Làm ơn cho tớ cho biết thí nghiệm hiện trường PBT là gì? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Làm ơn cho tớ cho biết thí nghiệm hiện trường PBT là gì?
ACE cho tôi hỏi :
Các thí nghiệm ngoài trời để cung cấp số liệu để lựa chọn vị trí lớp đất đặt móng, tính toán sức chịu tải của đất nền tính toán ổn định. Các thí nghiệm hiện trường (SPT, CPT, VST, PBT).
Vậy xin cho biết PBT là gì ? Nếu có đề cương cho tôi xin.
Cảm ơn nhiều
Khai Toan
Có 32 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Tôi có nghe đến The self-boring pressuremeter (SBP) cái PBT này theo ý kiến chủ quan của tôi PBT có thể là:
1. Pressuremeter Boring Test
2. Permeability tests
|
hiepsitayto |
|
|
Plate Bearing Test = thí nghiệm bàn nén hiện trường
|
Marcunst |
|
|
Xác nhận cái này đúng
|
test0032 |
|
|
Hì, thế này chắc quá còn gì.
Nhưng dịch tiếng anh ra đâu có chữ "hiện trường" bác nhỉ
|
CharlesEn |
|
|
Bẩm cụ nhà cháu xác nhận cái Plate Bearing Test ấy! Còn vấn đế Việt ngữ thì phải dịch "sence by sence" chứ đừng "word by word" chứ không lại là "không sao đâu----no star where " thì chết. Về khoản TA chắc bác cụ còn phải học thêm nhỉ>
|
dacbiet |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
ừ, chắc là dịch sai. Có lẽ phải dịch là thí nghiệm mang vác tấm phẳng.
|
RobbertooWig |
|
|
Cảm ơn các ACE rất nhiều
|
Philipboxy |
|
|
Plate loading tests = Plate Bearing Test gọi ngắn gọn Plate tests
Đây là các thí nghiệm thông thường mà, gọi theo cách này hay cách kia thì nó cũng vẫn là nó thôi.
|
Alewohabee |
|
|
|
Kệ cho chúng nó chết. hì hì.
Để làm cái việc thống nhất là rất khó. Lúc này sẽ có rất nhiều ý kiến mà toàn của những vị rất dễ bị bảo thủ. Vớ vẩn, chưa kịp thống nhất thì đã đánh nhau to rồi. Thôi thì kệ nó, ai dùng từ nào cũng được miễn là phải giải thích rõ hơn khi trình bày nó ra nếu muốn cho người khác hiểu. Còn không thì cứ để như thế cho nó bí hiểm cao siêu.
|
Enriquecem |
|
|
theo từ điển này thì tất cả các thằng bảo thủ đều phản đối, trong đó có tớ
|
GeorgeEr |
|
|
Hình như Wasabi nhầm. Chắc ngược lại. Những thằng bảo thủ mới thích cái định nghia này theo cái từ điển này. Định nghĩa Bàn nén hiện trường chỉ có để xác định sức chịu tải của cọc như là trong từ điển này là ngây ngô.
|
Danielpr |
|
|
tiện bác này nhắc từ hiện trường, nhà cháu xì pam một câu hỏi xoáy:
trong khảo sát ĐCCT, người ta hay nói tới TN hiện trường và thí nghiệm ngoài trời. Hai cái này có khác nhau không, nếu có thì khác ở chỗ nào
|
StephenDAK |
|
|
vậy phải khái niệm lại về bảo thủ
|
nongdan |
|
|
Xin chào, lại làm phiền các ACE ^^
Tôi cũng có một câu hỏi nữa, cũng giống như "PBT", nay chữ đó là "PPT".
P/S: cái này là chị tôi hỏi, chị đó làm bên thí nghiệm, nhờ giúp
Cảm ơn nhiều
Khai toan
|
Winmordbet |
|
|
Theo tôi đoán là: Proctor Penetrometer Test
|
Edwandhext |
|
|
Khác chứ, thí nghiệm ngoài trời là những thí nghiệm hiện trường mà người thí nghiệm không được làm mái che khi thí nghiệm (có thể đội mũ)
|
Williamon |
|
|
Có phài "thí nghiệm ngoài trời" = thí nghiệm được thực hiện ở chỗ ngoài phạm vi của bầu trời và có thể tương đương với chỗ nào đó như trong phòng chẳng hạn ~ thí nghiệm trong phòng (in-door)? .
Xin bác nhẹ tay,
|
hoang tuan |
|
|
Nhiều thí nghiệm trong phòng vẫn làm ngoài trời đấy thôi. Sao lạ nhỉ?
|
Stevennefs |
|
|
nhà cháu khiêng hẳn máy ba trục ra ngoài trời làm cho mát , vậy nó gọi là thí nghiệm ngoài trời????
anyway, câu hỏi xoắn của nhà cháu là khác nhau giữa hiện trường và ngoài trời cơ
|
MichelPurn |
|
|
"Ngoài trời" có thể vẫn nằm trong khuôn viên của phòng Lab, chỗ nào cũng được miễn là ko nằm dưới mái che nào cở. Còn "hiện trường" thì là ngoài công trường đang thi công, có đúng hok các pác nỉ?????
|
noithatchangson |
|
|
Em thì chẳng rõ lắm vì ngôn ngữ Việt Nam đến khổ tôi theo Tây vậy:
Cái gì làm ở "Site - Field" tôi cho nó là hiện trường.
Cài nào làm ở cái "Lab" thì tôi cho nó là Phòng.
|
trannguyen1602 |
|
|
Nhà tôi chẳng phải dân khảo sát địa chất với lại thí nghiệm nên chắc ít nghe cái từ "thí nghiệm ngoài trời" như bác wasabi nói. "Thí nghiệm hiện trường" may ra mới dòm một số anh khảo sát làm một số lần và nó đều thực hiện ở ngoài giời cả.
Bác có thể lít một vài cái gọi là "thí nghiệm ngoài giời" để nhà tôi tỏ rồi chém tiếp được không, thánk bác trước
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
còn cái nưa là in-situ
bản chất của nó bọn râu rậm mắt xanh mũi lõ nó gọi tên cũng rất tách bạch, vấn đề là tôi dịch ra và hiểu thế nào cho đúng.
bác cứ cắt nghĩa sẽ thấy>
|
Bernardmt |
|
|
Giúp tôi nghĩa tiếng Việt với.
Cảm ơn Hùng
KT
|
daohiepukb |
|
|
Có lẽ PPT là Pocket Penetrometer Test.
Nếu đúng vậy thì Pocket Penetrometer là một dụng cụ xuyên cầm tay (bỏ túi ) dùng để xác định nhanh sức kháng cắt không thoát nước của đất.
|
hoangphunhan |
|
|
thí nghiệm hiện trường = in situ test
thí nghiệm trong phòng lab = lab test
in situ test là làm thí nghiệm với đất tại hiện trường, không có lấy mẫu để làm thí nghiệm
viết tắt của một số thí nghiệm
SPT = standard penetration test
CPT = cone penetration test
DCP = dynamic cone penetration
PPT = pocket penetrometer test
PL= point load
SV = shear vane
HSV = hand shear vane
U50, U35, etc = Undisturbed sampling (tube samples, 50,35 = diameters of tubes)
UCS = uniaxial compressive strength
PBT = plate bearing test
DLT = dynamic load test
DMT = flat dilatometer test
PMT = pressuremeter test
|
test1212 |
|
|
2 khái niệm: Hiện trường và Ngoài trời!
Theo thiển ý của tôi thì thí nghiệm Hiện trường và thí nghiệm ngoài trời đều dùng chung ý. Tuy nhiên, do tác giả muốn Xoáy nên mọi người cũng Xoay. Nhưng tôi đọc bên đơn giá khảo sát thì thấy có 2 phần thí nghiệm là Trong phòng và ngoài trời:
VD: Trong phòng: - hóa lý mẫu nước toàn phần
- chỉ tiêu hóa học mẫu đá
- cơ lý mẫu đất nguyên dạng
- ... đầm nện tiêu chuẩn
Ngoài trời: - xuyên tĩnh
- Xuyên động
- Cắt quay
- Nén ngang trong lỗ khoan
- Hút nước thí nghiệm trong lỗ khoan
- đổ nước trong hố đào.....
Như vậy, có thể hiểu thí nghiệm ngoài trời mà đơn giá xây dựng phần khảo sát đưa ra có ý nói đến các công tác thí nghiệm mà bắt buộc phải thực hiện tại khu vực nghiên cứu (lỗ khoan/hố đào).
Không tìm thấy phần "thí nghiệm hiện trường" trong đơn giá. Tuy nhiên, cụm từ "in-situ", "field" được hiểu là hiện trường, hay ngay tại công trường đang thi công, sát nghĩa hơn với tiếng Việt so với trong phòng, mặc dù công tác thí nghiệm đó là 1, ví dụ: SPT.
Vậy nói gì thì không quan trọng, miễn là hiểu. còn muốn đi thanh toán với Kho Bạc, bắt buộc các bác phải ghi đúng là: "công tác thí nghiệm ngoài trời". Còn nếu làm việc với tư vấn nước ngoài thì chớ dịch xuôi là "tests out of LAB" cho họ nghe mà phải dịch là in-situ hoặc site / field tests và cũng dịch ngược cho anh tôi nhà tôi là thí nghiệm hiện trường cho dễ hiểu.
Kính!
|
Haroldser |
|
|
A. THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH BẰNG BÀN NÉN (PBT - PLATE BEARING TEST)
A1- Khái quát về thí nghiệm nén tỉnh bằng bàn nén PBT
Loại hình thí nghiệm này ra đời vào đầu thế kỷ 20, sau đó phát triển khá rộng rãi ở Mỹ và châu Âu. Phương pháp nén tĩnh bằng bàn nén có thể thực hiện trong bất cứ loại đất nào (trừ đá) nhằm các mục đích: Nghiên cứu tính chất biến dạng của đất nền theo thời gian và theo tải trọng nén; xác định các đặc trưng biến dạng của đất nền; xác định sức chịu tải của đất nền và của móng công trình (móng nông).
Có thể thực hiện thí nghiệm này theo 2 phương thức tùy thuộc vào loại móng công trình và điều kiện địa chất thủy văn của khu vực thí nghiệm
- Nén tĩnh trên mặt trong hố đào được thực hiện để nghiên cứu tính chất biến dạng của đất nền dưới đáy móng nông và trong điều kiện mực nước dưới đất ở sâu.
- Thí nghiệm nén tĩnh nền trong hố khoan được sử dụng nhằm xác định mô đun tổng biến dạng của các lớp đất phân bố dưới sâu mà phương pháp nén tĩnh nền trong hố đào không thể thực hiện được hoặc quá tốn kém.
Trong hai phương thức trên thì thí nghiệm trong hố đào đòi hỏi giá thành và thời gian cao hơn nhưng kết quả thường chính xác hơn so với thí nghiệm trong hố khoan, nên người ta thường sử dụng trong giai đoạn thiết kế - kỹ thuật. Kết quả và mức độ chính xác của thí nghiệm nén tĩnh trong hố khoan phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc đặt bàn nén. Cụ thể là đất ở dưới bàn nén phải ở trạng thái tự nhiên nên cách độ sâu thí nghiệm từ 1.5 đến 2m phải sử dụng lưỡi khoan thìa, cách độ sâu thí nghiệm khoảng 30 - 40cm phải lấy mẫu nguyên dạng, đáy hố khoan phải phẳng đảm bảo bàn nén hoàn toàn tiếp xúc với đáy hố khoan, bàn nén phải thấp hơn đáy ống vách khoảng 2cm. Nhìn chung, việc tiến hành theo những yêu cầu này rất khó nhưng nếu không tuân thủ thì kết quả thu được sai số lớn, đôi khi gây ra một số sự cố trong khi thí nghiệm.
Đây là bài trích trong giáo trình: "Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng" của TS.Đỗ Quang Thiên - Đại học Khoa học Huế. Tôi thấy cuốn giáo trình này trình bày đầy đủ các loại hình khảo sát hiện trường, trong phong luôn. rất chi tiết và cụ thể, có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho các bạn đồng nghiệp.
|
SpencerJalf |
|
|
@ Khaitoan: Proctor Penetrometer Test: Thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn.
|
dutrieu |
|