Hỏi & đáp về thiết kế - kết cấu - xây dựng - thi công công trình


Tổng hợp các câu hỏi và trả lời về thiết kế kết cấu thi công công trình:
Thiết kế móng nông (Có 552 chủ đề)
Thiết kế móng cọc (Có 628 chủ đề)
Gia cố nền đất (Có 485 chủ đề)
Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế (Có 371 chủ đề)
Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá (Có 336 chủ đề)
Công trình đường bộ đường sắt (Có 316 chủ đề)

  Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"

     Em chào cả nhà ạ, hôm nay tôi có nhận được một báo cáo khảo sát địa chất để làm đồ án nền móng.Trên mặt bằng định vị hố khoan(HK) thì tôi thấy có 12 HK.Chiều dày của lớp đất tại mỗi vị trí hố khoan là không giống nhau.Vì vậy tôi không biết sử dụng chiều dày các lớp đất cũng như cao độ các lớp đất như thế nào cho đúng? Thứ 2 là trong kết quả khảo sát tôi thấy có 2 hệ số nén lún tương ứng với 2 Mô đun tổng biến dạng là a0-1(E0-1) và a1-2(E1-2).Khi tôi sử dụng để tính toán thì lấy a0-1 hay a1-2 ? Ở các lớp cát và cuội người ta chỉ cho chỉ số SPT và thành phần hạt cũng như góc ma sát trong, bây giờ muốn có gama thì phải tra bảng phải ko ạ? Như các lần trước làm đồ án, thầy cô giáo cho sẵn các giá trị trung bình, nhưng lần này cho như thế này tôi thật sự không biết phải lấy như thế nào? Mong cả nhà có đôi lời góp ý với ạ.Em cảm ơn
Có 7 câu trả lời. Mời xem!

  Đơn giá khoan khảo sát!

     Bác nào có bảng đơn giá khoan khảo sát địa chất không cho tôi mượn với nhé! Thanks!
Có 9 câu trả lời. Mời xem!

  Robertson Soil Classification Charts

     Nhờ các Bác khai sáng cái này giúp e với!
Có 9 câu trả lời. Mời xem!

  Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.

     Tôi đang Khảo sát địa chất công trình ở khu vực Hải Phòng và gặp hiện tượng thế này: Kết quả khoan ngoài hiện trường (nhận định bằng cảm quan ngoài hiện trường và theo kết quả SPT) thì lớp đất sét có trạng thái dẻo cứng (SPT = 8-10 búa). Tuy nhiên, khi về thí nghiệm trong phòng thì cho kết quả dẻo mềm (thậm chí dẻo chảy). Hiện tường này có thẻ do nguyên nhân gì đây? Các bác có thể giải thích giúp với! Kỹ thêm hiện tượng: Đất bóp rất rắn nhưng nếu lăn vê 1 lúc thì chảy nhão ra!
Có 31 câu trả lời. Mời xem!

  Góc ma sát trong của đất?

     Chào các bác, tôi có cái nì hay hay. Chuyện là vầy, hôm vừa rồi ông giám đốc có đưa cho tôi một bộ hồ sơ khảo sát địa chất (hình như là của người quen ở tp.HCM) khảo sát để làm thủ tục xây nhà tư nhân. Chẳng rõ là mấy cái mẫu do phòng nào thí nghiệm nào làm hay là mafia nữa, nhưng tôi thấy hồ sơ ghi là đất sét pha, lẫn soi sạn dẻo cứng-nửa cứng mà góc ma sát của nó có khi tới 23 độ, có khi xuống 11 độ, ảo quá chừng ảo. Vì là trưởng phòng TN nên ông nhờ tôi ký giùm (giùm thôi, không money gì đâu nhá). Theo các bác thì tôi có nên ký không, và, với đất sét như tôi đã nêu, thì góc ma sát trong của nó có cao đến như vậy không nhỉ? Công ty tôi là công ty tư nhân mà, làm mất lòng giám đốc cũng khó, mà...... Các bác cho ý kiến tư vấn nhé.
Có 93 câu trả lời. Mời xem!

  Thí nghiệm mẫu đât?

     Các Bro cho tôi hỏi??Đối với mẫu đất khi nào cần thí nghiệm 9 chỉ tiêu, khi nào thí nghiệm 11 chỉ tiêu??tại sao vậy nhỉ???
Có 37 câu trả lời. Mời xem!

  Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!

     Tôi đang tập hợp các tiêu chuẩn ngành địa chất công trình -địa kỹ thuật. Dưới đây là một số tiêu chuẩn đã thu thập được. Bác nào có biết các tiêu chuẩn khác phục vụ cho việc khảo sát nền móng, thí nghiệm cơ lý đất ở trong phòng và ngoài trời thì cho thêm vào danh sách này. Cảm ơn rất nhiều. 1. QTTL-B-5-74:Quy trình đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ lớn để xây dựng các công trình thuỷ lợi, 30/6/75 2:TCXD88-1982 nhóm H:Cọc. Phương pháp thí nghiệm hiện trường. 3:TCXD 112-1984: Công tác khảo sát địa kỹ thuật về giai đoạn khảo sát; về vị trí, mật độ và độ sâu thăm dò. 4:TCXD 112 : 1984 :Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình 5:TCXD 205-1987: Yêu cầu đối với khảo sát 6:TCXD 161-1987: Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng 7.22 TCN 171-87: Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt nở 8:22 TCN 160-87: Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc 9: TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản 10: TCVN 2683-91: Đất cho xây dựng, lấy mẫu, bao gói vận chuyển và bảo quản mẫu 11: TCVN 4195-4202 :1995- TCVN 4195-1995: Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm - TCVN 4196-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm - TCVN 4197-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm - TCVN 4198-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm - TCVN 4199-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm - TCVN 4200-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hông trong phòng thí nghiệm - TCVN 4201-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm - TCVN 4202-1995 Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm 12:TCXD 196-1997 :Nhà cao tầng. Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi 13.TCXD 226-1999 Đất xây dựng phương pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn. 14.22 TCN 259-2000.Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 15.22 TCN 262-2000.Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên nền đất yếu 16.22 TCN 263-2000.Quy trình khảo sát đường ôtô 17.14 TCN - 115 - 2000.Thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi. 18.TCXDVN 269-2002.Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục 19Tập 1 – Từ 14TCN 123-2002 đến 14TCN 129-2002.Tuyển tập các tiêu chuẩn về đất xây dựng công trình thuỷ lợi 20.TCXDVN 301-2003.Đất xây dựng - Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường 21.14TCN-32-2005 đến 14TCN 140-2005, 14TCN146-149/2005.Các tiêu chuẩn về thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm trong XD công trình thuỷ lợi 22.14TCN 195:2006.Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi. Hiệu lực từ 15/1/2007. Ban hành theo Quyết định số 4079/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Toàn văn gồm 60 trang, chia làm 6 chương và 3 phụ lục. 23.Thông tư số 06/2006/TT-BXD:Thông tư hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật....Thông tư hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình. Toàn văn gồm 4 chương và 2 phụ lục, tổng khoảng 13 trang. 24.TCXDVN 364-2006. Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và sử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình 25.TCXDVN194:2006.Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật 26.22 TCN 355-06 Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường 27:22 TCN 332 - 06:Xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm 28:22 TCN 333 - 06:Quy trình đầm nén đất , đá dăm trong thí nghiệm 29.TCXDVN366: 2006:Chỉ dẫn kỹthuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng Karsrt. 30.54/2000/QĐ-BCN:Quy chế lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000(1:25.000) 31.22TCN 260-2000:Quy trình khảo sát địa chất công trình các công trình đường thuỷ. 32.TCXD 45-78:Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình 33.TCXD 160:1987,nhóm H: Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc 34.20TCN74-87:Đất xây dựng –phương pháp chỉnh lý thóng kê các kết đặc trưng của chúng. 35.20TCN -174-89:Đất xây dựng –phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh 36.TCXD 189:1996:Móng cọc tiết diện nhỏ -tiêu chuẩn thiết kế 37.TCXD 190:1996:Móng cọc tiết diện nhỏ -tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 38.TCXD 205:1998:Cọc khoan nhồi –yêu cầu chất lượng thi công 39.TCXD 112: 1984:Xác định độ chặt của đất bằng xuyên vít 40.TCXD 80: 2002: Xác định tải trọng tĩnh của đất tại hiện trường (chưa có) 41.TCXDVN 286:2003:Đóng và ép cọc -Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 42.TCXDVN 326:2004:Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 43.TCXD 197:1997:Thi công cọc khoan nhồi 44.TCVN 5747 - 1993:Đất xây dựng -Phân loại
Có 13 câu trả lời. Mời xem!

  Phòng Las?

     Em hỏi nhé: "Phòng thì nghêm A thuộc công ty B, vậy phòng thí nghiệm A thí nghiệm công trình cho công ty C, ngoài việc có dấu las-XD thuộc phòng A có buộc phải có dấu xác nhận của công ty B xác nhận ko? hay có thể sử dụng dấu của một công ty D khác cũng được, học không cần dấu xác nhận của công ty B mà chỉ cần dấu las-XD của phòng A cũng được? " vui lòng trả lời giúp em! Thanks!
Có 17 câu trả lời. Mời xem!

  Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?

         Đi đường Kha Vạn Cân, qua cầu vượt Linh Xuân một chút đến hết con dốc, rẽ vào hẻm bên tay trái khoảng 40m. Có anh tôi nào rành về địa chất khu đó hoặc có hồ sơ địa chất khu đó có thể chia sẻ với tôi được không? Xin cảm ơn.
Có 11 câu trả lời. Mời xem!

  Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?

     cho tôi hỏi về các sự cố thường gặp và cách khắc phục sự cố trong công tác khoan khảo sát Địa Chất Công Trình.
Có 18 câu trả lời. Mời xem!

  Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?

     Em tìm trên mạng nhưng chưa tìm được công thức hay bảng tra nội suy xác định hệ số cố kết Cv theo giới hạn chảy. Anh(chị) nào có công thức xác định theo kinh nghiệm gửi cho tôi xin với ạ, Tôi cảm ơn!
Có 9 câu trả lời. Mời xem!

  Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT

     Chào các bạn! Hiện nay, Excel được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Riêng trong ĐKT, các biểu thí nghiệm trong phòng, ngoài trời đều sử dụng Excel, các bảng tính về thí nghiệm trong phòng, tính lún, sức chịu tải của cọc,... đều có thể thực hiện trong Excel. Tuy nhiên, các sản phẩm phần lớn đều mang tính thủ công và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của mỗi người. VBA là viết tắt của Visual Basic for Application. VBA được ứng dụng trong Word, Excel,AutoCad,... và nó được phát huy rất hiệu quả trong việc tính toán, sử lý số liêu. Theo quan điểm của ngày trước, Excel không xử lý thống kê (20 TCN 74-87) một cách tự động được, nhưng bây giờ thì     hoàn toàn có thể. Việc sử dụng các hàm tự tạo (Function), chương trình con (Sub) đã nâng cao hiệu quả sử dụng của Excel. Tôi xin tặng các bạn hàm tính sức chịu tải quy ước Ro. Để tạo hàm này, các bạn thực hiện các bước như sau: - Vào menuToolsMacroVisual Basic Editor. Cửa sổ Visual Basic Editor hiện ra. - Vào menuInsertModule. - Copy đoạn này vào:     Function Ro(Khoiluongtt, C, Gocmasat) as single Goc ma sat trong da chuyen sang so thap phan Tinh he so A A = 3.14 * 0.25 / (1 / Tan(Gocmasat * 3.14 / 180) + Gocmasat * 3.14 / 180 - 1.57) Tinh he so B B = 1 + A / 0.25 Tinh he so C D = A / 0.25 / Tan(Gocmasat * 3.14 / 180) Xac dinh suc chiu tai quy uoc cua dat (kG/cm2) Ro = (A + B) * Khoiluongtt / 10 + C * D End Function - Sau đó đóng cửa sổ Visual Basic Editor lai. - Vào Menu/Insert/Function. Chọn tên hàm Ro trong User defined. Đây là một hàm đơn giản, còn rất nhiều các hàm khác có thể lập được trong Excel như: - Môđun tổng biến dạng Ẹo - Hàm nội suy 1 chiều, 2 chiều (rất phổ biến trong lĩnh vực cơ học dất- nền móng). Nếu chỉ dùng Vlookup, Hlookup thì không đạt được ý muốn. - Hàm về thống kê: Độ lệch bình phương trung bình S (như STDEV trong Excel), chuyển vị của độ lệch bình phương trung bình Scm (như STDEVP trong Excel),... Bạn nào quan tâm thì liên hệ theo địa chỉ Tôiail:     tuhuongdcct366*
Có 29 câu trả lời. Mời xem!

  Đất không thuận lợi cho việc XD

     chào các ACE trong diễn đàn, tình hình e có nghe 1 số loại đất : đất lún ướt, đất trương nở và đất co ngót. e có một số thắc mắc làm bằng cách nào ngta nhận dạng chúng tại hiện trường thông qua các thí nghiệm hiện trường, nếu không ở trong phòng thí nghiệm làm sao nhận biết được và tôi dùng những gì để xác định loại đất đó xin được chỉ giáo
Có 50 câu trả lời. Mời xem!

  công thức địa chất???

     chào các anh chị! e đang làm công tác khảo sát, trái ngành nên cho e hỏi ngu tí: công thức Cw = 1/2 ((1+Dw/(D+B) là nói về cái gì? các đại lượng trong đó là gì...? e ko có tài liệu nào đây, mong các a chỉ giúp! e cám ơn
Có 9 câu trả lời. Mời xem!

  Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?

     Máy khoan gây mất điện tại Hà Nội Máy khoan đang thi công dự án khu đô thị trên phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) chạm vào hệ thống cáp, gây mất điện cho nhiều hộ dân trong khu vực. Trao đổi với VnExpress.net, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho hay Điện lực Hai Bà Trưng sau đó đã khắc phục sự cố và đến trưa 26/6, hệ thống đã hoạt động bình thường. Trước đó, vào lúc 9h30 sáng nay, trong lúc     khoan thăm dò địa chất tại công trình dự án Hòa Bình Green City (505 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội) do Công ty TNHH Hòa Bình và Công ty Nông sản Agrexim làm chủ đầu tư, máy khoan đã chạm vào tuyến cáp ngầm 22kV, làm gián đoạn việc cung cấp điện tại khu vực này. Nguồn:     http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-t...i-2838686.html
Có 11 câu trả lời. Mời xem!

  tinh t50 và t90 trong thí ngiệm nén lún

     có ai biết cách tính t50 và t90 trong thí ngiệm nén lún không nhằm tìm ra giá trị Cv theo 2 phương pháp logarith và căn bậc hai đó, chỉ tôi với tôi đang làm bài báo cáo gấp.
Có 27 câu trả lời. Mời xem!

  Hệ số cố kết của "đất-xi măng" ?

     Chào các bác, tôi đang làm luận văn đề tài cọc đất xi măng tính theo tiêu chuẩn viện á châu, Sau khi thiết kế xong thì cần phải tính cố kết u. Nhưng tôi lại không có số liệu thí nghiệm của đất đã gia cố bằng CDM, vậy cho tôi hỏi ta có thể tính Cv hệ số cố kết của đất khj được gia cố theo khoảng bao nhiêu? hoặc phụ thuộc như thế nào vào: tỷ lệ xi măng cũng như địa chất ở khu vực đó! Cảm ơn các bác nhiều! tôi mong được hồi âm sớm nhất ạ!
Có 55 câu trả lời. Mời xem!

  Mức độ cố kết theo piezometer và đo lún mặt?

     Kính chào các bác, Em có nghe lõm đâu đó là trong xử lý nền đất yêu thì người ta quan trắc cả lún mặt (settlement plate) và áp lực nước lỗ rỗng (Piezometer). Sau đó người ta phân tích số liệu quan trắc này ra được mức độ cố kết (U) để kiểm tra quá trình xử lý. Và khi người ta xử lý thì cho ra mức độ cố kết dựa trên 2 thằng trên lại khác nhau, thông thường thì U từ quan trắc lún mặt (thường dùng PP ASAOKA) thì lớn hơn U từ Piezometer. Cũng chưa thấy ai so sánh U từ Piezometer và Extensometer . Tôi nghe mà chẳng hiểu tại sao nó vậy. Nhờ các cao thủ tiền bối nhiều kinh nghiệm chỉ điểm với ạ
Có 66 câu trả lời. Mời xem!

  Xử lý nền đất yếu đắp theo giai đoạn?

     Em đọc nhiều tài liệu, nhưng chưa được cao thủ nào chỉ cụ thể 1 công trình cụ thể, khi đọc tôi có 1 số thắc mắc như sau: + Khi tiến hành tính toán gd1, thì có chỉ số thí nghiệm: e0, Cu, Cc, Cv, ap luẹc tiền cố kết.... + Kết thúc giai đoạn 1, tiến hành đắp giai đoạn II, vậy các thông số đầu vào như thế nào là đúng ạ? e0, Cu2=cu1+ delta Cu, nhưng khi đã cố kết gd1 song thì các chỉ tiêu như: e0, áp lực tiền cố kết đã thay đổi ( do chịu tải lớn hơn lúc chưa đắp tải ). Các Bác chuyển làm xử lý đất yếu chỉ cho tôi vấn đề này với, ( cho tôi xin bản tính EXel đắp theo GD ) Tôi cảm ơn!!!
Có 36 câu trả lời. Mời xem!

  Xử lý nền đất yếu?

     Có anh nào có tài liệu nói về xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bơm hút chân không, tôi đang tìm hiểu về vấn đề này
Có 55 câu trả lời. Mời xem!
 Trang đầu ... 70  71  72  73  74  75  76  77  78 ... Trang cuối 
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top