Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Cái gì đây ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cái gì đây ?

     Mấy năm trước có đi qua một bãi cát. Có mấy thằng cha nghịch ngợm cứ thả cục thép nặng chừng hơn 20 T từ rất cao (17 m) xuống bãi cát làm cho cát lún thành hố lớn. Xong rồi lại lấp cát vào như cũ chẳng thấy khác gì. Họ làm như thế để làm gì. Có tính toán thiết kế gì không nhỉ. nếu có thì tính như thế nào ? Đây là một số hình ảnh bắt quả tang sự nghịch ngợm của mấy thằng cha hết việc. > > > Bên cạnh mấy tên này còn có một tên làm cái gì với các đồ chơi sau đây: > >
Có 40 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
puma12 43 đây là pp đầm chặt bằng tạ rơi, giảm e. nếu như làm đường thì ngta kiểm tra dung trọng khô bằng mấy cái tn hiện trường mấy cái đồ chơi tôi bé hình trên chả lẽ cũng kiểm tra dung trọng khô?
puma12 43
mucangchai Không phải vậy.
mucangchai
kukuca
chắc là mấy bác ấy rãnh quá lôi việc ra nghịch ấy mà!!!!!!!!!
kukuca
mtv_0201 keke, chả nhẽ khi cái cục sắt 20T ấy rơi xún hố, thì cái anh chàng rãnh ngồi ở cây dù đo sóng nhỉ ? hĩ, với cái cục sắt ấy ngta xác định cái vùng ảnh hương của us ? (e chế đại, hichic)
mtv_0201
lightzar
To all 1. Cái này là dynamic compaction còn gọi là heavy tamping. 2. Đồng chí đo đó chắc là đo dao động, sóng ... 3. Ngoài ra còn đo một số cái như pore water pressure, dissipation... 4. Tính toán: Chắc là tính được. Mời xem thêm FHWA-SA-95-037. 5. Cái phương pháp mang tính cơ bắp hầm hố này chắc là Mỹ hay dùng>>> 6. Kiểm tra xem nó có hiệu quả hay không thì bằng các thí nghiệm hiện trường. Hay trial embankment...trước khi thi công đại trà. 7. Hình như cái nà có thể kết hợp với PVD trong trường hợp đất yếu thì phải.>>> @Bác Ngọc: Cái pp này đã được thi công tại VN chưa bác nhỉ. Chi phí có rẻ hơn các phương pháp khác không.
lightzar
williamcuong Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
williamcuong
Cái này khác với dynamic compaction ở ít nhất 2 điểm: - Trọng lượng cục sắt và chiều cao rơi lớn hơn. - Cái này đã dùng ở Việt nam. Hiện trường trên ảnh là ở Cát lái. Phương pháp này chỉ tạo các lỗ cách nhau 3 D với D là đường kính cọc. Cọc được tạo bằng cách thả rơi tự do vật nặng 27 T với chiều cao thay đổi theo 3 lần cho 1 cọc. Đó là 25 m, 17m và 12 m. Phương pháp này áp dụng tốt cho lớp bùn sét yếu nằm gần bề mặt có bề dày nhỏ hơn 7 m. Giá thành phương pháp này là rẻ hơn các phương pháp khác với cùng điều kiện ĐC áp dụng như đã nói ở trên nhưng lại gây chấn động rất lớn. Cái thằng đang đo chấn động tren ảnh là tớ. Sau khi đo chấn động sẽ có biện pháp ngăn chặn và giảm ảnh hưởng của chấn động đến công trình lân cận. Khi thi công theo phương pháp này, Vật nặng rơi từ cao xuống rất nhanh tạo nên cọc cát trong đất với áp lực ngang rất lớn quanh cọc. Áp lực ngang này sẽ gây lún nền đất do làm tăng áp lực nước lỗ rỗng trong đất và được thiát nước bởi chính các cọc. Đây cũng chính là một ví dụ cho thấy Áp lưc ngang (tải trọng ngang) cũng có thể gây nên lún nền đất.
williamcuong
dudung
Thank các bác. Biết thêm được nhiều thứ từ các tiền bối, nhưng quả thật là phương pháp thi công và tính toán thì m chưa rõ. Bác NGOC có tài liệu hay cái gì đó nói cụ thể hơn 1 chút về vấn đề này k nhỉ?
dudung
thanhtruc
lúc trc từng nghe nói thằng trung quốc nó từng kết hợp cái pp tạ rơi với bấc thấm (thêm cái bơm hút chân không ??? cái này k nhớ rõ) để xử lý nền làm sân bay j đó
thanhtruc
240315 Bác Ngọc ơi, Bác cho cháu hỏi để hiểu vấn đề này kỹ hơn Bác nhé! Có phải ý Bác là người ta thả cục tải 27T từ những độ cao trên xuống nền đất bùn sét yếu để tạo ra những lỗ hình trụ có đường kính bằng đường kính cọc (D_cọc đã được tính toán trước) rồi đổ cát vào đó để có được những cọc cát để gia cố nền bùn sét yếu không ạ. Với lại cháu thiển nghĩ rằng áp lực ngang lên bề mặt thân cọc do áp lực nước lỗ rỗng theo mọi phương tại một cao độ mặt cắt ngang cọc thì sẽ bị triệt tiêu nhau theo nguyên lý áp suất của Pascal thì làm sao gây nên lún nền đất được ạ. Chỉ là suy nghĩ cảm tính của cháu thôi ...mong Bác giúp cháu hiểu rõ hơn. Cháu cảm ơn Bác ạ
240315
Donaldsor Cái phương pháp tạ rơi kết hợp bấc thấm mà ShangHai kết hợp với FECON đã dự định áp dụng ở Nhơn trạch là phương pháp chém gió thôi. Cái tính toán của họ cho phương pháp này kém cái tính toán của mấy ông HTX năm 1965. Buồn cười lắm. Tôi đã chứng minh bằng lý thuyết rằng cái phương pháp tính của họ là sai cơ bản (Toàn TS với GS được mời từ TQ sang đấy, họ cũng giống tôi ra phết). Sau khi tôi chứng minh xong thì không thấy họ nhắc lại nữa, chắc vẫn thù tôi lắm.
Donaldsor
CharlesEn bác nói e mới bik đấy, zậy cứ ngỡ mấy bác shanghai lợi hại được giải thưởng này nọ nữa. mà nếu e nhớ k lầm thì e đã từng nghe cái ấy đã áp dụng thành công ở trung quốc ! nghe 1 bác fecon nói
CharlesEn
mucangchai Dạ Bác, cháu hình dung được cách người ta thực hiện phương pháp trụ cát thay thế này rồi. Cháu cảm ơn Bác! Bác cho cháu hỏi một chút xíu nữa: lớp đất bùn sét yếu này dày bao nhiêu và cọc cát thay thế này sau khi hoàn tất dài bao nhiêu ạ.
mucangchai
RobbertooWig Đọc kỹ lại bên trên đi nhé. Hiệu quả từ 4 đến 7 m.
RobbertooWig
Amen1402 k dám đâu bác ợ ! nhưng k rõ với đất yếu khoảng 7m thì cái tạ rơi có đủ tạo thành cọc cát thay thế có chiều sâu đủ k nhẩy
Amen1402
Alewohabee Phương pháp của ShangHai-FECON khác hoàn toàn với phương pháp này. Cái tạ của họ chỉ tẩm quất xoa bóp trên bề mặt đất. Lân cận khu vực đầm đất, họ cắm những kim tiêm để lấy nước lên. Kết quả mà họ khẳng định bằng "thề thốt" rằng phương pháp này làm cho lớp đất sét yếu bên dưới cố kết mạnh đến nỗi sau này có đặt tải lớn lên nền thì nền sẽ không lún tẹo nào. Thế mà có rất nhiều người đã tin họ rất mãnh liệt. Công nhận họ giỏi phết trong khoản thuyết phục người khác tin mà không cần tẹo nào về kỹ thuật. Tôi gọi cái bọn ấy là bán thuốc cao dạo ở bến xe. . Về mặt nguyên tắc, mỗi giải pháp luôn có miền áp dụng của nó. Cái giải pháp xoa bóp tẩm quất này chắc là làm tốt ở việc khác chứ khó áp dụng để xử lý lún nền bùn sét bên dưới. Nếu có thì tác dụng rất hạn chế. Tôi vẫn còn giữ đầy đủ tài liệu thiết kế tất cả các version của họ cho xử lý nền NHơn trạch. Còn phương pháp này, khi dùng cục tấn thả rơi thì đủ năng lựong để tạo ra cọc (xem ảnh thì thấy đó)
Alewohabee
sieunhangiambeo Bác Ngọc quên là ShangHai-FECON có Hội đồng khoa học về nền móng tiếng tăm nhất VN à?
sieunhangiambeo
tieu sao
k bik cái pp của bác Ngọc tính toán thế nào nhỉ, kaka
tieu sao
GordonEt Có mà nhất cái con khỉ. Khi tôi vào việc, chẳng thấy ai xuất hiện cả. Phương pháp tẩm quất xoa bóp của họ tự nhiên lặn mất không thấy sủi tăm.
GordonEt
Alvarogime
Bác Ngọc ơi. Bác đo sóng chỉ để đánh giá ảnh hưởng xung quanh thôi hay đánh giá luôn độ chặt của đất ? Bác dùng phần mềm gì để đo vậy ?
Alvarogime
Winmordbet
NẾu được mong anh giải đáp giùm tôi vài ý như sau: -Đường kính cọc cát thay thế này khoảng bi nhiêu? Có phải đk cọc cũng bằng đường kính cục tạ hay ko?(theo trong hình là khoảng bi nhiêu, và thực tế thường dùng những loại đường kính nào?) -Khi thi công xong những cọc đầu thì với chấn động do tạ rơi để thi công những cọc tiếp theo thì khoảng cách 3D như vậy có đủ đảm bảo để ko ảnh hưởng phá hoại hay hư hại những cọc đã thi công lúc đầu hay không? -Những cọc này bố trí ra sao? Có phải bố trí theo ô vuông hay tam giác như cọc thông thường ko? - CÁi này nghiệm thu như thế nào?(về chất lượng cọc, về chiều sâu cọcv.v.v) -Biện pháp ngăn chặn và giảm ảnh hưởng của chấn động đến công trình lân cận sau khi đo đạt như thế nào? Có phức tạp lắm ko? Nếu được anh vui lòng giải đáp giúp tôi với. thanks anh nhiều nhiều.
Winmordbet
hoang tuan PP này đã được thi công tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Không biết có cùng nhà thầu thi công với dự án bác Ngọc ko mà "máy giống máy" quá. Đây là link file báo cáo thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý nền: http://www.mediafire.com/?qjb3eqtg5q3hpd2
hoang tuan
test1212
Em chỉ chứng kiến PDA quả tạ bằng chì Pb nện xuống đầu cọc khoan nhồi D1500 chứ chưa thấy dùng quả tạ bằng chì Pb nện xuống đất san lấp cả .. Bác nói rõ để cho anh tôi thông, nhất là áp dụng cho Dung Quất niềm tự hào của người Việt
test1212
lightzar Có chỗ nào chưa rõ ?? Quả này làm bằng sắt nặng cỡ 27 Tấn rơi từ độ cao 27 m, nện xuống đất để đẩy cát bề mặt xuống lớp bùn sét yếu bên dưới như một cái cọc cát bị đầm chặt. Thế thôi.
lightzar
casinomkw
Thì Bác nói là Đầm chặt đất nền đi nói Nện nghe ngược tai... vì nhiều lông che Lỗ nhĩ
casinomkw
Winmordbet Cái này không phải là đầm chặt đất nền mà là tạo cọc cát bằng nện. . Đầm chặt đất nền là phương pháp khác có trọng lựong và chiều cao quả tạ nhẹ hơn nhiều hoặc diện tích đầm lớn hơn. Trông hình thức giống nhau nhưng bản chát khác nhau hoàn toàn .
Winmordbet
dutrieu
cái này gọi là đầm chấn động thì phải. lúc con học nền móng thầy con cũng cho xem vài hình ảnh và video thi công, tại một vị trí người ta thả đến 3 lần thì phải.có khi nhiều hơn nếu thấy lún ít. chiều cao rơi cũng chừng như thầy ngọc 25-30m. nhưng cục tấn dc nâng lên có dạng hình vuông. phương pháp này chỉ dùng cho những công trình biệt lập cách xa khu dân cư, đê đập chứ không là nứt hết hihi. @thầy Ngọc: 1. tôi không biết người ta tính toàn chiều cao rơi với trọng lượng quả tấn đó hay không? nếu tính toàn thì phải dựa vào lớp đất yếu hả thầy? 2. tôi đầm cho cát thay thế lớp đất yếu suốt chiều dày lớp đất luôn hả thầy (ở đây là 7m) như vậy phải đo độ lún quả đó đủ 7m hay sao hihi.
dutrieu
thuymo Đọc từ đầu đi. Đây ko phải là đầm chấn động mà là cọc cát thay thế. Bản chất khác hoàn toàn. Tại sao phải đo độ lún suốt 7 m. Nguwoif ta chỉ cần đo 3 lần 2.5 m là có cọc 7 m.
thuymo
profillinkmuoihai12 Theo tôi biết nhà máy DQ chỉ có tôi nó chứ xung quanh có thằng nào dám xâm phạm vào lãnh thổ nó đâu mà phải thí nghiệm giảm ảnh hưởng của chấn động đến công trình lân cận ... hay Bác thuốc được CĐT như vụ THÍ NGHIỆM KHUNG ẢNH?????
profillinkmuoihai12
hiepsitayto Cái hình của tôi đưa lên ko phải ở Dung quất mà ở chỗ khác. Xem kỹ từ đầu đi. Toàn đọc lớt phớt rồi hỏi lăng nhăng. Có nhiều việc nói đi nói lại mãi thuần về KT mà bọn CDT cùng với một số thằng khác vẫn không hiểu thì đành phải làm cái thí nghiệm khung ảnh cho nó dễ hiểu hơn. Vậy mà chưa chắc chúng nó đã hiểu được đâu. Chắc đ/c Cò đọc ko kỹ cái bài "thí nghiệm khung ảnh" hoặc đã đọc kỹ nhưng không hiểu nên mới nói lăng nhăng như vậy. Khi giải quyết được công việc không gây tốn kém cho CDT mà lại có lợi lớn cho CDT thì người TV có quyền hưởng một phần của cái lợi đó. Ở những vụ đó không có chuyện tính tiền theo tư duy "cổ" là theo phần trăm của tổng thiệt hại cho chủ đầu tư. Ở đây không tính theo phần trăm đào đất. Tóm lại cần hiểu kỹ rồi hãy nói. Chứ cứ hiểu lớt phớt mà vẫn phát biểu là dễ phát biểu tầm bậy lắm đấy.
hiepsitayto
thanhtinh Hồi chiều vội ko có thời gian nên chưa hỏi thêm nhiều, giờ cho tôi hỏi tiếp: -Sao ko bố trí 3 lần rơi là đều 25, 25, 25m hoặc 17,17,17m or 12,12,12m cho đồng bộ mà lại thay đổi chiều cao như thế, sợ lệch cục tấn chăng? -Cục tấn mỗi lần rơi xong làm cho nền cát lấp lún xuống rồi người ta lại đắp vào , nếu cho độ sâu 1 cọc thay thế khoảng 7m thì cần bao nhiều lần rơi cục tấn, bao nhiêu lần lấp lại cát để tạo thành cọc thay thế (em ko hiểu ý lúc đầu là thí nghiệm thay đổi chiều cao 3 lần 25,17 và 12 để chọn độ cao tối ưu hay là 1 cọc 7m chỉ cần 3 lần thả 25,17 và 12 là được cái cọc thay thế) -Sau khi thi công xong với diện tích khu vực mà anh đang làm(trong bài ko nói diện tích khu đất) thì thời gian chờ để nền đạt độ ổn định cho việc xây dựng công trình là bao lâu? Mong anh giải đáp tiếp
thanhtinh
checkerso1
Và đây là mô tả sơ bộ nguyên lý của cọc cát thay thế. > >
checkerso1
viet toan 12 Cái chiều cao rơi cho các lần khác nhau là phải tính toán cụ thể cho từng công trình. Sau đó làm thí nghiệm kiểm tra. (Đào lên xem và đo) Tại Cát lái họ chỉ cần thả rơi 3 lần, thi công rất nhanh. Sau khi thi công xong thì cứ việc làm công tác móng không cần phải chờ lâu như phương pháp gia tải trước vì áp lực nước đã đựoc nằm trong đất sẵn rồi. Nếu quấn chiếu thì chỗ nào đóng trước thi công móng trước. về mặt nguyên tắc thừong phải để cho vùng đất đã đóng "nghỉ khoảng 2 tháng
viet toan 12
Donaldsor Cho tôi hỏi tiếp là sẽ thực hiện công tác này trong phạm vi ảnh hưởng của từng hố móng hay toàn bộ đất nền san lấp của 1 công trình?
Donaldsor
mucangchai Em nghĩ thằng này nó cũng giống dynamic compaction thôi hà. Với dynamic compaction thì bác cũng có thể tạo ra áp lực nước lỗ rỗng thặng dư do tải động. Và rồi thằng này nó tiêu tán dẫn đến cố kết..... Bác bảo khác quả nạng và chiều cao rơi tôi e là chưa ổn. Vì cái chiều cao rơi cũng như trọng lượng quả nặng nó phụ thuộc vào từng case chứ không phải lúc nào cũng áp dụng thế. Tất nhiên mọi cái phải có cái trial trước rồi mới kết luận là quả tấn nặng thế nào, và chiều cao rơi là bao nhiêu. Mà tôi nghĩ chỉ cần đảm bảo cái tích số :WH thì có thể thay đổi chiều cao và trọng lượng quả tấn nhỉ.
mucangchai
muaxanh Khi ta đã tạo ra cái cọc cát rồi thì ta vẫn phải gia tải để nước thoát ra chứ thầy. Hay vì cái lực động từ quả tạ nên cứ để thế là nước thoát ra. Cái này coi như cọc cát đầm chặt và tính như thế có ổn không thầy
muaxanh
dolkihote Theo như tôi hiểu thì nước thoát ra bởi 2 lý do 1. Quá trình nện, cát chiếm chỗ đất sét yếu làm độ chặt tăng lên, lực ngang làm áp lực nước lỗ rỗng tăng lên và thoát vào cọc cát 2. Phần gia tải chính là lớp cát dày 5m đã san lấp trước khi thi công nện. P.S: Không biết là sau khi thi công xong thì có phải gạt bỏ lớp cát này đi không vì nó còn liên quan đến cốt san nền thiết kế nữa, hay lớp cát 5m này đã được tính toán trong bài toán san nền
dolkihote
mtv_0201 Cái này là Dynamic Replacement nè. nó khác Dynamic Compaction 1 chút về: - Kích thước quả nặng - Loại đất áp dụng Đúng ko bác Ngoc_IBST? mong bác bổ sung thêm.
mtv_0201

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       xin 1 đề tài tham khảo về cọc cát ạ !    (có 6 câu trả lời)
       tương tác giữa vải DKT và đất    (có 21 câu trả lời)
       Giảm lún cho nền sau khi san lấp.    (có 8 câu trả lời)
       Công nghệ thi công cọc cát đầm chặt?    (có 5 câu trả lời)
       Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng    (có 35 câu trả lời)
       tinh t50 và t90 trong thí ngiệm nén lún    (có 27 câu trả lời)
       Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ?    (có 55 câu trả lời)
       Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt?    (có 66 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn?    (có 36 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu?    (có 55 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       Cọc đất xi măng!!!!    (có 32 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       Thắc mắc về hệ số thời gian (Th) trong bài toán cố kếtt theo phương ngang    (có 80 câu trả lời)
       Xử lí đất yếu bằng cọc cát    (có 19 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top