy nén 3 trục sau khi lột truồng cái buồng đựng nước đi hoặc cứ để đấy mà không cho nước vào. 3. Phương pháp tiến hành: Cứ nén liên tục 4. và 5: Chúng nó viết đầy ra đấy. Những cái tôi chém ở trên có thể chưa đúng. Muốn biết nó sai chỗ nào thì tìm sách về thí nghiệm đất ở trong buồng mà đọc.
Robertbura
GordonEt
Cụ ạ, con ở tỉnh và do vậy ít khi dùng đến "võ". Về thí nghiệm này con đọc rồi cụ ơi, mà toàn là tiếng anh, tiếng việt thì chưa có, vậy nên mới phải nhờ anh tôi chi tiết đến thế, với lại đã nhìn thấy họ nén, nhưng muốn hỏi thêm nếu không dùng buồn nén mẫu 3 trục thì liệu có thể dùng laọi máy nén khác được không ạ?
GordonEt
53caugiay Thế này thì chịu rồi. Chỉ có thể nói cái mục đích, còn lại thì dài và chi tiết lắm.
53caugiay
Robertgomo
Có mấy anh WA, anh Pê vờ geo, Hungeo pờ rồ nguyen cong oanh, là bạn, thầy Phan Tu Huong nghiên cứu nhiều chắc giúp được nhưng đang giấu tôi đây cụ ạ
Robertgomo
deptrainhatnha
tôi nghĩ các bác ở đây cũng chả có gì để giấu đâu, trong sách cơ đất cũng có nói nhưng chỉ sơ bộ thôi. Tôi chưa làm tn bao giờ nhưng các bác ở đây có làm cũng theo sách vở tiếng Anh cả. Các thông tin hungdiachat hỏi thì nó nôm na như bác Ngọc nói. cái bộ nén 1 trục này nhìn cũng đơn giản, tôi nghĩ nếu hungdiachat khéo léo và có 1 vòng ứng biến đủ tải yêu cầu thì có thể gia công được đấy. Bộ khung thì khá đơn giản, thiết kế gia tải bằng quay tay kiểu như thí nghiệm cắt phẳng ý. Mà nếu đầu tư bộ này chắc không mắc lắm đâu, vài hố khoan chắc đủ PS: hungdiachat liên hệ bạn TA ở TEDI, bạn ấy mới là chuyên gia thí nghiệm, có thể bạn ấy có quy trình tiếng việt hẳn hoi (do bạn ấy viết )
deptrainhatnha
hoang tuan Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
hoang tuan
Thực tế thì tôi đã nhìn thấy cái thí nghiệm này 2 lần rồi, tuy nhiên, để "nắm" nó chắc chắn, tôi muốn có những tranh luận thật chi tiết về việc này trên diễn đàn, và hình như cũng đã có đề tài này rồi thì phải, trong chinh chuyên mục Khảo sát ĐCCT và nền móng này luôn. Tôi sẽ kiểm tra và sẽ hệ thống lại một cách cụ thể cho anh tôi địa kỹ thuật cùng nghiên cứu
hoang tuan
kiwisoda
quên mất, cậu làm bên giao thông, có thể tận dụng luôn thiết bị CBR cho việc này đấy
kiwisoda
nongdan
đấy, cái vòng ứng biến của CBR có phù hợp với thằng cha này không? chế tạo mẫu như thế nào? cách gia lực?
nongdan
Roberter
chắc được, CBR làm với cả đất, tôi nghĩ phạm vi tải trọng đó cũng hợp lý cho nén UC, anyway, có thể thay vòng ứng biến nhỏ hơn nếu cần. mẫu chế tạo hệt như mẫu nén 3 trục. gia tải liên tục tới khi phá hoại, có mô tơ thì tốt, không có thì chịu khó quay tay .
Roberter
delta deus Hắn đọc rồi nhưng cái ASTM nó lại không chịu viết bằng tiếng Việt mà lại viết bằng tiếng Mỹ cho nên hắn mới hỏi. Thế mợi chịu chết ko giúp hắn được hoàn toàn.
delta deus
fordthudo1
Dạ thế thì phải bảo cha này mua tiêu chuẩn BS dich ra tiếng việt rồi Thầy ạ ( tôi nhớ là do Phạm Xuân hiệu đính) nhưng mã hiệu thì tôi quên
fordthudo1
tandc128
- Thiết bị: Cái máy này nếu đồ tàu thì chỉ cỡ hơn 10 triệu thôi, gia công làm gì cho mệt mà không đảm bảo. Nếu dùng máy 3 trục thì quá tốt nhưng hơi "sang". - Tiến hành: chế mẫu giống TN 3 trục (thường thì d=38-40mm, h=80mm) lắp vào máy mở mô tơ cho nó đảy mẫu lên với tốc độ xác định (khoảng 2% chiều cao mẫu/min). Ghi giá trị lực lớn nhất ở vòng lực hoặc giá trị ứng với 20% biến dạng (theo BS) hoặc 15% (theo ASTM). Chia lực cho diện tích ra Qu, chia tiếp cho 2 ra Cu. Lưu ý diện tích luc phá hủy hơi phình ra chút -> cần hiệu chỉnh.
tandc128
AlfomzoMl Có thể dùng vòng ứng biết chứ. Nếu cấp tải nhỏ thì dùng vòng ứng biến nhỏ. Nguyên lý nó chả khác gì cái load cell cả, chỉ khác cái thằng load cell nó có thể xuất dữ liệu liên tục còn thằng vòng nay thì phải lòng vòng đọc và tính thủ công thôi. Load cell cũng thế, dùng cho UC của đất mà dùng load cell loại 50 tấn thì đo kiểu gì. Mọi thiết bị đo đều có cái range để phù hợp với mục đích đo.
AlfomzoMl
AlfomzoMl
ĐÚng rồi tôi biết chứ. Nhưng cái vòng ứng biến Của CBR tôi sợ là hơi cứng dẫn tới Kết quả không chính xác thôi chứ như máy 3 trục có 3 loại vòng ứng biến thì ngon rồi còn gì
AlfomzoMl
muadem116
Cám ơn mọi ngươì đã giúp đỡ ạ, Về lý thuyết thí nghiệm mẫu coi như đã tàm tạm, chỉ cần gửi bản Tiếng Anh cho bác Xuân Thủy kèm theo ít phí (tùy Bác ấy tính xem như thế nào cho phù hợp) là anh tôi Kẹt cầu (ối, Ketcau.com ) đủ cái để lưu lại vào bộ nhớ khoa học rồi. Phần còn lại muốn thảo luận thêm ạ: Cái máy nén không quan trọng mà quan trọng là tốc độ gia tải và cái vòng ứng biến phải nằm trong vùng giới hạn đo. Vậy có ai biết chắc chắn là cái máy nén CBR có thể dùng vào việc này được không ạ? Nếu phải dùng đúng thì nên dùng lọai vòng ứng biến có hệ số nào ạ?
muadem116
suanhadthouse Tốc độ nén phải từ từ, không quá nhanh và không quá chậm theo hướng dẫn của tài liệu đã nêu ở trên (Đố biết tài liệu nào). Tài liệu nêu kỹ cái này rồi, chịu khó đọc đi. Máy CBR có thể dùng vào việc này. Tốt nhất là cứ nên thử. Nếu thử thấy không được thì đi kiếm cái khác. Có bao nhiêu vòng ứng biến thì đem ra thử hết. Thấy cái nào phù hợp thì dùng, không phù hợp thì thôi không dùng vào việc này nữa mà dùng vào việc khác.
suanhadthouse
terrydoa
Cụ lại cho con cháu mấy cái vòng tròn () rồi lại bảo chúng nó nghĩ xem tao vẽ cái gì rồi
terrydoa
RobbertooWig Đọc tài liệu đi thì sẽ thấy có dùng được CBR hay không và vòng ứng biến nào thì OK. Nếu thấy các quy định của cái thí nghiệm này mà các thiết bị có thể thỏa mãn được thì sẽ dùng đến nó. Thế thôi. Dễ như con dế.
RobbertooWig
casinomkw
hungdiachat chịu khó đánh vật > với tiêu chuẩn đi, thông tin bạn thắc mắc có hết trong đó rồi. việc chọn vòng ứng biến tùy theo loại đất, tương tự như chọn vòng ứng biến cho cắt phẳng ý: tôi đọc ASTM thấy: - đất yếu (UCS <100kPa) thì dùng vòng có khả năng đo tới 1MPa, - đất thường thì dùng vòng có khả năng đo tới 5MPa. hungdiachat tự tính luôn xem lực yêu cầu đối với vòng ứng biến là bao nhiêu nhé. (mà bản thân thiết bị CBR hình như cũng có các vòng ứng biến to nhỏ khác nhau. hungdiachat làm bên giao thông hẳn phải rõ hơn tôi cái này.) tốc độ gia tải theo ASTM yêu cầu nó là 0,5 đến 2%/phút --> tính ra được bao nhiêu mm trên phút tùy theo kích thước mẫu.
casinomkw
inetryconydot Xem ké cái bảng tính của Bác, tôi thấy cái số đọc lấy chính xác sau dấu phẩy 02 số thập phân, chẳng hạn R = 0.75, 1.54... Cái này đọc bằng đồng hồ gì vậy Bác @ Bác Wasabi: - đất yếu (UCS <100kPa) thì dùng vòng có khả năng đo tới 1kPa, - đất thường thì dùng vòng có khả năng đo tới 5kPa. Hình như bác nhầm 1MPa, 5MPa thành 1KPa, 5KPA phải không ạ?
inetryconydot
daohiepukb
cảm ơn bạn kiencango, tôi nhầm, xin sửa lại ngay
daohiepukb
Bernardmt
Cám ơn bác HUngeopờ rồ 6 đã gửi file thí nghiệm thực tế lên đây. Qua đây hiình như tôi thấy ta phải đọc 2 chỉ số phải không ạ: 1 - đồng hồ biến dạng 2 - Đồng hồ lực Vậy cần 2 người mới làm được thí nghiệm này hay chỉ 1 người thôi Bác muốn hỏi thêm chữ div là gì ạ?
Bernardmt
traiyo1
bác hỏi thật hay hỏi giả vờ cái Div đấy ạ( cái này không thèm trả lời) Câu dầu thì chr cần một người thôi vì nếu là thiết bị tự động ( máy UC xịn hay 3 trục) thì vận tốc định sẵn và đọc đông hồ lực thôi.CÒn nếu máy UC quay tay thì cũng chỉ cần một người vì làm 1-2 mẫu là quen mà.
traiyo1
greent
PS : Nếu không biết Div là gì thì chứng tỏ bác không phải là dân thí nghiệm mà đã không phải thì thí nghiệm làm gì vì thí nghiệm ra mà không phải dân thí nghiệm thì chả biết tôi làm đúng hay làm sai ở đâu mà đã không biết sai ở đâu thì lại hay sửa kết quả thí nghiệm nên suy ra là đừng nên thí nghiệm mà ( thôi khó nói lắm) nên thuê người đac thí nghiệm họ làm và giảng cho thì hơn
greent
MrAn12345
tôi muốn biết đích xác là bạn ý đang muốn nói đến cái gì bạn phan dung dkt ạ, đúng như cái chữ ký của bạn vậy. Phải chăng là đơn vị chia của vạch đồng hồ lực?
MrAn12345
hyutars
Cám ơn bạn phandungdkt, đúng thật là tôi chỉ sử dụng các số liệu do PTN cung cấp mà thôi, ít để ý đến các biểu do họ sử dụng và do đó cũng chẳng biết, mà có thể là chẳng nhớ xem tôi đã học chưa nữa. Mong bạn giúp đỡ thêm! Giờ tôi muốn đi thật vào kình vực này hơn vì tôi quan tâm đến nó, mặt khác, tôi nghĩ học không bao giờ là muộn bạn ạ
hyutars
Enriquecem
BAc thông cảm nhé vì cái này nó đơn giản quá nó là vạch của đồng hồ ( bách phân kế hay thiên phan kế khi người ta hiệu chỉnh vòng ứng biến thì người ta ( bên đo lường) sẽ cấp cho anh một loạt con số và anh sẽ tính dược 1 vạch(div) ứng với bao nhêu KN hay kG lực còn khi anh đo biến dạng ( dọc trục, đo lún) thì nó là 1 vạch tương ứng với bao nhiêu mm ( 0.01 hay 0.02 mm or inch). Tại sao tôi lại nói vậy vì thí nghiệm dù anh làm nghiêm chỉnh đến mấy cũng có rất nhiều loại sai số mà nếu không có kinh nghiệm thí nghiệm anh sẽ không hạn chế được) bởi vậy theo tôi bác nên mời chuên gia tập huấn cho 1-2 ngày để làm cho nhanh chuẩn đáp ứng công việc chứ làm mò vừa lâu vừa chả biết đâu mà lần tôi nói thật đấy
Enriquecem
MichelPurn
Ơ rê ka, div, viết tắt của chữ division, chia, vậy thì chắc nó là giá trị vạch chia trên đồng hồ đọc. Đã nghĩ về nó nhưng muốn hỏi chắc hơn. Thank!
MichelPurn
hoangphunhan
Tôi đã hiểu và cũng rất cám ơn bạn, tôi chỉ muốn tim hiểu cho biết chứ chắc không làm thí nghiệm đâu mà nhờ các bác chuyên làm giúp, ác nỗi tôi muốn tổng kết việc này thành 1 topic để anh tôi ĐKT vào sau khỏi mất công tìm hiểu, chỉ cần đọc một lần tài liệu là có thể hiểu, nắm được cách thí nghiệm, lựa chọn và đánh giá mẫu, sử dụng số liệu hiệu quả. Cám ơn bạn và mọi người nhiều!
hoangphunhan
dudung
ơ cái topi kiểu này có rồi anh ạ thế nên mọi ngwoif cứ nói Cu=qu/2 chứ nếu đất dẻo cứng-cứng thì cái khái niệm Cu này bị sai mất ( thế mà nhiều ngwoif vẫn dùng) chịu . Chúc bác thành công và gặp nhiều may mắn
dudung
KennethOt
các bạn nếu là dân thí nghiệm hay không thì cũng nên đọc chút ít về cách phân tích sai số từ đo đạc. Tôi thấy cả những người làm thí nghiệm lâu năm cũng chẳng biết cách tính sai số mà đấy lại là một trong những bài toán kĩ thuật căn bản nhất. "non-dimensionalisation" cũng rất quan trọng trong làm thí nghiệm nói chung hay physical modelling rói riêng. Tôi vừa đọc qua 1 tài liệu trình bày kết quả sai hết vì không non-dimensionalise kết quả mà lại mang ra so sánh với thí nghiệm khác.
KennethOt
con voi con Mầu đỏ Bác làm ơn nói tiếng mẹ đẻ cái tôi tra mà chả hiểu gi thanks. ĐÚng là nhiều sai số và tài liệu đó là gì vậy bác có thể cho tôi để tôi tham khảo được không?
con voi con
AnthonyGape bạn có thể đã tự hỏi tại sao hầu hết tất cả các biểu đồ dùng trong địa kĩ thuật đều được đưa về những con số không đơn vị Nf,Nq,I,OCR, p/pc, ...? tất cả các thí nghiệm trong phòng sau khi làm kết quả thường được chuyển về một vài con số không đơn vị nào đó để cái hiệu ững kích cỡ của thí nghiệm nó biến mất và kết quả có thể được so sánh với thí nghiệm khác hay được ứng dụng trong thực tế. Việc này gọi là non-dimensionalisation. Nó vừa rất dễ vừa rất khó.
AnthonyGape
moaza12vs
non=không dimension = kích thước chăng alisation? có phải chăng là: non dimensional analysis = phân tích vô hướng? phải nhờ Bác Xuân thủy mới được
moaza12vs
MattieHek bác cho tôi ví dụ cụ thể chứ không đơn vị thì tôi chịu chả hiểu ( chả lẽ 1kg thịt bảng 1cây mía)( tôi nói thật đấy cái OCR thì tôi biết chứ Nf,I,p/Pc) thì tôi không rõ ( pc chcaws là áp lực tiền cố kết) mà túm lại là bác cho ví dụ cụ thể đi tôi cảm ơn
MattieHek
dutrieu chuối cả buồng non-dimensionalisation có thể hiểu là loại bỏ thứ nguyên bạn geotek là dân bên Tây, đừng ép bạn ấy phải tìm thuật ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong những trường hợp mà đến tiếng Việt cũng chưa có khái niệm. việc loại bỏ thứ nguyên này nhằm phục vụ cho việc phân tích, tính toán không phụ thuộc vào tỷ lệ kích thước và không gian bài toán. khái niệm này ko nhất thiết là phải loại bỏ hoàn toàn thứ nguyên trong tính toán phân tích, đôi khi là giảm bớt thứ nguyên đi, ví dụ như việc loại bỏ thứ nguyên đưa bài toán từ không gian 3D về 2D anyway, tôi thấy cái mà geotek nói cũng chả liên quan gì đến cái hungdiachat đang thắc mắc ở đây cả, geotek đưa vào dễ làm anh tôi phân tán, thậm chí là hoảng loạn
dutrieu
mtv_0201 Phân tán gì đâu, Su,Cu được non-dimensionalised đầy rẫy ra mà
mtv_0201
Alewohabee Không dùng được máy CBR trừ khi thiết kế lại nó chút để điều khiển tốc độ nén. CBR nguyên gốc thì chỉ có 1 tốc độ và không phù hợp với thì nghiệm UC
Alewohabee
EduardoMn Chắ ý đồng chí này nói về cái su/sigmav0 đó, mà riêng cái range cho nó cũng rất khác nhau cho từng vùng khu vực địa chất. Ví dụ Jamiokovski et al thì nó tầm 0.22, Nhật bổn et al thì nó lên đến 0.35 thậm chí 0.40, Việt nam et al (nhiều thí nghiệm) thì thằng này nó cũng từ 0.19 đến 0.25...v...v. Mà cái đó người ta gọi là chuẩn hóa, hay normalization. Mà thực ra thì không phải chỗ nào cũng normalize thì biết nó đúng hay sai được, đừng thần thánh hóa cái gì nhiều quá
EduardoMn
trannguyen1602
Bác NguyenCongOanh ạ, Có lẽ phải đưa cái máy CBR này thành 1 topic nữa để mọi người trao đổi, do rằng có người bảo nó dùng được, tất nhiên là phải thay đổi vòng ứng biến, Bác lại bảo không dùng được do cả vòng ứng biến và do tốc độ gia tải. Theo tôi thì máy nào mà tốc độ gia tải và hệ số cứng vòng ứng biến đạt yêu cầu của thí nghiệm này đều thí nghiệm được. Khốn nỗi tài liệu hướng dẫn thì nhiều nhưng quy trình lại không thấy. Bác giúp được tôi không ạ? cái ASTM D2166 ấy
trannguyen1602
trannguyen1602 Khỏe không đồng chí? Sau hơn mười năm lăn lộn cầy cuốc kiếm tiền bây giờ có vẻ lại máu tìm hiểu sách vở nhỉ? Mấy vụ thí nghiệm này đồng chí Tâm và Tuấn Anh lớp tôi chuyên đi dạy và cấp chứng chỉ cho người ta mà. Chắc quy trình tiếng Việt tiếng Mỹ đều ko thiếu đâu. Cái ASTM D2166 có đồng chí nào post trên đầu trang rùi mà.
trannguyen1602
KennethOt
Thầy tôi ngày xưa có nói câu: "càng học, càng làm càng thấy dốt" (không nhớ thầy nào bảo thế nữa, tôi cũng dốt thật) mà nghiệm đúng thật. Vậy nên muốn nghiên cứu tý kẻo lại thành cad_er (người vẽ).
KennethOt
thanhthuonghm Bạn phandung dkt có thể nói rõ hơn về vụ này không?
thanhthuonghm
Robertol
Tôi đã xem cái này sau khi lỡ tay post bài của tôi, tuy nhiên cũng chưa có kết luận nào trong cái topíc ấy mà phandungdkt?
Robertol
Alewohabee
Cu : Lực dính không thoát nước
Alewohabee
puma12 43 không chỉ đơn thuần là normalisation đâu cụ ạ. normalisation chỉ đơn thuần là giảm số liệu xuống 1 giá trị nào đó giữa 0 và 1. Còn non-dimensionalisation là nói về tương quan vật lý của công thức suy ra từ các đơn vị như là m, kg, s, vân vân.
puma12 43
Stevennefs
Trời ạ kiến thức thì rộng mà người giảng thì ít mà người giải thích cho tôi càng ít hơn. Muốn học hỏi mà cứ nói tắt thế này thì chịu thôi chả thèm quan tâm nữa
Stevennefs
trytrytr tr453434
Không nên dùng máy nén CBR để nén một trục nở hông (UCS) cho mãu khoan địa chất. Tôi có những ý kiến sau, bạn có thể tham khảo: 1. Vòng lực của máy nén CBR dùng trong thí nghiệm giao thông là 50kN (oversize) 2. Nếu dùng máy đó để nén và thay vòng lực nhỏ từ 0.6 đến 1.2 kN thì cũng được vì tốc độ là đạt yêu cầu 1,27mm/phút nhưng phải làm dụng cụ gá vòng lực sao cho tiếp xúc mẫu nén và bộ gá đo biến dạng đứng. 3. Bạn nên dùng máy nén một trục do Trung Quốc hay của EU sản xuất để thí nghiệm. Nhưng máy Trung Quốc tốc độ quá nhanh, khoảng 2.4mm/phút. Đôi khi chủ đầu tư không đồng ý với tốc độ này. 4. Ngoài ra bạn có thể dùng máy nén ba trục để nén nếu ko có các máy trên, dùng tốc độ 1.5mm/phút để nén, máy này rất nhiều tốc độ cho bạn chọn theo yêu cầu, chọn vòng lực 0.3kN cho đất bùn sét, 0.6 kN cho đất dẻo mềm-dẻo cứng, 1.2kN cho đất nửa cứng-cứng. Nếu bạn cần thêm thông tin, và thí nghiệm cơ học đất, khoan khảo sát địa chất và lập báo cáo thì bên tôi cũng làm. Nguyễn Minh Hiển (0975 457 527) nguyenminhhienpy6* Chúc may mắn,
trytrytr tr453434
levantrai
Có bác cho tôi hỏi có thể dùng công thức T=sigma*tan(phi)+c trong thí nghiệm cắt trực tiếp, để xác định Su (cường độ kháng cắt không thoát nước) = t. được không ạ. Nếu dùng được thì có khuyến cáo gì thêm không? vì số liệu thi nghiệm không cấp Su, SPT mà chỉ có số liệu thí nghiệm cắt trực tiếp các bác ạ.
levantrai
hoangthienthu Không thể dùng mohr-coulomb trong cắt trực tiếp để xác định Su. Thí nghiệm cắt trực tiếp chỉ làm khi người ta biết trước là vật liệu sẽ fail theo phương cắt trong phòng thí nghiệm. Vì thế nó chỉ hữu ích trong một số trường hợp nhất định, như là trên phương yếu của đá, trên interface giữa đất và vật liệu khác. Muốn tính Su thì chỉ vài pocket penetrometer tests, hoặc unconfined compression tests, hoặc cpt, hoặc cùng lắm là dùng vài công thức đoán mò
hoangthienthu
DanielEi
mọi người cho hỏi: Su=qu/2, theo kinh nghiệm. Su=6N, qu = 7.5N(đối với đất sét?). vậy Tôi thấy có sự khác nhau ở đây. Mọi người giúp tôi với ạ
DanielEi
thatgia Đọc đi đọc lại mà tôi vẫn chả hiểu bạn đang muốn hỏi cái gì. Dấu "phẩy" và "chấm" đặt như vậy khiến tôi cũng chả hiểu cái gì luôn. Bạn có thể giải thích rõ hộ N là giá trị của cái gì? và công thức thực nghiệm đấy của ai đưa ra không?
thatgia
tandc128 Có thể ý bạn ấy là như thế này a ạ: Bạn ấy đọc được một công thức ở đâu có cho biết: Su=qu/2. Trong một lần tình cờ, bạn ấy có số liệu như sau: Su= 6N (đơn vị Niu tơn hoặc là chỉ số SPT)/ qu=7,5N. Tức là nó khác với các công thức trên. Nhờ mọi người giải thích hộ sao lại có sự sai khác này.
tandc128
sieunhangiambeo Phải dẫn nguồn công thức chứ một ông caphe sáng tương quan thực nghiệm cắt cánh cho đất...sỏi sạn () ra Su=6N ( N là gì thì chịu) ông Caphe tự cho rằng qu=Su*2 nên không thèm trình bầy cái qu. Một ông nào đó tương quan thực nghiệm nén nở hông của mẫu cát ( ) ra cái qu=7,5 N và cho rằng tự chia hai là ra Su. Một ông bạn đọc được mỗi hai cái công thức đấy và cho rằng nó mẫu thuẫn lên đây trao đổi khác quái gì đi xét nghiệm máu ở bệnh viện rồi cho ông Đông Y phán cắt thuốc mà không thèm...bắt mạch>
sieunhangiambeo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Ko hiểu vì sao bentonite lại giữ được thành hố khoan ?    (có 75 câu trả lời)
       Thắc mắc về đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer    (có 15 câu trả lời)
       Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận    (có 27 câu trả lời)
       Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất    (có 26 câu trả lời)
       Đánh giá địa chất đầm lầy!    (có 5 câu trả lời)
       Thắc mắc về việc phân chia mức độ nứt nẻ phong hoá đá    (có 8 câu trả lời)
       Lợi ích khi gọi tên đất    (có 35 câu trả lời)
       Khảo sát địa chất công trình bể chứa    (có 5 câu trả lời)
       đất phong hóa    (có 6 câu trả lời)
       Khoan lấy mẫu trong địa chất công trình    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ trợ giúp về phương pháp nén ngang DMT theo ASTM D 6635 - 01    (có 5 câu trả lời)
       nguyên nhân phá hoại đất nền???    (có 5 câu trả lời)
       Strain energy method    (có 5 câu trả lời)
       những vấn đề mới cần nghiên cứu ở Việt Nam!    (có 10 câu trả lời)
       Mong các đàn anh tư vấn giúp số liệu địa chất Q12 & PA khả thi thiết kế móng    (có 16 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục đối với đá!    (có 10 câu trả lời)
       Múc nước thí nghiệm    (có 9 câu trả lời)
       Bác nào đã làm công trình trên kỳ sơn, lương sơn hòa bình    (có 5 câu trả lời)
       Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.    (có 12 câu trả lời)
       Thắc mắc về bố trí đà giằng móng    (có 13 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top