Cho em hỏi chút....... - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cho em hỏi chút.......
Hồ sơ của tôi lớp số 3 là lớp cát sét trạng thái chặt đến rất chặt thì thiếu mất các giá trị dung trọng riêng tự nhiên và c, phi ai có thì share tôi cái, e đang cần gấp để làm. Tôi nhớ cái này có thể chọn
Có 53 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
hoài tra cái này trong tiêu chuẩn 45-78 nhé , cái này search diên đàn nhiều
|
sukem13579 |
|
|
bác có thể cho tôi xin được không , tôi down hoài toàn vào cái ko dùng được , nhiều khi chỉ có tên loại đất mà không có chỉ tiêu cơ lý làm bị lúng túng lắm . cảm ơn bác trước nha
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Anh lục giùm tôi cái tôi tìm hoài mà chả thấy......
|
MattieHek |
|
|
cái này nặng gần 30mb.ok để tối a xem up rùi gửi e. bh a đi cảm ơn các thầy đã. :d
|
Freddievaw |
|
|
Đai ka việt tra giùm tôi cái tôi tìm mỏi con mắt mà chả bít lấy cái nào.
|
AlfomzoMl |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Thứ nhất theo TCVN thì:
Cát sét (cát pha) chỉ có ba trạng thái:
1. Chảy (lỏng)
2. dẻo
3. Cứng.
Em nên kiểm tra lại tên gọi, sợ họ gọi không đúng đâu. Đây có thể là lớp cát. tôi xem họ có làm góc nghỉ khô ướt, e-max, e-min thì là cát, còn nếu là cát sét thì sẽ phải có c, phi.
|
ngoctrinh |
|
|
Tôi thấy gọi trạng thái cát pha (cát, sét), có một số phòng thí nghiệm gọi trạng thái kém chặt-chặt vừa -chặt theo hệ số rỗng hoặc SPT, một số phòng thì gọi là chảy-dẻo-cứng theo độ sệt B, chắc có lẻ tới hai hướng báo cáo lận, mong mọi người thảo luận
|
noithatap |
|
|
Vậy nó có những gì hả bác
|
muadem116 |
|
|
Ẹc người ta bảo vệ xong nền móng rồi cha.
|
delta deus |
|
|
Trong hồ sơ khảo sát địa chất lớp cát thường không có ghi dung trọng,c,phi vậy những giá trị này lấy từ đâu để tính SCT của cọc?Phải tra TCVN 45-78 hả bạn?nếu đúng thì tra trang mấy mục nào?Thanks.
|
sukem13579 |
|
|
bảo vệ tốt chứ e ?
|
levantrai |
|
|
chọn sao cho khi tính Pvl=1,5Ptk là được mà
|
KennethOt |
|
|
Cũng nghĩ tới thằng đó. Nhưng cái này hỏi bao nhiêu %
Còn hỏi thêm 1 câu tính lún theo phân tầng cộng lún chia bao nhiêu lớp là oke nhất
|
con voi con |
|
|
chia đến khi nào sigmagl=0,1sigmabt đó.nói chung chia càng nhiều tính càng chính xác mà
|
profilmuoinam15 |
|
|
Làm gì đau đầu vậy, chia 64 lớp là oke nhất. Càng nhỏ càng chính xác
|
opera |
|
|
thì tui nói rồi đó.mà có cọc lệch tâm nữa hả.tui nghĩ hệ cọc thì coi như thằng nào cũng đúng tâm hết chứ
|
Danielpr |
|
|
k chính xác đâu , con số thật ra là sigma GL = 0.2 sigma BT thì tắt lún rồi, chính xác thì phải tùy vào lớp đất cụ thể
|
hiepsitayto |
|
|
Cọc lệch tâm cũng có vd cọc xiên. Nói chugn cái câu đó tôi chưa hình rõ dc
|
RobbertooWig |
|
|
cọc kn hay cọc ép, câu này thằng bọn a mất vài hôm thảo luận mới có câu trả lời chuẩn đó.
còn 45-78 có mấy cái tra số liệu,e tìm dc là tốt rồi .
|
phuonganh12 |
|
|
vậy chính xác là 0,1 cho đất yếu và 0,2 cho đất tốt
|
ArthurGip |
|
|
ah ok,khoan nhồi thì a tìm hiểu khá kỹ rồi. Có câu nào cứ đưa ra bàn luận
|
MichaelKl |
|
|
Thép dọc trong móng cọc khoan nhồi đặt theo cấu tạo, hàm lượng bao nhiêu thì đủ hả anh.
Em thắc mắc 1 điều là tại sao khi chọn chiều cao đài và chiều sâu chôn đài ta có thể chọn dc, cơ sở ở đâu mà chọn.
|
ewrewrwewe |
|
|
chiều cao đài thì dựa vào sức chống cắt theo mặt cắt nghiêng (chọc thủng) còn chiều sâu chôn đài thì có công thức mà,chủ yếu để đủ khả năng chịu lực ngang để chống trượt
|
williamcuong |
|
|
Trong đồ án toàn chọn chả ai kiểm tra
|
fordthudo1 |
|
|
vậy là may cho ông đấy
em muốn hỏi một câu là khái niệm dằng móng,dầm móng,đà kiềng phân biệt sao ah:
|
thanhtruc |
|
|
Của tôi thì tôi tính đàng hoàng
Cái câu hỏi của cậu hình như có trên diễn đàn rồi đó, bạn có thể search.
|
Stevennefs |
|
|
mọi người cho tôi hỏi lúc đi bảo vệ và đi làm,chúng ta sẽ tính lún thế nào ạ?theo thời gian hay tổng phân tố
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Việc cần tính lún theo thời gian hay tính lún tổng là phù thuộc vào yêu cầu thực tế.
Nếu độ lún tổng mà đã nhỏ rồi thì người ta thường ko quan tâm đến độ lún theo thời gian nữa.
Khi độ lún tổng lớn, người ta phải xử lý bớt cái độ lún trước khi xây dựng công trình thì người ta sẽ phải biết là thời gian càn xử lý là bao nhiêu. Lúc này thì buộc phải tính độ lún theo thời gian. Tất nhiên, để tính lún theo tời gian thì vẫn phải tính độ lún tổng.
|
MichaelKet |
|
|
Vấn đề là tính lún theo tổng phân tố chia bao nhiêu lớp là đủ hả thầy? Và liệu con số 8 or 1 con số bất kỳ này dựa trên cơ sở nào để khẳng định nó
|
greent |
|
|
Chú học ở KTHN mà phát biểu linh tinh thế, chắc phải mách thầy chú quá. Cái màu đỏ là không chính xác. Cứ ngồi thử tính cái lún từ sigma GL = 0.2 sigma BT trở xuống xem nó là thế nào rồi hẵng hay. Người ta xem nó là tắt lún không có nghĩa là nó thực sự tắt lún. Trong thời đại máy tính thì việc tính lún bằng máy tính thì tính luôn cho đến sigma GL = 0.01 sigma BT cho nó chính xác.>
|
profillink10 |
|
|
bác hay spam e nhỉ , Vâng e học KTHN và theo sách KTHN và tiêu chuẩn, bác theo nước nào thì tùy bác ,con số của bác cũng chỉ là con số chung chung bởi tùy vào lớp đất chứ k chính xác dc . Có công trình vẫn tính như bác mà vẫn lún và nứt đó, có công trình tình như e mà vẫn ok . Nên người ta có câu e thấy hay " muốn học giỏi về đất thì đầu phải bỏ bớt đất trong đầu ra đã"
|
hyutars |
|
|
khi tôi tính sức chịu tải theo vật liệu thì có cái chọn muy thép , trong tiêu chuẩn muy > (0.4 -0.65 %)
- bài toán chọn chiều cao và chiều sâu chôn đài đó là bài toán lặp
tôi chọn 2D +0.1 là chọn theo lý thuyết. Sau đó phải kiểm tra
+ khả năng chịu cắt
+ chống nứt trên dải vết nứt nghiêng
+ chống chọc thủng
+ tính thép
Dựa vào các yếu tố đó ta mới biết là chiều cao đài hợp lý k ?
ví dụ cọc kn đường kính 1m thì chón đài cao 2.1m như theo công thức kinh nghiệm - nhưng thực tế đài 1.8m đã thỏa mãn
|
Donaldsor |
|
|
Vấn đề phạm vi chịu lún đến đâu chỉ là quy ước, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, tùy thuộc nền đất và độ chính xác cần thiết. Ngay cả giáo trình cũng chỉ là gợi ý. Hơn nữa càng xuống sâu sự lún càng giảm dần, có cố gắng tính thêm e cũng chỉ như kết quả làm tròn mà thôi. Vấn đề là tôi có bằng lòng với kết quả tính toán chưa.
Ví dụ tôi thi Cơ đất được 8 điểm tôi thấy tôi giỏi lắm, nhưng thầy lại bảo mày ngu, cả lớp nó làm toàn 9 với 10 không hà...
|
GordonEt |
|
|
câu này có hẳn 1 topic do hoài lập hay sao anh k nhớ, nhưng trong đó có hai quan điểm và a nghiêng về quan điểm thầy NGOC_IBST
|
EduardoMn |
|
|
bác nói hợp lý. Cũng như e bảo ở trên , các con số vẫn chỉ là chung chung, sự lún và nứt công trình khó tránh dc
|
casinomkw |
|
|
Cái câu màu đỏ đúng là hay thật. Mà hiểu được câu này thì cũng khó đấy Đất ở trong đầu có phải cứ muốn là bỏ ra được đâu Khà khà
Tiêu chuẩn là tiêu chuẩn nhưng cần phải hiểu cái sâu xa cái gốc rễ của nó là gì. Không phải là con số chung chung đâu, đó chỉ là cách nhà tôi ví dụ cho bác thôi. Tính theo bác công trình OK, không có nghĩa là tính đúng mà thậm chí còn là sai nữa đấy.> Mà sao dạo này sinh viên từ KTHN nó tệ tệ thế nào ấy> Chán
|
moaza12vs |
|
|
e k phủ nhận chuyện đó. Ở đâu chả có người giỏi người yếu , kẻ xấu kẻ tốt . E lấy tiêu chí cho tôi "cần cù bù thông minh" k giỏi nhưng ham học hỏi . Bác cứ chỉ nhiệt tình- đúng e nghe còn sai e ...ứ nghe .
|
thanhtruc |
|
|
Tôi nó ví dụ ngay cái đoạn của bác dưới cái 0.2 đó đột nhiên nó có một cái lớp nén lún mạnh, mà độ lún nó tính ra còn lớn hơn cái độ lún bên trên thì không biết làm sao mà. Cái con số nó gợi ý trong tiêu chuẩn chẳng qua là do lười tính tay thôi. Còn máy thì cứ vô tư đi. Mà chắc bạn thấy khó hiểu, mà thôi chờ đến khi nào thấy quan tài đi hẵng đổ lệ
|
Renatosymn |
|
|
vậy lần sau e hay mọi người thấy quan tài k đổ lệ mà call MR nguyencongoanh vậy
Mà vấn đề này nói nữa cũng vậy thôi ! e vẫn bảo tùy lớp đất . Sau gặp 1 bài toán thực thì mới mổ xẻ chính xác dc . hi vọng lúc đó dc sự đóng góp ý kiển của mr oanh
|
thatgia |
|
|
Em chỉ nói thế thôi chứ tôi còn đang đi học, làm sao giúp anh được>
|
Alvarogime |
|
|
Hình như trong tiêu chuẩn không chỉ đưa ra phạm vi tính lún đựơc xác định theo cái hệ số 0,2 của ứng suất hữu hiệu ban đầu (mà nhiều người gọi là áp lực bản thân) mà còn có đưa ra con số 0,1 cho trường hợp đất bùn sét yếu. Tại sao lại thế nhỉ. Lằng nhằng quá, lúc thì 0,1 lúc thì 0,2.
|
checkerso1 |
|
|
Vâng, lúc 0.1 và lúc 0.2 nhưng kết lại 1 câu các thầy giáo vẫn bảo e "tùy lớp đất" thầy ah
|
jinchan |
|
|
Nhưng mà tại sao lại tùy lớp đất và tùy là tùy thế nào. Tại sao lại không chọn chỉ 1 số là 0,1 hoặc 0,2 thôi mà lại cứ phải chọn 2 số.
|
Renatosymn |
|
|
Câu hỏi khó quá. Câu trả lời là tại vì tiêu chuẩn Hi hi Cái gì không biết thì nhà tôi cứ tại là vì thì tiêu chuẩn 45-78 chẳng hạn>
|
kiwisoda |
|
|
Hoặc là thầy giáo tôi bảo thế.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
thầy zui tính quá , e bảo thầy ngọc bảo thế
Để làm dc tiêu chuẩn thì người ta thỉ nghiệm và thử nghiệm với nhiều địa chất khác nhau và dc hai con số đó thì tắt lún. Nhưng đất thiên biến vạn hóa nên vẫn cần tính toán chính xác khi có một địa chất cụ thể >
|
StevenKl |
|
|
Bác có phong cách giống Phidel rồi, luôn hỏi người khác để khẳng định cái mà tôi đã biết, hì hì..
Theo tôi là tùy loại đất vì ví dụ như thằng bùn sét thì nó tắt lún nhanh lắm, đâu được xa xôi như các đất khác, nên cỡ khoảng 0.1USBT là coi như đứt gánh rồi. Tôi nhớ người ta còn quy định là nên phân chia theo giới hạn E=50 kG/cm2 hay 100 gì đấy thì sẽ lấy 0.1 hay 0.2 mà
|
kukuca |
|
|
Cái vấn đề phạm vi tính lún nó là như thế này:
Theo lý thuyết cố kết thấm thì phạm vi của nó là không có phạm vi mà là càng xuống sâu thì càng nhỏ chứ không có tắt lún. Nhiều người hay nhầm chỗ này lắm.
Tuy nhiên, tại một độ sâu nào đó thì có tính thêm xuống dưới thì thấy nó cũng chẳng đáng kể gì, có thể bỏ qua. Cái giá trị độ sâu này được một số thằng dở hơi mày mò xác định ra được là tương ứng tại 0,2 lần ứng suất hữu hiệu ban đầu (bản thân). Cái này chỉ có ý nghia là để giảm công sức tính toán khi mà việc tính toán là rất mệt do tính bằng đầu và được viết ra bằng tay (mà nhiều người lại gọi là tính tay, tay thì nó có nghĩ được không nhỉ). Khi áp dụng cái này vào đất bùn yếu, người ta lại thấy cái anh hệ số 0,2 là không ổn vì tính thêm bên dưới vẫn cho giá trị độ lún thêm lớn. Thế là người ta lại phải tính sâu hơn và thấy rằng độ lún sẽ không đáng kể khi hệ số này là 0,1.
Các bạn có thể lập bảng ẾCH SEN tính lún để xem nó có đúng thế không. nếu chẳng may mà có kéo cho tính toán sâu hơn nữa thì nó cúng thế thôi.
Với thời buổi có máy tính rất phổ biến hiện nay, cái quy định 0,1 và 0,2 đã không còn ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu nên vẫn cứ máy móc làm theo. Cái này giống như chuyện rán bitết:
Mẹ mua miếng thịt bitết ngoài chợ về luôn cắt ra làm đôi để rán và bắt con gái cũng phải làm như vậy. Con gái thắc mắc thì mẹ bảo là bà ngoại (tiêu chuẩn, thầy giáo) dạy như thế. Con gái đến nhà bà ngoại hỏi tại sao lại như thế thì bà bảo là: ngày xưa nhà tôi nghèo, không có chảo rán lớn, chỉ có chảo nhỏ nên phải cắt ra làm đôi để rán. Bây giờ có chảo rán lớn rồi thì tội gì phải cắt ra làm đôi cho nó xấu cái miếng thị đi.
|
kiwisoda |
|
|
Giờ e thấy trường nào cũng vậy bác ơi.Có 1 a hoc BKTPCM ra làm thiết kế khi gặp thẩm tra và chủ đầu tư.Tính phản lực cọc sai cứ cãi,CDT kêu tính tay thử xem thì không tính được.Chỗ e thì có 2 a mới ra trường DHDL,1 loại khá,1 a từng thì olympic cơ kết cấu mà vô hỏi sếp toàn những cái cơ bản của xây dựng,sếp chỉ biết lắc đầu với mấy a này.Chắc mấy a này toàn nghiên cứu cái cao siêu nên cái đơn giản không để ý.Bửa trước e có nghe 1 thầy dạy thỉnh giảng bên DHDL nói sv thi rớt nhiều quá,BLD trường phải nói thầy cho qua,vì nếu rớt nhiều quá sv sẽ nghỉ lấy ai đóng tiền cho trường.
|
anhtuannguyen0904 |
|