Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Khảo sát địa chất để tính móng - Giám sát thế nào - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Khảo sát địa chất để tính móng - Giám sát thế nào

     Trong quá trình giám sát khảo sát địa chất ( khoan bằng máy khoan và lấy mẫu) tại hiện trường tôi băn khoăn các nội dung sau: 1. Làm thế nào để nhận biết chiều dày của từng lớp đất ( layer)? Thông thường thì nhìn nước thổi từ lổ khoan ra hố đào biến đổi màu thì địa tầng thay đổi hay sự biến đổi hàm lượng của hạt rắn trong dòng nước. Tuy nhiên khi có dung dịch Ben hay khoan vào lớp đất loại sét thì chỉ thấy màu bùn. 2. Khi nào thì dùng ống mẫu đơn, khi nào dùng ống mẫu kép. Lý do. Thực tế do không nắm được điều này nên chỉ thấy khảo sát dùng ống mẫu đơn 3. Hộp gỗ đựng mẫu dùng để làm gì? Có bác giải thích để lưu mẫu nạp lại CĐT. 4. Lỗ khoan đã được tạo sẳn vì sao định mức cho công tác SPT lại có thêm máy khoan. 5. Chất tạo phân rả dùng cho thí nghiệm nào trong phòng thí nghiệm ( thí nghiệm 9 chỉ tiêu thông thường) 6. Liên quan tới công tác thiết kế: có cần thí nghiệm cắt phẳng và nén lún mẫu bão hòa không ( mẫu hiện trường phải ngâm bão hòa). Các bác chỉ dẫn . Thanks.
Có 15 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
bachtuu
Tôi xin có ý kiến theo từng mục của bạn: 1. Để biết địa tầng của hố khoan phải dựa vào nhiều yếu tố, không thể dựa vào màu dung dịch được. 2. Ống mẫu nòng đơn dùng trong đất đá dễ lấy mẫu, ống mẫu nòng đôi dùng khi đất đá khó lấy mẫu hoặc đòi hỏi tỉ lệ mẫu cao ....... 3. Hộp gỗ đựng mẫu lưu dùng khi đề cương khảo sát yêu cầu lấy mẫu 100% 4. Định mức SPT là định mức của nhà nước, cái này hỏi BXD 5. Không có chất phân rã mà chỉ có thí nghiệm tan rã, thường làm với đất dùng để đắp. 6. Mẫu bão hòa thường dùng với đất không bão hòa nước (thường là đới edQ, IA1 - đất từ vỏ phong hóa).
bachtuu
DonaldMi 1. Làm thế nào để nhận biết chiều dày của từng lớp đất ( layer)? Thông thường thì nhìn nước thổi từ lổ khoan ra hố đào biến đổi màu thì địa tầng thay đổi hay sự biến đổi hàm lượng của hạt rắn trong dòng nước. Tuy nhiên khi có dung dịch Ben hay khoan vào lớp đất loại sét thì chỉ thấy màu bùn. đúng như geotech_ihr nói, màu dung dịch khoan đùn lên thì chỉ là 1 yếu tố để phân định địa tầng, nếu cứ căn cứ vào cái này thì có ngày sẽ ...khóc. Nếu các bác gặp KS ĐCCT nào làm việc theo cách này thì nên giải tán sớm. 2. Khi nào thì dùng ống mẫu đơn, khi nào dùng ống mẫu kép. Lý do. Thực tế do không nắm được điều này nên chỉ thấy khảo sát dùng ống mẫu đơn cứ hiểu như geotech_ihr nói cho đỡ nhức đầu , mục đính các kiểu ống nòng đơn, nòng đôi, thậm chí nòng ba.... là để phục vụ đảm bảo việc lấy mẫu nguyên dạng với các loại đất đá khác nhau. 3. Hộp gỗ đựng mẫu dùng để làm gì? Có bác giải thích để lưu mẫu nạp lại CĐT. dùng để đựng mẫu, hehee, gọi là khay mẫu nghe chuyên hơn, có thể nạp lại CĐT nếu ông ấy thích sưu tập đất đá . Thực ra cũng là để xếp mẫu một cách khoa học (Chả nhẽ vứt mẫu vào bao tải, lúc nào xem địa tầng lại bới ra) phục vụ việc theo dõi địa tầng là chính, ngoài ra có thể làm đối chứng khi có điều gì đó nghi ngờ, khi đó CĐT có thể yêu cầu lưu lại hoặc bản thân người làm ĐC tự lưu, tránh trường hợp có sự cố xảy ra mà CĐT hay thi công đổ tội cho là ko khảo sát hoặc làm đểu. 4. Lỗ khoan đã được tạo sẳn vì sao định mức cho công tác SPT lại có thêm máy khoan. tôi chưa xem lại, nhưng theo tôi hiểu để làm TN SPT thì cũng vẫn phải dùng tới động cơ máy khoan và các thiết bị như tháp, cần... nâng búa, hạ cần...cho việc thí nghiệm, tất nhiên sẽ khấu hao> 5. Chất tạo phân rả dùng cho thí nghiệm nào trong phòng thí nghiệm ( thí nghiệm 9 chỉ tiêu thông thường) chắc betameo hỏi tới chất tạo phân rã trong thí nghiệm thành phần hạt bằng pp tỷ trọng kế. Chất này cho vào dung dịch để khống chế độ pH thích hợp, ngăn các hạt đất liên kết lại với nhau và hóa keo. 6. Liên quan tới công tác thiết kế: có cần thí nghiệm cắt phẳng và nén lún mẫu bão hòa không ( mẫu hiện trường phải ngâm bão hòa). Tùy vào điều kiện làm việc của đất nền sau này. Có thể đất lúc khảo sát là ko bão hòa, tuy nhiên nếu khi XD hoặc lúc công trình làm việc nó lại bị ngập trong nước --> cần làm tn ở điều kiện bão hòa. just SHAREs!
DonaldMi
240315
bác flatgeo có vẻ như là dân chuyên thí nghiệm đất nhỉ > thực ra cái chất cho vào dùng để phân rã là để đảm bảo cái pH thích hợp cho dung dịch thôi (hình như từ 7 đến 9 thì phải), axit quá hoặc kiềm quá thì nó đều kết tủa. Nếu bác học ĐCCT trường Mỏ, thầy Toàn nói rất chi tiết điều này, hoặc có thể tìm đọc trong cuốn Thạch Luận Công Trình của Lomtadze. Theo tôi nước đái quỷ hay gì gì đi nữa cho vào cũng chỉ cẩn đảm pH như yêu cầu, ít dùng nó chắc chủ yếu do mùi ... hehe. về TN cắt phẳng thì đúng như flatgeo nói, theo ASTM cái thời gian gia tải cũng như tốc độ cắt nó tùy thuộc vào loại đất (theo tốc độ cố kết), vì thế với đất có tính thấm lớn như cát thì nó lại là cắt nhanh--> ok, với sét thì là ko thích hợp. Tuy nhiên ASTM cũng ko bắt buộc phải bão hòa mẫu như bác flatgeo bẩu đâu nhé, cái đó tùy vào yêu cầu.
240315
EduardoMn 6/ -Xác định SCC của đất: có nhiều thí nghiệm, chọn pp nào biểu diễn gần giống với điều kiện làm việc thực của đât, ưu tiên pp đơn giản, rẻ tiền. -Thí nghiệm nén lún để tính tổng lún và tính lún theo thời gian. Nên bảo hòa vì đơn giản hơn (bớt đi pha khí). Trước giờ tôi cũng chưa nghe nói có lý thuyết thí nghiệm nén lún không bảo hòa mẫu đất.
EduardoMn
Danielpr
1. Làm thế nào để nhận biết chiều dày từng lớp đất? Vẫn chưa có hướng dẫn. Các bác nhận biết thế nào chỉ dẫn chi tiết vì điều này rất quan trọng khi kiểm tra cường độ và biến dạng nền. 2. Ống mẫu đơn hay kép? Do định mức có nên tôi mới hỏi. Vẫn chưa biết khi nào bắt buột dùng ống mẫu kép. 3. Hộp gỗ đương nhiên là để đựng mẫu. Như thế thì có cần lưu mẫu không , ai sẽ quản lý mẫu lưu này? Bởi vì hai mẫu cùng độ sâu tại hai hố khoan cách nhau 0.5 m do cùng 1 thí nghiệm viên thực hiện sẽ cho kết quả khác nhau. 4. ĐK lổ khoan to hơn ĐK cần của SPT nên nếu không có máy khoan thì dùng tay ấn cần sẽ xuống. Kết luận: ĐM xây dựng cho công tác SPT độc lập. Nếu vừa khoan và vừa đóng SPT thì trừ chi phí máy khoan ra 5. Vụ phân rả thì cám ơn các bác. 6. Thí nghiệm nén lún: theo tình hình cụ thể của đất dưới móng. Đất khô thường xuyên thì không cần ngâm mẫu. Đất thường xuyên bão hoà thì phải ngâm mẫu ( đó là ứng xử đất theo điều kiện thực tế thường xuyên xảy ra) Thí nghiệm cắt: sức chống cắt thay đổi theo độ ẩm , độ ẩm thay đổi theo mùa. Thiết kế thì theo điều kiện bất lợi lợi nhất. Kết luận : thí nghiệm cắt phẳng theo mô hình cắt nhanh chẳng có ý nghĩa gì. Cám ơn các bác đã tham gia
Danielpr
PrikoliSsSSdda Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
PrikoliSsSSdda Khoảng cách giữa hai mẫu thông thường là 2 m. Thí nghiệm thì xác định được vị trí của mẫu. Vậy từ mẫu A đến mẫu B nếu có thay đổi lớp đất thì làm sao xác định được ranh giới. Nếu có thấu kính không lấy được mẫu thì bề dày thấu kính xác định ra sao? Nếu lấy được mẫu thì với 1 mẫu làm sao xác định được?
PrikoliSsSSdda
SpencerJalf
Trừ lấy mẫu 100%, còn lại Kỹ thuật theo dõi phải luôn bám sát máy khoan, kết hợp chặt chẽ với trưởng máy và vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp có thể để xác định lớp đất. Vậy nên, trong mặt cắt ĐCCT vẫn có thấu kính đó thôi đúng không bác?
SpencerJalf
Alvarogime Bề dày thấu kính sẽ khoảng 1 m hoặc nhỏ hơn. Với cái thấu kính này mà có xem xét và mô tả trong báo cáo DCCT thì chỉ để cho thấy là đã làm kỹ lưỡng, cẩn thận mà thôi, nó chẳng có ý nghĩa gì nhiều trong việc tính toán nền móng cả bởi còn nhièu cái sai số khác lớn hơn trong phương pháp tính của các bài toán nền móng công trình.
Alvarogime
thietkelogo 1 - Tôi có cùng quan điểm với Bác wasabi, ngoài ra, theo quy trình thì cứ 0,5 m lấy 01 mẫu hồ sơ, vậy nếu muốn mô tả đúng địa tầng, bắt buộc bạn phải có cách nào đó để lấy mẫu lên, kể cả trong đơn giá vẫn nêu rằng hiệp khoan 0,5 m theo tôi hiểu chính là nhằm để xác minh địa tầng. Nhưng để làm được thế rất lâu, bác khoan 10m mất 2 ngày, và khoan 60m mất khoảng 2 tuần do suốt ngày ăn rồi chỉ lên xuống cần khoan. Thông thường dân khoan hay chơi cả đoạn nguyên dài và đẩy lõi ra rồi mới mô tả, gặp bùn hoặc cát là pó tay. lúc đó phải kết hợp với nhiều thông tin: tốc độ khoan, độ rung lắc của máy, màu dung dịch, cảm nhận độ mịn tay khoan (nhờ kíp trưởng thông báo, đừng chê nhé, nhiều bác đi khoan bắt chuẩn cực, do họ suốt ngày chạm vào lớp nọ lớp kia rồi đâm quen, giống như việc bác nhắm mắt ấn phím enter vậy) 2 không có ý kiến gì thêm 3 Hộp mẫu: trừ trường hợp chủ đầu tư yêu cầu nộp lại, thì nhà thầu phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản và cung cấp khi có yêu cầu đối chứng. Kết quả thí nghiệm do 2 thí nghiệm viên gây ra khác nhau đã được xử lý theo lý thuyết xác suất thống kê (có tiêu chuẩn đấy nhé)và loại bỏ sai số thô rồi 4. "ĐK lổ khoan to hơn ĐK cần của SPT nên nếu không có máy khoan thì dùng tay ấn cần sẽ xuống": trật lất! hố khoan của bác sâu mấy mét? Cần khoan bác dùng kịch kim (thông thường mà tôi biết thôi nhé): 4.8m. Thế tôi hỏi giả sử bác khoan được 20 m rồi thí nghiệm SPT. Bác không biết làm sao mà để thả cả hệ: cần, ống mũi xuống hố (gần 300kg)? Bác định dùng nhân công chắc? Rôi khi bác nhấc tạ lên hệ ấy nữa, cũng dùng 2 anh công nhân? rồi khi bắt đầu thí nghiệm, chắc bác cũng bảo mấy anh tôi kéo lên và thả xuống hộ tôi cái?=> Máy mới làm được. Tuy nhiên, nếu khoan tay thì lại khác do có tời, nhưng bác đang khoan máy xong, đến SPT bác lại tháo ra, chuyển tháp khoan tay vào liệu có phải tính cho họ 2 lần tiền tháo lắp không đấy?: Nên bác đừng cắt cái "ấy " của anh tôi nhé, cho anh tôi ít với 5. 6 không ý kiến chúc bác khoẻ
thietkelogo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Quan hệ giữa giá trị Pc và các thông số kháng cắt    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán móng cọc mà ko co địa chất thì làm sao đây "hichic"    (có 9 câu trả lời)
       học ĐCCT, cơ đất, nền móng qua Videos    (có 6 câu trả lời)
       Bao cao su và thí nghiệm nén 3 trục    (có 21 câu trả lời)
       nâng cao chất lượng lấy mẫu    (có 9 câu trả lời)
       Báo cáo địa chất???giúp em với!!!    (có 39 câu trả lời)
       Nâng cao chất lượng đầu ra cho dân ĐCCT    (có 14 câu trả lời)
       Đoàn kết chống phá giá khảo sát ĐCCT, nâng cao chất lượng khảo sát    (có 24 câu trả lời)
       Tìm phương án thi công móng si lô    (có 15 câu trả lời)
       Báo động về chất lượng khảo sát Địa chất công trình hiện nay!!!    (có 57 câu trả lời)
       Địa chất Quận 10 (Đ. Nhật Tảo)    (có 16 câu trả lời)
       non-dimensionalisation - Loại bỏ thứ nguyên?    (có 35 câu trả lời)
       help me !!!! giàn dáo bao che công trinh cao tầng    (có 23 câu trả lời)
       Thí nghiệm bàn nén hiện trường trong trường hợp nền không đồng nhất    (có 7 câu trả lời)
       Hồ Sợ địa Chất    (có 6 câu trả lời)
       chỉ tiêu cơ lý theo cấp đất    (có 14 câu trả lời)
       tại sao sườn dốc tự nhiên lõm thường dễ trượt hơn    (có 77 câu trả lời)
       Khoan vào đá vôi 5m    (có 9 câu trả lời)
       Thí nghiệm cắt cánh cho đất đắp K98    (có 31 câu trả lời)
       Lựa trọn phương án móng.    (có 7 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top