Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
|
|
|
S P T? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
S P T?
Nhờ các bác chỉ giùm :
- Từ kết quả của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT, N30) muốn tính sức chịu tải qui ước của đất nền thì làm như thế nào?
- Nếu có sức chịu tải qui ước của đất nền rồi muốn tính ngược lại giá trị N30 có được không?
Tôi đã đọc cuốn "Khảo sát đất bằng phương pháp xuyên" của G.SANGLERAT nhưng khó hiểu quá.
Cảm ơn các bác !
Có 25 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
Tìm đọc : Tiêu chuẩn thiết kế Cầu 22TCN272-01, Phần 10 có chỉ dẫn đấy.
|
cameralenguyen |
|
|
Bên xây dựng có thể tham khảo cuốn: TCXD 226:199 - Đất xây dựng - Phương pháp TN xuyên Tiêu chuẩn 9SPT). ở phần phụ lục có diễn dịch kết quả xuyên để tính móng nong và móng cọc.
Bạn có thể mua Tiêu chuẩn này ở Phố Hoa Lư, giá 6000 đ.
|
profiltam |
|
|
Cảm ơn tất cả các câu trả lời của các bác. Tôi đã đọc cuốn Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông, tập VIII (22TCN-272-01) và cả cuốn TCXD 226:1999.
Tuy nhiên trong đó chỉ nói đến sử dụng kết quả SPT để tính sức chịu tải của cọc và móng...
Vấn đề tôi gặp phải là :
1. Đất có giá trị thí nghiệm SPT (N30) = x búa ; Thì áp lực tiêu chuẩn tính toán của loại đất đó là bao nhiêu? (Rtc =?).
2. Có các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của đất , từ e và B (hệ số rỗng và độ sệt), theo qui trình thiết kế cầu cống 79 có thể tra ra được Rtc (Ngoài ra có thể tính từ C và F). Đất có giá trị Rtc đã biết thì giá trị SPT (N30) bằng khoảng bao nhiêu búa?
Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bác.
|
trannguyen1602 |
|
|
Chú có thể tham khảo cuốn Cơ học đất (2 tập) của Whitlow của Nhà xuất bản Giáo dục. Trong tập 2 có cách diễn dịch SPT và Sức chịu tải của nền phụ thuộc độ lún.
|
controlledpills |
|
|
To nmhatvtkct:
1. Để dự tính SCT của nền đất từ kết kết quả SPT, bạn có thể sử dụng các tương quan giứa SPT và sức kháng cắt của đất.
- Đối với đất cát: từ tương quan SPT-phi, xác định phi (c=0) và tra bảng Nq, Ng và xác định SCT cực hạn theo các công thức quen thuộc của Terzaghi, Meyerhof, Hansen.
- Đối với sét: từ SPT tìm được Cu (phi=0) và xác định SCT từ các công thức trên với Nc=5.2, Nq=1, Ng=0.
Các tương quan SPT-phi, SPT-Cu có thể tham khảo tài liệu "Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng" (Vũ Công Ngữ, Nguyễn Thái), mục 3.3.4.
2. Giá trị áp lực tính toán quy ước, hay áp lực tiêu chuẩn (Rtc) là giới hạn đảm bảo rằng dưới áp lực này, vùng biến dạng dẻo dưới đế móng được khống chế đủ nhỏ để không hình thành mặt trượt liên tục và gây phá hoại nền...(khác với SCT cực hạn nói xác định ở trên). Giá trị này chỉ có Liên Xô dùng, do vậy chỉ có thể tìm tương quan SPT-Rtc (nếu có) trong các tài liệu của Liên Xô (loại này bây giờ cũng không được dùng nhiều).
Thân.
|
kukuca |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Em cũng đang quan tâm đến vấn đề này, mong có ai post 1 bài nào đó hướng dẩn cụ thể lên đây để các anh tôi khác cùng học hỏi
|
tandc128 |
|
|
Thí nghiệm SPT được khuyến cáo sử dụng cho đất rời, còn đối với sét hay đất yếu là không thích hơp. Công thức xác định sức chịu tải của nền đất theo Meyerhof (1956):
qa=12000*N*Kd (nếu chiều rộng móng < 1.2 m) hay qa=8000*N*Kd*((B+0.3)/B))^2 (nếu B>=1.2 m), trong đó N là chỉ số SPT, Kd là hệ số độ sâu.
kd=1+D/(3*B) (nếu D < B),
kd=1.3 (nếu D>=B)
|
terrydoa |
|
|
Gửi nmhattvtkct:
Cần hiểu rằng sức chịu tải quy ước là giới hạn đàn hồi của đất nền vfa đây là điều kiện để tính lún cho công trình (do độ lún được dự tính bằng lý thuyết đàn hồi). Khái niệm này do trường phái Liên Xô đưa ra, để tính toán nngười ta xác định các hệ số A, B và D từ góc ma sát trong.
Sức chịu tải theo điều kiện giới hạn một (ổn định) được dự tính theo các thông số N(gama), Nq và Nc. Cùng một giá trị góc ma sát trong các thông số N(gama), Nq và Nc là lớn hơn nhiều so với A, B, D.
SPT là thí nghiệm xuất phát từ phương Tây nên các công thức dự tính sức chịu tải nên hiệu là cho giới hạn 1.
Không có ai nói có sức chịu tải có thể tính lại chỉ số SPT. Nhưng theo tôi cũng có thể dùng để ước lượng và hiểu về trạng thái của đất nền mà không coi là một số liệu tính toán
|
thanhtruc |
|
|
Một số điều về SPT
|
phuonganh12 |
|
|
Gửi Tạ Hoàng,
Bài viết rất bổ ích về SPT.
Đề nghị chuyển sang file .doc hoặc.pdf để anh tôi dễ download và tham khảo.
Nếu có thể đề nghị anh Hoàng viết thêm về mối liên hệ giữa chỉ số SPT và lực dính C của đất sét các loại (Tính cọc nhồi theo công thức Nhật bản TCXD - 205 có lực dính C nhưng không chỉ dẫn cách tính C từ chỉ số SPT).
|
CharlesEn |
|
|
Đề nghị anh Hoàng bổ sung chút ít, chuyển thành PDF và gửi lên tạp chí thực hành trong XD để anh tôi dễ tham khảo.
|
CharlesEn |
|
|
Bạn hãy tham khảo quyển "Một số vấn đề về móng nông và móng cọc.." của Vũ Công Ngữ và Nguyễn Thái. Trong đó có phần kiến thức mà bạn quan tâm đấy.
|
test1212 |
|
|
làm ơn cho tôi hỏi có mối tương quan giữa độ chặt K với áp lực tính toán quy ước không?
nếu nền đất có K=0,85 thì Rtc bằng bao nhiều?
|
Vincentpype |
|
|
Bác TuananhICI! Tôi tìm cuốn
sách "Một số vấn đề về móng nông và móng cọc.." của Vũ Công Ngữ và Nguyễn Thái. sao ko thấy nhỉ?
|
chongthambamien.vn |
|
|
Bạn tìm cuốn: thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng Của cùng tác giả với quyển trên. Sẽ có cái bạn cần
|
profillink10 |
|
|
các anh ơi cho tôi hỏi cái này với
em đang giám sát một nhà thầu khoan địa chất và thí nghiệm spt. Đất thì tất khoan sâu tới 20m đều là cát cả ( gần biển ), tôi không hiểu tại sao thỉnh thoảng có vài hố khoan thì giá trị N30 khoảng 20-30 búa nhưng lại khi rút mũi spt lên thì lại ko lấy dc mẫu đất ( bị tuột ra trong lòng hố khoan). Các anh có thể cho tôi biết được nguyên nhân tại sao mẫu đất lại bị tuột ra không ạ ? hiện tượng đó là bình thường hay là do làm sai trong quá trình mẫu ạ ?
em cảm ơn
|
BarbaraEr |
|
|
Bạn hãy làm thí nghiệm cho cát vào trong cái ống sắt hở 2 đầu rồi lèn thật chặt tương đương với SPT = 100. Sau đó, thả cát ống cát vào giếng nước rồi vừa lắc vừa rút nó lên thì sẽ thấy bên trong cái ống đó sẽ chỉ còn ...không khí.
Cát bão hòa nước mà lấy được mẫu thì chỉ có dụng cụ lấy mẫu pít sờ tông có cái nắp nơm giữ cát, đất bên dưới. Lấy bình thường thì chỉ lấy được ... ma của cát.
Nguyên nhân là cái thằng nước nó làm cho nội ma sát của cát mất tiêu dẫn đến chúng không liên kết với nhau dẫn đến chúng nó ...tuột. Với sét thì vẫn còn sức kháng dính C nên muốn tuột cũng không tuột được.
|
StevenKl |
|
|
Nguyên nhân chính là cái cột nước phía trên mẫu, cộng thêm quá trình rung lắc do thao tác rút cần, cát lại không đủ chặt, ma sát với thành bên ống mẫu không đủ để giữ cát lại, thế là tuột.
Do trong ống cần khoan có nước, khi nhấc nhanh, nước thấm qua cát xuống dưới không kịp, sẽ tạo ra chênh cột nước giữa trong và ngoài ống mẫu.
Để HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU điều này, nên rút cần khoan lên một cách thật từ từ, đồng thời bảo các bác thợ khoan bịt đầu ống bên trên để tạo chân không giữ nước lại trong cần khoan mà không đòi chạy xuống dưới. May ra thì cứu được mẫu
Lưu ý màu đỏ: không lấy được mẫu lên thì sao biết nền đều là cát cả???
|
ao anh xa |
|
|
Chắc mấy thợ này lấy mẫu bằng ống khoan anh ạ! Ở trong SG chúng em, mấy anh thợ khoan hay dùng phương pháp này lắm (chả cần kể cát hay sét). Mẫu lấy lên chỉ cần ghi nguyên dạng lên cái bản lưu ký là mấy ông giám sát ô kê ngay, hình như nhiều người giám sát chưa hiểu thế nào là nguyên dạng thì phải.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
do ko lấy được nên mới phán là cát đấy , chứ ống SPT ko giữ được thì ống khoan chắc cũng chịu thôi.
|
kukuca |
|
|
em nói cát là do khoan mấy hố khoan trước đều là cát cả, mà chỗ tôi khoan là trên đồi cát gần biển mà
|
Renatosymn |
|
|
các anh cho tôi hỏi sao trong sách học không viết về việc này nhỉ :
"Thí nghiệm SPT sẽ được dừng lại khi một trong những điều kiện sau xảy ra
Tổng số búa đóng trong một hiệp > 50 búa.
Đã đóng được 100 búa. Ống mẫu không dịch chuyển khi đã đóng 10 búa liên tục.
Ống mẫu xuyên đủ 45 cm và không vi phạm một trong các điều khoản trên."
|
MichaelKet |
|
|
Cái này phải xem lại bạn đọc sách nào?
Ít ra trong quá trình giảng dạy, thầy cũng có đề cập chứ nhỉ?
|
hiepsitayto |
|
|
Anh Dũng có thể chỉ rõ hơn tài liệu nào, mục nào thể hiện công thức tính chổ này không ah,
thanks
|
Williamon |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!
(có 51 câu trả lời)
|
Cơ hội việc làm chuyên ngành địa kỹ thuật tại Việt
(có 13 câu trả lời)
|
Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)?
(có 39 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ số liệu ĐCCT.
(có 58 câu trả lời)
|
Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất?
(có 117 câu trả lời)
|
Đồ Án Nền Móng ( ĐH xây dựng HN)?
(có 32 câu trả lời)
|
Bảng tra cơ đất & nền móng?
(có 8 câu trả lời)
|
thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...
(có 67 câu trả lời)
|
Vật liệu đất đắp dùng trong XDCT giao thông
(có 9 câu trả lời)
|
Thí nghiệm nén 3 trục?
(có 78 câu trả lời)
|
Thí nghiệm nén 3 trục (triaxial test)
(có 34 câu trả lời)
|
Độ sâu chôn cọc tại TpHCM!
(có 14 câu trả lời)
|
Ép cọc bê tông mò?
(có 20 câu trả lời)
|
Thí nghiệm xuyên tĩnh CPTu!
(có 12 câu trả lời)
|
Nén 1 trục nở hông tự do Unconfined compression test ?
(có 62 câu trả lời)
|
Ko hiểu vì sao bentonite lại giữ được thành hố khoan ?
(có 75 câu trả lời)
|
Thắc mắc về đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer
(có 15 câu trả lời)
|
Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận
(có 27 câu trả lời)
|
Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất
(có 26 câu trả lời)
|
Đánh giá địa chất đầm lầy!
(có 5 câu trả lời)
|
Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?
(có 11 câu trả lời)
|
công thức địa chất???
(có 9 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?
(có 9 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?
(có 11 câu trả lời)
|
Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!
(có 13 câu trả lời)
|
Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?
(có 18 câu trả lời)
|
Phòng Las?
(có 17 câu trả lời)
|
Đơn giá khoan khảo sát!
(có 9 câu trả lời)
|
Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT
(có 29 câu trả lời)
|
Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"
(có 7 câu trả lời)
|
Robertson Soil Classification Charts
(có 9 câu trả lời)
|
Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.
(có 31 câu trả lời)
|
Thí nghiệm mẫu đât?
(có 37 câu trả lời)
|
Đất không thuận lợi cho việc XD
(có 50 câu trả lời)
|
Góc ma sát trong của đất?
(có 93 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05
(có 5 câu trả lời)
|
Các điều kiện địa chất công trình ?
(có 20 câu trả lời)
|
Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định
(có 26 câu trả lời)
|
từ điển địa chất!
(có 30 câu trả lời)
|
TK Cải tạo mở rộng móng cọc?
(có 12 câu trả lời)
|
Địa kỹ thuật
(có 15 câu trả lời)
|
Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?
(có 10 câu trả lời)
|
Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm
(có 15 câu trả lời)
|
Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT
(có 12 câu trả lời)
|
Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương
(có 82 câu trả lời)
|
TN Đất sai hết cả ???
(có 71 câu trả lời)
|
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
(có 16 câu trả lời)
|
Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?
(có 29 câu trả lời)
|
Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?
(có 55 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng?
(có 28 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|