Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
|
|
|
Bao cao su và thí nghiệm nén 3 trục - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Bao cao su và thí nghiệm nén 3 trục
các bác rành về TN ba trục cho hỏi phát:
trong thí nghiệm 3 trục luôn phải dùng màng cao su để bọc mẫu, nhà cháu vẫn thấy để tiết kiệm nhiều bác vẫn bọc mẫu đất bằng bao cao su (BCS-loại mà mọi người vẫn thường dùng cho 1 công việc khác mà ai cũng biết). Rõ ràng là việc sử dụng các loại BCS khác nhau thì ảnh hưởng tới cường độ đo được của mẫu, cần phải hiệu chỉnh. Đây chính là vấn đề mà nhà cháu muốn hỏi kinh nghiệm.
- Sự ảnh hưởng của màng cao su nói chung tới kết quả TN như thế nào?
- các bác thường dùng loại BCS nào (OK, trust, durex, love....) để ít ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm nhất mà việc thí nghiệm được đảm bảo và rẻ nữa???.
- khi đã lựa chọn một loại BCS nào đó, ắt các bác sẽ phải hiệu chỉnh, sự ảnh hưởng của loại BCS mà các bác dùng như thế nào?
Mong các bác chia sẻ kinh nghiệm và ko liên tưởng bậy bạ. Kịch liệt cảm ơn!>
Có 21 câu trả lời!!
|
|
|
Bạn có thể đến các đơn vị chuyên sản xuất găng tay cao su mà đặt hàng. Họ sẽ làm cho bạn độ dày, khả năng co dãn theo ý bạn.
|
Edwandhext |
|
|
ko phải cái tôi muốn hỏi, ý tôi hỏi là thực tế các bác tn hay dùng loại bao cao su nào??
mà khả năng co dãn như thế nào là thích hợp với tn 3 trục thì tôi cũng chưa biết, với việc khác thì ko hỏi làm gì, vì nó tùy sở thích người sử dụng
|
Robertgomo |
|
|
Tiêu chuẩn đã qui định. Dùng BCS thì là sai hoàn toàn. BCS dùng trong thí nghiệm 3 trục rất đắt, thường phải nhập nếu làm đúng. Còn lại đa phần làm bằng OK cho nó rẻ, giảm chi phí>. Đã dùng sai thì hiệu chỉnh kiểu gì bác
|
MattieHek |
|
|
ông này lập topic làm tôi to mò ghê >>>
|
thietkelogo |
|
|
cảm ơn bác nguyencongoanh, cái này thì đúng là ko theo tiêu chuẩn rồi, chắc là sẽ bị rejected nếu gặp bác
vd nếu dùng OK cho rẻ như bác nói, thì chắc là vẫn phải làm hiệu chuẩn để riêng người tn biết (tất nhiên là bí mật, ko báo cáo)
mà hỏi thật, theo bác sài OK thì có ok không? ý nhà cháu là nếu phòng tn họ sài, bác có chấp thuận ko?>
|
Stevennefs |
|
|
|
Tôi thường dùng loại OK, mấy loại khác nó có gai lúc cho nước vào nhìn nó to lắm, trông gớm chết đi được. Còn việc hiệu chỉnh thì ... gọi là có, lấy chiều dày màng = 0.1mm.
Nhưng nói chung làm bằng bao cao su cũng chỉ là giải pháp tình thế thôi, khó làm lắm và cũng không rẻ hơn là mấy, khi dùng cái này mấy chị tôi TNV dãy nảy lên không chịu (chắc họ không khi nào dùng cái này>.
|
mucangchai |
|
|
Trong điều kiện VN thì chắc phải chấp nhận thôi. Bảo họ nhập thì lấy đâu ra, gần nhất cũng phải nhập từ AIT. Mà theo ý tôi thì chưa bao giờ làm bằng bao chuẩn thì so sánh, hiệu chuẩn kiểu gì Mà các giai đoạn cũng không chuẩn thì kết luận kiểu gì Thôi thì cứ chấp nhận sai+sai = đúng vậy Tất nhiên chấp nhận nhưng cũng dùng nhiều kết quả để đối chứng thì mới sử dụng được. Mà trong trường hợp bất khả kháng thì dùng luôn vì đang thiên về an toàn mà
|
Vincentpype |
|
|
Trích:
Bao cao su và thí nghiệm nén 3 trục
|
Đọc đề của topic thấy khoái nên lao vào ngay. Vào rồi mới biết không phải chuyên ngành của tôi. Thôi chào các bác.
Ôi BCS thật là tuyệt, làm được nhiều việc quá đi mất.
|
tontai |
|
|
Nghĩ bậy thì thoải mái. Cấm cũng không được. Nhưng không viết để cho người khác biết chắc chắn là tôi đã nghĩ bậy.
|
ClintomEa |
|
|
Cái này tôi cũng đã làm rùi, bạn cứ chọn loại nào mà có đường kính càng lớn càng tốt (để mẫu không bị biếng dạng trước khi thí nghiệm).
Còn hiệu chỉnh thì chắc là không cần đâu vì trong quy định không yêu cầu phải hiệu chỉnh màng cao su mà.
|
ao anh xa |
|
|
Tư duy của dân ko phải chuyên ngành đất cát đây : cái đất lấy ở đâu thì khi lấy lên cần bao bọc tôi mẫu lại như môi trường xung quanh tôi nó vậy, lỏng quá cũng chết mà chặt quá cũng chết. Suy ra, ko xài 1 loại BCS cho chung các loại đất hoặc ở các độ sâu khác nhau được. Nếu đề cương phải lấy tôi mẫu này, phải biết trước 1 chút về vị trí độ sâu lấy, chủng loại tôi nó thuộc về gì ( cát, sét, bùn,...), từ đó mới quyết định xài Durex OK hay Hello đc
Hì hì..chém gió tí đang phê thế hok biết!
|
nongdan |
|
|
Khi quản lý phòng thí nghiệm tôi cũng đã gặp tình trạng như bạn wasabi. Sau khi nghĩ nát óc tôi được 1 ông thầy cao tay nói cho tôi ý tưởng này, tôi cho anh tôi đi làm thử và đưa cái sản phẩm thay thế bao cao su OK lên cho mấy ông chuyên gia (Tây, Á có đủ), ông nào cũng OK hết. Cho nên tôi mới khuyên bạn là bạn nên tìm đến các cơ sở sản xuất cao su, đặt họ làm áo cao su theo tiêu chuẩn mà bạn mong muốn. Theo tôi, khi làm cái đó có những cái lợi sau:
1. Bạn dùng bao cao su: Người đi mua không phải lúc nào cũng mua đúng loại bạn cần (cái nhỏ, cái dày, cái siêu mỏng, nhiều anh ko biết còn mua loại có gai >>....)
2. Do không đồng loại nên số liệu thí nghiệm mỗi lần 1 khác và cách hiệu chỉnh sẽ khó đúc kết lại được.
3. Anh/Chị tôi thí nghiệm cũng đỡ ngại....hay người vào thăm quan cũng đỡ nghĩ ...x.x..x... (cái này có thật nhé: 1 bác sau khi vào thăm phòng thí nghiệm xong quay ra hỏi tôi 1 câu? Chỗ câu công tác tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch tốt nhỉ? Tôi thấy có cái tủ đựng đầy bao cao su..v..v..v... hay: cậu cho tôi xin mấy cái dự phòng nhé... vvv... tôi thì không sao nhiều lúc mấy bác ấy làm chị tôi cứ đỏ nhừ cả mặt ...)
4. Ưu điểm của việc đặt áo cao su hàng loạt: có chiều dài tuỳ ý, có đường kính tuỳ ý, và có độ mỏng, độ co dãn đúng yêu cầu. Khi đó, bài toán hiệu chỉnh là rút ra quy luật hiệu chỉnh của bạn xẽ nhanh và chính xác hơn.
5. Nhược điểm của nó là đắt hơn so với việc mua Bao cao su.
|
chongthambamien.vn |
|
|
ý kiến các bác rất hay, nhưng tôi thấy thế này có gì sai anh tôi bỏ quá cho:
- Dùng bao cao su: ít nhất phải là loại dành cho người châu phi thì may ra mới phù hợp với đường kính mẫu thử (5-7cm), vậy thì phải làm 1 chuyến qua châu phi rồi .
- Đi đặt nhà sản xuất sản phẩm cao su: tôi e là không phải chỗ nào cũng có, đàng ngái bái xa k biết thế nào đây
phương án 1 nếu dùng sẽ gây sai số rất lớn nếu k đi châu phi, phương án 2 có thể dùng cho doanh nghiệp lớn (nếu ở xa và dám bỏ kinh phí) vậy một số anh tôi sinh viên làm đề tài và các phong thí nghiệm nhỏ thì sao??
Ngày xưa hồi còn sinh viên tôi làm đề tài thế này: ra chợ mua gang tay cao su mỏng (càng mỏng càng tốt) về cát lấy phần thẳng và đền nhất của cổ tay, dùng nhựa dán xe nối lại (nhớ là nối mối càng mỏng càng tốt nha) cái này nó vừa với đường kính mẫu khoan của tôi luôn nên không sợ bị bó mẫu, nó chỉ bị ảnh hưởng khi mẫu bắt đầu nở hông. cái này vừa rẻ vừa tiện chỉ cần ra tiệm dụng cụ y tế đâu đâu, về chịu khó ngồi cắt cắt dán dán tí nữa là ok
cái này là kinh nghiệm từ hồi còn sinh viên có gi k phải mong các bác bỏ quá cho.
|
jinchan |
|
|
Theo tôi được biết giáo sư Mẫn bên Trường đại học thủy Lợi đã nghiên cứu về vấn đề này cách đây hơn chục năm. Hôm trước gặp cụ trong phòng thí nghiệm HecI họ dùng bao cao su loại OK thấy cụ Mẫn không nói gì nên tôi không biết là có dùng được không bác Wasabi hỏi thử thầy Mẫn xem nhé
|
Haroldser |
|
|
chán,
đã bẩu là dùng được, nhiều người dùng rồi, vấn đề là OK hay Durex, cỡ to hay nhỏ, dầy hay mỏng, có phải hiệu chỉnh ko...
đặt làm áo cao su của hãng găng tay như pro6 để được đúng yêu cầu thì tốt quá rồi, cũng ko còn chuyện để nói nữa.
hình như có bác còn nhầm cả sang việc bọc mẫu đất lấy lên khi khoan
|
hyutars |
|
|
hi bác Wasabi!!!
Em cũng là người tôi đang làm thí nghiệm 3 trục, ở công ty tôi đang dùng BCS cho tiết kiệm bên tôi chỉ làm bằng OK thui, vì nó rẻ hơn hẳn Hi
Còn về vụ hiệu chỉnh thì trong sách cũng có nói nói chung theo tôi nghĩ dùng loại màg nào cũng phải hiệu chỉnh ảnh hưởng bề dày màng dựa vào đườg kính mẫu thui. Cái khó theo tôi thấy là tôi không thể chắc chắn được bề dày màng cao su mà tôi dùg là bao nhiêu nữa.
Theo kinh nghiệm của tôi từng làm, nếu dùng BCS OK nên dùng 2 cái/viên (trong điều kiện tay nghề người lắp mẫu chuẩn) thì làm cũng ok, số liệu chấp nhận được, còn xài 1 cái thì thường hay bị lủng bao => hư mẫu. hii
|
GeorgeEr |
|
|
ít ra trả lời như vầy chứ, cũng là kinh nghiệm, và kinh nghiệm đó là:
geocuong cũng thường xuyên dùng bao và dùng tới 2 bao để đảm bảo an toàn, và geocuong cũng không hiệu chỉnh gì cả, chỉ đơn giản là dùng, kết quả ra sao thì sài vậy thôi, đúng không???.
vấn đề ở đây là dùng 2 bao chắc chắn sẽ khác dùng 1 bao, dùng bao mỏng sẽ khác khi dùng bao dày, do đó đương nhiên cần hiệu chỉnh. VD khi geocuong dùng 2 bao sẽ cho kết quả kháng cắt của mẫu cao hơn khi dùng 1 bao, khi đó sẽ ko thiên về an toàn dù cái sai lệch này không đáng kể và nó được bù bởi cái sai nào đó khác để/nên kết quả chấp nhận được.
về cái bề dày thì tôi thấy ASTM nó cũng nói khá rõ rồi, nó có quy định bề dầy max, bề dầy theo loại đất...
hic, hồi sinh viên tôi đi thực tập, được xem thầy hướng dẫn thí nghiệm (xin phép ko tiết lộ danh tính) sử dụng bao cao su, lúc đó tôi cứ nghĩ như vậy là chuẩn
|
RobertDum |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
nâng cao chất lượng lấy mẫu
(có 9 câu trả lời)
|
Báo cáo địa chất???giúp em với!!!
(có 39 câu trả lời)
|
Nâng cao chất lượng đầu ra cho dân ĐCCT
(có 14 câu trả lời)
|
Đoàn kết chống phá giá khảo sát ĐCCT, nâng cao chất lượng khảo sát
(có 24 câu trả lời)
|
Tìm phương án thi công móng si lô
(có 15 câu trả lời)
|
Báo động về chất lượng khảo sát Địa chất công trình hiện nay!!!
(có 57 câu trả lời)
|
Địa chất Quận 10 (Đ. Nhật Tảo)
(có 16 câu trả lời)
|
non-dimensionalisation - Loại bỏ thứ nguyên?
(có 35 câu trả lời)
|
help me !!!! giàn dáo bao che công trinh cao tầng
(có 23 câu trả lời)
|
Thí nghiệm bàn nén hiện trường trong trường hợp nền không đồng nhất
(có 7 câu trả lời)
|
Hồ Sợ địa Chất
(có 6 câu trả lời)
|
chỉ tiêu cơ lý theo cấp đất
(có 14 câu trả lời)
|
tại sao sườn dốc tự nhiên lõm thường dễ trượt hơn
(có 77 câu trả lời)
|
Khoan vào đá vôi 5m
(có 9 câu trả lời)
|
Thí nghiệm cắt cánh cho đất đắp K98
(có 31 câu trả lời)
|
Lựa trọn phương án móng.
(có 7 câu trả lời)
|
Đất thế này có ép cọc 300x300 xuyên qua được?
(có 10 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi nén không hạn chế nở hông
(có 16 câu trả lời)
|
Mặt cắt địa chất?
(có 5 câu trả lời)
|
Mặt bằng bố trí hố khoan địa chất?
(có 7 câu trả lời)
|
Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?
(có 11 câu trả lời)
|
công thức địa chất???
(có 9 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?
(có 9 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?
(có 11 câu trả lời)
|
Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!
(có 13 câu trả lời)
|
Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?
(có 18 câu trả lời)
|
Phòng Las?
(có 17 câu trả lời)
|
Đơn giá khoan khảo sát!
(có 9 câu trả lời)
|
Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT
(có 29 câu trả lời)
|
Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"
(có 7 câu trả lời)
|
Robertson Soil Classification Charts
(có 9 câu trả lời)
|
Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.
(có 31 câu trả lời)
|
Thí nghiệm mẫu đât?
(có 37 câu trả lời)
|
Đất không thuận lợi cho việc XD
(có 50 câu trả lời)
|
Góc ma sát trong của đất?
(có 93 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05
(có 5 câu trả lời)
|
Các điều kiện địa chất công trình ?
(có 20 câu trả lời)
|
Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định
(có 26 câu trả lời)
|
từ điển địa chất!
(có 30 câu trả lời)
|
TK Cải tạo mở rộng móng cọc?
(có 12 câu trả lời)
|
Địa kỹ thuật
(có 15 câu trả lời)
|
Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?
(có 10 câu trả lời)
|
Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm
(có 15 câu trả lời)
|
Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT
(có 12 câu trả lời)
|
Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương
(có 82 câu trả lời)
|
TN Đất sai hết cả ???
(có 71 câu trả lời)
|
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
(có 16 câu trả lời)
|
Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?
(có 29 câu trả lời)
|
Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?
(có 55 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng?
(có 28 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|