Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Xử lý nền đất yếu bằng PP đầm động (dynamic compaction)? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý nền đất yếu bằng PP đầm động (dynamic compaction)?

     Thưa các bác! Chẳng là nhà tôi hôm vừa rồi có vào trong khu công nghiệp Fomosa - Hà Tĩnh có thấy mấy các bác trong đó đang xử lý nền đất yếu bằng mấy quả đầm rất to(khoảng 15 tấn), cho thả từ độ cao đên 20m xuống. Theo tìm hiểu của tôi thì biết là khu vực này có một lớp cát mịn dày khoảng 10m (SPT 3-8), dưới đó là 1 lớp sét yếu dày khoảng 5m (SPT~1-3). Tôi thấy phương pháp này có vẻ hay hay, và rẻ. Có mọi người ai có hiểu biết, hay tài liệu về cái phương pháp này xin cho tôi vài nét chỉ giáo để ngu tôi đây mở rộng tầm mắt với. Em có search bằng anh google nhưng nó cũng ra rất nhiều tài liệu mà vôn tiếng anh của tôi cũng gà gà. Bác nào có biết thằng Tây, thằng Tàu nào nó có tiêu chuẩn về món này cũng xin chỉ đường giúp tôi với nhé! Cám ơn các bác và tôi mong nhận đc chỉ giáo!
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng được xây nhiều nhất từ đầu năm đến nay!
con voi con Cái này nhiều chỗ làm lắm. Vào các trang này nhé, có cả tài liệu đấy www.menard.ae www.vulcanhammer.net ...............
con voi con
inetryconydot Nhiều chỗ nhưng mà nó toàn ở đâu đấy trên TG chứ ở VN hiện nay hình như chỉ có ở FORMOSA. Công nghệ này có vẻ rung chấn mạnh nên chắc chỉ dùng ở nơi xa dân cư thôi nhỉ. Ở gần nhà dân hay công trình gì đó chắc là hư hại hết
inetryconydot
daohiepukb
Công nghệ này ở VN xưa này hiếm có lẽ vì VN xử lý nền đất yếu ở VN chưa tính đên hiện tượng hóa lỏng bao giờ. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho xử lý nền cát rời rạc, có khả năng bị hóa lỏng cao khi có tác dụng của tải trong dung động lớn như động đất chẳng hạn. Dưới đây là link tiêu chuẩn thiết kế công trình kháng chấn của ngành giao thông Mỹ (em có đính kèm tài liệu theo nhưng ko biết có được ko, nên gửi luôn link cho chắc). Từ trang 347 đến 349 là thiết kế chống hóa lỏng theo phương pháp dynamic compaction đấy ạ. http://www.fhwa.dot.gov/engineering/...?pub_number=19 Hoặc cuốn ground improvement (chapter 3) với link dưới đây http://www.mediafire.com/view/?36g80z1p30pd3z1
daohiepukb
cameralenguyen
Mục đích cuối cùng của phương pháp này là gì hả các bác? Vì đầm cũng chỉ đầm được 1 chỗ, trong các tài liệu của Nga nó cũng nhắc đến và cách làm giông giống ở trên, mục đích của nó là tạo ra các hố đào, tại đó đất được lèn chặt và tăng sức chịu tải, những vị trí này thường bố trí cọc móng nhà luôn hoặc móng băng đi qua các điểm này. Các bác xem cái hình sau đây: > Cái hình dạng cái hố 1-2-3 là do cái quả tạ kia tạo ra. Có phải đây là phương pháp mà các bác đang bàn ?
cameralenguyen
thanhtruc
Lần trước tôi có gặp một chú bên Úc, chú ấy qua cty tôi để khảo sát thị trường cũng có nhắc đến phương pháp kiểu này nhưng hình như là dùng đá dăm để đầm như cọc cát ạ! ko biết có giống loại của bác đề cập ko ạ?
thanhtruc
thuymo Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
thuymo Cái pp tôi đang nói, ở dưới đáy có dải 1 lớp vật liệu làm chặt bằng cát hoặc đá dăm hoặc bằng cái gì đó cũng được , cũng có trường hợp nó không dải gì ở dưới; sau đó đặt móng ở trên có thể là bê tông đổ tại chỗ hoặc móng đúc sẵn. Minh mới biết có vậy thôi .
thuymo
nguyentrungata
Ở đây e thấy có kết hợp PVD và Dynamic compaction Bác ah. Hiện e đang thắc mắc trình tự thi công đê chắn sóng là như thế nào. Mong các Bác chỉ bảo! Chúc cả nhà nhìu niềm vui.
nguyentrungata
Alewohabee Ồ, bạn thấy thì bạn phải nói- trình bày để chỉ bảo mọi người chứ . Mà cái màu xanh và màu đỏ có liên quan đến nhau không nhỉ ? >
Alewohabee
AlfomzoMl Hjhj, e nào dám ạ.> Về kết hợp PVD vs anh Dynamic compaction: sau khi cắm bấc hết tầng bùn, ng ta bắt đầu cho đầm nện, búa đầm này 14 tấn ạ. Đầm khoảng 5 đến 7 nhát sau đó lại san bằng... tiếp tục đầm. Mong các Bác giúp e hiểu rõ hơn ạ, e may mắn đc thấy, sờ chứ còn gà mờ lắm! Còn 2 cái đỏ xanh í. chắc là ko liên quan nhưng nó cùng công trường ạ.>
AlfomzoMl
AnthonyGape Bạn thấy thế thì chắc nó là thế, tôi thì không rõ về vụ này; nhưng theo tôi thì việc cắm bấc là để tạo điều kiện thoát nước nhanh; còn kết quả đến đâu thì phải xem các báo cáo, có số liệu đo dạc gì không ? Bạn ở gần đó có đi xin được không ? đem lên chia sẻ với anh tôi . Ngoài ra cũng cần tính toán: bài toán thoát nước dưới tác dụng của tải trọng động >.
AnthonyGape
ArthurGip
Em cũng đang làm số liệu khu có cái Dynamic Compaction (DC) này ạ .Hiện tại thì chưa đc nên hẹn Bác một ngày ko xa nhé!
ArthurGip
GordonEt Nếu được thì cho tôi xin cái số liệu đầu vào trước nhé. Ví dụ như hình dạng, biên độ, đồ thị của cái tải trọng động tạo ra. Và thông số của lớp đất cần gia cố .
GordonEt
moaza12vs Chỗ bạn đang nói tới là vừa làm dynamic compaction và vừa PVD? Bạn đã bao giờ hỏi thằng tư vấn xem tại sao lại làm vậy chưa?
moaza12vs
WeksizzySl Hj, tks Bác! chắc chắn có cơ hội e sẽ hỏi. Tôi nghĩ tùy vào điều kiện chịu tải của từng khu mà có những phương pháp khác nhau. Ngoài tác dụng thoát nước thẳng đứng, ko biết bấc còn có tác dụng ji ko Bác nhỉ? e cũng đang nghĩ thế thì nước sẽ thoát đi đâu khi đầm?
WeksizzySl
AlfomzoMl Tôi nghĩ nước sẽ trào lên trong quá trình đầm nhưng rùi sẽ từ từ thấm xuống khi có cơ hội. Bởi không thấy đường nước dẫn ra khỏi zone xử lý.
AlfomzoMl
ngoduong89 Cái vụ kết hợp này là lạ nghe. Bạn có thể đưa chi tiết lên cho mọi người tham khảo không? Sau khi thi công PVD xong thì đắp đệm cát rồi thả quả nặng? Làm như vậy có tác dụng thế nào? Lợi ở điểm gì? Đến cao độ nào thì không thả quả nặng nữa?
ngoduong89
dolkihote mail bác Hùng ntn vậy ? , e đang gặp bài toán nền đường giao thông trên đất yếu muốn xin ý kiến bác . thanks !
dolkihote
thatgia Dạ, nếu mà có lớp đệm cát thì nước sẽ theo bấc thoát lên khi đầm, sau đó thoát sang ngang nhờ lớp đệm. Đằng này cắm bấc xong đầm luôn ạ. Thấy cái này lạ nên e muốn mọi ng cùng chia sẻ, chứ e ko bên thiết kế Bác ah.
thatgia
greent Ngay cả có cái in đậm thì nước cũng chẳng tự nhiên thoát ngang được đâu bạn Quả này may ra ổn khi có các giếng thu nước.
greent
thatgia
chắc đây là môn nền móng chứ bạn, môn này tôi chưa học=))
thatgia
hyutars Bạn có cơ hội rất tốt để tìm hiểu phương pháp này vì bạn có mặt trực tiếp ở hiện trường. Nói thật là tôi cũng chưa thực thấy phương pháp này mà chỉ đọc qua sách vở thôi. Bạn có để ý thấy họ lắp đặt giếng thoát nước, hay thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng như các phương pháp xử lý đất yếu thông thường ko? Cũng có thể người ta coi lớp cát trên có thể là lớp thoát nước được, nhưng dù gì cũng phải có hệ thống thoát nước ra ngoài, bạn thử quan sát kỹ lại xem Mà tôi muốn hỏi bạn là người ta đầm trên toàn bộ mặt bằng hay chỉ những chỗ ko cắm PVD (khoảng giữa các PVD)? Tôi nghĩ rằng phương pháp này vừa có tác dụng xử lý lớp bùn sét yếu và vừa xử lý lớp cát rời rạc ở trên.
hyutars
RobertDum Cảm ơn Bạn! Đúng là nay tôi mới để ý kỹ, đi ra hết biên mới thấy.Xung quanh khu vực xử lý có hệ thống rãnh thoát nước. ( Bác Nguyencongoanh thiệt là cao thủ) Khj đầm ko quan tâm đến vị trí cắm PVD bạn ah, khoảng cách tâm 2 điểm đầm liên tục là 4m. khu vực này có lắp đặt đấy đủ các thiết bị quan trắc. Chắc là đúng như bạn nghĩ.( lớp bùn ở đây dày khoảng 7m, bên trên thì toàn là cát)
RobertDum
thuymo Để chắc chắn hơn thì bạn nên kiểm tra cả chiều sâu cắm PVD, xem nó cắm đến lớp đất nào? Nếu bạn đang làm việc với phương pháp này thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ thì mới đánh giá đúng được hiểu quả của nó, để công trình đảm bảo ít nhất là về mặt kỹ thuật. Tôi chưa làm việc với phương pháp này bao giờ nên cũng chỉ hiểu lơ mơ thôi
thuymo
duong tang Hjhj, e cũng lờ tờ mờ Bác ạ! Xin up cái chart để mọi người cùng phân tích. Cái này e đo áp lực nước sau mỗi lần đầm tại 1 điểm (6 lần)
duong tang
greent Theo cái hình này thì cái việc đầm này ảnh hưởng đến độ sâu tầm 10m. Do đó nếu cắm bấc thấm chỉ cắm đến độ sâu tối đa là 10m thôi. Sau đó có đo cái dissipation sau khi đầm không? Và lượng nước thoát ra là thế nào không? Có tính toán ước lượng áp lực nước lỗ rỗng tăng lên và tiêu tán gây thêm lún không? Tính toán cái này cần thiết là như thế này thử xem sao. 1. Đo độ lún nền mỗi lần quả nặng thả xuống (cần đánh giá mức độ lún của lớp đất yếu bên dưới lớp cát). Từ độ lún này, tính toán ngược lại cái áp lực nước lỗ rỗng thặng dư, và độ lún khi tiêu tán (dùng FEM). 2. So sánh áp lực nước lỗ rỗng thặng dư và tiêu tán khi đo đạc với kết quả tính toán 3. PS: điều kiện biên là áp chuyển vị cưỡng bức. Hoặc tính toán lực tương đương khi quả nặng rơi ở độ cao nào đấy. Tuy nhiên áp chuyển vị cưỡng bức có vẻ ổn hơn. Đầu đo ở độ sâu 12m có vẻ đặt vào thấu kính cát rồi
greent
levantrai Theo như bác taka nói thì lớp cát ở khu xử lý dynamic này dày khoảng 10m. Và theo như đồ thì của bạn thì bác Oanh nói chiều sâu cắm PVD tối đa là 10m. Vậy có phải họ chỉ xử lý lớp cát hay không? Bạn có soil profile của vị trí bạn đo và chiều sâu cắm PVD thực tế thì confirm lai nhé. Mỗi lần đầm tại 1 vị trí các nhau khoảng thời gian là bao nhiêu vậy bạn?
levantrai
nongdan Sr Bác vì giờ e mới hồi âm đc. Mỗi lần đầm cách nhau tầm 1 phút 30s ạ. Địa chất khu e đang làm thì 4m đến 9-11 m là bùn, cát chỉ là 4m trên thôi. Bên e thì tùy khu vực mà dùng phương pháp khác nhau: nếu tầng bùn < 8m sẽ dùng Dynamic Compaction& PVD, khi > 8m thì Vacuum.
nongdan
taolaai Hiện ở đây thì e ko thấy đo tiêu tán Bác ạ. Bác ui, cái xanh xanh e chẳng biết ji đâu. Bác giúp e hiểu rõ hơn với ạ. Cám ơn Bác!
taolaai
checkerso1 Địa tầng như vậy thì chiều sâu cắm PVD ko có gì đặc biệt. Hình như cái phương pháp PVD kết hợp Dynamic compaction này mới có bọn China nó làm thì phải, tôi thấy cũng khá mới mẻ. Chỗ bác Oanh nói dissipation nếu tôi hiểu ko lầm thì là đo áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian sau khi đầm đó bạn. Nếu mà ko đo cái này thì quả là hơi bị lạ lắm. Ko biết ở đó có đo áp lực nước lỗ rỗng tự động ko nhỉ? Nếu có thì bạn có thể đo gần như liên tục ấy, bạn có thể theo dõi được áp lực nước lỗ rỗng ngay cả giữa các lần đầm. Cái này theo tôi cũng khá là hay.
checkerso1
hyutars Dạ đúng là toàn bọn Đài Loan vs TQ (Tàu Khựa đấy ạ) Ở đây ko có thiết bị đo tự động đâu Bác, Khi máy đầm gần khu vực quan trắc nào, phải cho dừng máy lại để đo, sau đó mới tiếp tục. Ps: Hình như lâu ngày Bác ko check mail phải ko ạ>
hyutars
profilmuoibon14 Tôi ko nhầm thì bọn Formosa Plastic nó bắt quan trắc tự động cơ mà nhỉ. Ko đo tự động thì ko thể đo được áp lực nước ngay sau mỗi lần đầm được rồi. Tôi check mail thường xuyên mà, tôi mới sửa đc email đăng ký. Ko biết bạn gửi qua địa chỉ nào?
profilmuoibon14
williamcuong hjhj, là do e hiểu nhầm ạ. Cứ ngỡ là tự đo tự lưu. E gửi qua địa chỉ hongsondc3005@daheo chấm gì đó ạ. ^^
williamcuong
inetryconydot Thì tôi nói là hệ thống tự đo tự lưu đó bạn, ko cần mỗi lần đo là 2 thằng chạy ra nối dây đo đo gì đâu, chỉ cần 1 thằng ngồi nhìn màn hình máy tính là thấy hết đó Tôi check cả mail đó cũng ko có email nào của bạn cả (toàn quảng cáo). Bạn chuyển cái đuôi thành: @gmail nhé.
inetryconydot
cameralenguyen hehe, Bên e thế thì ko có Bác ah, cứ đến giờ lên điểm là 1 tên chạy khắp đo đo móc móc
cameralenguyen

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Biên Bản Nghiệm Thu Cọc Cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cùng trao đổi nguyên nhân sập đoạn kè 70m ?    (có 10 câu trả lời)
       Tổng kết KQ xử lý nền đường bằng PVD kết hợp với bơm hút chân không!    (có 72 câu trả lời)
       Tài liệu Hội Nghị Tổng Kết Vacuum method ở Bộ GTVT!    (có 12 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng phương pháp hạ thấp mực nước ngầm?    (có 7 câu trả lời)
       Tài liệu xử lý đất yếu    (có 18 câu trả lời)
       Cái gì đây ?    (có 40 câu trả lời)
       xin 1 đề tài tham khảo về cọc cát ạ !    (có 6 câu trả lời)
       tương tác giữa vải DKT và đất    (có 21 câu trả lời)
       Giảm lún cho nền sau khi san lấp.    (có 8 câu trả lời)
       Công nghệ thi công cọc cát đầm chặt?    (có 5 câu trả lời)
       Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng    (có 35 câu trả lời)
       tinh t50 và t90 trong thí ngiệm nén lún    (có 27 câu trả lời)
       Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ?    (có 55 câu trả lời)
       Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt?    (có 66 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn?    (có 36 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu?    (có 55 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       Cọc đất xi măng!!!!    (có 32 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top