Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

     Bác nào biết giúp tôi với ạ! Tôi đang gặp vấn đề này. Trong thí nghiệm nén cố kết thì ý nghĩa và viêc xác định a, Eo, Cv, Pc thì đơn giản rồi. Cs và Cc là chỉ số nén và chỉ số nén phục hồi rồi (có ý nghĩa tương tự a vì đều là hệ số góc biểu thị cho tính nén lún hoặc phục hồi của đất). Nhưng còn Cr là chỉ số nén cố kết (giống Cv nhưng mà khác là Cv là hệ số cố kết nén đứng, còn Cr là hệ số cố kết ngang hay còn gọi là hệ số cố kết hướng tâm) thì tôi chưa hiểu cách xác định như thế nào. Ở đồ thị e(p) thì cho tôi hiểu về a và Eo, ở đồ thị e (lgp) cho tôi hiểu về Pc, Cs và Cc. Ở đồ thị S(lgt) hay S(căn bậc 2 của t) thì cho tôi hiểu về Cv. Nhưng còn hệ số cố kết ngang thì tôi chưa hiểu được cách xác định. Tôi có tìm trong tiêu chuẩn nén TCVN, BS và ASTM nhưng thấy không có hoặc tôi không thể thấy. Tôi có tìm được 1 công thức (trong cuốn Đất xây dựng - Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng do PGS-TS Nguyễn Ngọc Bích chủ biên) như sau: Ch = Kh/(gamaw * mv) trong đó: Ch - hệ số cố kết theo phương ngang (hướng vào tâm). gamaw - tỷ trọng nước. Kh - hệ số thấm nước của đất theo phương ngang. mv - hệ số nén thể tích mv được tính theo công thức: mv = ao/(1+ etb)= Delta e / [delta sigma * (1 + etb)] với: ao - hệ số nén lún của đất etb - hệ số rỗng trung bình của đất dưới các cấp tải trọng ngoài. Tôi mong các bác giúp em: Hiểu ý nghĩa, cách xác định Cr trong thí nghiệm nén cố kết, có theo biểu đồ nào không ạ! Nếu xác định theo công thức trên thì có đúng là Ch đó có ý nghĩa tương tự với Cr không ạ? và trong thí nghiệm nén cố kết xác định hệ số thấm ngang Kh theo cách nào ạ? Chúc cả nhà tôi luôn mạnh khỏe, công việc tốt, hạnh phúc! Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!
Có 51 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Hải Phòng!!
Edwandhext Cái Ch (coeficient of horizontal consolidation) và Cr (coeficient of radial consolidation) đó có ý nghĩa như nhau. Nó không xác định được bằng oedometer ta vẫn làm mà có một thiết bị hơi đặc biệt một chút để xác định cái hệ số này (tương tự như hộp nén một chiều nhưng có phần tử thấm ở giữa). Tuy nhiên việc đưa phần tử thấm vào có thể làm mẫu xáo động và ảnh hưởng đến kết quả. Thông thường thì ch=1~3cv tùy theo điều kiện thi công bấc thấm. Tôi gửi hình ảnh hộp nén: > nc. oanh
Edwandhext
RobertDum
Cái hình bác Oanh đưa thì OK rồi tuy nhiên không phải dễ tiến hành thí nghiệm, vì khi nhấn đá thấm vào giữa mẫu thì sẽ làm mẫu bị phá hoại, kết quả sẽ không chính xác. Tốt nhất là làm disipation test của CPTu.
RobertDum
DonaldMi
Dạ, tôi cảm ơn bác Nguyen Cong Oanh và bác Hieu Nghi! Nhưng lần vừa rồi bên tôi gửi mẫu đi phòng thí nghiệm khác thí nghiệm nén cố kết, bên đó cho kết quả ra tất cả luôn ạ! Mà nếu chỉ có thí nghiệm nén cố kết bình thường có cho ra được Cr không ạ? Tôi nghĩ là phòng thí nghiệm đó đã cho ra kết quả như vậy thì phải có công thức tính trực tiếp từ thí nghiệm đó mà không phải đặt thiết bị vào giữa mẫu hoặc là CPTu chứ ạ! > Ý của tôi là các bác có thể cho tôi biết công thức tính đó và trong thí nghiệm nén cố kết thông thường xác định được như vậy có đúng không? và cơ sở nào để xác định như vậy. Tôi cảm ơn các bác!
DonaldMi
traiyo1 Đây cũng là thí nghiệm được French LPC Network dùng. Họ dùng cái thiết bị thổi rữa áp lực đến 200Kpa để tạo lỗ trong vòng 30s và đưa đá thấm vào. Với thiết bị tốt thì sự xáo động của mẫu cũng được hạn chế bác ạ. nc. oanh
traiyo1
AlbertgeK Trong trường hợp này cái Cr (Reloading index) của bạn lại là chỉ số nén lại chứ không phải hệ số cố kết hướng tâm nhé. Chỉ khi họ dùng chữ c thường thì nó mới là hệ số cố kết hướng tâm. nc. oanh
AlbertgeK
profil7 Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
profil7 Dạ tôi cảm ơn bác nhiều! Đã lỡ làm phiền bác rồi thì tôi nhờ bác giúp tôi cho chót ạ! Bây giờ thì tôi đã hiểu Cr và cr thế nào. nếu vậy theo tôi ký hiệu cho rõ ràng và đỡ nhầm thì: hệ số cố kết đứng ký hiệu cũng phải là c thường luôn và ký hiệu là cv (vertical) để cùng với hệ số cố kết hướng tâm cr (radial) hoặc ch (horisontal). Còn chỉ số nén lại Cr thì vẫn là Cr. Theo tôi hiểu thì Cc là chỉ số nén đặc trưng cho quá trình nén. Cs là chỉ số nén phục hồi đặc trưng cho đường dỡ tải. Vậy Cr có phải là chỉ số đặc trưng cho đường nén mà khi dỡ tải rồi ta lại nén tiếp không ạ? mong bác giải thích giúp để tôi hiểu với ạ! nếu không bác giới thiệu cho tôi tài liệu nào để tôi đọc thêm với ạ!
profil7
Robertbura Cái Cr chính là độ dốc của đường nén lại cho đến áp suất tiền cố kết. Thường thì giá trị Cs và Cr người ta lấy là giống nhau (thực chất là khác nhau do có sự trễ (hysteresis) giữa đường nén lại và đường dỡ tải). Cái màu đỏ là đúng rồi. nc. oanh
Robertbura
Rolandpr Vậy nếu câu màu đỏ của tôi là đúng thì phòng thí nghiệm kia cho ra số liệu không tin tưởng rồi, vì như bác thấy đó ở đồ thị nén chỉ có mỗi 1 đường nén và 1 đường dỡ tải, có nghĩa là không có đường nén lại nữa mà người ta vẫn xác định ra Cr là sai đúng không bác?
Rolandpr
MichaelKl Không sai đâu bạn. Cr đó tính cho đường nén lại khi lấy mẫu lên (đã chịu sự dỡ tải) tức là chu trình nén lại lúc từ khi sigmav=0 (lúc lấy mẫu lên, làm mẫu...) đến cấp tải ~ áp suất tiền cố kết đó. Tham khảo thêm hình bên dưới. Kết luận: Ông đó làm không sai. > nc. oanh
MichaelKl
con voi con
Dạ tôi hiểu rồi ạ! cảm ơn bác! Bác cho tôi biết luôn công thức tính Cr với ạ! Cảm ơn bác nhiều!
con voi con
hiepsitayto Tính như Cs và Cc thôi bác ạ. Cr = -de/d(logp). Các giá trị này cùng một dữ liệu đầu vào nếu người tính khác nhau có thể cho kết quả khác nhau tùy thuộc vào việc chọn khoảng áp suất. nc. oanh
hiepsitayto
Vimcentcow
phiền cả nhà chỉ giúp giùm về việc xác định đơn giá thí nghiệm nén một trục không nở hông để xác định các chỉ tiêu phục vụ phân tích lún. Theo định mức khảo sát của Bộ Xây Dựng thấy có nhiều điểm không rõ. Cụ thể: - Theo định mức CP.031001: Xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng (cắt - nén bằng máy một trục): gồm 17 chỉ tiêu cơ lý nhưng không nói rõ. Được biết vấn đề này cũng được thảo luận khá sôi nổi trên các forum, nhưng hầu hết không có tài liệu chính thống. - Theo đơn giá thí nghiệm của bên nghành điện lực thì 17 chỉ tiêu cơ lý, nhưng không có các chỉ tiêu để phân tích lún theo 22TCN 262-2000. Cũng theo tiêu chuẩn này, cần thí nghiệm nén cố kết bằng máy một trục theo TCVN 4200 - 1995. Loay quay ù cả đầu, vẫn không tìm ra cách khắc phục. Trân trọng
Vimcentcow
muaxanh bạn nc. oanh chắc chuyên về đất yếu cho hỏi phát : như kết quả thí nghiệm cố kết, Cv ở các cấp nén khác nhau (cụ tỷ như cái kết quả trong hình trên thì Cv giảm theo cấp áp lực). Vậy khi thiết kế tính toán thì chọn hệ số cố kết này như thế nào? mong bạn nc. oanh cùng mọi người thảo luận.
muaxanh
puma12 43
Chào các anh! Em là thành viên mới và cũng mới ra trường. Mấy ngày nay tôi đang nghiên cứu xử lý đất yếu. Đây quả là vấn đề thật khó khăn. Vì đang lam dự án nên chưa có thí nghiệm thì làm sao xác định được chiều sâu cọc cát. Các anh có thể nói rõ hơn vè các phương pháp xác định chiều sâu cọc cát không ạ? Cảm ơn các anh nhiều, chúc mọi người sức khoẻ và thành đạt.
puma12 43
controlledpills Cọc cát thì sách về nền móng của Lê Hồng Quân là viết rõ và đầy đủ nhất! Tôi nghe nói vậy, bác xem cuốn đó đi. Chúc may mắn!
controlledpills
GeraldKr Tôi cũng tham gia vài ý kiến, bạn xem thử: Thường tôi tính Uv thì tính cho toàn bộ lớp đất yếu, khi đó chỉ có 1 Cv, nếu tôi muốn chọn Cv theo cấp thì tính tại lớp đất yếu tôi xét, tải là bao nhiêu thì chọn cải khoảng cấp áp lực cho fù hợp. Dĩ nhiên đó chỉ là gần đúng. Thanks
GeraldKr
Freddievaw Heheh, tôi thấy tên wen wen. Mà thấy commen khuyên dùng CPTu tính Ch, chắc là anh Nghị ben TEDI rùi. EM Vinh nè anh.
Freddievaw
lightzar Thông thường thì phân biệ ra 2 giá trị cv(OC) và cv(NC). Nếu không làm được thế thì cv(NC) ở cấp áp lực lớn sẽ được dùng trong tính toán vì với biện pháp gia tải trước, tải trọng surcharge luôn đưa đất về trạng thái cố kết thường (NC).
lightzar
MaroldPl
em co cai nay cac bac chi dum voi Trong thí nghiệm nén cố kết thấy người ta xây dựng các đường thẳng tiếp tuyến, đường thẳng phân giác, đường thẳng song song trục hoành.... tôi thấy toàn kẻ bằng những đường thẳng trong excel thôi nhưng như thế thì không chính xác cho lắm. tại sao không dùng các hàm toán học để xây dựng những đường đó nhỉ. nếu các bác có những file như thế thì chỉ dùm tôi với.
MaroldPl
RaymondEr Vì để thực hiện được ngay từ bước đầu tiên thì toán học đã gần như bị loại rồi: xác định điểm gãy của đồ thị, vẽ tiếp tuyến tại điểm gãy đó (làm sao mà vẽ được khi vô cùng khó lập được PT đường cong nén ép kia một cách tổng quát được)...
RaymondEr
EduardoMn Muốn có được file như bạn muốn thì trước tiên là phải làm sao xác định đc điểm cong đồ thị e-log(p) bằng toán học. Khi xác định được rồi thì các đường thẳng chắc ko khó lắm
EduardoMn
BrandonMr về lý thuyết thì khi có tập hợp số liệu e-p thì hoàn toàn có thể dò được điểm cong nhất của đồ thị bằng toán học bằng việc khảo sát sự biến thiên độ dốc. Tuy nhiên việc dò đó sẽ không khả thi khi mà số liệu thí nghiệm rời rạc và không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn. tôi có anh bạn làm trưởng một phòng TN, cũng đã lập được file xác định mấy thứ kiểu này, nhưng rút cuộc vẫn không ăn thua với làm tay. Chịu khó vẽ tay đi thôi. Vả lại cái thiếu chính xác mà chủ topic nghĩ thì nó rất nhỏ so với những sai số khác.
BrandonMr
Philipboxy
xin mạn bàn một chút, trên diễn đàn đã có người từng hỏi không biết làm sao mà để xác định thành phần hạt chuẩn nhất vì bạn ý thấy rằng đo bằng tỷ trọng kế sai số phụ thuộc nhiều vào người thí nghiệm. Ở đây chúng cần nên thông cảm rằng cái gì mà đã do con người làm thường có sai số quan trọng nhất là người làm có kinh nghiệm để giảm bớt các sai số này chứ đừng nghĩ thay bằng phương pháp thí nghiệm khác ( vì nếu đã thay được thì thế giới đã thay từ lâu rồi). Những cũng nên hoan nghênh ý tưởng của các bạn tìm mọi cách để đưa ra kết quả đúng hơn ( nói thật hồi xưa tôi cũng có ý định lập ra phương trình đường cong thành phần hạt để máy tự tìm các thông số D10,60,90... nhưng rồi bỏ vì bản thân cũng không hiểu lắm về logarit)
Philipboxy
ngoctrinh Đúng như bác nói, vấn đề ko phải là lý thuyết ko làm đc mà là áp dụng vào thực tế sẽ không thuận tiện. Tôi nghĩ có bác nào giỏi lập trình có thể viết được trương trình tự xác định hàm dựa vào kết quả thí nghiệm trong một khoảng sai số chấp nhận được, rồi tự động khảo sát biến thiên hàm để đưa ra điểm cần tìm, còn các bước sau chắc đơn giản hơn nhiều (nói thực là tôi rất muốn làm cái này nhưng khả năng lập trình của tôi gần như zero nên điều này vẫn chỉ đang năm mơ thôi). Nếu làm được sẽ tiết kiệm thời gian và tăng đc phần nào độ chính xác. Thế giới người ta vẫn đi tìm mọi cách để đưa những thứ thiếu chính xác về những cái chính xác hơn, và cả những các giúp tiết kiểm thời gian nữa. Chính vì vậy mà người ta đưa ra khoảng 10 pp xác định Pc chứ đâu phải chỉ có mỗi pp Cassagrande.
ngoctrinh
plantandzombi
cảm ơn mọi người đả góp ý dùm, tôi thấy ý tưởng đó cũng được nhưng chắc phải có time + tìm tòi nữa mới làm được, thôi chấp nhận tính tương đối vậy
plantandzombi
dolkihote Hoàn toàn làm được và người ta đã làm tốt. Phần mềm này là rất thuận tiện và rất tốt đặc biệt là khi nó lại do ...tôi làm ra. Không được chê. Tuy nhiên để làm được thì phải hiểu được những cái bậy bạ của những thằng Địa kỹ thuật và phải hiểu rất ký về cái hàm hồi quy để mà không dùng đến nó. Bạn có thể làm cái này rất nhanh nếu biết chút xíu về lập phần mềm. Khi làm thì lưu ý các vấn đề sau: 1. Có nhiều người nhìn cái đường cong cong rồi lại bị mê hoặc bởi cái câu lừa đảo rằng vẽ 2 cái tiếp tuyến trên đường đó nên đã vội vàng cho rằng chỉ cần tìm ra cái hàm của đường cong là có thể tiến hành thực hiện được bài toán. Cái này thì nhầm to. Nếu ta dùng hàm hồi quy từ các điểm nhận được từ thí nghiệm để làm thì ta sẽ dựa vào một cái hàm mà nó đã có sai số với cái số liệu thí nghiệm rồi. (Gọi đây là sai lệch 1)=> không nên dùng hàm hồi quy mà dùng trực tiếp cái hàm đa tuyến tính. 2. Mấy cái thằng Cơ học đất chúng nó có cóc gì về toán đâu những chúng nó cứ hoành tráng bẩu là vẽ tiếp tuyến. Thực chất thì nó chúng nó chẳng vẽ tiếp tuyến mà chỉ là đường kéo dài của 2 điểm mà thôi. Nếu ta tin cái chúng nó nói, ta đi đạo hàm đạo hiếc để tìm đường tiếp tuyến thì ta sẽ có cái sai lệch so với cái chúng nó làm mặc dù đúng với cái chúng nó nói. (Gọi đây là sai lệch 1) => Không nên tìm tiếp tuyến mà kéo dài cái hàm tuyến tính y như người ta vẽ. 3. Mặc dù chúng nó nói và làm thì không nhất quán nhưng chúng nó có cái khôn là chúng so sánh với các phương pháp khác và so sánh với quan trắc thực tế cho nên dù là vẽ có vẻ sai những lại chỉnh chiếc này nọ cho nó đúng. Tôi e rằng bạn đầu chúng nó lấy bừa luôn cái giá trị giao của hai đường tiếp tuyến để coi đó là Pc nhưng sau đó thấy sai lớn quá nên ngượng ngùng hiệu chỉnh bằng cách thay cái tiếp tuyến trên bằng cái đường phân giác để cho cái Pc nó được ....nhỏ đi. Chẳng có cơ sở khoa học quái gì về cái đường phân giác này cả. => Làm y như chúng nó làm. Nếu bạn chú ý các điều trên thì bạn sẽ có thể có được có phần mềm xác định cái Pc mà bạn nghĩ là sẽ chính xác. Thực ra thì cũng như nhau cả thôi cho dù dùng phần mềm hay là vẽ tay bởi tất cả đều ...sai. Chúc bạn thực hiện được cái điều mà định làm. Nếu không làm được thì cũng chẳng sao cả bởi cái việc chính xác hơn này chẳng là gì so với cái sự bất cẩn của các bà các cô làm thí nghiệm. Cái chính lại là có nhiều mẫu để làm thí nghiệm không.
dolkihote
Rolandpr
bạn nói cũng đúng, tôi làm được mấy câi đó rồi, thực chất nó cũng không khó cho lắm chỉ cần hiểu mấy kiến thức toán là làm được mấy dường tiếp tuyến, phân giác....trong thi nghiệm nén cố kết mà thôi
Rolandpr
duancuacuon Bác "Khử Dần" cẩn thận chứ cái "Bạn NGOC_IBST" đó còn trẻ lắm, do đó nên thay đổi cách xưng cho bé như bạn ý nhé!
duancuacuon
MaroldPl
Xin chào cả nhà!! Em xin có chút ý kiến đóng góp cho phong phú về cái vụ xác định Pc môt tý nhé: 1. Theo tôi thì việc xác định Pc hiện nay có rất nhiều cách, mỗi ông một kiểu nhưng tụ chung lại là vẫn dùng phương pháp của Cassarange. 2. Việc xác định bán kính cong lớn nhất trên đường cong nếu muốn chính xác thì cần lập hàm toán học, mà để lập được hàm toán thì phải xác định được phương trình đường cong (cái này thì tôi thấy hơi khó khăn lắm). Trước đây tôi cũng từng loay hoay làm cái nì rùi xong bỏ cuộc. 3. Việc xác định bán kính cong lớn nhất theo tôi chúng ta có thể làm bằng cách là bước đầu tiên sẽ chọn điểm mà ta cho có bán kinh cong lớn nhất (hay là điểm gãy của đường cong đồ thị nén lún), sau đó vẽ tiếp tuyến qua điểm đó, nếu đảm bảo tiếp tuyến đó không cắt đường cong đồ thị và tiếp điểm có hoành độ nhỏ nhất là phù hợp => Khi đó dùng excel là ngon lành, và việc hiệu chỉnh cũng tương đối nhanh nữa. Đôi lời ý kiến mong cả nhà góp ý giúp tôi nhé !!!!
MaroldPl
Enriquecem tôi đọc nhưng không hiểu nổi nên tôi có góp ý với bạn là đọc lại các tham luận bên trên và theo cái màu đỏ cơ mà bán kính cong lớn nhất để làm gì nhỉ, xác định chỗ thẳng nhất à
Enriquecem
Arshes Chào anh Oanh, Em cũng quan tâm đến việc xác định Cv(NC) và Cv(OC), nhưng tôi không biết phải dựa vào đâu hay vào cái gì để xác định 2 Cv trên. Anh có thể giải thích thêm cho tôi hiểu được không?
Arshes
Vincentpype Từ biểu đồ e-log(p) bạn xác định được ứng suất tiền cố kết Pmax. Sau đó nhìn vào biểu đồ Cv-log(p) thì bạn sẽ thấy đoạn nào ứng với P lớn hơn Pmax thì lấy vào Cv (OC) còn đoạn nào có P nhỏ hơn hoặc bằng Pmax thì lấy vào Cv(NC). Theo ý tôi là vậy
Vincentpype
Charlesquew
ko cần vẽ Cv-log(p) đâu, vẽ cv -p là được rồi
Charlesquew
MichelPurn Em rất cảm ơn anh. Như anh nói Cv(NC) dựa vào Pmax, còn Cv(OC) thì dựa vào đâu để xác định. Mong anh trả lời giúp.
MichelPurn
hoangthienthu Không phải cái in đậm nó phân chia giữa OC và NC sao?
hoangthienthu
Arthumters Em biết Pmax là phân chia giữa OC và NC rồi. Như anh volcano5683 nói, việc xác định Cv(NC) dựa vào Pmax. Còn Cv(OC) được xác định trong khoảng áp lực < Pmax nhưng sẽ lấy điểm nào trong khoảng đó để xác định Cv(OC).
Arthumters
profillinkmuoimot11 Tôi ko hiểu ý bạn hỏi lắm. Nhưng tôi có thể trả lời bạn theo những gì tôi hiểu như sau: Cv (NC) thì có lẽ bạn dễ nhìn hơn vì nó tương đối giống nhau giữa các cấp áp lực (P>Pmax), còn với Cv(OC) khì khoảng giao động nó hơi bị lớn. Bạn vẫn có thể lấy trung bình Cv giữa các cấp thuộc đoạn OC, hoặc chính xác hơn thì bạn lấy theo cấp tải mà bạn muốn tính toán. VD bạn có Cv ở 25kPa và 50kPa thuộc OC, mà bạn muốn tình với tải 40kPa chẳng hạn thì bạn nội suy tuyến tính nó ra thôi. Tôi thì hay sử dụng cách lấy trung bình
profillinkmuoimot11
duong tang Nhờ anh giải thích giúp khi đã có đường cong cv-logp thì tra cv ứng với ứng suất do tải trọng ngoài gây ra delta p hay là tra cv ứng với ứng suất sigmvo+delta P.
duong tang
con voi con
Trong tiêu chuẩn 262-2000 hệ số cố kết cvi được xác định như công thức bên dưới, hình như không đúng. Xin các bác cho ý kiến. > trong đó: xima vz là ứng suất bản thân tại tâm lớp đất xima vz ứng suất do tải trọng ngoài gây ra.
con voi con
mucangchai Các chiên gia tính toán đất yếu vào giúp tôi với, tôi đọc trong sách ó bẩu tra Cv tính toán ứng với áp lực xigmavo+xismaz/2 nhưng trong tiêu chuẩn lại bẩu như trên>
mucangchai
RaymondEr Bạn Khánh Trình cho tôi hỏi làm sao để tính được Cr =0.141 như trong hình vậy bạn?
RaymondEr
kukuca Cr = -(e0.5 - e0.25)/(log0.5-log0.25) xấp xỉ 0.33. Nếu Cr chỉ = 0.141 thì cái việc tính lún cố kết sẽ bé (dụng ý tác giả). Theo ý kiến tôi là vậy.
kukuca
ArthurGip Trungql ko thấy Cr = 0.141 à. Có vẻ "1.202-1.112)/log(1/0.25) = 0.1495" đây là sự hợp lý tuy nhiên nó lại sang "swell index" rồi.
ArthurGip
StevenKl Đúng là thế đấy. Thông thường Cr lấy bằng Cs và lấy bằng độ dốc đường hồi phục, ở đây họ lấy đoạn thẳng nhất để tính.
StevenKl
Stevennefs Tính lún cố kết đâu có dùng cái Cs này đâu bác Wasabi. Cụ thể ở đây Cr hơn 2 lần Cs mà. Bài tính lún thì là tăng tải, đâu có quá trình dỡ tải đâu bác? Trừ khi là gia tải trước (PVD + surcharge preloading) thì mới quá trình dỡ tải, mà e cũng ko thấy họ dùng Cs đâu.
Stevennefs
dolkihote Cái Cr = 0.33 của bác ở cấp tải từ 0.25-0.5 liệu có chuẩn để đưa vào tính lún ko bác? khi mà tỷ lệ Cr/Cs = 0.33/0.1495 = 2.2 lần? Theo lý thuyết thì 2 cái này nó chỉ lệch nhau chút chút thôi chứ Vì chủ topic ko cho độ sâu mẫu và gama nên ko biết được là mẫu như thế nào. Tuy nhiên theo e thì cái Cr = 0.33 là nó không được đúng. Cần phải thêm cái thí nghiệm nén lại nữa thì mới đánh giá đc.
dolkihote
thanhthuonghm > Uhm. Cái mà bạn tính "Cr = 0.149" thực ra nó là Cs. Còn cái Cr định nghĩa đúng phải như hình vẽ đính kèm. Nếu tiếp tục tăng tải thì từ 0.1 đến 4 (second cycle) thì sẽ xác định đc Cr. có điều hơi là là nó lại quá lệch với giá trị 0.33.
thanhthuonghm
Vimcentcow Cái quá lệch này theo e thì ở giai đoạn đầu khi nén từ 0 ximavo thì mẫu đã bị xáo động mất rồi, đất càng yếu thì càng xáo động mạnh (có thể do lấy mẫu từ ống ra, do cắt mẫu bằng dao làm tăng biến dạng....) Do đó thì đất yếu cái Cc ở giai đoạn đầu tăng tải với cái Cr là nó khác nhau nhiều, còn đất tốt thì nó mới gần bằng nhau. >
Vimcentcow
hoang tuan tôi nói là thông thường lấy Cr=Cs mà, và người ta vẫn dùng cái Cr theo Cs này để tính lún có sao đâu, ngay cả 1 số sách Cơ đất như của Das cũng bẩu thế. Họ lấy thế bởi họ lười nén lại, và cũng bởi sự thiếu chính xác nếu tính theo cách của linhwru như bạn trung quờ lờ nói. Nếu tính Cr ở giai đoạn đầu như linhwru, sẽ có người chọn đoạn phía trước đó để tính Cr vì họ cảm thấy nó thẳng hơn, và như thế Cr sẽ nhỏ đi. Thú thật tôi cũng chả biết giá trị Cr trong bản kết quả họ tính cụ tỉ thế nào đâu vì họ cũng có xác định cả Cs bên cạnh đấy thôi, 2 giá trị quả là có khác nhau nhưng ko nhiều. Có thể cô thí nghiệm viên đã chọn đoạn thẳng nhất để tính rồi, hoặc có thể cô ấy tính theo kinh nghiệm từ giới hạn chảy, thậm chí cô ấy lấy bằng 1/6,5 giá trị của Cc, biết đâu đấy .
hoang tuan

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cơ hội việc làm chuyên ngành địa kỹ thuật tại Việt    (có 13 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)?    (có 39 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ số liệu ĐCCT.    (có 58 câu trả lời)
       Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất?    (có 117 câu trả lời)
       Đồ Án Nền Móng ( ĐH xây dựng HN)?    (có 32 câu trả lời)
       Bảng tra cơ đất & nền móng?    (có 8 câu trả lời)
       thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...    (có 67 câu trả lời)
       Vật liệu đất đắp dùng trong XDCT giao thông    (có 9 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục?    (có 78 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục (triaxial test)    (có 34 câu trả lời)
       Độ sâu chôn cọc tại TpHCM!    (có 14 câu trả lời)
       Ép cọc bê tông mò?    (có 20 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tĩnh CPTu!    (có 12 câu trả lời)
       Nén 1 trục nở hông tự do Unconfined compression test ?    (có 62 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao bentonite lại giữ được thành hố khoan ?    (có 75 câu trả lời)
       Thắc mắc về đo áp lực nước lỗ rỗng Piezometer    (có 15 câu trả lời)
       Qui trình khảo sát ĐKT nào được BXD chấp nhận    (có 27 câu trả lời)
       Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất    (có 26 câu trả lời)
       Đánh giá địa chất đầm lầy!    (có 5 câu trả lời)
       Thắc mắc về việc phân chia mức độ nứt nẻ phong hoá đá    (có 8 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top