Hỏi đáp / Công trình đường bộ, đường sắt
Hỏi & đáp trong chuyên mục "Công trình đường bộ, đường sắt" |
Tiêu chuẩn thiết kế Nút giao thông
|
Chào các bạn.
Tôi hiện đang quan tâm đến vấn đề Khả năng thông hành của Nút giao thông cùng mức, nhưng cũng còn thiếu nhiều tài liệu đặc biệt là các tài liệu về Tiêu chuẩn thiết kế Nút giao thông. Hiện nay tại Vn chưa ban hành Tiêu chuẩn riêng về thiết kế Nút giao thông.
Các bạn thành viên bạn nào có quan tâm thì cung trao đổi và chia sẻ. các bạn có tài liệu về tiêu chuẩn Thiết kế Nút giao thông cùng mức hoặc biết các trang WEB về vấn đề này của các nước ASEAN và Trung Quốc có thể giúp tôi với.
Rất mong các bạn cùng quan tâm đến vấn đề này giúp đỡ.
|
|
Có 18 câu trả lời. Mời xem!
|
|
ứng suất kết cấu mặt đường
|
Ai cũng biết trong kết cấu mặt đường ứng suất thẳng đứng giảm dần từ trên xuống dưới, nhưng thực sự tôi chưa thấy sách viết cách tính sự giảm đó như thế nào. Nệu có cách tính nào chưa, như kiểu dùng biểu đồ osterberg tính ứng suất trong đất...hichic...rất mong các bác trao đổi..
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
Benkelman Beam vs FWD
|
Khảo sát Cường độ Mặt đường hiện tại gồm có 2 PP, đó là PP1 sử dụng "Benkelman Beam deflection test" và PP2 sử dụng "Falling Weight Deflectometer (FWD) test". Các ưu và nhược điểm của 2 PP được tóm tắt như sau:
1/ PP1
Hạn chế:
- Chỉ đo được độ võng lớn nhất tại vị trí điểm đo
- Không cung cấp được các thông tin về cường độ của mỗi lớp MD
- Không xác định và phát hiện được lớp kết cấu yếu cần được thay thế
Ưu điểm:
- Cung cấp Môđun đàn hồi tương đương của toàn bộ kết cấu áo đường, phù hợp với việc thiết kế dựa theo Tiêu chuẩn VN (Russian)
2/ PP2
Ưu điểm (khắc phục những nhược điểm của PP1)
- Cung cấp các thông tin về đặc điểm của từng lớp kết cấu riêng biệt, dụa trên phân tích ngược của Chậu võng.
- Tiết kiệm được thời gian khảo sát
Nhược điểm (trong điều kiện VN)
- Đầu tư tốn kém, cần có sự hiểu biết và kỹ năng khi sử dụng, nhưng hiện tại Cục đường bộ và các Hạt quản lý khu (2, 4, 5, và 7) đã được đầu tư 4 FWD ở 2 dạng KUAB và Dynatest.
- Cần phải nghiên cứu phát triển các quan hệ chuyển đổi sang Môđun đàn hồi tương đương khi sử dụng Tiêu chuẩn VN trong tính toán và thiết kế duy tu kết cấu MD.
Ý kiến đưa ra để thảo luận là: Có nên thay thế Belkenman Beam bằng FWD không? Và việc sử dụng FWD sẽ đem lại những lợi ích gì cho việc tính toán thiết kế?
|
|
Có 7 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Đắp cát, san nền
|
Xin hỏi các bác: cát đen nếu đổ đống mà chưa lu thì độ chặt đạt được tầm bao nhiêu và các tính chiều cao lớp đất đắp là bao nhiêu để vừa đảm bảo chiều dày lu lèn vừa đảm bảo khi lu xong đạt đủ độ chặt và chiều cao thiết kế
Xin cảm ơn nhiều!!
|
|
Có 5 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Thảm rọ đá bảo vệ mái dốc ?????????????
|
Tư vấn thiết kế của tôi có trình phương án thiết kế bảo vệ mái dốc như sau:
Mái dốc hiện tại ổn định, hệ số ổn định theo Bisshop hoặc theo PP cổ điển đều > [K].
Thiết kế:
- Phát quang mái dốc, thảm rọ đá theo taluy 1:1 (các taluy hiện tại thường ~< 1:1). Kích thước rọ 0.3x1.0x2.0m; các rọ liên kết với nhau bằng LK buộc;
- Dưới mái dốc là lớp vải địa kỹ thuật loại ngăn nước, màng chống thấm HDPE-GSE;
- Mỗi rọ đá đóng một cọc thép L80x80x8mm dài 1.5m để neo giữ, cọc thép đóng vuông góc với bề mặt mái dốc, đầu cọc nhô cao khỏi mặt rọ 10cm.
Tôi là CĐT, tôi định có ý kiến thế này, xin các bạn cho ý kiến:
- Nếu taluy đã ổn định và đang có thảm thực vật bảo vệ thì cần gì phải thảm rọ đá; điều kiện nào để TV quyết định thảm?
- Đóng cọc 1.5m trên sườn đồi núi nếu gặp đá cục, gốc cây thì TV xử lý thế nào, có đổ bê tông chân cọc không?
- khi đóng cọc thép thế này thì chắc chắn vải địa kỹ thuật sẽ rách, ý nghĩa ngăn nước giảm đáng kể, TV giải quyết thế nào?
|
|
Có 18 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Phần mềm tính kết cấu áo đường.
|
Phần mềm này tôi viết vẫn còn lỗi vướng khi chuyển giữa các record, các bạn thông cảm dùng tạm. Nếu vướng cứ bấm nút chuyển record một hồi rồi cũng đến được vị trí mong muốn.
Qui ước lớp nền (E0) phải nhập chiều dày =0.
Khi sử dụng lưu ý số thứ tự các lớp phải liên tục ví dụ 1,2,3 là đúng, còn 1,2,4 là sai. Lưu ý không được để thừa record do vô ý không kiểm tra kỹ, ví dụ khi nhập đến lớp số 3 là đất nền mà bạn lại bấm thêm vào nút new tạo thêm 1 lớp nữa và quên xóa nó thì sẽ gặp lỗi.
Nếu gặp lỗi thì thoát và chạy lại.
Phần hướng dẫn tính áo đường BTXM nằm trong file txt kèm theo.
(Gởi Admin: Mỗi lần tôi tải file lên rất khó, hay gặp lỗi, nhờ Admin gải thích giúp)
Chúc vui.
|
|
Có 23 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Cần gấp một phương án xử lý, mong các Thầy cô và anh em thành viên giúp đỡ
|
Lời đầu là xin chào các anh tôi thành viên thân mến!
Em là dân thiết kế, khi thiết kế tôi có gặp 1 trường hợp như sau, tôi muốn đưa lên đây là để xin ý kiến anh tôi về vấn đề này:
Tuyến của tôi dài khoảng 3km trên đó tôi có bố trí một cây cầu giản đơn nhịp 33m, nhưng cái vấn đề chính của tôi ở đây là khi mùa nước lên hầu như toàn bộ tuyến bị ngập nước cả (việc vùng bị ngập như thế này hầu như năm nào xảy ra), bởi thế khi tôi tính lưu lượng thì khá lớn, ứng với lưu lượng như thế tôi phải bố trí tới 3 nhịp 33m, nhưng thực tế tôi không cần phải bố tri như vậy, chỉ cần 2 nhịp 25.7m là được rồi, nếu tiết kiệm thì bố trí 1 nhịp 33m cũng ok, bởi vì khi nước lên thì nguyên vùng nó bị ngập lênh láng rồi, có mở rộng bao nhiêu cũng vẫn bị ngập, bởi làm như thế tôi chỉ mở rộng cục bộ một điểm thôi; còn về tuyến đường thì khi tôi đôn cao độ thiết kế lên nhưng tới mùa mưa vẫn có vùng bị nước ngập trên đường , địa chất ở đây là đất đỏ bazan nên cũng không cần xử lý nhiều lắm, bóc bỏ là được rồi
Em đang tính đưa đường tràn vào, nhưng ngặt nỗi nếu đưa thì phải đưa trên toàn tuyến, như thế thì chủ đầu tư lại không chịu vì tốn quá nhiều
Em đã trình bày cái vấn đề mà tôi đang gặp phải trình lên các bác, mong mọi người ai có phương án gì xử lý trên đoạn tuyến của tôi chỉ giúp tôi với, cảm ơn các bác nhiều
|
|
Có 10 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Độ lún dư cho phép của đường sử dụng mặt kết cấu bê tông cốt thép hoặc kết cấu áo đường cứng
|
"Đối với mặt đường sử dụng kết cấu áo đường mềm thì độ lún dư của nền đường đắp được quy định trong các quy trình 22 TCN 262-2000 hoặc 22 TCN 211-06. Cụ thể là:
1. Đường cao tốc các loại, đường cấp I, đường cấp II hoặc đường cấp III vùng đồng bằng và đồi (tức là các cấp đường có tốc độ thiết kế từ 80Km/h trở lên) có tầng mặt là loại cấp cao A1 có độ lún dư cho phép tại:
1.1. Gần mố cầu: 10cm
1.2. Chỗ có cống hoặc cống chui: 20cm
1.3. Các đoạn nền đắp thông thường: 30cm
2. Đường cấp III hoặc cấp IV có tốc độ thiết kế từ 60Km/h trở lên và có tầng mặt là loại cấp cao A1có độ lún dư cho phép tại:
2.1. Gần mố cầu: 20cm
2.2. Chỗ có cống hoặc cống chui: 30cm
2.3. Các đoạn nền đắp thông thường: 40cm
3. Đường có vận tốc ≤40Km/h hoặc có tầng mặt cấp cao A2 hoặc cấp thấp hơn thì không xét đến lún dư
Tuy nhiên, đối với mặt đường sử dụng kết cấu áo đường cứng hoặc bê tông cốt thép lại không có quy định về độ lún dư cho phép đối với nền đường đắp?"
Vậy câu hỏi đặt ra cho mọi người là: "Áp dụng quy định độ lún dư của nền đường kết cấu áo đường mềm cho áo đường cứng hoặc Bê tông cốt thép có được không? Được vì sao? Không được vì sao?
|
|
Có 6 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Ấn Độ: Làm đường từ nhựa thải
|
Rác thải nhựa sẽ được xé, nghiền nhỏ rồi trộn với nhựa đường thành hợp chất nhựa rải đường.
"Công ty quản lý chất thải nhựa KK, Ấn Độ, đang thu gom hàng ngàn tấn chất dẻo từ các thùng rác trên toàn quốc để chuyển thành vật liệu làm đường.
Công ty này cho biết khi dùng để lát đường, loại chất liệu này sẽ chịu được gió mùa và chống hao mòn tốt hơn loại vật liệu truyền thống, lại giúp giảm tình trạng xuất hiện các ổ gà. Ông Ahmed Khan, giám đốc công ty cho biết ý tưởng này đã xuất hiện cả thập kỷ trước đây, khi những chiến dịch chống túi nhựa bắt đầu.
Tại Ấn Độ, hàng ngày có tới 10.000 tấn rác thải nhựa được đưa đến bãi rác. Đây là loại rác khó bị phân hủy, cho nên tái sử dụng là phương pháp hữu hiệu nhất. Ông cho biết, hiện đã triển khai làm 1.400 km đường bằng chất liệu này và công ty có tham vọng “phủ” hết các con đường tại Ấn Độ bằng rác thải nhựa thông qua phương pháp trên ".
tại sao ở nước tôi lượng rác thải rất lớn mà lại chưa được sử dụng làm tăng độ bền cho đường ở 1 nước nhiệt đới như nước ta, giảm thiểu rác thải . điều này nên làm chứ các bác
|
|
Có 6 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
|
Xây dựng hệ thống phần mềm tính toán kết cấu?
|
Ý tưởng của tôi là: chúng ta hãy trao đổi với nhau về việc xây dựng một hệ thống phần mềm phân tích kết cấu cho ngành công trình (xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi,..). Cụ thể, chúng ta sẽ tập trung vào một số vấn đề:
1. Các mô hình phần tử hữu hạn
2. Ngôn ngữ lập trình và kỹ thuật lập trình
3. Các thuật toán về tính toán số
4. Mô hình hoá các công trình và cấu kiện thực tế.
Tôi hi vọng qua đó, chúng ta có thể biết thêm được về phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn nói chung và phát triển hệ thống phần mềm nói riêng. Như vậy, đối tượng của chúng ta là: sinh viên, kỹ sư kết cấu, kỹ sư tin học kết cấu,...
Nếu bác nào quan tâm, xin các bác nhiệt tình tham gia. Tôi sẽ cố gắng luôn tham gia đều đặn.
Thân ái,
Linh
|
|
Có 26 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Kết cấu mặt đường kết hợp
|
Chào cả nhà!
Tôi đang thi công mặt đường kết cấu kết hợp như sau:
+ Móng đường: CPĐD loại I dày 30cm
+ Mặt đường BTXM 30Mpa dày 30cm, trên có thảm lớp BTN C20 dày 6cm
Xin hỏi ưu nhược điểm của kết cấu mặt đường kết hợp? Muốn tìm hiểu thêm về loại mặt đường này thì tìm tài liệu ở đâu?
Mong mọi người biết chỉ giùm! Cảm ơn
|
|
Có 5 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Thành phần hạt trong cấp phối đá dăm
|
Theo quy trình thi công và nghiệm thu CPĐD 334-06 thì CPĐD là sản phẩm của đá "nguyên khai", vậy thì có cho phép lẫn đá phong hóa trong thành phần hạt không? ( Theo quy trình 252-98 cũ thì đá dùng làm cấp phối đá dăm không được lẫn đá phong hoá). Nếu có cho phép lẫn đá phong hóa trong CPĐD thì thành phần tối đa là bao nhiêu?
Xin các bác vui lòng chỉ giáo!
|
|
Có 5 câu trả lời. Mời xem!
|
|
hệ thống thoát nước đường nôn thôn. xin anh em giúp
|
chào các anh tôi KS kết cấu. chúc anh tôi 1 ngày làm việc thật tốt và nhiều may mắn.
tình hình là thế này. tôi đang là sinh viên năm cuối ngành xây dựng dân dụng nên rất ít kinh nghiệm cầu đường cũng như thi công .
em ở q12 đường nôn thôn xóm làng ngập nước mỗi khi mưa nên bà con anh tôi trong xóm định làm đường. tôi định giíup phần tính toán chi phí san lấp mặt bằng cống và hệ thống thoát nước cũng như biện pháp thi công. xóm nghèo, hẻm cụt và ít nên bà con ko kêu công ty hay gì hết và tự làm
đừong dài : 180m. ngang 3m. cống đặt giữa
em muốn hỏ và nhờ các anh tôi giúp tư vần.. hic kiến thức nghèo quá.
- khoảng cách bao nhiêu m thì ta bố trí 1 hố ga và hố ga dài rộng khoảng bao nhiêu ?
- nắp hố ga tôi thấy có sắt bọc khung ngoài và miệng hố ga cũng có. cho tôi hỏi đừong tôi có cần làm cái đó hay không?
- cho tôi hỏi nếu cống phi 500mm thì hố ga sâu khoảng bao nhiêu? và đáy hố ga có đổ bt hay xây kín hay đề thấm xuống đất...? khoảng cách miệng cống dứoi xuống đáy hố ga là bao nhiêu?
- dự kiến đường chỉ cho xe 3t5 vào thôi không cho xe to nên tôi định tim hiu cống phi 500mm có dc không? không biết cống có chịu nổi không ( cống tôi đặt ở giữa đừong ). theo anh tôi thì nên mua cống phi mấy ? và giá khoảng bao nhiêu ?
- cống khu vực tôi thấy cống dài có 1m à như vậy tôi fai xây bệ đở cũng như liên kết giữa 2 cống (gạch đinh ).. tôi thấy cống lớn có miệng nối giữa 2 công không biết cống nhỏ phi 500m có không? tôi có nghe nói có cống dài 4m mà có luôn cái miệng cống nối giữa 2 cống lại không biết có không ?
- cống nằm giữa đừong nên lớp đất dưới cống rất cứng cho tôi hỏi có cần đá 4x6 lót dứoi ko?
- anh tôi có ai biết chổ nào sàn xuất cống khu vực HCM ? q12 thì càng tốt ?
hic hic.. tôi làm cái này cũng free cho ba còn ma kiến thức nghèo quá nên nhờ anh tôi giúp giùm em
thanks anh tôi rất nhiều.chúc anh tôi 1 ngày làm việc tốt lành & nhiều may mắn.
|
|
Có 10 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
PA khả thi áo đường BTXM??
|
Vtk = 60Km/h
Tải trọng trục: 12T
Mặt đường rộng: 8m
Eyc = 155Mpa
Nền đất tốt: E=70Mpa
Em chọn KC đường trong KCN như sau:
1. Lớp mặt BTXM M350 dày 24cm, rộng 4m, dài 8m (1 lưới cốt thép phương dọc: fi6a150, ngang: fi6300).
2. Lớp giấy dầu 1cm.
3. Móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 10cm.
4. Nền đất k=0.98 (30cm).
Kết cấu như vậy có phù hợp hay ko?
|
|
Có 7 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Đánh cấp trong thiết kế đường?
|
Tôi thường hay làm đường trong đô thị. giờ đang nghiên cứu thiết kế đường ngoài đô thị, đường miền núi, có dốc lớn, và có đánh cấp. Các anh tôi có thể cho tôi hỏi là đánh cấp đường dựa vào nguyên tắc nào không, tôi rất cần 1 bản vẽ thiết kế đường có đánh cấp, bạn nào có cho tôi với. Cảm ơn mọi người nhé.
|
|
Có 5 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực Công trình đường bộ, đường sắt
|
|