Kết quả áp lực chân không trong Vacuum Preloading! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Kết quả áp lực chân không trong Vacuum Preloading!
Em gởi mấy bác kết quả hút chân không của 1 công trình khá nổi tiếng (như bác Oanh từng hỏi trong topic nào đó tôi quên rồi) nhưng tôi xin không nói tên.
Xin mấy bác tham khảo và cho ý kiến, có gì anh tôi trau đổi thêm. (Đảm bảo đây là số liệu thực chưa qua chỉnh sữa)
>
P/S: Tôi thực hiện lời hứa với anh Oanh và anh Hậu rùi nhé.
Có 276 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Anh tôi nào có cao kiến về mấy cái kết quả này, từ công suất đến lỗi của quá trình xin góp ý kiến. Anh tôi học tập.
Cám ơn
Vinh
|
plantandzombi |
|
|
Có những công trình, kết quả đo áp lực chân không là thực nhưng kết quả đó không phải là giá trị được dùng để tính toán, chỉ dùng để tham khảo bởi họ đo ở ngay tại máy hút chân không.
Vị trí đo rất quan trọng. Vinh có thể nói rõ hơn vị trí đo của 5 điểm này để mọi người hiểu rõ hơn không ??
|
CharlesEn |
|
|
Em có vài ý thế này, tính toán thường lấy thấp hơn giá trị đo (để an toàn mà). Giá trị đo cũng có thể đành giá quá trình thi công có thành công hay không (việc bơm hút có đạt áp suất yêu cầu hay không).
Em gởi cái vị trí các Vacuum gause, chắc rằng nó không nằm ngay tại máy hút ạh.
>
Xin nghe thêm ý kiến.
Vinh
|
noithatap |
|
|
Chà chà, mở cái topic này cứ nghĩ các bác nhào vào chém dữ lắm chứ. Ai ngở đìu hiu quá. >>
Anh Oanh và anh Hậu chắc bận quá chưa lên xem được nhỉ..Có khi lại trách thằng tôi lâu quá không send cái số liệu nhỉ.>>
|
AlbertgeK |
|
|
Bác có thể giới thiệu qua đây là dự án nào và địa chất ra sao không? Áp lực đo được theo hình bạn gửi là quá tốt: độ lớn áp lực và duy trì áp lực, tôi cũng làm với Menard ở cảng CMIT áp lực đo được chỉ khoảng 75kpa và giảm dần theo thời gian.
|
ao anh xa |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Dự án Điện Đạm Cà Mau đó bác ah.
Địa chất thì tôi nhớ 17m bùn 14.6, eo tầm 2,..em nhớ mại mại thế..hehe
Còn việc áp lực chân không giảm theo thời gia thì:- Bác xem lại việc giảm theo thời gian là khi nào, có phải đó là theo thiết kế hay không, có thể lúc giảm áp lực này lại là lúc chuẩn bị dừng Vacuum system. (có thể thôi...)
- Việc giảm này có thể nói là Vacuum system đã hoạt động không thành công, giảm pressure chứng tỏ hệ thống kín đang bị..không kín (xì ở đâu đó). Việc giảm theo thời gian chứng tỏ việc xì này diễn ra chậm, có thể khắc phục kịp (tìm chổ lũng mà vá thui)
Vài ý kiến..Mời bác chém..
|
profiltam |
|
|
Chém nè:
1. Đo cái vacuum gauges trên mặt thì làm sao biến biến thiên của nó theo chiều sâu? Mà tính toán thì cần thông tin này>>>
2. Vacuum là 75-80kPa, đã chắc gì đảm bảo có áp suất thẳng đứng (do không khí, hay atmospheric preloading) là 75-80kPa nếu không dùng earth pressure cell để xác nhận.
3. Phải có bản vẽ chi tiết lắp đặt mới biết được, mà phải là bản vẽ hoàn công ấy (chứ các đồng chí làm ăn bậy bạ hay lắp cái này vào ống lắm). Mà đo bằng vacuum gauges tôi tưởng là giá trị nó phải âm chứ nhỉ>>>
4. Mấy cái khác chưa bật mí được
|
Vimcentcow |
|
|
Xin đỡ vài nhát chém của bro:
1. Cái này thì dù hơi lộ nhưng tôi cũng mạng phép đồng ý với sư huynh. Vì thật sự tôi hiểu là vậy, bếin thiên là vậy. Nhưng hiểu 1 đàng, làm 1 nẽo..
2. Cái này cũng giống ý 1, đã xem như là atmospheric có ở toàn vùng vacuum, tính toán như vậy, chứng tỏ vẫn phải xem như nếu đạt 75-80Kpa thì đó là áp suất thẳng đứng (dùng nó để tính toán mà), nếu o làm theo cách này, vậy tính toán cũng chẳng biết đường đâu mà tính.Hehe
3. Đo bằng vacuum gause, giá trịnh âm (Bac Oanh right...heheh)..
4. Bật mí đi sư huynh, o duoc thì mail em...
Biết sao nói vậy, bác chém tiếp dùm em
|
hoahuongduong |
|
|
Kính gửi các Bác!
Em mới bập bẹ vào nghề nên có gì các Bác chém nhẹ tay.
Về kết quả áp lực chân không trong Vacuum Preloading tôi xin có ý kiến như sau:
- Đo áp lực chân không: Sử dụng các đồng hồ đo áp lực đặt rải đều trên toàn bộ mặt bằng (Áp lực dưới màng chân không)
- Khi bắt đầu bơm chân không, áp lực chân không sẽ tăng dần cho đến giá trị lớn nhất (thông thường là 80kPa) và nếu các bơm hoạt động liên tục thì áp lực này sẽ không giảm đáng kể.
- Ở công trình của tôi đang giám sát, hằng ngày người ta kiểm tra các đồng hồ này, nếu ở 1 vị trí nào đó áp lực chân không giảm thì chứng tỏ màng chân không tại vị trí đó bị thủng...
- Tôi có 1 số tài liệu về cái vụ xử lý nền này. Anh tôi nào cần tham khảo thì hú 1 tiếng (Nêu rõ cụ thể yêu cầu nhé)
Chúc cho ketcau.com ngày càng phát triển.
|
hoangphunhan |
|
|
Xin phép bàn với bác vài điều, bác thì chắc là đàn anh của đệ rùi
1. Đo áp lực chân không: Sử dụng các đồng hồ đo áp lực đặt rải đều trên toàn bộ mặt bằng (Áp lực dưới màng chân không) ---> áp lực này thể hiện áp lực Vacuum ngay dưới màng, vậy áp lực vacuum củqa cái dưới của dưới màng thế nào bác, công trình của bác có từng đo o? có lắp đặt theo độ sâu gì đó hem
2. Khi bắt đầu bơm chân không, áp lực chân không sẽ tăng dần cho đến giá trị lớn nhất (thông thường là 80kPa) và nếu các bơm hoạt động liên tục thì áp lực này sẽ không giảm đáng kể.---> nếu bác co 1gia1 trị này khoảng 90, với kinh nghiệm của bác, bác tin o?
3.Ở công trình của tôi đang giám sát, hằng ngày người ta kiểm tra các đồng hồ này, nếu ở 1 vị trí nào đó áp lực chân không giảm thì chứng tỏ màng chân không tại vị trí đó bị thủng...--> củng có thể cái máy tại đó hỏng nữa chứ.... Có khi nào o phải tại Máy, o phải tại màng thì còn lí do gì o bác...
4.Em hú đó, bác có gì cho duoc thi wăn lên anh tôi học hỏi cái..>
Thanks
|
delta deus |
|
|
1. Đo áp lực chân không: Sử dụng các đồng hồ đo áp lực đặt rải đều trên toàn bộ mặt bằng (Áp lực dưới màng chân không) ---> áp lực này thể hiện áp lực Vacuum ngay dưới màng, vậy áp lực vacuum củqa cái dưới của dưới màng thế nào bác, công trình của bác có từng đo o? có lắp đặt theo độ sâu gì đó hem
--> Thiết bị đo áp lực chân không thật ra chỉ là một cái đồng hồ đo chân không. Nó sẽ đo áp lực ngay dưới lớp màng chân không, chủ yếu là nó kiểm tra độ chân không ở dưới màng có đảm bảo theo yêu cầu TK hay không chứ áp lực chân không của cái dưới màng nữa thì không cần phải quan tâm.
2. Khi bắt đầu bơm chân không, áp lực chân không sẽ tăng dần cho đến giá trị lớn nhất (thông thường là 80kPa) và nếu các bơm hoạt động liên tục thì áp lực này sẽ không giảm đáng kể.---> nếu bác co 1gia1 trị này khoảng 90, với kinh nghiệm của bác, bác tin o?
---> Theo tôi thì có thể đạt được giá trị này, mọi người trao đổi thêm nhé!
3.Ở công trình của tôi đang giám sát, hằng ngày người ta kiểm tra các đồng hồ này, nếu ở 1 vị trí nào đó áp lực chân không giảm thì chứng tỏ màng chân không tại vị trí đó bị thủng...--> củng có thể cái máy tại đó hỏng nữa chứ.... Có khi nào o phải tại Máy, o phải tại màng thì còn lí do gì o bác...
---> Nói chung là có nhiều lý do và khi gặp trường hợp như vậy thì phải có kinh nghiệm để đánh giá 1 cách cụ thể để đưa ra biện pháp xử lý.
4.Em hú đó, bác có gì cho duoc thi wăn lên anh tôi học hỏi cái..>
|
BrandonMr |
|
|
Hình như mục đích của việc đo V.P. ở dưới màng, thường nằm trong lớp đệm cát thoát nước nhằm kiểm soát sự kín khít liên tục của màng chân không trong suốt quá trình xử lý chứ nhỉ.
Còn kiểm tra sự tác dụng của việc hút chân không theo chiều sâu nền và theo thời gian thì dùng thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng Bác nào có cái kết quả quan trắc (pore pressure) này thì show lên cho cả nhà xem nó như thế nào?
Quan niệm dùng cái áp lực này vào tính toán lún quy đổi bằng chiều dày lớp gia tải tương đương thì có cần xem lại
|
ngoctrinh |
|
|
Cái tô đỏ: Có khi không biết người đo ở dưới sâu để làm gì nên vội cho là không cần quan tâm. Hoặc có khi muốn quan tâm mà không quan tâm được nên nói là không cần quan tâm.
|
AnthonyGape |
|
|
Nếu không dùng EPC thì khó có thể xác định nó có phải như thế hay không. Quan niệm tính toán như bài toán một chiều có thể chấp nhận được trừ khi phải xác nhận cái atmospheric pressure bằng EPC còn bằng mấy cái đồng hồ kiểu vacuum gauges như chú Vinh và một vài chú bên trên nói thì nhà cháu không dám tin tưởng được.
Vả lại có rất nhiều thông tin cần kiểm tra như observation well, extensometer, và piezometer. Đây là là một ví dụ cho thấy rằng EPWP hầu như không tiêu tán từ con piez. thứ hai trở xuống mà một loạt các ông được gọi là đầu ngành lại bảo nó đã đạt 90-95% thế mới ác chứ
>
|
MattieHek |
|
|
Có gì mà ác. Nếu cần thiết và được chỉ đạo thì có khi các ông ấy còn phát biểu là nó đạt 150 %. Mới có 90 - 95% thì đã ăn nhằm gì.
|
dolkihote |
|
|
Cái kết quả quan trắc cho thấy ảnh hưởng của áp lực hút chân không chỉ trong khoảng 8 - 10 m là rõ rệt bác nhỉ. Liệu có thế coi phương pháp hút chân không chẳng qua cũng là cái bơm hút nước cỡ lớn không, đặc biệt với chiều sâu đất yếu >10m?
|
Arthumters |
|
|
Hì hì. Làm thế nào mà có thể rút ra được cái nhận xét này từ các kết quả quan trắc trên ???
|
trangyu lan |
|
|
Em khoái câu này nè bác...heheh...xem cái PPS không thì có vẽ hơi phiêu..đợi tôi vài phút...quăn lên vài thứ..
|
Donaldsor |
|
|
Cái màu đỏ: Tôi hoàn toàn đồng tình với bác.
Cái màu xanh: Dùng PPS nếu chỉ dùng Vacuum thì ok, chứ kết hợp Sucharge có vẽ hơi căng.>
|
SpencerJalf |
|
|
Hình như lún cố kết ~ nước lỗ rỗng bị tiêu tán, muốn nước lỗ rỗng tiêu tán thì cần có sự chênh áp của nước lỗ rỗng giữa các phân tố đất liền kề, nếu không có sự biến động áp suất nước lỗ rỗng ~ nước lỗ rỗng không thoát hoặc thoát rất chậm ~ không có lún hoặc lún (cố kết) rất ít ~ ảnh hưởng của áp lực hút chân không tới điểm đang xét rất ít hoặc không có .
Tuy nhiên, để xem chiều sâu ảnh hưởng của hút chân không thì phải để cho nó hút thoải mái thời gian xem cái biến động pore pressure theo chiều sâu cho kết quả thế nào, chứ mới cho hút thời gian ngắn đã chất tải thì có thể chưa có kết luận chính xác được tác dụng của hút chân không chỉ trong khoảng 8 - 10m (em nghĩ trong khoảng này nó hiệu quả kinh tế thôi công thêm kết hợp gia tải vì đằng nào cũng phải bù lún), phải không bác?
Bác Ngọc cho tôi hỏi giá trị áp lực đo pore pressure theo chiều sâu và thời gian biến động như thế nào trong suốt quá trình gia tải bằng chân không, có khi nào có trị số âm không ạ
Có mọi người ai có kết quả đo pore pressure theo chiều sâu của phương pháp hút chân không đơn thuần (không kết hợp gia tải), show cho mọi người xem cái xem nó biến đổi thế nào.
|
EduardoMn |
|
|
Em không đồng ý với bác chuyện này nhé, nhìn kết quả trên có vài điều tôi muốn hỏi:- Sư huynh Oanh cho hỏi Vacuum này kiểu lào thế (em đoán Vacuum Màng)
- Số liệu trên không dùng để đánh giá pp Vacuum Preloading, chỉ dùng để đánh giá hiệu quả của xử lí Vacuum tại công trình anh Oanh đang làm và của nhà thầu đang xử lí thôi anh dxhoa_hcm ạ...Em nói thế hi vọng bác ok.
- Số liệu trên cho thấy tại độ sâu 16m vẫn có tác dụng của Vacuum (dù quá ít). Nhưng tôi vẫn đồng ý là hiệu quả của Vacuum o nhiều ở độ sâu >10m. Nhưng nếu theo thời gian thì chưa chắc vì vùng mà gọi là đã đạt isotropic về Vacuum theo lý thuyết theo tôi thấy tăng theo thời gian (em hi vọng anh tôi có thễ trau đổi thêm).
|
RobertDum |
|
|
Đúng rồi, ở đây thực chất tôi hiểu đang bàn về chiều sâu tác dụng của phương pháp gia tải bằng hút chân không phải ko?
Còn cái kết quả đo của bác Oanh, mới hút có thời gian ngắn đã gia tải lên rồi nên liệu có thể kết luận ngay pp chân không chỉ có hiệu quả trong khoảng 8 - 10 m .
Phải có "lộ trình" (nói theo kiểu bác Oanh) nó mới "lên đỉnh" chứ
|
MichelPurn |
|
|
Bác nói thì o sai, nhưng thực tế thiết kế và thi công không ai lại đợi thời gian xem vacuum thế nào rồi ới chất tải, trừ khi xài vacuum không.hehe
|
traiyo1 |
|
|
Hihi, xem lại cái tiêu đề của bạn, đang nói về Vaccum Preloading (theo tôi hiểu without surcharge combination) nên nếu có kết quả quan trắc của riêng V.P. thì show lên cho mọi người
|
profilmuoibon14 |
|
|
Tôi đang chuẩn bị đây..
|
JacimtoCogy |
|
|
âm so với cái gì ???
Trước khi xét cái giá trị nào đó là âm hay dương thì phải biết con số không là cái gì đã.
|
dutrieu |
|
|
Em tạm quan niệm giống như cách đo áp lực hút chân không dưới màng chẳng hạn (có trị số âm), chắc lấy gốc hệ quy chiếu là áp suất khí quyển (0 bar). Ban đầu, tại một điểm áp lực nước lỗ rỗng có giá trị dương nào đó (so với áp suất không khí), sau đó khi bắt đầu hút chân không nó giảm dần và tiến về áp suất không khí (0 bar, chắc lúc này chẳng còn nước lỗ rỗng nữa), sau đó đầu đo đọc kết quả áp lực nước lỗ rỗng có thể giảm tiếp được nữa không (âm), ý tôi là thế.
|
cameralenguyen |
|
|
Thế này thì chết thật.
Cái màu đỏ là rút ra từ cơ sở khoa học nào ????
Cái màu xanh: Nếu quy ước áp lực khí quyển là bằng không mà cái việc hút tiếp sau đó nó không có áp lực âm
thì tại sao người ta lại gọi phương pháp đó là hút chân không.
Cái mà bạn coi nó bằng không chưa chắc đã trùng với cái quan niệm của mấy cái thiết bị đo đâu. Chúng nó nhiều khi "náo" lắm không chịu theo chỉ đạo của lãnh đạo đâu mà chúng nó có quy ước riêng của bản thân chúng nó. Cái việc mà các bạn cứ hiểu một hiện tượng tự nhiên theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên là rất tốt nhưng lại không giống với bản chất của hiện tượng đó.
|
levantrai |
|
|
Màu đỏ: Cái diễn giải áp suất nước lỗ rỗng tiến dần về zero là làm rõ hơn cái lộ trình để lỗ rỗng đạt trạng thái có áp suất âm theo đúng bản chất của pp chân không đấy ạ, bác đã trả lời giúp rồi còn gì
Màu xanh: Nói thế này thì rất vô cùng và tôi không hiểu, vậy quan niệm của mấy thiết bị đo là gì hả bác
|
Bernardmt |
|
|
Hỏi chúng nó ấy. Chúng nó lung tung lắm, không chịu có quan niệm đồng thuận và nhất trí cao đâu.
|
Freddievaw |
|
|
Chúng nó mà trả lời được và tôi biết để mà hỏi đồng thời hiểu được câu trả nhời của chúng thì ... "chết liền" ;
Quan trọng là phải đồng thuận (ở bên ngoài, mặc dù trong lòng vẫn ấm ức) và nhất trí cao, bác nhỉ
|
Vimcentcow |
|
|
Tôi thật sự ko hiểu, với tư cách là KT của CDT, bạn đã kiểm soát chất lượng cái thi công hút chân không của FECON theo kiểu gì.
Nếu bạn đã thật sự kiểm soát được thì sẽ không có các câu hỏi như thế này. Hay là chúng nó đã bíp bạn.
Với mỗi thiết bị đo và thiết bị thi công cho công việc này, người ta có quy định về điểm không là ở trạng thái nào cùng với các giá trị đo là gì so với cái điểm không đó. Tất cả cái này đều phải được trình bày rõ ràng trong Catalog của máy và thiết bị đo và phải trình bày rõ ràng trong đề cương và quy trình đo. Hỏi thiết bị là đọc chính những cái này chứ không phải là ra đứng cạnh các thiết bị mà hỏi nó đâu.
Hay là chỗ Điện Nhơn trach của bạn đã thi công đặc biệt đến nỗi không cần phải trình các tài liệu này cho CDT. Nếu họ đã trình các tài liệu này mà bạn vẫn đi hỏi các câu hỏi như thế này thì không biết làm sao mà để kiểm soát chất lượng được và làm sao có thể vỗ tay hoan hô rằng chất lượng đã đảm bảo.
Chán cho cái mớ đời.
|
hyutars |
|
|
PPS là gì thế chú>
|
hyutars |
|
|
Giống cái mà các chú dùng ở CMIT đấy PP vacuum preloading bản thân nó thì rất tốt. Và muốn sử dụng tốt được thì phải có nhà thầu tốt, có người kiểm tra tốt và dĩ nhiên có kiến thức tốt để khỏi bị chúng nó đánh võng
@Vinh: nhiều nghiên cứu kể cả mô hình trong phòng thí nghiệm thì vùng isotropic nó không xuống sâu hơn vài m đâu, dưới độ sâu isotropic là one-dimensional, làm gì có vụ vùng isotropic nó tăng theo thời gian (hay nhà chú nghĩ nó lún 1m thì vùng isotropic nó tăng thêm 1m>. Không lắp EPC thì anh khó tin là cái vacuum đó nó hiệu quả đến mức nào dù có đo trời biển bằng mấy cái vacuum pressure (nói vui có lần tôi tháo hẳn ra khỏi ống đo, mà sao vacuum nó mạnh đến mức độ cái đồng hồ nó vẫn chỉ 80kPa mới kinh chứ, lúc đó tôi xuýt ngất vì mới tìm ra phương pháp mới, không cần màng chỉ chạy cái bơm chân không (không biết có chân không thật không) ở trong văn phòng, đồng thời mua cái vacuum gauges đặt luôn trong phòng chẳng phải nói vào khu xử lý thì khi chạy nó vẫn chỉ là 80kPa). Thế này thì tôi giàu to rồi còn gì. Mà anh nghe nó bên chú xử lý kiểu gì mà giá đến những 150$/m2 hay bỏ vàng xuống đấy à hay anh nghe nhầm với thằng nào chăng?
|
Freddievaw |
|
|
Đại ca chơi tôi àh, PPS là Pi e dzo met to chu gi ma dai ca còn hỏi...
|
GeraldKr |
|
|
Mọi cái đều có và đều ok cả bác à , chả việc gì chán lại nghi ngờ cho nó mệt . Trao đổi trên 4rum để anh tôi có điều kiện hiểu thêm thôi.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Giống cái mà các chú dùng ở CMIT đấy PP vacuum preloading bản thân nó thì rất tốt. Và muốn sử dụng tốt được thì phải có nhà thầu tốt, có người kiểm tra tốt và dĩ nhiên có kiến thức tốt để khỏi bị chúng nó đánh võng ----> Cái này chuẩn o cần chỉnh..Em đang bị đánh võng đây (chỉ làm PVD)
@Vinh: nhiều nghiên cứu kể cả mô hình trong phòng thí nghiệm thì vùng isotropic nó không xuống sâu hơn vài m đâu, dưới độ sâu isotropic là one-dimensional ---> Về mặt nào đó, tôi cảm thấy việc cố gắng đem 1 cục đất o ngoài về cố mà mô phỏng Vacuum thì o đáng tin...hehh..bên ngoài không biết làm sao mà tôi còn o hiểu hết huống chi cái việc cố gắng mô phỏng lại cái o hiểu..và còn nhiều yếu tố khác,..
Làm gì có vụ vùng isotropic nó tăng theo thời gian (hay nhà chú nghĩ nó lún 1m thì vùng isotropic nó tăng thêm 1m> --> Cái Isotropic tôi nói mấy cái ở trên là cái vùng mà Vacuum Pressure nó có hiểu quả , dĩ nhiên không cần bàn về Isotropic (cái này đã gọi là Isotropic thì chắc o đạt được rùi,,heheh)
Cái vụ 150 USD sao anh lại la to thế..vụ này nhạy cảm ah..hehehhe Tôi o dám bàn ở đây..
Còn cái vụ 80 Kpa của anh, hom bữa tôi có gặp anh bạn học chung cũng đang làm Vacuum, thấy cái số liệu kinh quá..Áp suất trung bình khoảng 85Kpa - 90 Kpa gì đó..hic..Chắc anh cũng biết tôi đang nói cty nào ùi...mối của anh đó..
|
thanhtruc |
|
|
@Vinh: Vinh ơi, có số liệu gì gì về đo pore pressure của pp hút chân không nguyên bản show cho mọi người coi thử xem
|
hoibmtose005 |
|
|
Chúng nó báo là >80kPa nhưng số liệu anh phân tích ngược từ SS (cái này không biết bọn nó đo có đúng hay không nữa) và Extensometers chỉ là 60kPa. Việc làm thử nghiệm post consolidation nó cũng không thèm mời anh đến xem (báo cáo ra thấy mọi cái đều đẹp như hoa)
Không có cái trong phòng!!!! Rồi thì làm sao có cái mớ lý thuyết cho chú tính toán nhỉ?
|
fordthudo1 |
|
|
Sư huynh Oanh cho tôi hỏi cái, sẵn thấy bác máu me cái EPC, cái EPC đó có đo được ứng suất tổng theo độ sâu hem sư huynh, (theo tôi thì không, cái EPC này chỉ đo ưst dười lớp đất đắp thì phải..). Nếu anh có cho tôi xem vài phát được hem hehhe
|
test1212 |
|
|
Không đo dưới sâu, đo ngay dưới màng thì ở giai đoạn thứ nhất sẽ đo được cái vacuum nó có phải là 80KPa hay 100kPa hay bé hơn nhiều không, sau giai đoạn này thì có thể đo được luôn cái việc gia tải luông.
Ở chỗ dự án chân không anh tham gia, anh yêu cầu lắp cái này bọn nó khiếp không dám lắp. Mà bọn nó còn chưa hiểu tại sao cái EPC nó đo được vacuum nữa (anh không đo áp suất chân không nhé)
Đây là một hình minh họa thực 100%. khà khà
>
|
ClintomEa |
|
|
Thật ra, tôi chỉ dám xài 65Kpa để tính thui, dù thật sự tôi vẫn đo được trung bình 75.
Còn cái dự án mà tôi nói anh tôi xem số liệu 85 trung bình đó, hơi choáng, nhưng thật sự không phải là không khả thi (có thể tăng công suất máy bơm lên được), nhưng nói chung vẫn chưa dám tin,..
Còn cái EPC đó, nó mà đo theo độ sâu đươc chắc có nhiều điều hay để xem. Mà về cơ chế hoạt động, tôi thấy đâu có lí do gì mà đo dười sâu o được ta, có chăng chỉ là sự không cân bằng của bàn đo, và cách để đem cái bàn đo này xuống sâu ...
Bên kia mà còn o hiểu tại sao EPC đo dc Vacuum, sao nó lại sợ ta, heheh. Lần sau anh nên nói với bên kia, lắp EPC để đo UST của sand filling steps thui, anh nói để kiểm tra Vacuum thì o sợ mới lạ,..
|
tungch46 |
|
|
Có cái đo ở dưới sâu. Còn cái anh đang dùng thì không do ở dưới sâu được. Cái đo ở dưới sâu thì nguyên lý nó cũng gần thằng piez. thôi nên người ta cũng chẳng lắp làm gì nhiều.
Nó đây ạ
>
|
thanhvu |
|
|
Cái này tôi xem rồi đại ca, giống y chang cái này luôn hahah. Chà mới thấy cái Topic bên kia Vacuum mặt trăng nóng wa1, để tí wa chém vài nhát, trúng ai trúng nha...
|
Philipboxy |
|
|
Thực tế chạy >80 kPa, bác tính toán phân tích ngược có 60 kPa, cảm nghĩ của tôi thấy bình thường vì chắc chắn có sự sai khác giữa đo và tính (thông thường tính toán thường giả định một điều kiện lý thuyết hoặc lý tưởng nào đó hoặc theo một quan niệm nào đó có thể chưa hoàn hảo sát với thực tế, hoặc input data bị phân tán quá nhiều)
Nếu nó báo chạy có 60 kPa mà bác tính toán phân tích từ số liệu quan trắc lún ra 80 kPa mới đáng ngại chứ nhỉ (chắc số liệu quan trắc có vấn đề)
|
Robertol |
|
|
Cái gì là thực tế ngay cả chính bác còn không biết cái 80KPa kia nó là đo thật hay là making nữa kìa. Cũng chẳng phải lý tưởng gì đâu, việc phân tích dựa vào dữ liệu do lún sâu (extensometer) thì chắc không thể sai rồi. Và đây là kết quả phân tích để calib. cho bộ thông số đầu vào>
>
Cái dở của tôi là không làm gì được mặc dù biết nó thế (chỉ không ký hồ sơ thôi)
Còn những người khác thì cứ tung hô, và rằng nó 80KPa đó, còn làm sao để kiểm tra thì chịu.
|
profiltam |
|
|
Cái biểu đồ nhìn đẹp thật, không biết là thật hay là giả
|
Vincentpype |
|
|
Kính thưa cụ nó là giả đấy
|
SpencerJalf |
|
|
Tôi thấy cái việc đo bằng EPC là không cần thiết và phản tác dụng, đi ngược lại ý chí của tập thể.
Nếu cái EPC đo được áp lực chỉ có 60 kPa trong khi người ta đang muốn nói là 80 kPa thì đúng là cái số liệu đo bằng EPC nên bỏ đi bởi nó là thiểu số phải tuân theo đa số dù cho đa số sai. Thì đấy, cả chợ đều dùng lạo cân mà 1 kg chỉ tương đương với 8 lạng thật thì phải coi 8 lạng đó là 1 kg. Đảm bảo lần sau, chúng nó sẽ không dùng cái EPC này đâu vì cho rằng các thí nghiệm đo đạc đã có là đủ rồi.
Nếu mà đo thêm cả ở dưới sâu thì còn vui hơn nữa.
|
nguoixau |
|
|
Mới đưa ra bọn nó bảo không cần thiết rồi bác ạ (chắc bọn nó sợ mọi người biết cái gì ấy). Năng lực của nó đo đến 350kPa, do đó số hiện lên 60kPa thì chắc là do thiết bị nó bị hỏng rồi ạ
|
truongtiengka |
|
|
Hì, tôi bổ sung thêm từ "giả sử" đằng trước chữ "thực tế", bác ok nhé , (quan niệm cái thằng nó báo cáo cho bác trung thực và cái đồng hồ đo áp lực không có sai số, phương pháp đo được bác chấp nhận và chuẩn).
Giả sử cái phân tích ngược từ kết quả lún sâu của bác rất đáng tin cậy, nó lại ra đúng cái giá trị 60 kPa và coi là chuẩn đi, thì thử tìm hiểu xem tại sao nó lại như vậy nhỉ .
Giả sử cái áp lực hút chân không đến khi ổn định duy trì ở mức nào đó, nếu ta ngừng không bơm thì không biết áp suất nó vẫn duy trì ở giá trị trước đó hay nó giảm dần (giá trị tuyết đối). Hay chính cái gì đó chảy vào vùng bơm hút luôn luôn có xu hưởng làm giảm áp lực bơm chân không (giá trị tuyệt đối) làm cho hiệu quả của áp lực chân không thực tế gây lún bị giảm đi, hay nói khác đi áp lực tại vùng tính toán không đúng bằng áp lực đo được tại điểm quan trắc đo, dẫn đến kết quả tính toán đúng như bác đã phân tích
Liệu đây có phải là 1 trong những nguyên nhân ?
|
thanhtinh |
|
|
Bác đã bao giờ gỡ cái đồng hồ nó đang đo ra khỏi ống trong lúc nó đang chạy bơm chưa. Tôi thì tôi làm rồi đấy
|
Charlesquew |
|
|
Hi hì, Có một nguyên lý là tổn hao năng lượng trên đường đi. Nguyên lý này đúng cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Để có dòng chảy năng lượng thì tại đầu nguồn luôn phải có thế năng cao hơn ở cuối nguồn. Khi bơm đang vận hành và đồng hồ tại bơm đo được là 80 kPa thì áp lực tại chỗ càng xa bơm càng phải nhỏ hơn - 80 kPa bởi nếu nó bằng đúng 80 kPa thì bơm sẽ chẳng hút được chút gì vì đã cân bằng không có chênh lệch thế năng.
Giả sử đã tạo được áp lực ổn định là -80 kPa và bơm không thể hút thêm được tí nào nữa thì khi nền đất cố kết sẽ làm giảm thể tích lỗ rỗng dẫn đến lượng khí và nước còn lại bên trong sẽ được ở trong không gian hẹp hơn dẫn đến áp lực của nó tăng lên lớn hơn -80 kPa.
Vì vậy, trong cả hai trường hợp khi bơm đang vận hành hay đang nghỉ khi được cho là ổn định thì áp lực bên trong màng và ở dưới sâu nền đất sẽ luốn lớn hơn giá trị áp lực -80 kPa. Thự tế quan trắc tại nhiều công trình áp dụng phương pháp vacumm cho thấy khi đồng hồ áp lực tại máy bơm luôn chỉ là -85 kPa (so với áp suất khí quyển) thì trong nền đất lại độ sâu -3 m thì áp lực không qua nổi con số -65 kPa.
Thằng cha Oanh nó thừa biết cái điều này trước khi đề nghị đo cái EPC đấy. Tuy nhiên, nó sẽ chẳng giải quyết được gì đâu vì nó đang làm cái việc nói sự thật cho những người không muốn biết. Đảm bảo bao giờ có chuyện xảy ra thì chuột sẽ chạy hết bởi chuột thì bao giờ vẫn cứ là chuột dù cho nó có mặc comple và đeo cà vạt.
|
Marcunst |
|
|
Tôi cũng làm như thế này rồi. Hay cái là không gắn vào bơm nhưng nó vẫn chỉ là 90 kPa.
90 kPa thì đã ăn thua gì. Thích thì chúng nó còn cho được đến 150 kPa hoặc bất kỳ giá trị nào ấy chứ.
|
nongdan |
|
|
Hì hì, công trình nào vậy bác? sau đó xứ lý sao?
|
nguyentrungata |
|
|
Thì giải thích là cái đồng hồ nó vừa mới bị kẹt và tiến hành kiểm điểm nghiêm túc thôi. Sau đó thì thay bằng đồng hồ khác có tính năng giống hệt đồng hồ cũ.
|
hoangthienthu |
|
|
Lý lẽ phân tích của bác lúc nào cũng rất thuyết phục và nhận định của bác thường đi trước thời đại
Quả thật cái EPC tôi chưa bao giờ thấy và nên chưa biết rõ nguyên lý hoạt động động nó ra làm sao, bác cho tôi biết với, miền ứng dụng của nó như thế nào và sự phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả của bơm hút chân không? Cám ơn bác trước.
|
EduardoMn |
|
|
Hì hì. Vấn đề là trước cái thời đại nào. Cái này chẳng có gì là mới cả, đều là cũ ở các nước khác. Chịu khó bớt đi họp giao ban là sẽ đọc được hết.:. Bạn cứ làm như các bạn là trung tâm thế giới và đang là đại diện cho thời đại nên thấy cái gì mới đối với tôi thì đều cho là trước thời đại chứ có biết đâu tôi đang đi ở cuối hàng.
Cái nguyên lý của cái EPC chính là cái cân bàn điện tử mà thôi. Khi có áp lực thì người ta đo được cái biến dạng và rồi từ đó suy ra lực. Biết lực đè lên nó thì sẽ suy ra được áp lực bên trong. Thế thôi. Nó đắt tiền vì độ chính xác cao và có khả năng làm việc tốt trong vùng tối tăm chật chội.
So với các cách suy ra từ các phép đo khác hiện nay thì có thể coi cái đo này là đo trực tiếp. Vì vậy độ tin cậy của phép đo này là cao hơn và khó chỉnh sửa số liệu hơn so với các cách đo khác. Vì thế cái cách đo này là không tốt cho sự nghiệp cách mạng.
|
MichaelKet |
|
|
Không ký cái mà không ký. Thực ra thì lúc vừa vào công trình tôi đã thấy có vấn đề rồi, thằng bạn tôi đóng bấc ở đó trước khi tôi về mà có gì mà nó chả nói cho tôi biết ngay khi tôi thấy số liệu vui quá điện thoại hỏi nó phát, hóa ra đúng như tôi dự đoán. khà khà vui thật là vui. Và tôi không ký kể cả khi sếp có ép, tôi nói thẳng luôn. hê hê
|
xac suat |
|
|
Rồi, tôi search được cái EPC đây, chắc có thể các bác đang nói đến cái thiết bị này phải không.
http://www.rstinstruments.com/Total%...e%20Cells.html
Cách đo cái này đối với phương pháp hút chân không thì có vẻ cần phải nghiên cứu có cách đo cho phù hợp để xác định áp lực của không khí lên đất nền khi gia tải hút chân không. Không biết khi đo, các bác có cho 1 mặt của thiết bị tiếp xúc với không khí khí quyển không nhỉ?
|
BarbaraEr |
|
|
Không biết ý bác định nói đến ai đây? Hy vọng hôm nay bác ấy có đôi nhời chia sẻ về cái EPC này (mà ban đầu tôi cứ tưởng hợp đồng EPC)
@vinh: bạn có nói chuẩn bị món gì share (quăn lên ) cho mọi người hay lắm mà, chờ mãi dài cả cổ. Không biết bạn có thêm ý kiến gì về cái EPC nếu được Chủ đầu tư đề nghị?
|
chongthambamien.vn |
|
|
Hi, như thế trong cty bác cũng đóng vai trò rất quan trọng roài ;
Bên dự án tôi có muốn được ký cũng chưa đến lượt
|
hoangthienthu |
|
|
Không quan trọng nhưng đủ để khi nói ra thì cả sếp của tôi cũng không ký nốt Điều này làm hỏng dự định của một vài người, và nó sẽ cực kỳ nguy hiểm cho họ khi có ai đó đột nhiên nhảy vào và xới cái đống đó lên
|
tungch46 |
|
|
Kỹ thuật đặt thiết bị và quy trình đo bằng EPC đối với phương pháp "làm khô nền bằng bơm hút chân không" thế nào anh Oanh? Mặt trên của thiết bị co trực tiếp tiếp xúc với không khí không
Cái số liệu đo anh show hình như chỉ là trường hợp gia tải đắp đất của xử lý bằng PVD?
|
controlledpills |
|
|
Chắc là nó có tiếp xúc với không khí. Còn nó có thực là tiếp xúc hay không thì nhà cháu cũng không chắc lắm. Nhà cháu không hiêu lắm về phương pháp "làm khô nền bằng bơm hút chân không".
Đúng là cái hình kia bằng gia tải đất đắp. Nhưng mà ứng với chân không thì cũng nguyên lý thế thôi. Còn có dùng được không thì tôi cũng không biết đâu nhé
|
240315 |
|
|
Bác gắn thiết bị đo như thế nào?
Theo tìm hiểu của em, phương pháp "làm khô một vùng đất ướt bằng hút chân không" được đăng ký bản quyền sáng chế hẳn hoi đấy và đã áp dụng ở Điện Cà Mau và nhiều nơi khác nữa, đ/c tacongthanhVinh chắc biết rất rõ món này .
Màu đỏ:
nguyên lý đo áp lực thì hình như các thiết bị đo đều có chung nguyên lý, nhưng mỗi thiết bị đo ứng dụng với mỗi miền đo khác nhau, lắp đặt và quy trình đo cũng khác nhau chứ nhỉ.
Mà sao bác đã từng ý kiến ở đâu đó rằng đo bằng EPC với hút chân không mới đáng tin cậy? . Bác đã từng dùng EPC đo cho phương pháp hút chân không bao giờ chưa, nếu rồi thì bác vui lòng show kết quả cho anh tôi xem và chém thử coi
|
AlbertgeK |
|
|
Nhà tôi thì chưa dùng cái này cho chân không? Nhưng sắp tới sẽ có chỗ dùng Nếu muốn học thì bác mua một cái mang đến chỗ tôi, tôi làm cho bác thấy đo thế nào? Nếu không mua được thì mang 2000$ rồi tôi mua giúp rồi tôi làm thí nghiệm cho bác thấy đo như thế nào
Cái vấn đề phải dùng cái đầu một chút để có thể dùng nó vào cái vacuum Mà theo tôi nghĩ thì cũng chả cần dùng đến cái đầu quá nhiều để hiểu tại sao nó đo được cái vacuum khà khà
Công ty chỗ thằng Vinh còn kiện tụng lung tung, may mà nó chưa kiện người ta dùng bấc thấm xử lý nền ấy chứ Chẳng ai đăng ký bản quyền cái gọi là kiến thức general cả? Thằng cha cọc ti nhông nó còn biết cái này sau thằng cha Kjelman nhiều chục năm cơ
Muốn biết tại sao nó đáng tin thì nên mất chút tiền cỡ 2000$ bên trên thì sẽ biết ngay thôi mà? Tôi sẽ kiếm được 1000$ trong đó trong vòng 30. Còn 1000$ để mua cái EPC để làm cho bác thấy tại sao nó đo kiểm tra được cái vacuum và kiểm tra kiểu gì. hì hì
P/S: Bác đọc lại cái chân không một tí thì sẽ thấy nó còn được gọi là phương pháp gia tải bằng không khí đấy ạ
|
Alegowasea |
|
|
Hì hì, tôi cứ tưởng bác làm rồi thì muốn tìm hiểu thêm và để "chém thêm vào", cuối cùng lại cho thấy bác "chém" rất mạnh ;
Thời buổi khó khăn khăn, tiền Việt còn hiếm chứ đừng nói tiền đô, mà lại đem ngần ấy tiền để làm kinh phí cho việc hiện thực hoá ý tưởng của một anh chàng nào đó để rồi kết luận rằng dùng EPC đo áp lực không khí có thể được nhưng độ tin cậy thì cần bàn thêm nhiều và hoàn toàn không kinh tế vì có phương pháp khác có độ tin cậy và kinh tế hơn nhiều, đã được kiểm chứng thực tế
Bác mất đến 30 cho việc ấy chứ vào tay tôi chắc chỉ cần khoảng 20 thui
|
phuonganh12 |
|
|
Cái này không phải là chém mà là dùng đấy ạ Thì muốn sang thì phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì phải yêu lấy thầy mà. Thôi thế này cùng được, nếu bác mua đến nhà tôi không làm được thì bác có quyền mang về 4000$, nhời quá rồi còn gì
Chịu bác rồi khà khà! Không lẽ tôi lại nói bác là mỗi việc đi cân không khí mà không biết làm nữa thì đúng là mà khà khà khà!
|
traiyo1 |
|
|
Thầy chỉ thích tiền đô trong khi tỷ giá chợ đen tăng từng ngày, , thật là khâm phục, khâm phục
Không phải là không biết mà là để tranh luận xem cái yêu cầu lắp EPC có phù hợp không mà thui, bác ạ
Cái gọi là gia tải bằng không khí và phương pháp tính quy đổi áp lực chân không ra tải trọng đắp tương đương có khi cần phải xem lại đấy và phải bàn thêm nhiều bác nhỉ
|
chongthambamien.vn |
|
|
Thôi nhân thể bác cũng lúa ít nên tôi khuyến mãi đợt này vậy, thời buổi trượt giá thì cũng nên giảm giá hoặc khuyến mãi chút chứ. Nhưng nhớ lần sau là không có đâu đấy nhé Đúng là thời buổi khó khăn nên người ta có thể bỏ tiền ra 150$/m2 để làm cái vacuum mà không có tiền để kiểm tra xem nó có đáng giá phải tra mức đó, và sản phẩm nhận được là gì không thì đúng thật là cực kỳ buồn cười, và cười ra nước mắt thật. Mà chính những người tư vấn cho CDT hoặc những người làm nghề cũng nên có chút đạo đức và kiến thức. Nhân tiện pót cái phim, sau khi hút chân không, và tiến hành đào xuống thì không biết nước ở đâu phun ra kinh quá. Tôi tưởng hút nó phải kho đi chứ sao lại có hiện tượng này nhỉ
Không hiểu upload movie ở đâu nhỉ
Nguyên lý nó đo thế này đây.
>
|
AlbertDOB |
|
|
Hình nhỏ hơn.
>
Nên nhó với 4ha tốn 6M USD thì việc lắp 50 con cũng chỉ khoảng 50,000 tôi nó là hơi quá chứ thực ra thì không đến 50 con đâu
|
Robertplus |
|
|
Cám ơn sự nhiệt tình của bác.
Em xem cái hình này còn nhiều thứ phải bàn và cần bác làm rõ mới mong sáng tỏ được, mong bác trả lời.
Câu hỏi 1: Không biết cái màng ở bên trên bác quan niệm tính chất nó thế nào, có được tính chất tương đương nước hay không khí hay tương đương với tấm thép ? Nhà tôi chỉ sợ nó ảnh hưởng đáng kể tới kết quả đo EPC trong trường hợp dùng airtigh membrane thông thường như thế này;
Câu hỏi 2: EPC, viết tắt của Earth Pressure Cells dùng để đo áp lực đất bằng cái tên gọi của nó (earth pressure), e rằng chế tạo của nó không phải đo áp suất không khí (Air), do đó độ tin cậy thế nào và có được hướng dẫn sử dụng hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất?
...
Mời bác
|
AnthonyGape |
|
|
Câu hỏi 1: Chẳng liên quan gì nước với không khí ở đây cả
Câu hỏi 2: Nó không đo áp suất không khí, nhìn kỹ lại đi, nó đo áp suất không khí tác dụng lên cái màng ấy, cái EPC đó không tiếp xúc với không khi đâu. Cái này thì chẳng cần phải khuyến cáo, cái EPC thực chất là một cái load cell (nôm na người ta còn gọi là cái cân đấy). Bác ra chợ cân điện tử ở đường Yersin thì phải, đầy cái này (nhưng mà nó không phải loại VW như cái bên trên nhà tôi pót thôi. Về việc này bác có thể tự làm một thí nghiệm thật đơn giản. Nếu đã từng đi siêu thị mua đồ thì sẽ thấy những loại thức ăn bỏ trong bị chân không ấy nó sẽ ép vào trong các vật liệu đó một áp suất bề mặt là bằng áp suất không khí. Đây là một nguyên lý mà tôi đoán ai đầu tiên học vật lí cơ bản cũng biết Hay là tôi nhầm chăng
Ví dụ thế này cho dễ hiểu: Bọn nhà tôi làm xuyên tĩnh hoặc nén ba trục đó, đều dùng cái bao cao su (còn gọi là condom) để áp dụng đấy. Đó là một ứng dụng kiểu chuyển đổi việc đo trực tiếp vacuum (cái này rất phiền nếu đồng hồ lởm) thành đo áp suất mặt lên màng.>
|
profilmuoisau16 |
|
|
Hì, tôi nghĩ tính chất của màng có liên quan đấy, vì toàn bộ năng lựo75ng (bác ngọc gọi là thế năng) có được do áp lực không khí truyền 1 phần lên màng (nên màng mới căng )+ 1 phần lên nền đất.
Nếu bác không tiện trả lời thì tôi đề xuất cho mặt trên của EPC trực tiếp tiếp xúc với không khí, xung quanh vành thiết bị vẫn được dán kín khí thì may ra mới đo được áp suất không khí tác dụng lên nền+màng
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Cái tô đỏ: Chắc chắn Oanh nhầm. Tôi thấy cái EPC tiếp xúc với không khi tất cả các mặt khi ....để trong kho.
Cái tô xanh: Lại nhầm nốt. Đúng là có được học nhưng do học vẹt nên không biết và không hiểu.
Cái tô đen : Hì hì. Cái này thì chú mày rất đúng.
|
GordonEt |
|
|
Tùy bác thôi Không phải là không tiện mà chẳng ai làm thế cả Việc dùng EPC nó vừa đo cái áp suất không khí trong giai đoạn vacuum và còn đo luôn cái tải trọng do cát đắp ở giai đoạn đắp nữa (unit weight của cát mà không biết thì tính toán kiểu gì) nên đành phải dùng kiểu này thôi thật là tiện lợi trong điều kiện hiện nay Mặc dù tốn chút tiền con hơn nhận sản phẩm chẳng ra gì (bọn nó cười vào mũi nữa chứ) mà cứ tưởng là hàng độc
|
Rolandpr |
|
|
Đúng là đau đầu thật bác ạ, hóa ra tôi nhầm về cơ bản nhiều quá, chắc phải "back to Univ. for further study" quá!Cơ mà hôm nào bác có dịp vào HCM bác ới tôi cái để tôi gọi vai người quen ra làm ít bia, họ rất muốn gặp bác vì nhớ ấy mà
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Mấy bác choảng nhau kinh quá, tôi nhào vô làm hội đồng luôn..kekek
1. Cái vụ EPC, no comment, tôi nghĩ tốt nhất khi nào PRO nào có kết quả tôi choảng tiếp...heheh
2. Lâu lâu mới chém được đại ca Oanh 1 nhát..kekek..cái hình đại ca bị lỗi 1 chỗ nha, cái lỗi này là do đại ca o để ý (em đaón thế) nhưng lỗi này là chết nhiều người đó,..heheh.
|
GordonEt |
|
|
Đúng như bác Khoa nói, tôi ngi la co anh huong (cái này còn tùy vào vật liệu làm màng và kích cỡ màng)..nhưng thật tình tôi nghĩ thì o đáng kể
|
EfrainKl |
|
|
Và đây, như đã hứa, chung vui với anh em.Xin lỗi vì dạo này tôi hơi bận, (lo cơm áo gạo tiền, hic, hic, o bàn tiền USD duoc như mấy PRO).
Mấy bác toàn PRO, nhìn hình là hiểu, hình này khá thú vị theo em(thú vị hay không lại tùy người, tùy suy nghĩ ), thấy được khá nhiều điều tàm tạm về Vacuum.
Xin lỗi không có thêm thông tin gì về hình...
Xin mời chém, chém hình đừng chém tôi heheh
|
DonaldMi |
|
|
1. Cứ chờ đi, chắc sẽ có thôi
2. Mục đích hình vẽ ở đây không phải nói về pp vacuum và sơ đồ của nó, mà chủ yếu về cái EPC. Ơ mà nhầm chỗ nào nhỉ, anh có biết đâu>
|
tieu sao |
|
|
Cái hình này phải chăng là piez.? hay là cái vacuum gauges nhỉ? Hay là observation well?
|
MichaelKl |
|
|
1. CHờ là chắc rồi...
2. Thì tôi biết ý anh mà, đang choảng nhau vụ khác, nhưng tôi o nói dau, lộ hàng hết, với lại anh lấy 100 USD 1 câu, tôi ít ra vài bua 1 ly bia moi nói duoc, hahah
|
Arthumters |
|
|
Ọc, chơi tôi ah. Cái này mà còn hỏi, hỏi Vacuum Gause nữa chứ, lại còn OBser well.. chạy...PIEZ đại ca..Cớ lượn lờ hoài..>
|
tandc128 |
|
|
Thích uống bia thì xuống Phú Mỹ anh đãi, bia và hải sản luôn, chuyện nhỏ như con thỏ trắng. hê hê. Lộ hàng cho mấy bác đang tìm hiểu phương pháp này (trong đó có anh), anh mà không hiểu thì anh đếch dùng đâu (chuẩn bị sang làm chủ đầu tư đây)
|
phuonganh12 |
|
|
Vì thấy nó dissipate nhanh quá? Hay là tôi nhầm nhỉ? Tôi xử lý nền cát à? Theo hình trên thì vacuum chỉ tầm 60kPa thôi hả chú. Con P1 có vấn đề gì à?
|
kiwisoda |
|
|
Chà chà, CDT có khi lạy quay sang mời bia quá..Còn nợ Sư huynh chuyen VISIT Gemalink mà còn chua di, uong ly bia su huynh mời chắc hoi nặng, khi nào co time di, alo liền, su huynh an tâm...heheh. Còn lộ hàng thì có khi chắc phải nói riêng, .....
Em đùa thui, that ra thì vấn đề là cái trench đó...anh cho xuống bùn dùm tôi phát,..
|
Robertgomo |
|
|
Dễ ợt. . Cái hình này là kết quả đo từ máy móc hiện đại. Từ cái hình này có thể rút ra kết luận là đơn vị thi công đã thực hiện đảm bảo chất lượng đúng theo thiết kế đã đề ra và đúng theo chỉ đạo của cấp trên. (Mặc dù cóc hiểu cái hình đó nó vẽ cái gì.) Tại sao lại có 3 đường mà không phải 2 hay 4 và tại sao lại có hai đường tô màu xanh trong đó lại chỉ một đường tô màu đỏ và tại sao nó đang đi xuống rồi thì đột nhiên cả 3 thằng nó đều vọt lên chắc chúng nó gặp phải ma.
|
ngoduong89 |
|
|
Chú này lạ Trên hình anh có nói cái nào là cát cái nào là bùn đâu nhỉ Thế lỡ cái lớp cát mặt này nó dày quá thì không biết làm sao mà chú?
|
Robertol |
|
|
Dễ ợt. . Cái hình này là kết quả đo từ máy móc hiện đại đã được xử lý bằng phần mềm cũng hiện đại có tên là Ếch Sen. Từ cái hình này có thể rút ra kết luận là đơn vị thi công đã thực hiện đảm bảo chất lượng đúng theo thiết kế đã đề ra và đúng theo chỉ đạo của cấp trên. (Mặc dù cóc hiểu cái hình đó nó vẽ cái gì.) Tại sao lại có 3 đường mà không phải 2 hay 4 và tại sao lại có hai đường tô màu xanh trong đó lại chỉ một đường tô màu đỏ và tại sao nó đang đi xuống rồi thì đột nhiên cả 3 thằng nó đều vọt lên chắc chúng nó gặp phải ma.
|
profiltam |
|
|
1. Không có comment à, có ai làm đâu mà có kết quả, hãy đợi đấy... mà choảng nhé
2.Tôi cũng biết lỗi ấy, nhưng chắc do bác ấy nhiệt tình với tôi quá và do không có kinh phí (hàng khuyến mãi) nên vẽ vội, hihi
|
muaxanh |
|
|
Con P2 mấy có vấn đề do Huynh..Nền Sét đàng hoàng,,,cat dau ma cát.. HEheh
|
terrydoa |
|
|
Em chưa vẽ ra mà bác biết thì đúng là kinh thật khà khà
Có gì mà phải choảng Nó chỉ là kiến thức cơ bản thôi mà
|
moaza12vs |
|
|
Bác lai chơi em, chắc bua rồi dang nhau di về nên chém tôi day...Cái công trình này , bác Ngọc rành hon ai hết.. Cấm chém ẩu..heheh
|
RobertDum |
|
|
Em dau thấy lien quan gi viec vẽ này cua bác Oanh với kinh phí...bác nhầm chăng..>
|
MrAn12345 |
|
|
Hình này lạ nhất là các đường nó đi lung tung theo time, ban đầu thì ỡ giữa, sau thì lại chui xuống dưới, hihi;
chắc gia tải đắp kết hợp chân không, nhưng anh này gia tải đắp trước sau đó mới bơm hút nước+không khí bên trong nền ;
còn lại chưa có thông tin nên chưa thể comment gì nữa .
|
Charlesquew |
|
|
Anh lại nghĩ thằng xanh dương nó bị ốm hay sao ấy. Mà lần sau đưa biểu đồ thì đưa luôn cái cao độ lắp đặt cho nó chứ nhỉ.
Hỏi chú cái. Cái đó là Ptotal hay Pexcess thế?
|
Haroldser |
|
|
Cái hay chỗ này là khôn cần thông tin, PRO vẫn comment mơi hay chứ...Mà thật tình Bro KHOA đoán chưa đúng...Cái đúng thì cau: o jua roi lai chui xuong chui len...
|
checkerso1 |
|
|
Hàng free thì đương nhiên nó có disclaimer đó ạ Dùng thì tự chịu thôi à
|
cameralenguyen |
|
|
Cái đi lên là ở giai đoạn ngừng bơm và có thể nó lại chất tải (surface loading) lên chứ
|
suanhadthouse |
|
|
In Đâm: Tôi không muốn đưa lên đó chứ..Để mò mẫm cho vui...Thế bạn Khoa mới dự đoán đó...hehheh
Pexcess su huynh..
|
Danielpr |
|
|
Bác cho cái màng chôn vào trong đất sét cho em, vinh nó bảo thế, tôi cũng thấy thế trước nhưng thấy đây là sơ suất nhỏ của bác
|
Danielpr |
|
|
Em thì lại nghĩ cái đi lên ở giữa nó mới là bắt đầu bơm đấy chứ. Hay tôi lại nhầm nữa! Quả này bỏ nghề về bán quán nhậu quá!
|
DanielEi |
|
|
Bác chỉ giúp tôi cái hình bên trên chỗ nào là sét chỗ nào là cát với Cái đó đâu có gì là sơ xuất ta
|
fordthudo1 |
|
|
Nhiều sơ xuất lắm. Đến cát với sét mà cũng không biết thì biết cái gì ???
Mặc dù chỉ để mô tả cái cách đặt EPC nhưng bạn đã quên không vẽ cái máy bơm, không vẽ cán bộ kiểm tra .... thế là sơ xuất rồi.
|
Vimcentcow |
|
|
Hahah, tôi hiểu ý anh mà...heheh
Còn anh muốn dày bao nhiêu..> Chỗ anh tôi tôi làm dưới Phú Mỹ đó...5m cát platform..em đục tuốt...
|
AlfomzoMl |
|
|
có khi nào có con nào đó lại đặt trúng vùng thấu kính cát không nhỉ
|
53caugiay |
|
|
Đào xuống à? Rồi sau đó thì làm gì nữa chứ?
|
fordthudo1 |
|
|
Con nào là con nào thế...
|
Robertplus |
|
|
Cái này bí kíp..heheh..cả 1 cái gọi là tiêu chuẩn..cái này đúng là phải uống bia..
Hom bữa tôi phải hùn 100k với bác Ngọc nhậu cho quả Cs đấy... Chưa phạt anh tội vắng mặt nữa là...
|
dutrieu |
|
|
cái con số 2 thì phải, ban đầu nó ở giữa, sau đó nó chui xuống dưới cùng, sau nữa nó lại chui lên giữa
Để tôi coi lại cái hình "siêu tưởng" của bạn cái nữa coi
|
thanhvu |
|
|
Làm gì có con nào ở thấu kính cát mà chú cứ giả vờ. Đây mới thấu kính cát nè.
>
Chém tiếp đi nè sao thằng này nó chạy linh tinh thế hay nó lại gặp ma chăng.
>
|
lightzar |
|
|
Bạn duoc thuong 1 ly bia vì câu trả lời chính xác và 1 ví dụ khủng.. Không hề có thấu kính cát ở đây.
Cái mà bác Khoa đang đoán..hoi bị khoái đó..
Điều đó cho thấy..Những điều phía dười mặt đất là những điều khó biết nhất...nhưng dễ nói xạo nhất..
|
xac suat |
|
|
Hôm nọ bận quá không ra được! Cứ chuẩn bị thì lại vuống vào mấy việc không đâu.
Tiêu chuẩn gì chú, anh đào lên hết bọc nylon lại là nó kín bưng thà hồ mà hút nhé
Ơ vụ Cs là vụ gì thế
|
Robertbura |
|
|
Sướng quá nhưng uống ở đâu chú.
Cái ví dụ ở hình thứ 2 đã từng làm cho sếp trưởng của bác Ngọc (nếu bác vẫn ở IBST) cứ khăng khăng là nước không thoát ra khỏi nền mới ác chứ, họp chất vấn kinh lắm
Chú mà không đưa cái history bên trên thì có đoán vào mắt
|
dolkihote |
|
|
Màu đỏ: EM hỉu..nhưng o bỏ qua..
Màu xanh:Thật ra có tieu chuẩn gì, thì mấy cái qui định phải không biết làm sao mà để bọc nilong đó mà..
Màu cam: Vụ này khoái nhất, ngày xưa có liến quan sư huynh với bác Ngọc. Người lỗ nhất là Menard (tại sao chắc phải nhậu lại để nghe đương sự trả lời), người lời nhất là tôi (100k). Cái vụ triệt tiêu lún ấy mà sư huynh...
|
RaymondEr |
|
|
Nghĩa là sao?
Cho thêm thông tin để anh tôi chém cho nó tập trung thì mới ra hàng ngon mà sài, cứ úp mở mãi
|
Robertgomo |
|
|
Cái đó là Ca chứ nhỉ. Thì triệt tiêu chứ còn gì nữa Vụ này lại phải quay lại vụ phát minh ra thịt
|
casinomkw |
|
|
Không phải. Chuyện khác cơ. ko dính đến Oanh mà dính đến sếp của sếp của Vinh.
|
RobertDum |
|
|
THôi tôi lộ hàng đây:
Em bơm Vacuum trước, chất tí tải lên, sau cùng là là tôi ngừng bơm.
Thế thui mà
Mấy bác chắc nghĩ ji dau o đó..heheh
|
ngoctrinh |
|
|
Cái này thì cần xem lại, ở đây có vẻ là surchage trước, bơm chân không, sau đó ngừng bơm hoặc chất tải thêm , trong đó anh thứ 2 đáng ngờ nhất
|
chongthambamien.vn |
|
|
Bơm mà sao P giảm, còn ngừng bơm sao P lại tăng có gì không ổn chăng? Hiện tượng này chỉ có ở observation well thôi chứ chú!
|
hoibmtose005 |
|
|
Em đâu thấy anh nào tăng lúc đầu để minh họa cho cái ý Sucharge truoc cua bác dau.
Anh thứ 2 thì tôi cho doi dai ca nào phat bieu PRO, tăng tính hap dan cho topic...heheh
|
ngoduong89 |
|
|
Thì tôi đã chọn lọc bữa giờ để dem lên hàng ngon rồi mà...
History thì bác cứ tin em. Anh tôi tôi cứ bàn luận tại sao nó như vậy thui. heheh
|
Arthumters |
|
|
Xem chừng chú hơi nhầm đấy. Nó sẽ có 2 loại piez.
1. Một loại là unvented cái này mới thực chất là piez.
2. Một loại là vented cái này lại giống như là deep observation well đấy.
Nếu như chú bật mí ở trên thì đích thị thằng này ở dạng 2 rồi! Hai thằng này nó bị đảo chiều nhau khi hút chân không đó
|
MattieHek |
|
|
Theo em, tôi vẫn đảm bảo không có gì đảo chiều ở đây...heheh.
Thui tôi về day, có gi mai tiep. Hon 5h rùi, chỉ vì cái ông Vacuum này
|
RobertDum |
|
|
Ừ về xem lại đi
|
hoahuongduong |
|
|
To Vinh: Ba cái kết quả đo này chắc không đo tại cùng một vị trí trên mặt bằng ???
|
BarbaraEr |
|
|
>
Các bác xem cái này nó cũng là piez. đấy, nhưng vented. Nó có vẻ giống với chỗ chú Vinh đấy, khi bơm thì cột nước (áp suất) hạ, còn ngược lại thì cột nước dâng!
@Vinh: chú cho xem sơ đồ lắp mấy thằng bên trên cái nhỉ
|
hoangthienthu |
|
|
Dễ là cái đường màu đỏ bị một thằng bấc thấm hoặc ống khí hút nó sờ đến lắm.
|
tungch46 |
|
|
Cái chính là ở cách lắp đặt thiết bị, và nó lại không dùng như là một piez. thông thường mà là observation well. Vì thế nên ở các bài trước tôi mới hỏi cu Vinh là nó thuộc dạng nào (dạng nào thì phải xem nó lắp như thế nào). Và đây là lắp đặt của 2 thằng khác biệt nhau đây ạ, dẫn đến dữ liệu của nó reflect ngược nhau đấy ạ.
1. Thằng Vented (cái này là observation well, trong loại này cũng có nhiều cách lắp, và dẫn đến số liệu thu được không giống nhau cho cùng một hiện tượng đấy ạ)---->Bơm ----->mực nước hạ------>Cột áp thu được hạ (thằng bên trái)
2. Thằng Unvented (piez. đúng nghĩa)----->Bơm----->đồng nghĩa với tăng tải----->áp suất sẽ tăng (thằng bên phải)
>
@Vinh: Thế hồi giờ bên tôi lắp cái piez. giống với thằng thứ nhất à
|
ArthurGip |
|
|
Hì hì, đại ca lại cứ đùa mãi thế. Ở trong pp hút chân không, càng bơm thì càng giảm chứ, có khi nó còn giảm tới trị số âm nữa kia kìa
|
AlbertDOB |
|
|
Hì hì, chắc có đắp trước khi hút đấy nên cái trị số nó mới ngất ngưởng vậy (đoán mò, mà chẳng biết nó là cái gì );
Nếu ko đắp trước (san nền) thì lấy đâu mặt bằng mà vào cắm bấc với lại đắp lớp cát thoát nước . Riêng cái chuẩn bị mặt bằng này thì tôi ước đoán tải đắp lên không dưới 1m đâu đấy nhé
|
Rolandpr |
|
|
Xem lại đi cu, khi nào giảm khi nào tăng nhé Bài trên ấy, bài 149 đó! Có ngày sai về cơ bản đấy nhé Nên phân biệt giữa cái tiêu tán (dissipation và cái EPWP)
|
CharlesEn |
|
|
Trước khi reclamation không ai lắp thiết bị cả! Vậy thì set 0 ngay khi lắp thiết bị và số đọc chỉ có được ngay sau khi lắp thiết bị thôi
|
profilmuoisau16 |
|
|
Hì hì, trên hình vẽ thì ko thể hiện về trendline cái đắp tải trước, nhưng thực tế thì nó có và điểm zero này chỉ có được sau khi lắp xong thiết bị (và thông thường đã reclamation roài) ;
Cái này thì có thể là Texcess nên thấy trị số áp lực trục tung cao ngất ngưởng thế thì tôi tưởng tượng ngay ra đã đắp roài đấy đại ca.
Vì thiếu quá nhiều thông tin nên đoán đại.
Trúng thì trúng chẳng trúng thì trật vậy (câu này nghe quen quen)
|
StephenDAK |
|
|
Cái này chắc chắn phải xem lại
|
StevenKl |
|
|
Cái này tôi cũng nghi nghi, bởi làm sao để kiểm soát chiều sâu thẳng đứng của bấc thấm trong thi công, trong khi khoảng cách của nó có 0,9 - 1,2m;
ngoài ra, khi đất nền lún có khi nó lại ngoằn nghoèo như giun ấy thì biết làm sao được
|
thatgia |
|
|
Rất đúng phải xem lại, và có khi phải đọc lại hoặc học lại rồi khà khà.
@Vinh: Xem lại cái hình như cái hình chú pót không phải là EPWP mà là Total đấy nhé.
|
Bernardmt |
|
|
Bác à, hình như cái biến động của pore pressure trong hút chân không với lại trong gia tải đắp là khác nhau đấy .
Em thấy bác vẫn cứ nghĩ khi hút chân không là nó tạo ra áp lực đất tương đương lớp đất đắp như gia tải tương đương là không phù hợp đâu.
Khi bơm chân không thì pore pressure ngày càng giảm chứ không tăng đâu
|
profillink10 |
|
|
Không khác nhau đâu.
Nó là thế này. Giai đoạn tăng hút khi áp suất chân không đạt đỉnh (trong giai đoạn hút cũng có tiêu tán trước khi chân không đạt đỉnh)------>khi EPWP đạt đỉnh và duy trì áp suất thì là giai đoạn tiêu tán là chủ yếu. Trong trường hợp giữa giai đoạn tiêu tán có đặt tải thì EPWP lại tăng đến đỉnh và lại tiêu tán tiếp. Đó là cơ chế đấy. Không phải vấn đề là áp lực đất tương đương hay không! Xem hình này nè thì biết nó thế nào! Chân không và gia tải luôn đấy.
>
Giai đoạn từ lúc bắt đầu bơm đến lúc đạt giá trị cực đại của vacuum (có thể delay một ít do giai đoạn vacuum có hút nước) EPWP tăng đấy, sau đó thì giảm (dissipation), gia tải thì lại tăng, sau đó lại giảm (dissipation).
Đoạn tăng chính là cái vacuum đó ngay thời điểm t=278 days khi vacuum đạt cực đại.
Đến giờ bác còn không biết thế nào là dissipation nữa thì tôi thua bác thật rồi
|
dolkihote |
|
|
Hình của bác thì toàn số liệu của total porepressure, trong khi giải thích thì toàn excess với lại dissipation, hihi.
Anh tôi đang bàn luận ở đây là total P. bác ợ
|
Edwandhext |
|
|
Hì hì, thì tôi bảo có sự khác biệt giữa 2 thằng chân không với lại gia tải thường mà, trong chân không (đơn thuần) thì xu hướng của nó (total P.) là dissipation từ đầu đến cuối thì phải, đến khi ngừng bơm thì nó lại tăng nhưng nước lại không thoát ra mà nó lại có xu hướng chui vào nên nó mới tăng.
Không biết liệu có ai có thể tách bạch được cái exess tăng (do nền bị nén) và cái excess giảm khi bị hút nước không? chứ kết quả đo nó (total) vẫn là downtrend chứ không có uptrend với hút chân không đơn thuần
Hình của Vinh là ví dụ 1, hình của bác là vì dụ 2
|
thanhtruc |
|
|
Cái này thì là cái key tôi khoái đây... Cái PPS thật sự..ta sẽ dự đoán được PPS có lắp gần PVD hay không.. chứ số liệu của nó khá ảnh hưởng bởi khoảng cách này nhỉ. Cái số 2 này nó gần PVD hơn nên quá trình giảm áp của nó mạnh mẽ bác nhỉ.
|
nguyentrungata |
|
|
Sư huynh Oanh: thanks anh cái thông tin vented và unvented. Cái này tôi cùi quá...heheh. Từ đó giờ làm, tôi chỉ làm 1 loại rất classical mà chưa hề đủ trình để hỏi bên MONITORING về vented hay unvented.
Về áp lực PPS lúc bơm: Suy nghĩ theo hướng Tec gia Gi chắc o duoc, lúc HÚT chân không, PPS sẽ giảm anh ơi, không tăng đâu- Thuần Vacuum, không có gia tải lúc này nhé (quên cái khái niệm áp lực âm đi nhé, nghe gê quá, nếu gọi là âm phải nói âm so với cái gì, âm so với 100Kpa thì dương chứ gì nữa). .
Nó giảm , nhưng giảm như thế nào, giảm bao nhiêu, hay chỉ giảm ở cái mức độ gọi là KHÔNG TĂNG thì tôi phải xét cụ thể (em biết cả 2 thằng này , hic, có cái nó chỉ giảm ở cái mức Không Tăng ) với lại phải tìm 1 cách lý giải thích hợp. Mời các PRO bàn tiếp
|
profilmuoisau16 |
|
|
Màu xanh: chuẩn rồi ;
thực ra nó vừa giảm theo nguyên lý hút và tăng 1 phần theo nguyên lý ép tec-gia-ghì, nhưng theo số liệu tổng lại thì nó đi xuống, tức giảm, có khi còn nhỏ hơn zero nữa .
Nói rõ thêm về thành phần tăng là do khi hút nước ra thì đương nhiên đất bên trên có xu hướng chặt lại làm tăng gamma và nước ngầm hạ nên tăng ứng suất hữu hiệu xuống lớp đất phía dưới -> tăng pore pressure, nhưng tốc độ này tăng chậm, có thể có ai đó tính toán dự báo được.
Màu đỏ: hãy cứ quan niệm hệ thống bơm hút chân không là một máy bơm nước cỡ lớn, bấc thấm là các ống hút có chiều sâu và lỗ thoát hữu hạn thì giải thích được ngay mà.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Nếu điều này là sự thật thì chưa chắc rằng cái kết luận hiệu quả hút chân không chỉ dừng lại ở chiều sâu 8 - 10m . Nhất là cái con PPS thứ 2 gì đó mà nó lại ở độ sâu 15m thì tuyệt cú mèo.
Mà đúng là như vậy thì nhiều người rất khoái, nhất là anh nhà thầu tha hồ mà bảo vệ khi duyệt thiết kế ;
Suy nghĩ về điều này tôi đã hỏi ở 1 top_pịc khác, vacuum trên mặt trăng hay chiều sâu bơm hút chân không, nhưng vẫn còn bỏ ngỏ đấy
Hy vọng quả này có đầy người lăn xả vào để được chém đây
|
mtv_0201 |
|
|
Hình của tôi là EPWP chứ không phải total. Bác đọc lại chủ đề bên trên cu Vinh đã khẳng định là excess mà> Bác còn không hiểu thế nào là total và excess nữa thì cũng hơi buồn thật>
|
dolkihote |
|
|
Em xem lại Tech Gia Gi đi. Với lại xem lại cái hình cuối cùng anh gửi đó, có chú thích ở giai đoạn bơm nó tăng lên đỉnh rồi thì tiêu tán đấy. Anh không quan tâm âm hay không âm, mà chỉ quan tâm đến quá trình của nó là gì thôi
@Vinh: chú nên pót cái lắp đặt mà bên chú gọi là classical ấy lên cho mọi người xem cái đi
|
DonaldMi |
|
|
Cái này không phải key mà là vented và unvented thôi
|
tandc128 |
|
|
Bác trích giúp tôi chỗ nào Tech Gia Gi nói thế nhé Bài toán này có thể giải bằng giải tích được đấy, và đã có rất nhiều lời giải cho cái này rồi. Hì hì
Còn chuẩn hay không thì phải đọc lại mới biết được cho cái màu xanh!
Vacuum không phải là quá trình hút nước thuần túy, cái chính của nó là tạo được sự chênh áp suất giữa trong và ngoài màng hay còn gọi là gradient (chẳng khác gì gia tải thông thường). Đặc biệt là đất yếu có hệ số thấm nhỏ!
|
controlledpills |
|
|
Cái hình nhà cháu đưa lên cho cái vented thì chính là việc không hiệu quả của chân không đấy
Pót lại cái hình trên để các bác thấy khi vacuum nó tăng chỗ nào!
>
Và chỗ nào là giai đoạn dissipation!
|
GordonEt |
|
|
Làm thí nghiệm này rất dễ, bác có thể tự làm được. Lấy đất sét ấy, bỏ vào túi nylon ấy rồi cho ống hút vào hút xem nó ra cái gì rồi hẵng nói, nhớ đặt đầu đo vào nhé
|
EduardoMn |
|
|
Chỗ downtrend ấy, toàn là dissipation cả, ý nói là số liệu của bác toàn là total chứ không phải excess, hay quả này tôi nhầm chăng
|
Happyspringla2007 |
|
|
Bác kiểm tra lại xem, tôi thấy thấy trục tung là PWP chứ đâu là EPWP?
|
terrydoa |
|
|
Em sửa rồi, cái đó chính xác là theo mô hình của te-gia-ghi, còn lý thuyết thế nào tôi chẳng hiểu, nói đại thế
|
delta deus |
|
|
Chú quá nhầm luôn, nó là epwp, không phải total. Mà giữa total và excess thì khác nhau gì đâu về cái tendency! epwp=utotal-ustatic. Do đó 2 thằng này sẽ song song nhau thôi
|
AlfomzoMl |
|
|
Em chắc chắn là bác đã làm rồi nên mới tự tin hướng dẫn như thế, để rồi xem tôi có làm hay không là chuyện khác
|
thanhtruc |
|
|
Đoán quả này đúng thật Làm tại phòng thí nghiệm PARI
|
SpencerJalf |
|
|
Ven tựt và ăn ven tựt là gì thế ??? Có ngon không ???
|
Haroldser |
|
|
EM thấy hình anh, tôi o vấn đề gì hình ấy, chỉ mỗi cái chỗ bắt đầu bơm thì PWP nó lại tăng, o dám khẳng định đúng hay sai. EM sẽ tìm hiểu kĩ về Vented và unvented đã. Vì nếu như anh nói, hình anh và tôi khác nhau cái chỗ thiết bị đo PPS.
Về hình em, Menard toàn dùng loại này, kể cả PVD thường và Vacuum. Bản thân em, tôi được bảo là khi bơm thì PWP nó giảm, sự thật tôi đã kiểm chứng qua mấy công trình, nó thật sự như vậy.
Nhưng cuối cùng vẫn là ...cái chữ kí của em..Em chỉ chắc với cả nhà 1 điều: Tôi thật sự vẫn chưa biết..
Để nghĩ lại xem..
|
dolkihote |
|
|
Ngon lắm bác ạ. Mà cái sau khi tiêu hóa 2 loại này nó khác nhau nhiều lắm cơ
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Nó giảm thì là đương nhiên ở giai đoạn dissipation hay còn gọi là tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư. Chú xem lại biểu đồ của chú ấy, các giá trị đầu tiên ở đâu ra mà mà nó to thế? Từ đâu ra hay khi chưa bơm nó thế? Giá trị tự nhiên khi chưa bơm là bao nhiêu?
Hai cái hình anh pót bên trên là 2 loại món ăn khác nhau đấy và tendency nó hoàn toàn trái ngược nhau đó, cùng một nguyên liệu nhưng 2 cách nấu ăn nó khác nhau dẫn đến sau khi tiêu hóa xong nó thành hai loại khác nhau Trong một dự án có vacuum, một cái anh gọi là observation well, một cái anh gọi là piez.
@Vinh: chú xem thêm mấy paper của indraratna, renada et al, ....về cái này, và thậm chí có thể xem thêm Cọc Ti Nhông et al.
|
sieunhangiambeo |
|
|
em đang làm NCKH sinh viên về cái vacuum consolidation. tôi kiếm dc cái này trong bài giảng của Serge Varaksin.
>
Xin dc trích nguyên văn:
Design values for n is typically 75% of an atmosphere, based on past experience, although this target has sometimes not been reached - see figure below.Anomaly in recorded vacuum level at the periphery - Mean = 0.6Pa
(giá trị thiết kế thường là 75 kPa nhưng dụa vào kinh nghiệm thì giá trị này thường không đạt dc. Trung bình là 60 kPa.)
không hiểu sao VN làm dc 80 kPa nhỉ!
Ps: các bác các anh có tài liệu về vacuum consolidation method cho tôi xin. EM cảm ơn.
|
Williamon |
|
|
Tài liệu thì topic này chú đọc thì thấy hay hơn chú đọc tài liệu thông thường rồi. Forum, tôi đã đưa link download tài liệu rồi, bạn tìm lại xem.
Còn cái 60 hay 75 hay 80, cái này hên xui thui..Varaksin là sế cũ cty tôi đó nhỉ..
|
RobbertooWig |
|
|
Có thể cái đồng hồ đo áp lực của thằng cha này không được tốt, thiếu kiên định lập trường. Các đồng hồ ở ta đo được áp lớn hơn nhiều khoảng 80 kPa ngay cả khi đã tháo đồng hồ rời ra khỏi máy.
|
kiwisoda |
|
|
Mặc dù không hiểu 1 tý gì về mấy cái các bác nói và vẽ, nhưng cũng đọc được hết 10 trang . Chung kết lại thấy viết, bàn tán sôi nổi, hình vẽ đẹp, lạ mắt. Hình như còn thiếu mấy bác khác chưa vào tranh luận cùng .
Chúc các bác sức khỏe >
|
BrandonMr |
|
|
Bác giải thích cho tôi cái cơ chế bơm đồng nghĩa với tăng tải cái được không?
|
RaymondEr |
|
|
Bác ạ, cái initial tự nhiên ban đầu (trước san lấp) có ma nào đo đâu, ông xử lý nền vào gói sau sau khi đã san lấp xong, thế là cái đo trước khi bơm đồng nghĩa với có thặng dư rồi ;
khi cắm bấc xuống nó đã bắt đầu tiêu tán cái thặng dư đó rồi ;
Em đoán thế, trúng thì trúng mà chẳng trúng thì trật vậy >
|
240315 |
|
|
Nhà tôi có biết gì đâu mà giải thích
|
MichaelKet |
|
|
Vấn đề là cái của chú Vinh chắc chắn đo số đọc initial trước khi bơm nhưng số đọc kế tiếp thì lại sau khi bơm dễ đến vài ngày hoặc vài chục ngày ấy chứ.
Bác đúng (nhưng chưa đúng lắm) ở đoạn reclamation nó có EPWP và chẳng phải nó tiêu tán ở giai đoạn cắm bấc mà nó tiêu tán ngay khi bắt đầu đắp nhưng tốc độ chậm, khi cắm bấc thì nó tiêu tán nhanh hơn. Khi bơm thì thằng EPWP nó lại vút lên cao (quá trình tiêu tán chậm hơn quá trình bơm nhiều) cho đến khi bơm giữ ổn định thì quá trình tiêu tán là chủ yếu. Mà bác nên tìm đọc thêm đi, paper đầy nó còn có cả lời giải giải tích đấy, bác ở FECON à?
Bác lên giải thích giúp mọi người 2 cái hình tôi pót về unvented và vented với. Tại sao người ta lắp nó khác nhau và mục đích gì?
P/S: Mà hồi giờ bác có tự tay lắp thiết bị, tự tay làm cái initial reading và các cái tương tự chưa nhỉ? Chắc là rồi, mà còn thắc mắc thế này thì anh tôi nào chưa làm chắc điên luôn thật
|
thanhthanh |
|
|
Thế thì cái việc bơm chân không ~ tăng tải (nén) chưa được confirmed , cái này Bác Ngọc đã trao đổi với 1 đồng chí nào đó bên Vacuum trên mặt trăng.
Về cái này tôi cũng có câu hỏi hay cho nó, nhưng để bác giải thích rồi tôi hỏi
|
MichaelKet |
|
|
Màu xanh: đồng ý, nhưng chưa đồng ý 100%
Màu đỏ: Cái này tôi chưa biết , thế nên đề nghị ai là tác giả trình bày cái để cả nhà biết;
Em ko làm ở Fecon, nhưng thấy yêu thích công ty này, làm ăn đàng hoàng uy tín, được ;
P/S: Nói thật tôi chưa từng làm bao giờ nên mới hỏi lung tung thế, ai biết thì trả lời cho nó thuyết phục
Hnay thứ 7 bác cũng làm à?
|
Vincentpype |
|
|
Nếu cái biểu đồ ấy đúng là excess thì đúng là to kinh khủng, hy vọng nó là total P.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Em thấy bây giờ mấy PRO nên tập trung chuyên môn tí, bàn vấn đề chính thui. EM thấy mấy cái dissipation khi nào có, EPWP, .. chắc o cần bàn vì thật ra ai cũng rành rùi, có khi hơi bối rối tí thui..
EM thấy nên tập trung 2 vấn đề:
1. Vented và unvented, tôi đang tim hiểu và thấy rằng tôi vẫn đang dùng cái loại true piez, o phải Observation well nhé. Nhưng để sure, cho tôi thêm tí time. Nếu sư huynh Oanh có cơ chế lắp đặt và hoạt động của cả 2, xin share phát, heheh.
2. Cơ chế hoạt động Vacuum, tôi vẫn bảo vệ ý kiến khi HÚT vacuum pressure, pwp giảm (từ số liệu tôi quan sát, tài liệu tôi cũng có đọc , kể cả Jian CHu, Indriana,..)
Mời mấy PRO tiếp.
|
phuonganh12 |
|
|
Vẫn đang bàn chuyên môn đấy chứ, có ai ra ngoài quỹ đạo đâu nhỉ?
1. Đang chờ ý kiến của chuyên gia về thí nghiệm
đấy, hãy kiên nhẫn mà chờ sẽ có hàng ngon để mà chém. 2. Không phản đối (I have no objecttion ~ I agreed)
|
plantandzombi |
|
|
Ở ta, cái tô đỏ người ta gọi là hở và kín.
|
BarbaraEr |
|
|
Excess hay total không quan trọng, vấn đề ở chỗ EPWP=total-U0 (static), không đo U0 thì làm sao ra cái EPWP. Hai thằng này nó có tendency như nhau thôi. Ở NT2 thì chắc là không có cái vented rồi> vì có biết dùng nó vào việc gì đâu mà cũng không biết lắp nó thế nào cơ>
|
AlbertgeK |
|
|
Thặng dư tất nhiên là so với thời điểm khi khu đất chưa reclamation, chưa đóng bấc thấm, chưa bơm....lúc U0 static đó.
Thì nhà tôi pót hai cái hình rồi đó bác nhìn chắc biết tại sao hai thằng này khác nhau mờ, nếu chưa biết thì phải đọc thêm thôi
P/S: Cái này cũng giống như ở môn vật lý cơ bản và ông Thường ở một chủ đề khác vậy đó>
Lính lác mà làm giề được nghỉ thứ 7
|
thanhthanh |
|
|
Cho tôi hỏi với. Tại sao cái đường kết quả đo trên hình của Oanh nó lại có màu nâu. ???
|
daohiepukb |
|
|
Màu đỏ: chú đọc cái bài trước anh có cả hình lắp đặt, chú nhìn chắc hiểu tại sao cơ chế làm việc 2 thằng này khác nhau. Vented là nó thông với tầng đệm cát thoát nước bằng cát hạt thô (có khi dùng vải địa bọc với ống slotted), còn unvented là nó không thông với tầng đệm cát.
Màu xanh: Chú sẽ thấy rằng thằng vented mực nước sẽ hạ đúng với cột áp hạ khi bơm chân không trong khi thằng unvented áp suất sẽ tăng tức thời đến cực đại rồi thì sau đó sẽ tiêu tán (dissipation), chắc chú đang hiểu giai đoạn này là mực nước giảm chăng! Anh nghĩ thế! Chú xem lại chính cái hình chú đang pót ấy, và so sánh với U0 static xem thì sẽ rõ ngay thôi>
P/S: Hôm nào xuống Cái Mép anh bày cho (có thể đây là cái mấy chú Menard không bật mí cho chú thôi)
Chú đọc thêm mấy paper này sẽ thấy nó hay lắm:
1. Can. Geotech. J. 39: 1126–1138 (2002)
2. Can. Geotech. J. 42: 1094–1104 (2005)
|
ArthurGip |
|
|
Cái màu đỏ: cái việc giảm hay tăng là tùy cách đo và cách nhìn. Cùng một biểu đồ thấy nó giảm nhưng lại có cái thằng nó bảo là tăng cơ bởi vì khi xem biểu đồ thì nó trồng cây chuối.
|
truongtiengka |
|
|
Để tôi về đọc lại Terzaghi đã bác ợ! Có thế mới biết được ông fe... lừa được khối người nhỉ>
|
Alvarogime |
|
|
Cái này tôi hiểu ý bác.. Chính vì điều đó nên tuy cũng cứng đầu, nên chỉ dám dừng ở việc bảo vệ ý kiến chính tôi. O dám nói sai sai..
|
hoibmtose005 |
|
|
Màu đỏ: Ok rồi anh
Màu xanh: Đây là chỗ tôi đang suy nghĩ (cố gắng bảo vệ suy nghĩ em, nếu o dc thì tính sau )
Màu vàng:Cái này chắc o có, nếu nó o bật mí, thì chính nó làm thiết kế với báo cáo, monitoring thì ok..còn đằng này ...tiểu đệ làm..cũng đã được check và approve mới submit.. (anh tôi cái nào dc nói thẳng, heheh)
Nói chung, anh cho tôi thêm thời gian.. Tài liệu tôi cũng có nhiều, đọc đến chán Vacuum lắm rồi..
|
sukem13579 |
|
|
Thực ra cách hiểu của chú nó lại nằm ở chỗ cái vacuum nó giảm từ 0 đến -80kPa, cái này người ta lại không gọi là pwp. Chú đọc thêm 2 paper bên trên xem nhé.
Cách làm của anh thì lại khác: Thứ nhất xem cái observation well xem cột nước có hạ đúng bằng cái vacuum không (nếu không thì có vấn đề) Cái Observation well này có thể được thay thế bằng pumping well chẳng hạn.
Sau đó thì đến piez. có tiêu tán không, và rồi đến extenso, và settlement plates.
Vấn đề là có thể nó chỉ mở cho chú đến mức độ kí hồ sơ chẳng hạn>
|
hoangphunhan |
|
|
Thực ra tôi đâu có hiểu như vầy.. Mà nói thật..Ở đây tôi không đã kích ai..Nhưng cái này anh hỏi bác Ngọc..Varaksin ngày xưa còn phải thay đổi kết luận và quan điểm về Vacuum nữa. Jian Chu cũng thế..Và mấy PRO khác cũng thế.
Khi người ta gặp 1 hiện tượng lạ..cố gắng hiểu nó..đưa ra những giải thích này nọ..cho là thuyết phục..Nhưng đến 1 ngày nọ..cũng chính họ lại thay đổi suy nghĩ của tôi..vì họ thấy họ đã không còn đúng nữa.. Mà tôi cũng chả thấy họ dựa vào bài báo nào hay lý thuyết nào (vì họ là IDOL mà)..
Cho nên, trong khoa học nói chung, ở đây là Vacuum nói riêng, tôi cũng đang cho là tôi hiểu, anh cũng thế, bác Khoa, bác Ngọc, mọi người cũng có thể như vậy. Nhưng có thể chả ai giống ai,..Nhưng o sao, cố gắng bảo vệ quan điểm tin vào những cái tôi đang thấy, đang sờ..còn hơn lại phải hướng theo trường phái của PRO nào đó xa tít mù khơi ..để rồi sau này..PRO đó lạ thay đổi quan điểm (có khi lại quay về cái tôi hiểu mới đau chứ).
EM vẫn đang cố...càng ngày càng thấy chả hiểu và chả có gì rõ ràng.
Anyway, thanks những góp ý và thông tin của anh..(Nhờ nó mà tôi đang tiến thêm 1 bước vào đường hầm tối tăm )
P/S: 2 cái này
1. Can. Geotech. J. 39: 1126–1138 (2002)
2. Can. Geotech. J. 42: 1094–1104 (2005)
EM download o duoc su huynh send link tôi phat duoc hem
|
truongtiengka |
|
|
Đề nghị bác hỏi câu đó đi...EM chờ duoc chém đây..
|
ngoduong89 |
|
|
Thể theo lời yêu cầu, xem đi cu. Có thử nghiệm hết đấy, xem nó có giống cái của chú pót lên không nhé
|
Roberter |
|
|
Hê hê, cái màu đỏ thì không đúng rồi. Tôi không cho là tôi hiểu. Tôi chỉ hiểu một điều là còn lâu mới hiểu được. Để biết tôi không hiểu thì cần trang bị kiến thức cơ bản thật chắc hoặc không học tí gì cả chứ cứ lơ ma lơ mơ thì lại tưởng là tôi hiểu hết. Nếu không có kiến thức cơ bản thì dễ đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn mà chẳng ai trả lời được rồi cứ tưởng là hay lắm và cứ thế đắc ý mãi theo kiểu đại nhân đắc chí.
Cái tô màu xanh:
1. Vinh đang bảo vệ quan điểm nào thế ???. Thử phát biểu thật rõ ràng cái quan điểm ấy ra xem nào. Biết đâu tôi có thể giúp được.
2. Cái việc đo kín mà Oanh nó đã nói kết quả tăng lên là có thật đấy. Để có thể hiểu vì sao nó lại xảy ra như vậy thì lại phải xem thực chất cái phép đo ấy nó là gì và phải bỏ đi cái quan niệm "áp lực chân không" (nếu có quan niệm đó). Đã là chân không mà lại còn có áp lực. Thật là ngớ ngẩn. . Cái này giống với quan niệm về màu của một vật không màu.
Thực ra, trước khi bảo vệ bất kể cái gì kể cả quan điểm nào đấy thì cũng nên hỏi ý kiến nó một chút. Biết đâu cái quan điểm đó nó lại không thích được bảo vệ bởi bản thân nó đã biết là nó còn lâu mới đúng được.
Cái tô tím thì là đúng rồi. Vì vậy chẳng cần cố mà cứ bình thường thì rồi cũng sẽ hiểu như cái tô màu tím. Thế là hiểu rồi đấy.
to Oanh: cho hỏi 1 tẹo. Với cái thiết bị đo kín (ăn ven tựt_kín thì mới ăn được chứ hở ra thì ai dám ăn), khi lắp đặt thì có phải tiếp xúc với không khí không?. Nếu không tiếp xúc với không khí thì cần phải xem xét lại vì có thể không chính xác. (Cái việc nó không chính xác so với cái gì thì tôi không biết đâu đấy nhé).
Đọc lại sách của Tẹc sa ghì chưa ? có thấy ông ấy giải thích vì sao cái đường đó màu nâu không ???
|
StephenDAK |
|
|
Anh Oanh: Tôi xem xét qua nay, tôi confirm luon với anh là đó giờ tôi vẫn dùng loại Unvented, cái loại 2 trong hình của anh đó.
Đây là procedure của nó:
Procedure and method for installation of piezometer are as follows:
① Piezometer shall be saturate 24 hours to removal of air bubble in the cell before installation. and then taking the zero-reading. It is measured again right before installation in the field.
② Locating the location to be installed.
③ Wrapping the piezometer sensor in a geotextile bag filled with coarse sand.
④ Drilling to the designed elevation with borehole of 90mm diameter, casing shall be used when drilling.
⑤ Tremie sand to the bottom.
⑥ Manually lowering the first piezometer(the lowest one) to the design elevation.
⑦ Install piezometer and tremie sand until the piezometer is sufficiently covered.
⑧ Place bentonite seal (with proper thickness).
⑨ Backfill with bentonite-grout mix.
⑩ Take readings directly after installation and continue periodically (hours to days), as the water pressure decreases after installation.
⑪ Terminate the cable in waterproof enclosure- Pour in a 1 in. (25mm) layer of 0.5 in. (13mm) rounded pebbles, and tamp.
⑫ Construction of temporary fence made by wood for protection of the device.
Thế thì cái sô 1lieu do là thật sự giảm huynh ơi, o phải như Observation well nhé.
Cái bài bào của Jian Chu anh gởi em, tôi vẫn thấy là Vacuum pressure giảm lúc bơm mà huynh....
@ Bác Ngọc: thì con vẫn tin là có thật mà, (cái vụ Unvented va vented đó bác)
Và đây là quan điểm: ap suất PPS lúc bắt đầu bơm Vacuum giảm it hoặc nhiều do tính hiệu quả của nó (nhưng không tăng nhé) so với lúc chưa bơm. Ví dụ nếu tính là Ptotal, chưa chất tải Tại độ sâu x, đo được là 100 Kpa, lúc bơm nó chỉ còn tầm 40Kpa -50 Kpa hay 70,80 ,90Kpa ví dụ. Thì theo con cái giảm này la do Vauum hút (nếu điểm đang xét Vacuum pressure tác dụng tới tại thời điểm đó, còn giảm bao nhiêu thì do tính hiệu quả và tác dụng của nó (1 vấn đề khác).
Bác chém dùm phát.
Thân,..
Gần hết cái cuối tuần....hic >
|
hoibmtose005 |
|
|
To Vinh:
Hì hì. Hóa ra quan điểm là giảm chứ không bao giờ tăng.
Cái kết quả đo PPS số 2 mà Vinh đã đưa ra ở trên nó không bình thường. Nó tự nhiên thích tụt xuống dưới cả cái số 3. Có thể là vì nó muốn nhìn cái số 3 từ bên dưới. Nếu luôn xét đến các trường hợp bình thường thì cái anh số 2 này là "không thể". Vậy mà nó lại vẫn có thể tụt xuống.
Vậy thì cũng có thể vì lý do nào đó có lúc nó lại vọt lên tít trên cao thì sao. Thử nghĩ xem sao.
Cái số 2 là do có cái bấc thấm nào đó chạm đến và hút. Biết đâu cái chuyện vọt lên này là do có thằng nó nghịch nó chổng mông lên nó không hút mà lại thổi thì sao ???
|
dacbiet |
|
|
Về cái số 2: do thời điểm tôi thấy tốc độ nó giảm quá nhanh, so với 2 cái kia là do nó gần PD hơn (chứng tỏ việc cắm PVD, install PPS, kết quả PPS là khá nhạy cảm).
Còn khi nó tăng lên , trở về đúng cái vị trí nó vốn phải ở đó, là vì lúc đó nó ngừng bơm, áp suất nước lúc đó không còn bị ảnh hưởng cùa HÚT, BƠM gì nữa.
|
daohiepukb |
|
|
Nếu có chuyện xảy ra tụt xuống thì hoàn toàn có thể sẽ có chuyện vọt lên. Vì vậy, cái chuyện vọt lên như Oanh nói là có thể xảy ra được.
|
MattieHek |
|
|
EM thấy thế này về chuyện vọt lên:
Nếu muốn xảy ra chuyện vọt lên, thì ở đây phải nghĩ đến chuyện khi bắt đầu bơm. DO áp suất không khí phía dưới màng được xem như là bị giảm áp suất, do đó gây ra 1 áp lực do chênh áp giữa bên trong và bên ngoài vùng xử lí. Áp lực này sẽ gây tăng ưng suất tác dụng --> tăng áp lực nước.
Nhưng nếu hiểu như vậy (cách hiểu này tôi không phản bác) lại đi ngược với khái niệm của Vacuum Preloading : không làm tăng ứng suất tác dụng, chỉ làm giàm áp lực lỗ rỗng.
Bác bàn thêm chỗ này với
|
SpencerJalf |
|
|
Đọc lại bài của Oanh xem. Hắn đâu có nói là tăng mãi mà hắn chỉ nói tăng lúc ban đầu thôi. Sau khi tăng xong thấy chẳng ăn nhằm gì nên nó lại tụt. Thế mới hay.
|
Arshes |
|
|
Dạ nó vented nhưng không phải với không khí mà với cái người ta vẫn gọi là chân không đấy ạ. Tôi đọc lại thì không thấy ông ấy bảo đường ấy phải màu nâu, nhưng theo tôi thì màu nâu là đúng nhất đấy ạ
Em nhầm bác hỏi unvented mờ tôi lại trả lời lạc đề. Nó đâu có thông với không khí (nếu xem bentonite grout nó kín khí). Nhưng mà chắc nó cũng có thông chút ít đấy ạ. Nếu dùng cái casagrande piez. (em không nhớ rõ lắm) còn phải đo ảnh hưởng của áp suất khí quyển nữa đấy ạ(barometric pres.). Vì tôi hay dùng loại VW và nó không có reading hiệu chỉnh cho barometric pres. nên tôi nghĩ chắc ảnh hưởng là không đáng kể ạ!
|
Robertplus |
|
|
Màu xanh: Anh đoán chú còn chưa biết tại sao người ta làm cái màu xanh. Xác nhận cái của chú lắp theo cái unvented. Vậy thì chú cho anh biết cái giá trị đầu tiên trước khi nó giảm (anh hiểu là tiêu tán) nó được gây ra bởi cái gì? Và giai đoạn từ ngay khi vận hành bơm cho đến khi áp suất được gọi là vacuum đạt cực đại (đúng ra phải là cực tiểu chứ nhỉ) có được đo đạc không vậy? Tức là giai đoạn từ khi bắt đầu bơm đến số đọc đầu tiên ấy.
Màu đỏ: Chú xem lại là cái gì nó giảm và giá trị max. của nó là gì (đấy mới là key ở đây). Trong cái đồ thị đó áp suất giảm từ 0 xuống -80kPa, anh hiểu nó là áp suất chân không! Trong một số paper nó còn phân biệt cái presure transducer với piez. nữa kia.
Màu tím: Anh nghĩ đã là thực nghiệm thì khó có 2 kết quả trái ngược nhau (mặc dù cũng có ngay trong ngành cơ học đất đấy). Anh lấy chính cái P1 trong cái hình của chú phân tích thì sẽ thấy như thế này: Ví dụ độ sâu lắp con P1 này là 4m~40kPa dưới mực nước tĩnh, vậy thì tại sao giá trị đầu tiên của nó là 70kPa? Cái gì đã gây ra 30kPa này? để nó có thể giảm cho chú (anh vẫn hiểu đây là giai đoạn tiêu tán). Vấn đề về tính hiệu quả chưa bàn ở đây, sẽ có một chủ đề khác
|
checkerso1 |
|
|
Chú xem lại cái này với, khi giải thích cái vacuum người ta dùng đúng cái analogy của surcharge để giải thích. Tuy nhiên giá trị đưa vào là áp suất dưới màng (giá trị <0) mà giá trị này sẽ phải là giá trị áp từ mặt trên của màng (sẽ làm PWP tăng tức thời trước khi tiêu tán) do đó nó chẳng có gì là khác surcharge cả. Theo anh hiểu thì với pp vacuum thì đường tiêu tán target là vacuum line (còn trong surcharge thì nó lại là đường U0 static). Đây là một hình tôi họa.
>
@Vinh: Muốn đánh giá đúng thì phải kết hợp nhiều thứ chứ chú đưa mỗi cái này lên làm mọi người đoán là chủ yếu. Giống như cái hình anh đưa, có đoạn tải không tăng, mực nước không giảm mà epwp lại tăng (đã làm cho ông viện trưởng một viện bảo rằng không tiêu tán). Vì rằng ông ấy không biết cái history là có một khu kế cận đắp tải! Và cái gì gây ra cái tăng đó thì tôi giải thích ông ý cũng không hiểu, chắc không phải là ông Địa
P/S: Giảm pwp khi tiêu tán tức là tăng ứng suất hữu hiệu đấy ạ
|
JacimtoCogy |
|
|
Cái màu đỏ: Tôi đã kiểm tra thông tin. Sắp chứ chưa phải là Viện trưởng.
Cái màu xanh: Chỉ đúng khi ứng suất tổng không giảm hoặc giảm ít. Nếu bằng cách nào đó mà làm mất tải tổng thì lại nhầm thấy là nó tiêu tán nhanh quá.
|
mucangchai |
|
|
Màu xanh: Cài ni làm đề lấy số độc đầu tiên thui, nó là mốc cho việc tăng hay giàm sau này. Vì cái đo tại vi trí cần đo làm mốc (o phải theo lý thuyết).
Anh hỏi gây ra bởi cái gì, tôi hiểu ý anh mà. Thật ra cái wan điểm có áp lực gây ra do chênh áp thì ok. Nhưng từ đây lại có 2 hướng theo em:
1. Áp lực không khí giảm --> giảm PWP đo được bằng PPS (cài này giảm dẫn đến tăng us hữu hiệu - nhưng không hề tăng ứ suất) dẫn đến gây lún..theo tôi nghĩ cái này sẽ có kết quả như hình tôi đã up.
2. Áp lực không khí giảm ---> phát sinh 1 lực bằng độ chênh áp. Lực này lại gây ra áp lực làm tăng PPS chăng? Nhưng cái độ tăng do cái lực này lại phần nào đó cũng bằng cái giảm PWP do áp lực không khí giảm ---> không hề thay đổi kết quả PPS (có thay đổi nhưng o nhiều). Anh xem hình tôi minh họa bên dưới (số liệu thật nhé)
>
Trong hình này anh thấy, ngay khi bơm Vacuum, PWP giảm nhưng theo tôi cái giảm này chù yếu là do dissipation thôi.
Đó là hướng mà tôi đang nghĩ..(theo tôi thì hướng 2 khá hợp lí theo em)
Còn như hình anh up, PWP tăng ngay khi anh bắt đầu bơm th2i tôi đuối..
|
hoangthienthu |
|
|
Ok Su huynh, moi thu clear, hiu y anh roi...EM muon ra tu lam 1 cai do chu..ma dau co duoc...moi thu o nhu minh muon ma . Con tai sao o duoc thi oi thoi, nhiu diu dang noi lam..chac anh cung hiu.
Em nghi topic nay ok lam roi. heheh. Tôi sẽ mở 1 topic khác về hiểu qua Vacuum (thinking..) Vì chem di chém lại toàn có nhiu đó người (ra quán bia chắc chém ngon hơn )..Mấy PRO khác dấu nghề hay sao đó..
|
MaroldPl |
|
|
@anh Oanh:
Cho tôi hỏi chút: cái đo và đọc số liệu initial ngay khi lắp thiết bị đo và biến đổi của nó trong suốt quá trình bơm cho đến khi Pv đạt max hình như khó ghi lại kết quả lắm vì nó biến đổi liên tục và chạy lung tung, không biết có phải ko bác?
|
michaelyork |
|
|
Giàu thì chơi auto record di bác ..Mà có khi còn khó minh giải hơn..
|
240315 |
|
|
Nó sẽ chạy lung tung trong vòng vài ngày, nguyên do khi lắp, fill bentonite-cement.....nhưng sau đo sẽ là số ổn định. Giá trị này sẽ được xem là giá trị intial ngay sau khi lắp đặt (nó sẽ khác với giá trị đầu tiên mà Vinh đang pót lên ở các biểu đồ khác). Do đó việc theo dõi độ ổn định này cũng cần có sự đánh giá chứ không phải cứ lắp xong là đo ào ào được.
Sau khi có cái Initial Reading này thì tất cả những thay đổi sau đó như đắp tải, bơm hút....cũng cần phải đọc số liệu để có thể biết được nó thay đổi thế nào. Từ lúc bắt đầu quá trình bơm cho đến khi Pv đạt giá trị max. nếu việc bơm ổn định và không bị sự cố gì thì nó sẽ không chạy lung tung đâu.
P/S: Nhân tiện chủ đề nay anh có kinh nghiệm thế này nhé: Có một chú ở Hà Nội, hôm trước gửi số liệu nhờ anh tư vấn. Chú này hỏi một câu "anh ơi sao tôi lắp piez. trên gia tải mà không thấy nó tăng mà chỉ có giảm", anh nói "chắc chú dùng vacuum chăng" nó trả lời "không tôi dùng gia tải thường thôi anh ạ" anh hỏi "thế chú lắp khi nào" nó trả lời "sau khi hoàn thành gia tải tôi mới lắp ạ", anh nói "thế thì đúng con mẹ nó rồi, chú lắp và đo sau lúc chú hoàn thành gia tải thì sao chú thấy nó tăng lên được, cứ vô tư đi nó đang tiêu tán đấy". Khà khà
|
casinomkw |
|
|
Cái này thì pó tay...Kèo tư vấn này thơm quá..
|
GeorgeEr |
|
|
Free of charge chú ơi. Thì anh mới nói cái quá trình nó quan trọng lắm. Cái cách lắp của thằng cha đó cũng không phải là sai, nhưng quá trình đầu thì không biết nó thế nào thôi
|
Stevennefs |
|
|
Chỗ anh Khanh lắp cho chú mà chú còn không ấy được thì còn làm gì nữa> Thôi xuống đây anh đãi hải sản rồi chém tiếp. Đưa thời gian đi
|
williamcuong |
|
|
Thèm hải sản quá. Chẳng thấy ai mời tôi.
Cái anh đo đạc thí nghiệm quan trắc luôn có vấn đề giữa người tiến hành đo và người thụ lý số liệu. Điều này xảy ra ngay cả đối với các đo đạc thông dụng cứ tưởng như ai cũng biết. Vì vậy, tốt nhất là phải bám sát suốt quá trình đo khi phải thụ lý số liệu đó. Nếu không được bám sát quá trình đo thì không nên tin cậy tuyệt đối vào số liệu đo ngay cả khi người đo là trung thực bởi nó còn phụ thuộc vào kiến thức. Cái chuyện này nó cũng nhang nhác như chuyện sử dụng PP ASAOKA để đánh giá xử lý nền bằng hút chân không đấy. Những thiết kế ban đầu của cái sử lý nền tại điện Nhơn trạch 2, các chuyên gia "hàng đầu..." của Trung quốc kết hợp với chuyên gia "hàng đầu..." chỉ đề ra kiểm tra chất lượng bằng cách đo lún và áp dụng pp ASAOKA thôi. Điều kiện để coi nền đã ổn định đã được đề ra là cái anh ASAOKA ổn định. Cái này sẽ là very vớ vẩn bởi người ta có thể có được kết quả ổn định bất cứ khi nào họ muốn bằng cách dừng hút chân không. Theo các tài liệu mà tôi nhận được sau này thì có vẻ như các chuyên gia hàng đầu khác cũng vẫn chỉ dùng cái ASAOKA để đánh giá khi nghiệm thu cho phép dỡ tải.
|
Winmordbet |
|
|
Đúng như bác nói, nếu chỉ dùng Asaoka để đánh giá thì rất dễ bị ăn đòn khi nhà thầu không trung thực, ta có quyền nghi ngờ này nọ. Nhưng cũng thông tin tôi được biết thì NT2 không hoàn toàn dựa vào Asaoka - mà tiêu chuẩn được áp dụng thì cho phép áp dụng thằng này.
|
EfrainKl |
|
|
Bác có thèm ghé đâu, tôi chính thức mời bác nhưng vé máy bay khứ hồi bác tự chi nhé. Khà khà. Cái vụ Asaoka này có lần tôi cũng chiến với 2 cụ gọi là đầu ngành trường XD và một chú mới vừa học vacuum ở TQ về, cũng đưa ra quả Asaoka dọa tôi nữa chứ "em hỏi chú các thầy có biết Asaoka nó áp dụng khi nào không vậy nhỉ" thì các thầy ngồi cười trừ. Cái nguyên lý cơ bản của ông cụ Asaoka để có thể áp dụng thì các thầy này lại quên (chắc cố tình chăng? cũng không biết được). a/. Bước thời gian càng dài thì cằng chính xác (các thầy dùng bước thời gian là 1 ngày , trong khi khuyến cáo là 1 tuần minimum); b/. Các thầy không biết cái áp suất có được lưu là hằng số hay không, vì đâu có đo đâu mà biết (chắc chúng nó tắt bơm luôn). Vừa vào đưa lên Asaoka tôi reject luôn, dưng mà mọi người muốn dừng lắm rồi nên tôi xin phép không được ký nghiêm thu thôi. Không biết bác có biết thầy béo béo tóc bạc tên gì không nữa, còn một thầy là VCN, còn chú TS kia tên là Quỳnh nhưng tôi quên mất tên đầy đủ rồi thuộc viện Địa Kỹ Thuật của trường XD đấy à.
|
Stephenon |
|
|
Chẳng cần xem NT2 thì cũng biết đội xử lý dùng Asaoka à rồi lại khoan khoáy so sánh SPT trước và sau chứ gì, và một số chỉ tiêu khác Chắc ở NT2 dùng điện lưới nên chắc không hết xăng giữa chừng nhưng hỏng bơm hay tắc vòi cũng có thể diễn ra chứ nhỉ. Có thằng bạn nó còn bảo ở đó xử lý đến khi đóng cọc, đất nó cứng quá nên cọc đóng không xuống Chắc xử lý quá nó thành đá rồi chăng?
Nhân tiện cho hỏi bác dxhoa_hcm rằng cái gì làm tốc độ lún giảm như thế này?
>
Hay có ai đó tắt bơm chăng, hay rút vòi chăng?
|
hyutars |
|
|
À, khi ngừng bơm nếu ko dùng Asaoka thì dùng cái gì bác nhỉ, rất mong VN sớm có cái tiêu chuẩn kỹ thuật về pp chân không để có cái pháp lý mà thực hiện, chứ nếu không tin lẫn nhau thì làm sao việc nó chạy ;
Confirm NT2 có điện lưới, và FC làm công trình đầu nên tin họ nghiêm túc.
Bạn bác cũng tham gia đóng cọc à? đội nào ấy nhỉ?
|
nongdan |
|
|
Bạn tôi là ông to nhất ở Ban NT2, và trưởng bộ phận xây dựng ở đấy chắc bác biết tên nhỉ> Có điện lưới thì chắc vẫn có thể làm cho bơm hỏng hay tắc vòi....nhiều cách mà!
Làm giống cái này là được rồi. Ví dụ thôi nhé.
>
Và confirm strength gain thế này
>
Thì tạm gọi là được
|
plantandzombi |
|
|
Tôi thấy mọi người cứ bàn về kết quả đo mà không bàn đến các thí nghiệm khác và vị trí đặt thiết bị đo. Nhiều nơi tôi thấy họ đặt sai hết. Với thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng thì nên đặt ở mép vùng chất tải gần khu vực văn phòng cho dễ bảo quản khỏi bị trộm lấy mất và dễ thao tác đọc số liệu đo.. Sau khi xử lý nền xong thì nên thí nghiệm nén tĩnh bằng bàn nén có R = 1 m ở trên bề mặt lớp cát gia tải để xác định sức chịu tải của nền đất xem nó đã cải thiện tốt hơn như thế nào. . Việc tiến hành thí nghiệm SPT, CPT ... là cần thiết để đánh giá mức độ tăng khả năng chịu tải của nền mặc dù không biết trước đó ngay tại hố thí nghiệm SPT, CPT nó là như thế nào. Có khi tiến hành thí nghiệm SPT và CPT ở ngoài vùng xử lý nền sẽ thấy mức độ tăng khả năng chịu tải còn cao hơn ở trong vùng xử lý.
|
EfrainKl |
|
|
Cái đường màu đỏ vẽ sau cùng nên trông thấy có vẻ mới hơn mấy cái điểm kết quả quan trắc và thấy nó đè lên kết quả quan trắc. Nếu nó được vẽ trước thì các điểm quan trắc phải đè lên nó chứ nhỉ
Kết quả đo và kết quả quan trắc chắc là rất khác nhau ở đoạn đầu và đoạn cuối nên không thấy thể hiện ra.
|
StephenDAK |
|
|
Bạn bác là anh Đức à (chắc cùng làm với bác ở công ty Nhật bổn chứ gì?), bác ấy chuyển đi lâu rồi, giờ làm TGĐ của PVC PT? mà ổng cũng tham gia món chân không chân khiếc này, nếu bác muốn tìm hiểu thông tin cứ hỏi ổng ấy xem không biết làm sao mà chứ tôi thấy một số người cứ nghi ngờ đoán già đoán non
Còn ở dự án này, cát gia tải có thừa nên không phải làm những việc tắc trách như thế , điện cấp đầy đủ và có máy phát điện dự phòng, anh FC làm công trình đầu tay nên tin rằng họ cũng làm thực chất để họ còn nghiên cứu, phát triển thị trường nữa
Ngoài ra, đất bùn ở đây có 7 m thôi bác à, nên không có nhiều tranh cãi về thiết kế như những nơi khác có lớp bùn dày hơn.
Nhìn thấy độ lún under operational loading của bác trông mà khiếp, công trình ở đâu thế mà bác bảo là được ?
|
traiyo1 |
|
|
Đoạn đầu không đo, đoạn cuối chưa đo thì sao biết được bác. Nhưng đoán được đoạn cuối tốc độ lún sẽ bằng 0 mà <2mm/ngày
|
dudung |
|
|
@anh Oanh:
À, đồng chí Thắng hả, chuyên môn tốt và xông xáo, cũng lượn đi lâu rồi. Đóng cọc và đổ bê tông móng tua bin thì đồng chí ấy có tham gia
Nói chuyện về nhà thầu và tư vấn thì cũng khó mà đưa ra nhận định về mức độ tin tưởng hay gian dối, nghi ngờ vẫn chỉ là nghi ngờ, còn thực tế nó thế nào thì vẫn là thế ấy, chẳng có thể nói tốt hơn hay xấu hơn được.
Thực tế thế nào thì có thể một số người chưa có đầy đủ thông tin nên họ chưa hiểu hết, ngay như cái hình của Vinh cũng còn nhận định tùm lum kìa vì nó có show thông tin hết ra đâu.
Nói thật tôi chẳng biết tý gì về chân không chân khủng cả, chỉ tham gia với các anh cho nó sôi nổi diễn đàn thôi nên có nhiều câu hỏi ngớ ngẩn mong đại ca thông cảm nhé
|
thanhvu |
|
|
Cả 3 thằng đang ở LPG Thị Vải Chú làm phó phòng xây dựng ở ban chủ đầu tư mà bảo không biết thì hơi lạ
Càng hỏi thì càng rõ ra chứ sao!
May mà gặp 2 ông ấy chứ gặp tôi qua mặt thì khỏi chê luôn
|
muaxanh |
|
|
Bác mà làm việc với công ty tôi là bác thích liền, chủ đầu tư rất lịch sự đàng hoàng chứ không như những nơi khác. May mà bác không về ban đó hoặc về chủ đầu tư, nếu không có thể dự án còn lâu mới xong
Bác qua mặt hay ai cũng vậy thôi, có thể người ta biết mà không nói mà tôi cứ tưởng tà lưa được người ta . Rất may bọn tôi được làm việc với những người không mưu mô gian dối về kỹ thuật như hai bác ấy. Hãy nhìn vào đối thủ hay đối tác của tôi bằng cách thức tôn trọng bác à , tin nhau là chính.
Dự án xong roài chắc khánh thành sẽ mời 2 bác ấy về tham dự.
Bọn tôi chuẩn bị thất nghiệp đây
Thế thì bữa nào anh tôi gặp phát nhỉ?
|
michaelyork |
|
|
OK thôi. Cái hay ở chỗ bị mà cứ tưởng không bị Tôi nghi ngờ về tính lịch sự khi mà công ty có chữ PVC
Nhanh thì cũng có nhiều kiểu nhanh nhưng làm ăn gian dối để nhanh thì tôi chẳng thích
|
MichaelKl |
|
|
Chắc anh nhầm bên tôi với PVC rồi.
Màu xanh: đồng ý, chẳng ai thích điều này cả
|
thanhtinh |
|
|
To Oanh + Hoa:
Vấn đề mà tôi trình bày ở đây hoàn toàn không có ý nghi ngờ người ta làm việc gian dối. Thử đọc kỹ lại các bài viết của tôi mà xem. Chẳng hiểu sao tự nhiên thằng Hoa lại láo lếu bóng gió là tôi nghi ngờ.
Nhiều khi người ta vẫn muốn làm đúng nhưng lại cóc biết làm đúng là như thế nào nên loay hoay làm trông nó rất buồn cười. Tôi có đầy đủ số liệu do chính bọn Trung quốc mang đến nhà tôi để hỏi tớ. Vì thế tôi mới có cơ sở để nói. Có khi số liệu tôi có còn đầy đủ hơn số liệu mà chủ đầu tư có đấy. Thằng Cu Zi Hống đã định trình bày kết quả đo đạc của Nhơn Trạch tại một hội nghị khoa học nhưng sau đó đã hiểu ra thêm một số điều nên đã chạy mất dép không dám trình bày báo cáo đó nữa. . Tôi chỉ ngạc nhiên là kiến thức cơ bản của Hoa về chuyện này còn yếu vậy mà sao dám khẳng định là người ta đã làm đúng, làm đủ trong khi chính bản thân chủ trì thiết kế (Cu Zi Hống) còn không dám khẳng định điều này.
Về cái chuyện tiêu chuẩn áp dụng để cho phép dỡ tải mà Hoa nói là chỉ dùng phương pháp ASAOKA là nói bậy. Nếu áp dụng TC VN thì hãy đọc kỹ các điều khoản. Trong đó người ta đưa ra các vấn đề mở để cho các chuyên gia hiểu biết tùy cơ áp dụng. Nếu áp dụng tiêu chuẩn Trung quốc thì có đầy đủ các kết quả thí nghiệm cần thiết để đánh giá kết quả xử lý nền mà trong đó chẳng có duy nhất cái anh ASAOKA đâu cả. Có khi cứ đi nghe hóng nghe người ta chém gió mà chẳng chịu đọc nên cứ tưởng như thế là đúng.
Túm lại, để có thể biết đến nơi đến chốn thì nên ngồi đọc cho cẩn thận, nếu không thì lúc nào cũng lơ ma lơ mơ.
|
Stephenon |
|
|
Thằng cha này tôi cũng chặt chém tơi bời luôn, ngay cái vụ piez. đấy
|
Stephenon |
|
|
Xin lỗi bác nếu tôi viết có gì mà bác cho là tôi không phải để tôi sửa lại bài . Tôi ko ám chỉ ai cả bác ạ. Bản thân tôi ko biết hoặc biết ko đến nơi đến chốn. Thế thì chỉ có tin tưởng nhà thầu thôi và qua các trao đổi mới thấy rằng tôi vì chưa biết thông tin hoặc kiến thức hạn chế nên có những nhận định cảm tính sai lầm, kể từ sau khi anh Oanh làm rõ đấy ạ.
Màu xanh: tôi ko nói chỉ dùng asaoka khi cho phép dỡ tải ở bài trước rồi, tôi chỉ mong rằng tôi có nhiều chuyên gia về cái này thế sao ko ban hành tiêu chuẩn đàng hoàng mà áp dụng. Điều kiện dừng tải theo tôi nhớ đâu chỉ có asaoka mà còn điều kiện gì đó mở hơn, nhưng khi dừng thì nhà thầu buộc phải cam kết vì thuộc trách nhiệm của tôi cho đến khi có kết quả khoan khoáy và thí nghiệm trong phòng.
Kiến thức của tôi là lơ mơ bác nói thế là đúng 100% rồi, cảm ơn bác nhiều .
|
muaxanh |
|
|
Cái tô màu đỏ chẳng giải quyết cóc gì ở đây cả chỉ là diễn kịch để che dấu sự ngu dốt của chuyên gia nào đang giải quyết ở đó thôi.
|
dacbiet |
|
|
Thì ai đó cũng diễn hoài mà bác .
Em nghĩ cả cuộc đời là một vở kịch mà chúng ta là những diễn viên, nếu may ông đạo diễn cho vào vai chính diện còn ko may thì vào vai phản diện, mà chính diện hay phản diện cũng tuỳ vào đánh giá của người xem. Có khi xem hài kịch lại ra chính kịch và ngược lại, nhiều khi nó lại có tính bi kịch ở trong đó, phải ko bác
|
GeraldKr |
|
|
Đậm: Cái này là nhận định của bác, tôi ko biết có đúng hay ko nhưng chỉ biết rằng ông ấy cũng có tham gia cuộc bảo vệ thẩm tra ở HN đấy nhé
Cái này thì tôi chưa hiểu thật nhưng nhìn thấy độ lún dư kể cả từ biến sau 20 năm thấy cả mét thì kinh quá, chưa thấy ai duyệt cái độ lún dư cho phép như thế này bao giờ
Chắc rằng địa chất ở đó (Cái Mép) rất phức tạp và bùn chắc dầy lắm, phải không ạ?
|
terrydoa |
|
|
Bác rõ rồi ah, rõ thế nào bày tôi phát..Em đâu thấy anh Oanh confirm gì dau, cung đâu thấy ảnh làm rõ. Mà có thể đã làm mà tôi chưa rõ.
|
opera |
|
|
Làm gì đã rõ về cái gì, ngày càng lơ la lơ mơ thui ;
Cái anh Oanh trau đồi trình bày là những cái tôi cần hoặc chưa biết nên chưa chắc đã phù hợp với Vinh đâu
Bạn làm gì mà im hơi lặng tiếng lâu quá đấy, có gì thì Vinh phản hồi lại các bài của các bác ở trên ấy để cả nhà rõ thêm mà học hỏi
Kết quả là cái con số 2 history như thế nào show hàng cái coi, làm cho mọi người tranh luận sang các chủ đề khác không à
|
MichaelKet |
|
|
Phù hợp hay không thì tùy anh ah, nếu anh tiep thu và ok với nó có thể gọi là phù hợp. Tôi rất ok với cách làm việc, chuẩn bị số liệu, minh giải của anh Oanh. Nhưng về quan đểm tăng hay giảm của PWP, tôi đang khó mà chống lại cái gì tôi đang thấy và đang sờ. Chắc phải có 1 bữa nhậu với đại ca nữa, hi vọng bia sẽ làm tôi ngô ra hoặc lại là càng đi càng tối.
Con số 2 tôi nhớ đã clear rồi mà, rõ ràng nó phải gần PVD thui, không có khả năng khác mà gây ra sự bất thường trong biến đổi như vậy (trừ khi là số ma).
Còn im hơi...em làm lính..đâu phải lúc nào cũng như mấy PRO mà lúc nào cũng tham gia trau đổi duoc..heheh. Nói chứ, cái nào tâm đắc thì chém..thế thôi..
|
Enriquecem |
|
|
Thì Vinh làm rõ câu hỏi của anh Oanh tại sao số đọc initial nó cao cái đi, có đo trước khi chạy bơm không? ngoài ra, có đo trước khi san lấp và cắm bấc không?
tôi thấy nhà thầu bảo là nó chạy lung tung nên ko đọc, chỉ đọc khi vacuum đạt max thui, thực tế nó cũng làm thế.
Nhưng khi đọc lại của anh Oanh cũng thấy cái lý của anh ấy, nhưng mà rõ ràng cái hình của anh Oanh ko thể hiện số liệu mearsured của giai đoạn trước khi Vacuum đạt đỉnh, cái này thì tôi cũng đang lăn tăn.
|
Charlesquew |
|
|
Bác xem lại cái hình số 2 tôi post xem..nói gì chạy bơm, tôi đo trước khi install cái membranche nữa kìa.Từ lúc mới vào luôn. Xem xong chắc anh hiểu chứ gì.
|
arthomeviet |
|
|
Có phức tạp gì đâu bác ..tầm 40m thui...
Cái 15cm này trong 20 năm hả bác..Thế trong thiết kế bác tính được cái độ lún dư này nhiu thế?
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Hình nào? hay cái hình thiếu thông tin ấy? Mà có thông tin gì đâu mà hiểu.
;
Đo trước khi install membrane nhưng nền đã san lấp lên mấy mét? Cái initial các bác nói ở đây là Uo ở trạng thái ban đầu chưa làm gì cả, chưa san lấp hoặc chưa đào thì phải.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Chú đang sờ cái đuôi sao đoán nó là con gì được> Cứ xuống Cái Mép thì sẽ ra ngô sắc ngố thôi
|
Danielpr |
|
|
Vì thằng FE nó cũng không đo, nhưng cái chính là nhà cháu phân tích cái loading history và cái U0 static và thấy rằng cái đoạn nó cao thế phải do vacuum nó gây ra thôi
@Vinh: Chú plót cái U0 static và U0 (vacuum) lên cái biểu đồ piez. của chú thì chú thấy ngay ấy mà có gì phải lăn tăn>
|
StevenKl |
|
|
Sư huynh ơi, xem xét bữa giờ. có vài suy nghĩ, nên cần vài điều:
1. Sư huynh cho tôi hỏi vài thông tin của cái hình mà PWP tăng khi hút Vacuum: Date lăp đặt màn, date bắt đầu hút, Precedure thi công càng tốt.
2. Cái quá trình tăng PWP của anh diễn ra tức thời quá, Sư huynh nói đúng về có tí delay về hút nước nhưng cái tí này không hề nhỏ nhé, cái này ảnh hưởng tường đối đến cái trend PPS của tôi anh nhỉ (cụ thể thế nào chắc anh biết rồi).
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Ọc, nói thế này có vẻ như sô lieu nay anh khong tự làm ah anh(Do FE hả).. >
|
taolaai |
|
|
Ừ do FE. Nhưng có xem nó lắp, đo...... anh có lấy số đọc thô
|
thatgia |
|
|
Hic..Lại phải coi lại quá..Để tôi confirm cái này lại..Có ông bạn làm thi công ben FE..heheh (chơi chiêu là chết anh tôi tôi liền..)
|
thanhtruc |
|
|
Màu đỏ: Lắp đặt màng 7-9 June 2010, bắt đầu bơm vacuum 16 June 2010, đạt giá trị max. 2 July 2010. Procedure thi công thì để anh xem thử, vì lúc anh vào đã đang lắp đặt thiết bị rồi nên anh cũng không hỏi nhiều.
Màu xanh: Cái việc delay này nó sẽ có ảnh hưởng nặng với đất sét yếu hệ số thấm lớn, nhưng nếu là lớp lọc bằng cát (kiểu như cái piez. lắp theo kiểu 1 ở hình anh gửi) thì nó sẽ có giảm ngày tức khắc giống như tôi nói.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Không chơi chiêu gì đâu, đó là thực tế mà. Chú kiểm tra ngay cái số liệu của chú thì thấy thôi mà, không cần phải kiểm tra số liệu của FE.. Có chăng chơi chiêu ơ giai đoạn cuối.
|
Arthumters |
|
|
Số liệu ờ hình 1: tôi đag kiểm tra vì ko tự tay làm
Số liệu hình 2: EM tự làm mà, o cần check
Đang lấy 1 cái project khác nữa đề xem thế lào.
|
Arshes |
|
|
Qua nhiều xem xét và cũng qua 1 buổi hải sản sư huynh đãi.
Em xin giữ ý kiến của tôi về chú pore water pressure này. heheh
|
AlbertDOB |
|
|
Chắc buổi nhậu sôi nổi lắm đây
|
test1212 |
|
|
Cũng sôi nổi nhưng không đến nỗi lắm. Cu Vinh ngồi chưa nóng chỗ đã đòi về rồi
|
hiepsitayto |
|
|
CHiều kẹt họp mà.. 1h họp mà 1h30 còn ngồi nhậu với đại ca đó..hết tôi quá còn gì nữa..heheh. Bữa sau lên Sài Gòn tôi chuộc tội mà..hhehe
|
Robertplus |
|
|
Hình như topic này chưa có kết luận gì về việc PWP tăng hay giảm ngay sau khi bắt đầu bơm chân không. Tôi có cài hình này đưa lên cho các bác chém tiếp để có phọt ra cái kết luận, để tôi học tập với ạ
PWP
>
Observation Well
>
|
suanhadthouse |
|
|
Có thấy hình gì đâu cu em. Tôi copy cái link diễn đàn đó rồi dán vào đây
|
deptrainhatnha |
|
|
Con số 2 bị nhầm gì hả? Correct là đúng mà không correct là sai phải không Có GWL monitoring không bắn lên luôn cho nó đủ bộ
|
dudung |
|
|
Không bị nhầm gì cả bác ạ. Correct là tôi correction với extensometer chứ không biết đúng hay sai. Không correct là raw data, đo thế nào vẽ lên vậy.
Em có edit lại bài trên rồi đấy ạ. Có graph của Observation well luôn và số liệu cũng update đến thời gian thằng thầu chính đòi dỡ tải.
Tiện đây tôi cũng muốn hỏi các bác chuyên gia 2 câu:
1. Không biết có bác nào so sánh áp chân không trong đất với áp chân không tại vị trí PVD chưa vậy? Đánh giá dụng tác dụng của vacuum thì nên sử dụng số liệu áp chân không tại vị trí nào? Tại vị trí PVD hay vị trí không có PVD?
2. Các bác có đo áp chân không theo độ sâu không ạ. Không biết nó giảm dần theo độ sâu hay là giữ nguyên cho đến tận độ sâu xử lý (hoặc độ sâu tác dụng của áp chân không). Tôi nghe thì có người nói giảm dần, có người nói không đôi. Chẳng biết thế nào và cũng chẳng có số liệu monitoring để xem nữa >>>
|
casinomkw |
|
|
Chà, lâu lâu lên không ngờ topic này lại duoc tiếp tục..tưởng stop rồi chứ.
Nhìn cách bạn pót số liệu chắc bạn đang thi công Vacuum hoặc monitoring, analysis,.. --> chắc chắn bạn thấy rằng pore water pressure tăng hay giảm khi bơm rồi (giảm). San tien cho hoi ban lam cty nào thế
Về việc đánh giá Vacuum theo độ sâu, nó khó có 1 kết luận chính xác nhất, vì hiệu quả này là tùy công ty, tùy máy sử dụng, phương pháp thi công (màng or tube), chiều sâu cắm PVD, chiều sâu lớp đất xử lí,..
Còn việc chọn giua so lieu đo áp trong màng và so liệu đo áp trong PVD, theo tôi moi cai có ưu khuyet diem rieng.
Nếu bạn muốn phan tích xem tai cong trình cua ban Vacuum giam hay ko giam theo do sau, ban goi het so lieu len day, tôi xem xem co jup duoc ko, còn cai cao thủ khác nua
Correct with extensometer thì ok rùi. Dùng để tính lại độ lún của cái sensor de hiu chỉnh PWP
Thân
|
hoahuongduong |
|
|
Để có thể hiểu thì đôi khi ta cần tạm vứt béng cái lý thuyết đó đi mà làm các thí nghiệm cực hạn trong đầu.
1. Giả sử có một dự án vĩ đại tiến hành hút chân không trên một diện tích bao la là 1 cm2. Lúc này, tác dụng của việc hút chân không sẽ sâu đến đâu.
2. Lại giả sử có một dự án tiến hành hút chân không trên toàn bộ bề mặt trái đất. Lúc này có hút được nước lên không. Nếu không hút được nước lên thì có tác dụng đến độ sâu nào.
Cái mà lâu nay chúng ta làm thì nó nằm ở giữa hai cái này
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Đỏ: ah, ra làm cho anh Vũ... Nếu chỉ quan tâm đến lún thì ở một chừng mực nhất định có thể xem tải vacuum tuong đương 60Kpa-70Kpa khoảng gần 4m đất đắp như bạn nói. Nhưng thực ra nguyên lý của Vacuum là giảm u --> tăng ứng suất hữu hiệu, khác lộ trình ứng suất của gia tải thường là tăng ứng suất tổng --> tăng ứng suất co hiệu. Bạn có thể xem trong lý thuyết (tren google nhiều lắm). Điều đó giải thích tại sao khi bắt đầu hút Vacuum , sensor của piezo sẽ giảm so với thời điểm ngay trước khi hút Vacuum.
Cam: Khi thiết kế, tôi chắc rằng hiện nay chẳng ai thiết kế giảm theo do sau vì biet giảm bao nhiu đâu mà thiết kế, hơn nữa nếu làm như vậy chẳng khác nào đi nguoc lại lý thuyết (lý thuyết cho rằng nó isotropic mà.). Nhiều khi tôi muốn làm đúng thì lại bị những comment từ lãnh đạo đó mà, kiểu như vậy. Nhưng nếu muốn nói Vacuum giảm hay ko giảm theo độ sâu thì tùy. Giống tôi nói ở trên: tùy máy, bề dày sòt soil, chiều sâu cắm PVD,..(bạn xem cái comment của bác Ngọc chắc hiểu dễ hơn)
Xanh: Tôi viết nhầm đó nhưng ý tôi đúng với bạn, giữa soil và trong PVD.Vào 1 thời điểm t1, tại độ sâu -15m ví dụ, áp suất Vacuum trong đất và trong PVD hoàn toàn có thể giống (khác rất ít) và khác nhau, thậm chí không có. NHưng đến thời điểm t2=t1+30 ngày ví dụ, thì .... vẫn có thể thay đổi (tăng áp suất lên) hoặc có thể y như cũ (trong tường hợp ở t1 ko thấy ảnh hưởng của Vacuum tải sénor này)....Càng nói tôi càng ko biết đang nói gì...hichic
|
phuonganh12 |
|
|
Em đã cố quên đi rồi mà vẫn không hiểu được bác ạ>>>. Theo như thí nghiệm cực hạn này thì độ sâu ảnh hưởng của chân không phụ thuộc vào diện tích xử lý. Bây giờ tôi cố định diện tích thì sẽ được 1 độ sâu ảnh hưởng nhất định. Nhưng cái tôi quan tâm là phân bố áp chân không trong khoảng độ sâu ảnh hưởng thế nào? Không đổi trong toàn vùng (Isotropic) hay giảm theo độ sâu (đến cuối độ sâu ảnh hưởng thì áp = 0)
|
Vincentpype |
|
|
Hình như người ta đo thì thấy cái chân không nó giảm đấy chứ
Chú tacongthanhvinh bảo nó giảm là vì khi đó chú đang xem cái GWL không phải của khu vực đó mà chú đang xét cái GWL ngay trong khu xử lý. Đó là lý do tại sao người ta phải lắp những cái OB nằm ngoài khu xử lý để tính toán cái EPWP. Những cái GWL nằm trong khu xử lý sẽ cho thấy thông tin khác đấy chứ. Chú tacongthanhvinh cứ thử đo hai cái GWL trong và ngoài khu xử lý xem nó có giống nhau không? Với những cái lắp trong khu xử lý thì nó đang bị ảnh hưởng rồi, không dùng để hiệu chuẩn EPWP được đâu.
Việc mực nước khác nhau trong nên ở các vị trí khác nhau là có thể xảy ra, và nó được dùng để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp này đấy. Nhưng ở một số dự án người ta cố tình lờ đi cái GWL đo được trong khu xử lý. Với cái hình của bạn volcano5683 trên kia thì thấy kết quả từ observation well rằng GWL giảm từ +2.3 xuống -4.3m, phải chăng đây chính là hiệu quả của cái áp chân không~66kPa. Mà cái Piez. thì nó ứng xử không giống thằng này rồi.
@chú tacongthanhvinh: chú kết luận nó giảm thì e rằng hơi vội đấy (nó giảm của chú tương ưng với GWL trong khu xử lý chứ không phải là GWL vốn có trong nền tự nhiên).
|
dolkihote |
|
|
Trong toàn bộ chiều sâu xử lý thì chỉ có một vùng rất mỏng ở bên trên là thỏa mãn điều kiện isotropic thôi (chắc xem như hết chiều sâu vết nứt của biên khu vực gia tải). Còn từ chiều sâu đó trở xuống sâu hơn thì nó lại theo cái K0 đấy chứ ạ! Nếu không bơm gì hết thì áp =0 ngay trên mặt, do đó cái điểm 0 nó phụ thuộc vào độ lớn của áp suất bơm, và chắc là có thể đo được bằng cách này hay cách khác
@chú Vinh: không lý thuyết nào bẩu nó isotropic toàn chiều sâu đâu
|
xac suat |
|
|
Em gửi thêm hình của 2 cái OB nữa cho các bác phán. OB2 nằm kề khu xử lý chân không, OB3 thì xa hơn khoảng 100m. Cả 2 khu ứng với OB2 và OB3 đêu xử lý chất tải thông thường.
OB02
>
OB03
>
Màu đỏ: Phần này tôi chẳng biết giải thích sao, chỉ biết rằng số liệu đo thực tế nó vậy.
|
AlbertgeK |
|
|
Như vậy là muốn biết độ sâu isotropic đến đâu là phải xác định được chiều sâu vết nứt. Mà có khi viết nứt nó lại nghiêng chứ không thẳng đứng thì cũng chẳng phải isotropic hoàn toàn. Còn đo áp chân không theo chiều sâu thì tôi chưa thấy có ai đo thì phải.
Trong cái hình dưới đây. Liệu có phải Yan & Chu nói áp chân không không đôi theo độ sâu vì : us = gama water . h - 80 kPa.
>
|
thietkelogo |
|
|
Đúng là phải đo để biết nó isotropic hay không rồi. Người ta đo trong phòng thí nghiệm thấy nó giảm theo chiều sâu ở điều kiện cực kỳ lý tưởng thì hiện trường chắc nó cũng giảm nhỉ
Cái hình này không biết có phải số liệu đo không chứ, vả lại ông ý hình như cũng không bảo là nó không đổi nhỉ, anh cũng nắm vài số liệu đo không thấy nó không đổi theo chiều sâu. Tuy nhiên trong cái hình này cái đường suction đã được vẽ là tịnh tiến sang trái 80kpa rồi vậy thì thằng này phải xét đến cái OB trong khu vực vacuum nó có dịch chuyển đều như thế không (chắc là không rồi). Và nhìn vào các biểu đồ này thì cái thằng u0+deltasigma nó chẳng // với đường thủy tĩnh, vậy thì đây là minh chứng cho cái việc vacuum nó không đều chăng!!!
Việc vẽ biểu đồ cái đường us chỉ có ý nghĩa duy nhất là thằng epwp nó tiêu tán xong thì đường thũy tĩnh tiến về đấy, mà tiêu tán 100% rồi mà nó không về đấy tức là nó giảm theo chiều sâu. Để ý cái đường ufinal đấy nó lệch với cái đường us kìa
|
profilmuoibay17 |
|
|
Đây là 1 OB nằm xa khu xử lý nhất.
Bên OB2 và Vacuum thì dry fill. Còn OB3 và OB4 thì hydraulic fill và không có giếng bơm nước gì cả mà chỉ có ranh thu nước từ SB ra thôi. Công trình bé tý xíu thì chỉ có 4 cái OB thui bác ạ
|
Alvarogime |
|