non-dimensionalisation - Loại bỏ thứ nguyên? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
non-dimensionalisation - Loại bỏ thứ nguyên?
Trong 1 topic khác bạn geotek và wasabi có nói đến việc loại bỏ thứ nguyên để so sánh các phép thí nghiệm về chuẩn. Tôi đưa lên đây để mọi người "bình loạn" thêm:
Non-dimensionalisation: Ai có thể cho anh tôi thêm ít nhiều về khái niệm này không ạ (với tôi nó hoàn toàn mới và lạ).
Xin đưa kèm trích dẫn (không hoàn toàn chính xác) theo lời giải thích của bạn wasabi:
Non-dimensionalisation: có thể hiểu là loại bỏ thứ nguyên
Việc loại bỏ thứ nguyên này nhằm phục vụ cho việc phân tích, tính toán không phụ thuộc vào tỷ lệ kích thước và không gian bài toán.
Khái niệm này không nhất thiết là phải loại bỏ hoàn toàn thứ nguyên trong tính toán phân tích, đôi khi là giảm bớt thứ nguyên đi, ví dụ như việc loại bỏ thứ nguyên đưa bài toán từ không gian 3D về 2D.
Có 35 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
|
|
|
Lang thang sang bên tóp pích của anh wasabi, lại thấy cụ Ngọc ibờ sờ ty cũng giải thích cho bạn phandungdkt,xin chép lại đây để anh tôi cùng đọc (nguyên văn của cụ ý):
dimension ở đây nên gọi là thứ nguyên thì dễ hiểu hơn (có khi lại khó hiểu hơn mà tôi ko biết).
Có thể hiểu chuyện này như sau. Để đánh giá một đối tượng nào đấy có thuộc loại to cao đẹp tra hay không thì người ta phải so sánh với những người khác cùng chủng tộc. Ví dụ có 1 thằng cha người Picmê cao 1,09 m mà đi đem so với PhanDungDKT thì không thể so được. Tuy nhiên, khi áp dụng cái nondimension thì người ta thấy thằng cha đó to cao đẹp chai ra phết vì người Picmê cao nhất chỉ là 1,10 m. Thằng cha đó có chỉ số nondimension = 1,09/1,10. ở cái chủng tộc Picmê đó, tất cả các cô gái đều mơ mộng đến thằng cha đó. Buồn thay, ở Việt nam, thằng cha PhanDungDKT cao 1,52 m (cao hơn cái thằng cha Picmê đó), nhưng lại là lùn vì người VN trung bình là 1,68 m. Hệ số nondimension của thằng cha PhanDungDKT là 1,52/1,68 là quá nhỏ so với thằng cha Picmê kia. Vì vậy, số người phụ nữ VN để mắt đến thằng cha PhanDungDKT là không nhiều so với thằng cha Picme kia.
Túm lại. Không màng đến kích thước tuyệt đối mà chỉ quan tâm đến kích thước tương đối thì gọi là nondimension. Cách này là để đánh giá tương quan của các tham số trong hoàn cảnh gia đình cụ thể của nó.
Cụ ý còn cái dấu() cuối cùng nữa nhưng tôi không chép vào sợ các bạn hiểu nhầm. Có thể nói cụ Ngọc giải thích khá dễ hiểu, dễ hình dung được vấn đề, thay mặt cho những người cùng "khổ" (khổ vì nghiên cứu những cái không ai hiểu) cám ơn cụ nhiều!
|
StephenDAK |
|
|
Thêm một ý nữa của bạn geotek:
... các bạn nếu là dân thí nghiệm hay không thì cũng nên đọc chút ít về cách phân tích sai số từ đo đạc. Tôi thấy cả những người làm thí nghiệm lâu năm cũng chẳng biết cách tính sai số mà đấy lại là một trong những bài toán kĩ thuật căn bản nhất.
"non-dimensionalisation" cũng rất quan trọng trong làm thí nghiệm nói chung hay physical modelling rói riêng. Tôi vừa đọc qua 1 tài liệu trình bày kết quả sai hết vì không non-dimensionalise kết quả mà lại mang ra so sánh với thí nghiệm khác.
... bạn có thể đã tự hỏi tại sao hầu hết tất cả các biểu đồ dùng trong địa kĩ thuật đều được đưa về những con số không đơn vị Nf,Nq,I,OCR, p/pc, ...?
tất cả các thí nghiệm trong phòng sau khi làm kết quả thường được chuyển về một vài con số không đơn vị nào đó để cái hiệu ững kích cỡ của thí nghiệm nó biến mất và kết quả có thể được so sánh với thí nghiệm khác hay được ứng dụng trong thực tế. Việc này gọi là non-dimensionalisation. Nó vừa rất dễ vừa rất khó
|
MichelPurn |
|
|
Vừa đi làm về, tôi đi qua con đường thân thuộc thấy xóc quá mấy lần suýt ngã ( do người ta đào đường lắp nước) tôi nghĩ ra 2 điều :
1. Bao giờ mới đồng bộ cách làm đây
2. Tự nhiên nghĩ đến CBR( quái cái đường lởm thế này thì CBR= bao nhiêu) tự nhiên nghĩ đến vấn đề " không thứ nguyên" mà theo cách giải thích của bác Ngọc thì không biết trị số CBR có thuộc vấn đề này không nhỉ? Mong các bác chỉ giáo
( và nếu đúng để tôi nghĩ tiếp các thí nghiệm khác trong ĐCCT)
|
profilmuoisau16 |
|
|
ủa có bác nào thông thạo giải thích giùm cho tôi cái
|
StephenDAK |
|
|
Đúng là để so sánh, quy về 1 chuẩn chung.Em thấy không thứ nguyên hay dùng trong món cơ đất tới hạn khi vẽ 3D lộ trình ứng suất, mặt Rosco, tường đàn hồi....Trong kết cấu thì tính mode shape.
|
checkerso1 |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
Các lý thuyết này bạn có thể tìm đọc một số sách dưới tiêu đề "dimensional analysis" hoặc về "physical modelling". Các sách viết về thí nghiệm dùng máy ly tâm cũng đề cập sơ qua.
Giáo sư Muir Wood cũng viết 1 chương về physical modelling và cách non-dimensionalise các công thức. Đây là lĩnh vực bắt nguồn từ ngành toán lý, một số người trong cơ đất hiểu không đầy đủ mà rất hay chủ quan. Nhất là ở Việt Nam điều kiện tìm sách nghiên cứu đã biết là hạn chế thì càng phải thận trọng về những gì tôi biết hay không biết.
|
profil7 |
|
|
Thế này thì đúng là khó hiểu thật. Nếu bạn geotek có thể giải thích thật ngắn gọn và thật dễ hiểu quanh quanh cái chuyện non-dimensionalisation nó là như thế nào và người ta đã bịa ra cái này nhằm mục đích gì và hiệu quả tác dụng của cái này đối với ngành XD nó ra sao thì thật là hay quá.
Có khi cũng một từ đó mà biết đâu mỗi ngành lại dùng nó theo các nghĩa khác nhau thì sao. Với mỗi người do chấp chước theo cái quy ước và giả thiết riêng mà tôi đã biết thì lại cho là người khác không đúng khi không dùng đúng theo cái nghĩa mà tôi đã hiểu và đã dùng. Ví dụ như cái chuyện từ biến của đất ấy. Tôi đã từng nêu hiện tượng và giải thích cái từ biến của đất là biến dạng do trượt giữa các hạt đất với nhau ngay cả khi tải không thay đổi cho một giáo sư xịn nổi tiếng về Toán cơ thì ông ấy bảo với tôi được dịch ra là: "Bọn Địa kỹ thuật chúng mày cóc hiểu gì về từ biến cả. Bản chất của từ biến hoàn toàn khác với cái mà chúng mày đã hiểu. Với cách hiểu của bọn mày thì cũng có thể nói là các thiên hà đang từ biến bởi sự trượt giữa các ngôi sao và giữa các hành tinh quanh nó". Còn khi tôi trình bày hiện tượng từ biến với vợ tôi thì bà ấy không thèm nghe hết mà bà ấy lại trừng mắt lên và bảo là: " Ông định từ từ biến đi đấy hả. Đừng có mà mơ. Không có từ biến nào hết cả.
|
hoangthienthu |
|
|
Chém tí thôi, trong lúc chờ bác geotek. Nghe giống giống chảy dẻo bác nhỉ.
|
thanhtinh |
|
|
mà tôi hỏi thật các bác nhé các bác có hiểu gì không nếu có trả lời hộ tôi là cái chỉ số CBR là đúng như các bác bác nói hay sai ( Y/n) chứ toàn nêu cái lí thuyết mà chưa mấy ai biết thì chỉ là lý thuyết thôi :P
|
GordonEt |
|
|
Hì hì, biết thì tôi đã nói rồi. Tôi chưa bao giờ dùng cái anh CBR cả nên chưa đọc kỹ về nó. Hì hì. Còn người khác thì tôi không biết.
Người ta khoái nói về cái người ta biết chứ người ta chưa chắc đã chú ý đến câu hỏi của bạn đâu. Thường xẩy ra như thế mà. Tôi hỏi vợ tôi ăn cơm chưa thì bà ấy bảo hôm nay có món ngon lắm cá rán sốt với cà chua.
|
profil7 |
|
|
thực tế ra cháu muốn hỏi cho biết để áp dụng trong công việc loại bỏ những sai sót mà hiện giờ tôi không biết là tôi sai. Thế nhưng thà không biết không có tội còn hơn đau bụng uống nhân sâm thế này bác NGọc nhỉ
|
nguoixau |
|
|
Tôi sợ là ở ta hiện nay còn nhiều loại "sai sót" còn lớn hơn cái đang bàn. Các sai sót tinh vi là càn thiết loại bỏ nhưng nó sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều lắm khi sai sót thô nó còn đầy ra đấy. Trước hết cần phải ăn no mặc ấm đã rồi mới nghĩ đến ăn ngon mặc đẹp.
|
Robertbura |
|
|
tôi rất muốn trả lời phandungdkt nhưng nói thật là tôi không hiểu phandungdkt muốn hỏi cái gì cả, câu hỏi của bạn có vẻ lan man
nếu muốn hỏi về thí nghiệm CBR thì có thể mở riêng 1 topic.
màu đỏ: theo tớ, cái lý thuyết mà chưa mấy ai biết thì cũng nên ... biết>. Vấn đề ở đây là diễn đàn, cần trình bày sao cho nôm na dễ hiểu nhất, không nên đi sâu quá và chi tiết quá tới mức... phức tạp, ai muốn đào sâu thì tự đọc sách.
@chủ topic: cái nondimesionalization hay theo tôi gọi là loại bỏ thứ nguyên thì cũng chỉ cần hiểu đơn giản như tôi nói, kèm thêm xem một số ví dụ minh họa mà anh tôi đã nói ở đây, thực ra khi học hay khi đi làm chúng ta đã sử dụng kỹ thuật nondimesionalization ở đâu đó rồi, chẳng qua không để ý đến nó mà thôi. Có nhiều cách để loại bỏ thứ nguyên, tuy nhiên bản thân tôi cũng chẳng quan tâm đến nó, chỉ cần khi dùng các chỉ tiêu, công thức thì cố gắng hiểu bản chất của chúng, nếu không hiểu được thì tốt nhất là kệ nó mà làm đúng theo sách, thế thôi, để đầu quan tâm tới chuyện khác hay ho hơn.
|
hoahuongduong |
|
|
Cái bệnh nặng nhất của người VN nhà tôi là cái gì chưa biết, đột nhiên biết thì thường hay thần thánh hóa nó. Còn cái đó nó được lợi ích như thế nào và ở đâu thì hình như lại quên. Giống như cái việc phát hiện ra thịt thì người ta nghĩ ngay đến cái bụng vì nó làm cho no, cấp cao hơn thì người ta thấy rằng nó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sống, và thiếu thịt thì cũng không thể gọi là thiếu dinh dưỡng được vì có cái gì đó nó có thể thay thế thịt.
Cái bệnh này đã tràn vào VN không biết từ khi nào, nhưng thời điểm tôi nhận biết được đầu tiên là khoảng những năm của thập niên 90, nhà nhà khoan cọc nhồi, người người khoan cọc nhồi.....đến cái cầu 1 nhịp người ta cũng chơi cọc nhồi nốt
K/L: Có thể đọc nhiều cũng tốt và rất tốt nhưng nên biết rằng nó được dùng ở đâu và khi nào và lợi ích thu được là gì .....
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Tức là thế này bác nhé : nếu theo bác Ngoc nói vD về loại bỏ thứ nguyên : như là chiều cao chẳng hạn thì tôi liên tưởng đên gia trị CBR
1. Thí nghiệm trong phòng về CBR ra 1 giá trị : a(kG/cm2)
2. Đem giá trị đấy chia cho chuẩn mà Mỹ cong bố ( hình như là 13.5kG/cm2)
3. lấy a/13.5=B ( gọi là chỉ số CBR) vậy cái B ấy có thể gọi là non-d được không
|
thanhthanh |
|
|
non-dimesionalization= Không thứ nguyên.
Ví dụ như: Hệ số rỗng tự nhiên e0; Đệ sệt B; Tỷ trọng...
|
RobbertooWig |
|
|
Em đưa ra 2 câu hỏi đơn giản như thế này (trích ra từ sách của ông Muir Wood) để mọi người bàn luận:
Câu hỏi 1:
1 mô hình mái dốc được xây trong phòng thí nghiệm. Người ta cứ tăng dần góc của mái dốc này cho tới khi nó bị sụp.
Giả sử H là chiều cao của mô hình mái dốc và theta là góc của mô hình mái dốc khi nó bị sụp, nếu một mái dốc ngoài thực tế lớn gấp n lần mô hình này, có chiều cao là n*H và góc cũng bằng theta, nó có bị sụp giống như trong mô hình hay không?
|
phuonganh12 |
|
|
Câu hỏi 2:
Xét nền của 1 móng băng:
L=chiều dài của móng băng
B= chiều rộng của móng băng
d= độ sâu chôn móng
Nếu ta xây 1 mô hình móng băng nhỏ hơn n lần so với mô hình ngoài thực tế mà vẫn giữ nguyên tỉ số hình học của móng L/B và d/B. Giải thích tại sao sức chịu tải của nền sẽ bị giảm đi gamma*B lần sức chịu tải của nền ngoài thực tế.
|
thanhthanh |
|
|
Thêm vài câu hỏi nữa:
Câu hỏi 3:
Nếu người ta đưa mô hình móng băng ở câu hỏi 2 vào máy li tâm có bán kính r. Tính tốc độ quay góc omega (revolution/second) để sức chịu tải của nền không thay đổi so với mô hình thí nghiệm.
|
BarbaraEr |
|
|
Câu hỏi 4:
Khi giải bài toán nước chảy qua đập đất bằng cách vẽ "flow net", nếu độ thấm của chiều đứng của dất là ky và độ thấm chiều ngang của đất là kx:
Hãy giải thích tại sao người ta vẽ lại mô hình bài toán trên giấy với kích thước chiều ngang là sqrt(ky/kx) của kích thước chiều ngang ban đầu?
Đồng thời hãy giải thích luôn tại sao phải dùng độ thấm ke=sqrt(kx*ky) chứ không dùng kx hay ky nữa?
|
ngoctrinh |
|
|
Mấy cái bài toán này thuộc về phạm trù về scaling.
Các bài toán trên chẳng qua cũng chỉ là việc thay vào thôi mà có cần phải làm phức tạp hóa vấn đề không. Việc scaling chủ yếu dùng trong centrifuge test để chắc rằng cái mô hình trong thí nghiệm ly tâm nó tương đương với mô hình thực với kích thước nhỏ và gia tốc gấp n lần gia tốc trọng trường.
Về flownet không vẽ trên giấy kẻ ô người ta có làm được không? Hay bắt buộc phải làm thế
Nói chung thì mấy cái bài toán bên trên nêu ra người ta vẫn có thể làm mà chả cần biết đến cái gọi là loại bỏ thứ nguyên gì cả
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Câu hỏi 5:
Xét phương trình của bài toán lún 1 chiều:
du/dt=Cv*d2u/dz2
Hãy nêu lên lợi ích của việc chọn hệ số thời gian không thứ nguyên là T=Cv*t/H^2 để giải bài toán này?
Từ đó hãy giải thích tại sao chúng ta dùng sơ đồ nén 1 chiều của Terzaghi để tìm nghiệm bài toán này.
|
JacimtoCogy |
|
|
Không phải là làm phức tạp hóa vấn đề mà thực ra đưa một cái nhìn tổng thể và hệ thống hóa nó.
Định lý chính trong phân tích thứ nguyên được gọi là "Buckingham pi theorem" Theo ông Wood thì nó được chứng minh bởi Langhaar (1951).
Việc giải các bài toán cơ học đất thì sinh viên đa phần ai cũng làm được nhưng cái khó cho họ là tìm cách liên hệ các bài toán này với nhau và tự trả lời "tại sao họ phải làm như vậy"
|
Enriquecem |
|
|
Cái này thì tôi được biết nó có tên là lý thuyết mô hình có thể hiểu đơn giản là nó dùng để nghiên cứu các ứng xử khác nhau và giống nhau của các vật có quy mô khác nhau nhưng tỷ lệ giữa các kích thước của chúng là như nhau. Cái này thì tôi có biết mấy cuốn sách của Liên xô từ những năm 60 có trình bày về vấn đề này. Tôi đã được thầy Trần Chương (Sức bền) và thầy Thái Bình Dương (Toán Cơ) dạy khi đang học ở ĐHXD (1978).
Theo như những gì tôi biết thì cái này chủ yếu được giành cho mấy người làm thí nghiệm mô hình để xử lý cái kết quả đạt được từ thí nghiệm thành các kết quả có thể áp dụng vào công trình thực tế hoặc dùng để xác định các kích thước của mô hình cũng như tỷ lệ giữa chúng sao cho các kết quả đạt được từ thí nghiệm có thể áp dụng trực tiếp vào thực tế.
Có thể hiểu cái này một cách đơn giản là: Thế giới của chúng ta sẽ không giống hệt với thế giới của chúng ta khi phóng to hay thu nhỏ tất cả mọi thứ với cùng hệ số phóng đại như nhau. Khi phóng to hay thu nhỏ với hệ số là k lần thì các mối quan hệ trong thế giứoi mới so với thế giới cũ sẽ sai khác được biểu diên bởi một cái hàm F(k, x1, x2...) nào đấy với x1,x2... là các tham số cấu tạo nên cái thế giới đó. Khi các tham số là ít thì người ta có thể kiểm soát được cái sự khác nhau này. Còn khi nhiều tham số thì eo ơi, chỉ có trong các công thức toán mà thôi.
Tôi đã dùng cái này để tính toán cho các thí nghiệm vỏ vòm mỏng BTCT (1978). Nói chung là thất bại bởi nhiều thứ mà cái chính là do dốt không kiểm soát nổi chính các tham số của cái mô hình thí nghiệm chứ chưa nói đến các tham số của cái công trình thực tế (Bố giời biết được chắc chắn chúng nó sẽ thi công ra sao). . Từ các thông tin chúng nó bảo thì tôi thấy cái anh đất cát cũng bậy bạ lắm, rất khó kiểm soát các tham số. Riêng cái sai số do cái anh đất cát nó không chịu nằm yên đồng nhất để cho ta tính toán cái hệ số tương quan giữa mô hình thí nghiệm với thực tế là rất lớn thì cái sự khác nhau do quy mô to nhỏ sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều lắm đâu.
Nếu các bạn xem kỹ toàn bộ cái thí nghiệm nén cố kết với các mẫu đất có bề dày là 2 cm, thời gian nén quy định là giây giây phút phút để rồi từ đó người ta cho ra cái hệ số Cv áp dụng vào thực tế với bề dầy đất là hàng mét và thời gian là hàng năm thì sẽ thấy là họ đã áp dụng cái lý thuyết này rồi đấy. Tuy nhiên, cái việc áp dụng này khó mà hợp lý cho mọi trường hợp được. Nếu áp dụng "tăm phần tăm" cái lý thuyết này thì với mỗi trường hợp cụ thể ta sẽ phải hoặc là bề dày mẫu thí nghiệm, thời gian thí nghiệm khác nhau hoặ là phải hiệu chỉnh lại cái kết quả thí nghiệm. Thế này thì "Phệt" lắm mà kết quả đạt được có khi lại không bù lại được cái sự nhiễu thông tin của bản thân tự nhiên và của mấy thằng ĐKT (đi khoan thuê).
Tôi thấy cái này rất hay và đầy lãng mạn. Với tình trạng ở ta hiện nay thì nó giống như hình ảnh cái ông nông dân Việt nam xưa kia đang ngồi nhai củ khoai hà, khoai thối mà vẫn mơ đến nước Nga và muốn mọi người phải hành động như đang ở nước Nga (theo sự tưởng tượng của ông ấy).
Wasabi ơi, cho tôi cùng đi nhặt lá với.
|
fordthudo1 |
|
|
Chẳng phải chúng ta dùng sơ đồ nén 1 chiều chủa Terzaghi để tìm nghiệm bài toán này mà Terzaghi giải phương trình vi phân màu đỏ bên trên bằng cách dùng toán học, việc đặt cái Cv*t/H^2 chỉ sau khi bài toán được giải ra thì người ta thấy rằng đặt cái Tv=Cv*t/H^2 thì lời giải có vẻ được viết gọn hơn. Cần thì bạn có thể xem lại lời giải gốc của phương trình vi phân bên trên. Mà chẳng phải mỗi bài toán cố kết, bài toán truyền nhiệt, hay các bài toán tương tự có phương trình tương tự như trên. Và tôi cũng chả thấy người ta nói đến từ non-dimensionalization khi giải phương trình vi phân màu đỏ bên trên
|
thanhthanh |
|
|
đúng vậy, đấy là bài toán truyền nhiệt nhưng nhìn dưới khía cạnh non-dimensionalisation thì có thể tự suy ra ngay là Tv=Cv*t/H^2
|
duong tang |
|
|
chính ông Terzaghi đã vận dụng toán để đưa ra cái sơ đồ U,Z của ông ấy.
các sơ đồ khác cũng tương tự thế thôi, bao giờ người ta cũng cố non-dimensionalise nó trước để đưa về phương trình toán học đơn thuần để giải quyết
bằng cách non-dimensionalise, người ta cũng có thể chọn giữ nguyên cái biến gì và thả lỏng cái biến gì, sơ đồ từ đó mà cũng thay đổi theo
|
Alvarogime |
|
|
Cái quả này thì nhà cháu không hiểu thật rồi. Không lẽ giải bài toán 1+1=2 xong rồi lại đặt vấn đề là tại sao tôi phải làm vậy à
|
Đến thầy của thầy chúng nó còn chẳng hiểu và chẳng thèm hiểu thì tại sao lại mong chúng nó hiểu được. Riêng cái này có khi không hiểu kỹ mà chỉ hiểu sơ sơ thì lại là tốt và may ấy chứ.
Cái tô đỏ: Tôi thấy là đúng vậy chỉ có bổ sung thêm là chúng nó làm được nhưng sai nhiều lắm so với lý thuyết của Cơ học đất viết trong các quyển ít biên soạn và ít sáng tác thêm. Mà cái này thì theo tôi lại quan trọng hơn nhiều. Chúng nó toàn tính 1+1 = bất kể cái gì chứ không bằng 2
hoangthienthu |
|
|
Chào bác GEOTEK,
Bác ơi, bác cho tôi hỏi là bác kiếm 5 câu hỏi ở trên trong cuốn nào đó, tôi có download được 1 cuốn của bác WOOD (David-Muir-Wood: Geotechnical-Modelling) mà đọc không thấy bài của bác trích dẫn để tham khảo thêm, nên nhờ bác chỉ giáo.
Em cũng tìm thêm được cuốn: Applied-Dimensional-Analysis-and-Modeling-Second-Edition, cũng có nội dung tương tự, nhưng đưa ra cách khác để chuyển đổi từ đại lượng có thứ nguyên về đại lượng không thứ nguyên.
Đây là link tôi tìm được 2 cuốn sách:
http://www.scribd.com/doc/57761569/A...ection=3238146
>
http://www.4shared.com/get/W04PG06h/...technical.html
>
|
inetryconydot |
|
|
trong phần "physical modelling"
|
Freddievaw |
|
|
Chào bác GeoTek,
Cảm ơn bác đã dành thời gian trả lời, tuy nhiên tôi đã đọc đi đọc lại cái phần "5. Physical modelling" mà vẫn ko tìm ra cái ví dụ nào như bác viết các câu hỏi 1-5 ở trên. Nên tôi có thể đặt ra một giả thuyết là bác GeoTek nhà ta đã từng nghiền ngẫm, nghiên cứu cuốn sách của bác David Muir Wood và từ đó phát triển ý tưởng trong cuốn sách thành các câu hỏi, các bài tập như bác viết lên đây cho mọi người thưởng thức. Chứ tìm một cách word-by-word thì tôi ko tìm thấy ví dụ nào như zậy bác ạ. Hì.
Có gì sai, mong bác cứ nói để tôi mở mang ạ.
|
Arthumters |
|
|
Không có bài nào y chang như tôi viết đâu, tôi bịa ra dựa trên các ví dụ minh họa trong chương đấy. Bạn đọc qua mấy ví dụ cẩn thận thì sẽ hiểu ngay lời giải.
|
quyetthang122 |
|